Qua lời kể của chị hướng dẫn viên bảo tàng chúng tôi được biết bảo tàng Chàm được xây dựng từ năm 1915 đến 1936. Lúc đầu bảo tàng có tên là Hăng ri - Pác - Mang - Chi ê về sau đổi thành bảo tàng Chàm. Bảo tàng hiện nay có khoảng 300 tuyệt tác nguyên bản được chưng bày mô phỏng giống như tháp chàm. Đây là bộ sưu tập cuối cùng được tu bổ khang trang để chưng bày các hiện vật điêu khắc chàm bằng đá và đúc nung có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8 khai quật từ đất Quảng Bình đến Bình Định. Vào bảo tàng Chàm chúng tôi như lạc vào một thánh địa huyền bí của người Chăm qua lời thuyết minh của chị hướng dẫn viên tín ngưỡng và tôn giao của người Chăm thật khác với người kinh chúng tôi. Với nền văn hóa bản sắc khác nhau.
34 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng bài thuyết minh tuyến điểm Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Huế. Cũng phải thôi vì lớp tôi phần đông là con gái ưa sự dịu dàng mà do vậy mà ai cũng háo hứt khi nhìn thấy Huế đẹp, thơ mộng.
Theo kế hoạch bọn tôi sẽ nghỉ tại khách sạn Sông Hương thành phố Huế 2 ngày. Vừa xuống xe mọi mệt mỏi đều tan biến hết, mọi người trong đoàn tôi ai cũng mong mau chóng thu gom hành lý để nhận phòng. Phải tranh thủ thời gian để đi chơi ở Huế.
Khách sạn Sông Hương là một khách sạn 2 sao cỡ trung bình gồm 3 tầng, khách sạn được chia làm 3 khu được trang bị những khá đầy đủ đón chúng tôi ở trước cổng khách sạn, anh lễ tân tươi cười và hướng dẫn chúng tôi làm thủ tục nhận phòng được lệnh của thầy Cường, cô Thu tối nay chúng tôi được vui chơi tự do nên ai cũng muốn mau chóng ai cũng phấn trấn ăn cơm thật nhanh để được đi chơi thế là lớp chúng tôi từng nhóm rủ nhau đi ăn uống, nhóm thì đi mua hàng lưu niệm,....Thật may khi chúng tôi vào đúng dịp kỷ niệm giải phóng Cố đô Huế nên phố phường đông vui tấp lập hơn ngày thường rất nhiều. Nhóm chúng tôi đang thả bộ trên bờ sông Hương thơ mộng hít thở không khí trong lành thì nghe tiếng loa đài và tiếng cười nói rôm rả tò mò chúng tôi đi tới! à thì ra Đại học Sư phạm Huế đang tổ chức hội trại nhóm chúng tôi quyết định ghé vào. Trường Đại học sư phạm Huế nằm đối diện với dòng sông Hương thơ mộng. Khuôn viên trường rất rộng và có sân lớn hội trại được dựng giữa sân. Đi một lượt quanh sân chúng tôi thấy hội trại của các bạn không cầu kỳ, chỉ là căng vải bạt và ở giữa là nền xi măng, có một cái đài đặt ở giữa trại, và ở bên trong các bạn sinh viên đang quây quần nói chuyện thật vui vẻ đột nhiên có một bạn đứng dậy mở nhạc và nhảy múa, ngay lập tức các bạn ở trong trại và các trại khác đều hưởng ứng và nhảy theo và chúng tôi cũng được kéo vào hưởng ứng. Trong thoáng chốc chúng tôi như cảm giác hòa nhập vào với Huế và hòa nhập với những con người dễ mến nơi đây. Mọi người nói người Huế đa cảm nhưng tôi còn thấy người dân Huế thật hồn hậu và nhiệt thành.
Dời Trường Đại học Sư phạm Huế. Chúng tôi tiếp tục dạo quanh một phố quán hàng lưu niệm như: Lê Lợi, Nguyễn Sinh Sắc, ngắm cầu Trường Tiền đổi màu. ... Thật là lạ đường phố ở đây rất sạch, không một cọng rác an ninh rất tốt, không khí trong lành, không ồn ào rất thích hợp với những ai thích đi dạo. Chúng tôi cứ thế đi bộ và thưởng thức sắc trời của Huế mà trong lòng dạt dào cảm xúc về khách sạn lúc 11h30' tôi giật mình vì tôi chưa bao giờ đi chơi về nhà muộn đến thế. Nếu ở nhà chắc tôi không dám ra khỏi nhà sau 11h đêm, có lẽ Huế nhẹ nhàng, dịu dàng như một người mẹ lớn trở tre làm cho tôi cảm thấy an toàn. Tôi thiếp đi trong giấc ngủ với cảm giác an lành, sảng khoái và nụ cười lưu đọng ở trên môi.
7h30' sáng chúng tôi lên xe theo lịch trình ngày hôm nay chúng tôi sẽ đi thăm Đại Nội, chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định, lăng Tự Đức.
Chúng tôi đến Đại Nội, kinh đô hiện nay còn tồn tại khá nguyên dạng các công trình kiến trúc nghệ thuật của thành quách quả thực ta chỉ mới nhìn thấy lăng tẩm vua chúa trên phim ảnh. Nhưng hôm nay được tận mắt chiêm ngưỡng thì sự thực vượt quá trông đợi của tôi. Kinh thành thật đẹp thật tráng lệ thế mới biết ngày xưa các công trình này được xây dựng kỳ công đến thế nào. Đây là một giá trị văn hóa vật thể rất cần được quan tâm lưu giữ tôn tạo cho đời sau.
Rời đại nội chúng tôi đến thăm hai lăng Khải Định, Tự Đức. Đây là 2 lăng tiêu biểu cho hệ thống các lăng tẩm của Huế. Lăng Tự Đức thật lãng mạn và thơ mộng với hệ thống lăng tẩm ao hồ được xây dựng rất phù hợp với thiên nhiên. Ngượclại với lăng Tự Đức lăng Khải Định lại có nét sang trọng hiện đại. Với kiến trúc khá lạ mắt so với hệ thống lăng tẩm của Huế. Nối kiến trúc kết hợp âu - á cả hai lăng có những nét đặc trưng riêng không giống nhau. Nhưng đều lột tả được tính cách của từng thời kỳ, từng vị vua cai trị. Đó là một nét độc đáo trong hệ thống lăng tẩm nơi đây.
Chúng tôi về khách sạn lúc 6h00 ăn tối xong chúng tôi đi nghe ca hò Huế. Tôi đã tưởng tượng sẽ có một buổi tối đầy ý nghĩa. Thế nhưng trái với những gì tôi trông đợi buổi nghe ca hò Huế thật tẻ nhạt, ca sĩ hát như không có hơi và đặc biệt là thái độ của ca sĩ thật thiếu tôn trọng chúng tôi, làm chúng tôi phải suy nghĩ. Có thể nào chăng là sắp có sự kết thúc buồn cho ca huế nếu quả thật như vậy thì thật đáng tiết lòng chúng tôi như trở lại. Câu hỏi tại sao cứ văng vẳng bên tai mà chưa có lời giải đáp.
Chia tay xứ Huế mộng mơ mà lòng vẫn bồi hồi luyến tiếc hai ngày trôi qua được thả mình vào Huế với hai cảm xúc vui có, buồn có. Nhưng Huế vẫn đọng lại trong tôi một tình cảm sâu sắc, tôi sẽ không bao giờ quên.
Vượt qua gần 6km đường hầm qua đèo Hải Vân chúng tôi vào đến Đà Nẵng trong một buổi sáng nắng chói trang báo hiệu một ngày nóng bức. Nhiệt độ nơi đây thật cao, ước chừng 27 - 280C nóng, khác hẳn với cái thời tiết dìu dịu mát mẻ của thành phố Huế. Xe chúng tôi đi qua phố phường Đà Nẵng rồi dừng lại trước cửa bảo tàng Chàm.
Qua lời kể của chị hướng dẫn viên bảo tàng chúng tôi được biết bảo tàng Chàm được xây dựng từ năm 1915 đến 1936. Lúc đầu bảo tàng có tên là Hăng ri - Pác - Mang - Chi ê về sau đổi thành bảo tàng Chàm. Bảo tàng hiện nay có khoảng 300 tuyệt tác nguyên bản được chưng bày mô phỏng giống như tháp chàm. Đây là bộ sưu tập cuối cùng được tu bổ khang trang để chưng bày các hiện vật điêu khắc chàm bằng đá và đúc nung có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8 khai quật từ đất Quảng Bình đến Bình Định. Vào bảo tàng Chàm chúng tôi như lạc vào một thánh địa huyền bí của người Chăm qua lời thuyết minh của chị hướng dẫn viên tín ngưỡng và tôn giao của người Chăm thật khác với người kinh chúng tôi. Với nền văn hóa bản sắc khác nhau.
