MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương Pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 3
7. Cấu trúc của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC 4
1.1. Giới thuyết thuật ngữ. 4
1.1.1. Khái niệm về văn hóa và văn minh 4
1.1.2. Khái niệm về vai trò và ý nghĩa 5
1.2. Vài nét về lịch sử và những thành tựu của nền văn minh
Trung Quốc 5
1.2.1. Về lịch sử 5
1.2.2 Những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc 9
Chương 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHÁT MINH LỚN
VỀ KỸ THUẬT CỦA NẾN VĂN MINH TRUNG QUỐC 18
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến những thành tựu về khoa học kỹ thuật
của văn minh Trung Quốc. 18
2.1.1. Yếu tồ về điều kiện tự nhiên 18
2.1.2. Yếu tố về kinh tế, xã hội 19
2.2 Những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. 22
2.2.1 Giấy 22
2.2.2 In 24
2.2.3 La bàn 25
2.2.4 Thuốc súng 26
2.3 Vai trò của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh
Trung Quốc 27
2.3.1 Vai trò đối với đất nước Trung Quốc 27
2.3.2 Vai trò đối với Thế giới 29
2.4 Ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh
Trung Quốc 31
2.4.1 Ý nghĩa đối với đất nước Trung Quốc 31
2.4.2 Ý nghĩa đối với Thế giới 32
PHẦN KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay phần đông các nhà khoa học công nhận một thực tế rằng tất cả các nền văn minh đều hình thành, phát triển và suy tàn. Nhưng văn minh nhân loại là phát triển không ngừng bởi vì nó kế thừa những di sản của các nền minh suy tàn trước đó để lại như một quy luật bất biến của lịch sử nhân loại. Qua đó, ta nhận thức được rằng, các nền văn minh dù lớn hay nhỏ thì cũng là thành quả sáng tạo của con người. Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh với những thành tựu của nó đã khẳng định được vai trò to lớn của con người, của quần chúng lao động chứ không phải do tự nhiên mà có. Những thành tựu văn minh là kết quả chung của loài người đã sáng tạo nên qua bao thế hệ, trở thành kho tàng tri thức chung của mọi cộng đồng được tích lũy trong suôt tiến trình lịch sử.
Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời và có tính liên tục nhất trên thế giới. Lịch sử Trung Quốc là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đáo tuy ra đời sau các nền văn minh khác như văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ nhưng tồn tại lâu nhất. Nền văn minh Trung Quốc đã cống hiến cho nhân loại những thành tựu hết sức to lớn như: chữ viết, văn hóa, kiến trúc, tư tưởng, . Trong số những thành tựu đó thì bốn phát minh lớn về kỹ thuật đã khẳng định được bước nhảy vọt về khoa học kỹ thuật của văn minh Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói chung. Bốn phát minh lớn này không chỉ có vai trò và ý nghĩa lớn đối với thời đại xưa, mà nó còn được nhân loại không ngừng cải tiến phục vụ cho nhu cầu của con người thời đại ngày nay.
Nhận thức được điều đó nên chúng tôi chọn đề tài “Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”. Để một lần khẳng định những đóng góp, vai trò to lớn của nền văn minh Trung Quốc đối với nền văn hóa, văn minh nhân loại. Qua việc tìm hiểu những phát minh đó cũng cho phép chúng tôi hiểu hơn về con người và đất nước Trung Quốc. Qua đó, có cái nhìn về nền văn hóa, văn minh dân tộc ta trong sự đối sánh với nền văn minh Trung Quốc.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về nền văn minh Trung Quốc ở nước ta, từ xưa đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau có giá trị lớn. Trong đó, tập trung nhiều nhất là các công trình nghiên cứu tập trung về vấn đề lịch sử, tư tưởng hoặc đó là các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn minh dân tộc Việt Nam trong quá trình tiếp biến với nền văn hóa, văn minh Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nền văn minh Trung Quốc, đặc biệt là những thành tựu của nền văn minh này trong thời kỳ cổ đại thì lại còn rất hạn chế, chỉ mới bắt đầu trong vài thập kỷ trở lại đây. Đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị như: Đàm Gia Kiện (1993), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đỗ Đình Hãng (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, tập II: Văn minh Trung Quốc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Hoàng Minh Thảo (1997), Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Vũ Dương Minh (2007), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục Những công trình trên bước đầu đã chỉ ra được những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc, trong đó có dành các bài viết nhỏ nói về bốn phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. Chứ chưa có một tác giả nào dành thời gian, công sức và tâm huyết để xây dựng một công trình chuyên sâu về bốn phát minh lớn này.
Cũng chính vì vậy, việc nghiên cứu về “Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”. Đang còn là một vấn đề khá mới mẻ. Kế thừa từ những bài viết nhỏ của các công trình trên về việc bước đầu đã liệt kê, phân tích bốn phát minh lớn đó của văn minh Trung Quốc. Chúng tôi muốn xây dựng một bài viết chuyên sâu hơn về vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài “Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc”, trong bài luận này chúng tôi nhằm các mục đích sau:
- Chỉ ra và khẳng định bốn phát minh lớn về kỹ thuật của văn minh Trung Quốc.
- Phân tích vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn này, đối với văn minh
Trung Quốc nói riêng và văn minh nhân loại nói chung.
- Qua việc tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn đó, để hiểu hơn về con người và văn hóa Trung Quốc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu: Do những hạn chế nhất định, nên ở đề tài này chúng tôi không thể đi sâu vào những thành tựu về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. Mà chỉ tìm hiểu, nghiên cứu về bốn phát minh lớn về kỷ thuật: giấy, nghề in, la bàn và thuốc súng. Từ đó, tập trung chỉ ra vai trò và ý nghĩa của bốn phát minh lớn này đối với nền văn hóa văn minh Trung Quốc và thế giới.
5. Phương Pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp so sánh, liên ngành
6. Đóng góp của đề tài
- Công trình nghiên cứu này đóng góp vào công trình nghiên cứu về vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc và kho tàng tri thức của nhân loại.
- Việc nghiên cứu đề tài này góp phần giúp cho sinh viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về những phát minh lớn về kỹ thuật cuả văn minh Trung Quốc. Từ đó hiểu thêm về nền văn minh Trung Quốc và con người nơi đây.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận ra, bài tiểu luận của chúng tôi chia thành hai chương.
Chương 1: Tổng quan về nền văn minh Trung Quốc
Chương 2: Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10919 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò và ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
Lý Bạch (701 – 762) được gọi là Thi tiên (ông tiên trong làng thơ).Ông đã dể lại 1200 bài thơ về đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người nông dân, nỗi đáng cay của chinh phụ, thương phụ… Nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng. Tác phẩm tiêu biểu : “Hành lộ nan” (đường đi khó), “Vọng lí Sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi Lư)
Đỗ Phủ (712 – 770) được gọi là Thi thánh - vị thánh trong làng thơ. Thơ Đỗ Phủ thấm đẫm máu và nước mắt của nhân dân trong thời buổi loạn ly - Người đời gọi thơ ông là một tập Thi Sử, bởi người viết sử đứng trên quan điểm của dân đen, coi nỗi đau của họ như nỗi đau của chính mình. Thơ ông thể hiện tư tưởng nhân đạo lớn lao. Ông để lại 1400 bài thơ
Bạch Cư Dị (772 – 846): Kế thừa truyền thống thơ ca hiện thực của Đỗ Phủ, góp phần đưa thơ Đường đến tột đỉnh vinh quang. Tiêu biểu là “Trường hận ca” và “Tỳ Bà Hành”
Tiểu thuyết : Đặc biệt phát triển vào thế kỉ XIV – XVII. Thời kì này thuộc hai triều đại Minh (1368 -1644) và Thanh (1644 – 1911) bởi vậy còn gọi là tiểu thuyết Minh – Thanh . Thời kì này, kinh tế thương nghiệp phát triển, nhiều đô thị lớn hình thành. Trong các buổi hội hè thường xuất hiện các nghệ nhân kể chuyện, đề tài của họ thường là những sự tích lịch sử. Các nhà văn thời Minh và Thanh đã sưu tầm các truyện kể ấy, gia công thêm bớt trau chuốt văn chương, hình thành hàng loạt bộ tiểu thuyết có giá trị. Trong hơn 300 bộ tiểu thuyết, nổi tiếng là các tác phẩm :
Thuỷ Hử - kể về một số nhân vật anh hùng cuối thời Bắc Tống, do bị bức hại mà phải lên Lương Sơn Bạc , qua đó phản ánh sâu sắc sự áp bức giai cấp ở thời Bắc Tống, vạch trần tội ác của xã hội phong kiến, biểu hiện lòng bất mãn và ý chí phản kháng của quàn chúng nhan dân lao động.
Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Chung) : tá phẩm kể lại lịch sử gần một thế kỉ từ năm 184 – 280 SCN, chủ yếu khắc hoạ cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự phức tạp giữa ba nước : Nguỵ, Thục, Ngô
Tây du kí (Ngô Thừa Ân) viết về chuyện nhà sư Huyền Trang và các đồ đê sang Ấn Độ đi lấy kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan nguy hiểm cuối cùng đã đạt được mục đích.
Nho lâm ngoại sử là một bộ tiểu thuyết trào phúng viết về chuyện làng nho. Qua tác phẩm này, Ngô Kính Tử đả kích chế độ thi cử đương thời và mỉa mai những cai xấu xa của tàng lớp trí thức dưới chế độ thi cử đó
Hồng lâu mộng (Tào thuyết Cần) viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và câu chuyện yêu đương giữa một đôi thiếu niên nhưng qua đó, tác giả vẽ lên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Hồng lâu mộng được đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc.
1.2.2.3 Sử học
Trung Quốc là một nước rất coi trọng lịch sử, bởi vậy sử học ở Trung Quốc phát triển rất sớm và Trung Quốc có một kho tàng sử sách rất phong phú và đạt được nhiều thành tựu.Thời Hoàng Đế đã có sử quan.Thời Tây Chu đã có viên quan ghi chép sử. Thời Tấn-Sở, Lỗ cũng có những chức quan ghi chép sử sách. Quyển sử tốt nhất là biên niên của nước Lỗ. Cơ sở đó Khổng Tử biên soạn thành sách xuân thu, đây được coi là quyển sử tư nhân biên soạn sớm nhất ở Trung Quốc.Thời Chiến Quốc, có nhiều sách sử quan trọng: Tả truyện, Chiến quốc sách…Thời Tây Hán, sử học trở thành một lĩnh vực độc lập, Tư Mã Thiên là người đặt nền móng. Sử kí là bộ sử đầu tiên do ông ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ. Ghi chép nội dung, sự kiện xảy ra trong cung điện và những hiện tượng thiên nhiên (ít phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động). Các tác phẩm sử kí được viết theo lối kể chuyện.Đây là một công trình nổi tiếng, là sử gia đầu tiên ghi chép lịch sử của một nước, mặc dù còn hạn chế nhưng ông vẫn được mệnh danh là cha đẻ của sử học Trung Quốc. Thời Đường, có cơ quan biên soạn sử sách gọi là Sử Quán. Từ đó về sau các bộ sử đều do nhà nước biên soạn Thời Minh – Thanh, Trung Quốc biên soạn nhiều bộ sử sách quí (26bộ): Sử thông, Thông điển, Vĩnh Lạc Đại Điển, Tứ Khố Toàn Thư.
Sử kí còn có giá trị văn học, mở đầu cho một thể loại văn học. Đó là truyện kí lịch sử. Cũng chúnh bắt đầu từ sử ký mà Trung Quốc trở thành nước có nhiều truyện lịch sử nhất thế giới.
Từ đời Hán trở đi việc viết sử được tiến hành liên tục. Các tác phẩm tiêu biểu: Hán Thư, Hậu Hán Thư, Tuỳ Thư, Đường Thư, Tống Sử, Minh Sử, Thanh Sử.
Từ đời Đường, nhà nước đã quan tâm đến sử học bằng các hình thức lập Quốc sử quán trở thành một hệ thống, soạn ra bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của nhân loại : “Vĩnh lạc đại điển” do 2000 học giả biên soạn trong năm năm (thời nhà Minh/Minh Thành tổ/Vĩnh Lạc)
1.2.2.4 Nghệ thuật
Về nghệ thuật đất nước Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu. Hai lĩnh vực
lớn đạt nhiều thành tựu là kiến trúc và hội hoạ
Kiến trúc : Trung Quốc là nơi lưu giữ được nhiều công trình đời xưa nhất, sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Các công trình kiến trúc bao giờ cũng có nhiều mái, thường theo lối mái cong.
Gắn liền với kiến trúc là điêu khắc. Trên các công kiến trúc có nhiều tác phẩm điêu khắc, không phô trương, không có quy mô to lớn. Tiêu biểu có các công trình sau :
Cố đô Bắc Kinh (Tử Cấm Thành) : xây dựng khoảng 1406 – 1420 (đời vua Vĩnh Lạc). Cố kinh từ đó trở thành nơi ở của 24 triều vua Minh Thanh. Hiện nay vẫn còn 100 toà cung điện, và 8600 gian. Trong quần thể kiến trúc này, lớn nhất là điện Thái Hoà và điện Trung Hoà
Di Hoà Viên : Một vườn hoa xây dựng cách thành phố Bắc Kinh 18km về phía Tây Bắc, xây dựng từ năm 1888 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Từ Hy Thái Hậu. Vườn hoa được xây dựng bằng số tiền 35 triệu lạng bạc mà Quang Tự dùng để xây dựng lực lượng hải quân.
Định Lăng : Ngôi mộ của vua Vạn Lịch được xây dựng trong khu Thập tam lăng, ở phía Tây Bắc thủ đô Bắc Kinh. Công trình này có nhiều kiến trúc như nhà thờ, nhà để bia..
Vạn Lý Trưởng Thành : Do ba nước Tần, Yên, Triệu thời Chiến Quốc xây dựng nhằm ngăn chặn người Hung Nô từ phương Bắc tràn xuống dài hơn 6.700 km chạy ua 6 tỉnh xây trên địa hình núi cao, có nơi cao 1000m, vực thẳm, lũng sâu, cồn cát gồm 4 bộ phận chủ yếu : tuờng thành, cửa ải, tháp canh, phong hoả đài.
1.2.2.5 Tư tưởng và tôn giáo
Lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc rất phong phú, đạt thành tựu rất cao, trong đó quan trọng nhất là các phái : Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Và trong 4 nhà Đạo này, nổi bật là tư tưởng Nho gia
Thời Xuân Thu là thời rối loạn về xã hội và chính trị : nội chiến liên miêm giữa các nước chư hầu để giành quyền bá chủ. Những mối quan hệ khác: vua tôi, cha con, vợ chồng rối loạn. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng muốn tìm ra giaỉ pháp ổn định lại trật tự xã hội đương thời. Trong số đó có Khổng Tử - người sáng lập Nho giáo. Các sách do Khổng Tử chỉnh lí có 6 bộ, về sau gọi là Lục kinh: Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu. Sách Luận ngữ thì do môn nhân đệ tử ghi chép lời của ông đàm thoại với học trò. Luận ngữ là một cống hiến vô cùng quan trọng của ông cho hậu thế, cho nền văn hiến Phương Đông cổ đại. Có thể tiếp cận tư tưởng Khổng Tử từ ba mặt:
Tư tưởng chính trị : ông đưa ra lý tưởng về một thế giới Đại đồng. Đó là thế giới không còn cảnh rối loạn, xã hội công bằng, Khổng Tử cũng đề cập đến tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
Tư tưởng đạo đức: Khổng Tử rất coi trọng vì đó là những chuẩn mực để duy trì trật tự xã hội, ông cho rằng xã hội rối loạn là do con người đối xử với nhau chẳng ra gì. Vì vậy học thuyết của ông được coi là Nhân và Lễ. Các khái niệm của học thuyết này khi được vận dụng đúng đắn sẽ tạo ra cảm hứng trách nhiệm của con người, khiến cho con người có mục đích sống rõ ràng và trở nên hữu ích cho cuộc đời.
Tư tưởng giáo dục : Khổng Tử có những đóng góp rất quan trọng, là người đầu tiên sáng lập ra chế độ giáo dục tư thục ở Trung Quốc – Giáo dục mở rộng từ tầng lớp quý tộc đến tầng lớp thứ dân. Ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò (3000 người), trong đó có 72 người nổi tiếng tham gia trong tất cả các lĩnh vực.
