Kiểu file: .pdf có thể copy qua Word
Mục lục:
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1.Khái niệm quản trị rủi ro1
1.2. Khái niệm sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa 1
1.3. Lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa 1
1.4. Các loại rủi ro mà một DNXKNS thường gặp phải 2
1.4.1.Rủi ro tỷ giá 2
1.4.2. Rủi ro thanh toán 2
1.4.3. Rủi ro về lãi suất 2
1.4.4. Rủi ro pháp lý 2
1.4.5. Rủi ro cạnh tranh 2
1.4.6. Rủi ro chính trị 3
1.4.7. Rủi ro giá cả hàng hóa nông sản 3
1.5. Các công cụ có thể áp dụng để QTRR giá cả hàng hóa nông sản 3
1.5.1. Thị trường kỳ hạn. 4
1.5.1.1.Khái niệm hợp đồng kì hạn 4
1.5.1.2. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn 4
1.5.1.3.Loại hợp đồng kỳ hạn 5
1.5.1.5. Nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn 6
1.5.2. Hợp đồng tương lai (Hợp đồng giao sau) 6
1.5.2.1. Khái niệm hợp đồng giao sau. 6
1.5.2.2. Đặc điểm của hợp đồng giao sau 6
1.5.2.3.Ưu điểm của hợp đồng giao sau 6
1.5.2.4. Nhược điểm của hợp đồng giao sau 7
1.5.3. Quyền chọn (options) 7
1.5.3.1. Khái niệm
1.5.3.2. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn 8
1.5.3.3.Các loại quyền chọn 8
1.5.4. Sự hoán đổi hàng hóa (Swaps) 9
1.5.4.1. Khái niệm 9
1.5.4.2. Đặc điểm 9
1.5.4.3. Các loại hoán đổi 9
1.6. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 10
1.6.1. Kinh nghiệm của Mỹ10
1.6.2. Kinh nghiệm của Brazil 11
1.6.3. Bài học kinh ngiệm rút ra cho các DN xuất khẩu Việt Nam 13
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ CẢ HÀNG HÓA
NÔNG SẢN Ở CÁC DN XUẤT KHẨU
2.1. Thực trạng XKNS ở các DNXK Việt Nam 14
2.1.1. Đánh giá chung về tình hình XKNS 14
2.1.2. Biến động giá cả của một số mặt hàng nông sản chủ yếu 15
2.12.1. Mặt hàng gạo xuất khẩu 15
2.1.2.2. Mặt hàng cà phê xuất khẩu 16
2.1.2.3. Mặt hàng điều xuất khẩu 19
2.1.3. Đánh giá tình hình hoạt biến động giá của các DN XKNS . 21
2.2. Những rủi ro mà các DN xuất khẩu đang phải đối mặt 22
2.2.1. Rủi ro tỷ giá 22
2.2.2. Rủi ro về lãi suất 22
2.2.3. Rủi ro pháp lý 23
2.2.4. Rủi ro cạnh tranh 23
2.2.5. Rủi ro giá cả hàng hóa nông sản . 23
2.3. Dự báo biến động giá nông sản trong năm 2008 24
2.3.1. Mặt hàng gạo 24
2.3.2. Mặt hàng cà phê 25
2.3.3. Mặt hàng điều 25
2.4. Những cơ hội và thách thức 26
2.4.1 Cơ hội: 26
2.4.2. Thách thức27
2.5. Thực trạng tiến hành quản trị rủi ro giá cả hàng hóa tại các DN XKNS 28
2.5.1.Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro giá cá hàng hóa nông sản . 28
2.5.2. Xây dựng và phát triển thị trường giao sau cafe 29
2.5.2.1. Sự phối hợp của các ngân hàng 29
2.5.2.2. Hình thành sàn giao dịch giao sau cà phê 30
2.6. Kết luận chung về những biện pháp quản trị rủi ro giá cả mà các DNXKNS
đã áp dụng. 34
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ CẢ HÀNG HÓA CHO CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Các giải pháp định hướng 35
3.1.1 Xây dựng nền kinh tế ổn định 35
3.1.3. Đầu tư nhân lực và vật lực cho nông nghiệp, DN xuất khẩu 36
3.1.4. Những biện pháp tác động đến chi phí đầu vào 36
3.1.5. Nâng cao nhận thức và tầm quản trị rủi ro cho các DNXK 37
3.1.6. Các DN phải tự thân vận động, tự đấu tranh để tồn tại 37
3.2. Giải pháp hoàn thiện sàn GDGS cà phê tiến đến hình thành sàn GSNS 38
3.2.1. Hoàn chỉnh thị trường giao ngay 38
3.2.2. Học tập kinh nghiệm của thế giới. 39
3.2.3. Trang bị kiến thức luật pháp, xử lý thông tin, tiếp cận với thị trường 39
3.2.4. Tuân thủ những quy tắc chung khi tham gia sàn giao dịch 40
3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho sàn giao dịch 40
3.2.6. Vận động nhiều DN tham gia thị trường 40
3.2.7. Xây dựng sàn giao dịch giao sau nông sản ảo. 41
3.3. Mô hình để hình thành và phát triển thị trường các CCCKPS ở Việt Nam 41
3.3.1. Mô hình thị trường phi chính thức41
3.3.2. Mô hình sàn giao dịch chứng khoán phái sinh 43
3.3.2.1. Cơ chế quản lý sàn giao dịch 43
3.3.2.2 Sàn giao dịch HIDEX 43
3.3.2.3. Mô hình tổ chức sàn giao dịch HIDEX 44
3.4. Những đề xuất về phương pháp quản trị rủi ro giá hàng hóa nông sản 44
3.4.1. Phương pháp độ lệch chuẩn 45
3.4.2. Mô hình hồi quy 46
3.4.3. Mô hình phân tích hồi quy ước lượng thiệt hại 48
KẾT LUẬN
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2118 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro giá cả hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phú, một số sản
phẩm thuộc nhóm những nước đứng đầu thế giới như gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều . .
. Lượng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua tăng khá, nhưng giá cả rất thất
thường, biến động nhanh, nói chung luôn ở trong tình trạng bị động (bị động về thị
trường, nguồn hàng, giá, và thời gian…). điều này có thể gây ra các tổn thất không
nhỏ cho các DNXKNS khi tham gia xuất khẩu. Sự biến động bất thường của giá các
mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới trong những năm qua đã đặt ra
cho các DNXK Việt Nam nói chung và các DN kinh doanh cà phê nói riêng, một yêu
cầu cần thiết có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, bảo đảm cho sự phát triển
bền vững lâu dài. Vậy, các DN trên đã làm gì để quản trị rủi ro biến động giá cả hàng
hóa nông sản trong thời gian qua? Họ đã sử dụng những công cụ phòng ngừa nào để
giảm thiểu rủi ro cho mình?.
Trên thực tế, có rất nhiều loại hình bảo hiểm nhất là bảo hiểm cho rủi ro biến
động giá mà ở các nước phát triển đã sử dụng như hợp đồng giao sau, kỳ hạn, quyền
chọn, hoán đổi…Thế nhưng, đối với các DN Việt Nam thì việc quản trị rủi ro biến
động giá dường như quá mới mẻ. Trong khi đó, năng lực tài chính phần lớn của các
DN đơn vị có hạn, các DN cũng chưa nắm bắt được chắc các nguyên lý bảo hiểm biến
động giá, kỹ năng nghiệp vụ trong giao dịch còn hạn chế. Có rất ít DN thực hiện các
công cụ phòng ngừa rủi ro mặc dù họ biết mình gặp phải những rủi ro gì, trên lý
thuyết thì cách phòng ngừa như thế nào và đại đa số DNXKNS hiện nay không biết
cách phòng ngừa rủi ro do biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.
Riêng đối với mặt hàng cà phê, do đây là một mặt hàng nông sản có thế mạnh
của nước ta và xuất khẩu cà phê gắn liền với những yếu tố mang tính nhạy cảm nên
hiện nay Nhà nước, DN xuất khẩu và nông dân đã và đang thúc đẩy các biện pháp
nhằm quản trị rủi ro giá cà phê tăng giảm thất thường.
