Có thể kết luận rằng một bộ phận DNNN là phù hợp với định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng và văn minh mà đảng và nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay. CPH là tạo thêm chất lượng, nội dung mới cho DNNN được CPH, hoàn toàn không có ảnh hưởng định hướng XHCN của nền kinh tế đa thành phần ở nước ta.
55 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế quốc doanh là công tác quản lý yếu kém bao gồm cả quản lý vĩ mô và vi mô. do đó cải tiến cơ chế quản lý là yêu cầu bức thiết để nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế quốc doanh.
Kinh nghiệm CPH - Tư nhân hoá ở một số nước trên thế giới.
CPH ở Trung Quốc: Trung Quốc bắt đầu thí điểm CPH các DNNN của họ vào đầu những năm 1980, họ đã gặt hái được một số kinh nghiệm đáng chú ý. Từ ngày 22-25 tháng 8 năm 1987, tại Hà Châu (Sơn tây), chính phủ tổ chức thảo luận về 3 năm CPH. Chỉ tính riêng trong năm tỉnh thành phố đã có trên 1500xí nghiệp quốc doanh CPH với tổng số vốn hành chục tỷ NDT.
Hình thức CPH của Trung Quốc.
Cơ cấu cổ phần: cơ cấu cổ phần của DN gồm: cổ phần nhà nước, cổ phần cán bộ công nhân viên trong DN và cá nhân ngoài DN.
Chế độ cổ phần hữu hạn: vốn cổ phần của các xí nghiệp này do những xí nghiệp nhà nước, tập thể và tư nhân đóng góp. Những xí nghiệp tham gia liên hiệp xí nghiệp cổ phần có thể dùng tài sản dưới hình thức khác nhau: tiền vốn, tài sản cố định,… để đóng góp cổ phần.
Chế độ cổ phần hổn hợp của các xí nghiệp là sự hổn hợp cổ phần trong nội bộ và cổ phần ngoài xã hội.
Xác định cổ phần: Việc xác định cổ phần nhằm làm rỏ vai trò sở hữu cổ phần. Căn cứ vào vốn đầu tư để chia quyền sở hữu cổ phần.
Về phân phối lợi nhuận: nhìn chung có 3 cách phân phối lợi nhuận. Lợi nhuận được hình thành trước hết phải trải qua các khoản vay của ngân hàng, sau đó căn cứ vào luật thuế để nộp các loại thuế. Phần lợi nhuận còn lại được phân phối cho các quỹ căn cứ vào số lượng và tỷ lệ cho mỗi quỷ.
Hạ thấp mức thuế doanh thu, phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế trả nợ sẻ đem phân bổ các quỹ.
Lợi nhuận thực hiện còn lại của xí nghiệp được phân bổ cho các quỹ sau khi nộp thuế, tiền phạt nếu chiếm dụng vốn của nhà nước.
Phân phối lợi tức cổ phần.
Cơ bản đều căn cứ vào tỷ lệ cổ phần để chia lợi tức được hưởng khi hoạt động kinh doanh có lãi và chịu thệt hại tổn thất khi thua lỗ.
Tư nhân hoá ở một số nước Châu á Thái Bình Dương.
Mục tiêu chính của các nước châu á Thái bình dương gồm:
Nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các DNNN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc doanh nói chung.
Xây dựng lại cơ cấu kinh tế mà nền tảng là đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Tạo ra môi trường kinh doanh tích cực dảm bảo tính công bằng giữa các thành phần kinh tế.
Giảm bớt sự căng thẳng giữa các nhóm, điều hoà lợi ích của các tầng lớp, nhằm tạo ổn định chính trị xã hội.
1.5 Môt số đặc điểm quan trọng của quá trình CPH.
Tính phổ biến của quá trình CPH DNNN
Sự triển khai có tính chất toàn cầu quá trình CPH được bắt đầu mạnh mx từ những năm 80 cho đến nay đã chứng tỏ rằng hầu hết các chính phủ các nhà nước đều thấy sự cần thiết phải xem xét và xác lập lại mối quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà nước. Sự khắc phục những hiện tượng trì trệ trong nền kinh tế do hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, thâm hụt ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ nhà nước ngày càng tăng. Sự giảm bớt này nhăm mục đích tạo ra sự tương quan hợp lí giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, giữa điều tiết của nhà nước và hoạt động thị trường đối với hoạt động của các DN
Tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam không thể có nội dung cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có vấn đề thu hẹp sở hữu nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN sở hữu hỗn hợp, coi trọng hơn vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Vì vậy nên tiết kiệm các CPH ở các DNNN ở Việt Nam là vấn đề không thể bỏ qua. Một nội dung quan trong của cuộc đổi mới và cũng là một đòi hởi khách quan để chuuyển dang nền kinh tế thị truơờng dựa trên các động lực của thị trường và các hoạt động định hướng của nhà nước
Tính dặc thù của quá trình CPH
Quá trình CPH phản ánh các sắc thái khác nhau vê mục tiêu, cáchtổ chức, bước đi và các biện pháp cụ thể do những đặc điểm và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hộiu của mỗi nước cũng như quan niệm xây dựng và phát triển nền kinh tế của mỗi chính phủ qui định. Sự tương đồng về qúa trình CPH ở mỗi nước chủ yếu là những vấn đề có tính kỷ thuật về tài chính, phương pháp và các điều kiện thực hiện còn những vấn đề về quan điểm tổ chức và vận dụng thì hết sức khác nhau và linh hoạt ở mỗi nước. Á các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nhất là đã có hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì việc thực hiện CPH còn thuận tiện hơn nhiều so với những nước có nền kinh tế thị trường hoạt động kém hiệu quả và thị trường chứng khoán chưa hình thành. Chẳng hạn như ở các nước đang phát triển và đông âu do thiếu những điề kiện hết sức quan trọng nên đã buộc các nưứoc này thực hiện CPH với những phương pháp đặc thù và quá trình phải diễn ra lâu dài và phức tạp hơn nhiều so với các nước tư bản phát triển.
Quan niệm về vai trò và các lĩnh vực cần được khu vực kinh tế nhà nước nắm giữa cũng như hình thức tổ chức các DNNN đều có sự khác nhau, do đó dẫn đến vấn đề CPH các DN này cũng khác nhau tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước. ở các nước tư bản phát triển và một số nước đang phát triển khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng thấp và các DNNN tồn tại dưới hình thứuc công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước. Bằn việc dùng số tiền án cổ phần để tham dự vào các công ty cổ phần thuộc các lĩnh vực chiến lược cần được kiểm soát và trợ giúp của nhà nước
Như vậy, ở Việt Nam cũng không thể không chú ý đến đặc tính đặc thù về điều kiện qui định mục tiêu, phương pháp, bước đi trong qúa trình CPH các DNNN. Trong điều kiện nước ta thị trường chứng khoán còn mới lạ, khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn thì có thể học tập kinh nghiệm tiến hành CPH ở các nước có những điều kiện tương đồng.
