1- Khách quan :
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong các trường phổ thông đang dần trở thành một nhu cầu tất yếu của đại đa số các thầy cô giáo và các em học sinh, bởi sức mạnh của Công nghệ thông tin trong đời sống - xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng đã dần được khẳng định
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học,các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
(Nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 04/08/1993)
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc dạy của người thầy và việc học của học sinh như thế nào luôn là một câu hỏi cần có lời giải nhưng không thể khẳng định được đáp án trong một sớm một chiều.
2- Chủ quan :
Là một người giáo viên làm công tác giảng dạy trong thế kỉ XXI - thế kỉ của khoa học và công nghệ. Bản thân tôi luôn trăn trở: "Mình phải làm gì để nâng cao trình độ của mình".
Tôi đã tìm được cho mình một lối đi : Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiểu biết, tri thức và kỹ năng của mình. Để từ đó nâng cao dần hiệu quả của công tác giảng dạy.
Trong thời gian 4 năm vừa qua khi về công tác tại trường THCS Viên Nội, tôi đã cố gắng từng bước tiếp cận với Công nghệ thông tin, được sự cổ vũ động viên của BGH nhà trường cộng với sự say mê học hỏi tôi đã bắt đầu có thể làm chủ từng phần những thiết bị hiện đại và ứng dụng vào việc giảng dạy của mình, thổi một luồng sinh khí mới cho giờ dạy và học. Vừa học vừa rút kinh nghiệm để Công nghệ thông tin thực sự phát huy vai trò và tác dụng trong một giờ dạy và học của thầy và trò. Nhằm mục đích đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc dạy và học, tôi cũng đang thực nghiệm một đề tài :
“Ứng dụng Công nghệ thông tin-trong giảng dạy môn Ngữ văn”
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1- Khách quan :
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong các trường phổ thông đang dần trở thành một nhu cầu tất yếu của đại đa số các thầy cô giáo và các em học sinh, bởi sức mạnh của Công nghệ thông tin trong đời sống - xã hội nói chung và trong giáo dục nói riêng đã dần được khẳng định…
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học,các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
(Nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 04/08/1993)
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc dạy của người thầy và việc học của học sinh như thế nào luôn là một câu hỏi cần có lời giải nhưng không thể khẳng định được đáp án trong một sớm một chiều.
2- Chủ quan :
Là một người giáo viên làm công tác giảng dạy trong thế kỉ XXI - thế kỉ của khoa học và công nghệ. Bản thân tôi luôn trăn trở: "Mình phải làm gì để nâng cao trình độ của mình".
Tôi đã tìm được cho mình một lối đi : Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiểu biết, tri thức và kỹ năng của mình. Để từ đó nâng cao dần hiệu quả của công tác giảng dạy.
Trong thời gian 4 năm vừa qua khi về công tác tại trường THCS Viên Nội, tôi đã cố gắng từng bước tiếp cận với Công nghệ thông tin, được sự cổ vũ động viên của BGH nhà trường cộng với sự say mê học hỏi tôi đã bắt đầu có thể làm chủ từng phần những thiết bị hiện đại và ứng dụng vào việc giảng dạy của mình, thổi một luồng sinh khí mới cho giờ dạy và học. Vừa học vừa rút kinh nghiệm để Công nghệ thông tin thực sự phát huy vai trò và tác dụng trong một giờ dạy và học của thầy và trò. Nhằm mục đích đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc dạy và học, tôi cũng đang thực nghiệm một đề tài :
“Ứng dụng Công nghệ thông tin-trong giảng dạy môn Ngữ văn”
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ:
Từ ba năm trở lại đây, trường THCS Viên Nội đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường.
- Cán bộ giáo viên trong nhà trường hiện nay có 19 thầy cô giáo trựo tiếp tham gia công tác giảng dạy. Trong đó : + Tổ khoa học tự nhiên có : 7 GV
+ Tổ khoa học xã hội có : 10 GV
+ 2 thầy cô trong BGH
Trong số 19 thây cô giáo thì có đến 15 thầy cô giáo đã sử dụng thành thạo máy tính, có chứng chỉ tin học cơ bản. Đặc biệt có thể soạn thảo trình chiếu bằng chương trình Microsoft PowerPoint. phục vụ việc giảng dạy. Các thầy cô giáo cò biết sử dụng các chương trình tìm kiếm trên trình duyệt Internet Explorer để tìm kiếm thông tin gúp cho bài giảng sinh động hơn, đạt hiệu quả giáo dục cao hơn.
