Các vấn đề mà đề tài giải quyêt là các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, bao gồm các vấn đề chính sau:
- Quản lý danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH.
- Q/l danh sách lao động và quỹ tiền lương điều chỉnh nộp BHXH.
- Lập sổ chi tiết thu BHXH.
- Lập sổ theo dõi thu nộp BHXH.
- Lập báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH.
- Lập kế hoạch tổng hợp thu BHXH.
Đề tài không đề cập đến công tác thẩm định, kiểm tra các thông tin liên quan đến nghiệp vụ cấp sổ, phiếu KCB cho các đơn vị và cá nhân tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.
33 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Tổng quan về phòng thu và bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.
Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách của Đảng và Nhà nước được thực hiện sau ngày thành lập nước. Chính sách BHXH mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, đảm bảo quyền lợi cho hàng triệu người làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp và đang hưởng thụ các chế độ BHXH. Trải qua gần 60 năm thực hiện chính sách BHXH đã từng bước được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Trước năm 1995 BHXH nước ta thực hiện theo cơ chế bao cấp, nguồn kinh phí thực hiện chế độ BHXH do Nhà nước đảm bảo, tất cả cán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang đều được hưởng chế độ BHXH, chế độ BHXH do Bộ Lao động & Thương binh Xã hội và Tổng liên đoàn thực hiện. Thể chế hoá Bộ luật lao động ban hành năm 1994, ngày 16/2/1995 Chính phủ có nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các Tổ chức BHXH thuộc hệ thống Công đoàn và Lao động – Thương binh & Xã hội với các chức năng tổ chức thực hiện các chế độ BHXH và để thống nhất tổ chức thu, chi BHXH, quản lý quỹ BHXH theo quy định Nhà nước.
Cùng với hệ thống BHXH trong cả nước, ngày 15/6 BHXH tỉnh Hải Hưng được thành lập. Sau 02 năm hoạt động BHXH Hải Hưng được chia tách thành BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH Hưng Yên từ ngày 01 tháng 10 năm 1997, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ - TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận BHYT tỉnh Hải Dương và bắt đầu hoạt động theo mô hình mới, thêm nhiệm vụ quản lý quỹ và chi trả chế độ BHYT cho người tham gia BHYT từ ngày 01/01/2003.
Sau 10 năm thành lập và hoạt động, trải qua các thời kỳ khác nhau, BHXH tỉnh Hải Duơng đã từng bước trưởng thành và phát triển vững mạnh về mọi mặt, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thưởng thụ chế độ BHXH-BHYT góp phần ổn định kinh tế – chính trị – xã hội tại địa phương.
Với những thành tích đã đạt được trong 10 năm qua nhiều tập thể và cá nhân đã được các cấp, các nghành khen thưởng bằng nhiều hình thức cụ thể:
BHXH tỉnh được Chính phủ tặng bằng khen 1 lần, 4 lần được BHXH Việt Nam tặng bằng khen, 1 lần được BHXH Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc, 3 lần được UBND tỉnh tặng bằng khen.
BHYT tỉnh được Chính phủ tặng bằng khen 1 lần, 3 lần được Bộ y tế tặng bằng khen, 3 lần được BHYT Việt Nam tặng bằng khen.
Đã có 250 lượt tập thể BHXH huyện, các phòng nghiệp vụ, 646 cá nhân được Chính phủ, Bộ y tế, BHXH Việt Nam, BHYT Việt Nam, UBND tỉnh, BHXH tỉnh khen thưởng.
Đảng bộ văn phòng BHXH tỉnh nhiều năm liền được Tỉnh uỷ công nhận là trong sạch vững mạnh và tặng bằng khen. Nhiều chi bộ được Tỉnh uỷ tặng bằng khen là chi bộ trong sạch vững mạnh.
