Mục lục
Lời mở đầu 2
1.Lý do chọn đề tài 2
2.Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3.Mục đích ý nghĩa của đề tài 4
4.Phương pháp, phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5
Chương I: Lý luận chung về phương thức tổ chức trang nhất 6
1.1.Dẫn luận vấn đề 6
1.2.Mấy vấn đề về ma-két báo 7
1.2.1. Lịch sử vấn đề và khái niệm ma-két báo 7
1.2.2. Ngôn ngữ hình thức cơ bản của ma két báo chí 9
1.3.Vài nét về báo Sinh viên Việt Nam 16
Chương II: Nghệ thuật xây dựng tổ chức trang nhất cho báo Sinh
Viên Việt Nam 17
2.1. Nghệ thuật lựa chọn thông tin 17
2.2. Nghệ thuật sáng tạo một hình thức thể hiện độc đáo 19
2.2.1 Bố cục, tổ chức vị trí tin bài 19
2.2.2 Nghệ thuật sắp chữ 22
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng màu sắc 24
2.2.4. Nghệ thuật sử dụng kênh thông tin phi văn tự 25
2.3. Nguyên tắc khi thiết kế ma két trang nhất 27
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 32
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng trang nhất báo sinh viên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---------------
NIÊN LUẬN
XÂY DỰNG TRANG NHẤT BÁO SINH VIÊN VIỆT NAM
GVHD :
Sinh viên :
Lớp :
Hà Nội:
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 2
Lý do chọn đề tài 2
Tình hình nghiên cứu đề tài 3
Mục đích ý nghĩa của đề tài 4
Phương pháp, phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5
Chương I: Lý luận chung về phương thức tổ chức trang nhất 6
Dẫn luận vấn đề 6
Mấy vấn đề về ma-két báo 7
Lịch sử vấn đề và khái niệm ma-két báo 7
Ngôn ngữ hình thức cơ bản của ma két báo chí 9
Vài nét về báo Sinh viên Việt Nam 16
Chương II: Nghệ thuật xây dựng tổ chức trang nhất cho báo Sinh
Viên Việt Nam 17
2.1. Nghệ thuật lựa chọn thông tin 17
2.2. Nghệ thuật sáng tạo một hình thức thể hiện độc đáo 19
2.2.1 Bố cục, tổ chức vị trí tin bài 19
2.2.2 Nghệ thuật sắp chữ 22
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng màu sắc 24
2.2.4. Nghệ thuật sử dụng kênh thông tin phi văn tự 25
2.3. Nguyên tắc khi thiết kế ma két trang nhất 27
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 32
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử báo chí Việt Nam được đánh dấu bởi sự xuất hiện của tờ Gia Định báo (1865). Mặc dù ra đời muộn so với báo chí thế giới nhưng chỉ với hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển báo chí Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với chức năng định hướng, quản lý và thông tin giải trí, báo chí Việt Nam đã trở thành phương tiện cung cấp thông tin không thể thiếu trong đời sồng hằng ngày.
Trong kỷ nguyên thông tin ngày nay, con người sống mà không thể không có thông tin. Các phưong tiện truyền thông đại chúng với trang thiết bị hiện đại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Để đảm bảo nhu cầu thông tin của công chúng, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng phải được tăng cường hơn nữa cả về chất luợng và số lượng. Báo chí thế giới và báo chí Việt Nam đều đang tự chuyển mình, có những bước tiến đáng kể.
Mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng báo chí vẫn được coi là 1 loại hàng hoá đặc biệt, hoạt động của báo chí vừa mang mục đích chính trị lại vừa mang mục đích kinh tế. Một khi đã coi báo chí là hàng hoá thì ắt hẳn nó phải chịu tác động của yếu tố cạnh tranh. Thời đại bùng nổ thông tin hiện nay cũng đã làm xuất hiện và phát triển các yếu tố cạnh tranh trong thông tin. Người tiếp nhận thông tin thực sự lúng túng trước hàng núi thông tin hằng ngày, làm sao để tờ báo của mình thu hút đông đảo người đọc là yếu tố sống còn của các cơ quan báo chí.