- Học sinh trong nhà trường đã được tiếp xúc nhiều hơn với tin học, đối với học sinh các em đã biết soạn thảo văn bản bằng chương trình Microsoft Word, biết sử dụng mạng Iternet… Nếu có sự hướng dẫn và đặt yêu cầu của giáo viên các em cũng có thể sử dụng Internet như một công cụ để tìm thông tin, thoả mãn yêu cầu đặt ra của giáo viên…
Kết quả thực tế trên là cơ sở để tác giả nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này.
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI:
Phạm vi :
- Thực nghiệm giảng dạy đối chiếu chéo giữa các khối lớp trong trường THCS Viên Nội năm học 2010 - 2011.
Thời gian :
- Đề tài vừa được nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2010 – 2011. Tại trường THCS Viên Nội - Ứng Hoà - Hà Nội.
III QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI :
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI :
1.1. Công nhệ thông tin với việc nâng cao năng lực – trình độ người giáo viên Ngữ văn.
Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện rất hữu hiệu đáp ứng nhu cầu tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, trau dồi nghề nghiệp của người giáo viên; giúp người giáo viên không bị lạc hậu trước sự phát triển của xã hội và khoa học công nghệ. Công nghệ thông tin góp phần nâng cao tiềm lực của giáo viên và học sinh bằng việc cung cấp cho họ những phương tiện làm việc hiện đại như : mạng Internet, các loại từ điển điện tử (CD từ điển bách khoa, từ điển từ vựng…), các sách điện tử (e-book), thư điện tử (E-mail)…Từ các phương tiện đó, giáo viên có thể khai thác thông tin, cập nhật và trao đổi thông tin, bổ xung và tự làm giàu vốn tri thức của mình.
Trong điều kiện sách giáo khoa số trang hạn hẹp, Internet giúp giáo viên và học sinh tham khảo mở rộng rất nhiều tư liệu, tác phẩm của một tác giả được học trong chương trình. Những tri thức trong đó luôn được cập nhật phong phú và mới mẻ.
Giúp giáo viên và học sinh thoát khỏi tình trạng dạy chay và học chay, vì internet cung cấp cả một kho tư liệu gần như vô tận về hình ảnh, biểu tượng, âm thanh, các videoclip sinh động, phong phú…
Với công nghệ thông tin người giáo viên có thể giới thiệu bài soạn của mình trên các trang wed hoặc bằng thư điện tử (E-mail) để trao đổi với các đồng nghiệp…
1.2. Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy – học môn ngữ văn.
Công nghệ thông tin góp phần đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương tiện dạy học bằng việc soạn thảo và ứng dụng các phần mềm dạy học : có thể tóm tắt nội dung văn bản, cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh minh họa, trình bày đề cương bài giảng của mình một cách đẹp và sinh động, thuận tiện bằng chương trình MS Power point.
Với việc giáo viên sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy, kiến thức đưa đến học sinh được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động, tạo môi trường tác động đến nhiều giác quan của học sinh. Sử dụng các kĩ thuật tương tác đa phương tiện theo các yêu cầu trực quan, sinh động, đa chiều, đa kênh, đa dạng, đa chức năng sẽ kích thích được quá trình học tập, huy động những tiềm năng khác nhau của người học trong hoạt động vất chất và hoạt động tâm lý. Theo các nhà tâm lý học : chỉ nghe có thể hiểu hai phần, chỉ nhìn thấy có thể hiểu ba phần, vừa nghe vừa thấy có thể hiểu năm phần, nếu lại thêm trao đổi với người khác thì hiểu đến bảy phần, và sẽ hiểu đủ chín phần nếu vừa nghe, vừa thấy, vừa trao đổi, vừa tự mình làm.
Có thể qua sát bảng sau đây để thấy được hiệu quả tiếp nhận thông tin :
Hình ảnh trên đây là mô phỏng kết quả của quá trình tiếp nhận kiến thức của con người, đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Theo đó khả năng lưu giữ thông tin sẽ thay đổi theo từng hoạt động thu nhận của một hay nhiều cơ quan thụ cảm của con người, cụ thể như sau :
Mức độ 1 : Kiến thức được tiếp nhận qua nghe (cơ quan thính giác) khả năng ghi nhớ thông tin là : 20%
Mức độ 2 : Kiến thức được người học tiếp nhận qua hoạt động nhìn (cơ quan thị giác) khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin là : 30%
Mức độ 3 : Kiến thức được người học tiếp nhận khi kết hợp đồng thời cả hai hoạt động nghe (thính giác) và nhìn (thị giác) thì khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin là : 50%
Mức độ 4 : Kiến thức được người học tiếp nhận khi kết hợp cả hoạt động nghe, nhìn và thảo luận thì khả năng ghi nhớ và lưu trữ là :70%
Mức độ 5 : Kiến thức được người học tiếp nhận khi kết hợp cả hoạt động nghe, nhìn, thảo luận và làm thì khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin đã lên đến 90%.