Rời bảo tàng Chàm chúng tôi quay về khách sạn Thăng Long đây là khách sạn 2 sao nằm trên đường Điện Biên Phủ một con đường khá rộng nằm ở thành phố Đà Nẵng, đây là khách sạn 3 tầng đẹp nhất mà chúng tôi đã từng ở. Phòng có gắn máy điều hòa mát lạnh so với khách sạn 2 sao thì trang thiết bị ở đây thật quá tốt. Duy chỉ có nhà ăn của khách sạn là chưa được mở rộng và hiện đại lắm. Nhưng tôi vẫn thích ở khách sạn này nhất vì nó có cửa sổ lớn, ở trên tầng 3 nhìn xuống tôi có thể bao quát thành phố Đà Nẵng về đêm thật đẹp.
Đến Đà Nẵng bạn không thể không đến xem cầu quay sông Hàn. Để xem được cảnh cầu xoay, chúng tôi đã cố gắng chịu đựng cái rét dưới gầm cầu sông Hàn và khi đồng hồ chỉ 11h20' toàn bộ phần giữa của cầu bắt đầu dịch chuyển, từng chút một, chút một. Chứng kiến quang cảnh này tôi tự hào biết bao cho đất nước. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng không chỉ giúp cho kinh tế phát triển mà còn góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Chúng tôi bắt xe ôm về khách sạn khi đường phố đã say nồng trong giấy ngủ. Phải nói Đà Nẵng là thành phố sạch thứ hai mà tôi đã từng biết trong suốt hành trình mà tôi đã từng đi qua. Bạn có thể tưởng tượng được không trên vỉa hè dưới lòng đường không hề có một cọng giác đến cả lá rơi cũng có các cô lao công chăm chỉ quét dọn. Đà Nẵng thật xứng đáng là một trong ba thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
Đúng 7h30' chúng tôi bắt đầu rời Đà Nẵng để đến với thánh địa Mỹ Sơn - Quảng Nam. Mỹ Sơn là thánh địa ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ tư sau vua Bhadres Vara xây dựng để dâng cúng thần Siva - Bhadres vara và đến thế kỷ thứ 7 vua Sambhuvarman đã xây dựng lại bằng những vật liệu bền vững hơn. Nhưng sau này do thiên nhiên và chiến tranh quần thể di tích Mỹ Sơn bị tàn phá nặng nề. Có nhiều di tích hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát. Đây là khu thánh địa thiêng liêng của người Chăm, chúng tôi được bác hướng dẫn viên giới thiệu các đền thờ, các khu nhà thờ, các tượng thần. Phải nói chung có một hướng dẫn viên nào có giọng nói thuyết phục kiến thức sâu sắc nhưng vẫn dí dỏm như các hướng dẫn viên người Quảng Nam ở đây nhìn Bác tôi ao ước sau này mình sẽ là hướng dẫn viên giỏi như bác.
Rời Mỹ Sơn chúng tôi đã phố cổ Hội An vào lúc 7h30 tối đường vào Hội An khá vắng vẻ có lẽ hôm nay không phải ngày hội ở đây. Xuống xe thầy Cương dặn chúng tôi chỉ được dạo trong vòng 1h đồng hồ rồi quay ra xe về Đà Nẵng. Do thời gian gấp gáp nên chúng tôi chỉ kịp đi loanh quanh vài con phố chính nơi được mệnh danh là điểm buôn bán giữa các thương gia một thời. Điều đặc biệt ở đây như tôi nhận thấy đặt trước cửa nhà nào cũng treo đèn lồng khác hẳn với con đường rẽ vào khu phố. Món ăn ở đây rất rẻ và người dân ở đây rất niềm nở, hòa nhã với khác. Tôi trộm nghĩ Hội An không chỉ thu hút khách về thành phố di sản và còn do sự cởi mở của người dân xứ Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng.
Đúng 9h30' tối thì chúng tôi lên xe quay trở về khách sạn Đà Nẵng để chuẩn bị cho cuộc hành trình trở ra Bắc vào sáng hôm sau.
Theo lịch trình đoàn chúng tôi sẽ về thăm quê bác trên đường đi chúng tôi đã ghé vào khu nghĩa trang Trường Sơn nơi yên nghỉ của hơn 1 triệu liệt sĩ. Chúng tôi đã dâng hướng tưởng niệm với tấm lòng biết ơn các anh hùng đã hy sinh vì nền độc lập tự do hôm nay của chúng tôi.
Chúng tôi đến Nghệ An mảnh đất đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa học và nhà văn hóa nổi tiếng. Nhưng Mai Hắc Đế, Hồ Xuân Hương... Đặc biệt nơi đây đã sản sinh ra danh nhân văn văn hóa một anh hùng dân tộc, vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ thành phố Vinh theo đường 49 khoảng 20km chúng tôi sẽ đến làng Chùa. Tại nơi đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc trào đời. Đây là quê ngoại của Hồ Chủ Tịch nơi người sống phần lớn tuổi thơ của mình ở đây.
Quê nội của người là làng sen, cách làng chùa 2km. Ngôi nhà của người được dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà bày những vận dụng rất đơn sơ, phản gỗ, chõng tre, bàn thờ, võng gai... tất cả cảnh vật nơi đây toát lên sự bình dị mà thanh cao. Người dân Nghệ An tự hào về quê hương mình đã dâng lên cho đất nước một vĩ nhân.
Kể từ khi đi vào hoạt động chưa ngày nào khu di tích Kim Liên vắng khách với mỗi người dân Việt nam không chỉ riêng tôi thì Kim Liên đã trở thành quê hương thứ hai của mình, có những cụ già phơ phơ đầu bạc, cả đời chỉ mong muốn một lần về viếng thăm nơi sinh thành của vị cha già kính yếu.
Rời quê Bác chúng tôi quay trở lại khách sạn Bến Thủy thành phố Vinh và trên xe lúc này cảm giác như được hâm nóng bởi ý tưởng về cuộc thi "Mr and Miss" cuộc thi mà lớp chúng tôi tự dân dựng và tổ chức mà theo đó các bạn nữ thì đón giả là nam còn các bạn nam thì ngược lại trong vai trò là một cô gái. Mặc dù mãi đến 6h tối chúng tôi mới về đến khách sạn công tác chuẩn bị cho cuộc thi chỉ vèn vẹn. Trong vòng một tiếng đồng hồ. Nhưng lớp đã gặt hái được thành công rực rỡ. Cả hội trường của khách sạn Bến Thủy hôm nay đã rầm rộ hơn mọi ngày. Chúng tôi đã tạo được ấn tượng tốt cho các thầy cô giáo và tập thể cán bộ nhân viên của khách sạn. Đây là lần đầu tiên tôi thấy lớp tôi đoàn kết đến thế, đáng yêu đến thế. Ôi tôi muốn hét thật to lên rằng tôi yêu lớp 1044 tôi yêu tất cả các bạn.
Sáng hôm sau chúng tôi rời thành phố Vinh để lên đường về Hà Nội. Trên xe lúc này hầu hết các bạn đã mệt qua mấy ngày đi đường nên ai cũng tranh thủ ngủ giữ sức về Hà Nội.
Chúng tôi về đến trường là lúc 6h30' tối ngày 29 tháng 3. Kết thúc cuộc hành trình 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội vào đến Quảng Nam. Thật may mắn sau cả một chặng hành trình dài làm chúng tôi không có ai bị say xe cả và cũng không có hiện tượng gì bất thường xảy ra. Trên khuân mặt mọi người trên đoàn vẫn còn hiện rõ những ấn tượng vui mừng. Tuy rằng chặng đường sau quá mệt mỏi. Có lẽ với mỗi thành viên trong chuyến đi đều có những cảm nhận riêng về những nơi đến. Nhưng hầu hết mọi người ai cũng đều cảm thấy vui vẻ, bổ ích. Chuyến hành trình đã thành công tốt đẹp.
Phần II
Điều kiện phát triển du lịch của Huế
Thành phố Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 250C, nắng 2000 giờ, nền kinh tế phát triển, an ninh và an toàn xã hội được bảo đảm..
- Thành phố Huế có nhiều danh lam thắng cảnh là Cố đô kinh thành Huế, có các lăng tẩm và có dòng sông Hương thơ mộng, các hd thăm quan du lịch hầu như là quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 4,5,6,7,8,9.
- Huế có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ cho khách du lịch luôn luôn và sẵn sàng đón khách du lịch trong nước và quốc tế.
Từ lâu, Thừa Thiên Huế đã nổi tiếng không chỉ là một trung tâm du lịch của miền Trung mà còn là một trung tâm du lịch của cả nước, thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo cho Huế một nét đẹp hài hoà, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ.
