Đề tài Trình độ quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp công nghiệp tại Công ty in Công Đoàn

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Chi phí sản xuất và yêu cầu của quản lý chi phí sản xuất. 1.1.1 Các quan điểm khác nhau về chi phí sản xuất. 1.1.2 Bản chất của chi phí sản xuất. 1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất. 1.1.4 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 1.1.5 Yêu cầu quản lý và ý nghĩa của việc tổ chức . 1.2 Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành. 1.2.1 Giá thành sản phẩm. 1.2.2 Bản chất giá thành sản phẩm. 1.2.3 Phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.4 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 1.2.5 Kỳ tính giá. 1.2.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.2.7 Yêu cầu của quản lý và ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành. 1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL. 1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương. 1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý. 2.2.2 Cơ cấu sản xuất và quy trình sản xuất 2.3 Tình hình thực tế về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành. 2.3.1 Công tác kế toán tập hợp chi phí của công ty. 2.3.2 Công tác tính giá thành sản phẩm của công ty. CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 3.1 Phương hướng và nhiệm vụ sắp tới của công ty in công đoàn. 3.2 Những đề xuất và biện pháp khắc phục tồn tại ở công ty in công đoàn. 3.3 Biện pháp tổng thể để phát triển và góp phần giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm tại công ty in công đoàn KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp nói chung, trong các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng là một phạm trù rất quan trọng và tính quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, điều đó đã được chứng minh trong thực tế qua các thời kỳ kinh tế từ trước đến nay. Trong giai đoạn nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, một nền kinh tế đã và đang chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp không phát huy được nội lực của mình sang nền kinh tế mở theo xu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá. Đó là chính sách kinh tế của đảng và nhà nước đã thực hiện nhằm tạo một môi trường kinh doanh mới đầy triển vọng cho các doanh nghiệp trong nước phát huy hết nội lực của mình, góp phần vào mục tiêu chung là CNH- HĐH đất nước. Đứng trước một cánh cửa mở rộng như vậy, nếu doanh nghiệp nào không biết tận dụng cơ hội ngay từ bây giờ thì coi như đã là chậm, bởi vì sắp tới đây hiệp ước FTA được thực hiện, khi đó hàng rào thuế quan được thông thương, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các công ty của nước ngoài hơn mình rất nhiều về nguồn lực tài chính, về trình độ quản lý kinh tế . để đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài và nhất là nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ tiến lê CNXH, thì các doanh nghiệp Việt nam phải có các chính sách kinh tế đúng đắn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mình trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. điều đó sẽ thực hiện được khi mà các doanh nghiệp Việt nam nói chung, các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng có biện pháp quản lý tốt về chi phí sản xuất và tính giá thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trước thực trạng cần thiết đó em đã chọn chuyên đề:" quản lý chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp công nghiệp", để làm báo cáo thực tập của mình. Mục đích của việc nghiên cứu chuyên đề này là vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường để áp dụng vào bối cảnh thực tế của đất nước để phát hiện ra những cách thức, phương hướng mới nhằm đẩy mạnh sức cách tranh , dám nghĩ dám làm của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là " Trình độ quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp công nghiệp tại Công ty in Công Đoàn " Với chuyên đề này em mong có được đóng góp nhỏ vào việc khắc phục những hạn chế còn yếu và hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói chung và của công ty in công đoàn nói riêng. Báo cáo thực tập này bao gồm các phần chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp công nghiệp. Chương 2 :Giới thiệu chung về công ty in công đoàn. Chương 3 : Nhận định chung và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chi phí và tính giá thành tại công ty in công đoàn

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trình độ quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp công nghiệp tại Công ty in Công Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài chính của công ty. _ Chuẩn bị kịp thời và đầy đủ các loại vốn kinh doanh, vốn xây dựng cơ bản... phục vụ cho công tác kinh doanh, các hoạt động khác của công ty theo kế hoạch đã duyệt và phân phối sử dụng kịp thời. _Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính kế toán theo định kỳ tháng, quí, năm. báo cáo kiểm tra hoàn thành kế hoạch theo đúng chế độ của tổng liên đoàn qui định. Như vậy, với đội ngũ cán bộ tài chính kế toán có nghiệp vụ chuyên môn đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của công ty in công đoàn. Các phân xưởng khác: Các phân xưởng sản xuất là nơi trực tiếp tạo ra các sản phẩm chi công ty. Chất lượng in ấn phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay của người công nhân. Với đội ngũ 214 công nhân chia làm 3 phân xưởng, công ty in công đoàn có thể nói đã bố trí hợp lý về lao động. Các phân xương được đặt dưới sự giám sát của 3 quản đốc, cả 3 đều là kỹ sư có chuyên môn. Sau đây là bảng về bậc thợ của công ty theo số liệu năm 2001: Chỉ tiêu Số lượng % của tổng số Tổng số lao động trực tiếp _ Thợ bậc 7 _ Thợ bậc _ Thợ bậc _ Thợ bậc _ Thợ bậc 3 _ Thợ bậc 2 _ Thợ bậc 1 _ Trình độ đại học _ Đang học đại học tại chưc _ Đảng viên 214 6 7 13 21 59 78 30 22 36 9 100 2,8 3,27 6,07 9.81 27,57 36,44 14,01 10,28 16,82 4,2 Qua bảng trình độ của công nhân, ta thấy rằng bâc thợ trong các phân xưởng không đồng đều, thợ lành nghề( bâc 6,7) chiếm tỷ lệ nhỏ so với số công nhân toàn công ty, chỉ chiếm 6,07%. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao phải nâng cao trình độ công nhân, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho họ để họ hoàn thành tốt công việc.Trong những năm qua, công ty in công đoàn liên tục tổ chức các cuộc thi nâng bậc thợ nhằm đấnh giá lại tay nghề công nhân. Hình thức này đã thiết thực khuyến khích toàn thể công nhân viên trau dồi kỹ thuật để vươn lên. *Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty: Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm quan hệ chỉ đạo và quan hệ chức năng. Quan hệ chỉ đạo là quan hệ giữa giám đốc với phó giám đốc, các trưởng phòng ban chức năng, các quản đốc, đội trưởng và toàn thể cán bộ công nhân viên. Mọi mệnh lệnh, chỉ thị của giám đốc đều được toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty nghiêm chỉnh chấp hành, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng. Ngoài ra, quản hệ giữa trưởng phòng với các nhân viên trong phòng và giữa quản đốc phân xưởng với cán bộ công nhân viên trong phân xưởng cũng là quan hệ chỉ đạo. Mọi mệnh lệnh của trưởng phòng, của quản đốc phải được phải được toàn bộ cán bộ công nhân viên trong phòng, trong phân xưởng nghiêm chỉnhphục tùng. Còn quan hệ chức năng là mối quan hệ giữa các phòng chức năng với nhau và giữa các phòng chức năng với các phân xưởng. Trong toàn công ty, trách nhiệm chung của các phòng chức năng và các phân xưởng là phải vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vừa đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của công ty được tiến hành ăn khớp, đồng bộ. + Mối quan hệ của phòng tổ chức hành chính: _ Mối quan hệ chỉ đạo : Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đề xuất của các phòng ban để nghiên cuứu và xây dựng, trình lãnh đạo công ty xét duyệt. Sau khi giám đốc duỵệt, phòng lại có trách nhiệm thông tin những mệnh lệnh của cấp trên xuống các phòng ban, phân xưởng khác để tổ chức thực hiện. _ Mối quan hệ chức năng: Phòng tổ chức hành chính cùng với các phòng xây dựng biên chế của các phòng trình lãnh đạo công ty xét duyệt. Đồng thời trao đổi với các phòng về phân công cán bộ phụ trách công việc hay mặt hàng, tránh xáo trộn để tiện cho công việc quản lý cán bộ. Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm phổ biến các thông tư, chỉ thị của cấp trên về đường lối, chủ trương, chính sách công tác cán bộ và các chế độ đối với cán bộ công nhân viên để các phòng có trách nhiệm phổ biến lại cho mọi người của phòng mình biết và thi hành. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính kết hợp với các phòng để theo dõi và nắm chắc tình hình về phong trào thi đua của từng phân xưởng, tình hình bình bầu và khen thưởng các danh hiệu thi đua. Sau đó làm báo cáo đưa lên ban thi đua khen thưởng của công ty xét duyệt. Mặt khác, để giải quyết viếc cho cán bộ, nhân viên về nghỉ hưu, nghỉ mặt sức, phòng tổ chức hành chính đều trao đổi với tất cả các phòng ban khác để thống nhất trước khi trình lên giám đốc danh sách. + Mối quan hệ của phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp chịu trách nhiệm về ba khâu quan trọng: kế hoạch vật tư, kỹ thuật cơ điện, kiểm tra chất lượng sản phẩm, do vậy, nó có liên quan mật thiết với tất cả các phòng trong công ty. _ Mối quan hệ chỉ đạo: Phòng tổng hợp nhận mệnh lệnh sản xuất từ ban giám đốc công ty, lên kế hoạch sản xuất để đưa xuống các phân xưởng. Nếu gặp khó khăn ở khâu nào thì lại báo cáo lên giám đốc để khắc phục trước khi tiến hành sản xuất. _ Mối quan hệ chức năng: Phòng tổng hợp trao đổi với phòng tổ chức hành chính về cơ cấu lao động, số lao động sẽ tham gia sản xuất và sắp xếp các công nhân làm viếc theo 3 ca cho hợp lý. Kết hợp chặt chẽ với các quản đốc để theo dõi, giám sát qui trình kỹ thuật công nghệ, cũng như đôn đốc nhắc nhở công nhân làm việc cho đúng tiến độ giao hàng. Còn riêng với phòng kế toán tài chính, phòng tổng hợp lên kế hoạch dự trù chi phí nguyên vật liệu, định mức nguyên vật liệu để phòng kế toán tài chính cấp phát và có phương pháp tính giá thành chính xác, phù hợp. _ Mặt khác, phòng tổng hợp, mà cụ thể là bộ phận KCS thống kê số phản phẩm xấu hỏng, không đúng qui cách để đánh giá qui trình công nghệ sản xuất. Nếu tỷ lệ sản phẩm hỏng quá nhiều thì phải lập báo cáo trình lên ban giám đốc về tình hình đó và bàn bạc với các phòng chức năng về nguyên nhân dẫn đến sai hỏng, cũng như tìm các biện pháp ngăn ngừa kịp thời. +Mối quan hệ của phòng kế toán - tài chính: Thực hiện chức năng giám đốc bằng tiền của cả công ty, phòng kế toán tài chính là bộ phận tham mưu cho giám đốc về các mặt tiền vốn, quản lý tài sản, nguyên vật liệu cũng như các chứng từ, biểu mẫu... _ Mối quan hệ chỉ đạo: Hàng kỳ, phòng kế toán - tài chính đều phải lập báo cáo lên giám đốc về tình hình tiền vốn, vật tư... và cuối năm, ngày 31/ 12 phải lập báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Đồng thời thực hiện nghiệp vụ chuyển các khoản tiền, các công nợ... sang năm mới. Giám đốc là người trực tiếp thông qua kế toán trưởng bàn bạc và lập kế hoạch thu - chi, các chỉ tiêu kinh tế khác cho toàn công ty. _ Mối quan hệ chức năng: Phòng kế toán tài chính tham gia với các phòng về nội dung, điều khoản trong hợp đồng trước khi ký với công nhân nhằm bảo đảm tính pháp lý thanh toán hoặc trước khi ký kết hợp đồng làm ăn. Với phòng tổ chức hành chính: phòng kế toán tài chính xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tài vụ, mức chi phí của các phòng chuyển cho phòng tổ chức hành chính để tổng hợp thành kế hoạch chung của toàn công ty, đảm bảo chỉ tiêu hiện vật với chỉ tiêu tài chính và giao cho các phòng. 2.2.2 Cơ cấu sản xuất của công ty: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn vươn lên đứng vững thì đều phải coi trọng đến chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh. Để đạt được điều này thì một trong những vấn đề quan trọng là liên tục cải tiến qui trình công nghệ sản xuất, công ty in công đoàn luôn luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu, qua nhiều năm cải tiến, qui trình công nghệ sản xuất của công ty đã tương đối hợp lý. Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm như sau: Bản thảo Market Sắp chữ điện tử tách màu Bình bản Đóng gói giao hàng Hoàn thiện sản phẩm In Chế khuôn Hiện nay việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được tiến hành theo đơn đặt hàng, thị trường chủ yếu là trong nước. Sản phẩm của công ty là các loại tạp chí, biểu mẫu, sách, tem nhãn... qui trình công nghệ của các sản phẩm là giống nhau. Khi hợp đồng được ký kết, khách hàng sẽ giao cho công ty các tài liệu gốc ban đầu, bản thảo đánh máy, tranh ảnh... để ra được sản phẩm in hoàn chỉnh, qui trình sản xuất phải qua các bước công nghệ sau: _ Lập Market: tao Market các trang in của tài liệu như bố cục, cách trình bày. _ Tách màu điện tử và sắp xếp chữ điện tử: để tại ra các trang in chế bản gồm nội dung và phim ảnh của mẫu cần in. _ Chế bản: gồm sắp xếp chữ vi tính và làm phim đối với phim ảnh. _ Bình bản: trên cơ sở các Market tài liệu và phim , bình bản sẽ làm nhiệm vụ sắp xếp tất cả các loại hình ảnh, dàn khuôn trên các đế phim. _ Chế khuôn: _ In. _ Hoàn thiện và đóng gói. Với qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty có 3 phân xưởng chính: * Phân xưởng chế bản: Kiểm tra, nghiệm thu Phân xưởng in Phối bản Chế bản ảnh và chữ Bình bản Kiểm tra nghiêm thu chế bản Kiểm tra, nghiệm thu Nhiệm vụ của phân xưởng chế bản là sắp xếp vi tính, bình bản và sả bản để tạo ra những