Đề tài Vấn đề hạt Higgs, lý thuyết và thực nghiệm

I. TỔNG QUAN LỊCH SỬ Vào năm 1964, Peter Higgs đã gửi công trình về mô tả một thuật toán mang lại khối lượng cho hạt (vấn đề chưa được giải quyết trong lý thuyết cho đến thời điểm đó) đến tạp chí chuyên ngành "Physical Review Letters". Đầu tiên, các nhà thẩm định của tờ báo không tin vào ý tưởng này. Bài viết bị từ chối nhanh chóng. "Họ cho rằng điều đó không có liên quan gì đến vật lý cả", ông Higgs nói. Bài viết này có vỏn vẹn 4 phương trình và chỉ dài có một trang rưỡi [17]. Cuối cùng, mãi đến phiên bản thứ hai mới được tờ báo đồng ý đưa đi in. Thời gian ngắn sau đó, ai cũng bàn đến lý thuyết của Peter Higgs [17]. Hình 1. Ông Peter Higgs trong lần viếng thăm CERN (tháng 4 năm 2008): "Có lẽ đơn giản là tôi chỉ có may mắn". Nhưng kể từ đó, Higgs cũng không trở thành giáo sư, vì ông không đạt được thành tựu nào khác. Ông là một nhà vật lý bình thường, và ông cũng chẳng hề phủ nhận điều này. "Có lẽ đơn giản là tôi chỉ có may mắn", ông giải thích [17]. Thế nhưng một trang rưỡi của năm 1964 không những chỉ làm cho ông nổi tiếng mà nó cũng mang lại hậu quả là nhiều cuộc đầu tư khổng lồ. Từ đó các nhà khoa học cố gắng chứng minh hạt Higgs với những máy gia tốc hạt ngày càng lớn . Trong vài thập kỷ qua, ngành vật lý hạt đã xây dựng được một mô hình lý thuyết chính thống (SM), tạo nên khuôn khổ về sự hiểu biết các hạt và lực cơ bản trong tự nhiên. Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho các hạt. Trường này có tên gọi là trường Higgs. Nó là hệ quả của lưỡng tính sóng-hạt trong cơ học lượng tử, và tất cả các trường lượng tử đều có một hạt cơ bản đi kèm. Hạt đi kèm với trường Higgs được gọi là hạt Higgs, hay boson Higgs, theo tên của nhà vật lý Peter Higgs. II. THỰC NGHIỆM Tìm kiếm boson Higgs đòi hỏi một chút thủ thuật. Giống như đa số các hạt hạ nguyên tử, nó không bền, và chỉ tồn tại ở các năng lượng cao. Loại năng lượng có ngay sau Big Bang, hoặc khi cho các hạt hạ nguyên tử lao vào nhau ở tốc độ gần như bằng ánh sáng [1]. Do đó việc tìm hạt Higgs gắn liền với sự phát triển của các máy gia tốc va chạm hạt, có thể nói là không thể thiếu. Vì vậy, quá trình phát triển của các máy gia tốc cũng chính là quá trình tiến gần tới hạt Higgs. Do đó theo dõi sự “truy lùng hạt Higgs” cũng chính là theo dõi sự phát triển của nhũng máy gia tốc. Điểm qua quá trình phát triển của một số máy gia tốc.

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề hạt Higgs, lý thuyết và thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 5: Trình bày vấn đề hạt Higgs (lý thuyết và thực nghiệm) BÀI LÀM TỔNG QUAN LỊCH SỬ Vào năm 1964, Peter Higgs đã gửi công trình về mô tả một thuật toán mang lại khối lượng cho hạt (vấn đề chưa được giải quyết trong lý thuyết cho đến thời điểm đó) đến tạp chí chuyên ngành "Physical Review Letters". Đầu tiên, các nhà thẩm định của tờ báo không tin vào ý tưởng này. Bài viết bị từ chối nhanh chóng. "Họ cho rằng điều đó không có liên quan gì đến vật lý cả", ông Higgs nói. Bài viết này có vỏn vẹn 4 phương trình và chỉ dài có một trang rưỡi [17]. Cuối cùng, mãi đến phiên bản thứ hai mới được tờ báo đồng ý đưa đi in. Thời gian ngắn sau đó, ai cũng bàn đến lý thuyết của Peter Higgs [17]. Hình 1. Ông Peter Higgs trong lần viếng thăm CERN (tháng 4 năm 2008): "Có lẽ đơn giản là tôi chỉ có may mắn". Nhưng kể từ đó, Higgs cũng không trở thành giáo sư, vì ông không đạt được thành tựu nào khác. Ông là một nhà vật lý bình thường, và ông cũng chẳng hề phủ nhận điều này. "Có lẽ đơn giản là tôi chỉ có may mắn", ông giải thích [17]. Thế nhưng một trang rưỡi của năm 1964 không những chỉ làm cho ông nổi tiếng mà nó cũng mang lại hậu quả là nhiều cuộc đầu tư khổng lồ. Từ đó các nhà khoa học cố gắng chứng minh hạt Higgs với những máy gia tốc hạt ngày càng lớn . Trong vài thập kỷ qua, ngành vật lý hạt đã xây dựng được một mô hình lý thuyết chính thống (SM), tạo nên khuôn khổ về sự hiểu biết các hạt và lực cơ bản trong tự nhiên. Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho các hạt. Trường này có tên gọi là trường Higgs. Nó là hệ quả của lưỡng tính sóng-hạt trong cơ học lượng tử, và tất cả các trường lượng tử đều có một hạt cơ bản đi kèm. Hạt đi kèm với trường Higgs được gọi là hạt Higgs, hay boson Higgs, theo tên của nhà vật lý Peter Higgs. THỰC NGHIỆM Tìm kiếm boson Higgs đòi hỏi một chút thủ thuật. Giống như đa số các hạt hạ nguyên tử, nó không bền, và chỉ tồn tại ở các năng lượng cao. Loại năng lượng có ngay sau Big Bang, hoặc khi cho các hạt hạ nguyên tử lao vào nhau ở tốc độ gần như bằng ánh sáng [1]. Do đó việc tìm hạt Higgs gắn liền với sự phát triển của các máy gia tốc va chạm hạt, có thể nói là không thể thiếu. Vì vậy, quá trình phát triển của các máy gia tốc cũng chính là quá trình tiến gần tới hạt Higgs. Do đó theo dõi sự “truy lùng hạt Higgs” cũng chính là theo dõi sự phát triển của nhũng máy gia tốc. Điểm qua quá trình phát triển của một số máy gia tốc. II.1. Máy gia tốc LHC (Large hadron collider) Máy LHC được chế tạo bởi Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), nằm bên dưới mặt đất tại biên giới Pháp-Thụy Sĩ giữa núi Jura và dãy Alps gần Genève, Thụy Sĩ. Dự án được cung cấp kinh phí và chế tạo với sự tham gia cộng tác của trên tám nghìn nhà vật lý của 15 quốc gia cũng như hàng trăm trường đại học và phòng thí nghiệm. Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008, và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với năng lượng cực lớn đầu tiên [1]. Hình 2. Bản đồ vị trí LHC II.1.1. Thiết kế vận hành LHC được chứa trong một đường hầm vòng tròn với chu vi 27 km, nằm ở độ sâu từ 50 đến 175 m dưới mặt đất. Đường kính hầm là 3,8 m, có cấu trúc bê tông, được xây dựng trong các năm từ 1983 đến 1988, nguyên được dùng làm nơi chế tạo máy Large Electron-Positron Collider (LEP). Trên mặt công trình bao gồm rất nhiều thiết bị hỗ trợ như máy nén, quạt gió, các thiết bị điện tử điều khiển và các thiết bị làm mát [18][19]. Đường hầm chứa LHC có hai đường dẫn tia hạt song song sát nhau, giao nhau ở 4 điểm, mỗi đường sẽ chứa một tia proton, được lưu chuyển vòng quanh vòng tròn từ hai hướng ngược nhau. Có 1.232 nam châm lưỡng cực giữ cho các tia đi đúng đường tròn, thêm vào đó là 392 nam châm tứ cực được dùng để giữ các tia luôn hội tụ, để làm cho cơ hội va chạm dòng hạt ở 4 điểm giao nhau là cao nhất. Tổng cộng có trên 1.600 nam châm siêu dẫn được trang bị, với chiếc nặng nhất lên tới hơn 27 tấn. Cần tới khoảng 96 tấn heli lỏng để giữ các nam châm hoạt động ở nhiệt độ 1,9 độ K, khiến cho LHC trở thành thiết bị siêu lạnh lớn nhất thế giới với nhiệt độ của heli lỏng[18][19]. Các nam châm điện tứ cực siêu truyền dẫn được dùng để giữ các tia hạt đi tới 4 điểm tương tác, nơi xảy ra va chạm giữa các hạt proton. Một hoặc hai lần một ngày, động năng của các hạt proton được gia tăng từ 450 GeV lên đến 7 TeV, từ trường của các nam châm siêu dẫn lưỡng cực được tăng từ 0.54 lên 8.3 tesla (T). Các proton ở mỗi đường dẫn sẽ có năng lượng đạt 7 TeV, giúp cho năng lượng va chạm đối diện đạt 14 TeV (tương đương 2.2 μJ). Ở mức năng lượng này, các proton có hệ số Lorentz là 7.500 và di chuyển với vận tốc bằng 99,9999991% vận tốc ánh sáng. Mỗi giây chúng bay quanh đường hầm 11,000 vòng. Các proton không phải là tia liên tục, thay vào đó được tạo thành các chùm, với khoảng 2,808 chùm, với số lượng đó, khoảng thời gian giữa các va chạm không bao giờ ngắn hơn 25 ns. Khi máy gia tốc lần đầu tiên được sử dụng, nó sẽ hoạt động với số chùm ít hơn, khoảng cách thời gian mỗi chùm là 75 ns. Số các chùm sau đó sẽ được tăng lên cho đến quãng cách cuối cùng là 25 ns [21]. Trước khi được đưa vào bộ gia tốc chính, các hạt được đi qua một chuỗi hệ thống tuần tự làm tăng năng lượng của chúng. Hệ thống đầu tiên là máy gia tốc hạt tuyến tính Linac 2 gia tốc các proton lên động năng 50 MeV, sau đó được đưa vào máy Proton Synchrotron Booster. Các proton tại đó được tăng tốc lên 1.4 GeV rồi được dẫn vào máy Proton Synchrotron (PS), ở đây chúng đạt động năng 26 GeV. Cuối cùng máy Super Proton Synchrotron (SPS) được dùng để tăng năng lượng của chúng lên 450 GeV trước khi dẫn vào (qua một giai đoạn 20 phút) vòng tròn chính. Tại đây các chùm proton được tích lũy và tăng tốc lên năng lượng đỉnh là 7 TeV, cuối cùng chúng được dự trữ trong 10 đến 24 tiếng trong khi các va chạm xảy ra tại 4 giao điểm [22]. Máy LHC cũng sẽ được dùng để tạo va chạm các ion nặng chì (Pb) với năng lượng tương tác là 1150 TeV. Các ion Pb đầu tiên sẽ được gia tốc bởi máy gia tốc tuyến tính Linac 3, còn máy phun năng lượng thấp Low-Energy Injector Ring được dùng làm bộ lưu trữ ion và làm mát. Các ion sau đó sẽ được gia tốc lên thêm băng máy PS và SPS trước khi dẫn vào máy LHC, ở đây chúng đạt năng lượng 2,76 TeV trên mỗi hạt nhân [1]. II.1.2. Các bộ phân tích Hinh 3. Bộ phân tích CMS detector (Compact Muon Solenoid) của LHC Sáu bộ phân tích (detector) đã được xây dựng trong hệ thống của LHC, nằm trong những hang lớn bên dưới mặt đất được đào tại các điểm giao của LHC. Hai bộ trong số đó, là ATLAS experiment và Compact Muon Solenoid (CMS), là những bộ phân tích hạt đa mục đích có kích thước lớn [19]. Hai bộ A Large Ion Collider Experiment (ALICE) và LHCb có các chức năng riêng biệt hơn, và hai bộ còn lại nhỏ hơn nhiều là TOTEM và LHCf dành cho các nghiên cứu chuyên môn đặc biệt. Bản tóm tắt của BBC về các bộ phân tích chính là [23]: ATLAS – một trong hai bộ phân tích đa mục đích. ATLAS sẽ được sử dụng để tìm kiếm những dấu hiệu vật lý học mới, bao gồm nguồn gốc của khối lượng và các chiều phụ trợ. CMS – một bộ phân tích đa mục đích khác, giống với ATLAS, sẽ lùng sục các hạt Higgs và tìm kiếm những manh mối về bản chất của vật chất tối. ALICE – sẽ nghiên cứu một dạng "lỏng" của vật chất gọi là quark-gluon plasma, dạng tồn tại rất ngắn sau Vụ nổ lớn. LHCb – so sánh những lượng vật chất và phản vật chất được tạo ra trong Vụ nổ lớn. LHCb sẽ cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra đối với phản vật chất "bị thất lạc". II.1.3. Quá trình hoạt động 10/09/2008 : bắt đầu đi vào hoạt động. 19/09/2008: một kết nối điện giữa 2 nam châm bị hỏng, gây ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến hư hại nặng: Một trong số nhiều nam châm khổng lồ tạo nên trái tim của máy gia tốc trở nên quá nóng - hay đúng hơn là lạnh quá ít. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài "Tiếng nói nước Nga", đại diện của Trung tâm nghiên cứu CERN, Frederick Bordry đã cho biết về điều này: "Khúc mắc là ở chỗ, một kết nối cáp đồng trong số 10 nghìn chiếc đã không được hàn. Thất thoát nhiệt dẫn tới heli lỏng lọt vào buồng chân không, áp lực tăng lên, làm hỏng khoảng 50 đoạn nam châm siêu dẫn. Chúng tôi đã kiểm tra lại 10 nghìn kết nối và phát hiện rằng đây là trường hợp duy nhất". 20/11/2009: cỗ máy bắt đầu hoạt động trở lại. Hồi tháng 3/2010, đã tạo ra các dòng hạt công suất 3,5 TeV - teraelectronvolt. II.1.4. Chi phí Tổng chi phí cho dự án được yêu cầu ở mức từ 3,2 đến 6,4 tỷ € [19]. Công trình LHC được đồng ý vào năm 1995 với kinh phí là 2,6 tỷ franc Thụy Sĩ (1,6 tỷ €), công với 140 triệu € cho các nghiên cứu. Tuy nhiên, chi phí đã tăng lên, theo ước lượng năm 2001, máy gia tốc cần chi phí 300 triệu € (480 triệu franc), và các thí nghiệm cần 30 triệu € (50 triệu franc), cùng với việc cắt giảm chi phí của CERN, thời gian dự kiến hoàn thành cũng chuyển từ năm 2005 sang tháng 4 năm 2007 [24]. Những nam châm siêu dẫn cần mức giá tăng thêm là 120 triệu € (180 triệu franc). Ngoài ra còn có nhiều trở ngại như việc xây một hang ngầm cho chiếc máy Compact Muon Solenoid, nơi gây ra một tai nạn chết người [25]. II.2. Sứ mạng của LHC Sau đây là những vấn đề lớn mà các nhà vật lý kỳ vọng có được câu trả lời nhờ máy gia tốc LHC (và ILC). Sự truy tìm hạt Higgs đúng là bài toán bản lề. Nhưng sau bài toán này hàm ẩn nhiều bài toán  khác như: vì sao lực hấp dẫn lại yếu hơn các lực khác nhiều đến thế? vật chất tối là gì ? đâu là bản chất của không thời gian? phải chăng vật chất tối là một loại hạt mới? Và điều đáng chú ý là những vấn đề ấy lại liên quan với nhau và với vấn đề hạt Higgs. Có thể liệt kê cụ thể hơn các vấn đề: 1) Kiểm tra Mô hình Chuẩn và nghiên cứu điều gì đã phá vỡ đối xứng điện yếu: vấn đề trung tâm là tìm hạt Higgs. 2) Phát hiện các hạt siêu đối xứng: theo lý thuyết siêu đối xứng SUSY (SuperSymetry) ứng với mỗi hạt fermion có spin bán nguyên tồn tại  một hạt siêu đối xứng boson có spin nguyên và ngược lại. Lý thuyết siêu đối xứng quan trọng cho sơ đồ thống nhất 4 loại tương tác (Franck Wilczek, Nobel Vật lý 2004). 