Con sông Hương hiền hoà chảy giữa lòng thành phố tạo cho Huế nét thơ mộng không nơi nào có được. Du khách đi thăm Hoàng Thành, thăm chùa Thiên Mụ, thăm lăng Minh Mạng hay tới chợ Đông Ba... Bạn đều bắt gặp hình ảnh dòng sông Hương Giang. Và không biết bao nhiêu nhà hàng khách sạn, cửa hàng đều mang tên Hương Giang và ta hiểu vì sao Sông Hương, Núi Ngự trở thành biểu tượng niềm tự hào của miền đất Cố Đô. Cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta dường như gắn liền với xe máy, ô tô. Nhưng đến với Huế ta thấy một loại phương tiện vận chuyển đặc trưng của miền sông nước đó là thuyền, xuồng. Bạn có thể ngồi thuyền xuôi dòng Hương Giang đến các địa danh du lịch Cầu Trường Tiền - Sông Hương vừa đi vừa ngắm cảnh thơ mộng của đôi bờ.
Văn hoá Huế là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân gian và văn hoá cung đình. Những điệu hò, điệu lý dân gian đã được cải biên thành ca, múa cung đình. Du khách đến Huế không ai có thể bỏ qua thú vui nghe hò Huế trên Sông Hương. Nếu như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, ngày cũng như đêm lúc nào nhịp sống cũng náo nhiệt, sôi động, nhưng khi đến với Cố Đô Huế ta sẽ có những cảm nhận khác hẳn. Cuộc sống ở đây thanh bình hơn yên ả hơn. Và trong một đêm trăng thanh gió mát, ngồi trên thuyền rồng lắng nghe hò Huế ta cảm nhận được hết "Nét dịu dàng pha lẫn nét trầm tư" của Huế. Nếu có ai hỏi giọng nói của vùng nào hay nhất? Có lẽ người ta sẽ không ngần ngại trả lời đó là Huế. Giọng nói của người Huế mới nhẹ nhàng làm sao. Và vì thế khi họ ca lên càng làm say đắm lòng người.
Sông Hương đẹp là thế! Vậy mà nó còn được điểm tô bằng những cây cầu rất đẹp như cầu Phúc Xuân, Bạnh Hổ... Đặc biệt là cầu Trường Tiền. Nhịp cầu nối đôi bờ sông Hương càng tôn thêm vẻ đẹp quyến rũ, mềm mại của Thành phố Huế.
Phần III
Xây dựng bài thuyết minh về Huế
Xin chào các bạn.Tôi tên là Bùi Thị Quý hướng dẫn viên của công ty du lịch ánh Dương rất vui mừng được hành trình cùng các bạn trong chuyến thăm Huế ngày hôm nay.Trước hết xin mời các bạn cùng chúng tôi tim hiểu một số nét khái quát về Huế để cùng có cái nhìn tổng thể về cố đô Huế trước khi bắt đầu chuyến thăm quan thú vị ngày hôm nay. Như các bạn đã biết Thừa thiên huế là vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Là nơi duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên vẹn diện mạo của thành phố thị dân thời trung đại, nơi còn bảo lưu một tổng thể kiến trúc kinh đô của chế độ quân chủ Việt Nam. Có thể nói, tổng thể Huế là một bảo tàng với nhiều sưu tập bất động sản đồ sộ, độc đáo đầy sức thuyết phục. Hàng trăm công trình kiến trúc đặc sắc, hàng vạn hiện vật quý hiếm và hàng chục ngàn bài thơ được khắc chạm trên những công trình là những tác phẩm vô giá.
Hẳn các bạn không quên một sự kiện quan trọng đó là quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO xếp vào danh mục di sản văn hoá thế giới vào tháng 12-1993 .Vâng, đó là một điều hết sức đáng mừng đối với mỗi người Việt nam chúng ta phải không các bạn? Khu di tích Huế cũng đã được Nhà Nước Việt Nam xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng và cần kinh phí tập trung để bảo tồn.
Thừa Thiên Huế còn có nhiều khu du lịch , nơi nghỉ ăn dưỡng , bãi tắm đẹp và khá lý thú như Bạch Mã, Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An nước trong, cát mịn, lộng gió Biển Đông. Đặc biệt khu du lịch nghỉ mát Bạch Mã ở độ cao 1400m, khí hậu ôn đới, thiên nhiên hùng vĩ và nhiều động, thực vật quý hiếm
Thưa quý khách, nếu quan sát trên bản đồ mà tôi đã đưa cho các bạn các bạn sẽ thấy Thừa Thiên Huế ở vào vị trí 16,14 – 16,45 độ vĩ Bắc,107,02 – 108,11 độ kinh đông ; trong giải đất hẹp của miền trung Việt Nam; cách Hà Nội 660km về phía bắc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh1060km về phía Nam, là một mắt xích chủ yếu của hệ thống Du lịch-văn hóa Việt Nam.
Thưa quý khách, ngoài sự thuận tiện trong giao lưu giữa hai miền Nam, Bắc, thừa Thiên Huế còn đủ các yếu tố phong thủy, với con Sông Hương chảy qua và thấp thoáng đó đây những thắng cảnh của nước Việt Nam thu nhỏ. Các bạn hãy thử hình dung xem : Huế Với những vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh thật giống vùng đồng bằng Nam Bộ, Có bạn còn nói với chúng tôi rằng những đồi thông ở phía tây nam thành phố soi bóng xuống những hồ nước thiên nhiên vi vu như tiếng reo như của rừng ái ân , thung lũng tình yêu Đà Lạt thật là một chí tưởng tượng tuyệt vời phải không các bạn . Huế còn nổi tiếng bởi những bãi tắm Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương nước trong rất thích hợp với những chuyến nghỉ biển dài ngày. Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ Thừa Thiên Huế tự hào có khu nghỉ mát lý tưởng Bạch mã đã từng được so sánh với Tam Đảo, Sa PA . Là nơi giao lưu giữa 5 con sông và 3 cửa biển ,Thừa thiên Huế còn có hệ thống đầm phá độc đáo với hơn 20000ha nước nợ chứa được nhiều đặc hải sản và nhiều cảnh quan thơ mộng.
Thừa Thiên Huế có thành phố Huế , Việt Nam có nhiều cố đô nổi tiếng, theo chúng tôi được biết cho đến nay người ta đã kết luận rằng chưa có cái nào hoàn chỉnh, đồ sộ và tồn tại khá nguyên dạng như cố đô Huế thật là một điều đáng tự hào phải không thưa các bạn. Hiện giờ chúng ta đang đứng bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng , các bạn hãy nhìn theo hướng tay tôi chỉ về phía bắc đó là khu di tích kinh thành Thừa Thiên Huế. Kinh thành Thừa Thiên Huế có chu vi là 11km được kiến trúc theo nối kinh đô phòng thủ. Nơi đây còn lưu lại hơn 100 công trình kiến trúc phản ánh toàn bộ sinh hoạt của các vua quan triều Nguyễn .Chen lẫn giữa núi đồi thiên nhiên hùng vĩ ở hai bên bờ Sông Hương là khu lăng tẩm đẹp trong đó có 4 lăng nổi tiếng đã được các nhà văn hóa Đông - Tây phong tặng 4 chữ đúng với tính cách của từng ông vua và nét kiến trúc của từng lăng. Lăng Gia Long hùng vĩ, Lăng Minh Mạng uy nghi, lăng Tự Đức Thừa Thiên Huế thơ mộng, lăng Khải Định tráng lệ.
Thưa quý khách, hôm nay trong chuyến hành trình này chúng tôi sẽ lần lượt đưa các bạn tới thăm những công trình này.
Có bạn còn hỏi tôi rằng ‘ Bạn có biết vì sao con người Huế vừa đa cảm lại dịu dàng, vừa thanh lịch và giản dị đến vậy thật là khác biệt với rất nhiều vùng tôi đã đến’ Tôi nghĩ rằng thay cho câu trả lời này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một đôi điều về văn hóa Huế.
Huế là trung tâm quan trọng của phật giáo, ở đây có hàng chục nơi cổ tự trên 300 tuổi và hàng trăm ngôi chùa, Đình, miếu đã tiếp nối ra đời từ đầu thế kỷ, đó là bảo tàng di sản của Thừa Thiên Huế và cũng là nơi xuất phát của những lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình vô cùng phong phú và đa dạng
Thừa Thiên Huế, nơi đây gắn chặt nhiều kỷ niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi có nhiều chiến tích oai hùng của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là nơi sinh sản nhiều anh hùng dân tộc. truyền thống đó tạo cho Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở văn hóa sôi động được nhân dân trong nước và thế giới biết đến và đã thực sự đi vào lòng người.
