Đề tài Vấn đề cổ phần hóa ở Việt Nam hiện nay

Lựa chọn con đường cổ phần hóa vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh các thách thức thực tế đang đặt ra; từ đó tạo ra những thuận lợi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển cho doanh nghiệp .

doc20 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề cổ phần hóa ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và những kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoạt động có hiệu quả hơn Một trong những phương thức cải cách Doanh nghiệp Nhà nước là tiến hành Cổ phần hóa (CPH) Doanh nghiệp Nhà nước. Mục tiêu của việc CPH Doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ ở Nghị định số 64/2002/NĐ_CP của Chính phủ như sau : 1. Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của Doanh nghiệp (DN), tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó, có đông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để quản lý có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp. 2. Huy động vốn của toàn xã hội, để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. 3. Phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ năm 1992, năm thực hiện việc thí điểm CPH, đến 30/09/2006, cả nước đã CPH được 3365 DN; trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhà nước sau khi CPH đã hoạt động đạt được hiệu quả cao. Tiêu biểu như Công ty mía đường LamSơn thực hiện CPH đầu năm 2000, sau 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (Cty CP), công ty đã được những thành tích đáng phấn khởi: năm 2002, đạt 510 tỉ đồng, tăng 85,5% và nộp ngân sách đạt 38,4 tỉ, tăng 44,68%, vòng quay vốn tăng gấp 2 lần, thu nhập người lao động tăng từ 10 – 20% so với trước khi CPH. Mặc dù vậy, nhưng tiến độ CPH ở nước ta còn chậm so với kế hoạch đề ra, theo đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2002–2005, phải cổ phần hóa 2000 doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, trong 2 năm 2002–2003, trung bình phải cổ phần hóa 1000 DNNN, tuy nhiên, trong 2 năm này, chỉ cổ phần hóa được 685 DNNN, chỉ đạt được khoảng 70% kế hoạch đề ra. Thực trạng này tuy đã được quan tâm nhưng tiến độ CPH vẫn không được cải thiện nhiều, riêng năm 2005 số lượng doanh nghiệp CPH cũng chỉ đạt 70% so với kế hoạch. Do cổ phần hóa là một việc mới, chúng ta chưa có kinh nghiệm và còn gặp nhiều khó khăn, nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đã gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, việc tìm hiểu qui trình cổ phần hóa sẽ giúp chúng ta nắm rõ các bước chuẩn bị cũng như phương thức tiến hành. Bên cạnh đó, có thể biết được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để từ đó có thể góp phần đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam. Chính từ những lý do trên nên trong khuôn khổ đề tài này em xin nêu lên những hiểu biết của mình về vấn đề cổ phần hóa ở Việt Nam hiện nay. PHẦN NỘI DUNG I/ Lý luận chung về cổ phần hóa. 1. Công ty cổ phần. 1.1 Khái niệm công ty cổ phần Công ty cổ phần là loại công ty được thành lập do nhiều người bỏ vốn ra (cổ đông). Tiền vốn được chia làm các cổ phần bằng nhau, người hùn vốn với tư cách là cổ đông sẽ mua một số cổ phần (CP) đó. Theo Luật Doanh nghiệp công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là vốn CP. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 1.2 Ưu nhược điểm của Cty CP. Ưu điểm : Có khả năng huy động vốn rất lớn nhờ phát hành cổ phiếu và trái phiếu Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn góp của mình vào công ty. Được tổ chức quản lý chặt chẽ. Gắn người lao động với kết quả cuối cùng. Thời gian hoạt động vô hạn không bị chi phối bởi việc các cổ đông bị tù tội hay qua đời. Dễ mở rộng tầm hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gọi thêm vốn dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu. Được hưởng tư cách pháp nhân. Có quyền mua bán chuyển nhượng lại cổ phần. Ngoài ra còn được xem là một biện pháp để xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. Nhược điểm : Mức thuế cao, ngoài chịu thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Chi phí tổ chức công ty khá tốn kém. Pháp chế nhà nước qui định chặt chẽ về hoạt động của công ty và công ty có trách nhiệm báo cáo cho nhà nước kết quả hoạt động của mình. Luật pháp qui định số thành viên tối thiểu. Không giữ được bí mật kinh doanh, bí mật tài chính Tương đối ít được tín nhiệm trong việc cấp tín dụng vì công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. Công ty khó thay đổi phạm vi kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ. 