3) Vật chất tối: những hạt WIMPs (Weakly Interacting Massive Particles-những Hạt có Khối lượng Tương tác Yếu với nhau ) là những hạt suy ra từ siêu đối xứng, hạt nhẹ nhất trong các WIMPs là neutralino có thể là ứng viên của vật chất tối chăng. 4) Liệu có tồn tại các chiều thêm (extra dimension) của không thời gian ngoài 4 chiều (1 chiều thời gian và 3 chiều không gian) không? II.3. Manh mối tìm ra hạt Higgs Peter Renton, nhà vật lý hạt thuộc Đại Học Oxford, đã cho công bố phương pháp tiếp cận hạt Higgs của mình trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature. Ông cho biết đã lần ra được manh mối về hạt Higgs nhờ các nhà nghiên cứu tại một cơ sở nghiên cứu nguyên tử ở Thụy Sỹ. Nếu phát hiện của Renton là chính xác thì khối lượng của Higgs boson được xác định ở vào khoảng 115 gigaelectronvolt [5]. Hình .: Biểu đồ phức hợp với sự có mặt của boson Higgs. Niềm tin của Renton bắt đầu từ một tín hiệu do máy LEP ở Geneva (Thụy Sỹ) tạo ra.(LEP đã ngừng hoạt động để thay thế bằng LHC). Tuy nhiên, có 9% khả năng là tín hiệu này được tạo ra từ "tiếng động" nền [16][5]. Hạt Higgs có độ bất ổn định rất cao, vì vậy chúng nhanh chóng phân rã khi được tạo ra. Tiến sĩ Renton cho biết ông đã có những bằng chứng gián tiếp từ việc quan sát hành vi của các loại hạt khác trong máy va chạm, phù hợp với con số 115 gigaelectronvolt - khối lượng của hạt Higgs [5]. II.4. Những bằng chứng về Higgs boson ở Fermilab Theo kết quả công bố trên Phys. Rev. Lett. 98 (2007) 081802, các nhà vật lý làm việc trong đề tài HyperCP tại Fermilab (Mỹ) đã khẳng định họ có thể vừa có những kết quả ban đầu về Higgs boson. Tuy nhiên, để khẳng định này được đúng đắn, Lý thuyết Trường chính thống (SM) của vật lý hạt có thể phải nhường chỗ cho lý thuyết siêu đối xứng.  Tuy nhiên, các nhà vật lý khi phân tích các số liệu từ thí nghiệm HyperCP ở Fermilab vào tháng 1/2006 đã phát biểu rằng phòng thí nghiệm đã đạt được điều đó lần đầu tiên. Thí nghiệm này bao gồm việc bắn phá một chùm proton ở một bia cố định, làm xuất hiện 3 "sự kiện" trong đó một hạt Sigma + phân rã thành một photon và một cặp muon, phản muon. Mặc dù 3 "sự kiện" thường không liên quan đáng kể đến nhau, nhưng German Valencia (Đại học Tổng hợp bang Iowa, Mỹ) cùng các đồng nghiệp đã giả định rằng các sự kiện này có thể được hiểu như một bằng chứng cho một hạt mới với khối lượng 214,3 MeV, được họ đặt cho tên là "hạt HyperCP". Do nó khá nhẹ và có xác suất tương tác yếu, HyperCP sẽ không phù hợp với mô hình trường chính thống. Tuy nhiên, nó có thể được giải thích bằng cách sử dụng "Mô hình chính thống siêu đối xứng gần đúng cực tiểu" (Next-to-minimal supersymmetric standard model - NMSSM). Đây là một trong số các mô hình siêu đối xứng, có xu hướng lý giải tại sao các lực cơ bản lại có sự khác biệt đến vậy về cường độ bằng cách giả thiết 2 hoặc nhiều hơn số các hạt. Trong mô hình NMSSM, có 7 Higgs boson, và nhóm của Valencia cho rằng hạt HyperCP có thể là hạt nhẹ nhất trong số này. Mặc dù cần phải cần thêm nữa những bằng chứng so với 3 dữ kiện về HyperCP để có thể thuyết phục khác nhà vật lý tiến đến lý thuyết NMSSM. Đây không phải lần đầu tiên các nhà vật lý tuyên bố rằng Higgs như một bộ phận khác của lý thuyết siêu đối xứng. John Conway và Tommaso Dorigo cũng đã giả thiết rằng một "bơm" 160 GeV ở Fermilab có thể là một trong 5 Higgs boson trong mô hình được chấp nhận nhiều hơn là Minimal supersymmetric standard models (MSSM). II.5. Những kết quả đầu tiên của LHC Gặp gỡ Blois lần thứ 22 diễn ra từ ngày 15 đến 20-7-2010 đưa ra và phân tích kết quả đầu tiên thu được tại LHC, Gặp gỡ Blois 2010 cũng lắng nghe các báo cáo về những vấn để thời sự khác trong vật lý hạt cơ bản, như về cuộc săn lùng hạt Higgs. Hội nghị vật lý hạt và năng lượng cao (HEP-International Conference on High Energy Physics) vừa diễn ra tại Paris, Pháp từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 7, năm 2010. Tại hội nghị này, số liệu của máy gia tốc LHC cũng được  phân tích và công bố tiếp theo “Gặp gỡ Blois”. Ngay sau hội nghị chính tại Paris, một hội nghị vễ tinh đã được tổ chức tại thành phố Orsay (Pháp) từ ngày 29 đến 31 tháng 7 với tiêu đề  “Higgs Hunting”– nơi giới thiệu  và so sánh những kết quả mới nhất thu được từ hai phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất trong lĩnh vực HEP là Tevatron ( Mỹ) và LHC [16]. II.6. Tìm hạt Higgs mà không cần LHC Một nghiên cứu đề xuất rằng có thể có một phương pháp rẻ tiền hơn nhiều nhằm tìm ra câu trả lời hạt Higgs, mà không cần đến những cỗ máy gia tốc hạt khổng lồ. Theo Marco Taoso thuộc CERN và các đồng sự, các hạt Higgs danh tiếng có thể để lại dấu vân tay của nó trong ánh sáng tạo ra trong những va chạm của vật chất tối. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng chúng ta có thể đang trông thấy những dấu hiệu phổ mách bảo của Higgs theo cách này trong vòng một năm – có khả năng sớm hơn so với mớ dữ liệu LHC lộn xộn về loại hạt này. Hình 5. kính thiên văn Fermi. Vật chất tối được cho là cấu thành hơn 80% vật chất trong vật chất nhưng nó không tương tác qua cơ chế điện từ nên sự có mặt của nó chỉ được suy luận ra từ các tác động hấp dẫn của nó lên vật chất bình thường [16]. Đa số mô hình vũ trụ học đề xuất rằng vật chất tối đã từng phổ biến hơn trong quá khứ xa xôi, và điều này khiến các nhà vật lí giả sử rằng các hạt vật chất tối đang hủy lẫn nhau qua các va chạm. Mặc dù bản thân vật chất tối không tương tác với ánh sáng (vì thế mới gọi là “tối”), nhưng một sự hủy cặp như thế có thể phát ra một photon và một hạt khác, có khả năng là hạt Higgs [16]. Các nhà nghiên cứu trên khẳng định việc phát hiện ra hạt Higgs này sẽ là vấn đề ghi lại vết tích photon đi cùng với nó với năng lượng phản ánh khối lượng của Higgs. Nếu tính toán của họ là đúng, thì các kính thiên văn tia gamma như kính Fermi có thể thấy bằng chứng đầu tiên [16]. II.7. Dự án máy ILC (International Linear Collider) Ngay trước lúc LHC được khởi động, các nhà vật lý đã có dự án xây dựng tiếp theo một máy gia tốc tên là ILC với độ dài gần 30 km có khả năng thực hiện va chạm của electron và