Nho gia đã ảnh hưởng sâu sắc rộng trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chính trị trị trong xã hội phong kiến cũng như các nước đồng văn như Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam
1.2.2.6 Khoa học tự nhiên
Cách ngày nay trên bốn ngàn năm, khoa học tự nhiên của Trung Quốc đã có những thành tựu rực rỡ
* Thời cổ đại
Thiên văn học ra đời rất sớm, đạt nhiều tiến bộ ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Đó là sự ghi chép lại các lần nhật thực (37 lần trong vòng 242 năm), các vì tinh tú (800 vì tinh tú, trong đó có 120 vì tinh tú được xác định). Bảng ghi chép các hành tinh khác của người Trung Quốc – “Cam Thạch Tinh” có từ thời Xuân Thu, được coi là bảng ghi chép các vì sao xưa nhất thế giới. Thế kỉ VII TCN, người Trung Quốc đã biết dùng một cái cọc đứng để đo bóng mặt trời (gọi là Thổ khuê), qua đó đã xác định được ngày hạ chí và đông chí, làm cho cách tính lịch ngày càng chính xác.
Lịch: Yêu cầu của sản xuất nông nghiệp đã làm cho người Trung Quốc biết làm lịch từ rất sớm. Đến đời Thương, họ đã phát minh ra lịch - âm lịch. Lich pháp âm lịch cho đến nay, vẫn còn đang được sử dụng song song với dương lịch ở Trung Quốc.
Y học: Từ thời Chiến Quốc, các thầy thuốc đã biết giải phẫu cơ thể người, biết nội tạng và bộ máy tuần hoàn của người, chuẩn đoán bệnh qua bắt mạch, châm cứu, sắc thuốc để chữa bệnh. Đặc biệt, thời kì này đã xuất hiện nhiều cuốn sách có tính chất tổng kết về y học và dược học như: “Hoàng đế nội kinh”, “Sơn hải kinh”...
Ngoài các lĩnh vực khoa học trên, những tri thức về toán học, lý học, nông học, sinh vật học cũng đạt tới trình độ cao.
* Thời trung đại
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu rực rỡ của thời cổ đại, Trung Quốc đã có những cống hiến suất xắc cho nền văn minh của nhân loại ở các lĩnh vực toán học, thiên văn học và y dược.
Toán học: Tìm ra các phương pháp tính diện tích ruộng đất theo các hình khác nhau; tính khối lượng đất trong các công trình xây đắp thành, đào hào; tính giá tiền lương thực, gia súc. Các phương pháp này được ghi lại thành cuốn sách “Cửu chương toán thuật” (Đời Hán). Thời Nam - Bắc triều, người Trung Quốc đã phát hiện ra số pi chính xác đến con số thập phân thứ 10
Thiên văn học: Người Trung Quốc thời Tần – Hán đã phát minh ra nông lịch, chia một năm ra thành 24 tiết, giúp nông dan dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất, đời Đông Hán đã biết chế tạo ra “địa động nghi”, một dụng cụ đo phương hướng động đất khá chính xác.
Y dược: Nhiều thầy thuốc giỏi và sách quý chữa bệnh đã xuất hiện từ thời Hán. Các phương pháp khám, chữa bệnh: hỏi, nghe, bắt mạch, châm cứu, dùng thuốc và phẫu thuật. Thời Đông Hán, có tác phẩm y học nổi tiếng của Trương Trọng Cảnh: Thương hàn tạp bệnh. Từ Thời Hán về sau, Trung Quốc có nhiều thầy thuốc giỏi: tiêu biểu là Hoa Đà. Ông chữa được bách bệnh, dùng rượu để gây tê khi mổ. Ông là người đầu tiên kêu gọi mọi người tập thể dục để chữa bệnh, ông sáng chế ra những bài tập thể dục bắt trước theo các con vật. Thời Minh có thầy thuốc nổi tiếng về y dược, Lý Thời Trân, ông đã tìn được nhiều loại cây thuốc để chữa bệnh, được trình bày trong tác phẩm “Bản thảo cương mục”.
Nhà nước xuất hiện sớm, cùng với chữ viết và những thành tựu lớn lao của nền văn hoá Trung Quốc thời cổ trung đại đã làm cho Trung Quốc trở thành một đất nước có nền văn minh rực rỡ.
Chương 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHÁT MINH LỚN VỀ KỸ THUẬT CỦA NẾN VĂN MINH TRUNG QUỐC
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến những thành tựu về khoa học kỹ thuật của văn minh Trung Quốc.
2.1.1. Yếu tồ về điều kiện tự nhiên
Trung Quốc là một nước lớn nằm ở Đông bắc Á, có hai con sông lớn chảy qua: Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử), hai con sông đã bồi đắp cho Trung Quốc những vùng đất phù sa rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là nông nghiệp. Do lãnh thổ trải rộng nên Trung Quốc có phong cảnh tương đối đa dạng, phía tây có nhiều cao nguyên và núi non, trong khi phía đông đất đai bằng phẳng và thấp hơn. Do vậy, hầu hết các con sông chính đều chảy từ tây sang đông, trong đó có Dương Tử, Hoàng Hà và Hắc Long Giang cũng như chảy từ phía tây về phía nam như Châu Giang, Mê Kông, và Brahmaputra), và tất cả các sông này đều đổ ra Thái Bình Dương, trừ Brahmaputra đổ ra Ấn Độ Dương. Hầu hết các vùng đất trồng trọt được đều nằm dọc theo hai con sông chính là Dương Tử và Hoàng Hà, và đây cũng là trung tâm phát sinh các nền văn minh cổ đại rực rỡ của Trung Quốc.. Khi mới thành lập Trung Quốc chỉ là một vùng đất nhỏ ở lưu vực sông Hoàng Hà, lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng dần. Từ thế kỉ III TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, không ngừng đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ của Trung Quốc cơ bản như ngày nay.Về phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải là các đồng bằng phù sa rất đông dân; còn bờ biển của Biển Đông ("Nam Hải Trung Quốc") và miền nam Trung Quốc có nhiều đồi núi và dãy núi thấpVề phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải là các đồng bằng phù sa rất đông dân; còn bờ biển của Biển Đông ("Nam Hải Trung Quốc") và miền nam Trung Quốc có nhiều đồi núi và dãy núi thấp. Về phía tây, miền bắc có đồng bằng phù sa lớn (bình nguyên Hoa Bắc), còn miền nam có cao nguyên đá vôi mênh mông bao phủ bởi các ngọn đồi với độ cao tương đối, trong đó dãy Himalaya có đỉnh cao nhất là ngọn Everest. Phía tây bắc cũng có các cao nguyên khá cao trong các vùng đất sa mạc khô cằn như Takla-Makan và sa mạc Gobi ngày càng mở rộng. Do hạn hán kéo dài và có thể là kỹ thuật canh tác kém nên các cơn bão cát đã ngày càng phổ biến vào mùa xuân ở Trung Quốc. Các trận bão cát thổi xuống tận phía nam Trung Quốc, Đài Loan, và có cả dấu vết ở Bờ Tây Hoa Kỳ. Biên giới tây nam của Trung Quốc có nhiều núi cao và thung lũng sâu phân cách với các nước Myanma, Lào và Việt Nam. Trung Quốc có loài người xuất hiện từ rất sớm, gần đây người ta tìm thấy dấu tích của người vượn ở vùng Vân Nam, có niên đại 1.700.000 năm. Thời cổ đại là sự kết hợp của nhiều giống người. Cư dân đến cư trú sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà thuộc giống người Mông Cổ đó là người Hạ và người Thương (không phải là dân bản địa), người Hạ và người thương đồng hoá nhau cho ra đời bộ tộc Hoa Hạ (tiền thân người Hán sau này).Ở lưu vực sông Trường Giang là địa bàn cư trú của người Man, Di. Đến thời xuân thu bị người Hoa Hạ đồng hoá.Tên nước Trung Quốc thường được đặt tên theo tên của các triều đại. Người Trung Quốc cho rằng họ là quốc gia văn minh, là trung tâm của thiên hạ, các nước xung quanh chỉ là chư hầu, man di lạc hậu. Từ đó họ có tên là Trung Hoa. Đến năm 1912, khi triều đại cuối cùng của Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn, tên Trung Hoa chính thức trở thành tên nước Trung Quốc.Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc tạo ra một lớp người có đặc tính bình tĩnh và thâm trầm.