2.5.2. Xây dựng và phát triển thị trường giao sau cafe
2.5.2.1. Sự phối hợp của các ngân hàng
Đầu tháng 4/2004 Techcombank là đơn vị đầu tiên trong cả nước được phép
thí điểm dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai cho mặt hàng cà phê và tiến đến mở
rộng sang một số mặt hàng khác như đậu tương, cao su. . . Hợp đồng tương lai là
phương thức giao dịch theo thông lệ quốc tế rất phổ biến ở nhiều nước. Techcombank
hiện có hệ thống điện tử nối mạng trực tiếp với các sàn giao dịch lớn trên thế giới như
LIFFE, TOCOM, NYMEX. với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro,
hạn chế tối đa mức thua lỗ có thể có, bảo đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với
các phương thức kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn trên thế giới. Việc các
DN VN bắt đầu tham gia giao dịch trên thị trường kỳ hạn sẽ rất quan trọng để bảo vệ,
phòng chống rủi ro khi giá cà phê biến động mạnh.
Tính đến cuối 2006, đã có hơn 30 DN xuất khẩu cà phê trong tổng số hơn 40
DN lớn của Việt Nam đã tham gia giao dịch cà phê trên thị trường giao dịch hợp đồng
tương lai thông qua Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam. Trong đầu năm 2006, nhiều
DN, cá nhân ở Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia giao dịch “khống” –
(giao dịch hàng giấy) trên thị trường LIFFE, nâng số lượng chủ thể tham gia giao dịch
lên. Tuy nhiên, họ đã chịu rất nhiều tổn thất do không nắm được cách thức tham gia,
không đủ trình độ và thông tin để nắm bắt sự biến động đến chóng mặt của thị trường
Sau Techcombank, ngày 26/5/2006, Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) được thực hiện nghiệp vụ dịch vụ hợp
đồng tương lai trên thị trường hàng hóa . Kế sau Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
(BIDV) là Công ty CP Môi giới thương mại châu Á (ATB) của Vietcombank. Theo
ông Trần Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc BIDV, sự biến động bất thường của giá các
mặt hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới trong những năm qua đã đặt ra
cho các DN Việt Nam nói chung và các DN kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên nói
riêng, một yêu cầu cần thiết có những công cụ bảo hiểm trong kinh doanh, bảo đảm
cho sự phát triển bền vững lâu dài.
Từ thực tế này, BIDV đã quyết định bắt tay với một đối tác là Công ty Natexis
Commodity Markets (trụ sở tại Singapore) để cung cấp dịch vụ này tới các DN kinh
doanh mặt hàng cà phê của Việt Nam, trước mắt là các DN tập trung tại tỉnh Đắc Lắc-
nơi được xem là thủ phủ cà phê của cả nước
Từ tháng 7-2006, BIDV đã bắt đầu thí điểm triển khai dịch vụ tới khách hàng.
Sau hai tháng thí điểm, ngân hàng đã đặt lệnh thành công trên 23.000 lot cà phê
(tương đương hơn 115.000 tấn cà phê) cho các khách hàng là DN xuất khẩu cà phê,
giúp các DN thực hiện hiệu quả chiến lược bảo hiểm rủi ro biến động của giá cà phê
phù hợp với mức chấp nhận rủi ro của mỗi DN, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng
trong tương lai, từ đó giúp giảm thiểu được rủi ro biến động giá.
Khi VN gia nhập WTO, phương thức mua bán hàng hóa trên thị trường kỳ hạn
sẽ là công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường tài chính để bảo vệ các DN khi tham
gia cạnh tranh trong một thị trường liên tục biến động về giá cả.
2.5.2.2. Hình thành sàn giao dịch giao sau cà phê
Trong khi ở một số nước sản xuất cà phê lớn, như Brazil, sàn giao dịch cà phê
được đại đa số nông dân trồng cà phê khai thác như phương thức bảo hiểm giá bán,
thì ở Việt Nam hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch còn quá xa lạ với người
trồng cà phê. Vị thế ngày càng vững chắc của cây cà phê Việt Nam là một trong
những cơ sở quan trọng để Hiệp hội Cà phê Ca cao (Vicofa) triển khai ý tưởng đưa cà
phê Việt Nam lên sàn giao dịch quốc tế.
Việc tổ chức thị trường giao sau ở Đắc Lắc thực tế đã có mầm mống từ năm
1995. Đắc Lắc là tỉnh đi đầu cả nước về việc tổ chức thị trường giao sau về cà phê.
Các công ty xuất khẩu cà phê và trung tâm thị trường của tỉnh đã tổ chức mua thông
tin về giá cà phê trên các thị trường thế giới của hãng Reuters. Các thông tin này được
công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, để làm cơ sở cho
việc định giá mua bán cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột. Việc làm này đã giúp cho
người nông dân và tiểu thương trong tỉnh phần nào tránh được tình trạng ép giá
Ngay từ tháng 11/2004, Vicofa đã tiến hành xây dựng Trung tâm Giao dịch cà
phê Buôn Ma Thuột BCEC (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center), với kỳ vọng
đây sẽ là nơi đấu giá tập trung, công khai của các DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà
phê. Hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch theo các loại hợp đồng lựa chọn, kỳ
hạn, tương lai, chốt giá sau. . . bước đầu đã giúp các DN kinh doanh, xuất khẩu cà phê
Việt Nam có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu tránh khỏi tình trạng cà
phê được mùa lại rớt giá. Vì vậy, đề án phát triển sàn giao dịch cà phê chính là một
trong những bước nhằm nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ về chất lượng mà
còn tránh bị đối tác nước ngoài ép giá, hay thua thiệt do không nắm bắt được thông
tin.
Chính phủ đã chấp thuận để các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Ngoại giao, Bộ Công thương và Vicofa xúc tiến triển khai xây dựng Đề án hợp tác và
chủ động làm việc với Sàn Giao dịch Hàng hoá Chicago về khả năng đưa sản phẩm cà
phê Việt Nam giao dịch tại CME và phát triển sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam, trên
cơ sở đó tiến tới mở rộng khả năng hợp tác ra các hàng hoá nông sản khác. Ngoài ra,
việc xây dựng phần mềm giao dịch cho sàn cà phê Buôn Mê Thuột cũng sẽ được triển
khai song song để thay thế cho phương thức đặt lệnh thủ công trên sàn hiện nay.
Trong dự thảo quy chế giao dịch mà BCEC đưa ra gần như không khác gì mấy
so với cung cách giao dịch chứng khoán ở sàn chứng khoán TPHCM. Đó là các thuật
ngữ giá tham chiếu, giá mở cửa, giá đóng cửa, biên độ dao động giá, lệnh giới hạn,
lệnh thị trường, lệnh hủy, ngày giao dịch cuối cùng, ký quỹ thành viên, ký quỹ giao
dịch, giao dịch khớp lệnh, giao dịch thỏa thuận, phí giao dịch đóng cho BCEC và
nhiều thuật ngữ khác chẳng khác gì chơi chứng khoán.
Tuy nhiên, do đặc thù là giao dịch hàng hóa nên đơn vị giao dịch của cà phê là
theo lô, mỗi lô 5 tấn cà phê. Loại cà phê giao dịch là cà phê vối (Robusta) quy định
cho hạng 2 (R2) của tiêu chuẩn TCVN 4193-2005, các phẩm cấp khác được cộng
thêm hay trừ đi tùy theo từng thời điểm. Mức ký quỹ giao dịch là 10% giá trị khối
lượng hàng hóa. Để tránh trường hợp thao túng thị trường hay thỏa thuận để làm giá
mở cửa, giá đóng cửa, trong thời gian khớp lệnh định kỳ, mỗi thành viên không được
đặt lệnh giao dịch quá 100 lô (500 tấn). Biên độ dao động giá không vượt quá 8% so
với giá tham chiếu.
Để tránh lũng đoạn thị trường, tổng hạn mức giao dịch cà phê của toàn bộ các
hợp đồng trong thời hạn giao dịch không vượt quá 50% tổng khối lượng cà phê được
sản xuất ra ở Việt Nam của ngay năm trước đó dựa theo số liệu của Tổng cục Thống
kê và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hạn mức giao dịch của một thành
viên không vượt quá 10% tổng hạn mức được phép giao dịch của toàn thị trường.