bản in mẫu. Trong đó những thông tin cần được in ra, cần được sắp xếp theo một chình tự nhất định phục vụ quá trình in. trang thiết bị của phân xưởng chế bản gồm: 1 máy chụp quang, 6 máy vi tính, 6 bang can bình. * Phân xưởng OFFSET: có nhiệm vụ kết hợp bản in giấy mực để tạo ra trang in theo yêu cầu kỹ thuật. Phân xưởng in có 3 chiếc máy phơi. Các công đoạn ở phân xưởng in là: In theo số lượng yêu cầu đánh bản Lấy tay kê, canh chỉnh lô nước Cân bằng mực lấy nước Cho mực vào máy + giấy+ lên bản Phân xưởng in nhận tài liệu, và lập kế hoạch in từ phòng kế hoạch sản xuất. Thợ in nhận tài liệu và lệnh in từ phân xưởng. áp dụng nguyên tắc này nên trong công ty không có sự mất cân đối giữa các phòng ban và các phân xưởng, tạo điều kiện tốt cho cả về số lượng và chất lượng một trang in. *Phân xưởng gia công sách: Sau đây là qui trình công nghệ ở phân xưởng gia công sách: Pha cắt Vào bìa hồ nóng Đóng một sách Đóng lồng Đóng kẹp Khâu chỉ Ruột sách không khâu Ruột sách khâu chỉ Đóng gói -dán mác- nhập kho Kiểm tra chất lượng sản phẩm Xén 3 mặt Vào bìa tay Hồ giả ép bó Bắt soạn Gấp Bấm gáy Bìa sách Tem nhấn Tay sách Phân xưởng gia công có nhiệm vụ xén. Gấp đóng sách để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Phân xưởng này làm công đoạn gia công hoàn thiện ấn phẩm nên hầu như tất cả các tài liệu đến đều phải qua phân xưởng này. Phân xưởng được bố trí làm 3 khu vực và từng khu vực này là từng tổ do các tổ trưởng phụ trách. Sự hoạt động của phân xưởng tuân theo những qui định và kế hoạch của công ty. 2.3 Tình hình thực tế về quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty in Công Đoàn. 2.3.1 Tình hình thực tế về quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty in công đoàn. 2.3.1 Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 2.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty in là quy trình sản xuất liên tục bao gồm các giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau gồm ba giai đoạn: chế bản, gia công sách, in. xuất phát từ đặc điểm đó công ty đã tổ chức sản xuất theo dây truyền từng khâu, từng công đoạn một, công đoạn trước tạo ra một phần của sản phẩm, đến công đoạn kế tiếp thực hiện tiếp một phần của sản phẩm, đồng thời kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm của công đoạn trước, do vậy hoạt động sản xuất diễn ra liên tục nhịp nhàng ăn khớp với nhau đạt kết quả cao. Mặt khác do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nên sản phẩm của công ty rất đa dạng, từ những yêu cầu thực tế đó công ty phải hạch toán chi phí sản xuất cho từng mặt hàng, từng đối tượng và tính giá thành sản phẩm sao cho vừa có lãi mà khách hàng chấp nhận được. Do vậy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty in công đoàn là khâu cần thiết và quan trọng, bởi vì có xác định đúng đối tượng thì mới tính đúng tính đủ về chi phí sản xuất cho từng mặt hàng. Từ đơn đặt hàng, phòng kế hoạch đưa lệnh sản xuất xuống tới các phân xưởng, từ khấu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quy trình in, lệnh sản xuất chuyển sang phòng tài vụ dưới dạng phiếu kê sản xuất. MẪU PHIẾU KÊ SẢN XUẤT Đơn vị SL: tờ Tháng 12 năm 2000 STT Phiếu SX Tên tài liệu SL Thành tiền Đã trả Còn nợ 1 428 Tạp chí KHGD 1500 7380.000 7.380.000 PT91 2 153 Tạp chí GTVT 30 1.620.000. 1.620.000 PT85 3 122 Tạp chí K soát 6400 21.696.000 21.696.000 PT37 ... ... ... ... ... ... ... 14 139 Tạp chí Kh nông 500 44.000 44.000 PT42 LỆNH SẢN XUẤT Căn cứ vào lệnh sản xuất số...................................................................... Tên tài liệu:............................................................................................... Khuôn khổ:..............................số lượng:..................kiểu đóng................. Loại ruột sách:........................................................................................... Yêu cầu kỹ thuật:....................................................................................... Cách pha giấy:............................................................................................ Máy: .......................................................................................................... Tổng số tiền:.............................................................................................. Hoá đơn số:.........................................................( ghi phiếu thu số..........) Sau 7 _ 10 ngày lệnh sản xuất, kế toán tập hợp thành một phiếu kê sản xuất. Vì vậy với tính chất, đặc điểm quy trình công nghệ in và tổ chức sản xuất của công ty ta có thể xác định tổng quát là: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty in Công Đoàn là toàn bộ những công việc có liên quan cho việc hoàn thành các lệnh sản xuất. 2.3.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Sau khi xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng khoản mục và thực hiện hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tại công ty in Công Đoàn tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng vì vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho tất cả các đơn đặt hàng , còn chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo từng phân xưởng từng bộ phận. Quá trình sản xuất tại công ty được tiến hành khi hợp đồng đã được ký với khách hàng, bắt đầu từ công đoạn đầu tiên cho đến công đoạn cuối cùng đều theo một quy trình công nghệ nhất định, một quy trình sản xuất khép kín, khi sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng thì khi đó mới bàn giao cho người đặt hàng. 1.3.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu là một trong yếu tố cơ bản để cấu thành nên sản phẩm, nó bao gồm toàn bộ nguyên liêu, vật liệu trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ. Nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu là giấy và bản kẽm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số chi phí của công ty nên chi phí này được tách riêng thành khoản mục để theo rõi, ngoài ra công ty còn có các nguyên liệu chính khác như: mực in, chỉ khâu, giấy in, đây là cơ sở vật chất để cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Những yếu tố này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số chi phí cho sản phẩm , vì vậy việc hạch toán đầy đủ, chính xác nguyên vật liệ không những là điều kiện qua trọng để tính giá thành sản phẩm mà còn là mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín của công ty trong thị trường in. Khi dùng nguyên vật liệu chính phải tuân thủ theo nguyên tắc: tất cả các nhu cầu sử dụng phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu. Việc tập hợp nguyên vật liệu chính xuất dùng tại công ty được tiến hành như sau: Khi xuất dùng vật liệu chính cho sản xuất, kế toán viết phiếu xuất vật tư cho người lĩnh vật tư, người lĩnh vật tư nhận vật tư tại kho và kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư xuất kho. Trên phiếu xuất kho phải ghi rõ tên vật tư, đơn vị tính, số lượng thực và phải có đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm. Thủ kho căn cứ vào chứng từ để xuất kho và ghi vào thẻ kho. Hàng tuần, hàng tháng thủ kho đối chiếu số liệu chi tiết tại phòng kế toán. PHIẾU XUẤT KHO Người lĩnh: nguyễn tiến minh Số: 246 Đơn vị: máy cuộn Coroman Ngày 5 tháng 12 năm 2001 STT Tên vật liệu Đơn vị SL Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Cao su offset Tấm 5 6.379.400 3.189.700 2 Mực vàng đức Kg 5 70.200 351.000 3 Mực xanh nhật Kg 5 110.830 554.150 4 Mực đỏ nhật Kg 4 109.800 439.200 5 Bột phun gói 2 8.500 17.000 Tổng 4.531.050 Người lĩnh kế toán thủ kho thủ trưởng đơn vị ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) Sau 3 đến 4 ngày kế toán tập hợp phiếu xuất lại thành bảng kê xuất nguyên vật liệu. BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU Tờ số: 12 Ngày 16 tháng 12 năm 2001 N/T Số Tên vật tư Đơn vị SL Đơn giá TK Thành tiền Nợ có Nợ Có 5/12 24 Cao su offset Tấm 5 617940 621 152 3189700 3189700 Mực V đức Kg 5 70200 621 152 351000 351000 Mực X nhật Kg 5 110830 621 152 354100 354100 Mực Đ nhật Kg 4 109800 621 152 439200 439200 Bột phun Gói 2 8500 621 152 17000 17000 8/12 25 Kẽm Tấm 15 75000 621 152 300000 300000 Dầu hoả Lít 101 4000 621 152 404000 404000 9/12 32 Giấy T M Kg 1805 9660 621 152 17195500 17195500 Tổng 22450500 22450500 Căn cứ vào bảng kê xuất nguyên vật liệu kế toán tập hợp chứng từ ghi sổ tương ứng, trong mỗi chứng từ ghi sổ này phản ánh rõ mục đích sử dụng của từng loại nguyên vật liệu. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 19 Ngày 12 tháng 12 năm 2001 Trích yếu Tài khoản Thành tiền Nợ có Nợ Có Xuất nguyên vật liệu chính cho sản xuất 621 1521 18839800 18839800 Xuất nguyên vật liệu phụ cho sản xuất 621 1521 3610700 3610700 Cộng 22450500 22450500 Người vào sổ người lập chứng từ thủ trưởng đơn vị ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) Sau khi lập hết các chứng từ ghi sổ phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu trong tháng, kế toán tập hợp ghi vào tài khoản 622( phần ghi nợ) , cuối cùng kế toán lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản, cân đối số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng, số dư cuối tháng của tất cả các tài khoản sử dụng. SỔ CÁI Số hiệu: 621 Tên tài khoản: chi phí nguyên vật liệu Tháng 12 năm 2001 N/T Chứng từ Diễn giải Số đăng ký CTGS TK đối ứng Số phát sinh Nợ có Số Ngày 1/1/02 1 15/12 Xuất vật tư PX in 01 1522 38927694 12 Xuất giấy 02 1521 7073756 13 Xuất vật liệu 2/01 02 1522 45897376 17 Xuất giấy 2/01 04 1521 46223731 19 27/12 Xuất vật liệu chính 06 1521 18839800 Xuất vật liệu phụ 07 1522 3610700 Cộng 705302300 Người vào sổ người lập chứng từ thủ trưởng đơn vị ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) Một đặc điểm chú ý là đối với giấy in, ngoài việc nhận giấy dẫ xén theo kích thước nhất định, công ty còn nhập giấy nguyên lô nguyên cuộn. Với những loại giấy này phải thực hiện cắt xén trước khi đưa vào sử dụng, mặt khác để xác định chính xác giá nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất thì phế liệu thu hồi như giấy lề cắt xén, nhằm chế bản phải được nhập kho và xác định đúng giá trị nhập kho. Hiện nay công ty không nhập kho phế liệu giấy, mà thu hồi tại các phân xưởng để bán cho người mua coi đây là một khoản lãi. Vì vậy khi kế toán xác định giá trị nguyên vật liệu tồn của kỳ sẽ không tính toán phế liệu thu hồi, do vậy mà chưa phản ánh chính xác chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Tại công ty sử dụng các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất như: giấy, cao su, băng dính, đồng sunphat, những nguyên vật liệu này công ty phải mua ngoài và mua theo phương thức sản xuất đến đâu mua đến đó. Ngoài ra, các loại vật liệu phụ cũng dùng đến đâu mua đến đó, như vậy công ty tiết kiệm được chi phí lưu kho, nhưng cũng có những nhược điểm là không chuẩn bị kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất khi mà lượng hàng phải sản xuất dồn dập gấp rút để trả hàng cho khách, hoặc là khi thị trường đầu vào có biến động về giá. 2.3.1.4 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất ;là yếu tố quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm sản xuất ra, vì vậy giảm chi hpí về lao động sẽ giảm được giá thành sản phẩm. Tiền lương là một phần thù lao của lao động để tái sản xuất sức lao động, tiền lương của CBCNV ở công ty in công đoàn bao gồm tiền lương thời gian gắn liền với kết quả lao động và tiền lương theo sản phẩm. Ngoài tiên lương tính vào chi phí nhân công trực tiếp, công ty còn trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của pháp luật. Công ty có 202 cán bộ công nhân viên chính thức và 35 công nhân hợp đồng, trong đó có 24 người lao động gián tiếp được trả lương theo thời gia, còn 214 người được trả lương theo sản phẩm, chi phí tiền nhân công trực tiếp được tính theo từng phân xưởng có đặc diểm lao động khác nhau. Hiện nay công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, giảm được phần nào về chi phí nhân công trực tiếp, nhưng nói chung nhìn một cách tổng thể thì quy trình sản xuất cũng chưa hoàn toàn tự động hoá, nên vẫn phải cần một số lượng lớn công nhân trong hoạt động sản xuất. Để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý, thực sự là vấn đề mà công ty in công đoàn đã và đang phấn đấu, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được mức luơng cao đối với người lao động. Việc tính lương tại công ty theo cách thức sau: tại các phân xưởng sẽ tự tính toán tiền lương sản phẩm, lương làm thêm giờ theo đơn giá quy định của công ty, lương sản phẩm được xác định căn cứ vào số giờ lao động trong tháng được phụ trách các phân xưởng chuyển lên cho kế toán tiền lương, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương ở các phân xưởng gửi lên rồi lập phiếu chi trả lương cụ thể, về nguyên tắc chi phí tiền lương công nhân cũng được tập hợp giống như chi phí nguyên vật liệu. Trong công ty có ba phân xưởng bao gồm phân xưởng chế bản, in offset và đóng sách, trong đó hai phân xưởng sử dụng máy móc là chế bản và in offset, còn phân xưởng đóng sách chủ yếu là lao động thủ công, do vậy mà chế độ trả lương cũng khác nhau. BẢNG TÍNH LƯƠNG MÁY MỘT MÀU 2800 Tháng 8 năm 2001 Tên công việc Đơn giá Khối lượng Ca 3, ngày lễ Thành tiền Khuân in 2000 đ/k 10 k 20.000 Tờ in hệ số 1 1,8 đ/t 20 t 36.000 Tờ in hệ số 2 3,5 đ/t 20 t 70.000 Tờ in hệ số 3 6 đ/t 47500 t 285.000 Khuân khoán hệ số 1 3500 Khuân khoán hệ số 2 8000 8 64.000 Khuân khoán hệ số 3 12000 8 96.000 Giờ phụ 15000 36 *2 108.000 Cộng 679.000 Theo như bảng tính lương trên, thì tổng lương của hai người cùng làm một nhóm với nhau là 679.000đ, trong đó một người có hệ số lương là 1 và một người có hệ số lương là 0,8, như vậy: Lương của người có hệ số lương 1: 679000/1,8 = 377.300 Lương của ngưòi có hệ số lương 0,8: 679000 - 377.300 = 301.700 Đây là bảng tính lương cho hai người, còn đối với những máy nhiều người khác cũng được tính lương tương tự như trên. Đối với phân xưởng đóng sách thì đơn giá cho mỗi phần công việc được định mức theo bảng sau. BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN SÁCH Tháng 8 năm 2001 STT Tên công việc Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đếm nhấn Bìa 2000 tờ 750 đ/h 1500000 2 Chọn + ruột 20 tờ 750 đ/h 15000 3 Gấp 3 vạch 20000 tờ/450 tờ/h 1500 đ/h 66000 4 Bắt kẹp 20000 tờ/2800 tờ/h 1500 đ/h 10700 5 Gấp bìa 2000 tờ/500 tờ/h 1500 đ/h 6000 6 Khâu chỉ 20000 tay/2600 tay/h 1500 đ/h 11800 7 Soạn sổ 2000 tờ/80 tờ/h 1500 đ/h 37500 8 Vào bìa 10h 1500 đ/h 15000 9 Phát sinh khác Cộng 1676300 Như vậy khi hoàn thành xong sản phẩm thì ai làm được bao nhiêu có thể biết qua bảng đơn giá tiền lương, trong phân xưởng này mỗi một phần công việc nhất định được đảm trách bởi một tổ, công việc nào đòi hỏi trình độ tay nghề cao thì mức giá cao hơn, còn công việc nàogiản đơn thì mức giá thấp đi. Tại phân xưởng này công việc phân cho mỗi công nhân không bắt buộc một ngày phải làm bao nhiêu vì vậy mà cuối mỗi ngày họ ghi vào phiếu nhập số lượng đã làm được trong ngày và họ cũng biết được lương của mình làm trong ngày đó. Cuối tháng các tổ trưởng lập bảng kê sản phẩm, tự tính giờ và tính lương cho tổ rồi đưa kế toán làm phiếu chi lương cho công nhân. Với lương ở các tổ máy in báo như máy cuộn, máy 5 màu thì dựa vào ngày công thực tế làm việc nhân với hệ số ngày công để tính ra điểm ( 1 điểm = 60.430 đ) từ điểm tính ra lương theo bảng sau: BẢNG TÍNH LƯƠNG MÁY 5 MÀU Đơn vị: 1000 đồng Tháng 10 năm 2001 STT Họ và tên Hệ số 1 cb Hệ số Ngày công Điểm Phụ cấp Tr- N Cộng phép Tổng lương Trừ BHXH Thực lĩnh 1 N V Nam 1,7 1 19 19 80 1228 14 1214 2 T X Hoàng 2,7 1 19 19 50 1198 15 1183 3 N V Vinh 2,3 1 19 19 46 1194 17 1177 4 T T Bình 2,3 0,9 18 16,2 50 1198 16 1182 5 H V Sơn 1,6 0,8 19 15,2 987 19 968 9 P D Tân 1,8 0,6 15 0,9 62 586 15 571 Cộng 167 295 226 62 8425 135 8290 Do đặc điểm của công ty là làm gia công cho khách hàng, nên nhiều lúc cần phải hoàn thành kịp thời hợp đồng thì công nhân thì công nhân phải làm thêm ca thêm giờ, tiền công làm thêm giờ và tiền bồi dưỡng giữa ca đều tập hợp vào TK 622. Theo chế độ hiện hành BHXH, BHYT, KPCĐ được công ty trích hàng tháng như sau: BHXH trích 15% theo lương cơ bản và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, khoản này được công ty trả hộ, còn 5% BHXH thì trích ngay khi thanh toán lương, BHYT trích 3% theo lương cơ bản trong đó hạch toán 2% vào chi phí còn 1% khấu trừ vào lương. KPCĐ trích 2% trên tổng số tiền thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên. Như vậy tổng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% trong đó 19% tính vào chi phí sản xuất, 6% tính vào lương của cán bộ công nhân viên. Tại công ty khi nào chi trả lương cho công nhân, kế toán ghi vào bảng kê chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ cái rồi chuyển phần phải nộp cho cơ quan chuyên môn cấp trên. SỔ CÁI TK chi phí lương Số hiệu: 622 Ng- th ghi sổ Chứng từ Diễn giải Sổ đk CTGS TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 10/2001 15 1/11 Lương vp + cđ 09 111 11.908.300 16 1/11 Lương tổ sách 1 111 13.830.400 17 1/11 Lương tổ sách 2 09 111 18407000 18 1/11 Lương máy 5 màu 09 111 12996555 19 1/11 Lương máy một màu 10 111 8400706 20 1/11 Lương máy cuộn 10 111 19716551 21 1/11 Lương chế bản 10 111 6586373 Kết chuyển nộp BH 338 Kết chuyển sang CP 334 10807030 Kết chuyển CP 99108000 Cộng 109915030 Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng của công tác quản lý sản xuất, nó là nhân tố giúp doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch của mình. Tổ chức hạch toán tiền lương giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng xuất lao động và hiệu quả công tác, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương chính xác đảm bảo việc trả lương và trợ cấp xã hội đúng theo chế độ kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác từ ddó có thể tìm ra biện pháp để giảm được chi phí dẩn đến giảm giá thành sản phẩm. 2.3.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là tất cả các chi phí về tiền lương, BHXH những khoản chi phục vụ cho sản xuất của toàn công ty, đó là những khoản chi phí sau: _ Công cụ dụng cụ làm việc. _ Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị. _ Khấu hao tài sản cố định. _ Điện nước cho sản xuất. _ Chi phí khác bằng tiền. Các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp đều hạch toán vào chi phí sản xuất chung như chi phí khấu hao máy móc phục vụ cho văn phòng, chi tiếp khách. Do đó tại các phân xưởng kế toán không mở TK 627 cho từng phân xưởng mà chi phí này được tập hợp chung cho toàn bộ công ty theo các hoá đơn chứng từ. Về nguyên tắc chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp như chi phí nguyên vật liệu, tức là từ các hoá đơn chứng từ, kế toán tập hợp vào bảng kê và chứng từ ghi sổ, cuối tháng ghi vào sổ cái. Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, việc tăng cường thiết bị kỹ thuật, máy móc sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được phần lớn số công nhân lao động trực tiếp, giảm chi phí nhaan công trực tiếp, tăng năng xuất lao động, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để theo dõi vấn đề này công ty sử dụng sổ theo dõi TSCĐ, theo dõi chi tiết từng loại thiết bị máy móc. Hiện nay công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính theo một tỷ lệ kế hoạch nhất định trên nguyên giá TSCĐ đã được cơ quan quản lý đồng ý, tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ hàng năm của công ty như sau: _ Máy móc thiết bị sản xuất chính:14% _ Máy phụ trợ: 10% _ Phương tiện vận tải: 8% _ Nhà cửa vật kiến trúc: 8% _ Thiết bị truyền dẫn: 10% Như vậy kế toán tính khấu hao theo thời gian, có nghĩa là cố định mức khấu hao hàng năm, dù sản lượng sản xuất ra nhiều hay ít, vì vậy để hạ giá thành sản phẩm thì công ty phải nâng cao năng lực sản xuất, tận dung tối đa công suất của máy để tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra, giảm chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính khấu hao theo phương pháp này như sau: Mức khấu hao bình quân năm = nguyên giá TSCĐ * tỷ lệ KH mức khấu hao bình quân năm Mức khấu hao bình quân quý = 4 Với phương pháp tính khấu hao như trên thì kế toán tổng hợp tính ra chi phí khấu hao trong một quý rồi sau đó chia cho ba ra mức khấu hao trong tháng. BẢNG TÍNH KHẤU HAO QUÝ I NĂM 2001 Đơn vị tính 1000 đồng STT Tên tài sản Năm nhập Nguyên giá Đã khấu hao Khấu hao quý I Giá trị cuối kỳ 1 Máy in Heidelbeng 1995 450.210 