Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998-2005

Đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998-2005” là kết quả nghiên cứu của em trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ dẫn của các thầy cô và ban lãnh đạo công ty để bản chuyên đề thực tập này được hoàn chỉnh hơn.

doc73 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân tố về sử dụng vốn lưu động. .Phương trình phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn lưu động bình quân tới doanh thu. DT = HVL * VL .Phương trình phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố: mức doanh lợi vốn lưu động và vốn lưu động bình quân tới lợi nhuận. M = RVL * VL .Phương trình phân tích ảnh hưởng của 3 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay vốn lưu động và vốn lưu động bình quân đến lợi nhuận. M = RDT * LVL * VL +Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các yếu tố về sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh. .Phương trình phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố: hiệu suất sử dụng tổng vốn và tổng vốn bình quân tới doanh thu. DT = HTV * .Phương trình phân tích ảnh hưởng của 3 nhân tố: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn và tổng vốn bình quân tới doanh thu. DT = HC * dC * .Phương trình phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố: mức doanh lợi tổng vốn và tổng vốn bình quân tới lợi nhuận M = RTV * .Phương trình phân tích ảnh hưởng của 3 nhân tố: mức doanh lợi tổng vốn, số vòng quay của tổng vốn và tổng vốn bình quân tới lợi nhuận M = RTV * LTV * 3.4.Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn, nối tiếp với hiện tại bằng việc sử dụng những thông tin thống kê và áp dụng những phương pháp thích hợp. Với một dãy số về quy mô vốn và bằng phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn ta sẽ có được thông tin về vốn sản xuất kinh doanh trong tương lai, kết quả dự đoán này là kết quả để doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời là cơ sở để đưa ra các quyết định thích hợp nhằm sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tiến hành lập kế hoạch sản xuất trong tương lai. -Các phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn về vốn sản xuất kinh doanh. +Dựa vào phương trình hồi quy Với một dãy số thời gian về vốn sản xuất kinh doanh phản ánh xu hướng biến động của vốn theo thời gian ta xác định được phương trình hồi quy của vốn sản xuất kinh doanh theo thời gian. Yt = F(t) Trong đó Yt là vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm thứ t Dựa vào phương trình hồi quy ta sẽ dự đoán được quy mô vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó trong tương lai. +Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Phương pháp dự đoán này được sử dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán: = Yn + * h Trong đó: là lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân = là quy mô vốn dự đoán trong năm n+h Yn là quy mô vốn năm cuối cùng của dãy số về vốn +Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán: = Yn* Trong đó là tốc độ phát triển trung bình = là quy mô vốn dự đoán năm h Yn là quy mô vốn năm cuối cùng của dãy số về vốn CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU THỜI KỲ 1998 – 2005 I.KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU. 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Tên công ty: công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Công ty được thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1965; Quyết định số 1355-NN-TCCB/QĐ ngày 24 tháng 9 năm 1994 của Bộ trưởng bộ NN&PTNT về việc bổ sung nhiệm vụ và đổi tên cho công ty bánh kẹo Hải Châu. Ngày 1/3/2005 công ty đã đổi tên lại thành Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Địa điểm: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội Diện tích mặt bằng hiện nay: 55000m2 (tính cả phần mở rộng) Trong đó: Nhà xưởng 2300m2 Văn phòng 3000m2 Kho bãi 5000m2 Phục vụ công cộng 24000m2 Số cán bộ công nhân viên có mặt hiện nay 982người *Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Thời kỳ đầu thành lập (1965-1975) Nhà máy Hải Châu khởi đầu bằng sự kiện ngày 16/11/1964, Bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ ra quyết định số 305/QĐBT tách ban kiến thiết ra khỏi nhà máy miến Hoàng Mai, thành lập ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất. Dưới sự lãnh đạo của các chuyên gia Trung Quốc học chương trình sản xuất lúa mì, bánh kẹo và chế biến thực phẩm. Ngày 2/9/1965 xưởng bánh kẹo đã có sản phẩm xuất xưởng bán ra thị trường cùng ngày vẻ vang của cả nước(2/9). Bộ công nghiệp nhẹ thay mặt cả nước cắt băng khánh thành công ty bánh kẹo Hải Châu. Năng lực sản xuất: Phân xưởng sản xuất mì sợi: một dây chuyền sản xuất mỳ thanh (mỳ trắng) bán cơ giới, năng suất từ 1-1,2tấn/ca sau nâng lên 1,5-1,7tấn/ca, thiết bị sản xuất mì ống 500-700kg/ca sau nâng lên 1000kg/ca, hai dây chuyền mì vàng 1,2-1,5tấn/ca sau nâng lên 1,8tấn/ca. Sản phẩm chính là mì sợi lương thực, mì thanh và mì hoa. Phân xưởng bánh gồm một dây chuyền bán cơ giới công suất 2,5tấn/ca. Sản phẩm chính là bánh quy hương thảo, quy dứa, quy bơ, lương khô… Phân xưởng kẹo gồm 2 dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền là 1,5tấn/ca. Sản phẩm chính là kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cam, chanh… Trong thời kỳ này, do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ năm 1972 nên một số phân xưởng nhà máy và các máy móc thiết bị khác bị hư hỏng. Công ty được bộ công nghiệp tách phân xưởng kẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Hà (nay là công ty bánh kẹo Hải Hà - bộ công nghiệp). Thời kỳ 1976-1985 Sau thời kỳ này công ty đã khắc phục được những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Năm 1976, bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn thành lập phân xưởng sấy phun, phân xưởng này sản xuất 2 mặt hàng là sữa đậu nành công suất 2,4-2,5tấn/ngày và bột canh công suất 3,5-4tấn/ngày. Năm 1978 bộ công nghiệp thực phẩm cho điều động 4 dây chuyền mì ăn liền từ công ty Hoa Sam (thành phố Hồ Chí Minh) thành lập phân xưởng mì ăn liền công suất 2,5tấn/ca. Năm 1982 do khó khăn về bột mì và nhà nước đã bỏ chế độ độn mì thay lương,công ty được bộ công nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mì lương thực. Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca, đây là sản phẩm đầu tiên của miền Bắc. Thời kỳ 1986-1991 Năm 1989 – 1990: tận dụng nhà xưởng phân xưởng sấy phun, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bia hơi công suất 200lit/ngày. Năm 1990 – 1991: Công ty lắp đặt thêm một dẫy chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu xưởng cũ, công suất 2,5-2,8tấn/ca Thời kỳ 1992 – 2005 Công ty đẩy mạnh sản xuất đi sâu vào các mặt hàng truyền thống, mua sắm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Năm 1993 mua thêm dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của cộng hoà liên bang Đức công suất 1tân/ca, đây là dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất Việt Nam. Năm 1994 mua thêm một dây chuyền phủ sôcôla của cộng hoà liên bang Đức công suất 500kg/ca. Dây chuyền có thể phủ sôcôla cho tất cả các sản phẩm. Năm 1996 công ty mua và lắp đặt hai dây chuyền sản xuất của cộng hoà liên bang Đức, dây chuyền kẹo cứng công suất 2,4tấn/ca, dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 1,2tấn/ca. Năm 1998 đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu, công suất thiết kế 4tấn/ca. Năm 2001 đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu, công suất thiết kế 1,6tấn/ca, cuối năm 2001 công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Sôcôla năng suất 200kg/h. Năm 2004 đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trứng cao cấp với giá trị đầu tư gần 15 tỷ đồng. 2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty. Nước ta là nước đang phát triển, thu nhập của người dân còn thấp, những sản phẩm nhập khẩu chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân vì giá thành quá cao. Chính vì vậy, chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là phải sản xuất ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, trong nước có rất nhiều công ty sản xuất các mặt hàng đó nên việc thu hút được khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của công ty. Muốn làm được điều đó thì công ty phải nâng cao được chất lượng của sản phẩm và phải giảm được giá thành sản phẩm để giá bán sản phẩm ra thị trường không quá cao, có thể thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. *Sơ đồ bộ máy công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh. Phòng kỹ thuật Phòng tài vụ Phòng tổ chức Ban xây dựng cơ bản Ban bảo vệ t.h thi đua Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh vật tư Phòng hành chính Phân xưởng bánh I Phân xưởng bánh II Phân xưởng bánh III Phân xưởng kẹo Phân xưởng bột canh Phân xưởng phục vụ sản xuất Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty gồm hai cấp: cấp công ty và cấp phân xưởng. Cấp công ty, cơ cấu tổ chức quản trị được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng, mô hình này phù hợp với công ty có quy mô vừa và nhỏ, đồng thời nó kết hợp được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Ở cấp công ty bao gồm: chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và 8 phòng ban chức năng. Cấp phân xưởng có 6 phân xưởng: 5 phân xưởng chính và 1 phân xưởng phụ trợ. Chủ tịch hội đồng quản trị là người nắm quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty. Giám đốc phụ trách chung về các mặt cụ thể như công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương (phòng tổ chức), các công tác hành chính quản trị (phòng hành chính), tổ chức vận động các phong trào thi đua, xét duyệt khen thưởng, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng (phòng xây dựng cơ bản)… Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách công tác kỹ thuật, bồi dưỡng, nâng cao trình độ công nhân, công tác bảo hộ lao động, điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng… Phó giám đốc kinh doanh phụ trách công tác điều phối sản xuất và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm (phòng kế hoạch vật tư), công tác kế toán - thống kê – tài chính (phòng tại vụ). Phòng tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ lao động,tiền lương, các công tác đào tạo, tuyển dụng và lưu trữ hồ sơ nhân sự… Phòng kỹ thuật thực hiện công tác chuyên môn như: quản lý, xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị, giám sát, kiểm tra các quy trình kỹ thuật và quy trình công nghệ, tham gia đào tạo công nhân và bảo đảm an toàn lao động… Phòng tài vụ thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính. Phòng kế hoạch tiến hành lập các kế hoạch về giá thành, các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp. Phòng kế hoạch có 8 người, 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 5 nhân viên. Phòng kinh doanh vật tư, điều động sản xuất hàng ngày, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Phòng hành chính thực hiện công tác hành chính quản trị, chăm sóc sức khoẻ, đời sống, y tế của cán bộ công nhân viên. Ban bảo vệ thi đua tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, công tác tự vệ và nghĩa vụ quân sự, theo dõi thi đua của toàn công ty. Các phân xưởng được điều phối trực tiếp của phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật nên luôn đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu, sản xuất hợp lý và đúng kỹ thuật. Phân xưởng bánh I sản xuất các loại bánh quy: hương thảo, hải châu, hướng dương, lương khô, quy bơ, quy hoa quả, quy kem. Phân xưởng bánh II sản xuất các loại bánh kem xốp: kem xốp thường, kem xốp thỏi, kem xốp phủ sôcôla. Phân xưởng bánh III sản xuất các loại bánh quy, bánh hương cam, bánh đóng hộp cao cấp. Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo mềm, kẹo xốp, kẹo cứng. Phân xưởng bột canh sản xuất các loại bột canh gà, bò, tôm, cua, bột canh cao cấp, bột canh iốt. Phân xưởng phục vụ sản xuất là phân xưởng cơ điện và phân xưởng in điện tử. Phân xưởng cơ điện gồm tổ nguội, tổ sửa chữa lò hơi và tổ điện. Phân xưởng cơ điện gồm các công nhân kỹ thuật và các kỹ sư chuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị cho các phân xưởng sản xuất đúng kỹ thuật và an toàn. Phân xưởng in điện tử in ngày sản xuất và hạn sử dụng cho các sản phẩm của công ty. Các phân xưởng do phòng kế hoạch điều phối sản xuất và phòng kỹ thuật giám sát sản xuất. Hoạt động sản xuất thường xuyên chia làm 3 ca, trong những thời điểm mùa vụ,công nhân được huy động làm thêm ca hoặc tuyển thêm công nhân hợp đồng ngắn hạn để sản xuất đủ nhu cầu tiêu thụ. 4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Thị trường bánh kẹo Hải Châu chủ yếu tập trung ở miền Bắc là chủ yếu do phù hợp với thu nhập, thị hiếu của người dân ở đây. Còn ở miền Trung và miền Nam, thị trường của công ty nhỏ và chưa có khả năng cạnh tranh. Ở trong nước, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty bánh kẹo Hải Châu là công ty bánh kẹo Hải Hà. Công ty này có khoảng 200 đại lý phân phối rộng khắp cả nước, sản phẩm của họ đa dạng về chủng loại, mâu mã đa dạng, chất lượng tốt. Đây là một đối thủ nặng ký và có nhiều ưu thế. Ngay tại Hà Nội, Hải Châu bị sự cạnh tranh của công ty bánh kẹo Tràng An, đặc biệt là kẹo cốm và kẹo trái cây… Công ty bánh kẹo Hải Châu không chỉ cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập từ nước ngoài. Các sản phẩm nhập ngoại đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, chất lượng cao, sang trọng và đáp ứng được nhu cầu của những người có thu nhập cao. Do vậy, bánh kẹo ngoại nhập cạnh tranh rất mạnh với các công ty bánh kẹo trong nước nói chung và công ty bánh kẹo Hải Châu nói riêng. Về sản phẩm, hiện nay công ty có hơn 60 loại sản phẩm và được chia thành 3 nhóm chính là: các loại bánh, các loại kẹo và bột canh các loại. Về máy móc thiết bị, hiện nay công ty đang sử dụng nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại, như dây chuyển sản xuất bánh trứng cao cấp, dây chuyển sản xuất kẹo, dây chuyền sản xuất bột canh… Về lao động, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2005 là 982người, trong đó kỹ sư là 159 người, số công nhân là 823người. Về nguồn vốn kinh doanh: vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Châu tăng lên rất nhanh trong thời gian qua. Theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước và giấy phép kinh doanh của chính phủ ngày 29/9/1997 và ngày 09/11/1994 thì vốn điều lệ của công ty là 4983000đồng, hiện nay tổng số vốn lưu động của công ty khoảng 80tỷ, tổng số vốn cố định khoảng 60tỷ. Là một doanh nghiệp nhà nước vừa chuyển sanh cổ phần nên vốn của công ty bánh kẹo Hải Châu được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: +Vốn do ngân sách cấp +Vốn bổ sung từ lợi nhuận của công ty. +Vốn vay ngân hàng… II.VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU THỜI KỲ 1998 - 2005. 1.Hướng phân tích Để hiểu rõ về tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty thì có thể phân tích theo các hướng sau. -Phân tích quy mô và biến động quy mô vốn sản xuất kinh doanh. -Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty theo các hình thức khác nhau. -Phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn +Tổng vốn sản xuất kinh doanh +Tổng vốn cố định. +Tổng vốn lưu động. -Phân tích mức trang bị vốn cho lao động +Mức trang bị tổng vốn cho lao động. +Mức trang bị vốn cố định cho lao động. +Mức trang bị vốn lưu động cho lao động. 2.Phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998-2005. 2.1.Phân tích quy mô vốn sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 1998 – 2005. Bảng 1: Biến động vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998 – 2005. Năm Tổng vốn sxkd bình quân (tỷ đồng) Lượng vốn sxkd tăng tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ phát triển vốn sxkd (%) Tốc độ tăng vốn sxkd (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng LH ĐG LH ĐG LH ĐG 1998 71.23 - - - - - - - 1999 74,89 3,66 3,66 105,13 105,13 5,13 5,13 14,6 2000 80,22 5,33 8,99 107,12 112,62 7,12 12,62 11,27 2001 86,06 5,84 14.83 107,28 120,82 7,28 20,82 11,82 2002 89,45 3,39 18.22 103,94 125,58 3,94 25,58 22,7 2003 106,1 16,65 34,87 118,61 150,72 18,61 50,72 5,7 2004 124,63 18,53 53,4 117,46 174,97 18,46 74,97 6,75 2005 140,76 16,13 69,53 112,94 197,61 12,94 97,61 10,88 BQ 96,67 9,93 110,21 10,21 Nguồn : Phòng kế hoạch Qua số liệu bảng 1 ta thấy quy mô vốn sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 1998 – 2005 có xu hướng tăng và tương đối ổn định. Đặc biệt trong 3 năm gần đây 2003, 2004, 2005 nguồn vốn của công ty tăng lên rất mạnh. So với năm 2002 thì năm 2003 nguồn vốn của công ty tăng 18,61% tức là tăng 16,65 tỷ đồng. Năm 2004, nguồn vốn của công ty tăng so với năm 2003 là 18,46% tức là tăng 18,53 tỷ đồng. Năm 2005, lượng tăng có giảm nhưng cũng là rất lớn, so với năm 2004 thì nguồn vốn tăng 12,94% tức là tăng 16,13 tỷ đồng. Còn nếu so sánh năm 2005 với năm 1998 thì nguồn vốn tăng rất lớn 97,61% tức là tăng lên 69,53 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 7 năm, nguồn vốn của công ty gần như là tăng lên gấp đôi, đây có thể nói là một kết quả tương đối tốt, để làm được điều đó thì chắc chắn đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Tốc độ tăng nguồn vốn của công ty thời kỳ 1998 – 2005 đạt 10,21%. 2.2.Phân tích cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Phân tích cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với công ty, cho phép nghiên cứu nguồn hình thành vốn của công ty và nghiên cứu mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành vốn sản xuất kinh doanh. 2.2.1.Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty. *Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo mức độ chu chuyển của vốn. Bảng 2 Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu theo mức độ chu chuyển vốn thời kỳ 1998 – 2005. Năm Tổng vốn sxkd bình quân (tỷ đồng) Vốn lưu động Vốn cố định Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1998 71,23 37,25 52,29 33,98 47,71 1999 74,89 39,28 52,45 35,61 47,55 2000 80,22 42,95 53,54 37,27 46,46 2001 86,06 46,52 54,05 39,54 45,95 2002 89,45 48,24 53,93 41,21 46,07 2003 106,1 59,26 55,85 46,84 44,15 2004 124,63 70,34 56,44 54,29 43,56 2005 140,76 79,26 56,31 61,5 43,69 BQ 96,67 52,89 43,78 Nguồn: phòng kế hoạch Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng trong cơ cấu vốn của công ty tỷ trọng vốn lưu động bao giờ cũng lớn hơn tỷ trọng vốn cố định. Từ đó có thể thấy rằng vốn lưu động có vai trò quan trọng. Về vốn cố định, trong tổng vốn, vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng nó lại có xu hướng tăng cả về số tương đối và só tuyệt đối. Năm 1998 vốn cố định đạt 33,98 tỷ đồng chiếm 47,71%, thì đến năm 2005 vốn cố định đã là 61,5 tỷ đồng, chiếm 43,69%. Sự gia tăng này là do công ty đã đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc, thay đổi dây chuyền công nghệ… Sự gia tăng về vốn cố định này coi như là một chiến lược kinh doanh của công ty nhằm nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả. Nhưng để đem lại hiệu quả lớn nhất về sử dụng vốn thì đòi hỏi công ty phải sử dụng tối đa công suất của các dây chuyền sản xuất, tránh tình trạng dư thừa máy móc, hoạt động không hết công suất kỹ thuật. Công tác sử dụng vốn được phản ánh bởi kết quả của cả vốn cố định và vốn lưu động, hai nguồn vốn này đều có vai trò nhất định. Do đó để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác sử dụng vốn thì công ty phải xác định một cơ cấu vốn thật hợp lý và phù hợp. 2.2.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty. Bảng 3 Cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998 – 2005. Năm Tổng VLĐ bình quân (tỷ đ) Tiền Khoản phải thu Hàng tồn kho TSLĐ khác Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) 1998 37,25 4,37 11,74 7,32 19,64 9,37 25,16 16,19 43,46 1999 39,28 5,09 12,95 6,75 17,19 8,87 22,58 18,57 47,28 2000 42,95 4,5 10,49 9,28 21,6 8,33 19,4 20,84 48,51 2001 46,52 6,47 13,91 7,21 15,5 8,69 18,68 24,15 51,91 2002 48,24 6,99 14,56 12,2 25,2 8,63 17,9 20,42 42,34 2003 59,26 9,32 15,64 12,3 20,84 9,98 16,84 27,66 46,68 2004 70,34 9,38 13,24 15,9 22,67 10,7 15,24 34,36 48,85 2005 79,26 12,94 16,26 20 25,24 13,3 16,84 33,02 41,66 BQ 52,89 7,37 11,39 9,74 24,39 Nguồn : Phòng kế hoạch. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn, năm 2001 khoản phải thu ở mức thấp nhất là 7,21 tỷ đồng, chiếm 15,5% tỷ trọng vốn lưu động. Thì đến năm 2005, khoản phải thu đã là 20tỷ đồng, chiếm 25,24% vốn lưu động. Điều này nói lên công tác thu hồi vốn của công ty tương đối chậm, vốn còn bị ứ đọng nhiều ở khoản phải thu của khách hàng. Giá trị hàng tồn kho của công ty cũng khá cao, năm 2005, hàng tồn kho của công ty đạt mức cao nhất trong cả thời kỳ, giá trị hàng tồn kho là 13,3 tỷ đồng. Trong năm 2005, số lượng sản phẩm mà công ty sản xuất rất lớn nên công ty đã mua nhiều nguyên vật liệu nhưng do một số điều kiện chủ quan và khách quan nên tiến độ sản xuất của công ty không được đảm bảo trong khi nguyên vật liệu trong kho vẫn còn làm cho giá trị hàng tồn kho lớn, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Tiền mặt của công ty vẫn tăng, ổn định qua các năm. Năm 1998 công ty có 4,37 tỷ đồng tiền mặt chiếm 11,74% vốn lưu động thì đến năm 2005 giá trị tiền mặt là 12,94 tỷ đồng chiếm 16,26% vốn lưu động. Tỷ trọng của tiền mặt trong tổng vốn lưu động là tương đối thấp, điều đó có nghĩa là công ty đã tận dụng hết khả năng vốn của mình vào vòng chu chuyển vốn, tăng hiệu quả, sinh lợi nhuận. Phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động là tài sản lưu động khác. Tài sản lưu động khác ở đây có thể là những chi phí sản phẩm trung gian còn đang tiếp tục chế biến trong giai đoạn sản xuất, những chi phí sản xuất và tiêu thụ của thành phẩm và hàng hoá trước khi tiêu thụ xong… Năm 2004 và 2005 giá trị tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2004 giá trị tài sản lưu động khác là 34,36 tỷ đồng chiếm 48,85% giá trị vốn lưu động. Năm 2005 giá trị đó là 33,02 tỷ đồng chiếm 41,66% vốn lưu động. 2.2.3. Cơ cấu vốn cố định của công ty. Bảng 4 Cơ cấu vốn cố định của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998 – 2005. Năm Tổng VCĐ bình quân (Tỷ đ) TSCĐ Các khoản ĐTTC dài hạn Chi phí XDDD Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đ) Tỷ trọng (%) 1998 33,98 20,24 59,56 13,45 39,57 0,29 0,87 1999 35,61 20,49 57,53 14,69 41,24 0,43 1,23 2000 37,27 21,06 56,5 15,86 42,56 0,35 0,94 2001 39,54 23,74 60,04 15,47 39,12 0,33 0,84 2002 41,21 27,37 66,42 13,35 32,4 0,49 1,18 2003 46,84 23,21 49,56 22,58 48,2 1,05 2,24 2004 54,29 29,57 54,47 23,01 42,38 1,71 3,15 2005 61,5 33,74 54,86 26,37 42,87 1,39 2,27 BQ 43,78 24,93 18,1 0,75 Quy mô vốn cố định của công ty trong thời kỳ này tăng liên tục và ổn định. Từ bảng số liệu trên, ta thấy tỷ trọng tài sản cố định trong vốn cố định tương đối lớn, đó là do trong thời kỳ này công ty liên tục đổi mới công nghệ, mua thêm các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị. Điều này có tác dụng tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Khoản đầu tư dài hạn của công ty tương đối lớn, trong 3 năm gần đây 2003, 2004, 2005 lượng tiền mà công ty dùng để đầu tư dài hạn là rất lớn. Năm 2003 là 22,58 tỷ đồng, năm 2004 là 23,01 tỷ đồng, năm 2005 là 26,37 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, công ty đã đầu tư khá hiệu quả và gia tăng khoản đầu tư dài hạn để thu được nhiều lợi nhuận hơn từ khoản đầu tư tài chính này. 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998 – 2005. 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Bảng 5 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998 – 2005. Năm DT (tỷ đ) M (tỷ đ) (tỷ đ) HTV (lần) RTV (lần) LTV (Vòng) 1998 119,54 2,21 71,23 1,6782 0,031 1,6782 1999 129,583 2,53 74,89 1,7303 0,0338 1,7303 2000 150,106 3,45 80,22 1,8712 0,043 1,8712 2001 165,117 3,25 86,06 1,9186 0,0378 1,9186 2002 175 3,34 89,45 1,9564 0,0373 1,9564 2003 214,086 3,59 106,1 2,0178 0,0338 2,0178 2004 251,297 3,97 124,63 2,0163 0,0318 2,0163 2005 181,894 -2,5 140,76 1,2922 -0,0178 1,2922 Qua bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty biến động khá mạnh, từ 1998 đến 2004 hiệu suất sử dụng vốn liên tục tăng lên thì bất ngờ sang năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn lại giảm mạnh, năm 2004 là 2,0163 thì sang năm 2005 chỉ còn 1,2922. Mức doanh lợi tổng vốn cũng vậy, biến động rất lớn, cao nhất là vào năm 2000 đạt 0,43,thấp nhất là năm 2005,mức doanh lợi tổng vốn đã bị âm là 0,0178. Từ đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn của công ty đang có vấn đề, cần phải được điều chỉnh lại sao cho hợp lý, phù hợp với điều kiện hiện tại