Khác với mua bán chứng khoán, giao dịch cà phê vừa có yếu tố hợp đồng giao ngay
và việc chuyển giao sản phẩm phải hoàn tất trong năm ngày kể từ ngày giao dịch có
kết quả. Còn các hợp đồng kỳ hạn phải hoàn tất vào ngày cuối cùng của tháng cuối
cùng của kỳ hạn hợp đồng, tính từ thời điểm “ngày giao dịch cuối cùng”. Một điểm
đáng chú ý là các hợp đồng kỳ hạn chưa đến hạn thực hiện nhưng việc thanh toán vốn
vẫn được thực hiện ngay sau khi giao dịch được khớp lệnh bằng cách thanh toán bù
trừ qua ngân hàng ủy thác.
Nhiều DN hội viên của Vicofa nhận xét rằng cách thức giao dịch ở BCEC,
theo dự thảo, cũng giống với thị trường kỳ hạn London (LIFFE) của Anh và New
York (NYBOT) của Mỹ. Tuy nhiên cũng có điểm khác là BCEC khống chế biên độ
giá giao dịch còn hai sàn LIFFE và NYBOT thì không. Như vậy, các thành viên tham
gia giao dịch với BCEC cũng có thể “lướt sóng” giống như chơi chứng khoán, hoặc
dùng giao dịch kỳ hạn (có thanh toán bù trừ) để phòng chống rủi ro cho giao dịch cà
phê giao ngay.
BCEC có ba loại thành viên, bao gồm thành viên kinh doanh, thành viên môi
giới và thành viên quan sát. Thành viên kinh doanh bao gồm cả DN trong và ngoài
nước có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cà phê, các nông trường, trang trại, hợp
tác xã, hộ gia đình cá nhân với điều kiện có ít nhất 3 héc ta cà phê trở lên. Thành viên
môi giới là các tổ chức môi giới tài chính, thương mại và mức phí môi giới được quy
định không quá 20% mức phí giao dịch mà BCEC thu của các thành viên. Các thành
viên kinh doanh có thể cử người đại diện giao dịch tại sàn. Thành viên quan sát là
những người chưa đủ điều kiện làm thành viên chính thức của BCEC.
Tuy nhiên, thực tế, ý tưởng về những sàn giao dịch mới chỉ dừng lại ở mô hình
chợ đầu mối, nơi các DN đấu giá, mua bán trực tiếp, được chọn lựa chủng loại hàng
hóa một cách thoải mái hơn. Song tại hầu hết những chợ đầu mối này, khả năng cung
cấp các biện pháp bảo hiểm rủi ro về giá cho DN thông qua các hình thức hợp đồng
giao dịch kỳ hạn lại rất hạn chế.
Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chỉ có Trung tâm Giao dịch Cà
phê Buôn Ma Thuột (BCEC) có thể được xem như một sàn giao dịch nông sản giao
sau, với mặt hàng giao dịch duy nhất là cà phê. Ngoài việc đấu giá giao ngay, BCEC
còn cung cấp những công cụ hạn chế rủi ro. Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma
Thuột (BCEC) - sàn giao dịch cà phê đầu tiên ở VN - đi vào hoạt động từ tháng
2/2008 đã mang lại vũ khí mới cho người dân Tây Nguyên. Sàn giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột được phép phối hợp với tổ chức môi giới (được Ngân hàng Nhà nước
cho phép) tổ chức giao dịch cà phê với các sàn giao dịch của thế giới (LIFFE - thị
trường London, NYBOT - New York. . . ) theo phương thức đấu giá tập trung, công
khai gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao sau. Hai bên mua - bán sẽ chốt giá
theo giá thị trường quốc tế tại thời điểm giao hàng, bên bán nếu không đủ số lượng sẽ
bị phạt theo thông lệ kinh doanh.
Sàn có hai tổ chức ủy thác là Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương VN
(Techcombank) để thanh toán cho các hoạt động giao dịch tại Trung tâm; Chi nhánh
Cty Giám định hàng hóa nông sản xuất khẩu tại Đăk Lăk (Cà phêControl) có nhiệm
vụ kiểm định chất lượng, phẩm cấp, chủng loại cà phê. Hiệp hội Cà phê VN cũng sẽ
xây dựng cơ chế phối hợp với Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, tạo điều
kiện cho hộ sản xuất, nhà xuất khẩu có nhiều cơ hội mua bán hàng cà phê đúng theo
giá thị trường chung trên thế giới.
Tình đến thời điểm này chúng ta đang từng bước phát triền và hoàn thiện thị
trường giao sau, thực hiện các hợp đồng tương lai đối với cà phê. Theo quy định các
tổ chức kinh doanh trong nước muốn trở thành thành viên của BCEC phải có vốn tự
có ít nhất là 5 tỷ đồng, và có 3 năm liên tục gần nhất có số lượng cà phê xuất khẩu,
chế biến hoặc tiêu thụ ít nhất là 5.000 tấn/niên vụ.
Đối với các tổ chức môi giới phải có giấy phép hoạt động môi giới tài chính,
thương mại và có vốn điều lệ tối thiểu là 3 tỷ đồng, còn đối với các tổ chức môi giới
nước ngoài là 2 triệu USD. Các tổ chức, đơn vị không hội đủ các điều kiện để trở
thành thành viên nhưng muốn tham gia giao dịch tại Trung tâm phải được môi giới
thông qua một tổ chức thành viên.
Trung tâm có sàn giao dịch nên các tổ chức thành viên có thể giao dịch trực
tiếp tại sàn hoặc giao dịch qua mạng Internet. Thời gian giao dịch tại trung tâm là 5
phiên/tuần bắt đầu từ 19h30 đến 21h00 theo giờ giao dịch của thị trường Luân Đôn.
Sản phẩm cà phê đăng ký tham gia giao dịch tại trung tâm gồm 2 loại cà phê
chính là cà phê Arabica ký hiệu trong giao dịch là A và cà phê Robusta ký hiệu là R.
Mỗi loại cà phê được phân thành 6 thứ hạng từ hạng đặc biệt đến hạng 5 và loại cà
phê nhân xô (hỗn hợp). Sản phẩm cà phê đăng ký giao dịch tại trung tâm phải đáp
ứng yêu cầu về phẩm cấp theo Quy định của Chính phủ
Lâu nay, hầu hết DN xuất khẩu cà phê VN hằng ngày nhận thông tin qua mạng
Reuters, sau đó tính toán quy ra tiền Việt Nam và chốt giá. Với phương thức kinh
doanh đơn điệu này, các DN VN mới chỉ bán cà phê ngoài “cổng chợ” cà phê quốc tế
chứ chưa vào được trong chợ. Nay với phương thức mua bán qua sàn giao dịch,
chúng ta đang đột phá vào chợ cà phê quốc tế. Công ty Đầu tư Xuất nhập khẩu Đắk
Lắk (Inexim Daklak) là DN đầu tiên tham gia giao dịch mua bán cà phê trên thị
trường kỳ hạn(26/11/2004), để đột phá vào chợ cà phê quốc tế, một lĩnh vực hoàn
toàn mới mẻ với các DN VN. Qua đó, công ty đã nắm được giá cả và quy luật lên
xuống của cà phê, linh hoạt đặt giá nên hạn chế được nhiều rủi ro khi giá cà phê biến
động mạnh, đồng thời chủ động được nguồn hàng trong trường hợp khan hiếm. “Việc
theo dõi này rất hiệu quả nhờ tiếp cận nhanh với giá thị trường bên ngoài, DN và
người trồng cà phê đều có lợi. Khi giá lên như giá hiện nay, nếu DN thấy có lời, họ
quyết định bán hoặc thấy giá thấp thì họ mua vào. Nếu DN đưa ra quyết định mua bán
đúng thời điểm, có lời, thì nông dân cũng được hưởng lợi nhờ DN thu mua cà phê giá
cao”.
Mặc dù với hợp đồng tương lai, DN luôn bảo đảm được một khoản lợi nhuận
như dự tính ban đầu và loại bỏ những biến động giá của thị trường nhưng trong
trường hợp giá tăng cao thì DN cũng không được hưởng mức giá tăng ngoài dự kiến.
Điều này là tất nhiên bởi trong kinh doanh, việc sử dụng các sản phẩm phái
sinh để hạn chế rủi ro là việc làm cần thiết đối với mỗi DN, không thể phó mặc toàn
bộ rủi ro cho thị trường để có thể thu lãi lớn nhưng cũng có thể thua lỗ lớn. Việc tạo
lập các thị trường hàng hóa tập trung cũng như các phương thức giao dịch gắn liền
với nó đã phát triển rất lâu trên thị trường thế giới.
