Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng lao động trên địa bàn Hà Nội

Có thể nói gần 60 năm qua, ngành Thống kê đã cố gắng chủ động vượt qua khó khăn không ngừng vươn lên, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác, đạt được bước phát triển mới. Toàn ngành đã chuyển đổi dần hệ thống chỉ tiêu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang hệ thống chỉ tiêu phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phương pháp thu thập thông tin từng bước được cải tiến ngày càng phù hợp với cơ chế quản lý mới của nước ta. Việc áp dụng công nghệ thông tin kết hợp với ứng dụng có chọn lọc các phương pháp thống kê quốc tế, các phương pháp phân tích khoa học đã bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác thu thập và xử lý thông tin. Đội ngũ cán bộ thống kê được đào tạo, nâng cao về trình độ chính trị, chuyên môn, tin học và ngoại ngữ.

doc24 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng lao động trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau thời gian học tập gần bốn năm trong trường Đại học kinh tế quốc dân em thấy bản thân đã có được những tích lũy kiến thức nhất định .Tuy nhiên để hoàn thiện kỹ năng và chuẩn bị thật tốt hành trang khi ra trường thì những kiến thức và kinh nghiệm trong thời gian thực tập là thật sự cần thiết .Được sự giúp đỡ kết hợp của cô Mai Anh cùng các thầy cô trong khoa Thống kê và Tổng cục thống kê em đã tích lũy thêm được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong giai đoạn đầu của thời gian thực tập . Và sau đây là những gì em thu thập được trong giai đoạn đầu của thời gian thực tập .Do thời gian và kinh nghiệm cũng như kiến thức đang còn hạn chế nên bản “ BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP “ của em vẫn còn nhiều thiếu sót .Rất mong cô giúp đỡ để em hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Chương I :Tổng quan về Tổng cục Thống kê Việt nam 1 . Quá trình hình thành và phát triển Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ký sắc lệnh số 61/SL quy định bộ máy tổ chức của Bộ quốc dân kinh tế gồm các phòng, ban, nha trực thuộc, trong đó có Nha Thống kê Việt Nam. Ngành Thống kê đã lấy ngày 6 tháng 5 năm 1946 là ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam. Ngày 7 tháng 6 năm 1946 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 98/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ chức Giám đốc Nha Thống kê Việt Nam. Ngày 25 tháng 4 năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký 2 sắc lệnh: Sắc lệnh số 33/SL sát nhập Nha Thống kê Việt Nam vào Phủ Chủ tịch Sắc lệnh số 33/SL Sắc lệnh số 34/SL cử ông Nguyễn Thiệu Lâu giữ chức Giám đốc Nha Thống kê trong Chủ tịch phủ. Ngày 1 tháng 7 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 124/SL bãi bỏ Sắc lệnh số 33/SL ngày 25 tháng 4 năm 1949 và Sắc lệnh số 34/SL ngày 25 tháng 4 năm 1949, quyết định “ Một tổ chức tạm thời  để theo dõi công việc thống kê sẽ do Nghị định Thủ tướng Chính phủ ấn định”. Ngày 9 tháng 8 năm 1950, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Thủ tướng Chính phủ, ra Nghị định số 38/TTg thành lập phòng Thống kê trong Văn phòng Thủ tướng phủ do ông Lương Duyên Lạc làm trưởng phòng. Ngày 20 tháng 2 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ số 695/TTg về tổ chức Cục Thống kê Trung ương, các cơ quan thống kê địa phương và các tổ chức thống kê các Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 