Từ những kết quả ở trên chúng ta có thể đưa ra những kết luận như sau :
Sự kết hợp nhiều hoạt động của nhiều cơ quan trong khi tìm hiểu về một đối tượng sẽ mang lại kết quả cao hơn, bền vững hơn. Đó cũng là phương pháp dạy – học hiện đại mà chương trình sách giáo khoa hiện nay đang hướng đến.
Các kĩ năng nghe – nhìn – chia sẻ và thực hành được thực hiện đồng thời đã mang lại kết quả giáo dục cao nhất. Trong một giờ học thì công nghệ thông tin giúp cho người dạy và người học dễ dàng thực hiện các hoạt động đó.
PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM.
Muốn ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn ở THCS người giáo viên Ngữ Văn cần nắm vững :
- Nguyên tắc dạy – học môn ngữ văn theo hướng tích hợp
- Vận dụng hài hòa và uyển chuyển các phương pháp dạy – học văn trong trường phổ thông.
- Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin :
+ Biết soạn thảo giáo án bằng phần mềm Microsoft Word.
+ Biết thiết kế một bài trình chiếu bằng phần mềm Microsoft PowerPoint.
+ Biết sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet như : google,...
+ Biết sử dụng và chia sẻ thông tin trên một số trang Web chuyên về giáo dục như : bachkim.vn, giaovien.net, vnthuquan.net, tailieu.vn...
Khi đã đảm bảo được những yêu cầu cơ bản trên , người giáo viên mới có thể bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng CNTT để nâng cao chất lượng giờ dạy của mình theo các bước:
Tìm kiếm và xây dựng ngân hàng dữ liệu cho môn Ngữ văn
2.1.1. Tìm kiếm dữ liệu :
Dữ liệu ngành giáo dục thu thập, biên soạn, tuyển chọn → rất ít và hiếm
Nguồn
Dữ liệu “tự nhiên” trên mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng (media)
Để xây dụng được một giờ học có sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trước hết phải tìm kiếm và xây dựng được ngân hàng dữ liệu. Công việc này đòi hỏi cả thầy và trò đều phải tiến hành.
- Người dạy (thầy) vừa phải tự tìm kiếm thông tin vừa phải hướng dẫn người học (trò) tìm kiếm các thông tin hữu ích cho mình qua hệ thống bài tập chuẩn bị trước khi đến lớp. Ví dụ : khi chuẩn bị học văn bản “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm một số tư liệu :
+ Những bài thơ của các tác giả Việt Nam viết về mùa thu.
+ Những hình ảnh của nhà thơ Hữu Thỉnh.
+ Những bài viết về Nhà thơ cũng như những bài phê bình, đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học về bài thơ “Sang thu”...
- Người học dưới sự hướng dẫn của thầy sẽ sử dụng internet như một công cụ để thu nhập thông tin...
Khi sử dụng công cụ tìm kiếm : google.com.vn
Ta nhập từ khóa “những bài thơ viết về mùa thu” google sẽ cho ta một loạt kết quả :
Ta có thể chọn một trong những trang wed đó để tìm thông tin khi nào thỏa mãn yêu cầu thì có thể lưu trữ những thông tin hữu ích vào thiết bị lưu trữ...
Tương tự như vậy giáo viên có thể dùng từ khóa “nhà thơ Hữu Thỉnh” hoặc “Hữu Thỉnh” để tìm kiếm những thông tin và hình ảnh về nhà thơ Hữu Thỉnh.
Thông thường chúng ta thường tìm kiếm thông tin ở các trang web của nghành giáo dục, tuy nhiên thông tin lại rất ít... nên giáo viên hay phải tìm kiếm thông tin trên các trang mạng khác, những thông tin thu được đôi khi không được kiểm chứng. Người giáo viên phải biết phân loại thông tin, cũng như biết cách hướng dẫn học sinh của mình cách thu nhập và phân loại thông tin, tốt nhất là nên cung cấp cho học sinh một số trang web có thông tin tương đối chính xác như : wikipedia, bachkim.vn, giaovien.net, vnthuquan.net...