2.1.2. Yếu tố về kinh tế, xã hội
Thời cổ đại
Nhà Hạ :Về tình hình kinh tế - xã hội, thời đại này người Hạ đạ biết chế tạo, sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng và có dấu hiệu xuất hiện văn tự.
Vào thời nhà Thương, trình độ sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất còn lạc hậu (đồ sắt chưa phổ biến). Về văn hoá đã phát minh ra chữ viết, đã quan sát được sự vận hành của mặt trăng, các vì sao, tính chu kỳ lên xuống của nước sông, làm ra âm lịch, lịch mùa dựa trên “can” và “chi”. Về tư tưởng, con người ở thời nhà Thương đã bước vào giai đoạn thờ tổ tiên thay cho tín ngưỡng Tô tem giáo.
Khoảng thế kỷ XI tr.CN, Chu Vũ Vương – con trai Chu Văn Vương đã diệt vua Trụ nhà Thương, lập nên nhà Chu, đóng đô ở Thiểm Tây ngày nay, phía tây nước Chu, gọi là Tây Chu, đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Hình thái kinh tế - xã hội thời Tây Chu có những đặc điểm cơ bản sau: Nhà Chu thực hiện chế độ quốc hữu về tư liệu sản xuất (ruộng đất) và sức lao động. Về nguyên tắc, ruộng đất và mọi thành viên đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu. Trong xã hội có sự phân chia thành hai hạng người, đó là quân tử (quý tộc) và tiểu nhân (kẻ hèn) Sự phân công lao động, chia tách xã hội lần thứ nhất chưa triệt để. Về tư tưởng có sự gắn chặt giữa thần quyền và thế quyền
Thời Xuân Thu (khoảng 770 – 475 tr.CN).
Thời Chiến Quốc (475 – 221 tr.CN):
Về lực lượng sản xuất: Đồ sắt phát triển khá phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đã có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội.
Về chính trị: Thời Xuân Thu, mệnh lệnh của Thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự biến chuyển sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau.
Thời kì trung đại
Chế độ phong kiến được xác lập dưới thời nhà Tần và sau đó tiếp tục phát triển dưới thời nhà Hán. Vua Tần tự xưng là Hoàng đế, có ý coi mình là đấng tối cao, vua của các vua. Vua đầu tiên là Tần Thuỷ Hoàng đã khởi đầu việc xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến, trong đó Hoàng đế có quyền tuyệt đối.. Tần Thủy Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.
Nhà Tần trị vì được 15 năm thì nhà Hán lên thay. Các hoàng đế nhà Hán tiếp tục củng cố chính quyền, và mở rộng hình thức tiến cử con em của các gia đình địa chủ. Bộ máy chính quyền trung ương, gọi là triều đình, có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ. Đây là chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước. Ngoài ra còn có các chức quan coi giữ binh mã, tiền tài, lương thực, tư pháp. Các địa phương được Hoàng đế chia thành quận, huyện, đặt các chức quan Thái thú (ở quận) và Huyện lệnh (ở huyện). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước. Nhưng Tần Thủy Hoàng cũng là ông vua tàn bạo, đã bắt hàng trăm người đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn,... Vì thế, nông dân khắp nơi nổi dậy chống lại và lật đổ nhà Tần. Các vua thời nhà Hán đã xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch, khuyến khích họ nhận ruộng đất và khai khẩn đất hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhờ thế, kinh thế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước đã vững vàng. Nhà Hán còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Nhật Bản, thôn tính các nước phương bắc.
Các vua Tần, Hán còn chú ý đến việc xây dựng và phát triển nền kinh tế. Nhà nước ban bố nhiều chính sách nhằm khuyến khích sản xuất. Nhà Tần định hệ thống tiền tệ chung, thống nhất đơn vị đo lường và mở thêm đường giao thông. Nhà Hán lại chú trọng công việc thuỷ lợi. Việc sử dụng cày sắt và trâu bò kéo đã khá phổ biến, sản lượng nông nghiệp tăng hiưn trước. Kho lương thực nhà nước khá dồi dào. Cùng với nông nghiệp, nghề thủ công cũng phát đạt. Việc khai thác mỏ và nghề rèn đúc đồ sắt, đồ đồng được mở mang. Một số ngành thủ công khác như dệt vải, lụa, gấm vóc và làm giấy đã sớm trở thành nghề truyền thống, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt. Việc trao đổi buôn bán đã được tiến hành thuận lợi và rộng rãi trong nước. Kinh đô Trường An (thuộc tỉnh Thiểm Tây) và một số thành thị khác như Lạc Dương, Thành Đô… trở thành những nơi buôn bán khá sầm uất. Các hoàng đế Trung Quốc sớm có tham vọng chiếm nhiều đất đai của các nước khác. Nhà Tần và nhà Hán đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược để thôn tính, đồng hoá các nước xung quanh. Đó là các cuộc hành quân xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam, chiếm nước Nam Việt. Nhưng các cuộc chiến tranh liên miên, hao người tốn của đã làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Trung Quốc lại bước vào thời kỳ loạn lạc kéo dài hàng mấy thế
2.2 Những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc.
2.2.1 Giấy
Kĩ thuật làm giấy, một trong bốn phát minh lớn cuả Trung Quốc đã có hai ngàn năm lịc sử. Trước khi lam được giấy, người Trung Quốc đã viết trên thẻ tre, thẻ trúc, phiến gỗ, lụa... những văn bản này hoặc nặng nề, cồng kềnh, hoặc đắt tiền, cho nên không thể dùng một cách rộng rãi. Trong quá trình nghiên cứu một số ngôi mộ cổ có niên đại Tây Hán (206 tr. CN – 235 CN) ở Tây An, Cam Túc, các nhà khoa học đã tìm thấy giấy, có loại thô ráp, có lẽ chỉ dùng để gói bọc; có loại trắng, mịn, có thể dùng ghi chép. Đến khoảng cuối đời Hán sử sách đã ghi việc dùng giấy để sao chép kinh Phật. Tuy nhiên nguyên liệu làm giấy ở thời đó vẫn còn hiếm, giá thành cao, cho nên việc sản xuất giấy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Cần phải tìm ra một nguyên liệu làm giấy dồi dào hơn, dễ kiếm do đó giá rẻ hơn và một kĩ thuật làm giấy tiên tiến hơn. Đó là một yêu cầu bức thiết của một thời đại mà các hoạt động ngôn ngữ viết đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thái Luân - người Đông Hán (23 – 220) giữ chức Thượng phương lệnh, chuyên quản việc chế tạo các vật phẩm cần dùng cho triều đình, đã dày công tìm tòi nghiên cứu thí nghiệm, cuối cùng đã đáp ứng được nhu cầu nói trên. Ông dùng sơ đay, giẻ rách, lưới đánh cá cũ hỏng...., ngâm nước cho mủn ra, cho vào nồi nấu rồi đem giã thành bột nhuyễn, tiếp đó đem thứ bột nhiễm này dàn thành màng mỏng trên một tấm mành tre, rồi đem hong cho khô; cuối cùng nhẹ tay bóc lớp màng mỏng đó ra khỏi mành, thế là thu được một tờ giấy khá mịn.
Năm Nguyên Hưng thứ sáu đời Hán Hoà Đế (năm 105) Thái Luân dùng loại giấy này dâng lên triều đình. Cách làm giấy của ông được phổ biến rộng rãi vì nguyên liệu dễ kiếm, quy trình sản xuất đơn giản. Do công lao ấy, năm 114, Thái Luân được phong tước Long Đình Hầu. Vì vạy người đương thời gọi loại gaiays được chế tạo theo kĩ thuật do ông phát minh ra là giấy “Long Đình” tôn ông làm sư tổ của nghề làm giấy.