267.700 35.000 147.510 2 Hệ thống chiếu sáng 1995 5.620 5.620 3 Máy chấm công 1997 10.500 3.500 425 6.575 4 Ô tô final 1998 242.000 76.000 5.000 161.000 5 Máy in Coroman 1999 14977000 725.000 180.000 14072000 Tổng 15685330 1077820 220.425 14387085 Việc tính khấu hao máy móc thiết bị phải dung trong tháng được thực hiện trên bảng phân bổ khấu hao cho từng sản phẩm. Tại công ty nếu tài sản cố định được đưa vào sản xuất từ tháng này sang tháng sau mới tính khấu hao, hoặc tài sản thôi không sử dụng chờ thanh lý trong tháng này thì tháng sau mới tính thôi khấu hao. Kế toán chi phí sản xuất chung khác: Là các chi phí còn lại ngoài các chi phí trên, như chi phí: trả lãi vay, điện sản xuất, điện thoại... các chi phí phát sinh được phản ánh trên các bảng kê chi tiết, chứng từ ghi sổ, cuối tháng kế toán sẽ tập hợp các chi phí sản xuất chung vào sổ cái. SỔ CÁI Tên tài khoản: chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Tháng 10 năm 2001 Đơn vị : đồng Ng- th ghi sổ Chứng từ Diễn giải Sổ đk CTGS TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ có 10/2001 450 2/10 Chế bản phim blđ 71 111 8145000 451 3/10 Chi tiếp khách 72 111 5370000 456 7/10 Khải gia công sách 73 111 56870000 456 8/10 Khánh sửa máy 74 111 800000 458 9/10 ăn ca 75 111 823000 460 11/10 Phí giao nhận 76 111 204000 461 12/10 Cán láng 77 111 20920000 463 14/10 Hà chè + thuốc 77 111 515000 464 15/10 Quân bảo vệ 78 111 2044000 465 16/10 Oanh photo 78 111 60000 466 17/10 Tiền điện 79 112 25613000 2.3.1.6 Tập hợp chi phí sản xuất. Cuối tháng tất cả các số liệu về tất cả các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung sẽ được tập hợp lại để xác định chi phí phát sinh trong tháng vào đối tượng tính giá thành. Để tính giá thành chính xác kế toán phải kiểm tra lại và trừ đi các giá trị còn lại của các yếu tố chi phí chưa dùng hết vào sản xuất và giá trị phế liệu thu hồi,nhưng tại công ty lại không sử dụng Tk 154, mà dùng TK 631, đồng thời phế liệu thu hồi không tính vào giảm chi phí nguyên vật liệu, dẫn tới hạch toán chi phí sản xuất chứa được chính xác. SỔ CÁI Tên tài khoản: giá thành sản phẩm Số hiệu: Tháng 10 năm 2001 Đơn vị: đồng Ng - th ghi sổ Chứng từ Diễn giải Sổ đăng ký CTGS TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ có 10/2001 Kết chuyển chi phí vào giá thành 101 621 705320000 622 109915030 Kết chuyển giá thành 102 627 343865460 911 1250082700 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, công ty in công đoàn có sản phẩm làm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa được hoàn thành còn nằm trên dây truyền sản xuất. Do đặc điểm của công ty có qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau nên không thể hoàn thành tất cả các hợp đồng trong tháng mà có thể kéo dài từ tháng này sang tháng sau. Tuy nhiên công ty chưa thực hiện công tác đánh giá sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, mà khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất công ty tính chi phí phát sinh trong kỳ,do vậy khi đơn đặt hàng kéo dài khoảng 2, 3 tháng thì hạch toán chi phí sản xuất sẽ không chính xác. 2.3.2 Công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty in công đoàn. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của các doanh nghiệp nói chung và của công ty in công đoàn nói riêng. Chỉ tiêu giá thành là nội dung quan trọng để các nhà quan lý nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất, vì vậy phải tổ chức tính đúng tính đủ chi phí vào giá thành sản phẩm xác định các chỉ tiêu liên quan đến giá thành sản phẩm, để phân tích hạch toán được chính xác giá thành sản phẩm. Xác định được vấn đề trên, ban lãnh đạo công ty đã lãnh đạo triển khai áp dụng những phương thức tính giá phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình. 2.3.2.1 Đối tượng tính giá. Tại công ty in công đoàn quy trình sản xuất sản phẩm phức tạp liên tục qua các giai đoạn công nghệ nối tiếp nhau, chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới là sản phẩm, mẫu mã đa dạng, mỗi loại sản phẩm được thiết kế và sản xuất theo yêu cầu cụ thể của khách hàng nhưng đều trong một quy trình công nghệ, do vậy công ty xác định đối tượng tính giá thành theo từng đợt đặt hàngvới yêu cầu thực tế của sản phẩm. 2.3.2.2 Kỳ tính giá. Do đặc điểm sản xuất của mình, khi nào có đơn đặt hàng của khách thì công ty thực hiện sản xuất và kỳ tính giá theo chu kỳ sản xuất, nghĩa là khi đơn đặt hàng hoàn thành thì khi đó xác định kỳ tính giá. Như vậy kỳ tính giá không phù hợp với kỳ báo cáo. Tuy nhiên do đối tượng tập hợp chi phí là cho toàn bộ doanh nghiệp, đối tượng tính giá thành theo từng đơn đặt hàng, nên vẫn đảm bảo được tính chính xác và kịp thời trong hạch toán giá thành sản phẩm. 2.3.2.3 Phương thức tính giá thành sản phẩm. Công tác sản xuất được thực hiên ở các phân xưởng sản xuất theo giai đoạn công nghệ, sản xuất theo đơn đặt hàng. Khách hành đến đặt hàng, phòng quản lý tổng hợp sẽ dự toán nhanh chóng về giá thành một trang, một quyển là bao nhiêu sau đó báo cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận với giá đó thì tiến hành ký hợp đồng, sau đó công ty tiến hành sản xuất dựa trên định mức nguyên vật liệu, nhân công, yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trong thực tế sản xuất. Tuy nhiên khi tính giá thành như vậy là theo kinh nghiệm đã được tích luỹ trong qua trình sản xuất, tạo ra cơ chế nhanh gọn nhưng cũng không được hoàn toàn phù hợp khi giá các vật liệu thay đổi. Như vậy để tính chính xác giá thành sản phẩm một cách khoa học thì công ty thường xuyên theo dõi quá trình sản xuất, lấy thông tin chính xác về tiêu hao nguyên vật liệu đông thời năm bắt được giá cả thị trường cả ddầu ra lẫn đầu vào, để đối chiếu kiểm tra và có điều chỉnh kịp thời với các hợp đồng đặt hàng tiếp theo. CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY IN CÔNG ĐOÀN 3.1 Phương hướng và nhiệm vụ sắp tới của công ty in công đoàn. Công ty in công đoàn là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tiền thân là nhà máy in báo lao động được thành lập ngày 22/8/1946, với nhiệm vụ là in báo lao độngvà các tài liệu sách báo của tổng liên đoàn. Từ năm 1986 đảng và nhà nước ta đã bắt đầu đổi mới thực hiện chính sách kinh tế mới, tạo môi trường kinh doanh mở cho các doanh nghiệp trong nước phát huy hết nội lực của mình, góp phần vào mục tiêu chung của đất nước là CNH - HĐH. Đến năm 1992 cơ chế thị trường mở đã tương đối ổn định, thì cũng là lúc công ty in công đoàn xâm nhập thị trường để khẳng định mình trước một nền kinh tế mới mẻ đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng sáng sủa. Ngày đó tuy có cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, nhưng với truyền thống nhiều năm xây dựng và phát triển, được sự đầu tư của tổng liên đoàn, công ty in công đoàn đã phát triển trở thành một