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nắm vững chuẩn kiến thức → Xác định khả năng và tình huống ứng dụng CNTT
Dựa vào các công cụ và nguồn sau đây:
- Công cụ tìm kiếm google.com.vn
- Từ điển bách khoa mở ( wikipedia) tiếng Việt
- Các CD: ca nhạc, từ điển bách khoa
- Các đoạn phim, ảnh, sân khấu, video, videoclip...
thông tin đại chúng (media)
Thu thập tư liệu và sắp xếp theo foder
2.1.2 Biên tập, lưu giữ và bổ sung, trao đổi thông tin dữ liệu
Biên tập, lưu giữ và bổ sung,
trao đổi thông tin dữ liệu
- Cần lựa chọn kĩ càng,
- Các nguồn tin phải minh bạch, rõ ràng, chính thống và có nguồn gốc, địa chỉ cụ thể...
Lưu giữ theo hệ thống của riêng mình trong máy tính hoặc đĩa CD, USB một cách khoa học, dễ tìm, dễ kiểm soát → phải luôn luôn mới và hấp dẫn.
Cần trao đổi với đồng nghiệp, với các tác giả SGK, nhà nghiên cứu, nhà văn qua email và các diễn đàn mở...
2.2. Định hướng, quy trình, nguyên tắc, các bước thiết kế BGĐT.
2.3. Xây dựng mục tiêu bài giảng
Sau khi hoàn thành bước 2, ta chuyển sang bước tiếp theo đó là xây dựng mục tiêu bài học, đây không phải là một hoạt động mới mẻ đối với giáo viên vì dù có sử dụng công nghệ thông tin hay không thì trước mỗi bài dạy giáo viên cũng cần xây dụng mục tiêu bài dạy của mình. Ở đây người viết đưa ra một ví dụ cụ thể đó là mục tiêu bài học của văn bản “Sang thu” của Hữu Thỉnh:
Bài “Sang thu” (Hữu Thỉnh)
Chuẩn kiến thức:
Hiểu, cảm nhận giá trị nội dung:
+ Đề tài: Mùa thu
+ Chủ đề: Tình yêu thiên nhiên (Cảm nhận tinh tế) và những suy ngẫm về cuộc đời
Giá trị nghệ thuật:
+ Ngôn từ biểu cảm
+ Nhịp điệu (ngôn từ - nhịp điệu cảm xúc)
+ Hình ảnh (tả thực, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng…)
Xây dựng mục tiêu:
* Kiến thức: theo thang Bloom
- Biết/nhớ:
+ Nêu được được đặc điểm tác giả
+ Trình bày được hoàn cảnh ra đời
+ Thuộc lòng được bài thơ
+ Kể tên được những bài thơ cùng đề tài…
Hiểu:
+ Chỉ ra được mối quan hệ giữa thông tin về tác giả, tác phẩm với nội dung, ý nghĩa bài thơ
+ Phát hiện được những tín hiệu thẩm mĩ của văn bản (các thủ pháp nghệ thuật)
+ Lý giải được hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp này trong việc thể hiên nội dung.
+ Chứng minh được: “ Sang thu” chứa những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và những chiêm nghiệm về cuộc đời…
Vận dụng:
+ Giải thích được nhan đề “Sang thu”
+ Phát biểu được suy nghĩ cá nhân về bài thơ/khổ thơ/hình ảnh thơ
+ So sánh được hình ảnh bầu trời mùa thu trong “Sang thu” và chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến…
* Kĩ năng:
- Sự tự tin vào bản thân
- Lắng nghe, học hỏi
- Ứng xử, giao tiếp
* Thái độ
- Cộng tác nhiệt tình
- Lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật
Thiết kế trình chiếu bằng phần mềm Microsoft PowerPoint
Sử dụng toàn bộ những dữ liệu đã tìm kiếm được cùng chuẩn kiến thức và kĩ năng, để thiết kế một bài trình chiếu phục vụ cho một bài giảng.