và làm cơ sở để sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn trong tương lai. *Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới mức doanh lợi của công ty trong hai năm 2004 – 2005. Bằng hệ thống chỉ số, ta nghiên cứu sự ảnh hưởng của 2 nhân tố : tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh tới mức doanh lợi của tổng vốn sản xuất kinh doanh. Phương trình phân tích: RTV = RDT * HTV Hệ thống chỉ số = * Thay số vào ta có =* -0,558 = -0,869 * 0.642 (-155,8%) (-186,9%) (-35,8%) Số tuyệt đối -0,0496 = -0,0382 + (-0,0114) Kết quả tính toán cho thấy mức doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 giảm 0,0496 tỷ đồng hay giảm 155,8% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0.0295 lần làm cho mức doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh giảm 0,0382 tỷ đồng hay giảm 186,9%. -Hiệu suất sử dụng tổng vốn sản xuất kinh doanh giảm 0,7241 lần làm cho mức doanh lợi tổng vốn giảm 0,0114 tỷ đồng hay giảm 35,8%. 2.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Bảng 6 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998 – 2005. Năm DT (tỷ đ) M (tỷ đ) VL (tỷ đ) HL (lần) RVL (lần) LVL (Vòng) D (Ngày) H’L (lần) 1998 119,54 2,21 37,25 3,209 0,0593 3,209 112 0,3116 1999 129,583 2,53 39,28 3,299 0,0644 3,299 109 0,3031 2000 150,106 3,45 42,95 3,4949 0,0803 3,4949 103 0,0861 2001 165,117 3,25 46,52 3,5494 0,0699 3,5494 101 0,2817 2002 175 3,34 48,24 3,6277 0,0692 3,6277 99 0,2757 2003 214,086 3,59 59,26 3,6127 0,0606 3,6127 100 0,2768 2004 251,297 3,97 70,34 3,5726 0,0564 3,5726 101 0,2799 2005 181,894 -2,5 79,26 2,2949 -0,0315 2,2949 157 0,4357 -Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (HL) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Kết quả tính toán trên cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty là không ổn định. Năm 1998 hiệu suất sử dụng vốn là 3,209 và tăng dần lên, đến năm 2002 là 3,628 (công ty bỏ ra 1tỷ đồng vốn lưu động thì thu được 3,628 tỷ đồng doanh thu) và bắt đầu giảm xuống, đến năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn chỉ còn 2,295 (công ty bỏ ra 1 tỷ đồng vốn lưu động thì chỉ thu được 2,295 tỷ đồng doanh thu), thấp nhất trong thời kỳ này. Điều đó chứng tỏ công tác sử dụng vốn lưu động của công ty không ổn định và đang gặp vấn đề. -Mức đảm nhiệm vốn lưu động (H’L) Đây là chỉ tiêu nghịch của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì cần phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động. Đối với các doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Năm 2000, mức đảm nhiệm vốn lưu động là 0,0861, ở mức thấp nhất của thời kỳ này (để tạo ra 1tỷ đồng doanh thu thì công ty chỉ phải bỏ ra 0,0861 tỷ đồng vốn lưu động). Năm 2005, giá trị này là 0,4357, cao nhất thời kỳ này (để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0,4357 tỷ đồng doanh thu). Điều đó cho thấy, năm 2005 công ty có sự lãng phí về sử dụng vốn lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung… -Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động, số ngày luân chuyển vốn lưu động cũng biến động lên xuống, không ổn định. Năm 2002 vốn lưu động quay được 3,628 vòng, đạt mức cao nhất trong thời kỳ này, tương ứng với số ngày chu chuyển vốn là 99ngày. Năm 2005, vốn lưu động chỉ quay được có 2,295 vòng, thấp nhất trong thời kỳ này, số ngày luân chuyển vốn tương ứng là 157 ngày. Để nâng cao hiệu quả sinh lời của vốn lưu động đòi hỏi công ty phải có các biện pháp cụ thể đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển của vốn hơn nữa. Nếu tốc độ lưu chuyển vốn nhanh, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn lưu động. -Mức doanh lợi vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuân. Mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận chứ không phải doanh thu nên mức doanh lợi vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm 2000, mức doanh lợi vốn lưu động của công ty đạt mức cao nhất là 0,0803, tức là cứ 1 tỷ đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất thì thu được 0,0803 tỷ đồng lợi nhuân. Năm 2005, mức doanh lợi vốn lưu động của công ty là -0,0315, điều này là do công ty hoạt động thua lỗ, tỷ đồng vốn lưu động công ty đưa vào sản xuất thì lỗ 0,0315tỷ đồng. Chúng ta cần phải xác định những nhân tố tác động tới sự suy giảm mức doanh lợi vốn lưu động, đồng thời xem xét nhân tố nào tác động tốt, nhân tố nào ảnh hưởng không tốt… Bằng hệ thống chỉ số, ta nghiên cứu sự ảnh hưởng của 2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tới mức doanh lợi vốn lưu động trong 2 năm 2004 – 2005. Phương trình phân tích RVL = RDT * HL Hệ thống chỉ số: = * Thay số vào ta có: = * -0,5585 = -0,869 * 0,6427 (-155,85%) (-186,9%) (-35,73%) Số tuyệt đối -0,0879 = -0,0677 + (-0,0202) Kết quả tính toán cho thấy, mức doanh lợi vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004 giảm 0,0879 tỷ đồng hay giảm 155,85% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,0295 lần làm cho mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,0677tỷ đồng hay giảm 186,9%. -Hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm 1,2777 lần làm cho mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,0202 tỷ đồng hay giảm 35,73%. 2.3.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng 7 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998 – 2005. Năm DT (tỷ đ) M (tỷ đ) VC (tỷ đ) HC (lần) H’C (lần) RVC (lần) 1998 119,54 2,21 33,98 3,5179 0,2843 0,065 1999 129,583 2,53 35,61 3,6389 0,2748 0,071 2000 150,106 3,45 37,27 4,0275 0,2483 0,0926 2001 165,117 3,25 39,54 4,1759 0,2395 0,0822 2002 175 3,34 41,21 4,2465 0,2355 0,081 2003 214,086 3,59 46,84 4,5706 0,2188 0,0766 2004 251,297 3,97 54,29 4,6288 0,216 0,0731 2005 181,894 -2,5 61,5 2,9576 0,3381 -0,0406 -Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Kết quả tính toán trên cho thấy, từ năm 1998 đến năm 2004 hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty liên tục tăng và tương đối ổn định. Năm 1998 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 3,5179 đến năm 2004 thì giá trị này là 4,6288 (công ty bỏ ra 1tỷ đồng vốn cố định thì thu được 4,6288tỷ đồng doanh thu). Nhưng sang năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm rất lớn, xuống chỉ còn 2,9576 (công ty bỏ ra 1tỷ đồng vốn cố định chỉ thu được 2,9576 tỷ đồng doanh thu). -Mức doanh lợi vốn cố định. Dựa trên kết quả tính toán ta thấy mức doanh lợi vốn cố định của công ty không ổn định, lên xuống thất thường. Năm 2000 mức doanh lợi vốn cố định đạt 0,0926, lớn nhất trong thời kỳ này, sau đó liên tục giảm trong các năm gần đây, sang năm 2005 giá trị này đã bị âm là -0,0406. Điều đó cho thấy gần đây công ty hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ… Năm 2005 so với năm 2004 mức doanh lợi vốn cố định giảm từ 0,0731 xuống -0,0406. Để xác định mức giảm cụ thể ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích Phương trình phân tích: RVC = RDT * HC Hệ thống chỉ số: = * Thay số vào ta có: = * -0,5554 = -0,869 * 0,6391 (-155,54%) (-186,9%) (-36,09%) Số tuyệt đối: -0,1137 = -0,0873 + (-0,0264) Kết quả tính toán cho thấy, mức doanh lợi vốn cố định năm 2005 so với năm 2004 giảm 0,1137 tỷ đồng hay giảm 155,54% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,0295 lần làm cho mức doanh lợi vốn cố định giảm 0,0873 tỷ đồng hay giảm 186,9%. -Hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 1,6712lần làm cho mức doanh lợi vốn cố định giảm 0,0264tỷ đồng hay giảm 36,09%. 2.4.Phân tích ảnh hưởng của vốn sản xuất kinh doanh đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004 – 2005. Ngoài việc phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh thì thống kê còn phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh tới kết quả sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích. Mục tiêu chính của công ty là lợi nhuận nên ta chỉ xét ảnh hưởng của việc sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tới lợi nhuận, ta có các mô hình thống kê sau: *Mô hình 1: Phân tích ảnh hưởng của 3 nhân tố : -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. -Hiệu suất sử dụng vốn cố định. -Vốn cố định bình quân. tới sự biến động của lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2004 – 2005 Phương trình phân tích M = RDT * HC * VC Hệ thống chỉ số = * * Thay số vào ta có: = * * -0,6297 = -0,869 * 0,6391 * 1,1338 (-162,97%) (-186,9%) (-36,09%) (13,38%) Số tuyệt đối -6,47 = -5,3658 + (-1,6239) + 0,5197 Kết quả tính toán cho thấy lợi nhuận của công ty năm 2005 so với 2004 giảm 6,47 tỷ đồng hay giảm 162,97% là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,0295 lần làm cho lợi nhuận giảm 5,3658 tỷ đồng hay giảm 186,9%. -Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty giảm 1,6712 lần làm cho lợi nhuận giảm 1,6239 tỷ đồng hay giảm 36,09%. -Vốn cố định bình quân của công ty tăng 7,21 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tăng 0,5197 tỷ đồng hay tăng 13,38%. *Mô hình 2: Phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố - Mức doanh lợi vốn lưu động -Vốn lưu động bình quân tới sự biến động của lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2004 – 2005 Phương trình phân tích: M = RVL * VL Hệ thống chỉ số: = * Thay số vào ta có = * -0,6297 = -0,5585 * 1,1275 (-162,97%) (-155,85%) (12,75%) Số tuyệt đối -6,47 = -6,967 + 0,497 Kết quả tính toán cho thấy, lợi nhuận của công ty năm 2005 so với năm 2004 giảm 6,47 tỷ đồng hay giảm 162,97% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: -Mức doanh lợi vốn lưu động giảm 0,0879 lần làm cho lợi nhuận giảm 6,967 tỷ đồng hay giảm 155,85%. -Vốn lưu động bình quân tăng 8,92 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tăng 0,497 tỷ đồng hay tăng 12,75%. *Mô hình 3: Phân tích ảnh hưởng của 3 nhân tố : -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. -Số vòng quay vốn lưu động. -Vốn lưu động bình quân tới sự biến động lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2004 – 2005. Phương trình phân tích M = RDT * LVL * VL Hệ thống chỉ số: =** Thay số vào ta có = * * -0,6297 = -0,869 * 0,6427 * 1,1275 (-162,97%) (-186,9%) (-35,73%) (12,75%) Số tuyệt đối -6,47 = -5,3659 + (-1,6) + 0,4959 Kết quả tính toán cho thấy, lợi nhuận của công ty năm 2005 so với năm 2004 giảm 6,47tỷ đồng hay giảm 162,97% là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: -Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,0295 lần làm cho lợi nhuận giảm 5,3659 tỷ đồng hay giảm 186,9%/ -Số vòng quay vốn lưu động giảm 1,2777 lần làm cho lợi nhuận giảm 1,6 tỷ đồng hay giảm 35,73%. -Vốn lưu động bình quân tăng 8,92 tỷ đồng làm cho lợi nhuận tăng 0,4959 tỷ đồng hay tăng 12,75%. *Mô hình 4: phân tích ảnh hưởng của 2 nhân tố -Mức doanh lợi tổng vốn. -Tổng vốn bình quân tới sự biến động lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2004 – 2005. Phương trình phân tích: M = RTV * Hệ thống chỉ số: = * Thay số vào ta có: = * -0,6297 = -0,558 * 1,1285. (-162,97%) (-155,8%) (12,85%) Số tuyệt đối -6,47 = -6,9817 + 0,5117 Kết quả tính toán cho thấy lợi nhuận của công ty năm 2005 so với năm 2004 giảm 6,47 tỷ đồng hay giảm 162,97% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: -Mức doanh lợi tổng vốn giảm 0,0496lần làm cho lợi nhuân giảm 6,9817 tỷ đồng hay giảm 155,8%. -Tổng vốn bình quân tăng 16,13tỷ đồng làm cho lợi nhuân tăng 0,5117 tỷ đồng hay tăng 12,85%. 3. Đánh giá chung về vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả phân tích tình hình vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong phần 2 cho phép đánh giá những mặt được và chưa được của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong thời kỳ 1998 – 2005 như sau: 3.1.Những mặt được. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những kết quả trong việc sử dụng và quản lý vốn sản xuất kinh doanh như sau: -Đảm bảo đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Quy mô vốn tăng lên từng năm, công ty đã chủ động trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo đầy đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, tránh được tình trạng ngưng trệ trong sản xuất. -Về quản lý vốn cố định: công ty đã thực hiện tốt việc đổi mới TSCĐ, nhiều dây chuyền mới đã được đầu tư đưa vào sử dụng trong thời kỳ này. Sử dụng hợp lý nguồn vốn tự có để đổi mới TSCĐ đảm bảo công ty có cơ cấu TSCĐ hợp lý, với máy móc phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. -Nhờ sử dụng hợp lý vốn sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn, công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước, với tổng số hơn 400 đại lý. -Lợi nhuận của công ty liên tục tăng đã giải quyết được nhiều vấn đề như đầu tư mua sắm thêm thiết bị, quan tâm tới đời sống của công nhân viên nhiều hơn. Trong thời kỳ này, đời sống của cán bộ công nhân viên công ty không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân tăng dần qua các năm. Năm 2002 thu nhập bình quân là 1150000/nguoi/tháng. Năm 2003 là 1200000/người/ tháng. Năm 2004 là 1250000/người/tháng. 