1.3 Sơ đồ quản lý và kiểm soát của Cty CP a. Đại hội cổ đông : gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. b. Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. c. Ban kiểm soát : công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát từ 3–5 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông. Đại Hội Cổ Đông Hội Đồng Quản trị Ban Kiểm Soát Giám Đốc (Tổng Giám Đốc) điều hành P.Giám Đốc ( Giám Đốc) điều hành P.Giám Đốc ( Giám Đốc) điều hành Các Phòng Ban Các Phòng Ban Các Phòng Ban Các Phòng Ban Các Phòng Ban Sơ đồ 1. quản lý và kiểm soát của Cty CP 2. Cổ phiếu. 2.1 Cổ phiếu là gì? Khi một Cty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia làm nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Nguời mua cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông được cấp một giấy chứng nhận cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là một chứng minh thư quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Cty Cổ phần - cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phiếu được phát hành lúc thành lập Cty và lúc Cty cần gọi thêm vốn. Cổ phiếu có giá trị ban đầu gọi là mệnh giá- mệnh giá chỉ là danh nghĩa, tùy theo lợi nhuận thu được và cách phân phối lợi nhuận, giá cổ phiếu sẽ được tăng lên hoặc giảm xuống, dần dần xa rời với mệnh giá. 2.2 Các loại cổ phiếu : Có 2 loại cổ phiếu : cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. a.Cổ phiếu thường: Cổ phiếu thường có các đặc điểm sau : Là loại chứng khoán có thu nhập cao : cổ tức cao hơn so với lãi trái phiếu; ngoài thu nhập từ cổ tức, nhà đầu tư còn có thêm phần chênh lệch giá, khi nó được đem ra trao đổi trên thị trường. Là loại chứng khoán có rủi ro cao ; nó chịu nhiều rủi ro như : rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro từ những biến động của thị trường chứng khoán, rủi ro từ những biến động của nền kinh tế ... Là loại chứng khoán hay có biến động lớn về giá. Nghĩa vụ và quyền lợi của cổ đông thường : Nghĩa vụ : Góp vốn vào Cty cổ phần và góp vốn vĩnh viễn. Tuân theo các qui định của điều lệ công ty. Phải chia sẽ rủi ro với công ty thông qua hội đồng việc phân phối cổ tức của công ty. Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ công ty nhưng chỉ giới hạn trên phần vốn góp vào công ty. Quyền lợi : Quyền quản lý kiểm soát : Bất cứ cổ đông nào cũng được quyền ứng cử, bầu cử, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty. Được quyền biểu quyết về các vấn đề : chính sách phân phối cổ tức, thay đổi các qui định trong điều lệ công ty, phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty, kế hoạch phát hành cổ phiếu mới.... Quyền về tài chính : Cổ đông được quyền về chia cổ tức (phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu sở hữu). Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu để có thu nhập chênh lệch giá nhưng ngoại trừ các cổ đông sáng lập viên; Hội đồng quản trị; Cổ đông mua nợ cổ phần. Được ưu tiên mua cổ phiếu mới theo giá phát hành ưu đãi. Khi công ty cổ phần phá sản hay giải thể thì cổ đông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vào công ty nhưng sau chủ nợ và cổ dông ưu đãi. Quyền được chia cổ phiếu thưởng hay nhận giá trị cổ phần gia tăng : khi công ty cổ phần dùng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn điều lệ. Cổ tức của cổ phiếu thường: Cổ tức là một khoản thu nhập của cổ đông, là phần lội nhuận ròng của công ty phân phối cho cổ đông thường tho tỷ lệ cổ phiếu sở hữu. Cổ tức sẽ được thanh toán dưới các hình thức : Tiền mặt. Cổ phiếu mới phát hành : trong trường hợp này là cổ đông đã bỏ vốn góp thêm vào công ty. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng khoán khác do công ty sở hữu. Cổ phiếu ưu đãi : Nó cũng là một hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thường, đó cũng là một chứng minh thư chứng mình quyền sở hữu đối với công ty, nhưng ở mức độ hạn chế: Không được tham gia bầu cử, ứng cử vào ban quản trị, ban kiểm soát công ty. Đổi lại họ được hưởng những ưu đãi về tài chính : được hưởng một mức cổ tức riêng biệt có tính chất cố định hằng năm. Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phần thường và được phân chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể. Có 4 loại cổ phiếu ưu đãi : Cổ phiếu ưu đãi tích lũy. Cổ phiếu ưu đãi tham dự. Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuộc lại. 2.3. Điều kiện để Cty CP được phép phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng tại Việt Nam theo Nghị định 144/2003/NĐ_CP ngày 28/11/2003 Mức vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước khi xin phép niêm yết phải có lãi. Thành viên hội đồng quản trị và giám đốc có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Có phương án khả thi về sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành ; trương hợp vốn cổ phần phát hành từ 100 tỷ đ trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ đông sáng lập phải nằm giử ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giử mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành. Trường hợp phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt quá 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. 3. Cổ phần hóa. 3.1. Cổ phần hóa là gì ? Cổ phần hóa là chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần; nhằm xác định lại chủ sở hữu thực sự cụ thể của doanh nghiệp. Cổ phần hóa thực chất là quá trình xã hội hóa các doanh nghiệp Nhà nước. 3.2 Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa Trước hết, cổ phần hóa và tư nhân hóa là 2 khái niệm riêng lẻ. Tư nhân hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ Nhà nước sang tư nhân, đồng thời, chuyển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh từ Nhà nước độc quyền sang cho tư nhân đảm nhiệm theo nguyên tắc thị trường (cung – cầu). Để đạt được sự chuyển đổi này, chúng ta đã thấy nhiều cách thức khác nhau được thực hiện ở Liên Xô cũ và Đông Âu như cho không các công dân một giá trị nhất định tài sản của Chính phủ, bán đấu giá, bán lại toàn bộ cho tư nhân, CPH, …Những cách thức này cũng đã được qui định trong các văn bản của Chính phủ Việt Nam hoặc đã được thi hành, như bán, khoán, cho thuê….doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, mặc nhiên, cổ phần hóa chỉ là một trong nhiều cách để tư nhân hóa một phần tài sản của doanh nghiệp Nhà nước. cổ phần hóa là một khái niệm hẹp hơn tư nhân hóa. Trong cổ phần hóa, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước được bán lại cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm : các tổ chức kinh tế - xã hội , các cá nhân trong và ngoài DN, giữ lại một tỉ lệ cổ phần cho Nhà nước trong chính doanh nghiệp cổ phần đó. Như vậy, hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ hình thức Nhà nước duy nhất sang hỗn hợp, từ đây, dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương hướng hoạt động của công ty. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa trở thành công ty CP, điều lệ và thể thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp áp dụng đối với hình thức công ty cổ phần. Còn doanh nghiệp Nhà nước sau khi tư nhân hóa trở thành doanh nghiệp tư nhân và thể thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp áp dụng đối với hình thức doanh nghiệp tư nhân. 3.3 Hình thức tiến hành. Việc cổ phần hóa được tiến hành theo các hình thức sau : Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu thu hút vốn để phát triển doanh nghiệp. Hình thức này nhằm thu hút vốn ngoài xã hội đầu tư, phát triển, tăng vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Hình thức này được áp dụng cho những DNNN thuộc đối tượngmà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần ; Hình thức này chỉ chuyển đổi một phần tài sản từ sở hữu của Nhà nước sang công ty cổ phần. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần ; tứclà bán toàn bộ tài sản của Nhà nước hiệ có tại doanh nghiệp,chuyển đổi toàn bộ sở hữu Nhà nước tại sang công ty cổ phần, Nhà nướuc không nắm giữ cổ phần tại công ty. Thực hiện các hình thức b hoặc c kết hợpvới phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn ; hình thức này vừa chuyển đổi sở hữu tài sản của Nhà nước sang sở hữu công ty cổ phần vừa huy động vốn bên ngoài xã hội làm tăng tài sản, tăng vốn kinh doanh của Cty. 3.4 Qui trình thực hiện CPH theo Nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/6/2002: Bước 1 Chuẩn Bị Bước 2 Xây dựng phương án cổ phần hóa Bước 3 Duyệt và triển khai phương án Bước 4 Đăng ký kinh doanh và ra mắt cty cổ phần Sơ đồ 2: Qui trình thực hiện CPH theo Nghị định 64 Bước 1: Chuẩn bị Các Bộ, Tổng Cty 91, UBND Tỉnh, lên kế hoạch và đưa vào danh sách các doanh nghiệp sẽ thực hiện cổ phần hóa. Các Bộ, Tổng Cty 91, UBND Tỉnh gởi thông báo đến các doanh nghiệp có tên trong danh sách sẽ thực hiện cổ phần hóa. Các doanh nghiệp sau khi nhận đươc thông báo sẽ lập danh sách dự kiến Ban Đổi Mới (BĐM) quản lý tại doanh nghiệp trình lên Cơ quan quản lý doanh nghiệp. Cơ quan quản lý doanh nghiệp ra quyết định thành lập Ban dổi mới quản lý tại doanh nghiệp. Sau đó tổ chức tập huấn: Nghị định 64, thông tư 11 của Bộ Tài Chính cho Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. Quy chế làm việc của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp :Tnh3 ra quyết định có ý kiến của Sở quản lý ngành. Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hóa. Cơ quan quản lý doanh nghiệp sẽ thực hiện những việc sau: Chỉ đạo BĐM quản lý tại doanh nghiệp: Kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp Xây dựng phương án cổ phần hóa Dự thảo điều lệ hoạt dộng của Cty Thẩm định giá trị doanh nghiệp. Ra quyết định giá trị doanh nghiệp Ban chỉ đạo cổ phần hóa tại doanh nghiệp cũng thực hện các việc sau: Phân phối quỹ khen thưởng phúc lợi Xác định cổ phần cấp cho người lao động Xác định tiền cho người lao động vay đê mua cổ phần Công khai phương án cổ phần hóa để thực hiện Trình duyệt phương án cổ phần hóa. Đồng thời cũng lập hồ sơ dự kiến người quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Hồ sơ gồm: Biên bản của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp Phương án cổ phần hóa. Văn bản cử người quản lý phần vốn của Nhà nước tại DN. Bước 3: Duyệt và triển khai phương án cổ phần hóa Cơ quan quản lý doanh nghiệp sẽ: Duyệt phương án cổ phần hóa Ra quyết đinh chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Thỏa thuận về nhân sự tham gia hội đồng quản trị để quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ban chỉ đạo cổ phần hóa tại doanh nghiệp Thông báo tài chính trước cổ phần hóa Thông báo và đăng ký mua cổ phần Tổ chức bán cổ phần và nộp tiền vào kho bạc. Báo cáo tình hình thực hiện phương án cổ phần hóa Dự kiến nhân sự chuẩn bị triệu tập Đại hội cổ đông. Triệu tập Đại hội cổ đông để bầu Hội đồng quản trị và thông qua điều lệ. Bước 4: Đăng ký kinh doanh và ra mắt Cty cổ phần: Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: Quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP Điều lệ Cty Cổ phần Biên bản bầu HĐQT và giám đốc điều hành Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước trước khi CPH. Giám đốc và kế toán trưởng bàn giao lao động, tài sản, hồ sơ tài liệu cho Hội đồng quản trị của công ty. Hội đồng quản trị của công ty tiếp tục thực hiện các công việc còn lại nhanh chóng đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động dưới hình thức Cty Cổ phần như: Khắc con dấu mới nộp con dấu cũ Làm thủ tục chuyển sở hữu Nhà nước sang Cty. Tổ chức ra mắt và hoạt động. 3.5 Một số tiêu chí đánh giá tiến trình CPH. Sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền, các chủ trương chính sách về cổ phần hóa được ban hành một cách đồng bộ rõ ràng, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho doanh nghiệp khi tiến hành CPH. Sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán… Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện CPH, giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các vấn đề như: xử lý nợ, xác định giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần… Sự quyết tâm, đồng lòng, nhất trí thực hiện chủ trương CPH của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Nhất là sự quyết tâm của ban lãnh đạo những người đầu tàu, lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện chủ trương cổ phần hóa. Qua CPH làm rõ thực trạng tài chính, tài sản của doanh nghiệp, loại bỏ những tài