Qui trình thiết kế thường trải qua ba bước như hình ảnh minh họa bên dưới:
Và phải tuân theo một số nguyên tắc :
Dưới đây là ba bài trình chiếu của các khối lớp trong số rất nhiều những bài trình chiếu mà tôi đã thiết kế và sử dụng vào giảng dạy trong suốt 3 năm học vừa qua ở trường THCS Viên Nội. Tôi đưa vào đề tài này như những ví dụ minh họa mong các đồng nghiệp rút kinh nghiệm cho tôi :
Bài trình chiếu số 1 : Văn bản “Sang thu” của Hữu Thỉnh ngữ văn 9
Bài trình chiếu số 2 : Hành động nói Ngữ văn 8
Bài trình chiếu số 3 : Ẩn dụ Ngữ văn 6
2.5. Tổ chức giờ dạy trên lớp :
Quá trình lên lớp là quá trình giao tiếp trực tiếp giữa người dạy (thầy) và người học (trò). Đây là quá trình tương tác (có sự tác động qua lại giữa người học và người dạy). Công nghệ thông tin đóng vai trò trung gian (trung chuyển những hiểu biết, những thắc mắc cần được giải đáp...của người học đối với người hướng dẫn) Học sinh sẽ tích cực tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động : nghe – nhìn – chia sẻ - làm.
Với khối lớp 6,7,8:
Mỗi khối có 2 lớp : Khả năng nhận thức của 2 lớp có thể nói là ngang nhau. Tôi chọn các lớp A để thực nghiệm giờ dạy có sử dụng công nghệ thông tin, còn các lớp B tôi lên lớp bình thường mà không có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc. Sau khi giảng dạy giờ thực nghiệm tôi phát phiếu học tập theo hình thức trắc nghiệm (Tetx) để khảo sát kết quả. Tương tự như vậy ở lớp B tôi cũng khảo sát bằng bài tập để so sánh kết quả nhằm khẳng định vai trò của công nghệ thông tin trong việc dạy - học của thầy và trò.
Với khối lớp 9 :
Hai lớp 9 của trường THCS Viên Nội có sự chênh lệch về khả năng nhận thức giữa 2 lớp :
Lớp 9A : chủ yếu là các em học sinh có học lực khá trở lên.
Lớp 9B : Chủ yếu là học sinh yếu kém bởi khả năng nhận thức và ý thức học tập không được tốt.
Để kết quả khảo sát thực nghiệm khách quan hơn nên tôi quyết định chia ngẫu nhiên 2 lớp thành 4 nhóm :
+ 9A thành 9A1 và 9A2
+ 9B thành 9B1 và 9B2
Nhóm 9A1 và 9B1 tham gia giờ dạy có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Nhóm 9A2 và 9B2 tham gia giờ dạy bằng giáo án truyền thống không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Sau mỗi tiết dạy tôi đều kiểm tra khả năng nhận thức, ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học bằng các câu hỏi trắc nghiệm. Từ đó có những kiến giải, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn ở những giờ dạy tiếp theo.
2.6. Tương tác với học sinh sau giờ học
IV- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
1 - Kết quả :
Nói chung với các giờ dạy có sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Người giáo viên sẽ :
- Phải viết bảng ít hơn rất nhiều, có nhiều thời gian cho việc quan sát và tổ chức lớp học.
- Thời gian truyền tải một đơn vị kiến thức đến cho học sinh ngắn hơn do học sinh được tiếp cận với kiến thức qua nhiều kênh thông tin khác nhau: Kênh hình, kênh chữ, âm thanh, hình ảnh, kết hợp vời lời giảng, dẫn dắt của người thầy đã giúp học sinh làm chủ kiến thức nhanh hơn.
Với học sinh:
- Khả năng ghi nhớ thông tin, kiến thức của học sinh là tốt hơn vì có sự lên hệ bằng nhiều giác quan.
- Giờ học có sử dụng Công nghệ thông tin sôi nổi hơn. Các bài tập trong sách giáo khoa được học sinh giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do tôi đã biến tấu các bài tập đó thành các trò chơi: Ở lớp 6 thì đó là trò trơi ghép hình; lớp 9 đó là trò chơi giải ô chữ Ôlimpia…
- Tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh trong việc tiếp xúc với Công nghệ thông tin, khi bài dạy của thầy được thiết kế kết hợp giữa PowerPoint và Violet. Vì để điền thông tin cần thiết khi giải các bài tập thì học sinh phải tự mình nhập thông tin đó qua bàn phím của máy tính.
KẾT QUẢ CỤ THỂ NHƯ SAU:
Với khối lớp 6,7, 8 :
Lớp thực nghiệm
Lớp không thực nghiệm
- Giải quyết hết hệ thống bài tập trong sách giáo khoa.
- Giải quyết không hết hệ thống bài tập trong sách giáo khoa.
- Tìm được ví dụ
- Tìm được ví dụ.