Tính chiến lược của qúa trình thực hiện CPH
Nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiêm của nhiều nước về vấn đề này đều cho thâý rằng CPH là một bộ phận của qúa trình cải cách toàn bộ nền kinh tế mà vì vậy nó đòi hỏi phải được suy xét và hành động mang tính chiến lược cao. Đó là việc phải lựa chọn và cân nhắc trên cơ sở định hướng các mục tiêu lâu dài về xác lập cơ cấu kinh tế và tương quan giữa các lĩnh vựcvà khu vực kinh tế để chuyển dịch và phân bổ các nguồn lực và quyền lực cho các nhóm người sở hữu và quản lí khác nhau. Điều này giải thích tại sao qúa trình CPH diễn ra còn chậm và gặp nhiều khó khăn
Tính qúa trình của các CPH các DNNN
Xét về mặt hình thức CPH là việc nhà nước làm một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng tổ chức hoặc tư nhân trong và ngoài nước.Hoặccho cán bộ quản lí và công nhân của xí nghiệp bằng đầu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
1.6 Cổ phần hoá các DNNN ở Trung Quốc
Trong cải cách và phát triển kinh tế ở Trung Quốc, có hai vấn đề quan trọng nhất, khó khăn nhất và do đó đã diễn ra tranh luận sôi nổi, kéo theo dài nhất; đó là vấn đề cơ cấu sở hữu và vấn đè xí nghiệp quốc hữu kinh doanh kém hiệu quả. Do vậy đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XV vừa qua đã đưa ra những luận điểm và giải pháp mới, đựoc coi là ‘’một bước đột phá’’ về lí luận hai vấn đề đó
Vấn đề cơ cấu chế độ sở hữu
Như chúng ta đều biết, Mac đã nói tới một chế độ sở hữu toàn xã hội trong tuơng lai.Những tiến hành như thế nào tiến tới một xã hội nhưu vậy, thì không có đáp án chung cho mọi quốc gia mà phải tuỳ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Sau cách mạng tháng 10 và nội chiến ở Nga Lê Nin đã đưa ra chính sách kinh tế mới và nội dung chủ yếu là kinh tế nhều thành phần. Từ sau ngày cải cách mở cửa, với lí luận “xây dựng CNXH mang đắc sắc Trung Quốc’’ của Đặng Tiểu Bình xuất phát từ những điều kiện lịch sử cụ thể trong “giai đoạn đầu của CNXH’’. Trung Quốc đã xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần : quốc hữu, tập thể, cá thể, tư bản tư doanh…trong đó kinh tế quốc hữu đóng vai trò “chủ đạo’’. Tuy nhiên, hàm nghĩa của “kinh tế quốc hữu” và những khái niệm “chủ thể’’ ,“chủ đạo’’ vẫn chưa được thống nhất. Chính trong bối cảnh đó đại hội lần thứXV của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã xác định quan điểm mới về vấn đề sở hữu và những giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế sở hữu trong nền kinh tế thị trường XHCN
Về vấn đề “chủ thể’’ và “chủ đạo’’ báo cáo của tổng bí thư Giang Trạch Dân chỉ rõ: Vai trò chủ đạo của chế độ sở hữu chủ yếu thể hiện ở chỗ tài sản công hữu chiếm ưu thế trong tổng tài sản xã hội, kinh tế quốc hữu khống chế mạch máu nền kinh tế quốc dân giữ vai trò chủ đạo đối nền kinh tế quốc dân..’’ Các lãnh đạo kinh tế Trung Quốc cho rằng hiện nay kinh tế quốc hữu vẫn giữ vai trò ‘’chủ đạo’’ trong nền kinh tế Trung Quốc
Tóm lại, quan điểm cơ bản của đại hội XV Đảng Cộng Sản Trung Quốc về vấn đề cơ cấu chế độ sở hữu là: Chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế sở hữu nhiều thành phần cũng phát triển là kinh tế cơ bản trong giai đoạn đầu của CNXH’’. Cần tiếp tục khuyến khích, hướng dẫn các thanhg phần kinh tế phi công hữu như kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh phát triển một cách lành mạnh. Vấn đề điều chỉnh chế độ sở hữu theo những quan điểm mói trên được vận dụng vào việc cải cách các xí nghiệp quốc hữu bằng giải pháp CPH
Về vấn đề CPH các xí nghiệp (DNNN)
Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện CPH các DNNN từ mười mấy năm nay, nhưng một loạt các vấn đề lí luận và thực tiễn vẫn chưa được giải quyết, các cuộc
tranh luận kéo dài. Đại hội XV Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã khẳng định một số luận điểm có thực hiệnể coi là cuộc tranh luận từ nhiều năm nay từ vấn đề này.
Chúng ta biết rằng chế độ CPH tư lâu đã được áp dụng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong bộ tư bản Mac cũng đã nói về chế độ cổ phần ông cho rằng chế độ cổ phần đã có tác dụng trong việc đẩy nhanh và tích luỹ vốn, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chúng ta biết rằng trước kia oqr Trung Quốc và các nước XHCN khác không thực hiện chế độ cổ phần và coi đó là một phương thức kinh doanh của CNTB. Từ thực tiễn hơn 30 năm qua, trung Quốc đi đến kết luận; là chế độ cổ phần đã có vai trò thúc đẩy cải cách xí nghiệp quốc hữu và phát triển kinh tế quốc dân.
Trước hết chế độ cổ phần đã thúc đảy việc tập trung vốn, góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn . Qua nhiều năm Trung Quốc có hơn 1 vạn công ty cổ phần, trong đó có hơn 700 công ty đã bán cổ phiếu trên thị trường với các giá trị lưu thông hơn 600 tỉ nhân dân tệ, chiếm 7.3% GDP năm 1996 của trung Quốc. Đã có 31 triệu người mua cổ phiếu. Hiện có 38 công ty bán cổ phần ra ngoài địa lục, 97 công ty bán cổ phiếu loại B , số vốn gộp lại của 2 loại công ty ấy là 13 tỉ USD
Thứ hai thực hiện chế độ cổ phần tạo thuận lợi cho việc tách rời xí nghiệp với chính quyền, tách rời quyền sở hữu với quyền kinh doanh vì công ty cổ phần không đơn thuần sở hữu nhà nước. Vì vậy các công ty cổ phần vừa phải thận trọng vừa phải năng động hơn trong sản xuất kinh doanh
Thứ ba, với tư cách là một đơn vị sản xuất độc lập trong khuôn khổ pháp luật, và chính sách của nhà nước, dưới sự giám sát của các cổ đông và xã hội, các công ty cổ phần phải trực tiếp tham gia cạnh tranh, tìm cách để tồn tại và phát triển
Thứ tư, chế độ công ty cổ phần tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc có thể thiết lập và phát triển những tập đoàn xí nghiệp qui mô lớn, có sức cạnh tranh. Hiện nay Trung Quốc đang tiến hành cải cách xí nghiệp quốc hữu theo phương châm ‘’nắm lớn bỏ nhỏ’’ Nhà nước tập trung nắm chắc một số xí nghiệp qui mô lớn vừa và then chốt của nền kinh tế quốc dân. trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế hiện nay , nếu không có các’’tàu sân bay kinh tế ‘’ như vậy thì không thể tạo ra lợi thế được
Các nhà lãnh đạo , quản lí kinh tế Trung Quốc cũng thấy trước sự phức tạp và những hậu quả cần được giải quyết khi cải cách cí nghiệp quốc hữu theo chế độ cổ phần
Trước hết CPH làm tăng vai trò “chủ thể” của kinh tế công hữu và vai trò “chủ đạo’’ của kinh tế quốc hữu
Thứ hai, thực hiện CPH như htế cũng không phải dễ dàng
2. Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và thực trạng CPH DNNN thời gian qua