phản hạt positron ở tốc độ gần tốc độ ánh sáng. Mục đích của máy ILC là  giúp các nhà vật lý nghiên cứu tiếp những kết quả khám phá được nhờ LHC. Hơn 1.600 nhà khoa học từ hơn 300 phòng thí nghiệm và trường Đại học trên thế giới đã cùng hợp tác thiết kế máy ILC. Chi phí cho ILC lên đến 6,7 tỷ USD. Ba địa điểm được chọn để xem xét là: CERN (Geneve), Phòng thí nghiệm quốc gia Fermi (Batavia) và một địa điểm ở Nhật [16]. LÝ THUYẾT III.1. Sự ra đời của hạt Higgs trong lý thuyết Hạt Higgs ra đời trong mô hình chính thống, nó giải thích nguyên nhân gây ra khối lượng quán tính. hạt Higgs cũng gây ra bất đối xứng trong các nhóm gauge. Hạt Higgs (hay chính xác hơn là trường đi cùng với nó – trường Higgs) được cho là lấy khối lượng của chúng thông qua tương tác với một trường phổ biến (trường Higgs), do hạt Higgs mang theo “bám” lên những hạt khác và từ đó cung cấp cho chúng tính chất gọi là khối lượng. Hạt Higgs là một boson có spin bằng không [2][3]. Xét một ví dụ về cơ chế Higgs: Nhóm đối xứng gauge U(1) Xét hệ gồm trường vô hướng tích điện và trường điện từ mô tả bởi Lagrangian bất biến gauge như sau: (1) Trong đó: Cơ chế Higgs thể hiện ở tương tác trường gauge và trường có Để sự trình bày gọn hơn nhưng vẫn giữ tính tổng quát, ta đặt . Đưa vào các và xác định bởi phương trình (2) Khai triển vế phải biểu thức (2) ta được (các số hạng từ hai thừa số trường trở lên) Và từ đó: Vì bất biến gauge nên Lagrangian (1) sẽ vẫn giữ nguyên dạng nếu thay và bằng và xác định bởi Kết quả là: (3) Bây giờ ta đồng nhất , với các trường vật lý, viết lại Lagrangian (3), bỏ dấu và không quan tâm tới số hạng (không mang ý nghĩa): Trong đó: , Như vậy trường gauge đã trở nên có khối lượng , còn trương Goldstone không khối lượng đã biến mất. Một mẩu chuyện về LHC được nêu trong bài thuyết trình của tiến sĩ Brian Cox: Vào những năm 1980, khi CERN xin tài trợ cho LHC từ chính phủ Anh, bà Magaret Thatcher lúc đó nói: "Nếu các anh có thể giải thích bằng thứ ngôn ngữ mà chính trị gia như tôi có thể hiểu được gì thì các anh sẽ có được tiền. Tôi muốn biết thứ gọi là hạt Higgs làm gì?" Và thú vị rằng, các nhà khoa học lúc đó nảy ra một ý tưởng như thế này: Trong một căn phòng đông người, những người này là hạt Higgs. Khi một hạt nào đó di chuyển trong vũ trụ, nó sẽ tương tác với các hạt Higgs. Lấy ví dụ như thế này: một người không mấy ai biết đến di chuyển qua phòng này, hẳn mọi người sẽ chẳng thèm đoái hoài; thế là những người này có thể dễ dàng nhanh chóng đi qua phòng (và lúc này tốc độ họ đi sẽ rất nhanh, và nếu trong trường hợp không một ai thèm để ý tới họ, họ sẽ di chuyển với tốc độ ánh sáng, tức họ không hề có khối lượng - massless) Lấy thêm một ví dụ khác: Một người cực kì quan trọng, giả dụ là bà Magaret Thatcher đi vào phòng, tức thì bà sẽ được bao quanh bởi người trong phòng. Và họ cứ thế vây quanh bà, bà sẽ di chuyển qua đám đông cực kì khó khăn và chậm chạp. Chính như thế, bà sẽ "nặng" hơn. Hai ví dụ mà các nhà khoa học nghĩ ra đã khái quát hóa được chính xác chức năng của hạt Higgs. Và như thế là LHC được tiền [16] . Mô hình chính thống (SM - Standard model) của vật lý hạt là thuyết miêu tả về tương tác mạnh, tương tác yếu, tương tác điện từ và những hạt cơ bản tạo nên vật chất. Được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970, mô hình chính thống là một phần của lý thuyết trường lượng tử, một lý thuyết đã kết hợp cơ học lượng tử với thuyết tương đối hẹp. Ngày nay, hầu hết các thí nghiệm kiểm chứng về 3 lực miêu tả bởi mô hình chính thống đều đúng như những dự đoán của thuyết này. Tuy nhiên, mô hình chính thống vẫn chưa là một thuyết thống nhất các lực tự nhiên một cách hoàn toàn, do sự vắng mặt của lực hấp dẫn [1][2][3]. Mô hình chính thống chứa cả hai loại hạt cơ bản là fermion và boson. Fermion là những hạt có spin bán nguyên và tuân thủ theo nguyên lý loại trừ của Wolfgang Pauli. Các hạt boson có spin nguyên và không tuân theo nguyên lý Pauli. Khái quát hóa, fermison là những hạt vật chất còn boson là những hạt truyền tương tác. Trong mô hình chính thống, thuyết điện từ - yếu (bao gồm cả tương tác yếu lẫn lực điện từ) được kết hợp với thuyết sắc động lực học lượng tử. Tất cả những thuyết này đều là lý thuyết gauge, có nghĩa là chúng mô hình hóa các lực giữa các fermion bằng cách tạo ra các boson, có tác dụng như các thành phần trung gian. Hệ Lagrangian của mỗi tập hợp hạt boson trung gian không thay đổi dưới một dạng biến đối gọi là biến đổi gauge, vì thế các boson này còn được gọi là gauge boson. Các boson trong Mô hình chính thống là: Photon, hạt trung gian trong tương tác điện từ. W và Z boson, hạt trung gian trong lực hạt nhân yếu. 8 gluon, hạt truyền trung gian trong lực hạt nhân mạnh. 6 trong số các gluon được đánh dấu bằng các cặp "màu" và "đối màu" (ví dụ như một hạt gluon mang màu "đỏ" và "đối đỏ"), 2 gluon còn lại là cặp màu được "pha trộn" phức tạp hơn. Higgs boson, hạt gây ra bất đối xứng trong các nhóm gauge, và cũng là loại hạt tạo ra khối lượng quán tính. Biến đổi gauge của các gauge boson có thể được miêu tả bởi một nhóm unita, gọi là nhóm gauge. Nhóm gauge của tương tác mạnh là SU(3), nhóm gauge của tương tác yếu là SU(2)xU(1). Vì vậy, mô hình chính thống thường được gọi là SU(3)xSU(2)xU(1). Higg boson là boson duy nhất không thuộc gauge boson, các tính chất của boson này vẫn còn đươc bàn cãi. Graviton là boson được cho là hạt truyền tương tác của tương tác hấp dẫn, nhưng không được nhắc đến trong Mô hình chính thống. Có 12 dạng fermion khác nhau trong mô hình chính thống. Cùng với các hạt proton, neutron và electron, những fermion cấu thành nền phần lớn các vật chất. Mô hình chính thống xác định mỗi electron là hạt cơ bản; proton và neutron là hạt tổ hợp, được tạo bởi các hạt nhỏ hơn có tên gọi là quark. Các hạt quark dính với nhau bởi tương tác mạnh. Các hạt fermion cơ bản được nhắc đến trong Mô hình chính thống là: Các fermion trong Mô hình chính thống Fermion Symbol Electric charge Weak charge Weak isospin Hypercharge Color charge Mass Generation 1 Electron e -1 2 -1/2 -1/2 1 0.511 MeV Electron neutrino νe 0 2 +1/2 -1/2 1 < 50 eV Positron ec 1 1 0 1 1 0.511 MeV Electron antineutrino 0 1 0 0 1 < 50 eV Up quark u +2/3 2 +1/2 +1/6 3 ~5 