Tính hiệu quả của báo chí chính là mức độ tác động ảnh hưởng của nó tới bạn đọc, là tổng hoà những kết quả cur yếu tố hình thức và nội dung. Nội dung hay nóng hổi hấp dẫn mang tính thời sự là yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là duy nhất, hình thức của tờ báo chính là yếu tố nhãn quan khiến độc giả quyết định bỏ tiền ra mua tờ báo. Trang nhất của tờ báo vì vậy cũng có vai trò vô cùng quan trọng, nó ví như mặt tiền của một công trình kiến trúc. Tất cả những gì đẹp nhất, hay nhất, riêng biệt nhất đều được tập trung ở đây. Nghiên cứu và tìm hiểu trang nhất của tờ báo không chỉ là yêu cầu của những nhà lý luận báo chí mà nó còn có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại lâu dài của cơ quan báo chí.
Tờ Sinh viên Việt Nam hiện nay đã thực sự tạo cho mình một phong cách trình bày trang nhất riêng biệt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với trang nhất của Sinh viên Việt Nam hiện nay là làm thế nào để có một hình thức thể hiện tiến kịp sự phát triển của thời đại, phù hợp với nội dung, nâng cao nội dung của tờ báo? Đây chính là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài: “Phương thức tổ chức trang nhất trên báo Sinh viên Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Mặc dù lịch sử báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 130 năm phát triển, thực tiễn báo chí đã có nhiêù thành tựu đáng kể nhưng lý luận báo chí hầu như phát triển còn chậm. Cho đến nay, mới có khoảng 60 công trình lý luận báo chí học. Gần đây có một số tài liệu, công trình nghiên cứu được công bố như giáo trình, bài giảng nghiệp vụ, sách lý luận của Khoa báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.
Gần đây đã có những nghiên cứu khoa học của sinh viên nghiên cứu về ma két báo: 1. “Miêu tả Ma két của báo in bằng văn tự tượng hình”- Nông Thị Loan; 2-“ Ma két báo chí tiếng việt hiện thời những vấn đề cần thảo luận”- Lưu Thiên Hương, K39 Báo chí, Trường ĐHKHXH và NV.3-“Ngôn ngữ ma két trên báo Lao động 2000- 2003”- Hoàng Lệ Quyên- K45 Báo chí, Trường ĐHKHXH và NV. Đăc biệt cuốn sách “ Tổ chức nội dung và trình bày báo in” của tác giả Hà Huy Phượng- Phân viện báo chí và tuyên truyền đã cung cấp những kiến thức ban đầu khá đầy đủ về trình bày báo in.
Tuy nhiên thực tế cho thấy những kiến thức về ma két nhìn chung vẫn còn ít so với nhu cầu nâng cao chất lượng ma két hiện nay của báo chí Việt Nam.
Hiện nay, không ít những người làm công tác trình bày makét ở các báo hiện nay làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, vào sự truyền nghề của những người đi trước, vào sự tự mày mò mà thiếu hẳn đi kiến thức khoa học làm chỗ dựa cho công việc. Sự nghèo nàn lạc hậu về trang thiết bị kỹ thuật, hời hợt về kiến thức khoa học đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của công tác trình bày makét báo, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của báo chí.
3. Mục đích, ý nghiã của niên luận
a. Mục đích
Niên luận lần đầu khảo sát thực tiễn vấn đề cách trình báy trang nhất của tờ Sinh viên Việt Nam với mục đích tìm ra kinh nghiệm trong cách trình bày trang nhất của tờ báo. Qua từng phần niên luận sẽ đề cập đến các lĩnh vực nội dung và hình thức của trang nhất, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trình bày.
Bằng quá trình khảo sát thực tế niên luận mạnh dạn rút ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng tình hình trình bày trang nhất của báo Sinh viên Viêt nam hiện thời. Qua đó cũng nêu lên những đề đạt, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hình thức của tờ báo
b. Ý nghĩa thưc tiễn của niên luận
Việc đi sâu vào tìm hiểu makét trang nhất của báo Sinh viên Việt Nam hiện thời có ý nghĩa thực tiễn trong công việc nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hình thức tranh nhất và tờ báo nói chung, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả báo chí của cơ quan báo chí.
4. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn đề tài
Mặc dù đề tài của niên luận là nghiên cứu khảo sát thực trạng của phuơng thức tổ chức trang nhất của báo SVVN nhưng do điều kiện thời gian có hạn nên niên luận chỉ tập trung khảo sát những số báo phát hành trong năm 2005 và 2006.
Niên luận chỉ tập trung nghiên cứu toàn bộ các yếu tố cấu thành nên trang nhất, chỉ khảo sát tuân báo, không khảo sát phụ lục, phụ san, hay các ấn phẩm khác.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Niên luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp lý luận triết học Mác- Lênin, quan điểm báo chí chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh cùng đường lối báo chỉ của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập xử lý thông tin, tài liệu, phân tích so sánh qua đó làm nổi bật trọng tâm nghiên cứu. Trong niên luận có sự kết hợp của lý luận và thực tiễn; sự tiếp xúc làm việc với hoạ sĩ trình bày của báo SVVN, trực tiếp trao đổi ý kiến với một số giảng viên makét.
Chương I: Lý luận chung về phương thức tổ chức trang nhất
Dẫn luận vấn đề
Nội dung và hình thức là hai yếu tố của cặp phạm trù cơ bản. Mỗi sự vật hiện tượng đang tồn tại và phát triển phải có nội dung và hình thức. Trong đó nội dung là sự tổng hợp tất cả những mặt yếu tố, quy luật tạo nên sự vật, hình thức là phương thức tồn tại của sự vật, là hình thức các mối quan hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Không một không chứa nội dung và không một nội dung nào không tồn tại dưới một hình thức.
Trong tác phẩm báo chí, nội dung tác phẩm sâu sắc mới là điều kiện tạo nên chất lượng báo chí hấp dẫn người đọc và hình thức là điều kiện để hoàn thiện tác phẩm báo chí đó. Hình thức báo chí là khâu cuối cùng trong hoạt động sáng tạo bao chí, nâng cao chất lượng báo chí lên mức tối đa. Đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật nối liền tác gỉa và công chúng.
Nội dung có tính chất quyết định hình thức, nội dung thay đổi sẽ kéo theo hình thức thay đổi. Trong báo chí cũng vậy, nội dung tin bài có vai trò quyết định ma-két của tờ báo đó về cách bố cục sắp xếp ( mỗi ngày một luợng tin bài khác nhau nên đòi hỏi những cách sắp xếp linh hoạt khác nhau trên mặt báo) cả tinh thần tính cách của tờ báo.
Đối với báo chí cũng như các lĩnh vực khác, nội dung luôn luôn phải là yếu tố quyết định. Người đọc mua báo để đọc, để tìm những thông tin tiếp nhận thông tin chứ không phải mua để xem, không phải vì tờ báo đẹp hay sặc sỡ. Nhưng hình thức có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại nội dung. Một tờ báo in đẹp rõ ràng sáng sủa sẽ lôi cuốn người đọc tạo cho có ấn tượng tốt và sự tin tưởng vào nội dung bài báo.
Mấy vấn đề về makét báo
Lịch sử vấn đề và khái niệm ma-két báo
Mặc dầu gần đây có những cách gọi thời thượng từ tiếng Anh như Design, Layout hay như cách gọi rất Việt Nam như trình bày báo nhưng chúng vẫn không đủ sức làm mờ thuật ngữ nghề nghiệp makét (maquette) vốn đã quá quen thuộc trong làng báo chí – xuất bản Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đến nay. Thậm chí, thuật ngữ phiên âm này không chỉ sinh thành và tồn tại hữu ích với lịch sử báo in trải qua các công nghệ in truyền thống mà ngay cả giờ đây khi các cơ quan báo chí đã sử dụng công nghệ in la-ze ( in vi tính) cho sản phẩm báo chí thì ma-két vẫn được dùng phổ biến và quen thuộc.