sản không cần thiết, tài sản chờ thanh lý… góp phần làm cho tình hình tài chính của công ty lành mạnh, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh theo mô hình mới. Trong quá trình thực hiện CPH giải quyết tốt các vấn đề về người lao động, trong các việc xử lý lao động dôi dư, giải quyết nhanh chóng kịp thời các chế độ chính sách đối với lao động dôi dư. Đạt được mục tiêu đề ra của công tác cổ phần hóa như: phát huy tinh thần làm chủ cho người lao động, thu hút vốn đầu tư, đổi mới phương thức quản trị điều hành… II/ Sơ lược về một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CPH DNNN và những nhận xét chung về tiến độ thực hiện CPH ở nước ta. 1. Sơ lược về một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CPH. Ở nước ta, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Tiếp đó, tháng 11 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã chủ trương cổ phần hóa một bộ phận DNNN mà trước hết cần thực hiện thí điểm ở một số ngành, lĩnh vực, sau đó tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo nhân rộng ra toàn quốc. Tháng 5 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng lại có quyết định 143/ HĐBT nhắc lại chủ trương cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước. Ngày 8 tháng 6 năm 1992, Hội đồng Bộ Trưởng có chỉ thị số 202CT về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP. Tháng 6 năm 1996, tại Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng lại khẳng định “Cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa” và nhấn mạnh “Phải triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực phát triển”. (Văn kiện Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam). Ngày 20 tháng 8 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 658/TTg về việc thúc đẩy cổ phần hóa. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Nghị định 44/NĐCP về chuyển DNNN thành công ty CP. Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ IX (tháng 9/ 2001) lại khẳng định “Mục tiêu của cổ phần hóa là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó, đông đảo người lao động tham gia để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh” (Nghị quyết TW 3 khóa IX của Đảng). Tiếp đó, năm 2002, Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/QĐTTg ngày 26/4/2002 về phân loại DNNN, trong đó, Nhà nước phải nắm toàn bộ sở hữu một số lớn các doanh nghiệp ở những lĩnh vực được coi có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày 19/6/2002 , Chính phủ ban hành Nghị định số 64/ NĐCP 2002 thay Nghị định số 44/ NĐCP về việc xác định quyền được mua cổ phiếu của các tổ chức cá nhân người Việt Nam và nước ngoài. Ngày 9/9/2002, Bộ Tài Chính ra Thông tư số 79, hướng dẫn định giá tài sản doanh nghiệp và xác định cơ cấu cổ phần khi tiến hành cổ phần hóa. Nghị định số 69/NĐCP ban hành ngày 12/7/2002 hướng dẫn doanh nghiệp thanh toán nợ đọng và thông tư 80 ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính qui định về ưu tiên bán cổ phần cho người lao động, nhà sản xuất cung ứng vật tư trong các doanh nghiệp nông lâm ngư nghiệp với giá trị ưu đãi. Trong Hội nghị toàn quốc vế sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 15 & 16/3/2004 vừa qua cũng đã nhấn mạnh “Trong đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa là công việc trọng tâm, do đó các Bộ, ngành có trách nhiệm cần phải hoàn thành sớm những văn bản liên quan đến cổ phần hóa để tạo thuận lợi cho quá trình triển khai”. Bên cạnh đó, một danh mục gồm 8 Nghị định của Chính phủ và 7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho đổi mới sắp xếp DNNN đã được nêu ra trong dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ được đưa ra lấy ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương nhất quán và kiên trì trong chủ trương cổ phần hóa. 2. Việc thực hiện CPH tại Việt Nam. 2.1 Những thành tựu Bảng 1: Tình Hình CPH DNNN từ 1992 đến 30/06/2006. Năm 92-97 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 6/2006 Số DN 28 102 242 211 200 148 537 804 724 369 Số lượng các doanh nghiệp cổ phần hoá phát triển mạnh 30/6/2006:chúng ta cổ phần hoá được 3365 doanh nghiệp,huy động 22 nghìn tỉ đồng vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn của các doanh nghiệp lớn hơn trước năm 2005: 3207 doanh nghiệp cổ phần hoá tổng vốn 20.