Công đoàn BHXH 1 lần được Tổng liên đoàn lao động tặng cờ thi đua xuất sắc
Vị trí và chức năng của Bảo hiển xã hội tỉnh Hải Dương.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh Hải Dương nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gọi chung là bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại Km2 - Đường Nguyễn Lương Bằng – TP.Hải Dương, có dấu, tài khoản riêng.
Nhiệm vụ quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.
Xây dựng chương trình, kế hoạch năm trình tổng giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội: Cấp các loại sổ, thẻ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.
Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Tổ chức hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ người có sổ, thẻ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Tổ chức thực hiện công tác giám định chi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh của người có sổ, thẻ bảo hiểm xã hội, chống lạm dụng quỹ khám chữa bệnh và hướng dẫn nghiệp vụ giám định đối với bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng đúng quy định.
Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hướng dẫn bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện.
Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi bảo hiểm xã hội với các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh để sử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ bảo hiểm xã hội.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền.
Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành bảo hiểm xã hội tỉnh.
Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh theo phân cấp của bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Thực hiện chế độ báo cáo với bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND tỉnh theo quy định.
Chế độ quản lý.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương do Giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc có các Phó giám đốc hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương có 3 Phó giám đốc phụ trách: Quản lý thu, chế độ chính sách, cấp phiếu khám chữa bệnh, giám định y tế và chi BH. Giám đốc và Phó giám đốc BHXH tỉnh do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật.
Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Hải Dương
Hiện nay BHXH tỉnh Hải Dương có 8 phòng nghiệp vụ là: Phòng thu, phòng giám định chi, phòng kế hoạch-tài chính, phòng tổ chức-hành chính, phòng kiểm tra, phòng CNTT, phòng bảo hiểm tự nguyện và 12 BHXH huyện trực thuộc là: BHXH thành phố Hải Dương, BHXH huyện Nam Sách, BHXH huyện Thanh Hà, BHXH huyện Chí Linh, BHXH huyện Kim Thành, BHXH huyện Kinh Môn, BHXH huyện Cẩm Giàng, BHXH huyện Bình Giang, BHXH huyện Gia Lộc, BHXH huyện Tứ Kỳ, BHXH huyện Thanh Miện, BHXH huyện Ninh Giang
Các phòng trực thuộc BHXH tỉnh có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc.
Phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH tỉnh và sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam.
Phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giúp Trưởng Phòng có Phó Trưởng phòng. Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.
Phòng không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có dấu và tài khoản riêng.
Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi chung là BHXH huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, trụ sở đặt tại huyện lỵ, có dấu, tài khoản riêng.
Công tác CNTT tại BHXH tỉnh Hải Dương.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Việc ứng dụng CNTT là một tất yếu khách quan và BHXH tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hiện nay, BHXH tỉnh Hải Dương đang sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ công tác BHXH cụ thể là:
Chương trình kế toán BHXH.
Chương trình , quản lý hồ sơ BHXH, chi trả trợ cấp BHXH.
Chương trình quản lý cấp phát phiếu KCB.
Chương trình xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH.
Chương trình thanh toán viện phí- ứng dụng tại bệnh viện.
Chương trình quản lý công chức của Bộ nội vụ.
Phòng thu
Cơ cấu tổ chức phòng thu.
Phòng thu trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương có 15 cán bộ công nhân viên trong đó có: 1 Trưởng phòng, 2 phó phòng, còn lại là các cán bộ chuyên quản theo dõi huyện và các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
Chức năng
Phòng thu có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu, cấp sổ, thẻ BHXH đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn.
Xây dựng kế hoạch thu BHXH theo kế hoạch hàng năm, quý, tháng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu chi cho BHXH huyện trên cơ sở kế hoạch đă được BHXH Việt Nam giao.
Thực hiện thu BHXH của người sử dụng lao động, người lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng sổ, thẻ BHXH, phiếu khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Cung cấp hồ sơ tài liệu cho các phòng nghiệp vụ có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý của BHXH tỉnh.
Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thu BHXH bắt buộc đối với BHXH huyện, thực hiện thẩm định số thu BHXH gửi phòng kế hoạch – tài chính.