Xung quanh thuật ngữ ma-két cho đến nay chưa có cách hiểu hoàn toàn thống nhất. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó. Đó là, nó không chỉ là thuật ngữ riêng cho ngành xuất bản- báo chí mà, như đã biết nhiều ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cũng dùng từ này. Cố nhiên những ngành đó gọi tên thông dụng của thuật ngữ này dường như phù hợp với từng ngành, chẳng hạn: bản vẽ, bản thiết kế ( đối với kiến trúc, cơ khí chế tạo máy..) mô hình mẫu ( trong điêu khắc)... Tuy nhiên, ở một vài lĩnh vực khác như nghệ thuật đồ hoạ ứng dụng thì thuậ ngữ phiên âm ma-két lại dùng khá phổ biến: ma-két ca-ta-lô, ma-két bao bì, ma-két áp phích quảng cáo. Do vậy, nếu tra từ điển chúng ta sẽ gặp những định nghĩa không giống nhau về nội hàm khái niệm. “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: ma-két là: “1. Mẫu vẽ hoặc mô hình của vật sẽ chế tạo.2. Mẫu dự kiến về hình thức trình bày một bản in”. Còn theo bản “ Pháp Việt từ điển” thì: ma-két là “1.Mẫu mô hình đồ chạm. 2. Mẫu vẽ trang sức.3. Tượng nhỏ của hoạ sĩ dùng làm kiểu. 4. Mẫu trang sức đồ án mô hình”.
Để có thể hiểu khái niệm này trong phạm vi lĩnh vực xuất bản- báo chí, có thể hiểu ma-két là bản mẫu chỉ dẫn cho một ấn phẩm dự kiến về phương diện hình thức của nó ( bố cục, chất liệu, màu sắc, kích cỡ).
Ma-két có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ ấn phẩm nào, trong đó có báo chí. Ma két có lịch sử gắn chặt với lịch sử phát triển của báo in. Quá trình phát triển của kỹ thuật in, từ bản gỗ ( Xylogrphine), in thạch bản ( Lythographic), in cao su ( Flexographie), cho đến in bản đúc, in ảnh ( Phototypie) và sau này là in ti-pô và in op-xét ( Offset), đều cần đến ma-két và đã nâng nó lên theo đà phát triển của công nghệ in. Đặc biệt, với sự ra đời của máy điện toán, kỹ thuật chế bản điện tử cực kỳ đa dạng về hình thức, kiểu dáng chữ, độ nét và độ phân giải màu sao... đã đưa ma-két lên một trình độ mới cả về mũ thuật và kỹ thuật.
Bất kỳ một số báo nào ( dù là nhật báo, tuần báo..) trước khi đưa ra in đều phải được làm ma-két. Công việc này gằn với từng số báo, với từng cơ quan báo chí cùng với chiều dài lịch sử của tờ báo đó. Mặt khác, ma-két và việc làm ma-két có vai trò quan trọng đáng kể đối với một sản phẩm báo chí. Chúng không chỉ đơn thuần là các thao tác nghiệp vụ mà rất cần sự soi sáng bằng cơ sở khoa học, ít ra là các bình diện: báo chí học, đồ hoạ, công nghệ in, tâm lí thị hiếu thẩm mỹ công chúng báo chí. Về phương diện lý luận chúng ta vẫn chưa đủ cơ sở để đánh giá ma-két báo chí Việt Nam, để so sánh hoặc tạo giải pháp cho các tiêu chí, những yêu cầu đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ công chúng báo chí nhằm đạt hiệu quả cao trong cung cấp thông tin cho họ. Về phương diện thực hành, mỗi cơ quan báo chí có đội ngũ làm báo chí riêng vốn là những người có tri thức đồ hoạ là chủ yếu nên nhìn vào ma-két của mỗi tờ báo không chỉ nhận ra cái “gu” đương nhiên của tờ báo mà còn có thể thấy ngay được thế mạnh và bất cập của nó về ma-két. Những bất cập này dù muốn hay không đều làm giảm đáng kể hiệu quả cấp thông tin cho độc giả. Và chính vì chúng ta chưa có những công trình bài viết nghiên cứu về ma-két Việt Nam cho độc giả Việt Nam nên những bất cập như thế không dễ gì khắc phục được.