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện cổ phần hoá nhanh hơn.Trước đây để cổ phấn hoá một doanh nghiệp mất 437 ngày. Sau khi có nghị định 187 thì thời gian là 260 ngày Khắc phục cơ bản được hiện tượng cổ phần hoá khép kín. Chúng ta quy định lượng cổ phần tối thiểu đấu giá bán công khai việc định giá doanh nghiệp phải do các cơ quan có chức năng định giá tiến hành như các công ty tài chính,các ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước từ đó góp phần nâng cao được tính minh bạch trong công việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Khi bán cổ phần ra bên ngoài,các doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn đầu tư chiến lược cho mình.Thông qua bán đấu giá phần lớn các doanh nghiệp đều bán được cổ phần của mình cao hơn mệnh giá. Hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hoá thì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.Kết quả điều tra 2005 trong 850 doanh nghiệp cổ phần hoá cho thấy vốn điều lệ tăng 44%,đầu tư tăng 24%, lợi nhuận tăng 14% và thu nhập của người lao động tăng 12%. Năm 2006:cổ tức bình quân trong các doanh nghiệp cổ phần hoá là 17%. Quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá đã được đảm bảo,lao động dôi dư,được hưởng chính sách trợ cấp theo nghị định 41/CP (năm 2002). Riêng 2005 chúng ta có 85.500 lao động dôi dư,bảo đảm mỗi lao động được hỗ trợ 32 triệu đồng. Cán bộ công nhân viên được mua cổ phần ưu đãi với giá giảm 40% so với giá đấu bình quân thành công. 2.2 Những hạn chế Đối tượng các doanh nghiệp cổ phần hoá cho đến nay vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh cổ phần hoá.Hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá là các doanh nghiệp địa phương, có quy mô vốn nhỏ. Nhiều donh nghiệp vẫn né tránh cổ phần hoá bằng cách chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ ,công ty con hoặc công ty TNHH nhà nước một thành viên. Quyền sử dụng thực tế trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá thì được chuyển đổi rất ít. Đến hết 2005 tổng số vốn trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá chỉ chiếm 12% tổng số vốn trong các doanh nghiệp nhà nước Tuy nhiên trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá tư bản nhà nước vẫn nắm giữ 38% cổ phần,nguồn lao động trong doanh nghiệp nắm 54%, nguồn bên ngoài nắm 8% Quá trình cổ phần hoá diễn ra hết sức chậm chạp đặc biệt khi chúng ta tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp có quy mô lớn. Về định giá doanh nghiệp: Các tài sản hữu hình định giá không chính xác. Các tái sản vô hình gần như không định giá được. Vấn đề giá trị quyền sử dụng đất thì việc định giá khi giao hoặc cho thuê đất chưa sát với giá thị trường. Chúng ta chưa có cơ chế để giám sát các tổ chức trung gian định giá doanh nghiệp khi cổ phần hoá, một số tổ chức định giá chưa sát, chưa phù hợp thực tế. Vấn đề quản lý phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá hiện là vấn đề đang được thảo luận, chúng ta cần xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn của những người đại diện phần vốn của nhà nước tại các doing nghiệp cổ phần hoá. Trong nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá nhưng vẫn còn nắm giữ quá nhiều vốn, vì vậy các doanh nghiệp này chưa có những thay đổi căn bản về tổ chức, về quả trị theo mô hình của một công ty cổ phần thực sự. Những cơ quan quản lý nhà nước còn can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Đối với nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá,quản trị và tư duy điều hành vẫn như cũ. Theo kết qủa điều tra trong các doanh nghiệp cổ phần hoá có 86% giám đốc, 88% phó giám đốc,90%kế toán trưởng trong doanh nghiệp vẫn giữ nghuyên như cũ,do đó ảnh hưởng đến sự phát triển trung và dài hạn. Chính sách giải quyết hỗ trợ cho lao động dôi dư(NĐ41) kết thúc vào T12/05,hiện nay chưa có nghị định mới.Do đó ảnh hưởng đến tốc độ cổ phần hoá.Gặp 3 nghịch lý trong cổ phần hoá. Kế hoạch cổ phần hoá trong thời gian tới: Hiện nay chúng ta còn2176 doanh nghiệp nhà nước với tổng số vốn là 260.000 triệu đồng. Chính phủ dự định quá trình cổ phần hoá sẽ kết thúc vào năm 2010. Đến năm 2010 chúng ta