8 tháng 4 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 142-TTg quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp  các ngành, bãi bỏ Điều lệ số 695- TTg ngày 20- 2- 1956.. Ngày 21 tháng 12 năm 1960, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành quyết định số 15-NQ/TVQH về việc tách Cục Thống kê Trung ương ra khỏi Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, thành lập Tổng cục Thống kê. Tổ chức bộ máy của Tổng Cục Thống kê gồm có: 7 vụ và Văn phòng Năm 1968, thực hiện Nghị quyết 02- CP của Chính phủ về tổ chức lại hệ thống thông tin thống kê, Tổng cục Thống kê được Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Cục Kỹ thuật tính toán, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Phương pháp chế độ và Vụ Cân đối. Ngày 5 tháng 4 năm 1974 Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số  72-CP ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Thống kê thay thế Nghị định số 131-CP ngày 29 tháng 9 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ. Thực hiện chỉ thị 45/TW của Ban Bí thư TW về tinh giản bộ máy, giảm nhẹ biên chế, ngày 2/6/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/CP về tổ chức lại bộ máy của cơ quan Tổng cục Thống kê gồm có 15 đơn vị: Vụ, Viện, Văn phòng và Thanh tra. Thực hiện Thông báo số 46/TB-TW của Ban Bí thư TW và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể. Ngày 11-5-1988 Hội đồng Bộ trưởng ký ban hành Quyết định số 81/HĐBT, quy định lại số đơn vị trực thuộc Tổng cục giảm xuống còn 10 đơn vị vụ và Văn phòng. Ngoài ra còn có 3 phòng trực thuộc, 2 đơn vị sự nghiệp, và 2 đơn vị sản xuất kinh doanh Ngày 23/3/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê thay thế Nghị định số 72/CP ngày 5/4/1974 của Hội đồng Chính phủ Ngày 03/9/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thay cho Nghị định số 23/CP ngày 23/3/1994 của Chính Phủ Ngày 04/01/2007 , Chính phủ ban hành nghị định số 01/NĐ-CP chuyển Tổng cục Thống kê về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2 . Hệ thống tổ chức , chức năng nhiệm vụ 2.1. Hệ thống tổ chức 2.2. Chức năng nhiệm vụ Theo nghị định số 01/NĐ-CP ban hành ngày 04/01/2007 quy định như sau : Điều 1. Vị trí và chức năng      1. Tổng cục Thống kê là tổ chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức thực hiện hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.      2.  Tổng cục Thống kê có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và được ghi riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn      Tổng cục Thống kê thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác về thống kê theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về thống kê và các dự án quan trọng của Tổng cục Thống kê; Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê (trừ các bảng phân loại thống kê thuộc ngành Tòa án và Kiểm sát); Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn, hàng năm và các cuộc tổng điều tra thống kê theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc báo cáo thống kê, điều tra thống kê và phân loại thống kê; Tổng hợp và xử lý các báo cáo thống kê, kết quả điều tra thống kê của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổ chức thu thập thông tin thống kê kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin thống kê kinh tế - xã hội; Báo cáo thống kê tổng hợp hàng tháng, quý, năm về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; các báo cáo phân