Để có cái nhìn khá toàn diện về ma-két báo Việt Nam, thì ngoài việc xác định các yếu tố chi phối nó như: đặc thù của báo chí nước ta, đặc thù của công chúng báo chí nước ta về phương diện trình độ văn hoá, thẩm mỹ, đặc thù của đội ngũ những người làm báo ( trong đó có những người chuyên nghiệp ma-két báo chí) cần phải tính đến bối cảnh lịch sử xã hội của từng thời kỳ. Điều đó có nghĩa cần phải xem xét báo chí Việt Nam theo cách nhìn lịch đại ( theo tiến trình lịch sử của nó). Chẳng hạn, ít nhất phải khảo sát ma-két báo chí trong quá trình định hình tính truyền thống của nó: trong những năm xuất hiện đến 1925, từ 1925 đến 1945, từ 1945-1975, từ 1975-1986 và từ 1986 đến nay.Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ma-két báo chí cùng với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật in op-sét và máy tính điện tử. Đặc biệt là thời kỳ này ma-két báo chí Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng chọn lọc tính hiện đại của ma-két báo chí một số nước ( Pháp, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển..). Mặt khác, ma-két báo chí Việt Nam cũng cần phải được hiểu là theo cách nhìn kết hợp tính truyền thống và tính hiện đại, cũng như cách nhìn cần tìm một lối đi làm thành bản sắc, phong cách cho ma-két báo chí nước nhà, để có thể tiếp thu được tính hiện đại từ báo chí nước ngoài nhưng không rơi vào mô phỏng hay sao chép.
Ngôn ngữ hình thức cơ bản của ma-két báo chí
Ngôn ngữ hình thức của ma-két báo chí thực chất là các yếu tố cầu thành ma-két và việc trình bày ma-két phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng chúng. Các yếu tố đó là : khổ báo, măng-sét manquette), chữ, phi-lê(filet), vi-nhet (vignette), khung, nền, ảnh minh hoạ, màu sắc.
Khổ báo: bao gồm hai phần: phần lề và phần bát chữ.
Phần lề là phần trắng chạy bốn xung quanh trang báo, bọc lấy phần bát chữ. Độ rộng hẹp dài ngắn của lề phụ thuộc vào khổ báo nói chung.
Phần bát chữ là phần in chữ có kích thước ngang và dọc nhất định tuỳ thuộc vào khổ báo, sau khi đã trừ đi phần lề. Các khổ báo khác nhau sẽ tạo nên các bát chữ không như nhau. Mỗi bát chữ đều được chia thành những cột báo và số cột và kích thước cột cũng phụ thuộc vào kích thước bát chữ. Ngoài ra, việc chia độ rộng hẹp của cột báo cũng phải tính đến yếu tố tâm lý và tốc độ đọc, độ dễ đọc đối với từng độc giả và đối với từng phông chữ chính văn mà tờ báo đã chọn.
Nói chung, khổ báo là yếu tố ổn định, có nghĩa là rất ít khi thay đổi ( trừ trường hợp cần thiết). Đối với những ấn phẩm khác của cùng một tờ báo cùng một cơ quan báo chí thì khổ báo có thể khác nhau ( ví dụ như tuần báo, nhật báo, phụ san, nguyệt san...)
Khoảng cách giữa các cột ổn định la 5mm đối với tất cả các khổ báo và khoảng trống 5mm đôi khi có thể thêm một phi-lê mảnh để sự phân chia trở nên rõ ràng hơn.
- Măng-sét( manchette): Là phần in co chữ lớn nhất trong tờ báo, nằm ngay đầu trang nhất. Thông thường măng –sét thường bao gồm các thành tố sau:
- Tên báo: hầu hết mỗi măng-sét chỉ có 1 tên báo bằng một thứ ngữ nhưng cũng có tên báo bằng 2 ngữ, ví dụ: khoa học va phát triển, Quốc tế, Công nghiệp Việt Nam...
- Cơ quan chủ quản
- Năm ra số báo, số thứ tự, ngày tháng phát hành, chỉ số địa chỉ
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng tờ măng-sét có thể thêm một vài thông tin yếu tố khác như huân huy chương ( trên báo Nhân dân, Lao động, Công an nhân dân..).
Vì báo chí Việt Nam không cho phép quảng cáo trên măng-sét ngoại trừ măng-sét phụ ( tờ Thời báo kinh tế Việt Nam) cho nên nó không phải là một yếu tố của măng-sét.
Thậm chí ở một số tờ còn ghi cả gía tiền như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam...