Tiếp nhận, phân loại, khai thác sử dụng và tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến thu BHXH theo quy định.
Thưc hiện chế độ thông tin, thống kê, tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm theo quy định.
Quản lý công chức, viên chức theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Phần II: Báo cáo về đề tài
Tên đề tài: Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương.
Quy định về việc quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.
1. Đối tượng.
1.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
1.1.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của chính phủ gồm:
a> Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động, theo Luật doanh nghiệp bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang, kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trả về tài chính.
Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân, thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.-Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những nhân tố chưa quy định tại điểm a này.
b> Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.
c> Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã.
d> Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, quy định tại điểm a và điểm c mục này, làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới với doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
e> Người lao động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d mục này, đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn được hưởng tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, sử dụng lao động trả thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
1.1.2 Quân nhân, công an nhân dân thuộc diện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ.
1.1.3 Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; Điều 7 Nghị định số 40/1999 của Chính phủ và Điều 1 Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ.
1.1.4 Người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Nghị định số 152/1999/2000 của Chính phủ.
1.1.5 Đối tượng tự đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điểm 9 mục II Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTGXH ngày 12/03/2003 của Bộ Lao động – Thương binh xã hội.
1.2 Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.
1.2.1 Người lao động Việt Nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên làm việc trong:
Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung; bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ điều ước quốc tế mà Cộng hoà xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên.
1.2.2 Cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, cán bộ phường, xã, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ, người làm việc trong các cơ quan dân cử từ cấp Trung ương đến cấp xã, phường.
1.2.3 Đại biểu hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng BHXH hàng tháng.
Các đối tượng quy định tại 1.2.1, 1.2.2, 1.2.3 nêu trên trong thời gian đi học ngắn hạn hoặc dài hạn trong nước vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.
1.2.4 Người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 29/4/1995 của chính phủ.
1.2.5 Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ
1.2.6 Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam quy định Thông tư liên bộ số 68 LB/TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ tài chính-Kế hoạch và đầu tư
1.2.7 Các đối tượng bảo trợ xã hội được nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH
1.2.8 Người nghèo được hưởng chế độ KCB theo quy định tại quyết định số 139/202-QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng chính phủ
1.2.9 Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su)
2. Mức đóng
2.1 Mức đóng BHXH
Mức 20% tiền lương hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.1.1 và 1.1.2 điểm 1.1 mục 1, trong đó người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 5% tiền lương tháng.
Mức 15% tiền lương hàng tháng và sinh hoạt phí đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.1.3; 1.1.4 và 1.1.4 điểm 1.1 mục 1cụ thể như sau:
- Đối tượng tại điểm 1.1.3 đóng 15% mức sinh hoạt phí hàng tháng, trong đó uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đóng 10%, cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5%.
- Đối tượng tại điểm 1.1.4 nếu đã tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng bằng 15% tiền lương tháng đã đóng BHXH liền kề trước khi ra nước ngoài làm việc nếu chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng hàng tháng bằng 15% hai lần mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định tại từng thời điểm.
- Đối tượng tại điểm 1.1.5 tự đóng 15% mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc.
2.2 Mức đóng BHYT
2.2.1 Mức 3% tiền lương hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.2.1 và 1.2.2 điểm 1.2 mục 1 trong đó người sử dụng lao động đóng 2% tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 1% tiền lương tháng
2.2.2 Mức 3% tiền lương tối thiểu hiện hành đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.2.3; 1.2.4 và 1.2.5 điểm 1.2 mục 1, do các cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng.
2.2.3 Mức 3% suất học bổng được cấp hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.2.6 điểm 1.2 mục 1, do cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng.
2.2.4 Mức đóng của đối tượng tại tiết 1.2.7 và 1.2.7 điểm 1.2 mục 1, theo quy định hiện hành của chính phủ, dơ cơ quan có trách nhiệm quản lý đối tượng đóng
2.2.5 Mức 3% tiền lương hưu, trợ cấp hàng tháng do cơ quan BHXH trích từ quỹ hưu trí trợ cấp sang quỹ khám chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại tiết 1.2.9 điểm 1.2 mục 1.