tích và dự báo thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý việc công bố thông tin thống kê kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; Công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về độ tin cậy của số liệu, thông tin công bố và cung cấp; Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê của nước ngoài; thực hiện so sánh quốc tế về thống kê; Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học thống kê, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Quyết định các biện pháp, tổ chức, chỉ đạo hoạt động cung ứng dịch vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; quản lý nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê thực hiện theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm do Chính phủ quy định; Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các doanh nghiệp hiện có thuộc Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về thống kê theo thẩm quyền; Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Tổng cục Thống kê đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt; Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thống kê đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 3.Thực trạng, nguyên nhân , kết quả Trong quá trình xây dựng phát triển, ngành thống kê Việt Nam đã từng bước trưởng thành, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước qua từng giai đoạn. Từ những năm đầu thời kỳ đổi mới, cán bộ, công chức ngành Thống kê từ trung ương đến các địa phương đã quán triệt đường lối của Đảng, từng bước đổi mới công tác của ngành. Từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cơ chế quản lý, kế hoạch hoá tập trung với nhiều chỉ tiêu hiện vật, nặng về mô tả, chủ yếu phục vụ cho quản lý kinh tế vi mô, ngành Thống kê đã nhanh chóng cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê, bổ sung nhiều chỉ tiêu giá trị phục vụ quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô và nhiều nhu cầu thông tin đa dạng khác. Nội dung và phương pháp thống kê được chuyển đổi từng bước, đặc biệt phải kể đến những vấn đề phương pháp luận quan trọng như: Chuyển hệ thống phương pháp luận thống kê bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), chuyển đổi phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng, nghiên cứu và áp dụng chỉ tiêu năng suất, hiệu quả đối với một số ngành sản xuất chủ yếu và chỉ số nguồn nhân lực, tăng cường áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, xây dựng nhiều bảng danh mục theo chuẩn quốc tế, tăng cường thống kê xã hội, môi trường v..v Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngày một hoàn thiện, phản ảnh đầy đủ hơn tình hình kinh tế xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh mới, phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế, nâng cao tính so sánh của số liệu thống kê nước ta với các nước trên thế giới. Trong những năm đổi mới, ngành Thống kê đã tiến hành có kết quả nhiều cuộc điều tra lớn như : Tổng điều tra dân số năm 1989, tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 1994, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, tổng  điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 1995 và năm 2002, điều tra  đời sống kinh tế  hộ gia đình, điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, điều tra doanh nghiệp, trang trại và nhiều cuộc điều tra chuyên ngành khác. Nhờ vậy nguồn thông tin thống kê cung cấp ngày càng phong phú, chất lượng