Toàn bộ măng sét được ngăn cách với chính văn của bát chữ bằng fi-lê.Việc dùng fi-lê này rất đa dạng phụ thuộc vào măng sét của từng báo, được bố cục thế nào chạy hết khổ ngang của trang hay chỉ 2/3 hay 1/3 lệch sang trái hay sang phải hay nằm ở giữa, tuỳ vào mằu sắc của trang báo.
Thông thường, cỡ chữ tên báo là cỡ chữ lớn nhất trong măng sét, đồng thời cũng là co chữ lớn nhất trên toàn bộ số báo. Tuy nhiên, trong những trường hợp thật đặc biệt, với những sự kiện cực kỳ quan trọng hoặc cần tạo một sự chú ý của độc giả thì tít chữ có thể được đăng với co chữ lớn hơn co chữ tên báo. Những trường hợp như thế nhìn chung với báo chí Việt Nam rất hiếm.
Chữ : suốt một thời gian dài báo chí ngắn chặt vơí công nghệ in tipô, theo đó hàng loạt kiểu chữ cỡ chữ đã quen thuộc với độc giả như: gô-tích, cen, bôđôni...Với những cỡ chẵn 8, 10, 12,24... Công nghệ in laze đã cống hiến hàng ngàn kiểu chữ hết sức đa dạng và phong phú. Chúng có sẵn ở trong máy điện toán, vấn đề chỉ còn là ở chỗ hiểu chúng thế nào để khai triển chúng có hiệu quả cho báo chí. Đối với báo chí nói riêng chữ được thể hiên dưới 2 dạng : chữ tít và chữ chính văn.
Chữ tít: trước hết như đã nói ở trên có rất nhiều loại tít khác nhau( tít mũ, tit chính, tít phụ. tit dẫn...). Tuy nhiên, chúng thường được đặt ở 3 ví trí, đó là: đặt ở đầu bài, đặt ở giữa bài, và đặt lọng ở trong ảnh hoặc tranh minh hoạ. Thông thường mỗi bài có một tít chính, song cũng có nhiều bài dùng đến hơn một tít phụ, có khi chỉ là tít phụ dưới, đôi khi còn dùng cả tít phụ trên và tít phụ dưới... Mỗi loại tít như vậy và ở mỗi vị trí như thế, được dùng riêng rẽ hay kết hợp đòi hỏi việc lựa chọn cho chúng một kiểu chữ, cỡ chữ riêng để tạo một phong cách cho tờ báo với một hiệu quả thẩm mỹ riêng, gơi cảm xúc riêng cho độc giả.
Đối với chữ tít vấn đề đảm bảo khoảng cách là rất quan trọng. Nhìn chung nó cần đảm bảo ba khoảng cách sau:
+ Khoảng cách chữ : khoảng cách giữa các con chữ trong một âm tiết, từ đơn. Khoảng cách này phải đủ rộng sao cho các chân chữ không chạm nhau.
+ Khoảng cách âm tiết, từ đơn: khoảng cách giưa các âm tiết từ đơn trong cùng một dòng tít. Khoảng cách này cần đủ rộng sao cho một con chữ cùng kiểu cùng co với con chữ trong âm tiết
+ Khoảng cách giữa các dòng: khoảng cách này bằng 1/3 co chữ của con chữ cùng dòng
Dù cho các kiểu chữ đa dạng đến đâu, suy cho cùng, chúng cũng thuộc hai họ chữ chính là họ chữ Ro-manh và họ Ba-tông. Họ đầu có đặc trưng của nó là chữ có chân, nét thanh, nét đậm. Họ sau có đặc trưng là chữ không chân, nét đều.
Cuối cùng để nói đến chữ tít người ta thường nói đến co chữ của nó. Thông thường chữ tít được khai thác các co chữ từ 16-72point, tuỳ thuộc váo số lượng thành tố của chữ, vào vị trí “ treo tit”, vào tầm quan trọng của bài, vào bố cục chung của ma-két trang, vào màu sắc và vào chính kiểu chữ được chọn..