Khoảng từ thế kỉ III – V, giấy hầu như đã hoàn toàn thay thế các loại thẻ tre, trúc. Kỹ thuật làm giấy tiếp tục được đổi mới và nâng cao. Đã xuất hiện nhiều loại giấy có khuôn khổ rộng hẹp, độ dày mỏng, màu sắc khác nhau.Nguyên liệu làm giấy được pha thêm các chất phụ gia làm cho mặt giấy trơn nhẵn, dai bền hơn, hoặc pha thêm chất hoàng nghiệt để chống mối mọt, thường được dùng để viết những văn kiện quan trọng. Cũng có những loại giấy chuyên dùng được trang trí thêm các hình rộng phượng, hoa lá...rất đẹp. Đặc biệt có loại giấymang cái tên rất lạ: “giấy hoàn hồn” là loại giấy tái sinh, dùng giấy loại bỏ có chữ để làm nguyên liệu chế tạo. Có thể coi đây là một loại phát minh quan trọng, có giá trị kinh tế, kỹ thuật rất lớn trong lĩnh vực sản xuất giấy. Hiện nay rất khó xác định loại giấy “hoàn hồn” này được sản xuất lần đầu tiên vào thời điểm nào. Trong tác phẩm “Thiên công khai vật’ của Tống Ưng Tinh người thời Minh có đoạn ghi chép như sau: “đem giấy viết đã viết rồi nay loại bỏ, tẩy sạch vết mực, ngâm nước giã thành bột để làm giấy, như vậy đỡ tốn nhiều công sức, tiền của… Giấy tái chế như vậy gọi là giấy hoàn hồn chỉ. Hiện nay ở Viện Bảo tàng Lịch sử của Trung Quốc có trưng bày cuốn “Cứu chư chúng sinh khổ nạn kinh, trong đó có những tờ giấy còn xen kẽ những mảnh giấy cũ nhỏ có vết chữ (do khâu chế tác nguyên liệu làm không được kĩ còn để sót lại). Qua giám định cuốn kinh trên đã sử dụng loại giấy hoàn hồn.
Kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc trước hết được truyền sang các nước trong khu vực. Thế kỉ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam, thế kỉ IV truyền sang Triều Tiên, thế kỉ V truyền sang Nhật Bản, thế kỉ VII truyền sang Ấn Độ. Giữa thế kỉ VIII, do cuộc chiến tranh giữa nhà Đường và Arập, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc truyền sang Arập. Năm 1150, người Arập lại truyền nghề làm giấy sang Tây Ban Nha. Sau đó, nghề làm giấy lần lượt truyền sáng Ý (1276), Đức (1320), Hà Lan (1323), Anh (1460). Sau khi làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papirut ở Ai Cập, da cừu ở Châu Âu... đều bị thay thế
2.2.2 In
Theo sử sách còn ghi chép, kỹ thuật in đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thời Tuỳ (581 – 618), cách ngày nay khoảng trên 1300 năm, và in bằng ván khắc. Cách in bằng ván khắc có lẽ đã bắt đầu từ việc in dập văn bia (la thác bản) và việc sử dụng phổ biến con dấu (ấn chương) thay cho chữ kí. Như vậy Trung Hoa là nước đầu tiên trên thế giới biết đến nghề in sớm hơn các nước phương Tây gần 800 năm. Đầu thế kỷ XX, đãđược ở Đôn Hoàng (Cam Túc) bộ Kinh Kim Cang khắc in vào năm 868 (thời Đường). Có thể coi đây là bộ sách in cổ nhất trên thế giới còn được bảo tồn đến ngày nay.
Vào thời Tuỳ- Đường (từ thế kỷ VI đến thế kỷ X), ở vùng lưu vực sông Trường Giang , tại các thị trấn lớn, đã thấy có những cửa hàng dùng ván khắc in sách lịch, sách học chữ Hán, tác phẩm thơ ca… để bán. Đầu thể kỉ XI, nghề khắc ván in sách tư nhân ở các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Tây… rất phát triển. Trước đó, nhà nước phong kiến đã tổ chức các cơ sở khắc ván, in sách với quy mô lớn, tiêu biểu nhất là cơ sở ấn loát thuộc Quốc tử giám. Đương thời tuy vẫn in bằng ván khắc, những kĩ thuật khắc in đã được cải tiến, nâng cao rất nhiều. Ngoài sách in hai màu (chữ đen trên giấy trắng), in nhiều màu (có 5 loại màu chữ khác nhau để phân biệt chính văn, chú thích, lời bình giải), còn có sách in cả chữ lẫn tranh minh hoạ….
Kỹ thuật in bằng ván khắc là một phát minh rất quan trọng giúp người ta có thể in nhiều bản trong một thời gian ngắn, công nghệ khắc in đơn giản, ít tốn, vì vậy cách in bằng ván khắc này đã được sử dụng rất lâu dài. Thời Ngũ Đại ( 960- 1127), 130 loại sách kinh điển của Nho gia đã được khắc in. Thời Bắc Tống (960- 1127), bộ Đại Tạng Kinh (kinh điển Phật Giáo) được khắc in, số ván khắc là 130.000 tấm, đóng thành 1.436 tập, khắc ván và in ấn trong 12 năm mới xong. Ngaòi kinh điển Nho giáo và kinh điển Phật giáo, kinh điển Đạo giáo cũng được khắc in vào đời Tống Huy Tông gồm 5.481 quyển... Tuy vậy, cách in này cũng có mặt chưa được tiện lợi lắm vì nếu không cần in nữa thì ván khắc sẽ vô dụng.
Để khắc phục được nhược điểm đó, đến thập kỷ 40 của thế kỉ XI, một người dân thường tên là Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Các con chữ được xếp lên một tấm sắt có sáp, xếp xong đem hơ nóng cho sáp chảy ra, dùng một tấm ván ép cho bằng mặt rồi để nguội. Như vậy sáp đã giữ chặt lấy chữ và có thể đem in.
Phát minh của Tất Thăng tuy là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in nhưng vẫn còn một số nhược điểm như chữ hay mòn, khó tô mực, chữ không được sắc nét. Để khắc phục nhược điểm đó, từ thế kỉ XI, Thẩm Quát đã thử dùng chữ gỗ thay chữ đất sét nung nhưng chưa có kết quả. Đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng con chữ rời bằng gỗ. Bộ sách “Vũ Anh điện tụ trân bản tùng thư” in vào năm 1773, gồm hơn 2.300 quyển được in bằng chữ rời gỗ táo. Sau đó người ta còn dùng chữ rời bằng thiếc, đồng, chì, in rõ hơn. Nhiều cuốn sách thời Minh Thanh được in bằng chữ đồng, chữ nhỏ li ti như con kiến nhưng vẫn rõ và đủ nét.
Từ đời Đường, kĩ thuật in của Trung Quốc đã truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và theo con đường tơ lụa truyền qua Iran, vào Ai Cập và các nước A Rập, rồi tiếp tục truyền sang Châu Âu. Năm 1456, một thợ in người Đức là Johanné Gutenberg đã dùng con chữ rời để in cuốn Kinh Thánh. Đó là cuốn sách được in bằng chữ rời sớm nhất ở Châu Âu, nhưng so với phát minh và ứng dụng thực tế của Tất Thăng thì còn muộn hơn tới 400 năm.
2.2.3 La bàn
Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ người Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là tư nam. Tư nam làm bằng đá thiên nhiên. Dụng cụ này gồm có một khối từ thạch được đẽo gọt thành hình cái thìa, đáy lồi như vỏ trứng. Đặt cái thìa tư tyhạch này lên trên một tấm mặt phẳng hình vuông bằng đồng hoặc bằng gỗ phủ sơn, trên đó có vẽ một vòng tròn chia thành 24 ô đánh dấu bằng 8 can (Giáp, Ất, Bình, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý). 12 chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) và tứ duy (Càn, Khôn, Tốn, Cấn), tổng cộng là 24 phương, gọi là địa bàn, phối hợp với từ thạch để xác định phương hướng. Đặt thìa từ thạch vào giữa vòng tròn, đáy lồi của nó sẽ là điểm tựa để cả cái thìa xoay chuyển, rồi đứng dừng lại, cái cán thìa sẽ chỉ về phương Nam.
Như vậy tư nam chính là tổ tiên của kim chỉ nam. Tuy nhiên, tư namcòn có nhiều hạn chế như khó mài, nặng, lực ma sát lớn, chuyển động không nhạy, chỉ hướng không được chính xác nên chưa được áp dụng rộng rãi.
Đến đời Tống, các thầy phong thuỷ đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn lúc đầu còn rất thô sơ : xâu kim nam châm qua cọng rơm sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi là “thuỷ la bàn”, hoặc treo kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.