thông tin cao hơn, trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp của cán bộ toàn ngành Thống kê cũng  được nâng lên, đánh dấu một bước trưởng thành của ngành Thống kê trong cơ  chế mới. Để tăng cường môi trường pháp lý cho công tác thống kê, Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê đã được ban hành trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Nhằm tăng cường hơn nữa môi trường pháp lý cho công tác thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật Thống kê thay thế cho Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, ngày 13 tháng 2 năm 2004 Chính phủ cũng đã ra Nghị định số   40/2004/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số  điều của Luật Thống kê. Công tác xây dựng, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng được chú trọng củng cố và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Thống kê được tăng cường đáng kể. Thực hiện Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ về việc phát triển công nghệ thông tin, từ năm 1996 ngành Thống kê đã xây dựng  được một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương đối hiện đại ở cơ quan Tổng cục và ở nhiều Cục Thống kê. Mạng tin học diện rộng và cơ sở dữ liệu của ngành đã hình thành, giúp cho việc khai thác số liệu thống kê của các đối tượng sử dụng được dể dàng, nhanh chóng. Cán bộ thống kê đã từng bước được đào tạo về công nghệ thông tin. Đa số cán bộ thống kê ở trung uơng và ở các tỉnh, thành phố đã thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý và tổng hợp số liệu. Hệ thống trang thiết bị đang ngày càng phát huy tác dụng tích cực. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê được tăng cường, góp phần nâng cao vị thế của thống kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê quốc tế. Ngoài việc củng cố quan hệ với cơ quan thống kê Liên hợp quốc, thống kê ESCAP, thống kê ASEAN, với các tổ chức quốc tế. Tổng cục Thống kê còn tăng cường các quan hệ hợp tác song phương với cơ quan thống kê quốc gia các nước như: Trung Quốc, Lào, Thụy Điển, Pháp, Séc, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thành viên ASEAN và đã đạt được những kết quả đáng kể. Do tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, ngành Thống kê đã tiếp cận, hội nhập và ứng dụng các phương pháp thống kê và điều tra theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhờ đó, trong những năm qua, ngành Thống kê đã nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế và một số nước như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Quỹ dân số, Quỹ nhi đồng, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc, Ngân hàng phát triển Châu Á, Tổ chức Sida Thuỵ Điển vv Hiện nay, ngành Thống kê Việt Nam đang được tăng cường và phát triển theo định hướng phát triển của ngành Thống kê đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 141/2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2002. Mặt dù gặp biết bao khó khăn gian khổ, cán bộ công chức toàn ngành Thống kê từ thế hệ này đến thế hệ khác đã kiên trì phấn đấu xây dựng ngành, đáp ứng yêu cầu thông tin của Đảng và Nhà nước và của xã hội. Phong trào thi đua trong ngành được duy trì có nền nếp, đã động viên khuyến khích từng đơn vị, cá nhân hăng hái phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ. Với những thành tích đạt được, ngành Thống kê đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng nhất vào năm 1996, nhiều đơn vị và