Đề tài Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Điều đó phải có chính sách, hướng đi đúng, một chính sách, một hướng đi nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế nước ta mới chuyển dịch từ cơ chế quản lý kinh tế cũ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN

doc57 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lạc hậu chưa có hệ thống dây truyền tự động Do đó toàn bộ công việc đều phải tiến hành làm bằng tay khiến cho độ chính xác không cao mất nhiều thời gian và công sức. Thêm vào đó ý thức làm việc của công nhân sản xuất chưa được tốt hay lơ là công việc dẫn đến đánh nhầm số thư tự sản phẩm hoặc hỏng, sai...Có những công nhân mới vào nghề sản xuất những bán thành phẩm đơn giản nhưng vẫn không đạt yêu cầu. Chính nhờ sự quan tâm của ban lãnh dạo công ty cơ khí Hà nội phân xưởng đã có được công nghệ cắt hiện đại và đã nâng cao chất lượng bán thành phẩm .Đây là thành tích cao nhất mà phân xưởng cắt đạt đựoc trong nhiều năm qua. 2.2)Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng cán thép: Sơ đồ 8: Quy trình sản xuất bán thành phẩm ở phân xưởng Sắt mua ngoài Phôi đúc Cắt thành từng thỏi Nung Cán Nhập kho thành phẩm Tiêu thụ Không giống như phân xưởng máy công cụ ở phân xưởng cán thép có quy trình sản xuất đơn giản hơn. -Phân xưởng nhận thiết kế và kế hoạch sản xuất từ phòng kỹ thuật. -Tiến hành sản xuất ngay. -Bán thành phẩm ở phân xưởng chỉ là những thỏi sắt. -Tiếp theo ,theo kế hoạch sản xuất mà bán thành phẩm trên mới được đưa đến công đoạn sau. Do đây là phân xưởng cán thép vậy nên tình hình chất lượng có ít sự biến độnh hơn.Néu có thì chủ yếu là do nghuyên nhân là khâu nguyên vật liệu vì nguyên vật liệu của phân xưởng này là đi mua ngoài. 2.3)chất lượng sản phẩm chính ở các phân xưởng máy công cụ: Phân xưởng máy công cụ là nơi sản xuất chính của công ty,bao gồm sản xuất và hoàn thiện sản phẩm khép kín một công đoạn sản xuất .Trong công ty cơ khí Hà nội có 9 phân xưởng sản xuất với khoảng trên 900 công nhân trực tiếp sản xuất .Hiện nay Trang thiết bị máy móc phục vụ công đoạn sản xuất đang dần được hiện đại hoá với nhiều loại máy tiên tiến ,công việc chính của phân xưởng bao gồm :Phó quản đốc phân xưởng đi lĩnh hàng bán thành phẩm theo tiến độ kế hoạch,phụ trách kỹ thuật của phân xưởng đi lấy mẫu paton và quy trình sản xuất ở phòng kỹ thuật sau đó về kiểm tra khớp lại paton một lần nữa.trong quá trình sản xuất thường thì một phân xưởng chia ra làm 3 tổ với mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất bao gồm khoảng 10 máy và hơn chục máy chuyên dùng với số công nhân khoảng 65 người.Người phụ trách dây chuyền là tổ trưởng quản lý tổ sản xuất chịu trách nhiệm phân chuyền bố trí lao động sao cho phù hợp với từng mã hàng.Do vậy ngwoif tổ trưởng có kinh nghiệm quản lý ,có tay nghề cao,có nhiệt tình công tác thì sẽ quản lý tốt dây chuyền sản xuất đạt năng suất cao.Khi sản phẩm xong,được làm vệ sinh công nghiệp và được kiểm tra chất lượng của tổ kiểm tra dây chuyền.Mỗi sản phẩm lại được kiểm tra chất lượng lần nữa bởi bộ phận KCS của công ty cơ khí Hà nội .Có nhiều mã hàng còn có cả người đại diện khách hàng kiểm tra trực tiếp tại phân xưởng.Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được bao gói đóng thùng nhập kho Hiện tại công ty phân chia chất lượng sản phẩm hoàn thiện ra làm 3 loại: sản phẩm loại 1 là sản phẩm đảm bảo tuyệt đối các yêu cầu về kỹ thuật và đạt được những tiêu chuẩn quy định trong tài liệu kỹ thuật và quy trình công nghệ về quy cách kích thước chủng loại..... Sản phẩm loại II là những sản phẩm chưa đạt yêu cầu cần phải sửa chữa lại Nếu sửa chữa xong mà vẫn không thoả mãn được với yêu cầu đề ra thì sản phẩm đó bị duyệt vào loại phế phẩm. Phế phẩm là những sản phẩm hỏng,thông số kỹ thuật kích thước bị âm dương quá nhiều dẫn đến không thể sửa chữa được. Những năm gần đây công ty cơ khí Hà nội đã cố gắng khống chế sản phẩm phải sửa chữa(tức loại II) xuống dưới 3,5% nhưng những sản phẩm sửa lại vẫn đảm bảo chất lượng giao cho khách hàng.Tuy nhiên đây là cái đích mà công ty cần phải đến.Tỷ lệ phế phẩm vẫn còn vào khoảng 0,6% toàn bộ các phân xưởng sản xuất .Để có thể tìm hiểu cụ thể vè tình hình chất lượng sản phẩm của công ty cơ khí Hà nội ta cũng xem xét và đánh giá chất lượng của một số mã hàng trong các năm gần đây. Bảng 3: Tình hình chất lượng một số sản phẩm chủ yếu sản xuất năm 2000 Mặt hàng Kế hoạch Mã hàng Số lượng Thực hiện Loại I Loại II Phế phẩm Loại I Loại II Phế phẩm % % % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Máy Tiện T6P16L 94.6 4.5 0.9 T6 130 123 94.6 7 5.4 0 Máy tiện T16x10 95.8 3.5 0.7 T16 x10 150 144 96.0 6 4.0 0 0 Máy tiện T16x30 95 4 1 T16 x30 110 103 95.27 6 3.8 1 0.9 Máy khoan cầu K252 95.6 3.7 0.7 K252 255 244 95.7 7 3.6 4 6.7 Máy bào B365 97 2.5 0.5 B365 460 442 96.2 18 3.2 27 0.6 Máy đại tu 96 3.4 0.6 ĐT 600 570 95 30 4.2 5 0.8 Theo như đánh giá của bộ phận KCS công ty thì năm 2000 là năm chất lượng sản phẩm của công ty cơ khí Hà nội đã đi vào ổn định .Đó là kết quả của sự đổi mới từ hai năm trước(1998-1999) với sự đầu tư đổi mới may móc thiết bị hiện đại với tổng số vốn đầu tư là 2.466 tỷ đồng.Nhìn vào bảng tổng kết ta thấy đây là mặt hàng sản phẩm truyền thống của công ty.Với số lượng hàng năm tương đối lớn khoảng gần 50% tổng sản lượng của công ty.Theo như kế hoạch dự đoán của công ty thì đối với mặt hàng này sản xuất phấn đấu để tỷ lệ sản phẩm loại II chiếm 3,8% còn phế phẩm là 0,7 %.Mặc dù tay nghề của đội ngũ công nhân sản xuất đã được đào tạo khá kỹ càng về mặt hàng chủ yếu này nhưng do tính chất của sản phẩm này là có nhiều chi tiết phức tạp nhiều công việc phụ trợ nên công việc sản xuất gặp nhiều khó khăn thêm vào đó khách hàng đè nghị với các mã hàng phải được kiểm tra kỹ lưỡng với yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn do vậy trong kỳ thực hiện chỉ có mã hàng B365 là hoàn thành kế hoạch đã đề ra với tỷ lệ sản phẩm loại II chiếm 3,2% phế phẩm 0,9%. Bảng 3: Tình hình chất lượng sản phẩm chính năm 2001 Mặt hàng Kế hoạch Mã hàng Số lượng Thực hiện Loại I Loại II Phế phẩm Loại I Loại II Phế phẩm % % % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Máy Tiện T6P16L 94.6 4.5 0.9 T6 125 118 94.4 6 4.8 1 0.8 Máy tiện T16x10 95.8 3.5 0.7 T16 x10 150 143 93.53 6 4.0 1 0 Máy tiện T16x30 95.2 4 0.8 T16 x30 140 134 95.7 5 3.6 1 0.9 Máy khoan cầu K252 95.59 3.5 0.6 K252 260 244 93.9 14 5.4 2 0.7 Máy bào B365 97.48 2.5 0.5 B365 500 486 97.24 11 2.3 3 0.6 Máy đại tu 96.5 3 0.5 