Chữ chính văn: Mặc dù chính văn đơn giản hơn chữ tít rất nhiều, nhưng việc chọn được một kiểu chữ chính văn cho cả số báo, hoặc một trang báo lại không dễ dàng. Kiểu chữ và cỡ chữ chính văn sẽ cho thấy phong cách, đặc điểm của tờ báo và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như khổ báo, độ rộng hẹp cột, mức độ dễ khó đọc đối với công chung chủ yếu của tờ báo...
Để tạo độ nhấn và phá thế đơn điệu cho bát chữ nói chúng, chữ chính văn được thể hiện dưới một vài dạng: in đứng, in nghiêng, in đậm và in nghiêng đậm. Thông thường mỗi tờ báo dùng cố định một phông chữ chính văn. Phông chữ chính văn thường đơn giản và dễ đọc. Đối với chữ chính văn, khoảng cách chữ được định sẵn trong máy, còn khoảng cách âm tiết từ đơn thường là cố định, nhưng đôi khi do nhu cầu giãn dòng để đảm bảo hai lề của cột bào đều nhau khoảng cách này có thể thay đổi rông hơn, nhưng với điều kiện không quá rộng.
Phi- lê : là đường kẻ hoặc hoạ tiết tạo thành dãycó chức năng của đường kẻ, dùng để khu biệt mảng khối trong ma-két một trang báo ( khu biệt giữa măng séc và chính văn, giữa tin và bài, chuyên mục, cột báo..
Có nhiều loại fi-lê khác nhau được dùng nhiều trên báo chí, nhưng tựu trung là biến thể của 5 loại fi-lê sau:
+ fi-lê mảnh: đường kính 0,1-0,3mm. Đây là kiểu được dùng với tần số cao nhất, thích hợp với nhiều loại báo. Đặc biệt nó dùng để chia cột báo.
+ fi-lê đậm: đường kính trên 0,5mm kiểu này thưòng dùng để khu biệt bài có dung lượng lớn, chiếm nhiều diện tích mặt báo. Do vây, độ đậm của nó phụ thuộc vào khổ rộng của bài. Nếu như fi-lê mảnh hầu hết đều là màu đen thì fi-lê đậm phần lớn được in bằng mằu ngoài hai màu cơ bản đen trắng. Việc chọn màu nào cho fi-lê đậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu dựa vào độ đậm của nó vào số lượng fi-lê hiện có trên một trang báo, vào nội dung và thể loại và vào gu của hoạ sĩ làm ma-két.
+ fi-lê đúp: gồm hai fi-lê mảnh chạy song song. Kiểu này ít dùng để phân cách tin bài mà dùng để tạo khung cho chuyên mục hoặc ngăn măng séc vói chính văn
+ fi-lê đúp K: gồm một fi-lê mảnh và một fi-lê đậm chạy song song dùng để tạo khung cho chuyên mục đặc biệt, cần biểu thị sự trang trọng
+ fi-le hoa: dãy có hoạ tiết dùng để trang trí. Kiểu này rất đa dạng. Chúng thường có sẵn trong máy hoặc do hoạ sĩ vẽ theo sở thích. Tuy nhiên, kiểu này không thích hợp với lối trình bày hiện đại, đơn giản.
Khung :thực chất khung được tạo ra từ fi –lê. Do vậy, có 5 kiểu khung sau: khung mảnh, khung đậm, khung đúp. khung đúp K, khung hoa. Các kiểu này thường được bao quanh tin bài ảnh với tần số giảm dần theo thứ tự từ kiểu 1-5. Đặc biệt khung được dùng phổ bíên cho các chuyên mục, nhất là các chuyên mục ổn định. Thường các khung đuợc dùng độc lập, nhưng cũng có khi được dùng kết hợp với nền, tạo mảng khối lớn thay đổi bố cục trang báo, đồng thời thay đổi hiệu quả thị giác, tạo hiệu quả thẩm mỹ tạo tính ổn định cho chuyên mục.
Tuy nhiên, bên cạnh khả năng khu biệt định hình tốt khung cũng có mặt hạn chế của nó là nếu lam dụng khung sẽ gây cảm giác trang báo bị đóng hộp, ma-két trang báo dễ bị mất cân đối.