Thưa các bạn, Thừa Thiên Huế còn quyến rũ du khách bốn phương với tư cách là cái nôi của nền ca nhạc cổ truyền, quê hương của những món ăn Cung đình, dân gian đậm đà ý vị, là nơi ra đời của những tác phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ tinh sảo có truyền thống lâu đời.
Thừa Thiên Huế về mặt không gian còn được hiểu là khu vực lịch sử văn hóa. con người và truyền thống văn hóa Thừa Thiên Huế là một trong những tiềm năng to lớn, có khả năng tăng thêm sức mạnh của thị trường Thừa Thiên Huế. Sự hài hòa không chỉ giữa núi sông với kiến trúc, thiên nhiên với con người mà ngay cả trong lòng người dân Thừa Thiên Huế – vốn bẩm sinh đã là thi sỹ, triết nhân, đa cảm lẫn trí tuệ, giản dị, dịu dàng và thanh lịch.
Nào, các bạn còn chần chừ gì nữa, chúng ta hãy đến với kinh thành Huế một địa danh quan trọng trong chuyến hành trình dến với Huế ngày hôm nay. xin mời các bạn !
Thưa các bạn chúng ta đang đứng bên phía bắc của sông hương là nơi tập trung khu di tích kinh thành Huế
Xin mời các bạn hãy tập trung lại gần tôi hơn. Thưa các bạn hiện giờ chúng ta đang đứng bên ngoài kinh thành Huế . Trước khi vào bên trong tôi xin được giới thiệu mấy nét khái quát về lối kiến trúc của kinh thành. Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Phương Đông với ba vòng thành: Phòng thành, Hoàng Thành và tử cấm thành, lấy núi Ngự Lâm tiền án, Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm “Tả long hữu hổ “, ba mặt Bắc Đông Tây có Sông Đào Hệ Thành Hà cùng với Sông Hương ở mặt nam tạo Thành thế “tứ thủy triều quy” hội đủ các thế ưu thắng của chốn đế đô theo luật phong thủy
Kiến trúc của kinh đô Huế ảnh hưởng kiến thức vô băng (kiểu thành lũy nổi tiếng của kỹ sư VAUBAN ở châu âu trong các thế kỷ 17, 18) tuy có nhưng bị lút chìm đi trong tổng thể kiến trúc. Phòng thành (còn được gọi với cái tên chung là kinh thành ) có mặt bằng hình gần vuông với diện tích khoảng trên 5 km tường thành có chu vi gần 11km, cao gần 7m, dày 21m (ở giữa là thành đất nện dày 18m, mặt trong và mặt ngoài xây ốp gạch vồ nung già), phía Đông Bắc có một thành phụ nhỏ, gọi là Trấn Bình đài (hoặc thành mang cá ), có bố trí 21 ụ pháo dài và nhiều công sự phòng ngự. Vâng thưa các bạn qua đó chúng ta có thể thấy được tính phòng thủ của kiến trúc kinh thành Huế rất kiên cố và đồ sộ.
Tòa thành đồ sộ với những công trình kiến trúc bên trong được xây từ năm 1805, sau nhiều đợt thi công, mãi tới năm 1832 mới tạm hoàn tất. Các bạn có biết để xây dựng một hệ thống kinh thành đồ sộ đến như vậy có thời kỳ hàng ngày huy động tới 8 vạn dân phu binh lính phục dịch. Các địa phương từ bắc tới nam phải nộp thợ khéo, cung ứng gò đá với số lượng cực lớn. nhiều vật liệu và toàn bộ phận kiến trúc lấy từ kinh thành thăng long đưa vào .
Các bạn có biết thành có mấy cửa không ạ? Vâng thưa các bạn thành có 10 cửa và chúng ta đang đứng ở cửa Nam của thành đấy ạ.
ở mặt nam có cửa Đông Nam (cửa Thượng Từ), cửa thế nhân, (cửa ngăn), cửa Quảng Đức (cửa Sập)
- Cửa chánh Nam (Cửa nhà đồ), ở mặt đông có cửa chánh đông (cửa Đông Ba), cửa Đông Bắc (cửa Kẻ Trài).
- ở mặt Tây có cửa Chánh Tây, cửa Tây Nam (cửa Hữu)
- ở mặt Bắc có cửa chánh Bắc (cửa Hậu), cửa Tây Bắc (cửa An Hòa)
cửa thành là một khối góc cạnh vuông vức, bề thế, có vọng lâu cao, mái lợp ngói âm dương, bốn góc mái uốn cong đắp hình con dao, tường trổ cửa tròn , kết hợp hài hòa với những đường nét thẳng băng hoặc gẫy góc của tường thành tạo nên vẻ đẹp trầm hùng , cổ kính .
Hiện giờ thì chúng ta đang đứng ở cửa phía Nam. Phía chính giữa mặt tiền của phòng thành (mặt phía nam) là kỳ đài ba cấp đồ sộ, cao tới 17m50, trên dựng cột cờ cao 37m trong thành, ngoài khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành còn có các dinh thự công sở của Triều đình, như nơi làm việc của cán bộ viện, Quốc Tử Giám, Khâm Thiên Giám , Tàng Thư Lâu ..và một số công trình tuyệt tác khác như Ngự Hà, hồ Tịnh Tâm..vv.Ngự Hà vốn là sông Kim Long chảy qua kinh thành được sửa lắn lại cho phù hợp với ý đồ thiết kế xây dựng kinh thành. Hồ Tịnh Tâm là một khúc lòng sông cũ, đựợc đắp lại thành hồ. Trên hồ có ba đảo nhỏ mang tên Bồng Lai, phương trương, Minh Châu thời Gia Long là nơi để kho thuốc súng, (một biện pháp cách ly, phòng cháy nổ ),về sau kho thuốc súng được rời đi nơi khác, trên đảo xây dựng nhiều lần gác đình tạo, biến thành các yếu ẩm du hí. ba đảo được nối với nhau bằng những nhịp cầu cong, xinh xắn duyên dáng. hồ thả sen trắng thơm ngát tạo thành cảnh đẹp nổi tiếng của kinh thành.
Nơi mà chúng ta sắp vào sau đây là Hoàng thành Tử Cấm Thành gọi chung là Đại Nội. về vị trí thì Hoàng Thành nằm gần mặt tiền của phòng Thành, xây trước Phòng Thành một năm(1804) gần ba chục năm sau mới tạm coi là hoàn thành (1833) cũng có hình gần vuông, chu vi gần 2500m, chiếm một diện tích gần 38ha. Tường Thành xây bằng gạch cao hơn 4m, dày gần 1m, xung quanh có hào vây bọc là Kim Thủy Chì trên có 10 chiếc cầu như các bạn đã thấy. 4 mặt thành mở thành 4 cửa. Ngọ Môn, cửa chính ở mặt tiền (phía nam ), Hòa Bình ở mặt hậu (phía Bắc ), hiển nhân ( bên Trái ), Chương Đức (bên phải). bên trong Hoàng Thành , ngoài khu vực tử cấm thành ở vào vị trí trung tâm còn có một số khu vực khác với những chức năng riêng biệt ngăn cách nhau bằng những bức tường gạch cao trên 2m, về đại thể bao gồm: khu vực tiến hành các nghi thức triều chính trọng đại trong đó có Ngọ Môn, Sân Đại Triều Nghi, Điện Thái Hòa, khu vực thờ phụng tổ tiên, trong đó có triệu Miếu, Thái Miếu, hưng Miếu, Thế Miếu, Điện Phung Tiên, nơi ở của Thái Hoàng, Thái Hậu, Hoàng Thái Hậu (bà Nội Vua, Mẹ Vua ), có cung duyên thọ, cung trường sinh .Nơi đặt các kho, xưởngcung ứng nhu cầu sinh hoạt của Hoàng GiaNơi đặt nhà học vườn chơicủa các hoàng tử ( Vườn Cơ Hạ, Điện Khâm Văn).
Bây giờ tôi và các bạn sẽ cùng đến Khu vực tiến hành các nghi thức triều chính trọng đại trong đó có Ngọ Môn, Sân Đại Triều NGhi, Điện Thái Hòa, khu vực thờ phụng tổ tiên. Xin mời các bạn đi cùng tôi!
Ngọ Môn cổng chính của Hoàng thành, mở về phía nam nhìn thẳng ra kỳ đài ở mặt tiền phòng Thành một công trình độc đáo có kết cấu hai phần: Đế và Lầu. Phần đế là khối kiến trúc phần chữ U xây bằng đá và gạch vồ, cạnh đáy đo được gần 56m, cao khoảng trên 5m, hai hàng chữ U nhô ra phía trước tới 27m. Giữa cạnh đáy trổ ba cửa lớn ,hình chữ nhật đứng. cửa giữa là lối ra vào của nhà vua rộng hơn 3m, cao hơn 4m, hai bên là tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn phía trên cửa Giữa có hai chữ Ngọ Môn bọc vàng khá lớn, lớp vàng đã bị bóc mất từ lâu. Xuyên suốt hai hàng chữ U là hai nối đi dài tới 25 m, uốn gập thước thợ, trổ thành hai vòm của ở hai mé bên đâu càng, đối diện nhau. đó là tả dịch Môn và Hữu Dịch Môn . Mặt Tiền của hai đầu càng chữ U đều trổ cửa sổ hình tròn, trang trí chữ thọ cách điệu.
Mặt trên của phần đế lát gạch Bát tràng , xung quanh chạy lan can ghép gạch hoa đúc rỗng tráng men với nhiều kiểu trang trí khác nhau. Trên mặt bằng này là lầu ngũ phụng hai tầng, hai lớp mái, gồm một dãy lằm ngang ở giữa (trên cạnh đáy hình chữ U của phần đế ) và hai dựa lâu nằm dọc (trên hai càng chữ U của phần đế ) 100 cột lim sơn son trong đó có 48 cột xuyên suốt cả hai tầng lầu đỡ hệ thống mái tạo thành chín lóc lầu, lợp ngói tráng men (hoàng Lưu Ly, ngói men vàng ở giữa thanh Lưu Ly, ngói men xanh lục ở hai bên ). mái lâu trang trí hồi Long , lá lật , Giơi ngậm kim tiền, cúc chúc lan mai bằng mảnh sứ ghép gắn trong các ô hộc. Bây giờ xin mời các bạn cùng với tôi đi vào trong sân đình.
Sân Đại Triều Nghi và điện Thái Hòa
Thưa các bạn đây là cầu Trung Đạo, cầu được bắc ngang hồ Thái Dịch với hai bài môn thanh mảnh cột đồng rồng cuốn, biển ngạch pháp lam màu rực rỡ ở hai đầu cầu, Qua cầu này chúng ta đứng trước một sân rộng, chia làm ba cấp. Đó là Đại Triều Nghi ( còn gọi là sân Rồng ) nơi trăm quan văn võ và đại biểu “trăm họ” chầu vua. Quan sát trong sân các bạn có thấy điều gì kỳ lạ không? Vâng đây là những tấm bia đá hoa ghi rõ vị trí của các quan chức theo phẩm rật. Khu vực thấp nhất gọi là “đệ tam bái đình” ( sân trầu thứ ba ) dành cho các hương hào kỳ lão và họ ngoại nhà vua ( được vời vào chầu nhân dịp đặc biệt nào đó, như lễ mừng thọ nhà vua chẳng hạn ). Phía trên đệ nhị bái đình, cao hơn một cấp, dành cho các quan từ cửu phẩm đến tứ phẩm; đệ nhất bái đình cao nhất Sát thềm điện Thái hòa, dành cho các quan từ tam phẩm đến nhất phẩm. Điện làm theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”( nhà kép ghép dọc ), dựng trên nền chữ nhật cao hơn “đệ nhất bái đình” khoảng một mét và cao hơn phía mặt đất ngoài sân tới gần hai mét rưỡi. Tiền điện ( hoặc tiền tích, tiền doanh , tiền đường ) nằm ở phía trước cao hơn 10m, gồm 7 gian chính, 2 chái lợp hai đầu có tường bao trổ cửa sổ tròn; chính điện nằm sát phía sau tiền điện, cao hơn tiền điện khoảng 2m, gồm 5 gian 2 chái
Mái điện trước đây lợp ngói ống men vàng. Bờ mái, bờ nóc trang trí hình rồng; phần “cổ diên đắp ô hộc gắn hình trang trí và những bức tiểu họa, tiểu thị tráng men pháp lam . Chính giữa nóc tiền điện có gắn bầu rượu bằng pháp lam.
Xin mời các bạn đi vào bên trong quan sát Bên trong tiền điện không làm trần . Nơi mái tiền điện và chính điện tiếp giáp nhau có đặt máng xối, bên dưới là trân thừa lưu (vỏ cua ) trang trí thanh nhã, nối liền với trần của chính điện. Trần của chính điện có chia thành nhiều ngăn treo đèn lồng ra giữa, phía trong cùng của chính điện có kê bục cao ba tầng trên đặt ngai vàng. Phía sau ngai vàng là bức trướng lớn thêu rồng. Phía trước ngai đặt bàn nhỏ khảm
Xà cừ đỉnh đồng. Nhìn bao quanh gian giữa các bạn sẽ thấy ở phía trên là những lớp y môn lộng lẫy trạm trổ tỉ mỉ. Phối hợp hài hòa với những hàng cột trang trí bằng mây, rực rỡ vàng son liền kề các hàng cột có bầy nhiều độc bình ché, chậu cảnh đều là đồ sứ cổ quý giá
Điện Thái Hòa là nơi thiết đại triều (vào ngày mồng một và hàng tháng) và tổ chức các cuộc đại lễ (lễ lên ngôi, lễ mừng thọ, lễ tuyên thệ gọi tên các vị tân khoa trong các cuộc thi đình .vv)
Bây giờ chúng ta sẽ sang cung Diên Thọ đây là nơi ở của Hoàng Thái Hậu. Xin mời các bạn
Cung Diên Thọ. Nơi ở của Hoàng thái hậu (mẹ vua) dựng năm 1804, ở ngoài khu vực Tử Cấm Thành (mé bên phải), ngoài cung còn có nhiều công trình lớn nhỏ khác nữa, nằm gọn trong một khu vực hình chữ nhật chu vi trên 500m, có tường cao vây bọc.
Qua cổng chính sẽ tới sân rộng, có tấn bình phong đồ sộ án ngữ phía trước. Hai bên sân có một số công trình kiến trúc, bên trái là nhà Tả Trà, bên phải là lầu tịnh minh. Cung diên thọ nằm ở vị trí trung tâm, dựng theo kiểu "Trùng thiềm điệp ốc” nền thấp có hiên rộng, mái lợp ngói âm dương, trang trí hình chim phượng; bờ nóc bờ mái, dải cổ diêm ... đắp ô hộc, gắn những bức tiểu họa nhiều màu sắc. Các bộ phạn kết cấu gỗ trong Cung Diên Thọ đều làm bằng gỗ lim không sơn son thiếp vàng, chỉ đánh bóng hoặc chạm hình hoa lá cách điệu và các mẫu hình trang trí truyền thống khá thanh nhã tinh tế tòa chính gồm bảy gian; hai gian đầu bên phải và hai gian đầu bên trái được ngăn thành các buồng, kín đáo riêng biệt nhưng hơi tối; ba gian giữa là nơi tiếp đón khách . Phía sau cung Diên Thọ là điện Thọ Ninh bên trái là tạ Trường Du, bên phải là Am Phước Thọ tất cả đều nối với cung bằng một hệ thống hành lang có mái che. Cung Diêm Thọ cũng được nối liền với điện Câu Thành (nơi vua ở ) và Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường bằng hệ thống trường lang có mái che tạo lối đi lại rất thuận tiện trong mọi thời tiết
Cung Diên Thọ là một công trình lớn có nhiều vẻ đẹp độc đáo thâm nghiêm ấm cúng trang nhã còn được bảo tồn cho tới nay
Thế miếu, là nơi thờ phụng vua và hoàng hậu nhà Nguyễn, xây dựng thời Minh Mạng, là một khối nhà ghép kiểu “trùng thiềm điệp ốc” đồ sộ, bề thế, dài tới năm chục mét, chiều sâu lòng nhà gần ba chục mét, dựng trên nền cao gần một mét bó đá xanh; mái lợp ngói lưu ly men vàng, trang trí hồi long, bầu rượu pháp lam ngũ sắc; phần cổ diên giữa hai tầng mái khá rộng, chia thành nhiều ô hộc, gắn bức tiểu họa biểu thị nhiều màu. Bộ khung nhà bằng gỗ lim được sơn thiếp vàng son rực rỡ, trần thừa lưu trạm trổ chau chốt; trần chính doanh sơn vàng, nội thất có khá nhiều màu trang trí cổ điển, chạm trổ khá tinh xảo; nhiều tiểu họa tiểu thi khá tinh tế gắn trong lòng các ô hộc làm tăng thêm vẻ đẹp của các bộ phận kết cấu gỗ
Thái miếu khi mới xây xong chỉ thờ Gia Long. Cho tới nay, trong miếu thờ 10 vua : Gia Long ( 1802 –1819), Minh Mạng (1820 –1840) , Thiêu trị ( 1841 –1847) , Tự Đức( 1848 – 1883) Kiến phúc (1883-1884) , Hàm nghi (1884-1885) , Đồng Khánh ( 1886 –1888) , Thành Thái (1889 –1907 ) ,Duy Tân (1907 – 1916), Khải Định (1910 –1925). Ba vua Hàm Nghi , Thành Thái, Duy Tân vì chống Pháp nên mãi thế kỷ này mới đưa vào Thị Miếu
ở mỗi gian, phía ngoài, phần tiền doanh, bày án thờ sơn son; phía trong, sau bức màn vẽ rồng mây ngũ từ trần thừa lưu buông rủ xuống, thuộc phần chính doanh , đặt sập thờ và bàn thờ bày các đồ tiếp khí , tiếp đó ở trong cùng là khám thờ lớn bày bài vị vua và hoàng hậu.( Gia Long và hai hoàng hậu Thừa Thiên và Thuận Thiên thờ ở hai gian giữa; Minh Mạng và hoàng hậu thờ ở gian thứ hai bên trái; Thiệu trị và hoàng hậu thờ ở gian thứ hai bên phải; Tự Đức và hoàng hậu thờ ở gian thứ ba bên phải .....)
Trước Thế Miếu là một sân tế rất rộng; giữa là sân chính, hai bên có sân phụ. Từ thềm xuống sân có ba khối bậc cấp có rồng đá làm thành bậc. khối cấp bậc ở giữa rộng nhất, có bốn con rồng đá làm thành bậc, chia bậc cấp làm ba lối lên xuống. Trên sân còn bày chậu cảnh đặt trên đôn đá, chạm khắc công phu. Quanh sân có trồng nhiều cây. Có cây tùng, dáng đẹp gọi là “tùng Thế Miếu”, tương truyền được trồng cách đây 150 năm. Đặc biệt trước Thế Miếu có bày chín đỉnh đồng cực lớn ( cửu đỉnh ), mỗi đỉnh có một tên riêng; Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh Huyên Đỉnh. Lớn nhất là Cao Đỉnh (nặng 2755kg; cao trên hai mét; đường kính miệng đỉnh hơn một mét) Trên mỗi đỉnh có 18 hình khắc chạm nổi kèm theo chữ, miêu tả hiện tượng thiên nhiên (như mặt trời, trăng sao, cầu vồng mây .....) núi sông đất nước (biển Đông, sông Cửu Long, sông Thao, đèo Ngang, cửa ải Hải Vân...) chim muông, cỏ cây, hoa lá và sản vật địa phương (hổ, rồng, trĩ , ba ba, lợn cá rô, cà cuống, lúa, hành, tỏi, nghệ, rau tía tô, hoa dâm bụt, hoa ngọc lan, hoa tử vi, quả vải, quả mít....) các vật dụng khí tài ( thuyền buồm, đại bác, súng phun lửa, xe tứ mã.....), tất cả bao gồm 162 hình lớn nhỏ, nói lên được phần nào cảnh quan hùng vĩ của núi song và tài nguyên sản vật phong phú đa dạng của đất nước, đánh dấu trình độ kỹ thuật bằng khá cao của ngành đúc đồng của nước ta hồi đầu thế kỷ 19.
Cũng thuộc khu vực Thế Miếu, còn có một số công trình kiến trúc có giá trị khác nữa như; Hiểu Lâm Các, Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự (thờ các công thần ) và một hệ thống của tam quan (một chính hai phụ ) xây cất công phu, trông khá đồ sộ với nhiều tầng mái giả, góc uốn cong, những dải cổ diên đắp ô hộc gắn hình rồng phượng, hoa lá , long mã, bát cửu khá tinh xảo .... Hiển Lâm Các ở phía trước Thế Miếu, ba tầng mười hai mái. Toàn bộ chiều cao đạt tới 15m, tầng dưới bao gồm ba gian hai chái, tầng giữa chỉ có ba gian, tầng trên cùng chỉ là một gian lầu, vì vậy trông kiểu dáng càng thanh thoát vút lên....Tầng dưới hai chái ở hai bên đều có tường bao, có cửa sổ gắn gạch trổ hoa ba gian giữa để trống. ở gian chính giữa có bốn cây cột cái cao tới trên 12m, xuyên xuốt ba tầng đỡ bộ khung mái của tầng lầu trên cùng; xung quanh là bốn cột nhỡ cao khoảng 8m, đỡ kết cấu rầm xà, con sơn nâng bộ mái ở tầng giữa; 16 cột quân cao khoảng 3m đỡ các tầng mái và tầng dưới cùng những hành lan can con tiện chau chuốt được lắp đặt khéo léo vây quanh những vách gỗ, cửa lá hoặc các khoảng trống của các gian ở ba tầng. Từ tầng dưới lên tầng giữa và tầng trên cùng đều có cầu thang gỗ, thành bậc tay vịn chạm trổ khá tỉ mỉ .
Mái Hiển Lâm Các lợp ngói ống tráng men vàng, đầu bờ nóc, các góc mái đình con giao. Giữa bờ nóc mái lầu trên cùng có gắn bầu rượu.
Mặt trước và mặt sau Hiển Lâm Các nối thềm cao với sân, có chín bậc cấp rộng với bôn con rồng đá chia thành ba lối lên xuống
Hiển Lâm Các là một công trình kiến trúc độc đấo cao nhất trong số các kiến trúc trong Hoàn thành cùng với các cửa Tam quan đã góp phần làn tăng thêm vẻ trang trọng tôn nghiêm của nơi thờ phụng.
Phu Văn Lâu, tòa nhà hai tầng ở phía trước, kinh thành Huế, được xây dựng vào thế kỷ 19, nơi niêm yết các chiếu thư chỉ dụ của nhà vua treo bảng vàng ghi tên tiến sỹ, phó bảng trong các cuộc thi đình và cũng là nơi tổ chức các cuộc vui mừng thọ nhà vua Lầu dựng trên nền cao, hình vuông mỗi bề khoảng trên 12m, lát đá cẩm thạch . xung quanh nền có lan can bậc cấp và sân lát gạch . Muời sáu cột lim tròn loại lớn ( 4 cột cái cao tới 8m, 1 cột con tới khoảng 3m ) sơn son đặt trên đá tảng dưới vuông trên tròn , nâng đỡ hai tầng mái lợp ngói tráng men (ngói hoàng lưu ly ) .Tầng dưới để trống; tầng trên cả bốn mặt đều dựng đố bảng, có cửa sổ tròn ở hai mặt trước sau và cửa sổ vuông ở hai mặt hữu tả, phía ngoài lan can con tiện vây quanh. Nóc là đắp đôi rồng chầu mặt trời, góc mái đắp hình con giao. Bờ nóc, bờ quyết đều chia thành ô hộc có hình trang trí các hình hoa lá mảnh sứ nhiều màu.
Dưới mái lầu có treo biển đề ba chữ lớn “Phu Văn Lâu”. Hai bên mặt tiền dựng hai tấm bia đá , khắc mấy chữ “ khuynh cái hạ mã “ nhăc nhở mọi người qua đây phải “ nghiêng lọng xuống ngựa” để tỏ lòng tôn kính. Sân trước có đặt hai khẩu thần công loại nhỏ đúc bằng đồng .
Sau năm 170 năm kể từ ngày xây dựng ( tháng 7 năm 1819) Phu Văn Lâu đã trải qua nhiều lần sửa sang tu bổ, nhiều vật liệu xây dựng đã bị thay thế, một số bộ phận kiến trúc, bài trí đã bị mất hoặc đổi rời vị trí nhưng Phu Văn Lâu vẫn tồn tại trong vẻ đẹp tổng quát thanh nhã cân xứng hài hòa cố hữu của nó Bên Ngọ Môn đồ sộ và Kỳ Đài Hùng vĩ, như câu ca dao xưa đã mô tả:
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba cấp, Phu Văn Lâu hai tầng
Thưa các bạn chúng ta đang cùng tiến vào khu vực Tử Cấm Thành là vòng thành cuối cùng trong hệ thống kinh thành Huế.Vâng trước mắt các bạn là Tử Cấm Thành đây Là nơi ăn ở làm Việc của nhà vua , ở đây các bạn sẽ được tận mắt quan sát những cung Điện lầu gác hết sức nguy nga và tráng lệ, Nhìn một cách bao quát các bạn sẽ thấy mặt bằng cung điện chỉ hình gần vuông, mỗi cạnh rộng khoảng 300m,tường thành xây bằng gạch, cao 3m50, mở bảy cửa: Hưng Khánh , Đông An, Gia Tường, Tây An, Trường Loan, Nghi Phụng
Xin giới thiệu với các bạn đây là cửa Đại Cung Môn. Nằm ở Mặt tiền (phía nam) thì đây là cửa duy nhất. Qua Đại cung Môn chúng ta đang dứng trước Điện Cần Chánh đây là nơi làm việc của nhà vua. mời các bạn vào trong thăm quan. Tiếp theo đó là Điện câu Thành đây là nơi ở của nhà vua. Phía sau Điện Câu Thành là Cung Khôn Thái nơi ở của Hoàng Hậu xung quanh là một loạt các công trình kiến trúc lớn nhỏ khác như Điện Kiến Trung (xây về sau), Điện Văn Minh, Điện võ Hển, Điện Đông Các, Duyệt Thị Đường (nhà hát ) Thượng Thiện Đường (nhà nấu ăn cho vua) Thái Y Viên (nơi phục vụ thuốc thang cho vua ) Thị Vệ trực phòng (nơi túc trực các quan võ hầu cận ) Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách ) các viện Đoan Thuận, Đoan Hoà, Đoan Trang, Đoan Huy, Đoan Trường (nơi ở của phi Tần ) Thượng Uyển (vườn ngự ) và nhiều lầu gác đình tạ, Hồ Sen Vườn cảnh khác nữa.