MeV Down quark d -1/3 2 -1/2 +1/6 3 ~10 MeV Anti-up antiquark uc -2/3 1 0 -2/3 ~5 MeV Anti-down antiquark dc +1/3 1 0 +1/3 ~10 MeV Generation 2 Muon μ -1 2 -1/2 -1/2 1 105.6 MeV Muon neutrino νμ 0 2 +1/2 -1/2 1 < 0.5 MeV Anti-Muon μc 1 1 0 1 1 105.6 MeV Muon antineutrino 0 1 0 0 1 < 0.5 MeV Charm quark c +2/3 2 +1/2 +1/6 3 ~1.5 GeV Strange quark s -1/3 2 -1/2 +1/6 3 ~100 MeV Anti-charm antiquark cc -2/3 1 0 -2/3 ~1.5 GeV Anti-strange antiquark sc +1/3 1 0 +1/3 ~100 MeV Generation 3 Tau τ -1 2 -1/2 -1/2 1 1.784 GeV Tau neutrino ντ 0 2 +1/2 -1/2 1 < 70 MeV Anti-Tau τc 1 1 0 1 1 1.784 GeV Tau antineutrino 0 1 0 0 1 < 70 MeV Top quark t +2/3 2 +1/2 +1/6 3 178 GeV Bottom quark b -1/3 2 -1/2 +1/6 3 ~4.7 GeV Anti-top antiquark tc -2/3 1 0 -2/3 178 GeV Anti-bottom antiquark bc +1/3 1 0 +1/3 ~4.7 GeV Các fermion có thể được sắp xếp trong 3 lớp, lớp thứ nhất có chứa electron, quark trên (up), quark dưới (down) và electron neutrino. Tất cả các vật chất nguyên sinh được tạo bởi nhóm hạt ở lớp đầu tiên; các hạt ở lớp cao hơn phân rã nhanh chóng xuống lớp thứ nhất và chỉ có thể được tổng hợp trong một thời gian thực ngắn, thông qua các thí nghiệm năng lượng cao. Lý do để sắp xếp các fermion vào các lớp khác nhau mặc dù các đặc điểm của chúng gần giống nhau, ví dụ như electron và muon cùng có spin bán nguyên và có cùng điện tích electron, là do khối lượng của muon lớp gấp 200 lần khối lượng của electron, do đó chúng được sắp xếp vào các lớp riêng biệt. III.2. Các thách thức trước mặt của mô hình chính thống Mặc dầu mô hình chính thống đã có một thành công rất lớn trong việc giải thích các kết quả của thực nghiệm, song nó vẫn chưa thể trở thành một thuyết hoàn chỉnh trong vật lý cơ bản. Đó là do 2 nguyên nhân: Mô hình này còn chứa 19 tham số tự do, như khối lượng của các hạt. Các tham số này không thể tính toán một cách độc lập Mô hình này không miêu tả tương tác hấp dẫn Hiện tại, mô hình này đang gặp một thử thách không nhỏ, đó là nghi vấn về sự xuất hiện của các hằng số không bền, như c hay e, hay cả hằng số mạng tinh thể. Nếu như các định luật vật lý được chứng mình có vị trí phụ thuộc và có thể khác nhau ở các tọa độ đặc biệt trong không gian, điều đó có nghĩa là tất cả các thí nghiệm sử dụng để chứng minh cho mô hình chính thống đều không hợp lệ [1][16]. III.3. Vẫn giải thích được vấn đề khối lượng mà không cần hạt Higgs Theo ý tưởng chung thì hạt Higgs là một hạt cơ bản (vậy có spin), song hạt Higgs lại không có spin cho nên trước đây các nhà vật lý đã xây dựng lý thuyết đa sắc (technicolor) mô tả hạt Higgs như là một hạt phức hợp (composite) cấu tạo bởi những hạt techniquark (có spin bán nguyên), giống như cặp Cooper trong siêu dẫn cấu tạo bởi hai electron. Đây cũng là một hướng phát triển đã được chú ý. Song nếu hạt Higgs không tồn tại nhưng tồn tại những chiều thêm (extra dimension) của không thời gian thì vấn đề khối lượng các hạt có thể giải quyết được, Christophe Grojean (CEA, Saclay và CERN) đã phát biểu như vậy. Ông đã cùng cộng sự xây dựng một lý thuyết mới có nhiều triển vọng để phát triển SM mà không cần đến sự tồn tại của hạt Higgs [7]. Lý thuyết của Grojean và nhiều người khác dựa trên các ý tưởng của Theodor Kaluza & Oskar Klein: thay vì thêm một hạt thì chúng ta thêm một chiều thêm của không thời gian. Như vậy Grojean đã đưa thêm một chiều thêm thứ năm vào không thời gian thông thường . Trong công thức nổi tiếng của Einstein E = mc2,  năng lượng, khối lượng và xung lượng đều là những đại lượng biến đổi qua lại được. Do đó không điều gì ngăn cản chúng ta đoán nhận xung lượng chuyển động của một hạt dọc theo một chiều thêm thứ năm như là khối lượng biểu hiện trong không thời gian 4 chiều thông thường. Khối lượng này sẽ được xác định bởi độ dài của chiều thêm và các điều kiện biên (BC-Boundary Conditions) tại các biên của chiều thêm. Theo nguyên lý của cơ học lượng tử chiều dài và các BC sẽ gây nên một phổ khối lượng. Tương tự như một dây đàn rung động theo các harmonic ấn định bởi chiều dài của dây và các BC, kích thước của chiều thêm thứ năm và các BC ấn định các trị số khả dĩ của phổ nói trên. Và lẽ dĩ nhiên các harmonic thấp sẽ tương ứng với các boson W & Z đã biết trong SM. Như thế trong lý thuyết mới sẽ xuất hiện nhiều hạt khác W’, W’’...,Z’, Z’’...( ứng với các harmonic cao hơn) với các đặc trưng tương tự, song khối lượng lớn hơn. Những hạt này là những trạng thái kích thích KK ( các trạng thái kích thích này còn được gọi là tháp KK - Kaluza-Klein tower). Christophe Grojean cho rằng chính nhờ việc tính đến các hạt mới có khối lượng lớn này mà chúng ta có thể giải quyết vấn đề phân kỳ trong lý thuyết điện yếu [7]. Như vậy vừa giữ lại được các ưu điểm của SM vừa tạo ra khối lượng cho các hạt mà không cần đến sự tồn tại của hạt Higgs! Trong phổ khối lượng ngoài các hạt W & Z sẽ xuất hiện thêm như trên đã nói nhiều hạt khác nặng hơn (cỡ 500 đến 1000 eV), những hạt này có khả năng làm triệt tiêu những đại lượng phân kỳ xuất hiện trong các phép tính toán của SM xét trong không thời gian 4 chiều thông thường. Mô hình của Grojean có mối tương đồng với mô hình Randall-Sundrum [7]. Vấn đề ở đây là làm thế nào để thu đúng được khối lượng của các hạt W & Z . Năm 2003 các nhà vật lý lý thuyết đã xây dựng mô hình hình học hyperbolic 5 chiều ứng với không gian AdS (anti de-Sitter). Và họ đã thành công hơn trong việc giải thích vấn đề khối lượng trong SM. Trong ngữ cảnh đó chúng ta đoán nhận khối lượng của các hạt W & Z là dấu ấn trong không gian 4 chiều để lại bởi xung lượng của chúng trong chiều thêm thứ năm. Như vậy ta có không gian 5 chiều (1 chiều thêm ) và không thời gian 4 chiều thông thường,  đây chính là tình huống để áp dụng ánh xạ holographic Ad /CFT. Hình học mới này tạo nên tất cả các ưu điểm của hạt Higgs mà không gây nên sự bất tiện, khó khăn nào và chưa cầu cứu đến hạt Higgs, hạt Higgs đã tan biến trong chiều thêm thứ năm. Andreas Birkedal & Konstantin Matchev (Đại học Florida) và Maxim Perelstein ( Đại học Cornell) đã chỉ ra phương pháp thực nghiệm trên LHC để phân biệt hai phương án: giả thuyết về hạt Higgs và lý thuyết mới về hình học hyperbolic. Christophe Grojean cho rằng nếu lý thuyết mới là đúng thì hạt Higgs không xuất hiện mà bên cạnh các hạt tương tự như các hạt W & Z sẽ quan sát được nhiều hạt khác với khối lượng lớn hơn, W’, W’’,Z’, Z’’... Máy LHC có thể giúp chúng ta phân biệt hai tình huống sau đây [7]: Tình huống I Hình 6 Hạt Higgs tồn tại (hình 6): lúc này khi hai electron va chạm nhau, chúng sẽ trao đổi hạt photon (tương tác điện từ), các boson W và Z (tương tác yếu) và hạt Higgs xuất hiện.        