2.1 Thực trạng kinh tế nhà nước trong bước chuyển sang kinh tế thị trường.
Nước ta, củng giống như các nước XHCN trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hoà tập trung, lấy việc mở rộng và phát triển khu vực kinh tế nhà nước bao hàm toàn bộ khu vực kinh tế quốc dân làm mục tiêu do cải cách và xây dựng CNXH. Vì vậy khu vực kinh tế nhà nước đã đựơc phát triển nhanh chóng, rộng khắp trên tất cả lĩnh vực cơ bản với tỉ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại. Trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các DNNN do cấp địa phương quản lí. Theo số liệu thống kê đến ngày 1-1-1990 cả nước có 12084 DNNN, trong đó có 1695 DN do trung ương quản lí. Khu vực kinh tế nhà nước có số vốn trị giá khoảng 10 tỷ USD, chiếm 85% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, khoảng 70 % tổng giá trị tài sản xã hội (GDP) và thu nhập quốc dân khoảng 23%-30%. Trong một vài năm gần đây, phần của kinh tế nhà nước tăng lên nhanh là do bán bản quyền thăm dò và khai thác dầu
Các DNNN được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của ngân sách nhà nước và do tất cả các hoạt động đều chịu sự kiểm soát và chi phối trực tiếp của nhà nước. Song cũng giống nhiều nước trên thế giới khu vực kinh tế nhà nước hoạt động hết sức kém hiệu quả
Tỉ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế nhà nước cao gấp 1.5 lần và chi phí để sáng tạo ra một đồng thu nhập quốc dân thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân
Mức tiêu hao vật chất của các DNNN trong sản xuất cho một giá trị đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường cao gấp 1.3 lần so với mức trung binhg trên thế giới, sản phẩm sơ khí bằng 1.3-1.8 lần
Chất lượng sản phẩm của nhiều nhà nước rất thấp và không ổn định. Trung bình trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ có khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 65% số sản phẩm đạt mức dưới trung bình để tiêu dùng nội địa, 20% số sản phẩm kém chất lượng. Do đó hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khôi lượng lớn và chiếm hơn 10% số lưu động của toàn xã hội
Hệ số sinh lời của khu vực kinh tế nhà nước rất thấp. Ví dụ hệ số sinh lời của vốn lưu động tính chung chỉ đạt 7%/năm. Trong đó ngành giao thông vận tải đạt 2%/năm; ngành công nghiệp khoảng 3%/năm,ngành thương nghiệp 22%/năm…hệ số sinh lời của vốn lưu động đạt 11%/năm, trong đó các ngành tương ứng ở trên đạt 9.4%, 10.6%, 9.5%
Hiệu quả khai thác vốn đầu tư của khu vực nhà nước hết sức thấp, cụ thể là trong mấy năm gần đây hàng năm nhà nước dành hơn 70% vốn đầu tư ngân sách của toàn bộ xã hội cho các DNNN. Tuy nhiên chúng ta chỉ tạo đựơc từ 34-34% tổng sản phẩm xã hội. Hơn nữa khu vực kinh tế nhà nước lại sự dụng hầu hết lao động có trình độ đại học, công nhân kĩ thuật phần lớn số vốn tín dụng của ngân hàng thương mại quốc doanh
Số các doanh nghiệp thua lỗ chiếm một tỉ trọng lớn. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 1990, trong số 12084 cơ sở quốc doanh thì có tới 4584 đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ ; chiếm hơn 30% tổng số các DNNN. Trong đó quốc doanh trung ương có tới 501 cơ sở thua lỗ, bằng 29.6% số cơ sở trung ương quản lí. Quốc doanh địa phương có 4083 cơ sở thua lỗ, chiếm 39.9% số đơn vị do địa phương quản lí. Các đơn vị bị thua lỗ trên đây có giá trị số lượng tài sản bằng 38% tổng giá trị tài sản của toàn bộ khu vực kinh tế nhà nước với 787300 lao động trong tổng số 2590000 lao động bằng 32.9% số lao động của toàn bộ khu vực kinh tế nhà nước. Các số liệu đó cho thấy việc làm ăn thua lỗ của các DNNN đã gây ra tổn thất lớn cho DNNN và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc lôi chi ngân sách nhà nước triền miên trong những năm qua. Thêm vào đó nhà nước có hàng loạt chính sách bù giá, bù lương, bù chênh lệch ngoại thương và hàng loạt các bao cấp khác cho DNNN đã làm cho gánh nặng tài chính và các khoản vay nợ của nhà nước ngày càng nặng nề và trầm trọng. Chỉ tính trong giai đoạn1985-1990 tỉ lệ thâm hụt ngân sách thường xuyên ở trên mức 30%. Từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế đã thực sự bước sang hoạt đọng theo cơ chế thị trường. Các chính sách về kinh tế, tài chính đối với DNNN đã được thay đổi theo hướng tự do hoá giá cả.Chi phí ngân sách nhà nước do bù lỗ bù giá, bổ sung vốn lưu động cho khu vực này đã giảm đáng kể. Tất cả các DN thành lập đều được cấp toàn bộ vốn từ ngân sách nhà nước. Hàng năm trên 85% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi được dành cho các DNNN vay. Tài sản tiền vốn dành cho các DNNN chủ yếu là không được bảo tồn và phát triển. Theo báo các của tổng cục thống kê, hầu hết các DNNN mới chỉ bảo toàn được vốn lưu động, còn vốn cố định thì mới chỉ bảo toàn được vốn lưu động còn vốn cố định thì chỉ mới bảo toàn 50% so với chỉ số lạm phát.
2.2 Những khó khăn cần được khắc phục trên con đường CPH
Thực tiễn cho thấy sự tăng trưởng của DNNN vẫn chưa được đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực, những nguy cơ có thể được đánh giá.
-Cơ cấu kinh tế chưa phù hợp chủ yếu vẫn là ngành nôngnghiệp (26&) thương mại (43%) công nghiệp xây dựng chỉ chiếm 30%
-Qui mô của DNNN nhỏ, có 50% số vốn của DN dưới 1 tỷ VNĐ, trong đó DN cỡ nhỏ của các nước trong khu vực cũng trên dưới 1 triệu đô la Mĩ
-Thiết bị công nghệ lạc hậu so với thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, có ngành đến 5 thế hệ, máy móc thiết bị thấp
CPH các DNNN là một chủ trương lớn, nhưng các văn bản chỉ đạo chưa đủ tính pháp lí. Các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chưa mạnh dạn đưa các DNNN làm ăn có lãi , có sức hấp dẫn đối với người mua cổ phần, mà không nhất thiết phải duy trì DN có vốn 100% của nhà nước để thí điểm CPH. Không ít giám đốc DNNN hiện chưa thích nghi với cơ chế thị trường, chưa độc lập cạnhtranh, lo không giữ nổi vị trí nên nhiều giám đốc DNNN không hưởng ứng CPH. Các thủ tục hành chính về giấy phép kinh doanh đều chưa qui định cụ thể, quen với nếp làm ăn cũ, băng lòng với mức thu nhập 300000-500000 đ/tháng mà không thấy CPH là một cuộc cách mạng
Tồn tại trong tài chính của DNNN khi tiến hành CPH : nói chung chùng đều có khoản nợ, thị trường vốn chưa phát triển cũng như thị trường chứng khoán nên chưa có phương thức thích hợp để giao dịch cổ phiếu.