cán bộ thống kê được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, được Chính phủ tặng nhiều bằng khen và cờ luân lưu. Có thể nói gần 60 năm qua, ngành Thống kê đã cố gắng chủ động vượt qua khó khăn không ngừng vươn lên, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác, đạt được bước phát triển mới. Toàn ngành đã chuyển đổi dần hệ thống chỉ tiêu của cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang hệ thống chỉ tiêu phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phương pháp thu thập thông tin từng bước được cải tiến ngày càng phù hợp với cơ chế quản lý mới của nước ta. Việc áp dụng công nghệ thông tin kết hợp với ứng dụng có chọn lọc các phương pháp thống kê quốc tế, các phương pháp phân tích khoa học đã bước đầu phát huy hiệu quả trong công tác thu thập và xử lý thông tin. Đội ngũ cán bộ thống kê được đào tạo, nâng cao về trình độ chính trị, chuyên môn, tin học và ngoại ngữ. Nhìn chung, ngành Thống kê đã cố gắng đáp ứng yêu cầu về thông tin của các cơ quan Đảng, Chính phủ và cơ quan quản lý các cấp, các ngành. Thông tin thống kê là cơ sở quan trọng để đánh giá phân tích và dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng ngành, từng địa phương, góp phần quan trọng vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của các cơ quan trung ương và địa phương. Nhiều tài liệu thống kê được công bố và xuất bản đã đáp ứng  được yêu cầu thông tin của xã hội. Chương II: Hệ thống thông tin kinh tế 1.Số liệu DÂN SỐ TRUNG BÌNH AVERAGE POPULATION Đơn vị: 1000 người Unit: thous. pers 1995 1999 2000 2001 2002 Toàn thành Whole city 2335.4 2688.0 2737.3 2790.8 2847.1 Trong tổng số Of which Nội thành 1082.4 1431.5 1463.0 1492.6 1521.3 Ngoại thành 1253.0 1256.5 1274.3 1298.2 1325.8 Nam 1146.9 1344.8 1369.6 1396.9 1426.7 Nữ 1188.5 1343.2 1367.7 1393.9 1420.4 Thành thị 1221.2 1548.0 1582.5 1614.0 1643.6 Nông thôn 1114.2 1140.0 1154.8 1176.8 12.3.5 Nông nghiệp 751.5 828.9 842.9 670.5 675.3 Phi nông nghiệp 1583.9 1859.1 1894.4 2120.3 2172.8 Chia theo quận huyện By districts Ba Đình 218.7 200.8 204.5 208.1 211.6 Tây Hồ - 92.0 93.8 96.0 97.9 Hoàn Kiếm 179.2 171.1 171.8 172.5 173.0 Hai Bà Trưng 323.3 355.3 360.3 366.8 374.0 Đống Đa 361.3 332.7 339.2 345.0 350.1 Thanh Xuân - 151.9 157.3 163.0 169.5 Cầu Giấy - 127.7 136.0 141.2 145.2 Sóc Sơn 227.3 243.3 246.5 249.9 252.6 Đông Anh 239.7 258.4 261.8 265.2 268.6 Gia Lâm 301.1 337.3 343.4 350.0 357.0 Từ Liêm 279.2 189.7 195.5 202.5 210.4 Thanh Trì 205.7 227.8 227.2 230.6 237.2 SỐ TRẺ EM SINH RA NUMBER OF NEWLY BORN BABIES Đơn vị: 1000 người Unit: thous. Pers 1995 1999 2000 2001 2002 Toàn thành Whole city 43792 40172 41508 41249 41716 Nội thành 18502 19871 20383 20526 20776 Ba Đình 4021 2802 2869 2899 2919 Tây Hồ - 1287 1295 1312 1329 Hoàn Kiếm 3044 2530 2547 2552 2536 Hai Bà Trưng 5308 4625 4733 4732 4800 Đống Đa 6129 4618 4735 4723 4769 Thanh Xuân - 2220 2298 2355 2430 Cầu Giấy - 1789 1906 1653 1993 Ngoại thành 25290 20301 20675 20768 20940 Sóc Sơn 5121 4140 4213 4203 4210 Đông Anh 5329 4313 4392 4327 4313 Gia Lâm 5613 5212 5307 5322 5380 Từ Liêm 5047 2941 3033 3134 3199 Thanh Trì 4180 3695 TỶ SUẤT SINH BIRTH RATE Đơn vị: (%o) 1995 1999 2000 2001 2002 Toàn thành Whole city 18.75 14.94 15.00 14.80 14.65 Nội thành 17.09 13.88 13.93 13.75 13.66 Ba Đình 18.38 13.96 14.03 13.93 13.79 Tây Hồ - 13.99 13.80 13.67 13.57 Hoàn Kiếm 16.99 14.78 14.83 14.79 14.66 Hai Bà Trưng 16.42 13.02 13.14 12.90 