Tình huống II Hình 7 Hạt Higgs không tồn tại (hình 7): khi 2 electron va chạm nhau chúng chỉ trao đổi photon (tương tác điện từ) và các hạt boson Z, Z’, Z’’ ... và các boson W, W’, W’’(tương tác yếu) Bruno Mansoulie nhấn mạnh rằng lý thuyết mới như vậy khẳng định sự tồn tại của một chiều thêm  ngoài 4 chiều không thời gian thông thường. Và nếu lý thuyết về hình học hyperbolic là đúng thì đây sẽ là một trớ trêu của số phận: máy gia tốc khổng lồ LHC xây dựng với mục đích tìm ra hạt Higgs lại là máy gia tốc xây dựng nên để phủ nhận vĩnh viễn sự tồn tại của hạt Higgs. III.4. Có bao nhiêu hạt Higgs? Trong một thí nghiệm gọi là Dzero tại phòng thí nghiệm của máy gia tốc phân tử Tevatron, những nhà khoa học đã phát hiện rằng sự va chạm của những proton và phản proton thường tạo ra những cặp phần tử vật chất  hơn là những cặp phản vật chất. Đồng tác giả nghiên cứu Adam Martin – một nhà vật lý lý thuyết tại Fermilad cho biết sự khác biệt dù rất nhỏ, chỉ hơn 1% nhưng nó không thể được giải thích bằng mô hình lý thuyết chính thống khẳng định về sự tồn tại của hạt Higgs đơn lẻ. Tuy nhiên, những kết quả Dzero có thể được lí giải nếu các nhà khoa học thừa nhận hạt Higgs có năm phần tử - một sự mở rộng về mô hình lý thuyết chính thống gọi là Mô hình cặp đôi 2 hạt Higgs. Theo các nhà khoa học, nếu nhiều hạt Higgs tồn tại, chúng có thể tương tác với vật chất một cách khác nhau, điều này có thể dẫn đến nhóm vật lý chưa được khám phá đằng sau Mô hình chính thống. “Bước đầu tiên trong kế hoạch mở rộng Mô hình chính thống sẽ là thêm vào nhiều hạt Higgs”, Martin cho biết. Nếu nhóm nghiên cứu của Martin đúng và hạt Higgs thực sự là 5 hạt, điều này rồi sẽ được dò ra bởi cỗ máy LHC ở Thụy Sĩ. Đồng tác giả nghiên cứu Martin cũng tin tưởng sẽ thấy được những hạt Higgs trong kỉ nguyên của LHC [16]. David Evans, một nhà vật lý tại ĐH Birmingham kiêm lãnh đạo dự án ALICE của LHC bày tỏ quan điểm trong một email: “Cá nhân tôi nghĩ rằng không có khả năng chúng ta có 5 hạt Higgs khác nhau. Nhưng nếu điều này được chứng minh là đúng thì nó sẽ khiến cuộc nghiên cứu và LHC thú vị hơn rất nhiều.” Wolfgang Mader từ Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức), người chịu trách nhiệm về một bộ máy dò trong thí nghiệm "Atlas" nói: " Cũng có thể có 4 biến thể của hạt Higgs như lý thuyết siêu đối xứng đưa ra. Cũng có thể là sự tồn tại của hạt Higgs sẽ được phủ định. Trong mô hình NMSSM, có 7 Higgs boson, và nhóm của Valencia cho rằng hạt HyperCP có thể là hạt nhẹ nhất trong số này . III.5. Alain Connes: dự đoán khối lượng của hạt Higgs và top quark Bottom of Form Ali H. Chamseddine, Alain Connes và Matilde Marcolli đã tranh luận với nhau trong bài báo của họ [16]: Gravity and the standard model with neutrino mixing về việc dự đoán khối lượng của Hạt Higgs và top quark. Bài báo này đã kết hợp lý thuyết gauge coupling unification với GUT (Lý thuyết thống nhất lớn), từ đó liên hệ đến khối lượng của top quark và hạt W . Chính xác hơn, họ đã dẫn đến một thang đo thống nhất: Đây vẫn là một công thức dài , tuy nhiên các tác giả khẳng định công thức này chứa đựng cả thành phần là lực hấp dẫn. Đây là một công thức mới, đáng để giới vật lý hạt và vật lý dây quan tâm. Vế trái của công thức được xây dựng bởi bình phương cặp ( coupling) Yukawa, và có giá trị gần bằng do đó dẫn đến : Ba tác giả đã dự đoán về khối lượng của hạt Higgs, vào khoảng 170GeV. Đây là một giá trị hết sức thú vị, và nó đem đến các tranh luận khác nhau. Dưới đây là một vài ý kiến được đưa ra bởi giới Vật lý ở Harvard [16]: Sẽ không khó để dự đoán khối lượng có thể chấp nhận được của hạt Higgs boson: tất cả các mô hình tốt trong vật lý năng lượng cao đều dẫn đến khối lượng dự đoán của Higgs vào khoảng 115 đến 170 GeV. Nếu khối lượng nằm dưới 115 GeV, quartic coupling ( ngũ 4 cặp coupling) sẽ có giá trị âm, ở một khoảng nào đó, giữa thang đo TeV và GUT, và không cố định trong chân không. Mặt khác, nếu khối lượng vượt quá 170 GeV, sẽ hình thành cực Landau dưới thang đo GUT. Giá trị dự đoán của Alain Connes gần như là sự mở rộng của cực Landau ở mức năng lượng cao. Mối liên hệ giữa các khối lượng của fermion và W boson không thể tồn tại ở mức năng lượng thấp, bởi vì phương trình sẽ không bất biến dưới RG flow. Nếu chúng có một ý nghĩa nào đó ở mức năng lượng rất cao, thì cũng không thỏa mãn, bởi vì có thể xây dựng nhiều mô hình khác nhau dẫn đến nhiều dự đoán ở mực năng lượng rất cao này. - ví dụ như GUT với các gauge boson mới. Dự đoán trên không thể xem là một kết quả tự nhiên và đơn giản ở mức năng lượng giới hạn, thay vào đó là một kết quả ngẫu nhiên từ phép ngoại suy của nó trong mức năng lượng cao [16]. Các nhà khoa học đã từng cố gắng phỏng đoán mối liên hệ này có thể được giữ ở thang đo string cho các khối lượng trong một lớp rộng các mô hình phát triển từ hấp dẫn lượng tử. Nhưng sự phỏng đoán này đã bị đổ vỡ. Trong mô hình màng thế giới ( braneworlds) và cả mổ hình dây không chính thống (heterotic strings), ta có thể đạt được giá trị số mũ của các cặp Yukawa coupling mỗi khi các fermion Weyl được nằm ở các giao điểm màng riêng biệt hoặc các điểm kỳ dị của orbifold vì thế các cặp coupling bị chi phối bởi các instantons (giả hạt) của worldsheet. Mặt khác, khối lượng của W boson không bị ảnh hưởng bởi vì chúng nằm ở các "mô" , khác với các giao điểm và điểm kỳ dị [16]. Một mối liên hệ tổng quát giữa bình phương cặp Yukawa coupling và gauge coulping không phải là một đặc điểm nằm ngoài dự đoán bởi vì các mô hình dựa trên phi cấu trúc ( deconstruction) tổng quát cặp Yukawa coupling có cùng các tham số như gauge coulping số chiều lớn. Các khả năng để tổng quát trên là nhiều, và Alain Connes đã đưa ra một trong số nhiều các khả năng đó. II.6. Lý luận mới về hạt vật chất tạo nên vũ trụ Giáo sư Hosoya Yu [1] thuộc trường Đại học Osaka (Nhật Bản) vừa