2.6. Kết luận chung về những biện pháp quản trị rủi ro giá cả mà các DNXKNS
đã áp dụng
Mặc dù đã góp phần làm giảm bớt những rủi ro trong hoạt động xuất khẩu song
các biện pháp trên chưa phổ biến và thông dụng cho các DNXK
Với sự hỗ trợ của ngân hàng, một định chế trung gian, DN phần nào giảm thiểu
được rủi ro song giá cả giao dịch lại chưa phản ánh đúng giá trị thị trường vì phải
chịu chi phí giao dịch.
Đối với thị trường giao sau cà phê, do thiếu máy móc, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư
và knh nghiêm trong điều hành hoạt động cũng như trong việc hướng dẫn tham gia
giao dịch cho các thành viên .. nên còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù đã giao thương trực
tiếp với thị trường thế giới song sàn giao dịch vẫn chưa được xem là thị trường thực
sự như các nước trên thế giới do còn ít DN tham gia và cơ chế điều hành chưa linh
hoạt theo tốc độ của thị trường thế giới.
Chính sự tồn tại của những hạn chế trên mà chúng ta cần phải hoàn thiện hơn thị
trường giao dịch giao sau cho cà phê và tiến đến là sàn giao sau cho các loại nông sản.
Chỉ có như vậy nông sản của chúng ta mới đi theo xu hướng giá cả thị trường và hội
nhập thực sự vào quy luật cung cầu của thị trường.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO GIÁ CẢ HÀNG HÓA CHO CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Các giải pháp định hướng
3.1.1 Xây dựng nền kinh tế ổn định, phát triển vững mạnh và chính sách quản lý
vĩ mô hiệu quả.
Trước hết chính phủ phải ổn định nền kinh tế, phải hoàn thiện nền kinh tế thị
trường, làm cho lượng cung và lượng cầu hàng hóa trong xã hội tăng lên, đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu. Khi đó thị trường của chúng ta sẽ tiến gần hơn
với thị trường thế giới. Chính sự phát triển tất yếu này đặt ra yêu cầu phải hình thành
và hoàn thiện thị trường giao sau cho các loại hàng hóa nói chung, cho mặt hàng nông
sản nói riêng mà cụ thể trước mắt là sàn giao dịch giao sau cà phê. Trên sở giao dịch,
giá hàng hóa luôn bị biến động theo giá của hàng hóa trên thị trường. Do đó, giá cả
hàng hóa trung thực, phản ánh đúng các quy luật của thị trường thì lúc đó độ chênh
lệch, rủi ro về giá của các mặt hàng sẽ bị giảm thiểu. Điều này đáp ứng được mục
đích chủ đạo của các thị trường mới được thành lập là chia sẻ rủi ro về giá cho các
thành viên khác trên thị trường của nhà đầu tư.
Bằng chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối, chính sách thu hút đầu tư... Nhà
nước phải đóng vai trò là nhà điều hành nhạy bén để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế
ổn định, kiềm chế mức lạm phát trong giới hạn cho phép. Khi đó giá cả sẽ ổn định
hơn, tâm lý nhà sản xuất và cả người tiêu dùng cũng sẽ an tâm hơn góp phần tạo
nguồn cung và cầu ổn định.
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế
Một kế hoạch, một chính sách cần có khung pháp lý rõ ràng minh bạch để làm
cơ sở chính đáng cho việc hình thành thị trường giao sau nông sản. Khi có một hệ
thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, các thiết chế kinh tế nói chung, các thị trường
nói riêng mới được hình thành và bảo đảm từ phía Nhà nước, từ phía pháp luật. Đối
với thị trường giao sau, Nhà nước phải hoàn thiện khung pháp lý quy định rõ vai trò,
nhiệm vụ, giới hạn tham gia, đối tựơng tham gia... cũng như quyền lợi của người
tham gia các hợp đồng kỳ hạn, giao sau. Khung pháp lý cũng phải nêu rõ các quy
định của quốc tế về tiêu chuẩn hàng hoá. Bởi vì, chỉ có những hàng hoá đáp ứng đủ
tiêu chuẩn quốc tế mới được các Sở giao dịch hợp đồng tương lai trên thế giới chấp
thuận, mà thị trường Việt Nam không thể tách ra khỏi thị trường quốc tế trong thời
đại hiện nay.
Sàn giao dịch thật sự thiếu những mặt hàng đạt chuẩn về chất lượng và quy mô
để đáp ứng yêu cầu giao dịch. Mặc dù hình thức hợp đồng bảo hiểm rủi ro không mới
nhưng việc phổ biến cho các đối tượng tham gia sàn giao dịch nông sản hiểu về các
công cụ hạn chế rủi ro không phải là việc dễ dàng.
Do vậy, để khai thác có hiệu quả sàn giao dịch cà phê trước mắt và các loại
nông sản khác trong tương lai, Nhà nước cần sớm hoàn thiện chính sách quản lý đối
với hoạt động này.
3.1.3. Đầu tư nhân lực và vật lực cho nông nghiệp, DN xuất khẩu tiến đến hoàn
thiện sàn giao dịch nông sản
Nhà nước cũng đóng vai trò là nhà đầu tư trực tiếp hoặc mô giới cho các nhà
đầu tư vào các DNXKNS. Khi đó họ cơ hội tiếp cận với nguồn vốn, với kỹ thuật công
nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đảm bảo
nguồn cung đạt tiêu chuẩn cho cả thị trường thực và cả thị trường giao sau.
Ngoài việc công nghiệp hóa nền nông nghiệp, cũng nên xây dựng quy trình
sản xuất, chế biến, xuất khẩu khép kín, có nhưng nguồn dự trữ nông sản đảm bảo chất
và lượng để cung ứng khi có thiếu hụt nguồn cung nhất là trong giai đoạn có nhiều
biến động về kinh tế chính trị trên thế giới như hiện nay; kết hợp sức mạnh từ nhà sản
xuất và nhà xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cả hai phía từ đó ổn định nguồn cung và giá
cả cho thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới thông qua sàn giao sau.
Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ các DN sản xuất, kinh doanh, XKNS
tiếp cận sàn giao dịch, như mở những lớp tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về
thị trường, hỗ trợ cho vay vốn để nộp tiền ký quỹ; tạo điều kiện cho họ sử dụng sàn
giao dịch cà phê như một công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro khi giá nông sản
biến động.
3.1.4. Những biện pháp tác động đến chi phí đầu vào
Hội nhập với nền nông nghiệp thế giới thực chất là sự cạnh tranh về chi phí
sản xuất nhằm giữ thị phần trong nước và tăng thị phần trên thị trường quốc tế. Tuy
nhiên, chi phí trong sản xuất nông nghiệp của nước ta lại cao, do vậy cần phải có giải
pháp để giảm chi phí sản xuất nông nghiệp. Các DNXK muốn cắt giảm chi phí thu
mua thì thường ký hợp đồng với nông dân bán lúa non nhưng lại bị phá hợp đồng nếu
giá cả tăng lên nên việc cắt giảm chi phí khó thực hiện được. Không còn cách nào
khác họ phải thu mua theo giá cao để đảm bảo nguồn cung. Còn trong trường hợp giá
giảm họ không dễ gì bỏ ngang hợp đồng như nông dân vì dễ bị kiện tụng và cuối cùng
vẫn là người bị thiệt hại khi mà ý thức thị trường chưa hình thành trong tâm thức và
trong hoạt động thương mại của người dân.
Nhà nước cũng có vai trò trong việc hạn chế các yếu tố dẫn đến bất ổn giá cả
hàng hóa như thời tiết, chi phí sản xuất, khoa học kỹ thuật sản xuất...bằng việc dự báo
tốt hơn, đầy đủ hơn diễn biến thời tiết, thiên tai, hướng dẫn cách phòng chống, hỗ trợ
khắc phục có hiệu quả...cũng như việc hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, về tín dụng trong
việc sản xuất chế biến...đầu tư cho việc sản xuất phân bón, thuốc nông nghiệp tránh
phải phụ thuộc vào nhập khẩu làm tăng chi phí sản xuất. Thực hiện các biện pháp hỗ
trợ không vi phạm cam kết WTO như tiếp tục đầu tư hạ tầng nông thôn nhằm hỗ trợ
gián tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo,
chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin thành tựu khoa học kỹ thuật, thông tin thị
trường trong nước và quốc tế Từ đó cắt giảm được chi phí sản xuất, ổn định giá cả.
3.1.5. Nâng cao nhận thức và tầm quản trị rủi ro cho các DNXK
Tham gia thị trường giao sau các DNXK cần phải được trang bị những kiến
thức căn bản để không bị thua thiệt do không nắm bắt được nghiệp vụ. khi hiểu biết
mù mờ, hạn chế về luật chơi thì sẽ lúng túng, bị động trong cách chơi và dễ bị đối tác
qua mặt, dẫn đến thua thiệt trong cạnh tranh quốc tế. Điều này một mặt thể hiện qua
các vụ việc liên quan tới tranh chấp thương mại, pháp lý mang tính quốc tế giữa DN
trong nước và phía nước ngoài thời gian qua, phần thua thiệt thường nghiêng về phía
các DN Việt Nam. Chẳng hạn như các vụ tranh chấp về thương hiệu, bán phá giá, hợp
đồng kinh tế… Đơn giản hơn là bị trả về do ghi sai nhãn mác.
Như vậy, các DN phải nắm vững những luật chơi quốc tế để chủ động ứng phó
trong cuộc đua mới. Tuy nhiên, việc tìm lời giải cho bài toán này một mình DN
không đảm đương nổi, mà cần phải có sự phối hợp từ phía Nhà nước. Theo đó, Chính
phủ cần xem xét về tài chính và kỹ thuật để thiết lập các trung tâm thông tin về hỗ trợ
thông tin pháp lý cho DN, xây dựng chương trình đào tạo và hỗ trợ DN. Đồng thời
cần chuẩn bị kế hoạch về nhân lực, vật lực. Đối với DN, cần chủ động tìm hiểu các
quy định của luật pháp trong nước và quốc tế liên quan tới lĩnh vực hoạt động của
mình, từ đó chủ động xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và phòng ngừa rủi ro.
3.1.6. Các DN phải tự thân vận động, tự đấu tranh để tồn tại
Về phía các DN, bản thân họ phải tự học hỏi, đúc kết cho mình những kinh
nghiệm trên sàn giao dịch. Tuy nhiên trước hết họ phải nắm bắt kiến thức đầy đủ cho
việc tham gia thị trường, đồng thời thực hiện đúng các yêu cầu về chất lượng, quy
cách, xây dưng thương hiệu cho hàng hóa của mình. Khi đó các DN mới có đủ thế và
lực để cạnh tranh. Các DN của Việt Nam vốn có tâm lý bảo hộ của Nhà nước nên ít
quan tâm tới nguy cơ tỷ giá hay biến động giá cả. Do đó việc họ tự tìm đến các công
cụ phái sinh không nhiều mà chủ yếu là do rủi ro tạo ra nhu cầu. Công nghệ thông tin
hiện đại sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp cận và tham gia sàn giao dich một cách hiệu
quả.
Những biện pháp trên chỉ mang tính định hướng và phải thực hiện trong một
giai đoạn cụ thể chứ không phải một sớm một chiều là có thể hoàn thành. Tạo dựng
hành lang pháp lý, khuôn khổ giao dịch, nhận thức đúng đắn và chuẩn bị một hệ
thống máy móc thông tin hiện đại chỉ là bước khởi đầu cho việc hoàn thiện sàn giao
dịch nông sản có xuất phát điểm còn thấp như Việt Nam hiện nay. Yếu tố vốn đầu tư
là quan trọng nhất cho việc phát triển cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị và đào tạo nhân
lực
3.2. Giải pháp hoàn thiện sàn giao dịch giao sau cà phê tiến đến hình thành sàn
giao sau nông sản
3.2.1. Hoàn chỉnh thị trường giao ngay
Chúng ta muốn xây dựng được thị trường giao sau thì phải có một thị trường
giao ngay hoạt động có hiệu quả. Khi các quyết định của nhà đầu tư trên sở giao dịch
phụ thuộc nhiều vào các thông tin liên quan đến giá cả từ thị trường giao ngay và
ngược lại các thông tin từ sở giao dịch là cơ sở để các bên thực hiện giao dịch trên thị
trường giao ngay. Chính tính chất hai chiều đó làm cho giữa thị trường mua bán hàng
hóa qua sở giao dịch và thị trường giao ngay phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xây dựng
sở giao dịch hàng hóa không thể không tính đến vai trò của thị trường giao ngay.
Thị trường giao ngay hoạt động tốt sẽ phản ánh chính xác giá cả hàng hóa và
do đó là cơ sở cho việc dự báo, hình thành giá giao sau. Điều này cũng đồng nghĩa
với việc tạo dựng nền kinh tế thị trường – là nơi không còn sự tham gia bảo hộ của
Nhà nước mà là nơi giao thương của cung và cầu trên thị trường. Cụ thể chúng ta phải
hình thành cũng như hoàn thiện các chợ đầu mối nông sản, tiến hành mua bán theo
hợp đồng để tránh rủi ro. An Giang là một trong số ít tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng
sông Cửu Long về thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa
thông qua hợp đồng. Quá trình thực hiện quyết định này gặp không ít khó khăn và
những vấn đề mới nảy sinh, song tỉnh đã giải quyết khá tốt mọi vấn đề.
3.2.2. Học tập kinh nghiệm của thế giới.
Trong quá trình toàn cầu hóa, thị trường Việt Nam là một bộ phận của thị
trường quốc tế, do đó khi xây dựng sàn giao dịch nông sản chúng ta phải học tập kinh
nghiệm, mô hình tổ chức, cách thức quản lý, điều hành… từ các sở giao dịch nước
ngoài, để vận dụng một cách có hiệu quả phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hơn
nữa, với việc gắn kết các thị trường thông qua hệ thống máy tính nối mạng toàn cầu,
các thông tin từ thị trường quốc tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước,
những biến động mang tính quốc tế tất yếu sẽ tác động đến tất cả thị trường, do đó
nhu cầu hợp tác quốc tế là một đòi hỏi tất yếu của Việt Nam khi xây dựng thị trường
này.
Chính vì thị trường trong nước không thể tách rời thị trường thế giới nên
chúng ta phải cử người đi học ở nước ngoài về chuyên môn quản trị và cả về công
nghệ thông tin, học hỏi nước ngoài cả sự nhạy bén trong nắm bắt và xử lý thông tin.
Dần dần hình thành những bản tin thị trường hữu ích cho những người tham gia giao
dịch bao gồm cả thông tin trên thị trường thế giới và cả thông tin từ thị trường trong
nước làm cơ sở cho các quyết định giao dịch thống nhất có hiệu quả. Biện pháp đặt ra
là vậy song để cử người có đủ trình độ chuyên môn và cả trình độ ngoại ngữ để tiếp
thu kiến thức từ các khoá đào tạo của nước ngoài cũng gặp nhiều trở ngại trong khi
nguồn nhân lực trình độ cao đang thiếu hụt nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền trung
– Tây nguyên.
3.2.3. Trang bị kiến thức luật pháp, xử lý thông tin, tiếp cận với thị trường
Trang bị kiến thức là điều trước hết phải thực hiện. Chỉ có nắm bắt được thông
lệ quốc tế, am hiểu quy định cũng như quy trình giao dịch là lợi thế để không bị thua
thiệt do không nắm vững luật lệ. Thông qua học hỏi kinh nghiệm xây dựng thị trường
giao sau của các nước trên thế giới, chúng ta sẽ hoàn thiện khung pháp lý cho sàn
giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột vừa đi vào hoạt động trong tháng 2 vừa qua. Thị
trường giao sau là một thị trường có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố thương mại và tài
chính, rủi ro trên thị trường có thể đến bất cứ lúc nào, trong khi đó chúng ta lại hòan
toàn chưa có kinh nghiệm vận hành nó.
Thực tế từ các vụ kiện tụng về chất lượng cũng như về giá cả hàng xuất khẩu
cho chúng ta nhiều bài học đáng nhớ. Vì vậy chúng ta phải tự trang bị cho mình vũ
khí hiện đại đó là kiến thức pháp luật và công nghệ thông tin. Mặt bằng trình độ dân
trí thấp khiến cho việc đào tạo cũng gặp những khó khăn nhất định. Hầu hết các
doanh nhân không được đào tạo qua trường lớp mà chỉ nhanh chóng phất lên nhờ khả
năng và kinh nghiệm của bản thân. Để họ nhận thức được các công cụ tài chính đã
khó thì việc đưa họ tiếp cận thị trường và đi vào khuôn khổ lại càng khó khăn hơn.