La bàn được các thầy phong thuỷ sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Đến khoảng cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong việc đi biển. Khoảng nửa sau thế kỉ XII, la bàn do đường biển chuyển sang Arập rồi truyền sang Châu Âu. Người Châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có khắc các vị trí cố định. Nửa sau thế kỉ XVI la bàn khô truyền trở lại Trung Quốc.
2.2.4 Thuốc súng
Thuốc súng là một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc cổ đại được thế giới công nhận. Việc tạo ra thuốc súng được phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan thuộc phái Đạo gia. Vốn là, đến đời Đường, Đạo giáo rất thịnh hành. Phái Đạo gia tin rằng, người ta có thể luyện được thuốc trường sinh bất lão hoặc luyện được vàng, do đó thuật luyện đan rất phát triển. Nguyên liệu mà người luyện đan sỷư dụng là diêm tiêu, lưu huỳnh và than gỗ. Trong quá trình luyện thuốc tiên, họ đã dùng nhiều chất liệu khác nhau, pha trộn theo những cách thức riêng biệt rồi cho vào lò nung với nhiệt độ cao. Do ngẫu nhiên, họ đã trộn lưu huỳnh, diêm tiêu, than bột rồi cho vào lò nung, và đã dẫn đến hiện tượng bùng cháy phát nổ. Sách “Châu nguyên huyền đạo yếu lược” chuyên bàn về thuạt luyện kim đan, xuất hiện ở thời Đường đã đưa ra lời cảnh báo: “Có người đem lưu huỳnh, diêm tiêu, than, mật trộn lẫn với nhau rồi cho vào lò nung, kết quả là cháy xém cả mặt mũi, phát nổ làm đổ cả nhà!” và “diêm tiêu… không được trộn lẫn với lưu huỳnh rồi cho vào lò nung! (Nếu cứ cố làm) sẽ lập tức gặp tai hoạ!”. Sách “Đan kinh nội phục lưu hoàng pháp” cũng xuất hiện dưới thời nhà Đường, ghi cách điều chế “thuốc đen” (thuốc súng) sớm nhất thế giới. Uy lực phá hoại của thuốc cháy nổ vốn từ thuật luyện kim đan mà ra, đã được dùng trong việc quân.
Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí. Những vũ khí đầu tiên này được gọi là tên lửa, cầu lửa, pháo, đạn bay...; tác dụng của chúng chỉ dùng để đốt doanh trại của đối phương mà thôi.
Đến đời Tống, vũ khí làm bằng thuốc súng không ngừng được cải tiến. Trong cuộc chiến tranh Tống – Kim, quân Tống đã dùng một loại vũ khí gọi là “chấn thiên lôi”, tiếng nổ to như sấm, sức nóng toả ra hơn nửa mẫu đất, người và da bò nát vụn không còn dấu vết. Năm 1132, Trung Quốc đã phát minh ra loại vũ khí hình ống gọi là “hoả thương”. Lúc đầu làm bằng ống tre to, phía trong nạp thuốc súng, khi đánh nhau thì đốt ngòi, lửa sẽ phun ra thiêu cháy quân địch.
Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người Mông Cổ đã học tập được cách làm thuốc súng của Trung Quốc. Sau đó, người Mông Cổ chinh phục Tây Á, do đó đã truyền thuốc súng sang Arập. Người Arập lại truyền thuốc súng và súng vào Châu Âu qua con đường Tây Ban Nha.
2.3 Vai trò của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc
Người Trung Quốc vô cùng tự hào về bốn phát minh lớn về kĩ thuật của họ đó là : Kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật ấn loát, chế tạo la bàn và làm thuốc súng. Những phát minh này đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của văn minh loài người. Tác động sâu sắc và to lớn của chúng có lẽ đã vượt xa tất cả những khám phá khác. Ngoài ra, những phát minh này cũng đóng vai trò ‘chiếc cầu nối’ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới
2.3.1 Vai trò đối với đất nước Trung Quốc
Một phát minh được phát hiện sớm nhất đó là phát minh ra giấy của người Trung Quốc. Chúng ta vẫn chưa biết rõ ai là người đầu tiên nghĩ ra việc phải chuyển tải các ý nghĩ và lời nói thành văn bản, nhưng phát minh của Thái Luân rõ ràng đóng vai trò rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Điều đó được chứng minh qua việc nhà vua đã ghi nhận công ơn của ông và phong tước “Long Đình Hầu” - một chức quan to thời bấy giờ. Người Trung Quốc đương thời gọi loại giấy mà ông chế tạo theo kĩ thuật do ông phát minh ra là giấy “long đình”. Kĩ thuật làm giấy giúp cho người Trung Quốc không còn phải viết trên những thẻ tre, trúc, phiến gỗ là những văn bản nặng nề, cồng kềnh. Phát minh của Thái Luân đã cải thiện được hoàn toàn những nhược điểm, hạn chế của các loại giấy được phát minh trước đó. Đặc biệt, nhờ phát minh ra kĩ thuật làm giấy đất nước Trung Quốc thời bấy giờ đã thực hiện được yêu cầu bức thiết của một thời đại mà các hoạt động ngôn ngữ viết đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Giấy đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải văn hoá cho người dân Trung Quốc. Cũng từ đây giấy được dùng để viết những văn kiện quan trọng, những tác phẩm để đời cho nền văn minh Trung Quốc. Bởi vậy, sau khi phát minh ra giấy, văn minh Trung quốc tiến bộ nhanh chóng, chỉ trong năm thế kỷ đã vượt qua các nước Tây Âu.
In : Trước khi phát minh ra kĩ thuật in ấn, văn hoá nghệ thuật thường thông qua sao chép bằng tay để lưu truyền lại. Chép bằng tay vừa tốn sức vừa tốn thời gian, lại hay nhầm hay thiếu sót, từ đó ảnh hưởng và hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của nền văn hoá. Chính vì những hạn chế này người Trung Quốc đã phát minh ra kĩ thuật in. Phát minh này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người Trung Quốc. Kĩ thuật in đã giúp Trung Quốc in hàng loạt sách lịch, sách học chữ Hán, tác phẩm thơ ca. Từ đời Đường trở về sau, các sách kinh điển của Nho gia hầu như đã được in bằng ván khắc. Có thể nói sự phát minh ra kĩ thuật in của Trung Quốc đã mở đầu cho sự phát triển nền văn hoá thời bấy giờ.
La bàn: Phát minh ra la bàn bắt nguồn từ những người tu luyện thời cổ đại, những người sau khi đạt đến một cảnh giới nhất định, có thể thấy được thân thể người và vũ trụ đối xứng cầu thông với nhau như thế nào. Trong văn hoá Trung Quốc hướng nam có vị trí tôn quý nhất trong cả bốn phương hướng. Chính vì vậy những kiến trúc cung đình, miếu mạo của Trung Quốc đều quay về hướng Nam. Việc phát minh ra la bàn giúp cho người Trung Quốc tìm được hướng nam một cách chính xác. La bàn có vai trò quan trọng, phục vụ trong quân sự, đo đạc đất đai, xem phong thuỷ. Đặc biệt phục vụ cho nhu cầu đi lại, buôn bán, trao đổi trên biển. Trung quốc được xem là nước đầu tiên dùng la bàn từ trong ngành hàng hải. Trước khi phát minh ra la bàn, thủy thủ định hướng bằng vị trí mặt Trời lúc ban ngày và vị trí của sao vào ban đêm, và người ta cũng thường theo hướng gió mậu dịch (Trade winds) theo mùa. Người ta đã tìm được những bản đồ thiên văn cho vị trí các chòm sao. Trong một bản đồ thiên văn xưa của Trung quốc ta có thể thấy chòm sao Thần nông (Scorpio hay Scorpion) và chòm sao Thiên ngưu (Taurus hay Taureau). Nhưng khi trời nhiều mây hoặc mưa thì không thể định hướng được. La bàn từ đã giúp giải quyết việc định hướng trong mọi hoàn cảnh thời tiết, kể cả việc định hướng của gió mậu dịch.