công ty có quy mô sản xuất lớn và trình độ quản lý cao. Có được sự trưởng thành đó là một quá trình phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Cùng với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý của công ty cũng từng bước được hoàn thiện và nâng cao. Công ty nhanh chóng hoà nhập bước đi của mình với sự thay đổi của nền kinh tế, hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như toàn bộ nội dung hạch toán của công tác kế toán, phục vụ tốt nhất cho việc quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Chính vì vậy, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoàn thiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế nước ta hiện nay, với chính sách mở cửa thông thương với thị trường nhiều nước trên thế giới, có rất nhiều doanh nghiệp của nhiều nước đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ nước ta thì môi trường kinh tế ngày càng phức tạp, đa dạng, đặt trong sự cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Bên cạnh môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp trong nước có nhiều yếu tố thuận lợi, đó là môi trường pháp lý, vật tư, lao động ... vì vậy, không ít các doanh nghiệp đã vươn lên, sản xuất nhiều mặt hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ, được thị trường chấp nhận, ngày càng khẳng định uy tín và vị trí của mình trên thị trường. Có thể khẳng định rằng: vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở con số lợi nhuận thu được mà nó trở thành chiến lược kinh tế của các doanh nghiệp hiện nay. Trong công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, ở công ty in công đoàn nhìn chung đã phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký - chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ nên đã cố gắng kết hợp giữa việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và ghi sổ theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi sổ hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo kế toán. Các phần hành kế toán được phân bổ theo dõi hợp lý và việc luân chuyển ghi chép các phần hành kế toán được tiến hành tuần tự, logic, ăn khớp nhịp nhàng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn công nghệ và chi tiết theo từng loại sản phẩm là hợp lý, có căn cứ khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý doanh nghiệp và quản lý chặt chẽ giá thành từng loại sản phẩm. Tổ chức kế toán của công ty được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và đặc điểm của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ cán bộ kế toán công ty. Các phần hành công việc kế toán do các nhân viên kế toán thực hiện một cách chặt chẽ, thường xuyên có sự so sánh, đối chiếu để phát hiện những sai sót. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty in công đoàn trong thời gian tới là không ngừng nâng cao trình độ quản lý về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thnàh để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời hạ giá thành sản phẩm, lấy đó làm mục tiêu thu hút khách hàng, đưa sản lượng in trong năm 2002 tăng 20% so với năm trước. Tiến hành xây sửa một số nhà xưởng sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận. Đảm bảo tiền công xứng đáng cho người lao động, chấp hành tốt việc nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đồng thời bổ xung nguồn vốn kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế, không ngừng mở rộng sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Trước phương hướng và nhiệm vụ của công ty in công đoàn đã đề ra như trên, em cho rằng: công ty nên phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt đọng sản xuất kinh doanh của mình để thấy được những mặt yếu kém tồn tại thì cần sửa đổi khắc phục và mặt mạnh cần phát huy. Để thấy rõ vấn đề này chúng ta phân tích ở phần tiếp: 3.2 Những đề xuất và biện phá khắc phục tồn tại ở công ty in Công Đoàn. Quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty in công đoàn, em thấy rằng: nhìn chung công tác này được tiến hành theo đứng trình tự hạch toán của pháp lệnh kế toán thống kế đồng thời đáp úng yêu cầu của công tác quản lý tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây là một trong những mặt tích cực của công ty đã thực hiện được. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm ở trên, việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn một số tồn tại nhỏ cần tiếp tục hoàn thiện. Đề xuất 1: Lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp. _ Công ty in công đoàn là một doanh nghiệp sản xuất vừa. Việc vận dụng hình thức kế toán nhật ký - chứng từ là chưa phù hợp mặc dù đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao. Bởi vì hình thức kế toán này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu và chế độ quản lý tương đối ổn định, trình độ nhân viên kế toán cao, đồng đều và nhất là trong điều kiện kế toán thủ công. Nhưng ở công ty in công đoàn thì số lượng nhân viên kế toán ít( chỉ chó 5 người) do đó một người phải kiêm nhiệm nhiều tài khoản, nhiều công việc. Việc hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ thì công việc dải ra nhiều, phải theo dõi trên sổ chi tiết, sổ cái, lập bảng phân bổ, lập các nhật ký chứng từ, các bảng kê( mặc dù nghiệp vụ phát sinh không nhiều). Hiên nay, công ty đã sử dụng máy tính vào công tác hạch toán. Vậy nên công ty nên chuyển sang hình thức nhật ký chung cho phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời tiện cho việc sử dụng máy tính. Bởi vì hình thức ghi sổ này ghi chép rất đơn giản, phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có nghiệp vụ phát sinh ít và đặc biệt rất thuận tiện cho việc cơ giới hoá bằng máy tính. Mặt khác ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung giúp cho kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra và tránh được nhiều tiêu cực. Đề xuất 2: Theo dõi chặt chẽ mảng phế liệu thu hồi liên quan đến chi phí nguyên vật liệu. _ Trong quá trình sản xuất, việc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất trong đó có tỷ lệ phế liệu thu hồi( sản phẩm hỏng sau khi gia công ở phân xưởng chế bản, phân xưởng in offset, phân xưởng sách) là tương đối lớn, khi đó chi phí sẽ được tính vào giá thành sản phẩm, vô hình chung giá thành của sản phẩm sẽ cao hơn giá thành của công ty khác, bởi do cỏ thể công nghệ của họ tiên tiến hơn hoặc đội ngũ công nhân lành nghề hơn nên phế liệu ít. để khắc phục vấn đề này công ty in công đoàn có thể nâng cấp thiết bị sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, nhưng trước mắt công ty nên có biện pháp theo dõi chặt chẽ nguồn phế liệu thu hồi, hạch toán chính xác và có hướng tận dụng những phế liệu để sản xuất. Đề xuất 3: Tổ chức kế toán chi phí phải trả. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ cao bùng nổ như hiện nay thì việc nâng cấp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là không thể thiếu được nếu muốn khẳng định mình trước những đối thủ cạnh tranh. Như vậy cônng ty chủ động trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, đảm bảo an toàn cho công nhân sản xuất. Đồng thời đây là bọn pháp để tăng cường công tác quản lý giá thành. Việc tính trước chi phí, tạo nguồn vốn để đầu tư làm cho giá thành sản phẩm ổn định. Và từ đó nhà quản lý có thể kiểm soát được giá thành tốt hơn, tránh tình trạng giá thành tăng đột biến trong một kỳ nào đó. Đề xuất 4: áp dụng cách phân loại chi phí trong kế toán quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty in công đoàn đã áp dụng cách phân loại của kế toán tài chính là phân loại chi phí theo khoản mục và phân loại chi phí theo nội dụng kinh tế. + Phân loại chi phí theo khoản mục được công ty áp dụng để tính giá thành sản phẩm thực tế của kỳ kế toán. + Phân loại theo nội dung kinh tế được công ty sử dụng để tính giá thành kế hoạch và lập dự toán chi phí sản xuất cho năm tới. Công ty phân loại chi phí theo yếu tố để biết được yếu tố chi phí nào tăng giảm so với kế hoạch, mỗi yếu tố chi phí chiếm bao nhiêu % trong tổng chi phí để có kế hoạch điều chỉnh hợp lý. Và cách phân loại này cũng là cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, bởi vì khi xây dựng giá thành kế hoạch cần căn cứ vào: Phương án sản phẩm( dược xây dựng đầu năm). Định mức kỹ thuật( do phòng kỹ thuật cung cấp). Chi phí phát sinh của năm trước( theo yếu tố). Như vậy trong giá thành kế hoạch có cả yếu tố định phí và biến phí. Đây rõ ràng đây không phải là mức giá có khả năng cạnh tranh cao nếu đối thủ của chúng ta sử dụng cách phân loại chi phí " theo mối quan hệ giữa chi phí và quy mô hoạt động". Cách phân loại này thì chi phí được chia làm 3 loại: chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Cách phân loại này không được dùng phổ biến trong kế toán tài chính nhưng nó lại rất cần trong kế toán quản trị, giúp nhà quản trị nhìn nhận chi phí, sản lượng và quyết định phù hợp về khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Ví dụ trong trường hợp công ty không sử dụng hết công suất máy móc hiện có nhưng không thể làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất nếu giữ nguyên giá gia công hiện tại, nếu có đơn đặt hàng đột suất mà không ảnh hưởng đến những khách hàng khác thì ta có thể nhận đơn đặt hàng với giá thấp hơn vì chúng ta không thể cắt giảm chi phí cố định khi không hoạt động với công suất 100%. Nếu không phân chia chi phí theo tiêu thức này thì công ty sẽ rất khó khăn trong việc định giá sản phẩm nên có thể từ chối hợp đồng này và giảm lợi nhuận tiêu thụ... Vậy phải giải quyết bằng cách nào? những người hạch toán chi phí có thể tính vào giá vốn của sản phẩm này với chi phí cố định bộ phận( trực tiếp) chứ không tính vào chi chí cố định chung gián tiếp thì sẽ dễ dàng đưa ra một giá sản xuất có sức cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Đề xuất 5: Tại công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, nên khi hợp đồng kéo dài trên một tháng, một quý thì công tác hạch toán giữa thực tế và sổ sách thường chênh nhau, từ đó nhà quản lý khó có thể nắm bắt được chính xác những biến động về chi phí thực của sản xuất và không có tính năng động trong việc điều chỉnh các định mức tiêu hao nguyên vật liệu và có những cách thức tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.3 Biện pháp tổng thể để phát triển và góp phần giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm tại công ty in công đoàn. Áp dụng phương pháp nghiên cứu phân tích S.W.O.T., lập bảng liệt kê SWOT. Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty in công đoàn ta có bảng liệt kê sau: SWOT là chữ viết tắt của: - S: Strength(mạnh). - O: Opportunity( cơ hội) -W: Weakness( yếu). - T: Threatness( nguy cơ). Các yếu tố mạnh(S) Các yếu tố yếu(W) 1. Cung cách phục vụ tốt. 2. Thợ bậc cao có kinh nghiệm. 3. Có truyền thống tổ chức. 4. Giá gia công linh hoạt 1. Máy móc cũ chất lượng kém. 2. Tình hình tài chính yếu. 3. Phong cách lãnh đạo chậm. 4. Không có marketing Các yếu tố cơ hội(O) Các yếu tố nguy cơ(T) 1. Nghành đặc doanh, có hỗ trợ 2. Thị trường đang mở, nhiều nhu cầu 3. Nguồn cung ứng ổn định. 4. Có khách hành trung thành. 1. Có nhiều đối thủ cạnh trnh mạnh 2. Bị áp lực của công nghệ mới. 3. Cấp chủ quan thiếu quan tâm 4. Thiếu hỗ trợ đầu tư phát triển. 3.3.1 Phương pháp phối hợp. Đối với yếu tố mạnh( S) thì doanh nghiệp tìm cách phát huy tích cực. Đối với yếu tố yếu(W) thì doanh nghiệp phải biết khắc phục. Đối với yếu tố cơ hội(O) thì doanh nghiệp cần phải khai thác hay tận dụng. Đối với yếu tố nguy cơ(T) thì doanh nghiệp tìm cách hạn chế hay giảm bớt. 3.3.2 Xây dựng các biện pháp để đề ra chiến lược cho công ty. Dù công ty đang ở tình trạng như thế nào? ( có ít yếu tố mạnh và ít cơ hội) nhưng biết phối hợp 4 yếu tố lại với nhau theo phương pháp trên thì vẫn có hướng phát triển tốt. Trên cơ sở đó có thể rút ra những mô hình kinh doanh nhằm đề ra chiến lược phát triển cho công ty. Mô hình: S4 + W4 + T2 + O3 Mô hình này được giải thích như sau: Trên cơ sở phát huy thế mạnh của giá gia công linh hoạt và có nguồn cung ứng ổn định để khắc phục tình trạng không có Marketing nhằm hạn chế áp lực của công nghệ mới. Mô hình này dẫn đến biện pháp giảm chi phí quản lý và sản xuất để hạ giá thành. KẾT LUẬN Với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá trên mọi lĩnh lực của đời sống xã hội, trong đó lĩnh lực kinh tế đang là một trong những lĩnh vực then chốt của xu hướng thời đại. để bắt nhịp được cùng với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của các nước đã và đang phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, thì các doanh nghiệp Việt Nam không có cách nào khác là phải đổi mới tư duy và hành động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đó là phải nâng cao trình độ quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, thì mới có đủ lực để vươn lên và khẳng định được mình trước các doanh nghiệp nước ngoài. Dù trong hoàn cảnh nào, trong điều kiện nào, nhưng các doanh nghiệp của chúng ta biết phối hợp những yếu tố: " mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ", để đề ra giải pháp cho chiến lược phát triển doanh nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước của chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn hiện đang tồn tại và từng bước thay đổi thích ứng dần với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Với việc hoàn thành báo cáo này , em đã không thể hoàn thành nếu không được sự hướng dẫn của thầy Trần Mạnh Hùng và các cô chú trong công ty in công đoàn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Mạnh Hùng và các cô chú trong công ty in công đoàn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1151.doc
Tài liệu liên quan