3.2.4. Tuân thủ những quy tắc chung khi tham gia sàn giao dịch
Thực hiện đúng quy định của sàn giao dịch về phương thức giao dịch, chất
lương hàng hóa giao dịch. Những quy tắc giao dịch đòi hỏi các DN nắm vững luật lệ
và nguyên tắc tham gia, trong khi họ quá yếu trong kiến thức thực tế cũng như ý thức
đúng việc tham gia thị trường giao sau.
Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng trên sàn giao dịch là yêu cầu quan trọng khi tham
gia trên thị trường giao sau. Khi đó sản phẩm của chúng ta không dễ gì bị ép giá và sẽ
là lợi thế cạnh tranh khi mở rộng thị trường xuất khẩu Các DNXK cà phê hiện nay với
nhiều lợi thế nên chủ động thực hiện trước khâu chuẩn bị cho việc lên sàn quốc tế như
cải cách quá trình trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến cà phê. Làm tốt việc đồng bộ hóa
chất lượng nông sản là cơ sở để xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và cho
cà phê nói riêng, từ đó uy tín lớn dần nhằm tương xứng với danh hiệu là quốc gia
XKNS nhất nhì thế giới.
3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho sàn giao dịch
Xây dựng sàn giao dịch hiện đại về kỹ thuật thông tin, phương thức thực hiện
và phương thức thanh toán là điều cần thiết. Hiện nay chúng ta phải đặt lệnh thủ công
nên việc cần làm sắp tới là trang bị thêm máy móc hiện đại cho sàn giao dịch, đảm
bảo hệ thống thanh toán hiện đại, đáng tin cậy. Trên thực tế, có đến 98% giao dịch
qua sở giao dịch được thanh lý trước ngày đáo hạn của hợp đồng thông qua phòng
giao hoán. Người tham gia giao dịch phải đóng phí giao dịch và nộp tiền bảo chứng
(ký quỹ), số tiền ký quỹ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào việc họ có lãi hay lỗ qua từng
giao dịch, mà người tham gia giao dịch rất đông, hơn nữa sở giao dịch lại phải quản lý
số phí của các Công ty trung gian hoa hồng. Mỗi ngày có hàng triệu các giao dịch liên
quan đến việc thanh toán thực hiện qua sở đòi hỏi phải có sự quản lý chính xác, do đó
việc xây dựng sở giao dịch luôn đòi hỏi phải có hệ thống thanh toán chính xác, hiện
đại.
3.2.6. Vận động nhiều DN tham gia thị trường
Thu hút càng nhiều DN tham gia vào sàn giao dịch giao sau thì giá cả sẽ phản
ánh đúng hơn trên thị trường giao ngay. Bởi lẽ càng có nhiều người tham gia và hình
thành thị trường, xác suất về mức độ chênh lệch giá cả trên toàn thị trường sẽ thu nhỏ
lại và do đó giá cả sẽ gần vời mức bình quân hơn nghĩa là rủi ro cũng được giảm thiểu
cho toàn thị trường. Thị trường sẽ phản ánh đúng giá cả khi nó tập hợp càng nhiều
thành viên tham gia và họ phải hoàn toàn độc lập khi xác định giá mua bán trên thị
trường để đảm bảo không có dấu hiệu liên kết làm giá gây xáo trộn thị trường. Khi có
càng nhiều người tham gia thị trường giá cả càng được phản ánh đúng theo quy luật
cung cầu và sẽ ổn định hơn.
3.2.7. Xây dựng sàn giao dịch giao sau nông sản ảo để các DN có cơ hội tiếp cận
trước khi tham gia vào thị trường chính thức.
Cũng như thị trường chứng khoán, khi sự cấp thiết phải tiếp cận trong khi
hiểu biết và trải nghiệm thực tế hầu như không có, việc tham gia một thị trường ảo sẽ
giúp các DN tự tin hơn để có thể tham gia vào thị trường thực. Hơn nữa đó là cơ hội
để họ có thể nhận thức đúng hơn vai trò của công cụ quản trị rủi ro phổ biến này. Mặt
khác khi tham gia thị trường họ sẽ phải tìm kiếm thông tin để có quyết định về giá cả
một cách phù hợp với thị trường, khi đó bản lĩnh quản trị của họ vững chắc hơn, tầm
nhìn xa hơn và là cơ sở rất hữu hiệu khi tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sàn giao dịch ảo cũng là cơ hội trải nghiệm rất hữu ích cho những nhà sản
xuất - cụ thể là các nhà nông khi họ không có điều kiện học tập lý luận cũng như
không có khả năng học hỏi từ sàn giao dịch nước ngoài. Thông qua đó họ sẽ biết cách
phòng ngừa cho hàng hoá của mình mà không bị các DN thu mua ép giá.
3.3. Mô hình để hình thành và phát triển thị trường các công cụ chứng khoán
phái sinh ở Việt Nam
3.3.1. Mô hình thị trường phi chính thức
Hiện nay, thị trường phi chính chức về các công cụ chứng khoán phái sinh đã
hình thành từ khá lâu như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi. Tuy nhiên, hợp
đồng kỳ hạn hầu như không được giao dịch do nhà nước áp đặt mức phí kỳ hạn quá
cao. Bên cạnh đó, nhà nước chỉ mới cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn và
hoán đổi về tiền tệ còn trên các loại hàng hóa khác chưa được phép thực hiện.
Do đó chính phủ nên cho phép tự do giao dịch các chứng khoán phái sinh trên
tất cả các loại hàng hóa có thể giao dịch, nhất là nông sản ở thị trường phi chính thức
theo mô hình sau
Sơ đồ 2.8.1 Mô hình hoạt động thị trường phi chính thức
(1): Người cần phòng ngừa rủi ro giá cả tìm nhà môi giới bày tỏ nguyện vọng muốn
mua các công cụ chứng khoán phái sinh.
(2): Nhà môi giới tìm kiếm những người có nguyện vọng bán (có thể trong hoặc ngoài
nước) các chứng khoán phái sinh mà người cần phòng ngừa rủi ro giá cả yêu cầu.
(1’): Người có ngyuện vọng bán các chứng khoán phái sinh tìm đến nhà môi giới nhờ
nhà môi giới tìm giùm người muốn mua các chứng khoán phái sinh đó.
(2’): Nhà môi giới tìm người có nguyện vọng mua các chứng khoán phái sinh đó.
(3): Qua nhà môi giới, người mua và người bán gặp mặt và trực tiếp giao dịch với
nhau.
Một trong những lý do đưa ra để giới thiệu thị trường các công cụ chứng
khoán phái sinh phi chính thức là do tính linh hoạt của nó. Bên cạnh đó thị trường
này có thể điều chỉnh các lợi ích theo yêu cầu của phía bên kia và nó không bị ràng
buộc bởi các quy định, quy tắc về tiêu chuẩn của hàng hóa. Các quy định, quy tắc này
là sự lương thiện và đạo đức trong kinh doanh. Nói như thế không có nghĩa là không
có sự can thiệp của chính phủ khi đưa các loại hàng hóa ra giao dịch trên thị trường
này.
Tuy vậy để cho thị trường này hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng có thể gặp, thì
các chủ thể tham gia vào thị trường này phải là các hiệp hội ngành nghề, tập đoàn
kinh tế lớn, các tổ chức tài chính có uy tín và chính phủ… các chủ thể này phải hiểu
được khả năng tín dụng của đối tác nhằm loại trừ rủi ro tín dụng.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh phi tập trung không thể tồn tại
nếu không có thị trường giao dịch có tổ chức, tức là các sở giao dịch. Hai thị trường
này sẽ bù trừ, bổ sung những khuyến khuyết cho nhau và đó chính là tiền đề để phòng
ngừa rủi ro giá một cách tốt nhất đối với hàng nông sản Việt Nam.