3. Quan điểm và giải pháp thuc đảy quá trình CPH DNNN
3.1 Quan điểm cơ bản cần quán triệt quá trình CPH
Cổ phần hoá DNNN không làm suy yếu kinh tế nhà nước
DNNN là xương sống của nền kinh tế đất nước. Bất cứ chính sách CPH nào cũng phải tăng cường hoạt động DNNN
Quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong một thị trường thống nhất với ba hình thức sở hữu cơ bản (nhà nước, tập thê, tư nhân) tạo nên một hệ thống đa dạng các loại hình doanh nghiệp hoạt động bình đẳng trước cơ chế thị trường và pháp luật của nhà nước đã được đại hội VI xác định và đại hội VII phát triển thêm. Được coi là quan điểm cơ bản trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lí kinh tế đối với khu vực kinh tế nhà nước nói riêng và kinh tế thị trường nói chung. Sự thay đổi nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cũng được đặt ra trong ô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Ngay từ hội nghị trung ương lần thứ VI (Khoá VI) tháng 3 năm 1989 đã nêu rõ vai trò lãnh đạo của kinh tế nhà nước. Chiến lược phát triển kinh tế năm 2000 đã xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như sau:’’kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, nắm những doanh nghiệp trọng yếu và đảm đương những trách nhiệm mà các thành phần kinh tế khá không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh. Khu vực quốc doanh được xắp xếp lại, đỏi mới công nghệ và tổ chức quản lí, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác. Thực hiện vai trò chủ đạo và chức năgn của một công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Sự khảo sát, nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn được trình bày ở các phần trên đã cho phép khẳng định về mặt lí luận và thực tiễn sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân là hai bộ phận cấu thành cơ bản cua chế độ sở hữu trong nền kinh tế thị trường hẫn hợp, và do đó sở hữu nhà nước không đồng nghĩa với hậu quả và mục đích của sự phát triển mà chỉ là một công cụ quan trọng và hữu hiệu cùng với công cụ tài chính và tiền tệ để nhà nước thực hiện việc điều tiết định hướng nền kinh tế
Trong phạm vi của vấn đề được xem xét, chúng ta chỉ nêu ra những quan điểm cơ bản nhằm cấu trúc lai khu vực kinh tế nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo và định hướng của nó trong nền kinh tế thị trường của nước ta. Cấu trúc lại sở hữu nhà nước và kh kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay là một vấn đề phức tạp, khó khăn nhưng không thể trì hoãn, lảng tránh. Yêu cầu bức xúa của việc chuyển sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải xác định rõ quyền sở hữu tài sản, tiền vốn của DNNN hiện nay, khắc phục tình trạng ‘’quôc doanh vô chủ’’ đang gây nên sụ lãng phí, thất thoát nghiêm trọng tài sản nhà nước do một số kẻ lợi dụng chức quyền, còn người lao động thì thờ ơ, lãnh đạm. Quản điểm cải cách khu vực kinh tế nhà nước phải đặt trong sự thống nhất với sự yêu cầu phát triển một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước có thể rút ra một số định hướng cơ bản sau đây:
-Khu vực kinh tế nhà nước chỉ nên thu hẹp ở những lĩnh vực có vai trò quyết định đến sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Đó là những ngành thuộc cơ sở hạ tầng của xã hội như: giao thông vận tải, bưu điện, y tế, giáo dục, quốc phòng… các ngành kĩ thuật và công nghệ mũi nhọn có tác dụng hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, một số ngành hoặc cơ sở có nguồn thu ngân sách lớn mà bước đầu quản lí và kiểm soát của nhà nước có lợi cho việc thực hiện các chính sách xã hội của mình
-Phạm vị và qui mô của khu vực kinh tế nhà nước được sử dụng một cách linh hoạt trong các lĩnh vực, các ngành, các DN cụ thể tuỳ theo mục tiêu định hướng của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thái DN phổ biến và điển hình, và sự tham gia của nhà nước với tư cách là cổ đông ở mức khống chế hay không khống chế sẽ tuỳ theo cơ chế điều tiết cơ cấu của nhà nước ở từng thời kì khác nhau
-Sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp ở những ngành, những lĩnh vực trong giai đoạn xét thấy không cần thiết có sự điều tiết của nhà nước thì được tiến hành chuyển đổi sở hữu băng việc đa dạng hoá và cổ phần hoá toàn bộ hay từng phần để nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và nhà nước điều kiện thu hồi vốn đầu tư vào lĩnh vực khác
Theo “đề án điểm chuyển một số DNNN sang công ty cổ phần’’ ban hành làm theo quyết định 202-HĐBT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng thì mục tiêu của CPH bao gồm:
-Chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
-Huy động được khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để đầu tư sản xuất kinh doanh
-Tạo điều kiện để người lao động thực hiện làm chủ doanh nghiệp.Với ba mục tiêu được nêu trong chương trình thí điểm CPH của các DNNN của chính phủ có thể thấy rằng vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các DNNN cần được giải quyết một cách cơ bản. Sự lựa chọn giải pháp CPH là con đường hiệu quả để giải quyết những vấn đề cơ bản này. Đối chiếu với các mục tiêu đạt ra ở đay có sự lựa chọn cơ bản và khiêm tốn hơn; không đạt ra quá mức và quá nhiều mục tiêu như một số nước. Tuy nhiên nếu thực hiện các mục tiêu trên sẽ tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu khác như giảm gánh nặng trợ cấp từ ngân sách nhà nước, thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
Mô hình công ty cổ phần đã đáp ứng một cách khá lí tưởng sự tách biệt hai mặt của sở hữu giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Vì vậy các mục tiêu của CPH về thực chất là nhằm chuyển hình thái kinh doanh một chủ rời sở hữu nhà nước toàn phần trong DN thành công ty hỗn hợp nhà nước-tư nhân hoặc công ty cổ phần tư nhân, tạo điều kiện xác lập công ty cổ phần tài chính, mà cốt lõi là thị trường chứng khoán để chuyển phương thức vay mượn từ ngân hàng sang huy động vốn trên thị trường tài chính
Một số quan điểm cần được quán triệt trong quá trình CPH
Chủ trương CPH DNNN đã được chính phủ nêu ra trong quyết định số 217/HĐBT ngày 14/1/1987 ở điều 22:’’ Bộ tài chính nghiên cứu và cho tổ chức làm thử việc mua bán cổ phiếu ở một số DN và báo cáo kết quả lên hội đồng bộ trưởng vào cuối năm 1988’’. Đến tháng 3/1993 đã có 7 DN gửi đồ án cổ pohần hoá lên văn phòng chính phủ và các bộ tài chính đó là:
-Công ty Legamẽ( thành phố Hồ Chí Minh)
-Công ty đại lý liên hiệp vận chuyển ( Bộ giao thông vận tải)
-Xí nghiệp nhựa Bình Minh ( Bộ công nghiệp nhẹ)
-Công ty thiết bị thương nghiệp -ăn uống dịch vụ (Bộ thương mại)
-Liên hiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm ( thành phố Hà Nội)
-Xí nghiệp gạch Thạch Bàn (Bộ xây dựng)
-Từ thực tiễn thí điểm CPH trong hơn 2 năm qua cho thấy cần xác định rõ một quan điểm cơ bản có tính chất chỉ đạo cho việc thực hiện chương trình CPH các DNNN
-Quan điểm thứ nhất : Việc lựa chọn những doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần phải được đặt trong chương trình tổng thể đối với khu vực kinh tế nhà nước và sắp xếp lại các DNNN. Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp mà trong đó cần phải giữ hình thức DNNN 100% vốn thuộc vào nhóm này là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau:
+ Các DN thuộc lĩnh vực an ninh và quốc phòng như sản xuất vũ khí
+ Các DN đóng vai trò then chốt của nền kinh tế mà nhà nước cần phải nắm để thực hiện các chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế
+ Các DN hoạt động trong các lĩnh vực cần thiết cho quốc tế dân sinh nhưng các thành phần kinh tế khác không đầu tư
- Quan điểm thứ hai: Việc lựa chọn các DN tiến hành CPH thuộc thẩm quyền và chức năng của nhà nước với tư cách là người sở hữu chứ không tuỳ thuộc vào ý kiến của giám đốc và tập thể alo động trong DN. Có thể sắp xếp các Dn thành 3 lọai:
+ Loại DN không chuyển thahg công ty cổ phần
+ Loại Dn cỏ thể chuển thành công ty cổ phần nhưng trong cài năm tới các điều kiện khách quan và chủ quan chưa thuận lợi
+ Loại DN ưu tiên chuyển thành công ty cổ phần. Loại này được ưu tiên trong vòng một vài năm tới
Theo cách phân loại trên vốn pháp định được ban hành cùng với nghị định 222/HĐBT ngày 37/7/1991 để cụ thể hoá một số điều qui định trong luật công ty thì doanh nghiệp qui mô lớn có số vốn pháp định tối thiểu 1000-1500 triệu đồng, qui mô vừa 500-1000 triệu đồng, qui mô nhỏ 50-500 triệu đồng
- Quan điểm thứ ba: Dựa vào bảng cân đối tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Dn, cần xác định những mục tiêu chủ yếu và cụ thể đối với từng Dn được lựa chọn cổ phần hoá. Dựa vào ba mục tiêu nêu ra ở trên có thể xác định từng loại DN cụ thể như sau;
+ Thứ nhất: nếu mục đích là thu hồi vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác thì điều kiện doanh lợi ít đựơc chú ý hơn là bảng cân đối tài sản
+ Thứ hai: mục tiêu là huy động vốn để nhà nước tiếp tục kinh doanh tjì điều kiện về thuận lợi và nhất là điều kiện về kinh doanh cần được nhấn mạnh hơn
+ Thứ ba: Nếu nhằm mục đích tiêu hữu sản hoá công nhân, tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ DN thì nhà nước cần chú ý đến điều kiện mức thu nhập của công nhân có khả năng mua cổ phần dưới dạng trả góp cũng như “vốn tự có’’ trong tổng số vốn pháp định cảu DN
- Quan điểm thứ tư : Mọi tài sản của DN đều thuộc sở hữu nhà nước, trừ quĩ phúc lợi xh của tập thể là phần tiền lương không chia đểlại cho mọi cán bộ công nhân viên trong DN cùng hưởng
- Quan điểm thứ năm; Việc xác định giá trị của DNNN để CPH phải chú ý đến cả hai yếu tố cấu thành; giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Trong yếu tố giá trị hữu hình về cơ bản có hai bộ phận: giá trị toàn bọ tài sản hiện có của DN và giá trị đất đai mà DN đang sử dụng
- Quan điểm thứ sáu: Phương pháp bán cổ phiếu ơ những DN được chọn CPH cần thực hiện công khai rõ ràng, thủ tục đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Về cơ bản có thể vận dụng một hoặc kết hợp ba phương pháp CPH sau:
+ Bán cho các đối tượng xác định trước, áp dụng cho các bộ máy quản lí yếu kém. áp dụng phương pháp này thường thích hợp cho hai loại DNNN sẽ được chuyển thành công ty cổ phần tư nhân
+ Bán rộng rãi cho mọi đối tượng áp dụng cho các DN có thành tích kinh doanh khả quan. Đối với những DN này mức giá cổ phiếu phải được nghiên cứu kỹ theo quan hệ cung cầu của thị trường
+ Bán cho nội bộ cán bộ công nhân viên trong khu vực doanh nghiệp, áp dụng cho các DN có qui mô nhỏ có khả năng mua lại đại bộ pohận cổ phiếu của DN
- Quan điểm thứ bảy: Để thực hiện thành công chương trình CPH, nhà nước không chỉ chú ý đến thu hồi vốn mà còn phải biết thiết lập một khoản phí tổn nhất định. Đó là những khoản phí tổn cần thiết mà ở nước nào cũng có như: phí bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm…Ngoài ra với đặc thù của nước ta cần có thêm những phí tổn khác nhưng vì lợi ích và hiệu quả lâu dài của việc chuyển đổi mô hình kinh doanh có thể chấp nhận bán cácDN thấp hơn giá trị thị trường để khuyến khích mọi người, mọi thành phần tham gia
- Quan điểm thứ tám: Theo tinh thần quyết định 202-HĐBT thì các Dn đã được CP đương nhiên sẽ hoạt đọng trong khuôn khoỏ luật công ty, cả về hình thức hoạt đọng tài chính lẫn tổ chức quản lí. Điều này đòi hỏi cùng với việc chuyển DNNN thành CTCP, nhà nước phải gấp rút xây dựng một độ ngũ các nhà sáng lập viên độc lập không phụ thuộc hàng ngũ công chức ở các bộ chủ quản và địa phương
- Quan điểm thứ chín: Các DN được lựa chọn phải có sự giải quyết rõ ràng dứt điểm các vấn đề tồn đọng về tài chính và lao động trước khi chuyển sang công ty cổ phần. Các vấn đề tài chính có thể gồm:
+ Các tài sản mất mát, thiếu hụt cần truy cứu trách nhiệm rõ ràng
+ Các khoản nợ phải đòi, phải trả
+ Các nguồn vốn liên doanh, liên kết
+ Các vấn đề lao động
Cổ phần hoá DNNN không làm thay đổi định hướng XHCN
Việc tiến hành CPH một bộ phận DNNN có thể đi chệch hướng XHCN và về lâu dài nó có tác dụng xấu về mặt chính trị đối nền kinh tế thị trường và định hướng XHCN ở nước ta không? Đây là một vấn đề tư tưởng cần được khai thông tốt. Việc chọn một số DNNN đi CPH là nhằm mấy yêu cầu giảm bớt gánh nặng đầu tư ngân sách qúa rộng và không cần thiết của nhà nước. CPH là tạo thêm chất lượng, nội dung mới cho DNNN đựơc CPH, hoàn toàn không có ảnh hưởng làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế đa thành phần ở nước ta. Có thể nói công ty cổ phần ( hay DN cổ phần hoá ) là hình ảnh thu nhỏ của nền kinh tế đa thành phần, đa dạng hoặc hỗn hợp sở hữu. Công ty cổ phần là sản phẩm của nền kinh tế cạnh tranh, do yêu cầu tập trung và phân tán tư bản để phục vụ nhu cầu phát triển kinh doanh lớn, nó là ‘’vật trung tín’’ là sản phẩm trí tuệ sáng tạo của loài người trong qá trình tiến hoá và phát triển kinh tế, không phải là sản phẩm của một hệ một màu sắc chính trị nào. Công ty cổ phần là loại công cụ kinh doanh hứa hẹn đảm bảo tính hiệu qủa cao và phù hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh. Cho nên một khi ta chấp nhận nền kinh tế thị trường đa thành phần, đa dạng sở hữu thì việc xuất hiện công ty cổ phần và việc CPH một số DNNN thành công ty cổ phần là phù hợp với logique của kinh tế thị trường
Cho nên một số ý kiến ngộ nhận đem đồng hoá chế độ cổ phần với chủ nghĩa tư bản là không đúng. Chế độ cổ phần là một phương thức sản xuất, một hình thức tổ chức kinh tế. Mặc dù kinh tế cổ phần ra đời trong CNTB nhưng nó ra đời cùng với sự phát triển của nền sản xuất lớn xã hội hoá và nền kinh tế hàng hoá. Kết quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá và sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Đứng về măt lịch sử mà xét chế độ cổ phần là có tác dụng tích cực về mặt phát triển kinh tế hàng hóa XHCN. Làm rõ quan hệ sở hữu tài sản của xí nghiệp, nâng cao trách nhiệm tự chủ của người lao động cải thiện quản lí hoạt động của xí nghiệp theo cơ chế tự kiềm chế, thúc đẩy phát triển, ổn định lâu dài và tách giữa chính quyền quản lí và xí nghiệp SXKD
Do vậy mà không nên có tâm lí do dự lo ngại rằng việc thực hiện chế độ cổ phần, cổ phần hoá DNNN là thúc đẩy tư nhân hoá tài sản của nhà nước mà chính là thúc đẩy xã hội hoá tài sản, đó là tiền đề, là cơ sở vững chắc đảm bảo cho phần tài sản công hữu trong công ty cổ phần được phát huy tác dụng
Vì chế độ cổ phần thúc đẩy XHH tài sản, do vậy không thể coi chế độ cổ phần là sự phủ định chế độ công hữu mà nên oi chế độ cổ phần là một hình thức phát triển chế độ công hữu. Như vậy công ty cổ phần là loại mô hình kinh doanh của nền sản xuất lớn hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh, là sản phẩm của trí tuệ khách quan loài người chứ hoàn toàn không phải của CNTB. CNXH phải biệt tận dụng cái hay của loài người, những phương thức tiến bộ của các giai đoạn lịch sử đã qua để xây dựng CNXH. Chế độ cổ phần vẫn đảm bảo định hướng XHCN phục vụ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Vì vậy CPH một bộ phận DNNN là phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với định hướng XHCN mà Đảng và nhà nước ta vạch ra.