đưa ra một lý luận mới cho rằng hạt Higgs boson - dùng để xây dựng mô hình lý thuyết chính thống và hạt vật chất tối. Lý luận mới này nếu được chứng thực sẽ làm thay đổi rất lớn lý luận về vũ trụ hiện nay. Higgs boson là một loại hạt được cho là nguồn gốc chất lượng của vũ trụ và là hạt duy nhất chưa được tìm thấy trong số 62 hạt cơ bản trong mô hình lý thuyết chính thống. Theo lý luận hiện nay, hạt Higgs boson rất không ổn định và rất dễ biến dạng thành các hạt khác, trong khi đó hạt vật chất tối là loại hạt chiếm hầu hết khối lượng Trái Đất lại đang rất ổn định. Giáo sư Hosoya Yu chỉ ra rằng vũ trụ không chỉ là một dạng không gian 4 chiều của không gian và thời gian mà là một không gian 5 chiều hoặc hơn thế nữa, trong đó có sự tác động lẫn nhau giữa các hạt. Từ giả thuyết này suy luận hạt Higgs boson sẽ không phân rã mà có khả năng đang ở trong trạng thái ổn định và không mang điện, và nó có cùng một vật chất với hạt vật chất tối. Theo các phương tiện truyền thông, giáo sư Hosoya Yu đã từng trình bày và miêu tả lý luận mới này của ông cho nhà vật lý Yoichiro Nambu - người đã đạt giải thưởng Nobel vật lý năm 2008 [16]. Yoichiro Nambu cho rằng, lý luận này mặc dù chưa có ai đề cập đến tuy nhiên nó lại có tính khả thi. Hình 8. Trên hình vẽ là khối lượng của một số hạt được xếp lớn dần từ trái sang phải (neutrino, electron, các quark up, down, hạt muon, quark lạ,neutron, proton, quark duyên, quark đáy, boson W,Z, quark đỉnh, hạt HIGGS), các vùng năng lượng hợp nhất điện yếu, hợp nhất mạnh & điện yếu, siêu dây, hấp dẫn lượng tử và giới hạn của máy LHC. Tại sao có hệ thứ bậc như vậy? Đây là bài tóan hệ thứ bậc (hierarchy problem) khối lượng. Một vấn đề khác là liệu hạt Higgs có phải là cơ bản hay không hay hạt Higgs cũng được cấu tạo bởi những hạt khác cơ bản hơn (lý thuyết technicolor-đa sắc). Các chiều thêm (extra dimension) của không thời gian. Theo lý thuyết siêu dây thì ngoài không thời gian 4 chiều còn tồn tại 6 đến 7 chiều nữa gọi là chiều thêm. Không gian các chiều thêm có thể có nhiều dạng (nhiều tôpô): hình cầu, hình xuyến, hai hình xuyến giao nhau tạo nên những tay quai (handles), và v.v... (hình 9). Hình 9. Mỗi điểm của không gian vĩ mô ẩn chứa một đa tạp các chiều thêm . Các quy luật vật lý quan sát được trong không gian vĩ mô phụ thuộc vào kích thước và cấu trúc của đa tạp các chiều thêm. Những chiều thêm này sẽ làm thay đổi cường độ các lực và cũng có thể tích hợp chúng với nhau. Nếu có các chiều thêm thì sự tích hợp này có thể xảy ra ở năng lượng vài TeV (thay vì 1012 TeV nếu các chiều thêm không thời gian không tồn tại). Kính viễn vọng GLAST: cửa sổ vào vũ trụ vùng năng lượng cao Gần như cùng lúc với việc khởi động LHC, NASA chuẩn bị phóng trạm thăm dò GLAST (Gamma-ray Large Area Space Telescope- Kính Viễn vọng tia Gamma Vũ trụ Thị trường rộng) để phối hợp nghiên cứu cùng LHC. Nếu LHC là một thiết bị xây dựng trên mặt đất thì GLAST là một vệ tinh chuyển động trong vũ trụ. Hai thiết bị này cùng nhằm nghiên cứu những vấn đề lớn của vật lý tương lai. Mục tiêu của Vệ tinh GLAST cũng nhằm nghiên cứu những vùng lạ (exotic) như các lỗ đen siêu nặng, vật chất tối, sao neutron là nguồn các tia gamma với năng lượng lớn. GLAST sẽ cung cấp những kết quả đồng dạng để có thể tích hợp với các kết quả do LHC thu được. Đây quả là một sự phối hợp hiếm hoi trong khoa học. Máy LHC cũng được thiết kế để có thể tạo những hạt tối, song các hạt này sẽ nhanh chóng biến khỏi KẾT LUẬN Tóm lại, các nhà vật lý đã tìm nhiều phương cách để tiếp cận hạt Higgs nhưng cho đến giờ (ngày 26/10/2010) hạt Higgs vẫn chưa được xác nhận đã tìm thấy thông qua thực nghiệm. Nhưng nhiều nhà khoa học rất lạc quan trong một hoặc hai năm tới vấn đề hạt Higgs không còn là bí ẩn nữa. Mọi hy vọng được đặt vào Máy gia tốc hạt LHC. IV.1. Những ý kiến lạc quan ông Frederick Bordry cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng sau khi đạt tới 5 TeV (teraelectronvolt) hoặc cao hơn, chúng tôi sẽ tìm thấy boson trong năm 2011.Chúng tôi mong rằng, sau một ngưỡng nhất định chúng ta sẽ đạt tới một lĩnh vực “vật lý mới”. Khi ấy, sẽ khám phá số lượng lớn các hạt mới”. Người đứng đầu dự án LHC, ông Lyn Evans gọi LHC là một cái máy của sự khám phá. Ông cho biết các nhà vật lý học tin rằng họ sẽ tìm ra hạt Higgs Boson. Và ngay cả nếu như không tìm ra được Higgs, thì nỗ lực cũng không phải là vô ích. Evans nói: “Sự theo đuổi hiểu biết của con người không bao giờ là phí phạm. Có nhiều lý thuyết gia nói rằng điều lý thú nhất là không tìm ra Higgs Boson... Nếu không thấy nó thì ta sẽ phải tìm hiểu tại sao lại không có nó, và cái gì thay thế nó.” GS Fabiola Gianotti, nhà vật lý hạt người Italy phụ trách ATLAS, một trong các detector lớn của LHC, cho biết: “LHC là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, khó tưởng tượng nổi trong vật lý học; chúng ta hy vọng nó sẽ làm thay đổi sách vở vật lý hiện có.”[16] IV.2. Bên cạch những ý kiến lạc quan cũng không ít những ý kiến trái ngược của các nhà khoa học tên tuổi: Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Anh Stephen Hawking, tác giả cuốn best-seller Lược sử thời gian đã đánh cược 100 USD rằng hạt boson Higgs sẽ không được tìm ra. Mặt khác cũng có quan điểm cho rằng hạt Higgs chỉ là hạt giả tưởng, như một “công cụ toán học” để dẫn ra khối lượng trong các lý thuyết tính toán trong mô hình chính thống. Nếu vậy thì chắc chắn sẽ không tìm thấy hạt Higgs, dù có năng lượng cao đến bao nhiêu. Đây là trường hợp mà mô hình chính thống sẽ bộc lộ giới hạn của nó, giống như định lý cơ học Newton chỉ giới hạn ở vận tốc nhỏ hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng. Vì vậy lý thuyết hạt cơ bản có một lối mở để đi tiếp đến một chân trời mới. Điều đó không kém phần thú vị, nếu không muốn nói là còn thú vị hơn cả việc tìm được Higgs phù hợp với dự đoán của lý thuyết có sẵn! IV.3. Khi hạt Higgs được tìm thấy ... Trên trang web giới thiệu về hội nghị Higgs Hunting ( ), người ta đã nhắc đến ba cái tên gắn liền với lý thuyết trường Higgs  là Robert Brout, Francois Englert và Peter Higgs, tuy nhiên có nhiều câu chuyện hành lang liên quan đến việc : Ai thực sự là người đặt nền móng cho lý thuyết Higgs bosons, ngoài ba tên tuổi kia, những