Thuốc súng: Do nhu cầu của luyện vàng và thuốc trường sinh cho nên thuốc súng xuất hiện. Đây là phát minh khá quan trọng của người Trung Quốc cổ đại. Đầu tiên người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại và thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ. Thuốc súng đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong quân sự, phục vụ cho chiến tranh chống quân xâm lược của Trung Quốc.Sau này, súng thần công của nhà Nguyên là một phát minh rất quan trọng, nó có thể giúp cho vũ khí công thành tiến thêm 1 bước mới (trong trận chiến tại Tương Dương, Hốt Tất Liệt đã dùng thuốc nổ, súng thần công để bắn nát thành, làm cho quân Tống thất trận dù trước đó họ dã giữ thành đứng vững trong mấy chục năm trời). Sự phục hưng và phát triển khoa học kĩ thuật của Trung Quốc nhanh chóng và vượt trội các nước phương Tây.
2.3.2 Vai trò đối với Thế giới
Bốn phát minh lớn của Trung Quốc không chỉ có vai trò quan trọng đối với người Trung Quốc mà còn đóng vai trò rất lớn đối với nhân loại.
Trong thời đại các hoạt động ngôn ngữ viết đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Việc phát minh ra giấy của Thái Luân không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với người Trung Quốc mà còn có tầm ảnh hưởng tới toàn thế giới. Kĩ thuật làm giấy của người Trung Quốc trước hết được truyền sang các nước trong khu vực rồi dần dần truyền sang các nước trên thế giới. Từ khi có giấy, các nước trên thế giới đã kế thừa phát minh vô cùng quan trọng này để phát triển đất nước. Kĩ thuật làm giấy đã được dùng để viết những tác phẩm có giá trị và được lưu truyền. Nhờ vậy mà sự phát triển văn hoá của nhân loại bước lên một bậc hoàn toàn mới.
Kĩ thuật in: Ngay từ thời Đường, kĩ thuật in của Trung Quốc đã được truyền sang các nước Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau đó truyền sang Tây Âu và toàn thế giới. Phát minh ra kĩ thuật in có vai trò đặc biệt quan trọng, người nước ngoài đã dùng kĩ thuật in để làm công cụ dạy học mới và làm phương tiện phát triển khoa học. Nhờ vậy mà ngành giáo dục phát triển, nền văn hoá và khoa học bước vào một thời đại mới
La bàn: Người Arập học được cách dùng la bàn trong khi buôn bán với Trung Hoa. Sau đó la bàn được đem qua Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ 12, rồi đến Bắc Âu vào thế kỷ thứ 13. Dưới thời nhà Minh, nhà hàng hải Zhen He cùng với một thái giám triều đình nhà Minh đã đi 7 chuyến thật xa, qua tận bờ biển Phi châu. Mỗi chuyến đi, Zheng He dùng một đội từ 100 tới 200 chiếc thuyền và la bàn đã giữ vai trò quan trọng trong những cuộc hành trình này. Từ cuối thế kỷ thứ 15 cho tới đầu thế kỷ 16, những nhà hàng hải Âu châu đã đi thám hiểm nhiều nơi, vẽ những đường đi mới, khám phá ra châu Mỹ và đã thực hiện những chuyến đi vòng quanh thế giới. Nếu không có la bàn từ thì khó thể thực hiện được các chuyến viễn du này.
Thuốc súng: Kinh qua các thời kỳ lịch sử, thuốc súng đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quân sự. Theo giáo lý trong các tôn giáo ở cả phương Đông và phương Tây, cũng như thuyết pháp trong giới tu luyện, thì con người có ‘nghiệp’, hay tội lỗi. Để ngăn loài người bại hoại quá sớm, thiên thượng đã an bài chiến tranh để giúp loài người tiêu nghiệp, hay loại bỏ bớt tội lỗi. Thuốc súng trong chiến tranh có năng lực sát thương cực mạnh, đồng thời gây đau đớn thê thảm, có tác dụng cảnh tỉnh nhân loại phải tuân theo Thiên Lý và duy trì tiêu chuẩn đạo đức. Nếu con người để đạo đức bại hoại, thì thiên thượng sẽ buộc phải dùng chiến tranh để tiêu giảm tội nghiệp của các sinh mệnh, đồng thời trừng phạt chính quyền bạo chính của kẻ hôn quân vô đạo. Thuốc súng tồn tại cũng là để nhắc nhở nhân loại rằng đạo lý cai trị chân chính là coi trọng Đức và nâng cao đạo đức con người. Thuốc súng đã được chế tạo thành đạn dược làm vũ khí để chống lại kẻ thù xâm lược. Thuốc súng còn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc phát kiến địa lí của Châu Âu.
2.4 Ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc
2.4.1 Ý nghĩa đối với đất nước Trung Quốc
Tứ đại phát minh của người Trung Quốc cổ đại đóng vai trò rất quan trọng đối với người Trung Quốc và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn dưới góc độ vai trò của nó thì chưa đủ. Bốn phát minh này còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao ngay trên quê hương của họ và toàn thể nhân loại.
Sự phát minh ra giấy viết là một sự kiện lớn trong lịch sử đất nước Trung Quốc. Từ khi có giấy, Trung Quốc đã có sự kế thừa và văn hoá phát triển hoàn toàn mới. Kỹ thuật làm giấy và ấn loát khởi đầu trong bối cảnh Phật giáo bắt đầu thịnh hành ở Trung Thổ. Cả kỹ thuật ấn loạt lẫn nguyên liệu in ấn đều cần thiết để in Kinh Phật. Trong hàng ngàn năm kể từ khi hai phát minh này xuất hiện, vô lượng kinh sách đã được truyền lại qua các thế hệ, và giúp bảo tồn nền văn hóa chính thống của Trung Quốc một cách có hệ thống. Vô số tác phẩm kinh điển quý giá của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đã được truyền lại qua lịch sử, bất chấp chiến tranh và tai họa, để từ đó giáo hóa con người trọng Đức hành Thiện, có ảnh hướng tới tận ngày nay. Trong đó tiêu biểu có các cuốn “Cứu chư chúng sinh cửu nạn kinh”, “Kinh Kim Cang”, “Đại Tạng Kinh”… có giá trị đến tận ngày nay
Sự phát minh ra la bàn có ý nghĩa rất lớn đối với người Trung Quốc thời bấy giờ. Nó không chỉ có ý nghĩa trong các hoạt động, quân sự, đo đạc đất đai và phong thuỷ mà nó còn có ý nghĩa rất lớn lao trong lĩnh vực hàng hải. Nhờ có la bàn, nghề hang hải của Trung Quốc đã đạt những bước phát triển mới, nhiều tàu loại lớn đã thực hiện các chuyến đi đến tận bờ biển Đông Phi và xa hơn nữa. Trong đó nổi bật nhất là những hành trình viễn dương của Trịnh Hoà (1371 – 1433) thời Minh thực hiện. Nhờ những cuộc viễn chinh này đã mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế, buôn bán với các nước Tây Âu và thế giới.
Thuốc súng được phát minh ra có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người Trung Quốc. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc làm pháo hiệu và pháo hoa phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Bên cạnh đó, đây là phát minh có ý nghĩa rất lớn trên con đường chế tạo vũ khí thuốc nổ. Sau quá trình cải tiến, thuốc súng càng có ý nghĩa hơn trong lĩnh vực quân sự, nó làm nền tảng trong việc phát minh ra những vũ khí mới chống lại kẻ thù, làm nên những chiến thắng lịch sử của người Trung Quốc thời bấy giờ. Thời nhà Tống, quân Liên và Tây Hạ ở phương Bắc không ngừng xâm lược xuống phía Nam. Sau này lại bị quân Kim và Mông Cổ (Nguyên) xâm lược. Do vậy, việc chế tạo vũ khí có thuốc nổ phát triển một cách nhanh chóng.
Trong đợt tiến công Kỳ Châu (nay là Kỳ Xuân, Hồ Bắc, Trung Quốc) của quân Kim năm 1221 súng bắn đá và bắn "thiết hỏa pháo" được sử dụng khá nhiều. Năm 1232, quân Kim bao vây Khai Phong Phủ. Quân Tống bắn ra những bình sắt chứa đầy thuốc nổ (thiết quan trang hoả dược) gọi là " chân thiên lôi " (sấm đông) phá vây, đẩy lùi quân Kim. Thời Minh, với một loại vũ khí mới có cánh mang tên "chấn thiên lôi pháo" Nhà Minh đã tấn công thành trì địch bằng cách châm ngòi "chấn thiên lôi" thuận theo chiều gió bay thẳng vào thành và bùng nổ tiêu diệt quân địch.