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ CPH các DNNN.
Tạo môi trường pháp lý ngày càng đầy đủ, đồng bộ để CPH.
Trong nền kinh tế thị trường hiện dại, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phải chịu rự định chế của nhà nước bằng hệ thống luật pháp. Hiện nay, luật công ty chua quy định rõ ràng trách nhiệm của người quản lý, điều này dẩn đến nguy cơ và khả năng lạm dụngquyền hạn để mưu lợi ích cá nhân, chẳng hạn sự nhập nhằng giữa tài sản của công ty và tài sản của cổ đông, chuyển tài sản của công ty sang tài sản của cá nhân khi có điều kiện. Các ban kiểm soát còn hoạt độngbị động không có đủ thẩm quyền và năng lực để giám sát hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý công ty.
Quyền lợi và nghĩa vụ tài chính của các cổ đông phải được xác định rõ ràng. Thực tiển cho thấy, các DNNN sau khi CPH làm ăn có hiệu quả hơn hẳn, do đó mệnh giá cổ phiếu tăng nhanh và cổ tức thu được củng ở mức cao hớno với lợi tức tiền gữi ở các tổ chức tín dụngkhác (cổ tức bình quân ở 29 DNNN đã CPH tính đến hết tháng 5/1998là 22-24%/năm. mức tăng vốn điều lệ là 16,06%. điều này đã tạo nên một không khí thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến trình CPH. Song từ thực tế này cần xác định rõ cho người lao động: lợi ích luôn đi liền với nghĩa vụ. Là những người chủ sở hữu trong công ty cổ phần, lợi ích và nghĩa vụ của họ gắn liền với lợi ích và nghĩa vụ trong công ty.
Hoàn thiên việc xác định giá trị DN.
Đây là vấn đề quan trọng nhất và khó khăn nhất trong những vấn đề phải giải quyết trong quá trình CPH, bởi vì nếu xác định giá trị của DN cao hơn thực tế thì sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng lên, người mua cổ phếu sẻ giảm đi nhưng ngược, lại nếu xác định giá trị DN thấp hơn thực tế thì giá cổ phiếu sẻ giảm, người mua cổ phiếu sẽ tăng. nhưng nhà nước sẽ mất vốn.
Giá trị của DN khi CPH gồm 3 bộ phận:
Một là, giá trị tài sản của DN.
Hai là, giá đất DN đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
Ba là, giá trị các yếu tố làm tăng hiệu quả của DN như: uy tóin của giám đốc, tiếmg tăm của DN, đội ngủ kĩ sư giỏi, công nhân lành nghề.
Do vâỵ việc xác định đúng giá trị của DN khi tiến hành cổ phần cần phải có một tổ chức chuyên viên, nắm bắt nhanh giá cả và những biến động về nhu cầu trên thị trường. Đây là công việc phức tạp nhưng là một trong những vấn đề hàng đầu cần được giải quyết. Các DN cần lưu tâm và đàu tư thích đáng vào công đoạn này. nghị định 44/cp của chính phủ đã đề ra các nguyên tác cơ bản để xác định giá trị DN, trong đó cho phép DN nào thực hiên dúng quy định của pháp lệnh kế toán, thông kê thì khong nhất thiết phải thuê kiểm toán.
Xác định mệnh giá cổ phần và đối tượng mua cổ phiếu.
Trong vấn đề bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài cần phải quy định rỏ ràng, thực hiện đúng chính sách.
Đổi mới tổ chức chỉ đạo cổ phần hoá DNNN
Trong quá trình CPH, DNNN phải thực sự chuyển đổi phương thức quản lý, theo nghị định 44-CP, các DN nhà nước mới chuyển thành công ty cổ phần được hưởng các ưu đãi trong luật khuyến khích đầu tư trong nước, được miển giảm thuế đặc biệt là được tiếp tục vay vốn và xuất nhập khẩu hàng hoá theo quy định hiện hành như đối với các DNNN. Loại hình công ty cổ phần đòi hỏi mô hình tổ chức quản lý của nó, với đặc trưng là bộ máy quản lý cao nhất - Hội đồng quản trị do cổ đông bầu ra.
Cần phải đổi mới hệ thống luật phps một cách cụ thể và rõ ràng. Những luật cần thiết là:
Luật DN.
Luật công ty (nói chung chứ không phải một hình thức cụ thể nào)
Luật phá sản.
Luật kế toán.
Luật thanh toán.
Các luật thuế.
Luật thừa kế và luật thế chấp.
Luật ngân sách.
Luật về phát hành, giao dịch mua bán chứng khoán.
Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta đã kiên trì tập trung tiến hành công tác sắp xếp, đổi mới các DNNN và đã đặt được một số kết quả nhất định như giảm mạnh số DNNN, nâng cao quy mô vốn bình quân.
Nghị quyết hội nghị trung ương 4 khoá VII đã dành một phần quan trọng cho mục tiêu đổi mới mạnh mẽ DNNN, phấn đấu đưa chúng ta trơ thành lực lượng thực sự chủ đạo.
Phát triển hệ thống ngân hàng tài chính bảo hiểm. Hiện nay hệ thống ngân hàng ở nước ta đã phát triển phong phú, đa dạng dưới nhiều hình thức thuận lợi. Tuy nhiên để ngân hàng thực sự trở thành người bạn vững chắc trên con đường CPH một số DNNN thì cần phải phát triển thêm một hệ thống ngân hàng cả về số lượng chất lượng và phương thức kinh doanh. Đặc biệt thị trường chứng khoán đã thâm nhập vào Việt Nam tuy chưa lâu nhưng củng phát triển mạnh mẽ trong mấy năm nay nó tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường tài chính. Có nhiều công ty để có một lượng vốn lớn voà mua một thiết bị công nghệ đã thuê tài chính vì đã không vay được tiền của ngân hàng. Công nghệ phát triển mạnh, vốn để trang bị cao đi kèm với nó độ rủi ro củng cao, kiến các nhà kinh tế về tâm lý lo lắng khi đầu tư kinh doanh. Để có thể khắc phục rủi ro khi xảy ra, tránh phá sản trong kinh doanh thì có thể nói bảo hiểm là an tâm nhất. Bảo hiểm là tay vịn của cầu thang, do đó bảo hiểm sẻ giúp các nhà kinh doanh yên tâm hơn và mạo hiểm hơn để có thể thành công lớn.
Dần xoá bỏ những phương thức quản lý còn mang dấu ấn củ.