3.3.2. Mô hình sàn giao dịch chứng khoán phái sinh
Việc thiết lập sàn giao dịch các chứng khoán phái sinh song song với thị
trường phi chính thức nhằm giải quyết các vấn đề mà thị trường phi chính thức không
thể được như đưa ra các quy định về pháp lý ràng buộc các tham gia vào thị trường
các quy định để tiêu chuẩn hóa các loại hàng hóa tham gia giao dịch… Bên cạnh đó
việc thiết lập sàn giao dịch có tổ chức sẽ giúp chúng ta liên kết với các sàn giao dịch
hàng hóa khác trên thế giới như LIFFE của Anh, SICOM của Singapo, MB & F của
Brazil…giúp ta tiếp xúc và giao dịch với nhà nhập khẩu, nhà đầu cơ trên thế giới
được diễn ra một cách dễ dàng nhất. Với các đặc điểm về kinh tế chính trị của Việt
Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng sàn giao dịch chứng khoán phái sinh của nước ta
nên được phát triển theo hướng sau đây:
3.3.2.1. Cơ chế quản lý sàn giao dịch
Trước hết chúng ta phải xây dựng cơ chế quản lý nhà nước hiệu quả, hệ thống
văn bản pháp lý, các quyết định của chính phủ về việc thành lập sàn giao dịch các
công cụ chứng khoán phái sinh. Sàn giao dịch có tư cách pháp nhân thuộc sở hữu của
nhà nước kinh phí hoạt động trong giai đoạn đầu do nhà nước cấp sau thời gian hoạt
động thử nghiệm sở giao dịch chuyển thành công ty cổ phần, nhà nước chỉ giữ vai trò
quản lý ở tầm vĩ mô, sau đó tùy thuộc vào thời điểm thích hợp thì chúng ta cần có một
văn bản cao hơn đó là xây dựng luật về chứng khoán để đảm bảo các yêu cầu cần
thiết yếu của thị trường, tránh các can thiệp thô bạo của nhà nước.
Cơ quan quản lý cao nhất của sàn giao dịch giao là Ủy Ban Chứng Khoán Nhà
Nước. Đây là cơ quan hay mặt cho nhà nước theo dõi giám sát mọi hoạt động của sàn
giao dịch. Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan
khác có liên như Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn, hiệp hội… soạn thảo các văn bản pháp quy trình Chính Phủ duyệt và
triển khai các văn bản pháp để hướng dẫn mọi hoạt động của sàn giao dịch. Việc triển
khai giao dịch một loại hàng hóa mới trên giao dịch trên sàn phải được sự chấp thuận
của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
3.3.2.2 Sàn giao dịch HIDEX
Hiện nay với các lợi thế về địa lý (nằm giữa 3 trung tâm sản xuất các hàng hóa nông
sản có khả năng tham gia giao dịch lớn nhất Việt Nam là Tây Nguyên Đông Nam Bộ)
cũng như các điều kiện về cơ sở hạ tầng (trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất Việt
Nam), Thành Phố Hồ Chí Minh là địa điểm thích hợp nhất để đặt sàn giao dịch chứng
khoán phái sinh đầu tiên ở Việt Nam.
Sàn giao dịch này giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa trên tất cả các mặt hàng
có thể giao dịch.
Tên sàn giao dịch: SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TP.
HCM.
Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City International Derivativers Exchange
Tên viết tắc: HIDEX
3.3.2.3. Mô hình tổ chức sàn giao dịch HIDEX
Sơ đồ 3.2: sơ đồ tổ chức của sàn giao dịch
Ban giám đốc điều hành
Phòng giám sát →Khu tồn trữ → Bộ phận giám định hợp đồng
Phòng nghiên Phòng thanh toán Phòng giao dịch Phòng đăng ký
Cứu pháp chế bù trừ và lưu trữ
Phiếu lệnh
Phòng thông tin thị trường
Lý giải cụ thể ( xem phụ lục 07)
3.4. Những đề xuất về phương pháp quản trị rủi ro giá hàng hóa nông sản
Dưới chính sách tự do hóa thương mại ở nước ta, các hàng rào thương mại như
thuế, hạn ngạch xuất nhập khẩu nông sản đang từng bước được cắt giảm. Hơn thế
nữa, sau nhiều năm thực hiện sự độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương,
giờ đây các thành phần kinh tế phi quốc doanh được khuyến khích tham gia các hoạt
động XKNS. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái từng bước được xác định theo quy luật
cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Kết quả là thị trường nông sản trong nước
nói chung và thị trường cà phê nói riêng ngày càng chịu ảnh hưởng của thị trường khu
vực và thị trường quốc tế.
Sau hơn mười năm thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, sản xuất cà phê
nước ta đã có những bước thay đổi quan trọng về mặt diện tích, sản lượng cũng như
kim ngạch xuất khẩu. Điều đó đã làm cho nước ta trở thành một trong những nước
xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, kim ngạch xuất khẩu cà phê thường xuyên chiếm
vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản trong những năm vừa
qua. Tuy vậy, quá trình tự do hóa thương mại cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho
ngành sản xuất cà phê nước ta. Hai câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là:
1. Tại sao thị trường cà phê ở nước ta trong những năm qua biến động rất lớn và
giá cà phê có xu hướng giảm xuống?
2. Những giải pháp nào có thể thực hiện để ổn định thị trường cà phê nước ta?
Những phân tích trên góp phần khẳng định sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro
giá cả. Tuy nhiên phương pháp dự báo giá cả cũng là một cách để nhìn nhận xu
hướng của thị trường từ đó có biện pháp quản trị phù hợp. Nếu có một dự báo tốt về
giá cả nông sản cho một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ giúp DN có cơ sở để
quyết định giá giao sau trên sàn giao sau.
3.4.1. Phương pháp độ lệch chuẩn.
Để nhận diện rõ hơn mức độ rủi ro giá cả thì phương pháp độ lệch là một ví
dụ. Đây là cách tính toán đơn giản, thông qua đó ta chứng minh được những nguy hại
nếu không sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro giá cả. Hoặc có thể tính toán mức độ
thiệt hại nếu không quản trị rủi ro bằng việc xử lý số liệu chênh lệch giá cả giữa giá
giao sau và giá giao ngay của từng thời kỳ rồi nhân với sản lượng xuất khẩu của từng
thời kỳ. Sau đó lấy tổng mức thiệt hại chia bình quân cho số thời kỳ cho ra mức độ
thiệt hại cho mỗi thời kỳ. Mỗi thời kỳ ở đây có thể lấy theo ngày, tuần hoặc tháng,
hoặc năm tùy vào số liệu thu thập được càng cụ thể càng tốt, càng nhiều càng chính
xác.
Tình hình dao động của giá cà phê được xác định thông qua việc xác định mức
giá bình quân, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất, phương sai giá và độ lệch tiêu
chuẩn. Trong đó phương sai giá là tổng bình phương các độ lệch giữa mức giá cà phê
ở năm t với giá cà phê bình quân trong một thời kỳ nào đó, phương sai giá được xác
định như sau:
σ2 = ∑ (pt - pµ )2 /n
Trong đó:
σ2 là phương sai giá cà phê trong thời kỳ nghiên cứu
pt là giá cà phê ở năm t, để loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, trong
nghiên cứu này sử dụng giá thực tế (real coffee prices).
pµ là giá bình quân cà phê trong thời kỳ nghiên cứu
n là số năm trong thời kỳ nghiên cứu
Trong khi đó độ lệch tiêu chuẩn (σ) là căn bậc hai của phương sai giá. Phương
sai giá cho phép đánh giá mức độ dao động của giá cà phê hàng năm so với giá cà phê
bình quân, nếu phương sai giá càng lớn thì mức độ dao động giá cà phê càng lớn và
rủi ro thị trường càng cao và ngược lại.
Số liệu giá cà phê các năm 2005,2006,2007 (tham khảo phụ lục 06)
Kết quả tính toán độ lệch chuẩn trong 3 năm 2005, 2006, 2007 theo phương
pháp trên như sau:
Năm 2005 2006 2007 2008
ĐỘ LC 122.09 120.80 128.90 233.93
Năm 2008 tính cho 4 tháng (thu thập số liệu từ 15 tuần – xem phụ lục 6 )
Nhận xét: Trong năm 2007 độ lệch chuẩn cao hơn so với hai năm 2005 và
2006 là do năm 2007 giá cà phê trên thị trường biến động mạnh và thất thường. Riêng
năm 2008 có nhiều biến động hơn, nổi bật là sự sụt giảm đột ngột vào ngày 5/3/2008
thể hiện độ lệch chuẩn cao hơn hẳn so với các năm trước.
3.4.2. Mô hình hồi quy.
Trên cơ sở thị trường diễn biến ổn định, chúng ta có thể sử dụng mô hình hồi
quy để dự báo giá cả cho kỳ tới. Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như CPI, GDP, lãi
suất, sản lượng xuất khẩu... Do quá trình thu thập số liệu về các yếu tố này còn gặp
nhiều khó khăn và số liệu không nhất quán nên chúng ta chỉ xem đây là biện pháp
tham khảo chứ không chú trọng kết quả dự báo.