- Biết sử dụng thành thạo
(đặt câu có sử dụng ẩn dụ)
- Khả năng sử dụng không tốt lắm
Cùng với một câu hỏi : Em hãy đặt một câu có sử dụng phép ẩn dụ ?
Khả năng
đáp ứng
Lớp 6 A
Lớp 6 B
Số lượng
%
Số lượng
%
Đúng
30
90
20
62,5
Sai
3
10
12
37,5
2- Những kinh nghiệm rút ra khi thực nghiệm :
- Ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhưng không có nghĩa là bỏ qua tất cả những phương pháp đặc trưng bộ môn. Ngược lại muốn CNTT phát huy hết khả năng ưu việt của nó người thầy cần phải nắm thật vững các phương pháp và nguyên tắc dạy học theo đặc trưng bộ môn. Công nghệ thông tin chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho giờ dạy và học của thầy và trò mà thôi.
- Giờ dạy bằng giáo án điện tử nhưng người dạy không thể thoát ly hoàn toàn với việc sử dụng bảng, nên theo tỉ lệ 40/60 (60% máy chiếu, 40% viết bảng)
- Khi thiết kế giáo án trình chiếu nên chú ý các điểm sau :
* Về hình thức :
+ Nên soạn thảo bài trình chiếu của mình trên bảng mã Unicode, phông chữ Times New Roman. Vì đây là bảng mã thông dụng, được dùng nhiều nhất trên Internet sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người giáo viên khi chia sẻ, hoặc nhờ bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng bài giảng của mình hoàn thiện hơn.
+ Chọn nền và chữ phải tương phản với nhau (nền màu tối, chữ màu sáng và ngược lại)
+ Không nên Chèn quá nhiều hình ảnh hoặc đưa quá nhiều chữ (đơn vị kiến thức) vào cùng một Slide.
+ Không sử dụng quá nhiều hiệu ứng khác nhau. Đối với chữ nên chọn hiệu ứng Wipe cho xuất hiện theo hướng từ trái sang phải vì kiểu hiệu ứng này làm cho chữ xuất hiện giống như người giáo viên viết bảng.
* Về nội dung :
+ Mỗi bài trình chiếu cho một tiết dạy 45 phút thì không nên quá 20 slide
(trang) đảm bảo mỗi trang có trung bình 2 phút.
+ Mỗi đơn vị kiến thức được hiện trong bài trình chiếu chỉ nên đưa ra những kiến thức khái quát nhất, thường là các neo nhấn kiến thức để học sinh ghi nhớ thông tin tốt hơn.
C - KẾT LUẬN
Đây mới chỉ là những kinh nghiệm bước đầu của tôi sau một thời gian nghiên cứu và thực nghiệm nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các đồng nghiệp bổ xung để ngày càng hoàn thiện hơn, có ích hơn trong việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Xin chân thành cảm ơn !
Viên Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011
Người viết
NguyÔn Toµn Th¾ng
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
……………………………………………………..…………………….………
……………………………………………………..………………….…………
………………………………………………..…………………….……………
……………………………………………….……………………..……………
……………………………………………………..…………………….………
……………………………………………………..………………….…………
………………………………………………..…………………….……………
……………………………………………….……………………..……………
……………………………………………………..…………………….………
……………………………………………………..………………….…………
………………………………………………..…………………….……………
……………………………………………….……………………..……………
……………………………………………………..…………………….………
……………………………………………………..………………….…………
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
A
Đặt vấn đề :
Lý do chọn đề tài
1
B
Giải quyết vấn đề :
2
I - Khảo sát thực tế
2
II - Thời gian và phạm vi thực hiện đề tài
3
III – Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm
3
1. Cơ sở khoa học của đề tài
3
1.1 CNTT với việc nâng cao năng lực – trình độ người giáo viên Ngữ văn
3
1.2. CNTT với việc đổi mới phương pháp dạy – học môn ngữ văn.
4
2. Phương pháp thực nghiệm
6
Tìm kiếm và xây dựng ngân hàng dữ liệu cho môn Ngữ văn
6
Định hướng, quy trình, nguyên tắc, các bước thiết kế BGĐT.
10
Xây dựng mục tiêu bài giảng
12
2.4 Thiết kế trình chiếu bằng phần mềm Microsoft PowerPoint
13
2.5 Tổ chức giờ dạy trên lớp
34
2.6 Tương tác với học sinh sau giờ học
35
IV- Kết quả thực nghiệm và bài học kinh nghiệm
36
C
Kết luận
39
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 63.doc