12.83 Đống Đa 16.96 13.88 13.96 13.69 13.63 Thanh Xuân - 14.61 14.61 14.45 14.34 Cầu Giấy - 14.01 14.02 13.83 13.73 Ngoại thành 20.18 16.15 16.22 16.00 15.79 Sóc Sơn 22.53 17.01 17.09 16.83 16.66 Đông Anh 22.23 16.69 16.78 16.32 16.06 Gia Lâm 18.64 15.45 15.46 15.20 15.07 Từ Liêm 18.07 15.50 15.51 15.48 15.21 Thanh Trì 20.31 16.22 16.42 16.40 16.18 SỐ NGƯỜI CHẾT NUMBER OF DEATHS PER ANNUM Đơn vị: người 1995 1999 2000 2001 2002 Toàn thành Whole city 3942 11024 11296 11467 11866 Nội thành 3997 5727 5841 6122 6241 Ba Đình 891 843 881 874 891 Tây Hồ - 386 393 416 423 Hoàn Kiếm 724 830 802 927 930 Hai Bà Trưng 1244 1357 1406 1320 1367 Đống Đa 1138 1214 1239 1449 1475 Thanh Xuân - 592 604 612 625 Cầu Giấy - 505 516 542 530 Ngoại thành 5345 5297 5455 5354 5625 Sóc Sơn 1044 1071 1104 1030 1078 Đông Anh 1138 1012 1042 1067 1101 Gia Lâm 1307 1350 1390 1396 1496 Từ Liêm 1007 836 861 823 850 Thanh Trì 849 1028 1058 1038 1100 TỶ LỆ CHẾT DEATH RATE Đơn vị: (%o) 1995 1999 2000 2001 2002 Toàn thành Whole city 4.0 4.10 4.13 4.11 4.17 Nội thành 3.69 4.00 3.99 4.10 4.10 Ba Đình 4.07 4.20 4.31 4.20 4.21 Tây Hồ - 4.20 4.19 4.33 4.32 Hoàn Kiếm 4.04 4.85 4.67 5.37 5.38 Hai Bà Trưng 3.84 3.82 3.90 3.60 3.65 Đống Đa 3.15 3.65 3.65 4.20 4.22 Thanh Xuân - 3.90 3.84 3.75 3.69 Cầu Giấy - 3.96 3.79 3.71 3.65 Ngoại thành 4.26 4.221 4.28 4.12 4.24 Sóc Sơn 4.59 4.40 4.48 4.12 4.27 Đông Anh 4.74 3.92 3.98 4.02 4.10 Gia Lâm 4.34 4.02 4.05 3.99 4.19 Từ Liêm 3.60 4.41 4.40 4.06 4.04 Thanh Trì 4.12 4.51 4.66 4.50 4.64 TỶ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN NATURAL INCREASE RATE Đơn vị: (%o) 1995 1999 2000 2001 2002 Toàn thành Whole city 14.75 10.84 10.87 10.79 10.48 Nội thành 13.40 9.88 9.94 9.74 9.56 Ba Đình 14.31 9.76 9.72 9.82 9.58 Tây Hồ - 9.79 9.61 9.43 9.25 Hoàn Kiếm 12.95 9.93 10.16 9.44 9.28 Hai Bà Trưng 12.58 9.20 9.24 9.37 9.18 Đống Đa 13.81 10.23 10.31 9.56 9.41 Thanh Xuân - 10.71 10.77 10.89 10.65 Cầu Giấy - 10.05 10.23 10.24 10.08 Ngoại thành 15.92 11.94 11.94 12.01 11.55 Sóc Sơn 17.94 12.61 12.61 12.79 12.39 Đông Anh 17.49 12.77 12.80 12.37 11.96 Gia Lâm 14.30 11.43 11.41 11.33 10.88 Từ Liêm 14.47 11.09 11.11 11.68 11.17 Thanh Trì 16.19 11.71 11.76 12.05 11.54 TỶ LỆ SINH CON LẦN THỨ 3 TRỞ LÊN CỦA NGƯỜI MẸ PERCENTAGE OF MOTHERS HAVING THIRD BIRTH ORDER OR HIGHER Đơn vị: (%) Unit: (%) 1995 1999 2000 2001 2002 Toàn thành Whole city 8.0 5.85 5.50 5.00 5.00 Nội thành 1.76 1.51 1.49 ... ... Ba Đình 2.5 1.30 1.25 1.23 1.25 Tây Hồ - 2.00 1.00 1.48 1.25 Hoàn Kiếm 1.5 1.41 1.43 1.42 1.50 Hai Bà Trưng 1.3 1.42 1.20 1.20 1.20 Đống Đa 1.75 1.30 1.25 1.24 1.25 Thanh Xuân - 2.00 2.00 1.80 1.70 Cầu Giấy - 2.20 2.00 1.72 1.70 Ngoại thành 10.96 7.47 7.2 ... ... Sóc Sơn 19.0 11.52 11.26 10.7 10.3 Đông Anh 12.0 8.50 8.00 8.00 7.5 Gia Lâm 7.13 5.60 5.00 4.61 4.7 Từ Liêm 7.0 6.00 5.60 5.33 5.2 Thanh Trì 9.98 5.70 5.50 5.30 5.2 LAO ĐỘNG CHƯA CÓ VIỆC LÀM VÀ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Đơn vị: người 1995 1999 2000 2001 2002 I. Số người được giải quyết việc làm 37198 50604 33936 37905 38581 I.1. Việc làm ổn định 25002 25353 19713 21372 19477 I.1.1. Tuyển vào khu vực Nhà nước 3400 4757 4026 4815 3338 I.1.2. Tuyển vào khu vực ngoài Nhà nước 11602 13609 8403 10184 9662 I.1.3. Tuyển sinh 10000 6122 4984 5190 4424 I.2. Làm việc tạm thời 12196 25251 14223 16533 19104 II. Số người đăng ký tìm việc làm 30200 30852 42296 35020 31465 II.1. Bộ đội phục viên 1750 1986 