Thưa các bạn một loạt các công trình kiến trúc chủ yếu trong Đại Nội chúng ta vừa thăm quan đều nằm trên đường trục chính kéo dài từ Kỳ Đài cho Tới cửa Hoà Bình. các lâu Đài cung Điện, Đền , Miếu khác phần lớn đều nằm đăng đới hai bên đường trục chính này. Khoảng trên 100 công trình xây dựng lớn nhỏ, chính phụ, với những chức năng khác nhau, đều được thiết kế tỷ mỷ chính xác, bố trí chặt chẽ, thi công hoàn hảo biểu nộ những vẻ đẹp riêng và ăn nhập khung cảnh xung quanh . tất cả đều phục vụ cho một tư tưởng chủ đạo, đó là ý thức tôn quân và sự phục tùng trật tự tôn ty phong kiến .
Nhìn chung, kiến trúc ở kinh thành Huế có vẻ đẹp hài hoà, cân đối, thanh thoát, trang nhã, được cỏ cây hoa lá Hồ Sen điểm tô cho thêm phần tươi tắn xinh động tuy tôn nghiêm nhưng không lạnh lẽo,nguy nga đồ sộ nhưng không tạo ra cái thế áp đảo đối với con người. Qua gần 2 thế kỷ với bao phen binh lửa, phần lớn các cung điện, lâu đài đình tạ kể trên đã bị đổ lát, tuy nhiên vẫn còn một số cung điện lâu đài đang được nhân dân ta và cộng đồng quốc tế đóng góp nhiều công sức để tôn tạo nhằm mãi mãi giữ gìn một di sản văn hoá quý báu cho các thế hệ mai sau.
Cùng với các hệ thống thành quách đồ sộ và các lâu đài cung điện nguy nga lộng lẫy bên bờ Sông Hương thơ mộng, lăng tẩm các vua nhà Nguyễn trầm mặc nương mình dưới bóng thông xanh đã góp phần tạo nên cảnh sắc hết sức độc đáo của chốn cố đô.
Trong số các bạn có bạn nào biết ở Huế có bao nhiêu lăng tẩm không ạ? Vâng thưa các bạn Nhà Nguyễn có 13 đời vua, nhưng do những hoàn cảnh lịch sử phức tạp có phần bi tráng nữa, nên hiện nay chỉ có 8 lăng với những nét riêng biệt và vẻ đẹp khác nhau. trong đó có 4 lăng nổi tiếng đã được các nhà văn hóa Đông - Tây phong tặng 4 chữ đúng với tính cách của từng ông vua và nét kiến trúc của từng lăng. Lăng Gia Long hùng vĩ , Lăng Minh Mạng uy nghi, lăng
Các lăng tẩm ở Huế đều nằm ở man Tây Nam Kinh thành xa nhất là lăng Gia Long (16km), gần nhất là lăng Dục Đức (3km). Đất xây lăng được lựa chọn cực kỳ thận trọng theo đúng tiêu chuẩn tối ưu của thuật phong thủy, có núi án, núi chầu, có hồ tụ thủy, có khe có suối lưu thông. Phần lớn các lăng đều được xây dựng ngay khi nhà vua còn đang trị vì (theo quan niệm “tức vị trí lăng “).
Nhìn chung, cấu trúc của một lăng thường được chia làm hai khu vực: khu thờ phụng tưởng niệm (tẩm) và khu phần mộ (lăng). Các công trình kiến trúc chủ chốt được bố trí theo trình tự nhất định trên một trục chính xuyên suốt cả khu vực hoặc trên những trục song song, về đại thể bao gồm: Cổng lớn; bái đình (sân chầu, hai bên có tượng quan văn, quan võ, voi ngựa; bi đình (nhà đặt bia “ thánh đức thần công”), sân tế nhiều tầng cấp; tẩm điện (điện thờ, nói nhiều công trình phụ như Đông phối Diện, Tây phối Diện ở hai bên phía trước thờ các công thần; tả tùng viện, hữu tùng viện, nơi ở của các cung nhân lo việc đèn nhang hương khói); Bửu thành (nơi đặt phần mộ). Ngoài các công trình kiến trúc chủ yếu trên đây, trong các lăng thường còn có các Hồ Sen, núi giả,vườn hoa, vườn cây, đồi thông, cầu, quán, đình, tạ v.v,tạo thành những cụm kiến trúc gắn bó hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Vây quanh khu lăng tẩm là một dãy trường thành (la thành , cũng có lăng không xây la thành); ngoài la thành còn có vành đai bảo vệ rất rộng gọi là “đất quan phòng”, ngày xưa tuyệt đối không ai được xâm nhập, dù chỉ để cắt cỏ , kiếm củi. Các thành phần cấu trúc của một khu lăng tẩm nhìn chung là như vậy, nhưng mỗi lăng lại có một kiểu thức sắp đặt phối trí riêng, phản ánh được phần nào tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ, cá tính thị hiếu v.vcủa từng ông vua.Và bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp của từng lăng để thấy được nét riêng biệt và độc đáo của từng lăng.
Lăng tiếp theo mà tôi và các bạn tới thăm là Lăng Tự Đức. Cách kinh thành chừng 7 km , giữa một rừng thông rộng lớn cùng với nhiều cây cao bóng cả khác. Cả khu vực lăng được bao quanh bằng một vòng la thành, đoạn thẳng, đoạn gấp khúc, tạo nên một hình đa giác, mở bốn cửa ;hiện nay ra vào lăng thường qua Vụ Khiêm ở mặt bên .Mặt chính có hai cửa ( Tự Khiêm và Thượng Khiêm , cách nhau một quãng ngắn , được nối liền bằng một bình phong )
Lăng Tự Đức cũng chia làm hai khu vực , nơi thờ cúng (tẩm) và nơi đặt phần mộ (lăng ), nhưng không bố trí trên trục chính xuyên tâm như lăng Minh Mạng .ở đây chúng ta thấy một sự phá cách theo hướng bố cục tự do nhưng vẫn tuân thủ chặt chẽ tu tưởng chủ đạo trong ý đồ xây dựng lăng tẩm của các bậc đế vương ( nổi bật nhất là ý thức tôn quân và tôn ti trật tự phong kiến ) và vẫn cố gắng đáp ứng một cách đầy đủ nhất những chuẩn mực tối ưa của thuật phong thủy
Lăng xây dựng xong vào năm 1867 .Mười sáu năm sau , năm 1883, vua tự đức mới qua đời . Lúc còn sống nhà vua vẫn thường ra đây nghỉ ngơi giải trí đọc sách ngâm thơ .Vì vậy trong lăng còn rất nhiều công trình kiến trúc rất đẹp như cung điện, lầu gác đình tạ, cầu quán, hô sen, vuờn cảnh nhà hát., phối trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, tạo nên nhiều vẻ đổi thay kỳ thú.
Lúc đầu lăng mang tên Khiêm Cung sau đổi tên là Khiêm Lăng. Tên của 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ trong lăng đều có chữ Khiêm nhằm biểu đạt ý nguyện “khiêm nhượng” của nhà vua.