3.2.Những mặt chưa được. 3.2.1.Về sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao và lien tục tăng trong các năm nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định không thật cao. Và trong năm 2005, hiệu suất sử dụng vốn cố định đã giảm so với năm 2004. Vốn cố định năm 2005 so với năm 2004 tăng 7,21tỷ đồng nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 lại giảm 1,6712lần so với năm 2004. *Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đầu tư sản xuất rất lớn trong năm nay nhưng do điều kiện khách quan về khí hậu như cơn bão số 7 và số 8, dịch cúm gia cầm bùng phát trong cả nước và nước ngoài, thu nhập của người dân giảm làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm rất mạnh, lượng hàng tồn kho lớn, doanh thu của công ty giảm mạnh (năm 2004 doanh thu của công ty là 251,297 tỷ đồng thì sang năm 2005 chỉ còn 181,894 tỷ đồng), năm 2005 công ty đã bị lỗ 2,5 tỷ đồng. 3.2.2.Về sử dụng vốn lưu động. Như đã phân tích ở trên, tỉ trọng khoản phải thu có tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động của công ty. Điều này nói lên công tác thu hồi vốn của công ty tương đối chậm, vốn còn bị ứ đọng nhiều ở khoản phải thu của khách hàng. Tình trạng này gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc thanh toán, để tiếp tục sản xuất kinh doanh công ty đã phải đi vay vốn. *Nguyên nhân -Nguyên nhân chủ quan: Do sự hoạt động kém hiệu quả trong việc kinh doanh của các đơn vị đại lý tiêu thụ, dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn của công ty tại các đơn vị này làm cho khoản phải thu trong các năm liên tục tăng dẫn tới tổng các khoản phải thu tăng. -Nguyên nhân khách quan: năm 2005, do chịu ảnh hưởng không tốt về khí hậu, bệnh dịch nên khả năng tiêu thụ của các đại lý giảm sút, khả năng thanh toán của các đại lý đối với công ty giảm, gây nên sự ứ đọng vốn tại các đại lý… +Do phương thức thanh toán của hệ thống ngân hàng: hình thức thanh toán truyền thống bằng tiền vần là phổ biến dẫn đến một hạn chế là việc nắm được đầy đủ các thông tin về khách hàng là rất khó khăn. +Một loạt các văn bản về thuế, luật doanh nghiệp do nhà nước ban hành có nhiều tiến bộ song có nhiều bất lợi đối với các doanh nghiệp. Việc sửa đổi bổ sung liên tục các thông tư nghị định, thiếu sự đồng bộ trong các văn bản đã tạo thành rào cản đối với công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 4. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. -Công ty sẽ tập trung cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm kẹo, bánh quy, bánh mềm… để giành lấy thị phần cao nhất. Năm 2006 phấn đấu đạt 20ngàn tấn sản phẩm các loại, doanh thu chưa thuế đạt 200 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2005. -Đổi mới phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Triển khai đồng bộ chiến lược kinh doanh sản phẩm ngắn và dài hạn, chiến lược Marketting và các biện pháp khác. Khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế có sẵn của công ty để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra nhiều lợi nhuận cho bạn hàng tiêu thụ sản phẩm. -Xây dựng chiến lược phát triển trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tế và kinh phí của công ty. Trên cơ sở khoán doanh thu cho đại lý. Cải tiến bán hàng theo hướng tạo điều kiện nhanh nhất và tiện lợi nhất cho khách mua hàng, quan tâm hơn nữa đến các dịch vụ sau bán hàng đối với tất cả các đại lý của công ty, phấn đấu nâng cao tỷ suất lợi nhuận 2006 cho các đại lý và bạn hàng, khắc phục tồn tại về phục vụ cho các đại lý, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các vùng thị trường. -Xây dựng biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả hơn, tăng cường đầu tư, mua sắm các dây chuyền sản xuất hiện đại hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm… 5.Kiến nghị và giải pháp để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan. Ngoài sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp thì để thành công không thể thiếu được các nhân tố khách quan, môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của công ty giải quyết các tồn tại thì một yếu tố không thể thiếu đó là sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và chính quyền sở tại. *Kiến nghị đối với nhà nước -Kiến nghị thứ nhất: Sử dụng vốn ngân sách nhà nước công ty phải chịu lãi suất 6% /năm, trong khi vay ngắn hạn ngân hàng công ty cũng phải chịu lãi suất cao như vậy, điều đó đã làm cho công ty thiếu vốn, do vậy đối với khoản phải thu từ sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên giảm tỷ lệ lãi suất xuống để công ty có thể giảm chi phí. - Kiến nghị thứ hai là nhà nước nên đẩy mạnh việc cải cách các thủ tục hành chính, điều này sẽ giúp công ty dễ dàng hơn trong việc vay vốn, thu và trả các khoản cho nhà nước, tránh tình trạng đưa qua nhiều cửa, mất thời gian của công ty… *Đối với chính quyền sở tại -Kiến nghị thứ ba: trong công tác đóng thuế tại địa phương, đề nghị giảm bớt các thủ tục hành chính để công ty đỡ mất thời gian. *Đối với công ty: -Kiến nghị thứ tư: Công ty cần xác định vốn sản xuất kinh doanh hợp lý cho năm kế hoạch. Việc xác định nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho công ty là hết sức quan trọng, xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Trường hợp mức vốn xác định quá cao gây ra hiện tượng lãng phí vốn, nếu xác định mức vốn thấp thì sẽ gây ra thiếu vốn, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Để xác định lượng vốn cho năm kế hoạch công ty cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng rất quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy công ty cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để xác định nhu cầu vốn của mình. Bên cạnh đó cũng phải căn cứ vào mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua, công ty sẽ tính được mức hao phí trong năm nay, số vốn lưu động cần có trong năm nay, từ đó có kế hoạch huy động vốn phù hợp. +Giải pháp: .Xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ trên cơ sở đó lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng. .Xác định cụ thể nhu cầu vốn, cả về vốn lưu động và vốn cố định, trên cơ sở đó lập kế hoạch huy động phù hợp như xác định thời điểm cần huy động vốn, lượng huy động tại mỗi thời điểm và nguồn huy động vốn… -Kiến nghị thứ năm: Công ty cần phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý vốn +Giải pháp . Đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty bằng cách đầu tư thêm một lượng vốn để mua thêm một số TSCĐ mới, các dây chuyền sản xuất hiện đại hơn. .Về vốn cố định, hàng năm công ty cần đánh giá, xác định giá trị thực của toàn bộ TSCĐ nhằm quản lý chặt chẽ, đảm bảo TSCĐ hoạt động đạt công suất cao nhất, đồng thời kết hợp với việc bố trí máy móc thiết bị hợp lý để khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc thiết bị. .Thực hiện đổi mới, nâng cấp TSCĐ là cần thiết nhưng phải phù hợp với công ty. Cần kết hợp đấu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn, đầu tư thiết bị tới đâu cần nhanh chóng đưa vào khai thác tới đó, tránh tình trạng có hao mòn hữu hình và vô hình trong khi TSCĐ chưa được đưa vào hoạt động. . Đối với những TSCĐ đã cũ, hư hỏng không còn phù hợp, công ty cần phải có các biện pháp xử lý kịp thời như thanh lý, nhượng bán nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. -Kiến nghị thứ sáu: Nâng cao năng lực, tay nghề của cán bộ công nhân viên. +Đối với công nhân sản xuất: việc áp dụng các công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất đòi hỏi người công nhân không ngừng nâng cao tay nghề, khả năng nhận thức để có thể làm chủ được máy móc của mình, sử dụng tối đa công suất máy… góp phần nâng cao hiệu quả. Để có thể làm được điều này thì công ty cần phải mở các lớp đào tạo, hướng dẫn công nhân tại các phân xưởng sản xuất, các kỹ sư trực tiếp giảng lý thuyết và thực hành cho các công nhân sản xuất… +Đối với cán bộ quản lý: Công ty cần phải có đội ngũ lãnh đạo và quản lý không chỉ có nhiệt tình, quyết tâm cao mà còn phải có tri thức cao về khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế. Họ không những nắm được vấn đề khoa học hiện đại mà còn thấy được xu hướng phát triển của chúng, xử lý nhạy bén các thông tin về thị trường… -Kiến nghị thứ bảy: nâng cao nghiệp vụ thống kê của công ty. Có thể nói công tác thống kê giúp công ty có được cái nhìn vừa bao quát, vừa chi tiết về thực trạng công ty mình và ngày càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay công tác thống kê ở công ty vẫn chưa được coi trọng, bộ phận thống kê vẫn trực thuộc các phòng ban khác (hiện nay bộ phận thống kê đang trực thuộc phòng kế hoạch) vì vậy nó chưa phát huy được tác dụng. +Giải pháp .Công ty nên tổ chức một phòng thống kê riêng, có như thế thì công tác thống kê mới có thể phát huy được ưu thế vốn có của nó .Tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, chẳng hạn như tổ chức các cuộc điều tra về nhu cầu, sở thích của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty... Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định của công ty nên thông tin thu thập được phải đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ như vậy công ty mới có thể đưa ra những quyết định xử lý kịp thời và tối ưu nhất. .Vi tính hoá công tác thống kê. Do sự phát triển của công nghệ tin học, hoạt động quản lý nói chung và công tác thống kê nói riêng ngày càng dựa trên sự hỗ trợ của máy tính, chính vì vậy công tác tính toán và phân tích các chỉ tiêu thống kê cần được vi tính hóa, sử dụng các phần mềm chuyên dụng của thống kê nhằm nâng cao chất lượng. Từ đó góp phần làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói riêng. KẾT LUẬN Vốn và vai trò to lớn của vốn trong mọi nền kinh tế là không thể phủ nhận. Nhất là trong nền kinh tế thị trường vốn lại càng quan trọng và có tính chất quyết định đến sự tồn tại hay sụp đổ của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả là vấn đề được đặt lên hàng đầu để không những bảo toàn được đồng vốn ban đầu mà phải phát triển được vốn trong sản xuất kinh doanh. Chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước, công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đã có những thay đổi theo hướng tích cực, doanh thu ngày một tăng, hiệu quả ngày một cao và có vị trí vững chắc, uy tín trên thị trường trong nước, có được những kết quả này là do sự nỗ lực của công ty nhất là trong những năm gần đây. Song do công ty mới chuyến sang cổ phần hoá (01/03/2005) nên công ty đã gặp không ít những khó khăn, vẫn còn một số điểm tồn tại cần có biện pháp giải quyết để nâng cao hơn nữa việc quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói riêng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, đây chính là những thử thách để công ty tiếp tục tự khẳng định mình. Đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu thời kỳ 1998-2005” là kết quả nghiên cứu của em trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình phân tích. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ dẫn của các thầy cô và ban lãnh đạo công ty để bản chuyên đề thực tập này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình lý thuyết thống kê PGS-PTS Tô Phi Phượng NXB Giáo dục 1998 2.Giáo trình thống kê doanh nghiệp GS-TS Phạm Ngọc Kiểm NXB Thống kê 1999 3.Giáo trình thống kê doanh nghiệp GS-TS Phạm Ngọc Kiểm PGS-TS Nguyễn Công Nhự NXB Thống kê 2002 4.Giáo trình thống kê công nghiệp PGS-TS Nguyễn Công Nhự NXB Thống kê 2004 5.Giáo trình tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính 2003 6.Giáo trình kế toán doanh nghiệp. NXB Tài chính 2004 7. 35 năm bánh kẹo Hải Châu NXB Lao động 2000 8.Báo cáo đại hội công nhân viên chức, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 1998 – 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0024.doc
Tài liệu liên quan