người nào có tầm ảnh hưởng không kém ? Vì sau khi số liệu sơ khai (do LHC chưa chạy hết công suất 3.5 TeV / 7.0 TeV) được công bố, giới vật lý hạt đang rất khả quan khi  cho rằng họ đã sắp chạm vào được…hạt Higgs. Vấn đề ở chỗ, có tới 6 nhà khoa học đã đặt nền móng cho lý thuyết trường Higgs năm 1964. Nhóm đầu tiên Robert Brout và Francois Englert đến từ Bỉ, ngay sau đó là Peter Higgs ở Scotland, và kế tiếp là Tom Kibble ( Anh) cùng với đồng nghiệp của mình ở Mỹ là Gerald Guralnik và Carl R. Hagen. Tất cả đều độc lập xây dựng một lý thuyết để  giải thích  cho hiện tượng Phá vỡ đối xứng trong tương tác điện yếu (Electroweak Symmetry Breaking) bằng việc cho rằng có một cơ chế tạo khối lượng thông qua quá trình phá vỡ tức thời của các đối xứng gauge, hệ quả là sự xuất hiện của một đại lượng scalar boson gọi là Higgs Boson. Hiện tại, không chỉ là cuộc chạy đua giữa Châu Âu ( CERN) với Mỹ ( Tevatron) trong việc kiểm chứng sự tồn tại của hạt này, mà còn là một cuộc họat động hành lang,ngoại giao, có phần dính đến chính trị cho chủ nhân của giải Nobel vật lý sau khi sự tồn tại của hạt Higgs được xác minh [16]. Trong khi giải thưởng Nobel do Hàn lâm viện Hoàng gia Thụy Điển trao tặng chỉ dành cho tối đa 3 nhà khoa học trong một lĩnh vực, với 3 tên tuổi đầu,  Robert Brout, Francois Englert và Peter Higgs, công việc bây giờ của họ có lẽ là nghỉ ngơi và đón chờ kết quả chính thức, thì 3 nhà vật lý sau đó, Tom Kibble, Gerald Guralnik và Carl R. Hagen đang  khá nóng lòng. Thực ra, họ là những tên tuổi lớn, công việc của họ không hẳn là ngóng chờ giải Nobel, song với đồng nghiệp và hàng triệu con người khác trên đất nước của họ, con đường đến với giải thưởng này gần như là một cuộc đua trí tuệ , và Nobel prize  là phần thưởng không chỉ dành cho cá nhân, mà còn là sự công nhận và là niềm vui của của một quốc gia, một dân tộc. Nếu như chứng minh được cái được gọi là hạt của Chúa thì ông Peter Higgs, hiện 79 tuổi và là giáo sư danh dự đã về hưu, sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho Giải Nobel. Nếu đưa ra các khả năng: A ) LHC không tìm ra điều gì mới cả B) LHC chỉ phát hiện được hạt Higgs mà thôi, ngoài ra không phát hiện thêm điều gì khác nữa. C) LHC không phát hiện được hạt Higgs nhưng phát hiện được các chiều thêm của không thời gian. Các nhà vật lý xem khả năng B lại là một khả năng mang tính tai biến, vì việc tìm ra hạt Higgs tuy là một thắng lợi lớn nhưng nếu ngoài hạt Higgs chúng ta không tìm ra những điều gì khác thì các nhà vật lý sẽ rơi vào một tình huống bế tắc, một điểm chết (point mort) không biết sẽ phát triển vật lý theo phương hướng nào tiếp theo. Cho nên nhiều nhà vật lý cho rằng thà có khả năng A còn hơn là có khả năng B. Nếu khả năng A được thực hiện thì các nhà vật lý sẽ xem vùng năng lượng của LHC là vùng chưa có hiện tượng vật lý gì mới, và điều này đòi hỏi nhiều tìm tòi thú vị khác ở vùng năng lượng cao hơn. Khả năng C có thể mở đường cho việc giải quyết vấn đề khối lượng các hạt. Hiện nay các nhà vật lý đứng trước một tình huống nhiều ngả đường trong quá trình phát triển vật lý. Những vấn đề khó khăn trước mắt là tìm ra hạt Higgs, các hạt siêu đối xứng, vật chất tối, các chiều thêm (extra-dimensions) của không thời gian... Mặt khác các nhà vật lý cũng đang được trang bị một thiết bị lý tưởng là máy gia tốc khổng lồ LHC. Kinh phí rất lớn để xây dựng LHC cũng gây một áp lực lên tâm trạng của các nhà vật lý. Song kinh phí khổng lồ chưa phải là yếu tố quan trọng nhất mà những kết quả khó chờ đợi từ các dữ liệu do LHC cung cấp mới thật sự gây nên tâm trạng lo lắng, hồi hộp của các nhà vật lý: họ đã đi đúng đường? hay họ sẽ bị rơi vào bế tắc vào điểm chết?... Mọi điều đang chờ đợi các nhà vật lý ở phía trước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Wikipedia. [2] Nguyễn Ngọc Giao (2001), Hạt cơ bản, Giáo trình giảng dạy học viên sau đại học chuyên ngành vật lí lý thuyết, Trường đại học khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia. [3] Nguyễn Ngọc Giao (2009), Hạt cơ bản và vũ trụ, NXB Giáo dục. [4] Đào Vọng Đức, [5]: Nature: Physics get political over Higgs, , accessed on August 5th, 2010. [6]: Nobel  Prize : accessed on August 5th, 2010. [7] C.Csaki, Christophe Grojean, Hitoshi Murayama, Standard model Higgs boson from higher dimensional gauge jields, Phys.Rev D, 67, 085012, 2003. [8] Cao Chi, nguyên lý mới trong vật lý lượng tử, Tia Sáng, số 4 – 20/02/2006. [9] Mathieu Grousson, Boson de Higgs, et s’il n’existait pas, Science & Vie, Janvier 2006 [10] Graham P.Collins, Chris Quigg, Barry Barish,Nicholas Walker & Hitoshi Yamamoto, The future of Physics, Scientific American số tháng 2/2008 [11] William B.Atwood, Peter F.Michelson & Steven Ritz,Window on the Extreme Universe, Scientific American, số tháng 12 /2007 [12] NASA (National Aeronautics and Space Administration - Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ). [13] Lawrence M.Krauss & Robert J.Scherrer, The end of cosmology, Scientific American tháng 3/ 2008 [14] Lawrence M. Krauss & and Robert J. Scherrer, The Return of a Static Universe and the End of Cosmology, Journal of General Relativity and Gravitation, Vol.39,No 10, October 2007. [15] Richard Feynman - The Character of Physical Laws, MIT Press, 1965. [16] Các trang web: physicsworld.com [17] Spiegel Online. [18] CERN Communication Group (tháng January năm 2008). “CERN FAQ — LHC: the guide” (PDF) trang 44. CERN. Truy cập 12 tháng 9 năm 2008. [19] Achenbach, Joel (1 tháng 3 năm 2008). “The God Particle”. National Geographic Magazine (National Geographic Society). ISSN 0027-9358.  [20] “The Z factory”. European Organization for Nuclear Research. [21] “LHC commissioning with beam”. CERN. [22] Operational challenges of the LHC. 53 Microsoft PowerPoint slides. [23] Paul Rincon (9 tháng 9 năm 2008). “Cern collider ready for power-up”. BBC. [24] Maiani, Luciano (16 tháng 10 năm 2001). “LHC Cost Review to Completion”. CERN. [25] Feder, Toni (December 2001). “CERN Grapples with LHC Cost Hike”. Physics Today 54 (12): 21. [26] Amostitle, Jonathan (8 tháng 9 năm 2008). “'Climate crisis' needs brain gain”. BBC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTran Van Thao.doc
Tài liệu liên quan