ĐT 60 57 95 2 3.33 1 0.8 Số lượng mặt hàng sản phẩm công ty tham gia hùn vốn sản xuất là rất đa dạng nhưng có giá trị cao.Có thể nói đây là giai đoạn công ty hy vọng có được những tín hiệu tốt đẹp cho một hướng kinh doanh mới.Với các sản phẩm công ty cơ khí Hà nội đặt quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra.Ban giám đốc công ty cơ khí Hà nội cũng đặc biệt quan tâm đến đợt sản xuất này nên đã luôn đi sâu sát chỉ đạo thực hiện sản xuất để đam bảo chất lượng sản phẩm và hạn chế tỷ lệ phế phẩm .Kết thúc mã hàng công ty đã thu được kết quản mong đợi. Kết quả đạt được đã chứng tỏ nỗ lực hết mình của ban giám đốc cũng như lực lượng công nhân sản xuất với hầu hết các mã hàng đều giảm được tỷ lệ phế phẩm Sang năm 2001 ta có thể gọi đây là năm tạo ra bước nhay vọt về chất lượng sản phẩm cũng như công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty cơ khí Hà nội .Ban Giám Đốc công ty cơ khí Hà nội đã quyết định chỉ đạo phòng kỹ thuật làm chủ đạo cùng với các phòng ban khác soạn thảo các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 nhằm áp dụng thành công hơn hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 vào cuối năm 2003.Tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty đều được phổ biến thấu hiểu để áp dụng và duy trì chính sách chất lượng.Thêm vào đó công ty quyết tâm hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm để kỷ niệm 45 năm thành lập công ty.Để có thể hoàn thành xuất sắc kế hoạch mà công ty đã đề ra ban giám đốc đã từng bước tiến hành các công việc cụ thể như :Đổi mới bộ máy quản lý với việc thành lập một phòng mới do phó giám đốc kỹ thuật làm đại diện lãnh đạo chất lượng .Đây là bộ phận sẽ kết hợp với chi cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng Hà nội để chỉ đạo giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng đã đề ra.Trong công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất ,công ty đã bố trí lại các phòng ban tổ chức lại các dây chuyền sản xuất các phân xưởng có hiệu quả đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của khách hàng.Xây dựng và thực hiện phương án đào tạo kèm cặp lại tay nghề tại chỗ cho công nhân để nâng cao hiệu trình độ tay nghề ,bậc thợ. Đào tạo những kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ cho đối tượng tổ trưởng sản xuất .Đối với cán bộ quản lý nhân viên các phòng ban có tổ chức học sử dụng các thiết bị máy tính phổ biến nghiệp vụ chuyên môn học tập nghiệp vụ quản lý kinh doanh .Thực hiện các chương trình đào tạo quy hoạch tốt nguồn cán bộ tạo điều kiện cho đội ngũ công nhân viên học tập nâng cao trình độ vận hành thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm không ngừng tăng năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm . Đối với công việc đầu tư máy móc thiết bị để hiện đại hoá dây chuyền sản xuất. Kết hợp những thành công bước đầu của năm 2002 với sự chuẩn bị kỹ càng về nhân lực cũng như máy móc thiết bị công ty đã lập kế hoạch với quyết tâm hạ tỷ lệ phế phẩm của hầu hết các mã hàng và két quả đạt được đã làm cho toàn thể cán bộ công nhân viên rất vui mừng.Điều này được thể hiện qua bảng tổng kết tình hình chất lượng sản phẩm năm 2002 . Mặt hàng Kế hoạch Mã hàng Số lượng Thực hiện Loại I Loại II Phế phẩm Loại I Loại II Phế phẩm % % % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Máy Tiện T6P16L 94.85 4.3 0.85 T6 130 123 94.69 6 3.85 1 0.76 Máy tiện T16x10 95.5 3.5 0.7 T16 x10 165 158 95.8 6 3.6 1 0.67 Máy tiện T16x30 95.25 4 0.75 T16 x30 97 94 96.9 4 3.1 0 Máy khoan cầu K252 96.25 3.2 0.55 K252 285 275 96.18 9 3.15 11 0.35 Máy bào B365 97 2.5 0.5 B365 450 435 96.67 12 2.7 1 0.22 Máy đại tu 96.5 3 0.5 ĐT 77 74 96.1 2 2.59 1 1.30 Nhìn vào bảng tổng kết ta thấy tình hình chất lượng sản phẩm của các mã hàng thực sự đã tiến bộ hoàn thành kế hoạch đề ra với tỷ lệ sản phẩm loai II và phế phẩm.Điều này có thể giải thích bởi khách hàng đã đặt niềm tin vào công ty.Do đó nhu cầu phát triển mạnh dẫn đến số lượng tiêu thụ.Do vậy công ty đã không chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân sản xuất và quản lý tổ chức sản xuất .Rất có thể lượng nhu cầu sẽ giảm mạnh trong những năm tới. 3/Công tác quản lý chất lượng sản phẩm của công ty Thực chất của công tác quản lý là quản lý con người đó là yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất .Trong hệ thống sản xuất ,con người luôn giữ được vị trí trung tâm,có ý nghĩa quyết định nếu không có con người sẽ không có quá trình sản xuất Quản lý chính là hoạt động chủ quan của con người có ý thức có tính năng hoạt động của con người khi quy mô sản xuất càng lớn trình độ sản xuất càng phức tạp thì vai trò tổ chức quản lý sản xuất càng cao.Nó trở thành nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay do đòi hỏi về chất lượng sản phẩm của thị trường ngày càng cao thiết bị khoa học phục vụ sản xuất ngày càng hiện đại đòi hỏi những người tham gia công tác quản lý chất lượng phải có trình độ học vấn hiỏi về kỹ thuật sản xuất ,am hiẻu máy móc thiết bị hiện đại đi sâu sát với thực tế sản xuất . Tại công ty cơ khí Hà nội ,công tác quản lý về chất lượng sản phẩm là công tác tổng hợp .Nó liên quan đến mọi người mọi phòng ban và các cán bộ công nhân tại phân xưởng sản xuất .Nhưng người chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc công ty là Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật. Đây là người chịu trách nhiệm cao nhất về mặt kỹ thuật đối với sản phẩm của công ty.Chỉ đạo việc quản lý công tác đảm bảo chất lượng quy trình công nghệ kiểm tra chất lượng bán thành phẩm ,sản phẩm trong quá trình sản xuất đáp ứng được yêu cầu của hệ thống chất lượng thống nhất và hiệu chỉnh thiết bị đo. Tuy nhiên phòng kiểm tra-KCS làm công tác quản lý chất lượng là chủ yếuPhòng này chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật.Hầu hết đội ngũ chế mẫu của phòng kỹ thuật đều là thợ bậc cao,thường là bậc 5 .Bộ phận làm mẫu cũng đều có trình độ kỹ sư.Bộ phận viết quy trình kỹ thuật và dịch tài liệu kỹ thuật đều là người có trình độ đại học ngoại ngữ và kỹ sư để vừa có trình độ suy luận vừa có tay nghề để làm việc. Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng hoặc huỷ bỏ kiểm soát các tài liệu liên quanđến kỹ thuật công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty,Xây dựng các định mức vật tư,nguyên vật liệu và các chi phí khác khi đưa vào sản xuất ,kiểm tra tham mưu việc đánh giá hiệu quả công việc và hao hụt.Đồng thời có thể đề xuất tham mưu theo dõi kế hoạch đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến. Đối với bộ phận KCS của công ty phải là người đã được đào tạo ở trường trung cấp máy và trải qua ít nhất 5 năm kinh nghiệm sản xuất còn lại đều là thợ bậc cao và các tổ trưởng sản xuất chuyển sang.Bộ phận này có trách nhiệm đo và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu ,các bán thành phẩm ,thành phẩm .Kiểm soát và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường ,Kiểm tra thử nghiệm kiểm soát các sản phẩm không phù hợp rồi lập báo cáo tỷ lệ sản phẩm sai hỏng,phế phẩm cho từng mã hàng. Đối với công tác quản lý chất lượng ở đơn vị sản xuất Để thục hiên tốt công tác chất lượng sản phẩm ở các đơn vị sản xuất thì ngay từ công tác làm bản giác chế mẫu viết quy trình kỹ thuật cho sản phẩm mới chuẩn bị đưa vào sản xuất đòi hỏi phòng kỹ thuật phải làm chính xác thâu tóm đầy đủ mọi ý kiến đóng góp của khách hàng để có thể đưa ra được một sản phẩm hoàn chỉnh nhất một bản quy trình tác nghiệp đầy đủ nhất để bộ phận sản xuất căn cứ vào đó tiến hành sản xuất hàg loạt .Khi bán thành phẩm và mẫu quy trình kỹ thuật được đưa vào sản xuất thì ban giám đốc phân xưởng tổ trưởng sản xuất KCS phân xưởng phải đề ra các biện pháp quản lý chất lượng hợp lý và khoa học nhất.Trước khi vào sản xuất mã hàng nào cũng phải so sánh mẫu để xem xét các bộ phận có khớp với nhau không từ đó có thể phát hiện ra những sai sót trong bản giác và điều chỉnh cho hợp lý. Đối với công nhân sản xuất ngay từ khi lĩnh bán thành phẩm lên đã phải kiểm tra xem phân xưởng có làm chính xác theo mẫu thiết kế không?Nếu không đúng trả lại cho phân xưởng sửa chữa .Khi sản xuất sản phẩm người làm sau kiểm tra ngwoif làm trước ,người sản xuất phải xem kỹ quy trình ,mẫu làm thử một sản phẩm thuộc bộ phận của mình đưa cho tổ trưởng kiểm tra sau đó mới đuợc làm hàng loạt.Sản phẩm khi máy xong đều phải được đựng vào rỏ đựng hàng goặc để trên băng chuyền.Mọi công nhân đều phải tuân thủ nội quy của phân xưởng .Ngày lau máy 2 lần buổi sáng vào 7 giờ,buổi chiều vào 12h20 để nhằm giữ vệ sinh công nghiệp cho sản phẩm tránh để dầu mỡ dính bẩn vào các sản phẩm .Ngoài ra công nhân sản xuất cũng cần hợp tác với các bộ phận khác của công ty tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu bán thành phẩm trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống máy móc thiết bị trước và trong quá trình sản xuất Kiểm tra kỹ lưỡng thành phẩm trước khi nhập kho. Tỏ phó sản xuất phụ trách về nguyên vật liệu thường xuyên đối chiếu với mẫu sản phẩm để cấp phát nguyên vật liệu theo đúng chủng loại kích cỡ. Tổ trưởng là người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của cả dây chuyền sản xuất của tổ đó.Bởi tổ trưởng là người nắm vững các yêu cầu kỹ thuật mẫu bản giác,sau đó hướng dẫn công nhân thi hành triệt để các yêu cầu đó và thường xuyên hàng ngày kiểm tra xem công nhân có thực hiện đúng các yêu cầu đặt ra hay không?Tổ trưởng cũng là người kiểm tra sản phẩm từ khi vào chuyền cho đến khi kết thúc mã hàng. Bộ phận KCS phân xưởng cần phải nắm vững quy trình kỹ thuật mẫu thiết kế .Khi tổ trưởng rải chuyền hàng ngày bộ phận KCS này phải thường xuyên xuóng chuyền để kiểm tra uốn nắn công nhân làm việc xem công nhân sản xuất có tuân thủ thư góp ý của khách hàng cũng như các quy định của quy trình kỹ thuật hay không ?Khi sản phẩm cuối chuyền đã ra thì tiến hành kiểm tra kỹ lwongx thành phẩm xem có còn thiếu sót gì không?Nhưng đây chỉ là biện pháp sau cùng còn quyết định chất lượng tốt hay xấu là công tác kiển tra trong qúa trình sản xuất. Đối với phó quản đốc phân xưởng khi nhận paton quy trình áp mẫu về phải tiến hành xem xét đối chiếu ghép paton để tìm ra những điểm không hợp lý giữa paton mẫu từ đo đề ra cách xử lý Đồng thời nắm vững cách lắp ráp và yêu cầu kỹ thuật của từng bộ phận Hàng ngày phó quản đốc phân xưởng đều phải xuống chuyền sản xuất để kiểm tra công nhân làm việc phải xem xét ky từng bộ phận để nếu có sản phẩm nào sai quy trình sản xuất tì kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa tránh sai sót hàng loạt. Đối với quản đốc phân xưởng hàng ngày nắm vững được tình hình chất lượng sản phẩm của phân xưởng của từng dây chuyền sản xuất thông qua phó quản đốc phụ trách kỹ thuật và các tổ trưởng sản xuất ,KCS phân xưởng trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp để xử lý. Bên cạnh đó công ty cơ khí Hà nội còn đề ra một số nội quy như vệ sinh sản phẩm bảo dưỡng máy moc ,quy trình kỹ thuật....để làm tốt hơn nữa về công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng tháng công ty cơ khí Hà nội còn thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng về chất lượng sản phẩm Nhận xét từng mã hàng đang sản xuất một cách chi tiết tỉ mỉ nhằm rút kinh nghiệm cho các mã hàng sau . Đối với những sản phẩm không phù hợp do sai hỏng,không đạt tiêu chuẩn công ty sẽ có các bước xử lý sau để giải quyết. Sơ đồ 9: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp Kết thúc Tiếp tục bỏ Bỏ Làm tiếp tục nhập kho hoặc cho chuyển công đoạn Chấp nhận nguyên trạng Xem xét Sửa chữa Không có phương án sửa chữa Phương án sửa chữa Xem xét Kiểm tra Tiếp nhận thông tin và sản phẩm để kiểm tra v/Đánh giá tình hình quản lý chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí Hà nội trong một số năm qua 1/Thành tích đạt được Trên cơ sở tìm hiểu sâu sát về công ty phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của công ty kết hợp với số liệu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây ta có thể nhận xét chung là công ty cơ khí Hà nội đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn về vốn ,nhân lực về máy móc thiết bị ,cơ sở vật chất ....để có đựoc thành công to lớn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công ty cơ khí Hà nội đã ngày càng chiếm được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng thể hiện qua nhiều đơn đặt hàng cao cấp có giá trị cao của các nhà máy xi măng,mía đường...... Đơn vị liên tục nhận được bằng khen của nhà nước bộ công nghiệp thành phố Hà nội càng cho thấy những thành công to lớn của công ty trong giai doạn sắp tới. Công ty cơ khí Hà nội đạt đựoc những thành tích trên là do: +Nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước.Đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước.Mở cửa hoà nhập với cộng đồng quốc tế và sự hợp tác toàn diện của rất nhiều tổ chức xúc tiến mậu dịch các nước và khách hàng.Công ty đã tận dụng thời cơ từng bước vững chắc thâm nhập mở rộng thị trường. +Được sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao kịp thời của các cơ quan lãnh đạo đảng nhà nước,thành phố.Bộ công nghiệp giúp công ty khắc phục các khó khăn hoàn thành xuất săc nhiệm vụ được giao. +Tập thể lãnh đạo công ty cơ khí Hà nội có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao luôn hết mình vì quyền lợi chung của công ty.Họ rất năng động trong việc tìm khách hàng nhằm ký thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu mới từ đó lo đủ việc làm dảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên .Bên cạnh đó ban lãnh đạo cũng rất sáng suốt nhận định đúng đắn tình thế hiện nay của công ty nên đã chú trọng đầu tư nhiều loại máy móc thiết bị công nghệ hiện đại vào loại tiên tiến nhất thế giới nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành đơn vị sản phẩm . Trong công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất cán bộ quản lý đã sắp xếp bố trí lại các phòng ban tổ chức lại các dây chuyền sản xuất cho các phân xưởng một cách có hiệu quả đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ sản xuất và khách hàng.Xây dựng và thực hiện phương án đào tạo kèm cặp lại tay nghề tại chỗ cho công nhân để nâng cao trình độ tay nghề bậc thợ .Đào tạo những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng.Tổ trưởng sản xuất Đối với cán bộ công nhân viên các phòng Tổ chức học sử dụng các thiết bị máy tính ,phổ bién nghiệp vụ chuyên môn học tập nghiệp vụ quản lý kinh doanh ...Từng bước thực hiện các chương trình đào tạo quy hoạch tốt nguồn cán bộ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty học tập nâng cao tay nghề trình độ nghiệp vụ vận hành thiết bị và công nghệ hiện đại. Đội ngũ công nhân sản xuất đang dần được trẻ hoá tay nghề được tuyển chọn kỹ càng ngay từ lúc vào góp phần bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Hơn nữa tinh thần lao động đoàn kết nhất trí khắc phục khó khăn nỗ lực phấn đấu dựa trên các mặt hoạt động công tác ghóp phàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 2/Những tồn tại Bên cạnh những thành tích đạt được kể trên hiện tại công ty cơ khí Hà nội gặp không ít những khó khăn do những tồn tại chưa thể khắc phục một sớm một chiều cụ thể như : Công ty cơ khí Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường nên gặp không ít khó khăn do cơ chế cũ để lại như thói làm ăn quan liêu bao cấp,không chú trọng quan tâm đến chất lượng sản phẩm của một số bộ phận công nhân sản xuất cũng như các nhà quản lý Một số lượng lớn công nhân làm lâu năm,có kinh nghiệm thợ bậc cao nhưng năng suất lao động giảm đáng kể nhiều sản phẩm mẫu hàng phức tạp trong tình hình mới khiến cho họ gặp rất nhiều khó khăn có lúc làm sai hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng .Do vậy công ty cơ khí Hà nội đang có kế hoạch giải quyết số lượng lao động này một cách hợp tình hợp lý nhất.Bên cạnh dó trang thiết bị máy móc cũ kỹ của Liên Xô Trung Quốc vẫn còn nhiều và vẫn tận dụng được để sản xuất ,dẫn đến tình trạng máy móc thiết bị không đồng bộ cũ mới đan xen.Việc phân bổ máy móc hiện đại kết hợp máy cũ không hợp lý ,nơi thừa nơi thiếu hoặc không tiện cho quá trình sản xuất .vấn đề này đã ít nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ dến chất lượng sản phẩm .Sau gần 45 năm hoạt động ,nhà xưởng kho tàng của công ty xuốn cáp trầm trọng khiến cho công ty cơ khí Hà nội đã phải đầu tư nhiều tỷ đồng và tu sửa nhiều năm để đảm bảo môi trường sản xuất đúng tiêu chuẩn công nghiệp :chống nóng,chống ồn thuận lợi cho phòng cháy chữa cháy.. Khi tiến hành xchuyển giao công nghệ công ty cơ khí Hà nội gặp rất nhiều khó khăn như nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại khi nhập về thì công ty là đơn vị đầu tiên đi tiên phong trong việc hiện dại hoá.DFo vậy chưa có kinh nghiệm ,không có mô hình để học tập mà phải đi thuê chuyên gia vè hướng dẫn sử dụngvà bảo quản....dẫn đến chi phí tăng lên rất cao .Mặt khác các phân xưởng sản xuất chưa phát huy hết khả năng công suất bố trí dây chuyền chưa hợp lý.Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phù hợp với công nghệ mới.Điều này đã làm hạn chế việc nâng cao năng suất lao động cà chất lượng sản phẩm . Đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm công ty vẫn còn nhiều thiếu sót.Cách quản lý chất lượng sản phẩm ít nhiều còn manh tư tưởng cũ - đó là đồng nghĩa quản lý chất lượng với kiểm tra chất lượng, coi việc kiểm tra chất lượng là công cụ chủ yếu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm .Do vậy mà công tác quản lý chất lượng chỉ tập trung vào công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa có tác động đến các khâu khác nên mang lại hiệu quả chưa cao .Sự am hiểu về các chính sách chất lượng của can bộ công nhân viên nói chung cũng như cán bộ quản lý nói riêng chưa thật sự sâu sẵc và đầy đủ.Bên cạnh đó do thiếu các phương tiện thông tin nen còn xảy ra tình trạng thiếu thông tin trong cán bộ quản lý .Các chính sách về quản lý chất lượng cũng chưa thật hoàn chỉnh.Các biện pháp để nâng cao tay nghề công nhân các chế độ khuyến khích nâng cao chất lượng đối với công nhân sản xuất trực tiếp chưa được tổ chức một cách đồng bộ và liên tục.Công tác định mức lao động cong chưa được chính xác chưa phù hợp còn gây nhiều bất bình đến tâm lý người sản xuất. Tỷ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn bình quân các năm gần đây có giảm (năm 2000; 3% năm 1999 ;2,7% năm 1998;2,7% ) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra:khống chế sản phẩm phải sửa chữa lại không quá chỉ tiêu sau: -Đúc gang 5,5% -Đúc thép 2,5% -Khâu cơ khí 0,4% -Chế tạo kết cấu thép 0,5% -Nhiệt luyện 0,3% 3/Nguyên nhân của những tồn tại trên Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thị trường nói chung cũng như của công ty cơ khí Hà nội nói riêng việc gặp những khó khăn trên là điều không thể tránh khỏi .Muốn tồn tại phát triển được công ty cơ khí Hà nội cần phải xác định được những nguyên nhân để có thể đề ra phương hướng khắc phục kịp thời.Nhìn nhận về nguyên nhân của những tồn tại trên ta có thể phân ra làm hai loại nguyen nhân khách quan và chủ quan. 3.1 Nguyên nhân khách quan Trong quá trình chuyển đổi nền kinh té một cách nhanh chóng những nếp suy nghĩnvà lề lối làm việc trong cơ chế ké hoạch hoá tập trung không thể thay đổi kịp.Là một công ty lớn vẫn tồn tại nguồn nhân lực của cơ chế cũ cho nên sự thay đổi không thể thực hiện một sớm một chiều.Bản thân người lao dộng và một số cán bộ quản lý cũ chưa nhận thức đúng đắn rằng chất lượng sản phẩm là trách nhiẹm và quyền lợi của mình. Bước đầu công ty đã chuyển hướng kinh doanh chú trọng thị trường nội địa nhưng kết quả bước đầu chưa mấy khả quan một phần là do mức độ cạnh tranh khốc liệt với nhiều công ty đã có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường .Thêm vào đó hàng nhập lậu tràn vào nước ta ngày càng nhiều như của Thái lan,Trung Quốc với chất lượng cao mẫu mã phong phú và giá thành rất rẻ. Cơ chế vay vốn và hoạt động của hệ thống ngân hàng yếu kém nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư hiện đại hoá toàn bộ dây chuyền sản xuất do nhiều thủ tục phiền hà phức tạp. 3.2 Nguyên nhân chủ quan Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của công ty cơ khí Hà nội quá mỏng Công ty cơ khí Hà nội có trên 169 người có bằng Đại học nhưng số người am hiểu về máy móc thiết bị trình độ về tự động hoá và tin học hầu như là rất ít Trong khi đó công ty cơ khí Hà nội lại đang thực hiện chiến lược hiện đại hoá toàn bộ máy móc thiết bị ,công nghệ sản xuất Do vậy công nhân sản xuất chưa phát huy hết năng suất cũng như công dụng của số máy hiện đại mới đầu trang bị. Chính điều này đã làm hạn chế việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác quản lý máy móc thiết bị chưa đạt hiệu quả do viẹc nhập máy móc thiết bị không thực sự bám sát nhu cầu sản xuất và năng lực tiếp thu .Như vậy việc nhập về hệ thống thiết kế mẫu tự động trên đã không phát huy được các vai trò công dụng của nó gây lãng phí nguồn vốn .Ngoài ra trong quá trình nhập các máy móc thiết bị hiện đại công ty cơ khí Hà nội đã gặp rất nhiều hó khăn trong việcđánh giá trình độ công nghệ cũng như xác định giá mua do bị hạn chế bởi trình độ và hiểu biết công nghệ của cán bộ quản lý kỹ thuật Điều này đã dẫn đến việc công ty mua một số loại máy móc thiết bị giá cao hơn nhiều so với thực tế . Năm 1999 Công ty cơ khí Hà nội bắt đầu có xu hướng phát triển và thâm nhập phục vụ thị trường nước ngoài Tuy nhiên kết quả bước đầu mới thu được không mấy khả quan,một phần là do môi trường cạnh tranh bên ngoài khá là khốc liệt với nhiều công ty lớn có truyền thống.Nguyên nhân chủ yếu là do công ty cơ khí Hà nội chưa đặt hết quyết tâm và thực sự chú trọng vào đầu tư nhằm tạo chỗ đứng với thị trường nước ngoài Điều này thể hiện rõ qua bộ máy quản lý của công ty chưa thiết lập phòng Marketing.Đây là một phòng đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường Nó sẽ có vai trò nghiên cứu thị trường của người tiêu dùng để có thể thiết kế những sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của họ. Phần thứ ba Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Hà Nội Trên cơ sở phân tích tình hình thực chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thực tế của Công ty cơ khí Hà Nội, qua thời gian thực tập ở Công ty tôi xin trình bày một số vấn đề về biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ tỷ lệ sản phẩm hỏng trong sản xuất từ đó hạ giá thành đơn vị sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. * Phương hướng kiến nghị chung: Công ty nên tập trung hơn nữa đến việc áp dụng các chiến lược: Chiến lược nghiên cứu phát triển khoa học, kỹ thuật Xây dựng và thúc đẩy mạnh chiến lược con người. Chiến lược cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm. Chiến lược về cơ cấu sản phẩm và tổ chức quản lý mà trọng tâm là hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm. * Giải pháp kiến nghị cụ thể: I. Nhóm biện pháp về tổ chức quản lý 1. Thực hiện áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ: Tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng là xem xét và giải quyết vấn đề chất lượng như một tập hợp các yếu tố có liên quan đến nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau, tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh từ đó ta thấy chất lượng sản phẩm cũng là một hệ thống gồm một tập hợp những đặc tính có khả năng có thể thoả mãn người tiêu dùng đối với sản phẩm chính vì vậy cần phải đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình tiến hành quản lý chất lượng để đạt kết quả cao của công tác quản lý, cách tiếp cận hệ thống sẽ giúp các hoạt động nhịp nhàng cân đối tránh chồng chéo, lãng phí về nhân lực, vật lực làm cho doanh nghiệp tốt đẹp hơn, khách hàng thoả mãn hơn, giảm chi phí sản xuất tiêu dùng giúp cho chất lượng sản phẩm được đảm bảo và nâng cao. Khi thực hiện tính đồng bộ trong quản lý về chất lượng cần chú ý tới Đồng bộ giữa chất lượng sản phẩm với chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Đồng bộ giữa biện pháp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, pháp lý, giáo dục, tư tưởng trong quản lý chất lượng. Đồng bộ giữa hoạt động quản lý ở các hoạt động khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm nghiên cứu, thiết kế, sản xuất đến lưu động sử dụng, sao cho có thể thiết lập được và duy trì một trình độ chất lượng mong muốn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng đồng bộ nên hiện nay ct đang áp dụng quản lý chất lượng theo ISO9002 trong đó quy định cụ thể trong các quy trình (19 quy trình), để cho doanh nghiệp không đi chệch hướng ISO9002 công ty cần tiến hành các công việc sau: 1.1. Nghiên cứu thị trường Bán hàng và nghiên cứu thị trường và điểm khởi đầu trong việc tiếp xúc với khách hàng. Mặc dù công ty có năm phòng giao dịch nhưng hiệu quả chưa cao. Cụ thể là vẫn còn khách đến khách, chưa khai thác yêu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Do vậy ct cần xúc tiến tiếp xúc khách hàng hơn nữa, qua đó khách hàng mới có ý kiến phản hồi chính xác cho Công ty, thông tin này sẽ là yếu tố quyết định ban đầu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của chính vì vậy sẽ làm cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra cao hơn nhờ có mẫu thiết kế chuẩn. 1.2. Thiết kế sản phẩm Phòng kỹ thuật của Công ty căn cứ vào những thông tin nghiên cứu được trên thị trường (thông tin về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm) do bộ phận marketing thu nhận được, thiết kế ra sản phẩm. Đồng thời xác định khả năng công nghệ của Công ty có phù hợp với đòi hỏi yêu cầu của khách hàng hay không, tránh tình trạng thiết kế mẫu sản phẩm vượt quá khả năng công nghệ cho phép sẽ lãng phí nguyên vật liêụ làm chi phí tăng lên, công ty sẽ không có lãi. Mặt khác tránh thiết kế ra sản phẩm kém chất lượng không đáp ứng được lòng mong mỏi của khách hàng. 1.3. Nguyên vật liệu Trong giá thành đơn vị sản phẩm của Công ty cơ khí Hà Nội chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ khá lớn từ 60 - 70% giá thành dòng điện đơn vị vì thế chức năng mua nguyên vật liệu đóng vai trò quyết định trong quản lý chất lượng. Cơ - lý - hoá, và tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên vật liệu, đảm bảo được khâu ký hợp đồng mua nguyên vật liệu, bên cạnh đó là công việc kiểm tra kỹ càng nguyên vật liệu trước khi nhập cũng cần xem xét kỹ, có như vậy mới mong mua được nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng. 1.4. Sử dụng tốt và đào tạo bồi dưỡng phát triển lao động Để hoàn thành tốt công việc, thích ứng với các đặc tính kỹ thuật và đạt được một chất lượng sản phẩm cao, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty không cần những cần có tinh thần trách nhiệm cao mà còn phải có kiến thức và khả năng làm việc tốt. Vấn đề lao động, lãnh đạo Công ty nên giao cho phòng tổ chức nhân sự tuyển mộ công nhân viên có kỹ năng, khả năng thực sự, sau đó giao cho phòng ban trực tiếp quản lý, đào tạo phù hợp với công việc được giao. Trên thực tế, đội ngũ công nhân hiện nay của Công ty có độ tuổi trung bình rất cao, mặc dù có rất nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong lao động, nhưng hạn chế về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thích nghi chậm với công nghệ mới. Do đó Công ty phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ này để đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, công nhân trong Công ty còn hiểu biết rất ít về máy móc mà mình đang vận hành nên khi sẩy ra sự cố trong quá trình sản xuất thì không khắc phục được ngay, phải nhờ đến cán bộ phòng kỹ thuật, điều này nhiều khi gân nên tình trạng đình trệ sản xuất dẫn đến giảm năng xuất lao động, và làm tăng tỷ lệ sản phẩm khuyết tật vì thế cần phải mở các lớp đào tạo. Hình thức đào tạo có thể mở lớp ngoài giờ hoặc mời chuyên gia có kinh nghiệm về giảng dạy tại Công ty, nên trang bị cho công nhân có kiến thức chuyên xâu ở vị trí của mình để đảm bảo tốt mắt xích trong dây chuyền. 1.5. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm: Mặc dù hiện nay công tác kiểm toán chất lượng sản phẩm được Công ty thực thi một cách nghiêm túc đã đạt được những thành tích đáng kể song không vì thế mà được phép lơ lỏng, bởi lẽ ngoài việc tìm ra sản phẩm hỏng thì KCS còn phải tích cực tìm ra nguyên nhân gây sai hỏng và có những kiến nghị khắc phục cụ thể. * Đối với công nhân: Tiến tới tự kiểm tra sản phẩm của chính mình trng sản xuất và trực tiếp bảo dưỡng máy móc. * Đối với tổ trưởng sản xuất: Theo dõi thời gian và sản lượng công nhân làm, giám sát công nhân chấp hành đúng quy trình, quy phạm, phương pháp thao tác sản xuất trong từng công đoạn. Xem xét tình hình hoạt động của máy móc thiết bị nếu có trục trặc phải báo cáo lên phòng điều độ sản xuất để cử người đến sửa chữa khắc phục. Hiệu quả của các biện pháp trên giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng do công nhân làm ra. Ngăn chặn kịp thời những sai sót từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất. Tìm ra nguyên nhân sai hỏng và có biện pháp khắc phục kịp thời. Để thực hiện được thì mỗi người trong công ty phải thấy rõ vai trò, sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. 2. Xác định trách nhiệm của các bộ phận: Trong các doanh nghiệp trước đây vẫn tồn tại quan niệm: Thường coi công tác quản lý chất lượng sản phẩm là một nhiệm vụ riêng của bộ phận KCS và phòng kỹ thuật, phổ biến quan điểm là muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm, thì phải tăng cường công tác kiểm tra - trách nhiệm thuộc vào phòng KCS phải thường xuyên giám sát, kiểm tra đo lường chất lượng sản phẩm. Quan điểm này thật sai lầm, vì muốn đạt được chất lượng sản phẩm cao và quản lý chất lượng một cách toàn diện thì vấn đề chất lượng đồng bộ phải được cán bộ công nhân viên trong Công ty hiểu rõ rằng, phải thấm nhuần ý thức trách nhiệm đối vưói chất lượng sản phẩm, trách nhiệm phải được xác định đến cá nhân, phòng ban. * Ban giám đốc: Ngoài việc của giám đốc phụ trách vấn đề chất lượng sản phẩm, thì ban giám đốc Công ty phải có sự phối hợp chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa là thường xuyên tổ chức toạ đàm bàn bạc về vấn đề chất lượng sản phẩm sát thực tế hơn nữa. * Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch do giám đốc đề ra, cán bộ quản lý cần tập trung và công tác quản lý thiết kế và kiểm tra quy trình sản xuất sao cho phù hợp với các đặc tính kỹ thuật của thiết kế. Như vậy, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ thiết kế và thực hiện chương trình quản lý chất lượng nhằm dáp ứng các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. * Nhiệm vụ của giám đốc phân xưởng: Đó là điều khiển kiểm tra công tác sản xuất trực tiếp. Do phần lớn thời gian làm việc là quản lý nhân sự các loại trong phân xưởng mà mình quản lý, qua đó theo dõi và kiểm tra chất lượng nằm trong chức năng của mình. Giám đốc xưởng cần phải sát sao hơn nữa thì mới có hiệu quả tốt được. * Công nhân: Đây là lực lượng có vai trò trực tiếp trong việc tham gia thực hiện thực thi chất lượng sản phẩm. Do đó cấp quản trị cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng lực lượng này thì mới có chất lượng sản phẩm tốt. 3. Biện pháp nhóm chất lượng: Đây là biện pháp có hiệu quả tích cực trong chương trình cải tiến chất lượng được rất nhiều tổ chức kinh tế áp dụng có hiệu quả. Do vậy Công ty cơ khí Hà Nội có thể áp dụng phương pháp này với từng hoàn cảnh phù hợp. Công ty cơ khí Hà Nội nên thành lập các nhóm chất lượng, mỗi nhóm gồm từ 3 đến 7 thành viên, hoặc tổ chức các ca sản xuất, tổ sản xuất thành một nhóm để thực hiện hoạt động quản lý chất lượng dựa trên tinh thần tự nguyện. Trưởng nhóm quản lý chất lượng do các thành viên bầu ra. Nhóm chất lượng nhằm theo dõi quá trình sản xuất để tìm ra những nguyên nhân những sai sót trong quá trình sản xuất là những vấn đề khác liên quan đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Công ty nên có một số nguyên tắc đặt ra cho nhóm để nhóm hoạt động có hiệu quả hơn. 3.1. Tự mình học hỏi: Thành viên trong Công ty cần phải tự mình tìm tòi học hỏi để nắm vững kỹ thuật và kỹ năng làm việc để tự thích nghi. Các thành viên cần liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, trong quản lý chất lượng sản phẩm. Như vậy các thành viên của nhóm sẽ đạt được sự hiểu biết về công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý chất lượng của Công ty. 3.2. Hoạt động tự nguyện: Các thành viên cần phải hoạt động tự nguyện, tự giác như vậy các thành viên của nhóm sẽ dựa vào chính năng lực của mình nhằm phát huy tính sáng tạo của người lao động trong quá trình sản xuất. 3.3. Mọi người đều tham gia: Mỗi người trong nhóm đều có phát huy năng lực cá nhân đồng thời đóng góp ý kiến tập thể để tăng thêm tính đoàn kết trong sản xuất và tìm ra ưu nhược điểm của từng cá nhân trong quá trình sản xuất. 3.4. Gắn liền hoạt động của nhóm với bộ máy quản lý của Công ty. Những ý kiến hoạt động của nhóm cần gắn liền với các cấp quản lý cấp trên để nhằm mục tiêu chất lượng sản phẩm của Công ty. 3.5. Tính sáng tạo: Mục tiêu chính của nhóm chất lượng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng do đó tính sáng tạo là một tính hết sức cần thiết trong quá trình sản xuất. 3.6. ý thức và chất lượng: Mục tiêu chính của nhóm chất lượng là kiến tạo chất lượng ngay trong công việc mà mình phụ trách xuất pháp từ quan niệm phải thực hiện công việc mà mình phụ trách theo đúng tiêu chuẩn quy định, nhóm chất lượng còn nhằm một mục tiêu nữa là cải tiến chất lượng một mức cao hơn nữa. Quá trình đi đến thành công của biện pháp nhóm chất lượng vào Công ty có thành công hay không là còn phụ thuộc vào sự nỗ lực của các thành viên trong Công ty. Các thành viên trong nhóm cảm thấy yêu thích công việc mà mình đảm trách , hoạt động của nhóm phải luôn hướng vào các thành viên, vào mục tiêu chung của Công ty kết hợp hài hoà lợi ích của nhóm với lợi ích của Công ty nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm thành công. Nhóm biện pháp về công nghệ kỹ thuật Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các yếu tố như nhân lực vật lực và các yếu tố kinh tế kỹ thuật liên quan khác, chất lượng là khả năng đáp ứng yêu cầu. Vì vậy một sản phẩm muốn đáp ứng được yêu cầu thì phải có những tính chất phù hợp. Do vậy không thể tạo ra chất lượng sản phẩm cao với một trình độ kỹ thuật và các cơ sở khác non kém, mà chỉ có công nghệ cao, thiết bị hiện đại, nhân công giỏi, nguyên vật liệu tốt... mới có sản phẩm có chất lượng cao và có tính năng sử dụng thoả mãn yêu cầu khách quan. Nhóm biện pháp về chất lượng 1. Đa dạng hoá sản phẩm: Do nhu cầu của con người rất đa dạng vì vậy việc nhiều chủng loại sản phẩm là một công việt hết sức cần thiết nhằm có thể cạnh tranh được với các công ty khác trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. 2. Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm: Công ty cần có chính sách kế hoạch nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu thị trường, và tính năng sử dụng. Liên tục cải tiến đổi mới sản phẩm là con đường tất yếu nâng cao chất lượng sản phẩm điều này Công ty co khí Hà Nội đang thực hiện cụ thể trong chiến lược phát triển của mình. * Nhận xét kết luận chung & những định hướng chiến lược phát triển của công ty trong những năm tới Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế đất nước và cơ cấu kinh tế đã có nhiều bước chuyển biến tích cực. Vị trí của ngành cơ khí đã đạt được. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 khẳng định huy động trong đó có ngành cơ khí chế tạo máy. Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm khai thác các nguồn lực trong nước chưa xứng với khả năng yêu cầu. Công ty cơ khí hoạt động, Đại hội Đảng Bộ lần thứ 26 đã sáng suốt đề ra mục tiêu chính trị cho năm 2002 và các năm tiếp theo. Năm qua các chỉ tiêu cơ bản trong sản xuất kinh doanh được thực hiện vượt kế hoạch đề ra. Năm 2002 cũng là năm có nhiều thay đổi về tổ chức về quản lý với mong muốn thay đổi về chất lượng các hoạt động trong toàn Công ty. Các chỉ tiêu giá trị hợp đồng được ký kết, doanh thu GTTS.... thu nhập và các khoản nộp ngân sách đều đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều tháng, với sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên chức và dưới sự chỉ đạo kịp thời và sáng suốt của Đảng uỷ và ban giám đốc Công ty... đã tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ mà đại hội cán bộ công nhân viên chức đề ra. A. Định hướng chiến lược phát triển Công ty Nhằm xây dựng Công ty cơ khí Hà Nội thành một trung tâm chế tạo máy hàng đầu của Việt Nam vào thế kỷ 21. Sản phẩm của Công ty vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa có khả năng xuất khẩu với tỷ trọng ngày càng cao. Vận hội và thách thức: Việt Nam trở thành thành viên của hiệp hội Đông Nam á và trong những năm trong những năm tới sẽ tham gia vào khối mậu dịch tự do AFTA tham gia diễn đàn hợp tác Châu á Thái Bình Dương APEC, gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO khó khăn chính hiện nay là đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong đó có Công ty cơ khí Hà Nội là điểm xuất phát thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, thị trường manh mún và chưa đủ sức vươn ra nước ngoài. * Chiến lược khoa học và công nghệ a)Chính sách đầu tư: - Chính sách đầu tư của Công ty trong thời gian tới nhằm mục tiêu thực hiện các chương trình sản xuất mà hưoứng chính là sản xuất ra các loại sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO (9000 : 2001) đê cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với giá trị ngày càng cao. Chỉ nhập những thiết bị mà trong nước không thể sản xuất được hoặc chỉ mua thiết kế để tự sản xuất tại Công ty và phối hợp sản xuất trong nước. Thiết bị nhập vừa hiện đại vừa thích hợp với trình độ công nghệ của Việt Nam. Ưu tiên nhập các thiết bị mới, nhập những công nghệ có lợi cho các công nghệ khác. Nghiên cứu chế tạo các thiết bị hoặc dây chuyền công nghệ có tính năng tương tự như đã nhập để tự trang bị mở rộng và cung cấp cho nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu ngan những sản phẩm đó. b. Chính sách về khoa học - công nghệ Gắn chặt với các hoạt động khoa học - công nghệ với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty: Thông qua các chương trình sản xuất để nâng cấp và đổi mới công nghệ sản xuất của Công ty, từng bước xây dựng Công ty cơ khí Hà Nội trở thành một cơ sở sản xuất hiện đại, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Xây dựng mô hình công nghệ mới dựa trên cơ sở đầu tư đồng bộ vào 4 yếu tố cơ bản của công nghệ là: Kỹ thuật - con người - thông tin - tổ chức. * Chiến lược sản xuất a. Phương hướng phát triển Đầu tư quy mô lớn để đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất, lấy xuất khẩu làm phương hướng phát triển lâu dài. Xây dựng mô hình sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nhiều loại hình kinh doanh nhằm mục tiêu cung cấp máy móc thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân, lấy định hướng sản phẩm xuất khẩu là chính. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và kinh doanh xuật nhập khẩu là mục tiêu phấn đấu để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loaị trên thị trường trong nước và các nước trong khu vực. b. Năm chương trình sản xuất kinh doanh lớn: 1. Sản xuất máy công cụ phổ thông có chất lượng cao với tỷ lệ máy được CNC hoá ngày càng lớn. 2. Sản xuất thiết bị toàn bộ, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư cung cấp thiết bị toàn bộ dưới hình thức BTO (Xây dựng - vận hành - chuyển giao) hoặc BT (Xây dựng - chuyển giao). 3. Sản xuất sản phẩm xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập máy và phụ tùng máy. 4. Sản xuất thiết bị lẻ, phụ tùng máy công nghệp thép xây dựng và hàng kim khí tiêu dùng. 5. Sản xuất sản phẩm đúc cung cấp cho nhu cầu nội bộ, cho nên kinh tế quốc dân và xuất khẩu . Chương trình sản xuất máy công cụ chất lượng cao, chương trình sản xuất thiết bị toàn bộ và cung cấp thiết bị toàn bộ dưới hình thức BOT, Bt cùng với chương trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu kết hợp vớic ác hoạt động xuất nhập khẩu là nền tảng sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Hà Nội trong những thập niên đầu thế kỷ 21. Thực hiện năm chương trình sản xuất sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong nước và tạo ra năng lực để ngành cơ khí chế tạo máy vươn ra thị trường quốc tế thông qua con đường xuất nhập khẩu. B. Chương trình công nghệ và sản xuất đến năm 2005 1. Xây dựng dây chuyền đúc gang chất lượng cao và hiện đại hoá dây chuyền đúc thép hiện có với công suất 12001 tấn/ năm. Giải quyết khâu yếu nhất và cấp bách nhất của Công ty nhằm đúc được các chi tiết gang chính xác như gang hợp kim, các mác gang có cơ ký tính đặc biệt, đúc được các chi tiết gang và thép có trọng lượng lớn cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo được các tiêu chuẩm mà luật môi trường quy định. 2. Xây dựng xưởng cơ khí chính xác: Trang bị các thiết bị gia công hiện đại và phương tiện kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm chế tạo các chi tiết kỹ thuật phức tạp, yêu cầu chất lượng cao. Xưởng cơ khí chính xác kết hợp với thiết bị vạn năng dàn thiết bị tạo phôi, nhiệt luyện, có đủ khả năng nâng cao độ chính xác trong chế tạo máy, tạo tiền đề cho Công ty cơ khí Hà Nội nhanh chóng đi vào xuất khẩu. 3. Đầu tư nâng cao khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, công nghiệp tin học, công nghệ tự động trung thiết kế chế tạo và quản lý chất lượng sản phẩm. - Hoàn thiện hệ thống máy tính, máy vẽ vác phần mềm phục vụ cho tính toán, thiết kế máy và lập trình kỹ thuật CAD - CAM. - Trang bị thêm các thiết bị do kiểm nghiệm hiện đại để hoàn thiện hệ thóng kiểm tra chất lượng từ khâu tạo phôi đến gia công cơ khí, lắp giáp và kiểm tra chất lượng từ khâu tạo phôi đến gia công cơ khí, lắp giáp và kiểm tra sản phẩm. - Trang bị các thiết bị nghiên cứu, thử nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động cho trung tâm công nghệ tự động của Công ty. - Thực hiện đồ án nối mạng máy tính trong quản lý và hỗ trợ sản xuất tại Công ty tiến tới hoà nhập vào hệ thống quốc gia và Internet. - Xây dựng cơ sở đào tạo nhằm cung cấp cán bộ kỹ thuật công nhân sử dụng các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực gia công cơ khí. 4. Nâng cấp hiện đại hoá gia công cơ khí và các thiết bị công nghệ khác hiện có. Nâng cấp, hiện đại hoá các thiết bị có điều kiện CNC. 5. Đầu tư thêm thiết bị cho xưởng cơ khí lớn. Bổ sung máy ép thuỷ lực 800 - 1000 tấn, máy phay răng cỡ lớn có khả năng phay được bánh răng có modul đến m = 52mm, máy mài giường kích thước bàn 3000 (6000mm để đồng bộ với các thiết bị hiện có nhằm phục vụ cho việc thay thế phụ tùng cho các ngành sản xuất xi măng, đường mía, đóng tàu, thuỷ điện, nhiệt điện,... 6. Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng: - Cải tạo toàn bộ cơ sở hạ tầng sản xuất của Công ty. - Xây dựng mới trung tâm công nghệ tự động hoá và một vài lĩnh vực cần thiết khác theo các dự án được duyệt. Kết luận Trong cơ chế cạnh tranh hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Điều đó phải có chính sách, hướng đi đúng, một chính sách, một hướng đi nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nền kinh tế nước ta mới chuyển dịch từ cơ chế quản lý kinh tế cũ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Nền sản xuất ở doanh nghiệp nói chung và công tác quản trị chất lượng nói riêng là một vấn đề đang tìm lời giải đáp. Đối với Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng có những ưu điểm cần tận dụng và phát huy chộp lấy cơ hội cho riêng mình cụ thể là: - Công ty cơ khí Hà Nội có cơ sở hạ tầng còn tiềm năng, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, có bề dày truyền thống và kinh nghiệm chế tạo máy, nhất là chế tạo máy công cụ, có bước đầu về sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. - Là cơ sở được Đảng và Nhà nước có chủ trương đầu tư lớn trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. - Có môi trường công nghệ trong nước và có điều kiện quan hệ quốc tế thuận lợi để lựa chọn phương án sản xuất và hướng đầu tư. Tuy nhiên Công ty cơ khí Hà Nội cũng có điểm xuất phát thấp nên có hướng khắc phục để phát triển hơn như: - Thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, có sự mất cân đối giữa khâu tạo phôi và gia công cơ khí, chưa tạo được thị trường ổn định, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có thị trường xuất khẩu ổn định, đội ngũ lao động được đào tạo cơ bản trong thời kỳ bao cấp chậm đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường. - Nhà nước chưa có chính sách cụ thể và toàn diện đồng bộ để khuyến khích để phát triển ngành cơ khí nói chung và ngành chế tạo máy nói riêng. Các chính sách hiện nay về lãi suất vay vốn ngân hàng, về thuế... Chưa khuyến khích ngành cơ khí non trẻ mạnh dạn đầu tư phát triển. Đây chính là bài toán khó của Công ty cần phải tìm lời giải đáp để nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có khả năng cạnh tranh tốt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và trên cơ sở đi sâu phân tích chất lượng sản phẩm tại Công ty. Em mạnh dạn đưa ra một số bện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong thời gian tới hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào sự thành công của Công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0039.doc
Tài liệu liên quan