Hiện nay phương thức quản lý DNNN vẩn còn mang nặng những dấu ấn củ, không thích ứng với cơ chế thị trường cần được xoá bỏ. Các DNNN vẩn được nhà nước bảo trợ về nhiều mặt, đặc biêt là trong quan hệ tín dụng với ngân hàng (mức vay và lải vay ưu đãi hơn so với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác), chưa phải nộp tiền thuê đất, được xuất nhập khẩu trực tiếp… nhiều DNNN thua lỗ nhưng vẩn tồi tại dựa vào “cái phao nhà nước”. Vì vậy các DNNN vẩn làm ăn như cơ chế củ, cần phải đổi mới cung cách quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tránh tình trạng ỷ lại nhà nước, chống kẻ hở cho việc tham nhửng tài sản nhà nước vì lợi ích cá nhân. Buộc các DNNN phải nhảy vào hoạt động trong thị trường cạnh tranh quyết liệt, thực hiên đào thải một cách tự nhiên để lựa chon DN thực sự có khả năng phát triển. Trong số những giải pháp cải cách DNNN, CPH là giải pháp có ưu thế về nhiều mặt, đặt biệt nó hướng vào giải quýet hai nguyên nhân dẩn đến kém hiệu quả của DNNN.
Cải cách và nâng cao hiệu quả của một số DN là vấn đề nhức nhối.
Hiện nay các DNNN làm ăn rất kém hiệu quả. Đó vừa là gánh nặng cho ngân sách nhà nước vừa là nguy cơ đối với nền tài chính quốc gia. Trobg nền kinh tế thị trường mà làm ăn kém hiệu quả (lỗ, không có lãi, hoặc lãi ít) thì sớm muộn nhất định củng bị phá sản. vì vậy mục tiêu cao nhất của CPH là nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh của DN. Nếu duy trì sở hưu nhà nước thì nhất định sẻ dẩn đến hiệu quả kém. Vì vậy mục tiêu số một của CPH là phải giải quyết vấn đề quyền sở hữu, tức là phải đa dạng hoá quyền sở hữu thì nmới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu đã thany đổi quyền sở hưu mà vẩn không nâng cao đượcc sản xuất kinh doanh thì mục tiêu của CPH coi như chưa đạt được. Tóm lại muốn nâng cao hiệu qủ sản xuất kinh doanh pahỉ bằng cách đa dạng hoá quyền sở hưu, bán một bộ phận tài sản nhà nước cho các cổ đông là mục tiêu số một của CPH DNNN.
Một số giải pháp thúc đẩy CPH.
1, Tăng thêm tính hấp dẩn của chính sách CPH.
Để khắc phục tình trạng chậm trể trong việc CPH DNNN đã nêu trên, ngày 29/6/1998 chính phủ đã ban hành nghị định 44/1998/NĐ về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Nghị định mới ciủa chính phủ lần này đã có sự chuyển biến cănbản tạo ra sự hấp dẩn thực sự đối vơí ngưòi lao động. thủ tục trình tự khá rỏ ràng, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, tạo diều kiện cho các bộ ngành, địa phương và DN dể dàng triển khai thực hiện.
2, tiếp tục bổ sung và hàon thiện các chính sách CPH.
Để đưa nghị định 44/1998/NĐ của chính phủ về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần vào cuộc sống, các bộ ngành ở trung ương như: Bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, bộ lao đọng thương binh xã hội… đã kịp thời ban hành các thông tư hướng dẩn cụ thể hoá nội dung quy định tronh nghị đinh 44 kể cả các biểu mẩu và phương pháp tiến hành.
3, Tạo môi trường thúc đẩy CPH DNNN.
Các cơ quan chức năng, các ngành đoàn thể cần triển khai tuyên truyền, phổ biến mọi chủ trương và chính sách cụ thể về CPH đến tận người dân.
Sớm hình thành thị trường chứng khoán để thúc đẩy việc mua bán cổ phiếu DN. Thành lập một số trung tâm dịch vụ tư vấn về CPH DNNN để trợ giúp cho viểctiển khai CPH DNNN.
Một số việc cần làm để CPH thành công.
Một chương trình CPH được định hướng tốt sẻ làm tăng nguồn tài chính, đồng thời thay đổi bộ mặt kinh tế vĩ mô và xã hội. Để có thể thực hiên thành công CPH, trước hết phải đặt mụ tiêu cho quá trình này. Nhiều nước có quan điển cho rằng, tài sản thuộc sở hữu nhà nước thường không sử dụng có hiệu quả bằng tài sản sở hữu tư nhân. Khuynh hướng toàn cầu đã làm thay đổi sự can thiệp của chính phủ trong quản lý kinh doanh.
Các mục tiêu chính hiện nay mà CPH có triển vọng giải quyết gồm:
Tăng hiệu quả thông qua cạnh tranh.
Cải thiện các dịch vụ cho khách hàng.
Tăng nguồn tài chính để thực hiện ưu tiên trong chi tiêu.
Tăng số công nhân sở hữu cổ phiếu, tăng số dân sở hữu cổ phiếu.
Đẩy mạnh sự phát triển thị trường vốn, nâng cao uy tín trong nước và quốc tế. Công ty phải có khả năng thu hút các nhà đầu tư cổ phiéu của họ khi tiến hành CPH thì sự chuyển nhượng mới có thể thực hiện thành công. Một công ty có khả năng thực hiên CPH thành công là công ty mà hoạt động kinh doanh của nó được các nhà đầu tư chấp nhận.
CPH phải có thời gian và nguyên tắc, phải chiếm được lòng tin của các cấp, các nhà đầu tư và công chúng cộng với môi trường pháp lý ổn định. Sự gúp đở của các nhà tư vấn củng đóng vai trò quan trọng. Trong tiến trình CPH, các phương pháp bán cổ phiếu quyết định sự thành công của toàn bộ tiến trình. Việc bán cổ phiếu ra nước ngoài củng là nhân tố quan trọng nhưng củng chỉ nên bán dưới 50% cổ phiếu chào bán. Đôi khi việc công nhân mua toàn bộ cổ phiếu củng mang lại thành công. Không một hình thức CPH nào đứng trong mọi hoàn cảnh, hình thức và tiến trình CPH phụ thuộc vào mục tiêu của chính phủ. Chu trình CPH thường đựoc tiế hành trong 3 năm. khoảng thời gian này là cần thiết mặc dù việc bán cổ phiếu chỉ cần bán trong 6 thang nhưng các hoạt đôngj khác như thương mại hoá thay đổi lại cơ cấu công ty có thể kéo dài hơn hai năm.
Các phương pháp CPH đúng đắn là cần thiết, song để CPH thực sự thành công và phát triển mạnh, các công ty đã được CPH phải hoạt động có hiệu quả, ngày càng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và phải đóng góp vào sự phát triển đất nước trong tương lai.
Về chính sách .
Ưu đãi đối với bgười lao động trong DN CPH.
Xác định phạm vi ưu đãi trong DN chuyển thành công ty cổ phần bằng việc cho hẳn người lao động một số cổ phiếu theo thâm niên và mức độ cống hién của họ. Điều này khẳng định công lao đóng góp của người lao động, và đảm bảo cho nhữnh người lao đọng không đủ năng lực củng có thể có sở hữu công ty cổ phần.