Qua cửa Vụ Khiêm, có con đường lớn không kéo dài thẳng băng mà mềm mại uốn khúc, dẫn tới các khu vực khác nhau trong lăng. Bên phải lối đi là hồ Lưu Khiêm, giữa hồ là đảo Tịnh Khiêm, nơi nuôi chim thú nhỏ và trồng nhiều cây cảnh, hồ có ba nhịp cầu, (Cầu Tiễn Khiêm, cầu Do Khiêm, Cầu Tuần Khiêm. Ven hồ có hai nhà thủy tạ, nơi vua đọc sách, hóng mát và cũng là bến thuyền rồng, Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ. Xung Khiêm tạ ở phía bên kia hồ là một kiểu nhà ghép tiếp mái gồm hai tòa nhà đặt trên hai độ cao chênh nhau, tòa phía sau dựng trên đất liền, tòa phía trước nối tiếp nhà phía sau, nhô ra hồ được đỡ bởi ba hàng cột( 54 cột), phía trên không có tường bao, xung quanh chạy lan can rất thoáng. Dũ Khiêm tạ ở phía bên này hồ, đối diện với Khiêm cung môn, cổng chính đối diện dẫn vào điện Hòa Khiêm, nơi thờ nhà vua và hoàng hậu. Phía trước điện thờ là sân rộng, hai bên có hai dãy tả vu và hữu vu(mang tên Lê Khiêm vu, Pháp Khiêm vu). Sau điện thờ là một mảnh sân hẹp, hai bên sân cũng có hai tòa nhà, một bên là Minh Khiêm đường – nhà hát có sân khấu, cánh gà, buồng trò, chỗ ngồi xem;trần lát ván, có gắn các hình trang trí: mặt trời, mặt trăng, các chùm sao tượng trưng cho “nhị thập bát tú”. Đối diện với Minh Khiêm đường là Ôn Khiêm đường, nơi ở của các cung nhân trông coi việc đèn nhang. Phía sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, nơi thờ bà mẹ vua Tự Đức.
Phía ngoài khu thờ còn có một số công trình phụ khác, vốn là nơi ở của các cung tần và những người hầu hạ phục dịch( lúc nhà vua còn sống). gần đó còn có vườn nuôi nai nữa.
Theo trục đường chính ngoài Khiêm Cung Môn ,đi tiếp theo hướng bắc, sẽ sang tới khu vực đặt phần mộ, nằm song song với khu điện thờ ở bên mé tay trái ,theo hướng tây Đông và lùi vào phía trong một chút. Phía ngoài cùng là bái Đình rộng thênh thang, tiếp đó là Bi Đình đồ sộ, trong đặt tấm bia lớn nhất trong số các Bia “Thánh Đức Thần Công”ở Huế (cao tới 4m, rộng 2.55m dày 0.48m) chạm trổ rất đẹp, hai mặt khắc bài Khiêm cung ký gồm 4935 chữ (cũng là bài văn bia nhiều chữ nhất trong số các bia cùng loại). Hai bên bia đình là hai cột trụ hoa rất cao, tiếp đó là hào bán nguyệt và cuối cùng là bửu thành, nơi đặt mộ nhà vua. các kiến trúc phần mộ được bố trí trên sườn đồi thoai thoải, càng lui sâu vào trong càng lên cao dần . cả khu vực đều rợp bóng thông .
Khiêm Lăng thực sự là một công viên – hoàng cung, được tô điểm một cách tài tình bằng nhiều hồ sen, vườn hoa cây cảnh, cầu quán, đình tạ tạo nên những cảnh sắc thơ mộng, thanh thoát phản ánh được phần nào bản chất nhu nhược, đa sầu, đa cảm của ông vua – thi sỹ trị vì đúng vào giai đoạn đất nước lâm nguy , ngai vàng nghiêng ngả(1848-1883)
Chúng ta đang đứng trước Lăng Khải Định. Các bạn biết không đây là lăng cuối cùng của dòng vua nhà Nguyễn. Lăng được khởi xây từ năm 1920, đến năm 1931 mới hoàn chỉnh. Lăng Khải Định cách cố Đô Huế 10km, nằm trên núi Châu Ê, gọn trong một khuôn viên hình chữ nhật dài 117m, rộng 49m.
Vật liệu chính để xây lăng là sắt thép và bê tông. nhìn xa, lăng giống như tòa lâu đài châu âu hơn là một công trinh kiến trúc châu á. trong khuôn viên của lăng có rất ít cây cối, nhưng đứng từ trên sân chầu trước nhà bia hay đứng từ trên điện Khải Thành nhìn ra, phong cảnh xa xa chung quanh lăng không kém phần hùng vĩ; trước mặt lăng có khe Châu Ê chảy vòng từ trái sang phải, ở phía chân trời có núi chóp vung và núi Kim Sơn chầu vào trước lăng trong vị thế “Tả Long Hữu Hổ “. Rừng thông trước mặt lăng ngày xưa mọc xum xuê, vừa qua bị chiến tranh và thời gian tàn phá, nay bắt đầu mọc lại lác đác.
Điện Khải Thành và cung Thiên Định cùng với cửa tam quan, sân chầu, nhà bia, trụ biểu, nhà phụ trực, nhà quan cư đều là những công trình kiến trúc nửa âu, nửa á. Trên đỉnh cung thiên định có gắn cột thu lôi, bên trong cung có tượng của Khải Định bằng đồng mạ vàng. trong lăng có một hệ thống đèn điện, các tầng sân đều lát gạch hoa. ảnh hưởng kiến trúc châu âu ở đây thật rõ nét.
Cái làm nên giá trị của lăng khải định không phải ở nghệ thuật kiến trúc mà là ở nghệ thuật trang trí nội thất. Điện Khải Thành và cung Thiên Định được điểm tô lộng lẫy và hài hòa bằng những công trình Mỹ thuật kết hợp chặt chẽ trang trí với điêu khắc và hội họa, đó là những tác phẩm khảm mảnh sành xứ và mảnh trai nhiều màu sắc, thể hiện nhiều đề tài truyền thống như các kiểu hoa văn, chữ Truyện, các loài cây cỏ, hoa lá chim thú
Những tác phẩm khảm sành sứ này là những bức phù điêu rất tinh xảo, màu sắc tươi tắn, trang nhã, hài hòa và xinh động gợi cho người xem nhiều hứng thú thẩm mỹ. nghệ thuật trang trí nội thất của lăng khải Định đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của nghệ thuật trang trí Việt nam trong việc kết hợp kỹ thuật ghép ảnh với kỹ thuật khắc trạm nổi và sử dụng chất liệu độc đáo là mảnh sành, mảnh sứ, mảnh chai nhiều để thể hiện đề tài trang trí truyền thống một cách thoải mái ,tự nhiên , đầy chất thơ đây là bằng chứng về thiên tài của những nghệ nhân trang trí nội thất truyền thống ở Huế đầu thế kỷ XX.
Kết luận: Vâng thưa các bạn như vậy chúng ta đã cùng nhau viếng thăm khu vực lăng tẩm Huế. Tôi nghĩ rằng sau chuyến đi ngày hôm nay mỗi người trong các bạn đều có một cảm nhận của riêng mình.
Hiện nay Huế vẫn đang có nhiều các chính sách phát triển du lịch và luôn luôn đổi mới không ngừng các chính sách phát triển du lịch đó.
Sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế là thăm quan các lăng tẩm, đền thác, kinh thành
Phụ lục
Thành phố Vinh - Nghệ An
mã số vùng: 038
I. Khách sạn
1. Khách sạn Phương Đông: 02 Trường Thi
ĐT: 562299 Fax: 562562
2. Khách sạn Giao Tế: 09 Hồ Tùng Mậu
ĐT: 843176 Fax: 696249
3. Khách sạn Thành Vinh: 19 Quang trung
ĐT: 830215 Fax: 830393
4. Khách sạn Hoa Phượng Đỏ: 72 Lê Lợi
ĐT: 841236 Fax: 835673
5. Nhà nghỉ Hồng Ngọc: 24 Lê Lợi
ĐT: 841074 Fax: 841229
II. Nhà Hàng
1. Nhà hàng Huynh Đệ: 120 Hecmam
ĐT: 566912
2. Nhà hàng Hoài Hằng: 119 Minh Khai
ĐT: 841825
3. Nhà hàng Đức Hà: 99 Nguyễn Du
ĐT: 855108
4. Nhà hàng Minh Sứ: 110 Hồng Bàng
ĐT: 566535
5. Nhà hàng Thanh Quyền: 53 Phan Đình Phùng
ĐT: 847228
Mục lục
Lời nói đầu
Phần I: Cảm nhận sau chuyến đi
- Công tác chuẩn bị
- Cảm nhận về các điểm đến
+ Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam
Phần II: Các điều kiện phát triển du lịch ở Huế
- Điều kiện tự nhiên:
- Môi trường xã hội con người
- Các di tích
- Các chính sách phát triển du lịch
Phần III: Xây dựng bài thuyết minh về Huế
- Tổng quan về Huế
- Đại Nội
- Lăng Khải Định
- Lăng Tự Đức
Kết luận
Phụ Lục
Mục lục
Khoa quản trị kinh doanh
Ngành quản trị du lịch
--------@--------
Bản nhận xét đề án môn học
Đề tài: Xây dựng bài thuyết minh về Huế
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Quý
Mã số : 503401054
Nhận xét
Đạt điểm(Cho điểm chẵn)
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2006
Giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3018.doc