chỉ còn giữ lại 554 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong đó bao gồm: 26 tập đoàn và các tổng công ty, 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc gia và lĩnh vực các sản phẩm dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Tóm lại tất cả các doanh nghiệp phải cổ phần hoá nếu như đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất: Không thuộc diện nhà nước giữ 100% vốn. Và trong từng thời kỳ thủ tướng Chính Phủ sẽ công bố danh sách những doanh nghiệp mà nhà nước giữ 100% vốn. Thứ hai: Sau khi xử lý các vấn đề về vốn thì phần lợi nhuận sẽ không bị âm. Thứ ba: Trong năm 2008 sẽ cổ phần hoá toàn bộ các ngân hàng thương mại quốc doanh. 2.3 Phương hướng cổ phần hóa trong thời gian sắp tới 1.Về vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản của nhà nước trong sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở nên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi thì phải thuê các tổ chức có chức năng định giá (công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, nhà đầu tư trong và ngoài nước) để xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá. Trong trường hợp có nhiều tổ chức tham gia tư vấn định giá thì phải tổ chức đấu thầu để lựa chọn tổ chức định giá. 2. Về giá trị quyền sử dụng đất: Các doanh nghiệp lựa chọn một trong hai hinh thức đó là; giao đất hoặc thuê đất. Giá giao đất hoặc thuê đất sẽ được uỷ ban nhân dân tinh( thành phố ) mà doanh nghiệp đóng quyết định và công bố giá trị của phần đất được giao hoặc tiền thuê đất được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. 3. Về vấn đề xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm : Giá trị về vị trí địa lý Giá trị về thương hiệu Giá trị về tiềm năng phát triển Giá trị về lợi thế kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền quyết định nhưng không thấp hơn lợi thế kinh doanh theo quyết định hướng dẫn của bộ tài chính. Giá trị lợi thế kinh doanh của Doanh Nghiệp phải được cộng vào giá trị Doanh nghiệp khi cổ phần hoá. 4. Vấn đề bán cổ phiếu lần đầu và cơ cấu cổ phiếu lần đầu. Cơ cấu cổ phiếu lần đầu bao gồm 4 nhóm; Nhóm 1: Cổ phiếu nhà nước nắm giữ, tỷ lệ cổ phiếu nhà nước nắm giữ dựa theo tiêu chí phân loại do Thủ Tướng Chính Phủ công bố trong từng thời kỳ. Nhóm 2: Cổ phiếu bán cho các nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác, theo quyết định là không được thấp hơn 25% vốn điều lệ ( trừ một số doanh nghiệp đặc biệt). Các Doanh Nghiệp có qui mô lớn hơn 500 tỷ đồng hoặc hoạt động trong những ngành đăc thù như: Hàng Không, Khai thác quặng quý hiếm, Ngân hàng, Bưu chính…do các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nhóm 3: Cổ phiếu bán cho tổ chức công đoàn Doanh nghiệp; Theo quyết định là không quá 3% vôn điều lệ. Nhóm 4 : Cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động. Bán cổ phiếu lần đầu; Các Doanh nghiệp phải tổ chức bán đấu giá công khai, giá bán bằng với giá đấu giá thành công của nhà đầu tư ( nhà đầu tư trúng thầu ở mức giá nào thì mua ở mức giá đó). 5. Vấn đề chế độ cho người lao động trong các Doanh Nghiệp cổ phần hoá. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp công bố giá trị cổ phần hoá được mua tối đa là 100 cổ phiếu cho một năm thực tế làm việc. Người lao động trong doanh nghiệp được tiếp tục tham gia và được hưởng quyền lợi về BHXH, hưởng chế độ hưu trí và quyền lợi theo chế độ hiện hành. Nếu bị mất hoặc thôi việc tại thời điểm công bố cổ phần thì được thanh toán trợ cấp mất việc theo quyết định của pháp luật. Kết luận Lựa chọn con đường cổ phần hóa vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh các thách thức thực tế đang đặt ra; từ đó tạo ra những thuận lợi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển cho doanh nghiệp . Thực hiện việc cổ phần hóa trong thời điểm đất nước đang chuyển mình phát triển; các doanh nghiệp Nhà nước cần phải thật sự thay đổi để có thể bắt kịp nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội mà đỉnh cao là việc thực hiện cổ phần hóa, Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm thực hiện việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới từ đó mới có thể phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0973.doc
Tài liệu liên quan