2.3 Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT
Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng, các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, khu vực, đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm đóng BHXH, BHYT. Từ ngày 01/01/2003 mức tiền lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng.
Người lao động làm việc trong các đơn vị quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ và khoản 3 mục II thông tư số 04/2003/TT-BLĐTBXH ngày 17/2/2003 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội thì tiền lương hàng tháng làm căc cứ đóng BHXH, BHYT là mức lương ghi trong hợp đồng lao động theo thang, bảng lương của đơn vị xây dựng, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động làm việc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu tại Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTB & XH ngày 15/6/1999 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phương thức đóng BHXH, BHYT
3.1 Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT
Thực hiện đóng BHXH, BHYT đồng thời, hàng tháng. Chậm nhất là ngày cuối tháng, các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm trích nộp tiền vào tài khoản thu của cơ quan BHXH.
3.2 Đối tượng tham gia BHXH
Hàng tháng Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban cơ yếu chính phủ đóng BHXH cho các đối tượng được quy định tại tiết 1.1.2 điểm 1.1 mục 1.
Đơn vị quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng BHXH 6 tháng 1 lần cho các đối tượng quy định tại tiết 1.1.4 điểm 1.1 mục 1.
Đối tượng được quy định tại tiết 1.1.5 điểm 1.1 mục 1, đóng BHXH hàng tháng 3 hoặc 6 tháng một lần theo đăng ký của người lao động.
Các đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khác thực hiện đóng BHXH hàng tháng.
3.3 Đối tượng tham gia BHYT
Đối tượng quy đinh tại tiết 1.2.3, 1.2.4, 1.2.5, 1.2.6, 1.2.7, 1.2.8 điểm 1.2 mục 1, do các cơ quan có trách nhiệm quản lý đóng BHYT hàng tháng trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc được ký với cơ quan BHXH.
Đối tượng quy định tại tiết 1.2.9 điểm 1.2 mục 1 , do BHXH Việt Nam thực hiện ghi thu quỹ khám chữa bệnh (KCB), ghi chi quỹ hưu trí trợ cấp hàng tháng.
II. quản lý thu - nộp BHXH, BHYT
Quy trình nộp.
1.1 Đăng ký tham gia BHXH - BHYT lần đầu
Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị (gọi chung là đơn vị) quản lý các đối tượng nêu tại mục 1 phần 1 có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT với cơ quan BHXH được phân công quản lý theo địa giới hành chính cấp tỉnh, nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở, hồ sơ đăng ký ban đầu bao gồm:
Công văn đăng ký tham gia BHXH, BHYT.
Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu C45-BH), danh sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu C45a-BH).
Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và người lao động trong danh sách.
Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định danh sách tham gia BHXH, BHYT, số tiền phải đóng hàng tháng hoặc tiền hàng ký kết hợp đồng về BHYT với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng.
Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với quan BHXH tiến hành đóng BHXH, BHYT.
Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu C47-BH, gửi cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh.
Hàng quý hoặc định kỳ theo hợp đồng đã ký kết, cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng tiến hành đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT và lập biên bản (mẫu C46-BH) theo nguyên tắc ưu tiên tính đủ mức đóng BHYT bắt buộc, để xác định số tiền (thừa, thiếu) còn phải nộp trong quý.
Trước 30/11 hàng năm, đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm lập “Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH” (mẫu C45-BH), “Danh sách đối tượng tham gia BHYT” (mẫu C45a-BH) hoặc danh sách đóng BHYT của lưu học sinh” (mẫu C51-BH) để đăng ký tham gia BHXH, BHYT của năm kế tiếp cho đối tượng với cơ quan BHXH được phân công quản lý.
2. Phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT
2.1 Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia BHXH, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và phiếu KCB, kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH, BHYT cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB và thẩm định sổ thu BHXH, BHYT.
2.2 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh)
Bảo hiểm xã hội tỉnh (phòng thu BHXH) trực tiếp thu
Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài.
Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.
Các đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.
Người nghèo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng chính phủ.
Những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu.
Phòng thu BHXH có trách nhiệm:
Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, phiếu KCB đối với các đơn vị do tỉnh quản lý, hướng dẫn BHXH huyện quản lý thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, cấp thẻ BHYT, phiếu KCB cho đối tượng do huyện quản lý, định kỳ quý, năm thẩm định số thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện.
Cung cấp cơ sở dữ liệu về người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn cho phòng công nghệ thông tin để cập nhật vào chương trình quản lý thu BHXH, BHYT và mua thẻ BHYT, phiếu KCB.
Cung cấp cho phòng giám định chi những thông tin về đối tượng đã đăng ký tại các cơ sở KCB theo phiếu KCB đã cấp.
Phối hợp với phòng kế hoạch tài chính lập và giao kế hoạch, quản lý tiền thu BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh quản lý.
2.3 Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện).
Bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp thu BHXH, BHYT.
Các đơn vị trên địa bàn do huyện quản lý
Các đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập
Các xã, phường, thị trấn
Thân nhân sĩ quan tại ngũ quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ.
Đối tượng quy định tại tiết 1.1.5 điểm 1.1 mục 1.
Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quản lý thu, nộp BHXH, BHYT; cấp, hướng dẫn sử dụng sổ BHXH, phiếu KCB đối với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng.
3. Lập và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT.
Bảo hiểm xã hội huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra đối chiếu, tổng hợp và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản gửi BHXH tỉnh trước ngày 20/10.
Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra, đối chiếu lập kế hoach thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu số 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập thành 02 bản (theo mẫu số 5-KHT), 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 20/10.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban cơ yếu chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm.
Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn, BHXH khối lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương, hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để được xem xét điều chỉnh.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH lực lượng vũ trang trong tháng 01 năm sau.
Bảo hiểm xã hội tỉnh, căn cứ dự toán BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh BHXH huyện trước ngày 15/01 của kế hoạch năm.
4. Quản lý tiền thu BHXH, BHYT
Thu BHXH, BHYT bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày.
Không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì, không được áp dụng hình thức gián thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi có chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam.
Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở nên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc sử lý theo pháp quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. BHXH tỉnh, huyện có quyền yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản của cơ quan, đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của cơ quan, đơn vị.
Bảo hiểm xã hội huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12.
Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5.000.000.000 đồng, thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngày về BHXH Việt Nam. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12.
5. Chế độ thông tin báo cáo
5.1 BHXH huyện
Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu số S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-BCT).
Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo hàng tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 tháng đầu quý sau, báo cáo năm ngày 20 tháng 01 năm sau.
Địa điểm gửi BHXH tỉnh.
5.2 BHXH tỉnh
Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo hàng tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-BCT; 8-BCT).
Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 25 đầu quý sau, báo cáo năm ngày 31 tháng 31 năm sau.
Địa điểm gửi: BHXH Việt Nam.
Sơ đồ
quy trình quản lý thu BHXH
Đơn vị sử dụng lao động
C45 - BH
Chứng từ nộp (TK 512)
(1)
Chứng từ do
BHXH lập
C47 - BH
(2)
(3)
(5)
S53-BH
7 – BCT các huyện gửi tỉnh
8 - BCT
BHXH VN
6-BCT
Sổ theo dõi sổ, phiếu KCB
7 - BCT
S03 - BH
2- TBH
(5)
(7)
(11)
(11)
(8)
(9)
(6)
(10)
C46-BH
Chú dẫn:
Đường đối chiếu.
Đường dẫn.
Giải thích sơ đồ:
(1): Chứng từ đơn vị lập gửi cơ quan BHXH.