Các dữ liệu thu thập được cho từng năm được mô tả theo bảng dưới đây
Năm SL(tr.tấn) GDP(%) CPI(%) GIA(USD/tấn)
2000 734 6.79 -0.6 692.05
2001 931 6.89 0.8 378.315
2002 722 7.08 4 449.2
2003 749 7.34 3 673.45
2004 976 7.79 4.5 641.02
2005 892 8.43 8.4 819.2
2006 981 8.17 6.6 1335.75
2007 1194 8.48 12.65 1338.54
Bằng mô hình hồi quy ta có được phương trình hồi quy giá cả phụ thuộc vào các
biến sản lượng xuất khẩu, GDP, CPI từ năm 2000 đến năm 2007:
GIA = -1969.941+0.505486 SL + 4.679478 CPI+299.6839 GDP
Dự báo năm 2008 SL xuất khẩu cà phê sẽ giảm xuống khoảng 16-17%, tương
đương 17.4 triệu bao, tức là SL xuất khẩu năm sau đạt khoảng 1.044 triệu tấn. Các
nhà phân tích cũng dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta vào năm 2008
khoảng 8.5 -8.8% và CPI đạt khoảng 13-15% .
Dựa vào phương trình hồi quy dự báo giá cả cà phê xuất khẩu năm 2008 là
GIA = -1969.941+0.505486*1.044+4.679478*13+299.6839*8.5
= 1165.93785(USD/ tấn)
Ta nhận thấy một nghịch lý là trong khi xu hướng giá cả đang tăng lên và có rất
nhiều các phân tích cho rằng giá cả sẽ có xu hướng tăng lên trong thời gian tới song
mô hình lại cho ra kết quả ngược lại. Dễ dàng nhận thấy có những khuyết điểm mà
mô hình chưa thể hiện hết các biến độc lập có ảnh hưởng đến giá cả như thời tiết,
lượng cầu .... Hơn nữa mô hình nêu trên có quá ít dữ liệu nên độ chính xác chưa cao,
chủ yếu hướng đến cách làm.
Lý do lớn nhất là diễn biến giá cả đang có những bất thường mà thực sự những
mô hình ít biến, đơn giản khó có thể dự báo được chính xác. Hiện nay giá cả đang
diễn ra không kiểm soát được và để dự báo cần mô hình hoàn chỉnh hơn chứ không
thể dựa hoàn toàn vào số liệu quá khứ như trên. Tuy nhiên với những người vừa bước
vào lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính đây cũng là một phương pháp để tham khảo thêm
.
3.4.3. Mô hình phân tích hồi quy ước lượng thiệt hại
Phân tích hồi quy cho rủi ro giá dựa trên cơ sở lý luận rằng, nhà XKNS sẽ có
những hợp đồng xuất khẩu cà phê trong những tháng tới với giá đứng ở hiện tại Sb.
Nhà XKNS không thực hiện quản trị rủi ro giá cả cho những đợt xuất khẩu này mà họ
thực hiện trên giá giao sau trên Sàn Giao Dịch LIFFE bằng cách mua hợp đồng giao
sau với giá F. Vào thời điểm giao hàng giá chỉ còn S.
Như Vậy các DNXKNS đã chịu rủi ro về giá
F
SF
Sb
SSb )()(
(giả sử Sb = F)
Hàm số được sử dụng trong phân tích có dạng
Y = Ao + A1 * X
Trong đó:
Y: thiệt hại cho các DN xuất khẩu cà phê từ sự bất ổn giá cả.
X: tỷ lệ phần trăm biến động giá.
Sử dụng mô hình hồi quy ta có kết quả sau:
Hàm hồi quy tìm được:
Y = 5.817511 + 0.897344* X
Như vậy từ số liệu phân tích ta thấy nếu các DNXKNS không thực hiện quản
trị rủi ro giá cà phê thì thiệt hại vào khoảng 709 triệu USD trong thời gian 3 năm:
2005, 2006 và 2007. Với mức thiệt hại trung bình khoảng 15% trên giá trị của lô
hàng.
Hàm hồi quy ước lượng thiệt hại do rủi ro giá:
Y = 5.817511 + 0.897344* X
Từ mô hình này còn giúp ta cũng có thể tính được mức độ thiệt hại do biến
động giá cà phê gây ra. Giả sử trong năm 2008, trung bình giá cà phê biến động giảm
đi 20% thì mức thiệt hại sẽ : ( 5.817511+0.897344*20 ) * 12 = 285.172692 triệu
USD.
Từ những phân tích và nhận định trên phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa Việt
Nam trong thời gian qua và kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro của các nước khác trên
thế giới chúng ta nhận thấy rằng Việt Nam cần phải thực hiện nhiều biện pháp để cải
thiện tình hình rủi ro của mình trong thời gian tới. Nếu muốn thực hiện chiến lược
phát triển bền vững và đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam không bị thiệt hại nói
chung và các DNXKNS nói riêng
KẾT LUẬN
XKNS ngày càng khẳng định vị thế và tiềm năng to lớn. đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ trong nước và thế giới. Chính nhờ có những mặt hàng nông sản đầy tiềm năng và
là những mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu mà chúng ta đang tưng bước khẳng định
mình trên trường quốc tế. Để tham gia vào môi trường cạnh tranh toàn cầu, để đảm
bảo an toàn và tránh được những rủi ro, mỗi DN cần tự trang bị cho mình những kiến
thức tài chính và những kĩ năng để quản trị rủi ro tốt nhất thông qua học hỏi kinh
nghiệm từ các nước khác.
Bên cạnh những nỗ lực từ phía DN, nhà nước đã cùng tham gia để đảm bảo
quyền lợi bằng các biện pháp vì mô như hình thành chợ đầu mối và sàn giao sau nông
sản mà tiên phong là mặt hàng cà phê.
Mặc dù chúng ta đã có định hướng cụ thể để thiết lập một chương trình phòng
ngừa và quản trị rủi ro giá cả cụ thể nhưng vẫn còn nhiều yếu tố cần xem xét để từng
bước hoàn thiện hơn nữa thị trường các sản phẩm phái sinh với mục đích phòng ngừa
rủi ro biến động giá hàng hóa nông sản. Đây là một thách thức rất lớn khi chúng ta
phải đối mặt với cạnh tranh từ các quốc gia đã có bề dày kinh nghiệm quản trị rủi ro.
Đề tài đã đưa ra những lý do và ưu thế từ việc tham gia vào các công cụ bảo
hiểm rủi ro giá mà cụ thể nhất là tham gia sàn giao dịch giao sau.Tuy nhiên, để giữ
vững được vị thế nhất nhì thế giới về xuất khẩu nông sản thì chúng ta phải phát triển
và mở rộng hơn nữa các sản phẩm này để bảo vệ DNXKNS tránh được những rủi ro
và thiết lập một chương trình phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình
Quản trị rủi ro tài chính của GS.TS Trần Ngọc Thơ, GPS.TS Nguyễn Thị
Ngọc Trang, ThS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn, NXB Thống kê
năm 2007
Tài chính quốc tế của GS.TS Trần Ngọc Thơ, GPS.TS Nguyễn Thị Ngọc
Trang, TS Nguyễn Ngọc Định, TS Nguyễn Thị Liên Hoa , NXB Thống kê năm
2005
Thanh toán quốc tế của PGS.TS Trần Hoàng Ngân, TS Nguyễn Minh Kiều,
NXB Thống Kê năm 2007
Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn của
TS. Trịnh Thị Ái Hoa.
Website
www. agro. gov. vn
www.vinanet.vn
Daily news__2.htm
www.Euronext.com
groups_news1.htm
www.vietbao.vn.
www.Cafeviet_com_vn
www.VICOFA.com.vn
www.VnExpress.net
www.ketoantruong_com_vn
www.Mfonews.net
www_ethitruong_com
www_bcec_com_vn
www.vafost.org
www.trangtin@agroviet.gov.vn
www_doisongphapluat_com_vn
www_bacninh_gov_vn.htm
Báo
Thanh niên
Người Lao Động
Sài Gòn giải phóng
Tạp chí Thương Mại
Thời báo kinh tế Việt Nam
Vneconomy Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam