Đề tài Vấn đề phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc - Thực trạng và giải pháp

Màu xanh trên vùng đồi núi lan toả theo nhịp độ đất trống, đồi trọc, từng bước thu hẹp dần và trong một tương lai không xa khoảng vài ba thập kỷ 10 triệu ha đất trống đồi trọc sẽ biến mất trên bản đồ Việt Nam. Kinh tế trang trại lấy trang trại gia đình làm chủ lực, có sức mạnh thần kỳ, điều đó được lịch sử nhiều nước có nền nông nghiệp tiên tiến chứng minh chân lý đó cũng được thể hiện ở nước ta.

doc32 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười ngoài làm công việc quản lý trang trại. Trong hai hình thức tổ chức đó thì hình thức thứ nhất phổ biến hơn và hiệu qủa hơn. Thực tế Việt Nam cho thấy, chủ trang trại chỉ xuất thân từ chủ hộ nông dân sản xuất giỏi “ lão nông tri điền”, vừa có kiến thức, có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, vừa am hiểu thị trường, biết tận dụng lợi thế và tiềm năng đất đai, lao động để làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Chủ trang trại là người điều hành quá trình sản xuất hàng hóa và quá trình đó lại gắn với đất đai, lao động, máy móc, cây trồng, vật nuôi và thị trường đầu ra. Do vậy muốn có lợi nhuận, chủ trang trại nhất thiết phải trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh tại trang trại. Đó là hiện tượng phổ biến ở nước ta hiện nay. 1.2/ vai trò của trang trại Trang trại có vai trò hết sức to lớn trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội. Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao động xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, sự hình thành phát triển các trang trại có vai trò cực kỳ quan trọng. Biểu hiện: + Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy, nó cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và các nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Nhờ vậy, nó góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng , phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. + Trang trại với kết qủa và hiệu quả sản xuất cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. + Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp. Vì vậy trang trại góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. + Trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vì vậy có khả năng áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. + Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học và công nghệ đến hộ thông qua chính hoạt động sản xuất của mình. + Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả…Tất cả những điều đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội nông thôn. 1.3 tiêu chí nhận dạng trang trại Tiêu chí nhận dạng trang trại là những chỉ tiêu mang tính định lượng để nhận diện trang trại. Theo đó một trang trại phải đạt được hai tiêu chí sau: h Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 năm - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung: từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: từ 50 triệu đồng trở lên. h Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. a Đối với trang trại trồng trọt - Trang trại trồng cây hàng năm: + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. + Từ 3 ha trở lên đối với phía Nam và Tây Nguyên - Trang trại trồng cây lâu năm: + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên + Trang trại trồng hồ tiêu: 0,5 ha trở lên. - Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với tất cả các vùng trong cả nước. a Đối với trang trại chăn nuôi: - Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò… + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa: có thường xuyên từ 10 con trở lên + Chăn nuôi lấy thịt: có thường xuyên từ 50 con trở lên - Chăn nuôi gia súc: lợn, dê… + Chăn nuôi sinh sản: có thường xuyên đối với lợn từ 20 con trở lên, đối với dê cừu từ 100 con trở lên. + Chăn nuôi lợn thịt: có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. - Chăn nuôi gia cầm ( gà, vịt, ngan, ngỗng…) có thường xuyên từ 2000 con trở lên( không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). a Trang trại nuôi trồng thủy sản Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên ( riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). a Đối với các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa. 1.4/ các điều kiện ra đời và phát triển của trang trại trong nền kinh tế thị trường Để cho các trang trại ra đời và phát triển cần có các điều kiện sau: - Các điều kiện về môi trường kinh tế và pháp lý: + Có sự tác động tích cực và phù hợp của nhà nước + Có quỹ ruộng đất cần thiết và chính sách để tập trung ruộng đất + Có sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến + Có sự phát triển nhất định của kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, thủy lợi. + Có sự hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa. + Có sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp. + Có môi trường pháp lý thuận lợi cho trang trại ra đời và phát triển. - Các điều kiện đối với trang trại và chủ trang trại: + Chủ trang trại phải là người có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông. + Chủ trang trại phải có sự tích lũy nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. + Có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn. + Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch toán và phân tích kinh doanh. 1.5 các loại hình trang trại Là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông, lâm, ngư nghiệp, nhưng trang trại có những loại hình khác nhau, với các nội dung tổ chức và quản lý khác nhau. - Xét về tính chất sở hữu có các loại hình trang trại: + Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại chủ yếu trong nông, lâm, ngư nghiệp với các đặc trưng, được hình thành từ hộ nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ, mỗi gia đình là chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân do chủ hộ hay người có uy tín, năng lực trong gia đình làm quản lý. Ruộng đất tùy theo từng thời kỳ có nguồn gốc khác nhau. Vốn của trang trại do nhiều nguồn tạo nên, như vốn của nông hộ tích lũy thành trang trại, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên kết, vốn trợ cấp khác, nhưng trong trang trại gia đình nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu do tích lũy theo phương trâm lấy ngắn nuôi dài. Sức lao động của trang trại cũng do nhiều nguồn, của trang trại và thuê mướn , trong đó chủ yếu là lao động của gia đình. + Trang trại ủy thác cho người nhà và bạn bè quản lý sản xuất kinh doanh từng việc theo từng vụ hay liên tục nhiều vụ. Các trang trại loại này thường có quy mô nhỏ, đất ít nên đã chuyển sang làm nghề khác, nhưng không muốn bỏ ruộng - Xét về hướng sản xuất có các loại hình trang trại: + Trang trại sản xuất cây thực phẩm, các trang trại loại này thường ở vùng sản xuất thực phẩm trọng điểm xung quanh đô thị, khu công nghiệp, gần thị trường tiêu thụ. + Trang trại sản xuất cây công nghiệp : chè, cà phê, cao su, mía…thường phát triển ở vùng cây công nghiệp, gắn với hệ thống chế biến. + Trang trại sản xuất cây ăn quả nằm ở vùng cây ăn quả tập trung, có cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ thuận lợi. + Trang trại nuôi trồng sinh vật cảnh thường phát triển ở gần các khu đô thị, các khu du lịch lớn, thuận tiện cho việc tiêu thụ. + Trang trại nuôi trồng cây đặc sản: hươu, rắn, ba ba, dê…nằm ở những nơi thuận lợi thuận lợi cho nuôi trồng và tiêu thụ + Trang trại chăn nuôi đại gia súc : trâu, bò… , gia súc: lợn, hoặc gia cầm. Có thể chăn nuôi tổng hợp hoặc chuyên môn hóa từng loại gia súc. + Trang trại kinh doanh nông lâm nghiệp tổng hợp, thường phát triển ở các vùng trung du và miền núi có điều kiện về đất đai và hạn chế thị trường tiêu thụ. +ss Trang trại kinh doanh nông, công nghiệp, dịch vụ đa dạng, nhưng hoạt động nông nghiệp vẫn là chủ yếu. II./ thực trạng kinh tế trang trại ở trung du và miền núi phía bắc Trung du và miền núi phía Bắc là vùng đất rộng, người thưa, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp truyền thống mang nặng tính tự cấp tự túc. Đất đai vùng này chủ yếu là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Trong số 10.5 triệu ha diện tích đất tự nhiên có 1,2 triệu ha đất nông nghiêp, 2,8 triệu ha đất lâm nghiệp ( 2,1 triệu ha rừng tự nhiên ). Diện tích đất có khả năng nông, lâm nghiệp còn rất nhiều ( 5,9 triệu ha). Đó là tiềm năng lớn, là điều kiện quan trọng để phát triển trang trại. Trong những năm đổi mới, dưới tác động của cơ chế và chính sách mới của Đảng và nhà nước, nhất là cơ chế hộ tự chủ , chính sách giao đất, giao rừng cho hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, cho vay vốn đến hộ nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng, chương trình 327 … nhiều hộ nông dân có kiến thức, có kinh nghiệm, có lao động, có vốn đã mạnh dạn đầu tư khai phá đất đồi núi để xây dựng và mở rộng mô hình kinh tế trang trại với các hình thức khác nhau: trại rừng, trại vườn, VACR, nông, lâm kết hợp. hTrong những năm gần đây, kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta phát triển khá mạnh cùng với xu thế chung của cả nước. Năm 2003 có 3336 trang trại thì đến tháng 7 năm 2006 có 5384 trang trại. KTTT vùng này phát triển đã góp phần tích cực cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2005, giá trị sản lượng hàng hóa bán ra bình quân một trang trại là 57,84 triệu đồng, đặc biệt ở tiểu vùng Đông Bắc trang trại là 176,15 triệu đồng nhưng đến tháng 7 năm 2005, giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra bình quân một trang trại là 64,15 triệu đồng cao hơn năm 2004 trên dưới 40 triệu đồng/ trang trại tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh và từng tiểu vùng khác nhau. Các trang trại không chỉ có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa lớn mà tỷ suất hàng hóa dịch vụ cũng rất cao, bình quân một trang trại ở tiểu vùng Đông bắc đạt 84,39%, ở Tây bắc đạt 79,64%. Phát triển KTTT đã góp phần tích cực cho việc thúc đẩy ngành nông nghiệp vùng trung du, miền núi phía Bắc tăng trưởng. Mức tăng GDP bình quân thời kỳ 2000- 2005 trong vùng là 6,18%, riêng sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 4,8%( cả nước 5,7%) . Nhờ đó đã đưa ngành lương thực trong vùng thoát khỏi sự trì trệ yếu kém. Bình quân lương thực tại các địa phương trong vùng đạt từ 300 đến 350 kg/ người, giải quyết được cơ bản vấn đề đảm bảo lương thực tại chỗ, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống khoảng 3-5 % hàng năm ( cả nước là 2% năm), cơ bản xóa được nạn đói kinh niên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình phát triển KTTT vùng trung du, miền núi phía Bắc cũng bộc lộ những hạn chế yếu kém, đó là tốc độ tăng chậm so với các vùng khác trong cả nước. bình quân năm 2003- 2006số lượng trang trại tăng khoảng10,8% trong khi đó ở vùng đồng bằng sông Hồng tăng 11,6%, vùng đông nam bộ tăng khoảng 30,6%, vùng Tây nguyên tăng 46,6%. Số lượng trang trại chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 4,85% so với tổng số 110.813 trang trại của cả nước ( riêng vùng tây bắc chỉ khoảng 0,36% ). Quy mô nhỏ, trong tổng số 3336 trang trại được điều tra năm 2005 có tới 57,2% quy mô dưới 5 ha; Cơ cấu chủ yếu là trồng trọt chiếm 65,92% ( trong đó có 21,48% trang trại trồng rừng). Hiệu quả kinh tế xã hội còn thấp , giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra bình quân một trang trại là 65,39 triệu đồng ( cả nước là 112,56 triệu đồng), bằng 33,83% so với vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 86,32% so với vùng đông nam bộ. ž Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ: Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, nối liền giữa Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 347.679,86 ha, dân số 1.288.799 người và mật độ dân số 386,5 người / km2 ( năm 2003). Nhìn chung Phú Thọ là tỉnh nhiều đồi núi ( chiếm 65,37% diện tích tự nhiên ), địa hình đa dạng và phong phú góp phần phát triển nhanh kinh tế trang trại trong tỉnh/ Theo số liệu báo cáo của tổng cục thống kê đến 6/8/2005 toàn tỉnh Phú Thọ có 450 trang trại, tăng 258 trang trại so với năm 2004 + Phân theo loại hình sản xuất: 2003 đến năm 2004: số lượng trang trại toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể, trong đó tăng nhanh nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản, và trang trại lâm nghiệp. + Quy mô đất của trang trại: bảng: quy mô cơ cấu đất trong trang trại tỉnh Phú Thọ qua nhiều năm Loại đất 2005 2006 DTBQ (ha) Tỷ lệ % DTBQ (ha) Tỷ lệ % Đất nông nghiệp 2,0 11,3 1,6 12,4 Đất lâm nghiệp 10,6 59,5 7,4 57,5 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 5,2 29,2 3,8 30,1 Tổng cồng 17,8 100,0 12,8 100,0 Trong cơ cấu đất của các trang trại ở tỉnh Phú Thọ, đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao sau 2 năm phát triển kinh tế trang trại, số lượng trang trại trong tỉnh tăng lên nhưng quy mô, diện tích của trang trại giảm dần diện tích bình quân trang trại giảm từ 17,8 ha ( 2006) xuống còn 12,8 ha (2005) Về lực lực lượng lao động của trang trại: phần lớn trang trại sử dụng lao động của gia đình là chính và thuê thêm lao động theo thời vụ để sản xuất, thu hoạch sản phẩm. Năm 2005 tổng số lao động của trang trại 1.423 người ( như vậy bình quân mỗi trang trại có 2,5 lao động ). Lao động thuê ngoài thường xuyên 395 lao động ( bình quân mỗi trang trại có 2,1 lao động thuê thường xuyên ), lao động thuê ngoài thời vụ 543 lao động. Hình thức trả công lao động theo thỏa thuận giữa 2 bên, hợp đồng lao động bằng miệng là chủ yếu. Giá tiền công thuê theo thời vụ từ 15.000 – 20.000 đ/ngày. Thuê lao động thường xuyên trả công công theo tháng 600- 700 ng đ/tháng + Về vốn đầu tư của trang trại : Tổng số vốn đầu tư đến ngày 1/8/2005 là 17.292,2 triệu đồng. Bình quân mỗi trang trại đã đầu tư 85,44 triệu bình quân mỗi trang trại vay 21,37 triệu đồng. + Về hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại : Nhìn chung các trang trại sản xuất chuyên canh rất ít. Hầu hết các trang trại sản xuất ngành nghề chính. Bên cạnh đó 1 số trang trại còn tổ chức sản xuất tổng hợp, sản phẩm chủ yếu của trang trại trồng cây lâu năm là chè, và 1 số sản phẩm hoa quả như nhãn, vải, xóa. ž thực trạng trang trại ở Yên Bái đến năm 2005 như sau: Trang trại phát triển nhanh và rộng khắp ở các tiểu vùng Tổng số trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản tại thời diểm 1/8/2005 có 7226 trang trại, chiếm 6,5% trong tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh. Số trang trại ở các huyện, thị là: Huyện/ thị Số trang trại Tỷ lệ / hộ nn-nt Huyện Yên Bình 1930 12,5% Huyện Trấn Yên 1712 8,3% Huyện Văn Yên 1348 6,7% Huyện Văn Chấn 944 3,6% Huyện Lục Yên 818 5,1% Thị xã Yên Bái 393 12,1% Huyện Trạm Tấu 50 2,0% Huyện Mù Cang Chải 14 0,3% Thị xã Nghĩa Lộ 13 1,0% Như vậy các trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được hình thành và phát triển ở cả 9 huyện, thị xã trong tỉnh với 158 xã, phường toàn tỉnh, được phát triển ở tất cả các vùng trong tỉnh từ vùng thấp có điều kiện sản xuất thuận lợi đến các xã vùng cao kinh tế khó khăn. Chủ trang trại chủ yếu là nông hộ Về cơ cấu của chủ trang trại: - Cán bộ công nhân viên chức 492 người, chiếm 6,8% - Nông dân 6717 người, chiếm 93,0% - Thành phần khác 17 người, chiếm 0,2% Chủ trang trại chủ yếu là nông dân (93,0%), đó là những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm và tích lũy được vốn nên đã đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh dựa trên kinh nghiệm sản xuất của mình. Một số chủ trang trại là cán bộ đã nghỉ hưu có đầu óc kinh doanh, có trình độ kỹ thuật và tích lũy được vốn đã nhận đất trống, đồi núi trọc để phát triển trồng rừng, theo số liệu điều tra 2/3 số chủ trang trại cán bộ công nhân viên chức là cán bộ công nhân ngành lâm nghiệp. Trong số 7226 trang trại chia theo loại hình sản xuất thì: - Trồng cây hàng năm: 284 trang trại, chiếm 3,9% - Trồng cây lâu năm: 203 “ “ 2,8% - Chăn nuôi: 287 “ “ 4,0% - Nuôi trồng thủy sản: 11 “ “ 0,2% - Lâm nghiệp: 683 “ “ 9,4% - Nông, lâm, thủy sản kết hợp: 5758 “ “ 79,7% Như vậy mô hình trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp ( làm ruộng, trồng chè, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi ) là mô hình trang trại chủ yếu ( 79,7%). Loại mô hình này rất phù hợp với điều kiện đất đai, vốn đầu tư của các trang trại vì nó có ưu điểm là đã tận dụng được mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn…. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nhiều chủ trang trại cho biết kinh doanh tổng hợp là hình thức lấy ngắn nuôi dài, đi từ nhỏ đến lớn, vốn cần ít, lao động chủ yếu là của gia đình, phù hợp với nông thôn miền núi như là đi từ đất đai, lao động để vươn lên làm giàu chính đáng. Các chủ trang trại chuyên canh là những người có hiểu biết sâu về kỹ thuật chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất trồng các loại cây về: lâm nghiệp, cây lâu năm, hàng năm, nuôi lợn, nuôi trâu bò, nuôi cá…. có vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, biết cách quản lý điều hành trang trại. Quy mô trang trại tương đối lớn Quy mô diện tích và tình hình sử dụng đất của từng loại hình trang trại được thể hiện như sau: + Trang trại trồng cây hàng năm: - Dưới 2 ha: 119 trang trại, chiếm 41,9% - Từ 2 đến dưới 10 ha: 108 “ “ 38,0% - Từ 3 đến dưới 10 ha: 44 “ “ 15,5% - Từ 10 ha trở lên: 13 “ “ 4,6% Trang trại trồng cây hàng năm có 284 trang trại, chiếm 3, 9% trong tổng số. Bình quân 1 trang trại là 2,3 ha diện tích trồng cây hàng năm. Trong đó một số trang trại trồng cây lương thực: lúa, ngô, khoai. Song chủ yếu là trồng cây công nghiệp hàng năm ( như cây mía), đây là mô hình trang trại được phát triển mạnh ở huyện Văn Yên, tập trung ở các xã: Lâm Giang, Đông An, điển hình như trang trại ông Đào Văn Thắng, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Văn Gia mỗi năm sản xuất được từ 5-10 tấn mật. + Trang trại trồng cây lâu năm và cây ăn quả: - Dưới 2 ha: 83 trang trại, chiếm 40,9% - Từ 2 đến dưới 5 ha: 64 “ “ 31,5% - Từ 5 đến dưới 10 ha: 42 “ “ 20,7% - Từ 10 ha trở lên: 14 “ “ 6,9% Tổng số trang trại trồng cây lâu năm và cây ăn quả có 203 trang trại, chiếm 2, 8% bình quân 1 trang trại có 3, 7 ha trồng cây lâu năm. Loại trang trại này được phát triển ở khắp các địa bàn của tỉnh, chủ yếu tập trung vào trồng các loại cây: quế, chè, nhãn, cam, bưởi. Hiện nay đã hình thành nên một số vùng chuyên canh như vùng quế ở Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; Vùng chè: Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên, Thị xã Yên Bái; Vùng trồng cây ăn quả: Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Hàng năm đã sản xuất một lượng hàng hóa cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của tỉnh. Điển hình là trang trại ông Phúc chyên canh cây cà phê cho huỵện Yên Bình, trang trại trồng chè của ông Ngô Cao Qúy huyện Văn Chấn, trang trại trồng cây ăn quả của ông Phạm Hồng Thất, ông Bốn, bà Hụê huyện Văn Chấn, trang trại trồng quế của ông Nguyễn Văn Tham, ông Hòang Ngọc Lân, ông Lý Kim Thang… huyện Văn Yên. So với cả nước các trang trại trồng cây lương thực đã góp phần đưa ngành lương thực nước ta từ chỗ sản xuất không đủ ăn nay đã có dư thừa để xuất khẩu. Trong 10 năm qua xuất khẩu lương thực bình quân đạt 3 triệu tấn/ năm. Trong nông nghiệp đã xuất hiện nhiều trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn qủa và nuôi trồng thủy sản, nhờ đó đã tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Nổi bật là một số mặt hàng như cao su, cà phê, hạt điều, thủy sản. kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng nhanh nhất trong 10 năm gần đây: Nếu năm 1990 tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt trên 1,1 tỷ USD thì đến năm 2005 đã lên tới gần 6 tỷ USD. Kết quả xuất khẩu một số nông sản chính như sau: Bảng: Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính Đ/V tính: Nghìn USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Gạo 672 625 726 734 756 Cao su 170 166 263 395 413 Hạt điều 129 152 212 284 298 Cà phê 474 391 317 548 562 Thủy sản 1475 1800 20228 237 246 Nguồn: Tổng cục thống kê + Trang trại trồng cây lâm nghiệp: - Dưới 5 ha: 132 trang trại, chiếm 19,3% - Từ 5 ha đến dưới 10 ha: 60,4 “ “ 60,4% - Từ 10 ha đến dưới 20 ha: 101 “ “ 14,8% - Từ 20 ha đến dưới 50 ha: 34 “ “ 5,0% - Từ 50 ha đến dưới 100 ha: 2 “ “ 0,3% - Từ 100 ha trở lên: 1 “ “ 0,2% Đây là mô hình trang trại có số lượng lớn thứ 2 của tỉnh ( sau trang trại tổng hợp). Với quy mô tương đối lớn, bình quân 1 trang trại là 8,0 ha, có những trang trại diện tích trồng rừng đạt 304 ha. Nhờ được giao đất, giao rừng, các hộ gia đình đã yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất. Hiện nay đã hình thành nên các vùng nguyên liệu giấy phục vụ công nghiệp chế biến. Trang trại lâm nghiệp được phát triển rộng khắp các điạ bàn của tỉnh. Điển hình về mô hình trang trại lâm nghiệp có ông Đỗ Thập: 304 ha ở thị trấn Yên Bình; ông Bùi Văn Xuyến: 40,5 ha xã Quy Mông; ông Hoàng Cao Khải, xã Việt Cường; ông Đinh Công Kích, xã Minh Quán; ông Nguyễn Văn Tình, huyện Văn Yên; ông Nguyễn Quang Trọng, huyện Lục Yên…. Phát triển mô hình trang trại lâm nghiệp là phù hợp với điều kiện đất đai của tỉnh ( trên 80% diện tích đất lâm nghiệp) và đảm bảo tạo ra môi trường sinh thái bền vững, mặt khác tạo vùng nguyên liệu gỗ giấy của tỉnh. Tình hình sử dụng đất đai của hộ trang trại: Nhìn chung các hộ trang trại đều sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả các loại đất được giao, bằng cách chọn cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Các mô hình trang trại đã thể hiện sự kết hợp lấy ngắn nuôi dài; sử dụng mô hình canh tác đất dốc hợp lý như trên đỉnh đồi độ dốc cao thì trồng rừng, giữa trồng chè, cây ăn quả, thấp hơn trồng cà phê, đất bằng trồng cây lương thực, thực phẩm. Ruộng lầy thụt hoặc ớm bang thì đào ao, đắp đập thả cá. Đồng thời lấy việc thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống mới có năng suất cao, sử dụng phân hữu cơ và vô cơ với tỷ lệ thích hợp, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng tốt nên kết quả sản xuất – kinh doanh của các chủ trang trại đạt hiệu quả khá. Trang trại có sử dụng lao động làm thuê nhưng với số lượng ít Bình quân 1 trang trại có gần 3 lao động. Đối với các trang trại có quy mô từ 5 ha trở xuống chủ yếu dùng lao động của gia đình mình và kết hợp với làm đổi công trong lúc thời vụ khẩn trương. Đối với các trang trại có từ 50-10 ha, ngoài lao động gia đình và đổi công trong lúc thời vụ còn thuê mướn từ 2-5 lao động trong thời gian từ 1-3 tháng. Đối với trang trại có quy mô từ 10 ha trở lên, ngoài việc sử dụng lao động trong gia đình còn phải thuê mướn lao động làm thời vụ hoặc lao động thường xuyên từ 5-10 lao động. Riêng trang trại ông ông Đỗ Thập, huyện Yên Bình, thuê khoán thường xuyên gần 100 lao động trong năm. về chế độ trả công lao động thuê mướn nhìn chung tương ứng với công sức lao động bỏ ra ở vùng nông thôn. giá trị 1 ngày lao động thu được từ 10-15 nghìn đồng. Như vậy, các hộ trang trại đã tạo công ăn việc làm ổn định và có thu nhập cho gia đình mình, đồng thời thu hút thêm một phần lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có Qua điều tra gần 400 hộ trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn của các mô hình trang trại như trang trại cây hàng năm từ 2,0 ha trở lên, trang trại cây lâu năm từ 3,0 ha trở lên, trang trại lâm nghiệp từ 10.0 ha trở lên cho thấy vốn bình quân đầu tư vào một trang trại đến thời điểm 1/8/2005 là 78,0 triệu đồng. Riêng vốn đầu tư trong năm 2003 cho 1 trang trại bình quân là 21,0 triệu đồng . Trong đó vốn tự có là 74,3%, vốn vay là 25,7%, trong đó vốn vay ngân hàng là 13,0%. Đối với vùng nông thôn, việc đầu tư vốn để xây dựng trang trại phát triển sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện đất đai và lao động. Nhưng qua điều tra cho thấy khó khăn chính vẫn la vốn, có 37,0% số hộ phải bán tài sản, 51,0% số hộ đi vay để xây dựng và đầu tư cho trang trại. Về nguyện vọng của các hộ trang trại, 65,0% có nguyện vọng vay vốn. Nguồn vốn vay chủ yếu của trang trại là của ngân hàng nông nghiệp và một số của chương trình dự án như: dự án 327, dự án phát triển miền núi, chương trình xóa đói giảm nghèo….Về khả năng trả nợ vốn vay các trang trại nhìn chung đã thanh toán được. Song còn những hộ khả năng trả nợ gặp khó khăn. Lấy sản xuất hàng hóa làm hướng chính Kết qủa điều tra điển hình cho thấy, kinh tế trang trại gia đình lấy sản xuất hàng hóa là chủ yếu, thể hiện ở tỷ suất hàng hóa bán ra của các mô hình trang trại như sau: + Trang trại trồng cây hàng năm 63,56% + Trang trại cây lâu năm 46,5% + Trang trại chăn nuôi 44,6% + Trang trại lâm nghiệp 59,0% + Trang trại thủy sản 77,8% + Trang trại tổng hợp 57,0% Tổng số 55,1% Như vậy sản phẩm hàng hóa của trang trại chiếm 55, 1% so với tổng giá trị thu của trang trại và giá trị hàng hóa bán ra của trang trại đều tăng qua các năm: giá trị sản phẩm bán ra năm 2006 so với năm2005 là 221,6%, sản phẩm hàng hóa năm 2006 so với năm 2005 là 181,9%. Theo đánh giá của các huyện, thị, sản phẩm hàng hóa bán ra của các trang trại bao gồm: chè búp tươi bán năm 2005 chiếm 16,0% sản lượng chè toàn tỉnh, quế vỏ chiếm 30,0%, gỗ rừng trồng cung cấp cho công nghiệp chế biến của tỉnh là 30,0%… Nhìn chung sản phẩm sản xuất ra của các chủ trang trại khi tiêu thụ trên thị trường ổn định, giá cả hợp lý, như búp chè tươi. Một số sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn, thị trường không ổn định, giá thấp và còn bị ép giá như: gỗ nguyên liệu giấy, quế vỏ, một số sản phẩm chăn nuôi…. Sản phẩm bán ra của trang trại chủ yếu bán ở dạng sản phẩm thô ( 96,7%), chưa có sự chế biến để làm tăng giá trị sản phẩm và sản phẩm bán ra trên thị trường qua tư thương là chính (53,3%), đồng thời gía bán sản phẩm chưa hợp lý( qua phỏng vấn có 56,7% số hộ trang trại khi bán sản phẩm bị ép giá). Có thu nhập vượt trội so với hộ nông dân Tổng số 7226 trang trại toàn tỉnh có các mức thu nhập thể hiện như sau: - Dưới 30 triệu đồng 7087 trang trại, chiếm 98,0% - Từ 30 triệu đến dưới 50 triệu 120 “ “ 1,7% - Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 17 “ “ 0,23% - Từ 100 triệu đến 500 triệu 2 “ “ 0,07% Theo kết quả điều tra thu nhập của kinh tế trang trại năm 2005 đạt 112,1 tỷ đồng, bình quân 1 trang trại là 17,4 triệu đồng. Trong các mô hình trang trại, trang trại trồng cây lâu năm(21,5 triệu đồng), trang trại thủy sản ( 23,0 triệu đồng) đạt kết quả bình quân có khá hơn. Tuy mức thu nhập chủ yếu của kinh tế trang trại tập trung ở mức dưới 50,0 triệu đồng, song có một số trang trại bước đầu đã thu được kết quả khá… Qua kết quả điều tra cho thấy thu nhập của kinh tế trang trại qua các năm đều tăng khá như : thu nhập năm 2005 so với năm 2004 tăng 20,1%, thu nhập năm 2006 so với năm 2005 tăng 36,5%. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu của trang trại năm 2005 đạt 5,2 triệu đồng/năm, 454 nghìn đông/tháng, cao gấp 2,7 lần thu nhập bình quân của nông dân trên cùng địa bàn nông thôn. Đóng góp cho nhà nước còn ít Xuất phát từ đặc điểm các trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản hiện nay được hình thành trên các vùng đất hoang hóa hoặc khô cằn, chủ trang trại phải đầu tư vốn và lao động để cải tạo đất, xây dựng cơ sở hạ tầng và lấy trồng cây lâu năm, sản xuất nông, lâm kết hợp làm hướng chính, nên phần đóng góp cho Nhà nước còn hạn chế. Năm 2005, bình quân 1 trang trại nộp thuế 0,5 triệu đồng, trong đó trang trại trồng cây hàng năm 0,3 triệu đồng, cây lâu năm đã thu hoạch 0,2 triệu đồng, chăn nuôi 0,2 triệu đồng, lâm nghiệp 0,5 triệu đồng, nuôi trồng thủy sản 0,2 triệu đồng, hỗn hợp 0,12 triệu đồng. Tốc độ tăng hàng năm từ 16-20%. Hầu hết các trang trại lâm nghiệp và trồng cây lâu năm hiện đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản, chưa phải nộp thuế sử dụng đất. Hơn nữa, đất của các trang trại phổ biến là đất xấu, thuế suất rất thấp, nên mức độ và tỷ lệ đóng thuế so với thu nhập của trang trại thấp hơn so với các hộ nông dân ngoài trang trại. Tuy nhiên xu hướng này sẽ thay đổi cùng với thời gian, khi diện tích cây lâu năm vào thời kỳ cho sản phẩm . ở Yên Bái, mức đóng góp cho nhà nước ( qua thuế sử dụng đất) của trang trại lâm nghiệp năm2006 tăng gấp 6 lần, trang trại trồng cây lâu năm 2,5 lần so với năm 2004 Mức và tỷ lệ đóng góp của các trang trại cho nhà nước và cho cộng đồng chưa nhiều, nhưng đã và đang mở ra khả năng tăng nhanh trong những năm tới. Điều đáng khích lệ, là nguồn đóng góp này được tạo ra trên nhiều vùng đất xấu, khí hậu khắc nghiệt và chủ yếu bằng nguồn vốn đầu tư của các trang trại, gốc nông dân. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích về tài nguyên và môi trường. Do phần lớn trang trại trồng cây lâu năm, trồng và chăm sóc rừng nên tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven sông nhanh hơn, rừng và đất rừng được quản lý và bảo vệ tốt hơn. Đóng góp của trang trại về bảo vệ đất đai, tài nguyên rừng, biển và môi trường là vô giá, rất đáng trân trọng và khuyến khích. Các chủ trang trại còn nhiều tâm tư Kết quả điều tra xã hội học 60 chủ trang trại ở Yên Bái cho thấy, nguyện vọng chung của họ là được Nhà nước quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách và hỗ trợ vốn vay để họ có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mạnh hơn, yên tâm hơn theo hướng sản xuất hàng hóa, làm giàu cho gia đình và cho đất nước. 68% số trang trại có nguyện vọng được vay vốn với lãi suất thấp, thời gian dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất cây lâu năm. Nhu cầu vốn vay bình quân 1 trang trại là 38 triệu đồng/1năm, trong đó 59% muốn vay tín dụng nhà nước. 28% số trang trại có nhu cầu mở rộng diện tích đất và được nhà nước cho thuê để sử dụng lâu dài. Nhu cầu về đất bình quân 1 trang trại hiện nay là 24 ha. Về vấn đề phát triển sản xuất, phát triển thêm ngành nghề thì có 72% trang trại chỉ làm nông, lâm nghiệp, thủy sản, 54% không muốn phát triển ngành nghề dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này do thiếu vốn, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước và nhất là khó khăn về đầu ra, 97% sản phẩm trang trại chỉ bán ở dạng thô, 37,4% sản phẩm bán qua thương lái, 61% sản phẩm bán với giá thấp, chưa hợp lý. Gần 40% số chủ trang trại có nguyện vọng mở rộng sản xuất kinh doanh, lấy nông, lâm nghiệp làm hướng chính. Để mở rộng sản xuất ngành nghề, các chủ trang trại có nguyện vọng đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giống cây, con, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là đường ô tô, điện lưới, thủy lợi và hợp pháp hóa quỹ đất của các chủ trang trại đã khai hoang, phục hóa hoặc nhận chuyển nhượng từ các hộ khác dưới nhiều hình thức tự phát hợp tình nhưng chưa đủ cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, nguyện vọng này cũng không giống nhau giữa các loại trang trại và các địa phương: 68,3% số chủ trang trại có nguyện vọng là Nhà nước hỗ trợ vốn. Sau vốn, vấn đề tiêu thụ sản phẩm của các trang trại đang nổi lên và trở thành yêu cầu bức xúc, nhất là các trang trại trồng và chế biến chè. Tuy vậy, do các trang trại chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc rừng, sản phâm hàng hóa chưa nhiều nên vấn đề tiêu thụ săn phẩm chưa bức xúc như các địa phương khác, chỉ có 8,2% số trang trại loại này đề nghị Nhà nước hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Các nguyện vọng khác như hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, hợp pháp hóa quỹ đất, quan tâm của chính quyền địa phương và cơ sở…cũng được các chủ trang trại đề cập ở mức độ khác nhau, nhưng chưa phổ biến như vấn đề vốn tiêu thụ sản phẩm. Khó khăn và mâu thuẫn mới còn nhiều Kinh tế trang trại ra đời và phát triển sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị và là hình thức tổ chức sản xuất cao của kinh tế hộ nông dân trong cơ chế tự chủ. Đến nay, số lượng trang trại đã lên tới hàng trăm ngàn đơn vị và trở thành một thực thể quan trọng, đóng góp xứng đáng vào kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là mô hình tốt để khai thác tiềm năng đất đai, lao động các vùng trung du, miền núi, ven biển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Thế nhưng cho đến nay mô hình này vẫn nằm ngoài sự quản lý và quan tâm của nhà nước. Thực tế trang trại vẫn tồn tại và phát triển cả số lượng, quy mô và kết quả nhưng thực tế đó lại chưa được thừa nhận về mặt pháp lý. Nhà nước chưa có chính sách đối với loại hình kinh tế này, các bộ, ngành chức năng, các cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng chưa quan tâm đến trang trại , nên hàng loạt vấn đề lý luận, thực tiễn vẫn chưa đựơc nghiên cứu tổng kết. Ngay cả những vấn đề cơ bản nhất như khái niệm thế nào là trang trại, tiêu chuẩn của nó ra sao? Cũng còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí ngược nhau. Khái niệm khác nhau dẫn đến đánh giá khác nhau về thực trạng và xu hướng phát triển của trang trại ở các vùng, các địa phương. Ví dụ rõ nhất là một tỉnh miền núi phía Bắc nổi tiếng về phát triển kinh tế trang trại và theo khái niệm của địa phương thì số trang trại lên tới trên 11 nghìn, chiếm gần 11% số hộ nông dân, nhưng theo điều tra của ngành chức năng cũng theo khái niệm đó thì số trang trại chỉ có hơn 7 nghìn và nếu theo khái niệm của tổng cục thống kê thì chỉ gần 366 trang trại…. ở các tỉnh khác cũng có tình hình tương tự, làm cho thông tin về trang trại không được thể hiện đầy đủ cả 2 mặt được và chưa được. ở Yên Bái, qua điều tra nghiên cứu thực tế sản xuất kinh doanh của các trang trại, hàng loạt vấn đề khó khăn và mâu thuẫn mới đã được phát hiện, trong đó rõ nét nhất vẫn là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của các trang trại theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn với tính chất không rõ ràng, không nhất quán và thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách và luật pháp hiện hành. Thực tế là các trang trại hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, trong đó rõ nét nhất là: - Chưa được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý, nên chưa có tư cách pháp nhân trong quan hệ giao dịch với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, nhất là với ngân hàng. Thực tế chủ trang trại chỉ được xem là một chủ hộ nông dân bình thường, trong khi đó quy mô sản xuất của chủ trang trại lớn gấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần so với chủ hộ nông dân, nhất là vốn. Thiếu tư cách pháp nhân, chủ trang trại phải chịu thiệt thòi về nhiều mặt, do đó họ chưa yên tâm và không có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. - Các chủ trang trại đều có quy mô ruộng đất vượt hạn điền theo quy định của luật đất đai sửa đổi năm 1993. Hầu hết quỹ đất của trang trại là do khai hoang, phục hóa, và nhận chuyển nhượng từ nguồn vốn và lao động của gia đình họ. Đó là quỹ đất được tích tụ hợp lý, hợp tình nhưng lại chưa được luật pháp thừa nhận. Đến nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách về đất đai vượt hạn điền của các trang trại thành nhiều chủ hoặc chuyển nhượng ngầm còn diễn ra phổ biến. - Thiếu vốn nghiêm trọng nhưng nhà nước chưa có chính sách tín dụng hỗ trợ các trang trại, nhất là trong những năm đầu thành lập. - Thiếu kỹ thuật, máy móc, nông cụ và thiếu cả lao động lành nghề, nhưng bản thân các trang trại không có điều kiện đào tạo, bồi dưỡng trong khi nhà nước chưa quan tâm. - Cơ sở hạ tầng yếu kém, gây khó khăn cho phát triển và mở rộng quy mô sản xuât. Hầu hết các trang trại hiện nay được hình thành ở vùng Trung du, miền núi đất xấu, địa hình phức tạp, giao thông, thủy lợi, điều kiện khó khăn. Điều này thể hiện rõ nhất ở các trang trại của miền núi Yên Bái, sản phẩm làm ra nhiều đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển, chế biến, tiêu thụ. - Trình độ sản xuất hàng hóa của các chủ trang trại còn thấp, thiếu kiến thức KHKT và thiếu thông tin thị trường nên tính tự phát trong sản xuất, kinh doanh còn phổ biến. Trình độ dân trí thấp, nhất là vùng núi cao nên dù tiềm năng đất đai nhung trang trại vẫn it (như Mù Cang Chải, Trạm Tấu). Tình hình này còn thể hiện nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai và các huyện vùng núi cao của các tỉnh miền núi phía Bắc. - Thị trường và giá cả nông sản của các nông trại chưa ổn định nhưng lại chưa được nhà nước quan tâm hỗ trợ, nên nhiều chủ trang trại không muốn mở rộng quy mô sản xuất mặc dù khả năng đất đai, lao động vẫn còn. Nguyên nhân của những khó khăn trên là do cho đến nay nhận thức về trang trại vẫn chưa được thống nhất. Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thiếu quy hoạch và định hướng phát triển trước mắt và lâu dài của các trang trại. Vùng nào, trồng cây gì, nuôi con gì, quy mô bao nhiêu, thị trường thế nào… đều chưa có sự hướng dẫn của nhà nước. Tính tự phát của các trang trại còn quá lớn. Vai trò của Đảng, chính quyền và đoàn thể địa phương đối với sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại còn mờ nhạt. Yên Bái là tỉnh miền núi, nhưng cũng có 2 huyện có tính chất trung du là Yên Bình và Trấn Yên. Yên Bái là tỉnh trung tâm của 15 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Vì vậy, những mặt được và chưa được của kinh tế trang trại Yên Bái cũng phản ánh thực trạng chung của các trang trại ở trung du và miền núi phía Bắc trong cả nước. Do đó, để khắc phục và hạn chế những khó khăn và mâu thuẫn trên. nhà nước cần có giải pháp tích cực và đồng bộ khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của các trang trại nói chung, đặc biệt là trang trại ở các vùng còn nhiều tiềm năng về đất nông, lâm nghiệp như trung du và miền núi phía Bắc. III./ định hướng và giải pháp 3.1/ định hướng Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông hộ và đó là sự phát triển tất yếu của quá trình chuyển nền nông nghiệp ( mở rộng) từ tự cấp tự túc manh mún, phân tán, quy mô nhỏ, lạc hậu lên sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và kỹ thuật hiện đại, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, coi trọng vai trò kinh tế hộ nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Kinh tế trang trại trong nông nghiệp nước ta phát triển ở tất cả các thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể, HTX, tư nhân và cá thể. Sự phát triển đó không hề làm loch hướng XHCN, ngược lại nó làm tăng sức sống của các nông trường, lâm trường, HTX NN, hộ nông dân thông qua việc huy động nhân tài vật lực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng đất đai và lao động, 2 nguồn lực lớn của đất nước. ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, trang trại còn là hướng phát triển có hiệu qủa cả về kinh tế- xã hội-môi trường, nhất là bảo vệ rừng và đất rừng. Hầu hết các trang trại được xây dựng trên đất hoang hóa, rừng nghèo kiệt, vô chủ, dân cư thưa thớt, lao động thiếu, ở các vùng Trung du, miền núi, nên phát triển trang trại vừa đem lại hiệu quả kinh tế cụ thể và thiết thực, vừa có ý nghĩa bảo vệ tài nguyên, môi trường, cân bằng sinh thái, phân bố lao động, dân cư, góp phần củng cố an ninh quốc phòng. Xét về hiệu quả xã hội, các trang trại đã tạo ra hàng chục vạn việc làm mới để thu hút lao động dư thừa ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi mà không cần đầu tư nhiều của nhà nước. Các chủ trang trại là những nông dân, có vốn, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, mới giàu lên trong cơ chế mới, có nguyện vọng làm giàu chính đáng cho bản thân gia đình họ và đất nước. Họ bỏ vốn đầu tư khai phá đất hoang, mua sắm máy móc, nông cụ, thuê mướn lao động, vốn đang dư thừa ở nông thôn và lấy sản xuất hàng hóa làm hướng chính. Trong số chủ trang trại, có nhiều cán bộ hưu trí là Đảng viên, là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở địa phương và lão nông tri điền. Sự phân biệt giữa họ với hộ nông dân bình thường là kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, là quyết tâm cao và phương pháp làm giàu chính đáng. Kết quả điều tra cho thấy chưa xuất hiện xu hướng bóc lột, bần cùng hóa người nghèo tại các trang trại, ngược lại lao động làm thuê có thêm việc làm, được trả công phù hợp với số lượng và chất lượng công việc trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ trang trại với người làm thuê. Phương hướng chính của các chủ trang trại ở trung du, miền núi phía Bắc là kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản với chế biến tiêu thụ, sản xuất gắn với thị trường. Vì vậy, sản phẩm của các trang trại phải đạt chất lượng cao, được sơ chế hoặc chế biến để có khả năng tiếp cận thị trường nhanh. Để thực hiện phương hướng đó, các chủ trang trại cần mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản, nhất là chè, sữa bò, giấy, quế, hồi, rau quả… Như vậy phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung, trung du, miền núi phía Bắc nói riêng là một xu hướng có tính quy luật của sản xuất hàng hóa. Phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Kết quả và hiệu quả kinh tế- xã hội của trang trại dù mới chỉ là bước đầu, nhưng khá rõ nét, khá toàn diện. Điều cần khẳng định là trang trại tích tụ ruộng đất bằng khai phá đất hoang hóa tại vùng trung du, miền núi là chính và không phải bằng hình thức tước đoạt ruộng đất của nông dân nghèo. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại cả số lượng và quy mô ruộng đất không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất đất và thiếu đất nông nghiệp của một số hộ nông dân. Ngược lại, trang trại là mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trở thành tấm gương đối với các hộ nông dân trong vùng, giúp họ có kinh nghiệm, kỹ thuật và cả vấn đề thoát nghèo, thiếu đất, thiếu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp được các chủ trang trai thu hút vào làm việc, có việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống ( thu nhập trung bình của lao động làm thuê ở các trang trại khoảng 700-800 nghìn đồng/người/tháng) Do vậy, phát triển kinh tế trang trại là một xu thế tiến bộ tích cực. Tuy nhiên, trang trại hiện nay cũng còn gặp nhiều khó khăn và mâu thuẫn trong quá trình phát triển . Để khắc phục nó trước hết và chủ yếu cần có các chính sách và thể chế phù hợp của nhà nước. IV./ giải pháp Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại vùng trung du, miền núi phía Bắc nước ta phát triển khá mạnh cùng với xu thế chung của cả nước. Đặc biệt sau khi có nghị quyết 03- 2000/NQ-CP của chính phủ về KTTT, thì KTTT vùng này phát triển với tốc độ khá nhanh. Nếu như năm 2001 có 3.336 trang trại thì đến tháng 7 năm 2006 có 5.384 trang trại. KTTT vùng này phát triển đã góp phần tích cực cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2001, giá trị sản lượng hàng hóa dịch vụ bán ra bình quân 1 trang trại là 45,84 triệu đồng, đặc biệt ở tiêủ vùng Đông Bắc trang trại chăn nuôi đạt 156,15 triệu đồng nhưng đến tháng 7 năm 2006, giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra bình quân 1 trang trại là 64,15 triệu đồng, cao hơn năm 2003 trên dưới 20 triệu đồng/ trang trại, tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh và từng tiểu vùng khác nhau. Các trang trại không chỉ có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa lớn mà tỷ suất hàng hóa dịch vụ cũng rất cao, bình quân 1 trang trại ở tiểu vùng Đông Bắc đạt 84,39%, ở Tây Bắc đạt 79,64%. Phát triển KTTT đã góp phần tích cực thúc đẩy ngành nông nghiệp vùng trung du, miền núi phía Bắc tăng trưởng. Mức tăng GDP bình quân thời kì 2000-2006 trong vùng là 7,18%, riêng sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 5,8%. Nhờ đó đã đưa ngành lương thực trong vùng thoát khỏi sự trì trệ yếu kém. Bình quân lương thực tại các địa phương trong vùng đạt từ 600-650 kg/người, giải quyết được cơ bản vấn đề đảm bảo lương thực tại chỗ, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống, cơ bản xóa đói giảm nghèo kinh niên ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Để thúc đẩy kinh tế trang trại vùng Trung du và miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển góp phần tích cực cho việc xây dựng kinh tế cho các địa phương trong vùng, cần tập trung một số giải pháp sau: Về đất đai Để khai thác tiềm năng thế mạnh, phù hợp với quy luật sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường với mô hình công nghệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn, một trong những vấn đề “ cốt lõi “ của kinh tế trang trại là chính sách về đất đai. Tiềm năng đất đai ở trung du và miền núi phía Bắc còn nhiều nên giải pháp đối với đất đai là mở rộng mức hạn điền và kéo dài thời gian giao đất cho hộ. Kinh tế trang trại có đặc điểm là quy mô đất tương đối lớn. Đất của trang trại là kết quả của quá trình tích tụ ruộng đất theo hướng “ ai giỏi nghề gì làm nghề đó” theo yêu cầu của kinh tế hàng hoâ, trong đó phần lớn là đất đồi, đất lâm nghiệp họ đầu tư khai phá. Tuy nhiên vấn đề nổi cộm hiện nay của trang trại là xử lý quỹ đất vượt hạn điền thế nào cho có tình, có lý. Giải pháp cho vấn đề này là: Nhà nước cần nhanh chóng giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài đối với toàn bộ quỹ đất hiện có của trang trại được hình thành hợp pháp và hiện nay họ trực tiếp sản xuất. • Về vốn Hầu hết các trang trại có quy mô lớn, lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính nên rất cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ về vốn đầu tư hoặc tín dụng của nhà nước. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho sản xuất kinh doanh là tiền đề vật chất của kinh tế trang trại. Những vùng có nhiều đất chưa khai phá, vùng chè, vùng quế, vùng cây ăn quả, lâm nghiệp tập trung cần ưu tiên đầu tư trước. Trang trại thường ở những vùng sản xuất khó khăn, đồi núi, mặt nước nuôI trồng thuỷ sản ở vùng biến bị ảnh hưởng lớn bởi mưa bão, ngập úng… Quy mô sản xuất lớn, chủ yếu là cây lâu năm nên nhu cầu về vốn ban đầu là rất lớn. Đề nghị nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãI cho các trang trại theo hướng tăng vốn cho vay cao hơn kinh tế hộ, chủ yếu là vốn dài hạn, đơn giản hoá thủ tục, giảm lãI suất… coi đó là phần đầu tư gián tiếp cho trang trại. Nguồn vốn từ ngân sách là nhân tố dẫn đường, nền tảng cho việc đầu tư vào nông nghiệp nông thôn nói chung, trang trại nói riêng, cần tập trung đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường điện, nước, trạm, chợ. Đầu tư trực tiếp cho việc xây dựng cơ sơ hạ tầng thì kết quả một đồng vốn ngân sách sẽ thu hút hàng trăm hàng nghìn lần vốn trong dân cư ở các vùng có tiềm năng. Tuy nhiên ở trung du và miền núi phía bắc tiềm lực vốn trong dân không lớn, nên bước đầu các trang trại rất cần sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình, dự án nước ngoài. • Về tiêu thụ sản phẩm Qua mấy năm phát triển đến nay các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, các sản phẩm từ đất rừng của các trang trại đến thời kỳ thu hoạch. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các trang trại mở rộng thị trường, liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, kể cả thị trường ngoài nước. chỉ có quy hoạch vùng và có công nghệ sơ chế phù hợp, có nơi tiêu thụ sản phẩm, kinh tế nông thôn, nông nghiệp nói chung, chủ trang trại nói riêng mới tiếp tục phát triển. Nhà nước cần chú ý tới các vùng chè Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, vùng mận Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, vùng vải thiều Bắc Giang. • Về thuê lao động và đào tạo nghề nghiệp Hiện tại việc thuê mướn lao động, kể cả thường xuyên và thời vụ ở trang trại chưa xảy ra vấn đề lớn giữa chủ và lao động làm thuê, việc thuê lao động phần nhiều còn là hình thức đổi công trong thời vụ làm đất, gieo trồng, thu hoạch. Thuê thường xuyên chủ yếu để bảo vệ và làm các công việc trong tiêu thụ. Mặt khác việc thuê lao động đã có sự thoả thuận giữa chủ trang trại và người lao động. Kinh tế trang trại đòi hỏi lao động cũng cần phải có trình độ nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường. Vì vậy vùng trung du và miền núi phía bắc cũng như các vùng có nhiều trang trại cần hình thành hệ thống trường dạy nghề cho nhân dân theo phương trâm cần gì học nấy, hoàn thiện tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Các chủ trang trại và lao động làm thuê đều cần được đào tạo nghề nghiệp và cả về kỹ thuật , về quản lý kinh tế , thị trường và giá cả. Tuy nhiên một số chủ trang trại đã sử dụng thời gian lao động kéo dài, cường độ lớn và tiền công lao động chưa hợp lý. để tránh các hiện tượng bóc lột sức lao động. • Như vậy để thực hiện các giảI pháp trên trước hết cần phát huy vai trò quản lý của nhà nước đối với kinh tế trang trại. Đến lúc nhà nước cần tạo hành lang pháp lý, chính sách và cơ chế phù hợp để khuyến khích sự phát triển của các trang trại theo quy hoạch và định hướng của nhà nước. Từ quy hoạch tổng thể cần có quy hoạch cụ thể từng vùng, nhất là vùng cần nhiều quỹ đất có khả năng nông, lâm, ngư nghiệp như trung du và miền núi phía bắc. + Cán bộ ngành chức năng, các cơ quan nghiên cứu khoa học cần làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của kinh tế trang trại, trước hết là kháI niệm và tiêu chuẩn trang trại ở nước ta hiện nay và cụ thể hoá cho vùng trung du và miền núi phía bắc. + Đối với trung du và miền núi phia bắc chính sách và cơ chế của nhà nước hỗ trợ kinh tế trang trại hiện nay cần quan tâm đến 3 vấn đề trọng yếu: chính sách đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Nếu có chính sách và cơ chế phù hợp thì kinh tế trang trại nói chung và trung du miền núi phía bắc sẽ phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô, chắc chắn sẽ góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc trong giai đoạn công nghịêp hoá hiện đại hoá đất nước hiện nay. Kết luận Sự phát triển kinh tế trang trại đang có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng theo các nước trong khu vực cũng như nhiều nước trên thế giới. Đây đó trên đất nước chúng ta trang trại đang phát triển với mật độ nhanh, số nông hộ từ các thành phần không phải nông dân tham gia ngày càng đông, tỷ lệ thuần nông ngày càng giảm, đi đôi với tỷ suất nông sản hàng hoá ngày càng được nâng lên. Màu xanh trên vùng đồi núi lan toả theo nhịp độ đất trống, đồi trọc, từng bước thu hẹp dần và trong một tương lai không xa khoảng vài ba thập kỷ 10 triệu ha đất trống đồi trọc sẽ biến mất trên bản đồ Việt Nam. Kinh tế trang trại lấy trang trại gia đình làm chủ lực, có sức mạnh thần kỳ, điều đó được lịch sử nhiều nước có nền nông nghiệp tiên tiến chứng minh chân lý đó cũng được thể hiện ở nước ta. Danh sách tài liệu tham khảo 1./ Đổi mới ở vùng miền núi Jean- christophe castella và Đặng Đình Quang NXB nông nghiệp, Hà Nội- 2002 2./ Giáo trình kinh tế Nụng nghiệp - PGS.TS:Vũ Đỡnh Thắng -NXB ĐH KTQD /2006 3./ Giáo trình quản trị kinh doanh Nụng nghiệp - PGS.TS: Trần Quốc Khỏnh - NXB LĐXH /2005 4./ Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới PGS. TS . Nguyễn Sinh Cúc - NXB Thống kê 5./ Nông nghiệp Việt Nam trên con đường CNH- HĐH- Bộ NN-PTNT NXBCTQG 6./ Nguyên lý kinh tế nông nghiệp David colman trevor young- NXB HN 7./ Phát triển toàn diện kinh tế- xh nông thôn, nông nghiệp Việt Nam Chu Hữu Quý - NXBCTQG 8./ Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 5 , tháng 11- 2003 9./ Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 12, tháng 12-2003 10./ Các trang web của Bộ NN&PNT, Tổng cục thống kê MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0095.doc
Tài liệu liên quan