2.4.2 Ý nghĩa đối với Thế giới
Bốn phát minh bao gồm kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng là những cống hiến hết sức quý báu của dân tộc Trung Hoa cho nền văn minh thế giới. “Bốn phát minh” đã thúc đẩy truyền bá và giao lưu văn hóa khoa học thế giới, ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới. Mỗi phát minh trong 4 phát minh này đều trải qua quá trình cải tiến và diễn biến trong thời gian dài, không phải chỉ riêng là công lao của một người và một thời đại.
Sự phát minh ra giấy viết là một sự kiện lớn trong lịch sử loài người. Từ khi có giấy, sự kế thừa và truyền bá kiến thức tiến vào thời đại hoàn toàn mới kỹ thuật làm giấy mở rộng khắp các châu lục
Nghề in của Trung Quốc phát minh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển văn hoá trên toàn thế giới. Ngày nay, nghề in càng hoàn thiện cùng với trình độ khoa học hiện đại. Sự ra đời của kỹ thuật ấn loát đã đẩy mạnh tốc độ giao lưu, phát triển văn hóa giữa các nước trên thế giới, do đó có thể coi kỹ thuất ấn loát hoạt tự là một cống hiến lớn của Trung Quốc đối với toàn thế giới.
Nhờ phát minh ra giấy viết và kĩ thuật in công cụ dạy học được đổi mới, khoa học phát triển. Nền văn hoá thế giới bước sang một giai đoạn mới.
Nếu không có la bàn, con nguời sẽ lạc lối trên hành trình của mình. Vì vậy, việc phát minh ra la bàn của người Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt trong ngành hàng hải. Kế thừa phát minh này, nhiều nước phương Tây đã dùng la bàn để thực hiện các cuộc phát kiến địa lí lớn. Những cuộc phát kiến địa lí đã thành công rực rỡ, tiểu biểu nhất là những cuộc phát kiến lớn về địa lý của Gama (1479), Côlômbô (1492), Magiơlăng (1579). Những cuộc phát kiến địa đã mở rộng phạm vi buôn bán của Tây Âu và thế giới, những cuộc buôn bán mới được xác lập, quan hệ buôn bán trong các châu lục được diễn ra. Từ đó diễn ra cuộc cách mạng giá cả ở Châu Âu; có sự hình thành của chủ nghĩa thực dân : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nhờ những cuộc phát kiến địa lí Tây Ban Nha từ một đất nước nghèo bỗng chốc trở thành một cường quốc giàu có trong khu vực Châu Mĩ La Tinh. Những cuộc phát kiến địa lí đã tạo điều kiện cho sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá và văn minh trên thế giới
Nhìn chung nhờ có la bàn, các cuộc phát kiến địa lí đã góp phần rất lớn phát triển nền văn minh thế giới, mở rộng sự giao lưu kinh tế, văn hoá trên phạm vi thế giứo, tạo tiền đề cho ngững biến đổi sâu sắc trong nề kinh tế, xã hội, đẩy mạnh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Thuốc súng tuy được phát minh tình cờ, ngẫu nhiên nhưng ý nghĩa của việc phát minh ra thuốc súng lại không hề nhỏ. Phát minh ra thuốc súng đã lần lượt được các nước tiếp thu và cải tiến có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động quân sự. Sự tiến bộ về kĩ thuật quân sự đã thay đổi phương thức chiến tranh. Các loại vũ khí mới là phương tiện quan trọng đảm bảo cho sự thắng lợi của CNTB đối với chế độ phong kiến và sự chinh phục thuộc địa được thắng lợi ở các nước Tây Âu. Thứ vũ khí này đã góp phần phá vỡ nền tảng phong kiến ở Châu Âu, đẩy mạnh quan hệ TBCN. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp, ý nghĩa của bốn phát minh lớn của Trung Quốc không hề bị mờ nhạt. Nó vẫn còn có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với người Trung Quốc mà còn với cả thế giới. Đó là cả niềm tự hào của đất nước Trung Quốc
PHẦN KẾT LUẬN
Những thành tựu văn minh về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là bốn phát minh lớn của nền văn minh Trung Quốc đã góp phần giải phóng sức lao động, tạo điều kiện cho con người phát hiện, khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, của môi trường sống, sự hiểu biết để thích nghi với thiên nhiên, lợi dụng các quy luật của thiên nhiên để chế ngự và tận dụng nó để phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhờ đó điều kiện lao động ngày càng được cải thiện, mức sống thay đổi. Điều đó chứng tỏ năng lực sáng tạo của con người là vô tận và sự đồi hỏi của cuộc sống là vô cùng. Những thành tựu văn minh là kết quả chung của loài người đã sáng tạo nên qua bao thế hệ, trở thành kho tàng tri thức chung của mọi cộng đồng được tích lũy trong suốt tiến trình lịch sử. cho nên, văn minh thế giới chứa đựng những nét chung nhất mà mỗi người, mỗi dân tộc cũng cần phải tiếp thu và vận dụng vào đời sống.
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trên cơ sở những phát minh lớn về kỹ thuật của văn minh Trung Quốc, con người đã cải tổ, hoàn thiện những phát minh này nhằm phục vụ cho con người thời đại ngày nay. Những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc không chỉ có giá trị trong thời đại xưa mà ngày nay ,vai trò và ý nghĩa của những phát minh này vẫn còn có giá trị đối với toàn thể nhân loại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.A Radugin (chủ biên) (2002), Từ điển bách khoa văn hóa học, Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội
2. Cao Liên (Chủ biên) (2003), Phác thảo lịch sử thế giới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 3. Đặng Đức Siêu (2000), Văn hoá Trung Hoa, Nxb Giáo dục Hà Nội.
4. Hồ Sỹ Quý (1999), Tìm hiểu về văn hóa và văn minh, Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.
5. Lý Phúc Điền – Liên Diên Mai chủ biên (người dịch và biên soạn, Nguyễn Thị Thu Hiền) (2000), Tri thức văn hóa Trung Quốc, Nxb hội Nhà văn Hà Nội.
6. Lương Ninh, Đinh Bảo Ngọc (1995), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục Hà Nội.
7. Lương Ninh (Chủ biên) (1998), Lịch sử văn hoá thế giới cổ - trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội
8. Trịnh Nhu (1990), Đại cương lịch sử thế giới cổ đại, Tập I, Tập II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9.Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1998), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12.
10.X.Carpusina và Carpusin (2004), Lịch sử văn hoá thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội.
11. Will Durant (2003), Lịch sử văn minh, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
12. Nguồn google
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương Pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 3
7. Cấu trúc của đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC 4
1.1. Giới thuyết thuật ngữ. 4
1.1.1. Khái niệm về văn hóa và văn minh 4
1.1.2. Khái niệm về vai trò và ý nghĩa 5
1.2. Vài nét về lịch sử và những thành tựu của nền văn minh
Trung Quốc 5
1.2.1. Về lịch sử 5
1.2.2 Những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc 9
Chương 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG PHÁT MINH LỚN
VỀ KỸ THUẬT CỦA NẾN VĂN MINH TRUNG QUỐC 18
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến những thành tựu về khoa học kỹ thuật
của văn minh Trung Quốc. 18
2.1.1. Yếu tồ về điều kiện tự nhiên 18
2.1.2. Yếu tố về kinh tế, xã hội 19
2.2 Những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh Trung Quốc. 22
2.2.1 Giấy 22
2.2.2 In 24
2.2.3 La bàn 25
2.2.4 Thuốc súng 26
2.3 Vai trò của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh
Trung Quốc 27
2.3.1 Vai trò đối với đất nước Trung Quốc 27
2.3.2 Vai trò đối với Thế giới 29
2.4 Ý nghĩa của những phát minh lớn về kỹ thuật của nền văn minh
Trung Quốc 31
2.4.1 Ý nghĩa đối với đất nước Trung Quốc 31
2.4.2 Ý nghĩa đối với Thế giới 32
PHẦN KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_va_y_nghia_cua_nhung_phat_minh_lon_ve_ky_thuat_cua_nen_van_minh_trung_quoc_927.doc