Cần điều chỉnh tiêu chuẩn xác định chính sách ưu đãi cho người lao động nghèo trong các DN cổ phần hoá: xác định tiêu chí người nghèo như thé nào? theo hướng dẩn của bộ lao đọng thương binh xã hội, người lao động nghèo là người có thu nhập dưới 144.000 đ/tháng. Với người lao động ở các DN CPH chưa được mua đủ cổ phiếu ưu đải thì nhà nước phải khẩn trương trích quỹ hổ trợ sắp xếp bù đắp cho họ tương ứng với phần họ được hưởng. Hai là việc xác địnhngười lao đọng nghèo trong DN CPH: không nên quy định một cách cứng nhắc (300.000đ/ người/tháng) cho mọi vùng, mọi nơi như hiện nay. Về việc giải quyết tình trạng lao động dôi dư, cần thống nhất quan điểm đây không phải là vấn đề riêng của DN hay nhà nước mà phải phối hợp từ nhiều phía. Với người lao động trong diện về hưu trước tuổu, nếu đã đóng bản hiểm xã hội trên 30 năm thì nhà nước không nên cắt giảm lương của họ.
Với người lao động trong diện trợ cấp mất việc làm nhà nước phải hình thành quỹ trợ cấp cho họ, việc đào tạo và đào tạo lại người lao động: Một mặt nhà nước phải quy định rõ mức hổ trợ kinh phí đào tạo và đào tạo lại người lao động để kịp thời đáp ứng nhu cầu của các DN CPH có người lao động cần gữi đi đào tạo. Để dảm bảo cho người lao đọng được hưởng chế độ đầy đủ, đồng thời củng cần có quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động trong quá trình đào tạo để đạt kết quả tốt nhất.
Chính sách CPH cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà nước cần phải có những hạn chế nhất định đối vốn nước ngoài nói chung, không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hệ thông cơ sơ sản xuất kinh doanh trong nước mà còn nhằm ngăn ngưà cơn rối loạn trên cả thị trường chứng khoán và thị trường hối đoái. Tránh sự khác biệt giữa nội dung chính sách và cách thức thi hành làm nảm lòng và mất niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài. Phải có những chính sách chặt chẻ hơn trong việc hạn chế những ngành nghề kinh doanh của các công ty cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia.
Về chính sách hổ trợ tài chính đối với DN được CPH.
Căn cứ nghị định 44/1998/NĐ-Cặ PHầN thì DN sau khi CPH được hưởng hai nội dung ưu đãi. Chẳng hạn quỹ khem thưởng- phúc lợi đương nhiên thuộc quyền sở hữu và sử dụng của cán bộ công nhân viên, miển lệ phí khi chuyển sử hữu từ DN nhà nước snang công ty cổ phần, giảm 50% thuế lợi tức 2 năm liên tiếp kể từ khi chuyển sưang hoạt động theo luật công ty. Việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại củng không có gì khác biệt giữa các DN về cơ chế và lãi suất. Nhà nước cần có những chính sách thật sự ưu đãi hơncho các DN CPH như:
Số tiền thu được Giảm mức thuế suất thu nhập công ty cổ phần thất hơn các loại hình DN khác.
Miển thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.
Khi xác định giá trị DN để CPH nên theo giá “thuận mua vừa bán”, không nên quá nặng về bên nào.
Không nên hạn chế số lượng cổ phần bán ra cho công nhân viên và các nhà đầu tư nước ngoài.
do bán cổ phần nên ưu tiên đầu tư lại cho DN CPH.
Việc thực hiện CPH một bộ phân DNNN cần được thực hiện trên cơ sở luụat pháp, công khai , cung cấp thông tin rộng rãi nhằm khơi gợi sự ham muốn đầu tư của cán bộ công nhân viên chức của DN và các thành viên bên ngoài. Đồng thời giải quyết thoả đáng lợi ích của các bên tham gia.
Kết luận
Có thể kết luận rằng một bộ phận DNNN là phù hợp với định hướng XHCN với mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng và văn minh mà đảng và nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu xây dựng nền kinh tế nước ta hiện nay. CPH là tạo thêm chất lượng, nội dung mới cho DNNN được CPH, hoàn toàn không có ảnh hưởng định hướng XHCN của nền kinh tế đa thành phần ở nước ta. Công ty cổ phần là sản phẩm của nền kinh tế cạnh tranh, do yêu cầu tập trung và phân tán tư bản để phcj vụ phát triển kinh doanh quy mô lớn, nó là “vật trung tín” là sản phẩm trí tuệ sáng tạo của loà người trong quá trình tiến hoá và phát triển kinh tế, không phải là sản phẩm của một hệ, một màu sắc chính trị nào. công ty cổ phần là một công cụ kinh doanh đảm bảo hứa hen hiệu quả cao và phu hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh nhằm giảm gánh nặng đầu tư bao cấp, tập trung vốn vào ngành trọng điểm.
Chuyển nền kinh tế sở hữu thuần tuý đơn thuần sang nền kinh tế đa thành phần, sở hữu hổn hợp, thì CPH là một trong những hình thức tương đối phù hợ với xu thế phát triển kinh tế của nước ta trong tương lai. Có thể nói quá trình đổi mới DN theo hướng thị trường ở nước ta được bắt đầu từ rất sớm, khởi đầu bằng nghị quyết 25/Cpcủa chính phủ năm 1981.
Tuy nhiên con đường CPH không êm ả chút nào. Nền kinh tế nhiều thành phần bản chất là cạnh tranh mà trong cạnh tranh này DNNN luôn ở thế bất lợi: đó là bộ máy cồng kềnh, cơ chế quản lý lắm tầng nấc trung gian nạn quan liêu còn khá phổ biến… Tuy nhiên vẩn có nhiều lợi thế, vốn nhà nước để lại thấp mối quan hệ con người còn thể hiện bản chất XHNC.
Mục tiêu cuối cùng của cổ phần hoá là đổi mới phương thức quản lý DN để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua hoạt động của DN sau CPH. Trong vòng 2 năm (5/1996- 6/1998) nhà nước đã ban hành 3 nghị định: Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996, nghị định số 25/CP ngày 26/3 năm 1997, nghị định 28/CP. Qua thực tiển tiến hành công tác CPH ở nước ta và qua kinh nghiệm ở một số nước ở xung quanh, chúng ta thấy việc CPH đáp ứng được yêu cầu bức thiết của công cuộc cải cách DNNN trong việc giaỉ quyết một số vấn đề gay cấn cấn của nền kinh tế nước nhà.
CPH không chỉ là chủ trương đúng đắn mà còn mang tính nhân đạo của định fhướng \XHCN nhằm đảm bảo cho người lao động sau khi đã có thời gian cống hiến có quyền được hưởng một nguồn vốn để làm chủ, có quyền chuyển nhượng cho con cái hoặc bán trên thị trường chứng khoán. phải đoạn tuyệt với cách nghĩ từ bấy lâu nay “cha chung không ai khóc” tất cả mặc nhà nước. Bởi vậy CPH là giải pháp lâu dìa trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. Không chỉ giữ lại tài sản mà tài sản đó phải thực sự do người lao động “tự quản” thông qua hệ thống luật pháp của nhà nước.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta kiên quyết thực hiện bằng được kế hoạch, mục tiêu cổ phần hoá, trên cơ sở thận trọng, vững chắc tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình CPH một số lượng lớn DNNN mà chúng ta dự kiến phải hoàn thành cho những năm tới. Tập trung hỉ đạo các bộ, ngành trộng điển như : bộ công nghiệp, bộ xây dựng, bộ nông nghiệp… Các vấn đề nảy sinh trong quá trình CPH phải được xử lý triệt để theo trách nhiệm quyền hạn được phân công. Để CPH thành công điều cần có là sự công khai và lòng tin tưởng của quần chúng vào chương trình CPH. Ngoài ra ta phải học hỏi nhiều kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc một nước cùng khu vực với nước ta và đang có một nền kinh tế phát triển tầm quốc tế để học hỏi nhiều áp dụng sáng tạo quá trình CPH ở nước ta nhanh chóng đạt mục tiêu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0903.doc