1918 1650 1636 II.2. Học sinh thôi học 12000 8342 8762 7403 7330 (*) Từ năm 2000 chỉ tính khu vực thành thị LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN (Chia theo ngành kinh tế) Đơn vị: người 1995 1999 2000 2001 2002 Tổng số 363359 384495 416914 436367 445238 A- Nông nghiệp và Lâm nghiệp 3291 2413 2272 2508 2388 B. Thuỷ sản 354 311 308 311 318 C- Công nghiệp khai thác mỏ 5370 5603 4717 5045 5169 D- Công nghiệp chế biến 95394 99368 101360 108420 112429 E- Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 4741 5038 4881 5083 5146 F- Xây dựng 54190 67471 94500 106262 109801 G- Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 34049 37213 40067 38516 38061 H- Khách sạn, nhà hàng 6177 5640 3610 3469 3429 I- Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 26656 21828 21955 21394 22208 J- Tài chính, tín dụng 3601 4040 4109 4199 4257 K- Hoạt động khoa học và công nghệ 15345 15861 15683 15756 15597 L- Hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 15307 17002 19252 19904 20462 M- Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng 25084 26292 26606 26473 26604 N- Giáo dục - đào tạo 42640 44570 45376 46286 46398 O- Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 13850 14430 14588 14780 14818 P- Hoạt động văn hoá và thể thao 8862 8773 8910 9034 9131 Q- Cá hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 4718 4490 4572 4606 4633 R- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 3730 4152 4148 4321 4389 2.Tên đề tài Sau quá trình học tập và tìm hiểu em quyết định đi sâu vào tìm hiểu đề tài sau: “ Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên khu vực Hà nội ”. 3.Đề cương sơ bộ Đề cương sơ bộ cho đề tài : “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích thực trạng lao động trên địa bàn Hà nội “. Đề tài gồm 3 chương : Chương I :Tổng quan về lao động và việc làm A.Một số khái niệm cơ bản I.Dân số và lao động 1.Các khái niệm dân số 2.Lao động II.Việc làm 1.Khái niệm việc làm 2.Khái niệm người có việc làm 3.Người thiếu việc làm 4.Người đủ việc làm 5.Người được giải quyết việc làm III.Thất nghiệp 1.Thất nghiệp 2.Người thất nghiệp 3.Các hình thức thất nghiệp B.Vấn đề lao động việc làm ở Việt nam I.Thực trạng lao động việc làm ở Việt nam II.Phương hướng tạo việc làm ở Việt nam III.Việc làm và vấn đề phát triển kinh tế xã hội Chương II: Các phương pháp thống kê vận dụng trong phân tích thực trạng lao động việc làm I.Điều tra thống kê 1.Khái niệm điều tra thống kê 2.Các loại điều tra thống kê 3.Các phương pháp điều tra thống kê II.Số tuyệt đối , số tương đối , số bình quân 1.Số tuyệt đối 2.Số tương đối 3.Số bình quân III.Phương pháp đồ thị IV.Phương pháp phân tổ 1.Khái niệm phân tổ 2.Các tiêu thức phân tổ 3.Các loại phân tổ V.Một số chỉ tiêu phân tích lao động , việc làm trên địa bàn Hà nội 1.Xác định số lượng lao động 2.Xác định cơ cấu lao động 3.Số việc làm 4.Tỷ lệ có việc làm 5.Các chỉ tiêu về các biện pháp đảm bảo việc làm cho người lao động Chương III : Phân tích thực trạng lao động việc làm trên địa bàn Hà nội I.Giới thiệu về cuộc điêu tra II.Phân tích thực trạng lao động , việc làm trên địa bàn Hà nội KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình lý thuyết thống kê 2.Giáo trình thống kê dân số 3.Giáo trình thống kê lao động 4.Niên giám thống kê 2007 5.Niên giám tổ chức hành chính ngành thống kê 6.Sổ tay hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5919.doc
Tài liệu liên quan