(2): Cơ quan BHXH gửi trả chứng từ cho đơn vị.
(3): Cơ quan BHXH ghi sổ chi tiết.
(4), (5): Đơn vị và cơ quan BHXH đối chiếu và xác nhận số liệu trên biên bản.
(6); Tổng hợp các biên bản đã đối chiếu với đơn vị sử dụng lao động.
(7): Lập báo cáo tổng hợp các đơn vị trên địa bàn.
(8): Lập biên bản thẩm định.
(9): Đối chiếu với sổ theo dõi S03-BHXH.
(10): Tổng hợp thu BHXH theo mức đóng, khối loại hình quản lý toàn tỉnh gửi BHXH Việt Nam.
(11): Tổng hợp số liệu lập mẫu 6 – BCT.
Danh mục
sổ sách theo dõi và hệ thống biểu mẫu quản lý thu bảo hiểm xã hội
1. Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH Mẫu: C45-BH.
2. Danh sách lao động và quỹ tiền lương điều chỉnh mức nộp BHXH Mẫu: C47-BH.
3. Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT Mẫu: C46-BHXH.
4. Sổ chi tiết thu BHXH . Mẫu: S53-BH.
5. Sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH Mẫu: S03-BH.
6. Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH Mẫu: 7-BCT.
7. Báo cáo tổng hợp thu BHXH Mẫu: 8-BCT.
8. Kế hoạch tổng hợp thu BHXH Mẫu: 4-KHT.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Mẫu C45-BHXH)
Cấp quản lý:…………………………………. Mã đơn vị:
Tên đơn vị sử dụng lao động:……………… Điện thoại số:
Địa chỉ:……………………………………... Tài khoản số:
Tại:
Tỷ lệ trích nộp:
Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH
Năm………….
Số TT
Họ và tên
Số sổ BHXH
Năm sinh
Chức danh nghề nghiệp
Địa chỉ
Tiền lương, tiền công phụ cấp trích nộp BHXH
Tổng số tiền nộp BHXH
Ghi chú
Nam
Nữ
Lương cơ bản
Tổng số
Trong đó: KV, ĐĐ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Cán bộ thu Giám đốc BHXH……. Người lập biểu Ngày…tháng…năm…
(ký, họ tên) (ký, đóng dấu) (ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị sử dụng lao động
(ký, đóng dấu)
Mẫu47 - BH
Cấp quản lý: Ban hành theo Quyết định 140/1999/QĐ-BTC
Tên đơn vị sử dụng lao động: Ngày 15/11/1999 của Bộ tài chính
Địa chỉ: Mã đơn vị:
Tài khoản số:
Tại:
Danh sách lao động điều chỉnh mức lương, phụ cấp nộp BHXH
Tháng……..Năm……..
STT
Họ và tên
Số sổ BHXH
Năm sinh
Chức danh nghề nghiệp
Địa chỉ
Nơi đăng ký KCB
Tiền lương, tiền công đóng BHXH
Chênh lệch
Thời gian
Tổng số tiền chênh lệch
Ghi chú
Nam
Nữ
Mức cũ
Mức mới
Lương cơ bản
Tổng số phụ cấp
Lương cơ bản
Tổng số phụ cấp
Tăng
Giảm
Từ tháng
Đến tháng
TS tháng
Tăng
Giảm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Tổng cộng
Tổng hợp tình hình lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH
Số lao động: - Trong đó số người đề nghị cấp KCB:
Tổng quỹ lương: - Số phiếu thu:
BHXH phải nộp ….ngày…tháng…năm….
Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị
Phần xét duyệt của cơ quan BHXH
Tổng số người cấp Phiếu KCB:……..người
Duyệt cấp đợt này…………phiếu KCB
…ngày…tháng…năm
Cán bộ thu Giám đốc BHXH huyện Trưởng phòng thu Giám đốc BHXH
BHXH Việt Nam Mẫu: 8 - CT
BHXH tỉnh
Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH
Quý…năm…
Số TT
Khối, loại hình quản lý
Số đơn vị
Số lao động
Tổng quỹ lương
BHXH phải thu
Tổng số phải thu
Số đã thu
Số chuyển sang kỳ sau
Trong kỳ
Luỹ kế
Trong kỳ
Luỹ kế
Trong kỳ
Luỹ kế
Thừa
Thiếu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
A
Mức đóng 23%
I
DN Nhà Nước
1
BHXH huyện thu
2
Tỉnh trực tiếp thu
II
DN có vốn ĐTNN
1
BHXH huyện thu
2
Tỉnh trực tiếp thu
III
Doanh nghiệp NQD
1
BHXH huyện thu
2
Tỉnh trực tiếp thu
IV
Hành chính sự nghiệp
1
BHXH huyện thu
2
Tỉnh trực tiếp thu
V
Ngoài công lập
1
BHXH huyện thu
2
Tỉnh trực tiếp thu
VI
Hợp tác xã
1
BHXH huyện thu
2
Tỉnh trực tiếp thu
B
Mức đóng 18%(Xã, phường, thị trấn)
C
Mức đóng 15% (Lao động có TH ở nước ngoài)
1
BHXH huyện thu
Cộng A+B+C
D
Đối tượng tham gia BHYT
1
Đại biểu HĐND
2
Thân nhân sĩ quan
3
Nạn nhân chất độc HH
4
Lưu học sinh
5
Mgười nghèo
6
Người có công
7
Hưu trí
Cộng khối
E
Đối tượng tự đóng BHXH
1
Theo NĐ 41
2
Theo TT07
Cộng khối
G
Khối khác
- Hội nghề nghiệp
- Hộ SXKD, tổ hợp tác
Ngày…tháng…năm…
Người lập biểu Phụ trách thu Kế hoạch – Tài chính Giám đốc BHXH
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
BHXH tỉnh…………. Mẫu: 7-BCT
BHXH huyện……….
Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH
Quý……..năm……..
Số TT
Khối loại hình kinh tế
Mã đơn vị
Số lao động
Tổng quỹ lương
Bảo hiểm xã hội phải thu
Số còn phải thu kỳ trước
Điều chỉnh số phải thu
Tổng số phải thu
Số đã thu
Số phải thu chuyển sang kỳ sau
Trong kỳ
Luỹ kế
Trong kỳ
Luỹ kế
Thừa
Thiếu
Tăng
Giảm
Trong kỳ
Luỹ kế
Thừa
Thiếu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
A
Mức đóng 23%
I
DNNN
1
Đơn vị A
2
Đơn vị B
Cộng khối
II
DN có vốn đầu tư NN
1
Đơn vị A
2
Đơn vị B
Cộng khối
III
Doanh nghiệp NQD
1
Đơn vị A
2
Đơn vị B
Cộng khối
IV
Hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể
1
Đơn vị A
2
Đơn vị B
Cộng khối
B
Mức đóng 18% (Khối XP)
1
Xã A
2
Xã B
Cộng khối
C
Mức đóng 15% (LĐHT nước ngoài)
Cộng A+B+C
D
Đối tượng tham gia BHYT
1
Đại biểu HĐND
2
Thân nhân sĩ quan
3
Nạn nhân chất độc HH
4
Lưu học sinh
5
Người nghèo
6
Hưu trí
Cộng khối
E
Đối tượng tự đóng BHXH
1
Theo NĐ 41
2
Theo TT07
Cộng khối
G
Khối khác
- Hội nghề nghiệp
-Hộ SXKD, tổ hợp tác
Tổng cộng (huyện)
Ngưòi lập biểu Phụ trách thu Kế hoạch - Tài chính …..ngày…..tháng…..năm….
( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Giám đốc BHXH
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu: S53-BH
Sổ chi tiết thu BHXH
Đơn vị…………..
Quý…..
Ngày tháng ghi sổ
Diễn giải
BHXH phải thu trong kỳ
Số chuyển sang kỳ sau
Lao động
Tổng quỹ lương
Số phải thu
Số điều chỉnh
Tổng cộng
Số đã thu trong kỳ
Tăng
Giảm
Thừa
Thiếu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Kỳ trước mang sang
Tháng…………
Tháng………….
Tháng………….
Tháng………….
Cộng
Luỹ kế
BHXH huyện………..
Sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH
Quý ….năm….
Số TT
Tên đơn vị
Số lao động
Tổng quỹ lương
Tổng số phải thu
Tổng số đã thu
Số chuyển sang kỳ sau
Ngày đối chiếu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng cộng
Sơ đồ IFD
Thời điểm
Đơn vị
Bộ phận chuyên quản
Đích
Hàng năm
Hàng tháng khi có biến động so với d/s đăng ký
Hàng tháng khi trích nộp BHXH, BHYT
Khi cần thiết
Hồ sơ đ/k
D/s C47
Chứng từ nọp tiền
Nhập dữ liệu
Thẩm định
Dữ liệu
Lập các báo cáo
Các báo cáo
Tài liệu đã thẩm định
Giải thích:
Dữ liệu bao gồm C45, C47, chứng từ nộp tiền.
C45 Danh sách lao động và quỹ tiền lương trich nộp BHXH.
C47 Danh sach lao động và quỹ tiền lương điều chỉnh nộp BHXH
Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh
Đơn vị
C45
2.0
Ký h/đ
3.0
Nhập C45
Hồ sơ đã t/đ
1.0
Thẩm định
Hồ sơ đơn vị
6.0
Lập báo cáo
5.0
Chứng từ nộp tiền
Đơn vị
4.0
Nhập C47
1
BHXH tỉnh
Danh sách điều chỉnh nộp BHXH
Báo cáo
Số tiền phải nộp
BHXH Việt Nam
Hồ sơ đăng ký
Quản lý thu BHXH, BHYT
Chứng từ nộp tiền
Sơ đồ DFD mức 0
1 đã t/đ
BHXH tỉnh
BHXH Việt Nam
1. Danh sách lao động, quỹ tiền lương điều chỉnh và chứng từ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc.
II. Mục đích của đề tài
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương.
III. Nội dung giải quyết của đề tài.
Các vấn đề mà đề tài giải quyêt là các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, bao gồm các vấn đề chính sau:
Quản lý danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH.
Q/l danh sách lao động và quỹ tiền lương điều chỉnh nộp BHXH.
Lập sổ chi tiết thu BHXH.
Lập sổ theo dõi thu nộp BHXH.
Lập báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH.
Lập kế hoạch tổng hợp thu BHXH.
Đề tài không đề cập đến công tác thẩm định, kiểm tra các thông tin liên quan đến nghiệp vụ cấp sổ, phiếu KCB…cho các đơn vị và cá nhân tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.
Với nội dung như vậy, đề tài dự kiến đựoc trình bày như sau:
Lời nói đầu.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Khảo sát thực tế tại cơ sở thực tập – Phòng thu – Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương.
Tổng quan về cơ sở thực tập
Các quy định về thu BHXH, BHTY bắt buộc.
Mục đích và các yêu cầu đạt được của đề tài.
Chương II: Các vấn đề phương pháp luận trong Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý.
Chương III: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.
Phần chương trình dự kiến gồm 3 phần:
Module Hệ thống: Quản lý về mặt hê thống, thêm hay bớt người sử dụng, phân quyền cho người sử dụng.
Module Xỷ lý: Quản lý các đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, thu và nộp BHXH, BHYT của các đơn vị….
Module Báo cáo: Lên các sổ và báo cáo cần thiết.
Phần kết luận: Nêu những kết quả mà đề tài đạt được, nhược điểm và khả năng phát triển của đề tài.
IV. Công cụ thực hiện đề tài.
Sau một thời gian tìm hiểu em quyết định chọn ngôn ngữ để thự hiện đề tài là: VISUAL FOXPRO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34795.doc