- Nền: Mảng màu có độ đậm nhạt được tính bằng mật độ hạt màu nổi trên đó, thường nằm trọn trong một khung, dùng làm nền để in một thông tin nào đó, thu hút sự chú ý của độc giả. Thông thưòng có 3 loại nền chính: nền phẳng ( độ đậm nhạt bằng nhau), nền đuổi ( độ đậm chuyển dần), nền hoa ( in chìm hoa văn hoạ tiết hình ảnh), trong đó loại đầu tiên được dùng nhiều hơn cả, mặc dù mỗi loại có hiệu quả tác động riêng, phù hợp với thông tin , nội dung in trên nó.
Phần lớn nền dùng trên báo in là nền màu, nhưng cũng có khi là nền đen trắng. Nền này có độ nhạt lớn nhưng vẫn tạo được sắc độ khu biệt với giấy in báo nên nó vẫn co giá trị nổi bật mà lại tạo cảm giác trang nhã. Thông thường nền được dùng cho chữ chính văn, nhưng đôi khi nó cũng được dùng cho tít, nhất là nền phẳng và nền đuổi.
- Vi –Nhét( Vignette) : là một loại biểu tượng cho một loại thông tin nào đó, có vị trí ổn định trên trang báo. Người ta ví nó như nhạc hiệu của phát thanh và như hình hiệu của truyền hình. Có hai loại Vi nhét : vi nhét hình và vi nhét chữ.
Vi nhét chữ thường in tên chuyên mục, chuyên trang, nói cách khác tên chuyên mục chuyên trang ấy là yếu tố phân biệt chính, do vậy đòi hỏi phải có một thiết kế đồng bộ cho kiểu chữ, co chữ, màu nền..
Loại vi nhét thứ 2 được dùng phổ biến hơn và tạo dấu hiệu nhận biết thú vị hơn, đó là vi nhét hình. Hình vẽ ở đây đòi hỏi phải có tính biểu tượng cao, thậm chí gây ấn tượng mạnh đối với độc giả. Vì vậy, mỗi tờ báo đều cố tạo cho mình những vi nhét riêng mang dấu ấn của báo mình, cho dù chuyên mục đó có ở nhiều báo. Ngoài ra, vi nhét còn phải chỉ ra được tính chất và đặc điểm của chuyên mục.
Tuy nhiên, là một yếu tố của hình thức của ma-két, vi nhét dù độc đáo đến đâu cũng phải đảm bảo sự hài hoà với ma-két của cả trang báo, số báo về màu sắc, khuôn khổ, kiểu chữ, cỡ chữ..
- Màu sắc: Nếu như hội hoạ không coi đen trắng là màu thì đối với báo chí thì đen trắng lại là hai màu cơ bản. Như vậy, cũng có thể nói báo in là ấn phẩm có màu sắc, vấn đề chỉ còn lại là sự thể hiện màu sắc đó như thế nào để tạo hiệu quả thẩm mỹ mà thôi. Màu sắc của loại ấn phẩm này tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: tính chất của tờ báo, đối tượng công chúng, phong cách ma-két, trong đó có sự kết hợp với các yếu tố khác như: chữ, măng séc, khung nền... là rất quan trọng. Màu sắc có tác động thị giác đặc biệt. Đặc biệt, ở chỗ độc giả của báo không đọc màu mà đọc các chi tiết thể hiện màu sắc. Do vậy, có thể nói rằng việc thể hiện màu cho báo vừa dễ nhất lại vừa khó nhất so với việc thể hiện các yếu tố ma-két khác. Dù thế nào đi nưa cũng nên nhớ rằng màu sắc cho báo đòi hỏi một tông rất riêng, sự trang nhã sẽ đọng lại trong tâm trí người đọc nhiều nhất.
Trang nhất của báo cũng mang đầy đủ những yếu tố như đã nói ở trên. Trang nhất là mặt tiền của tờ báo cho nên hiển nhiên nó được quan tâm nhiều nhất và đòi hỏi công sức nhiều nhất. Trang nhất là nơi các yếu tố của ma-ket tập trung một cách phong phú nhất. Như vậy, việc xây dựng trang nhất là yêu cầu của người làm báo không chỉ ở phưong pháp tổ chức mà còn cả ở nghệ thuật tổ chức.
Vài nét về báo Sinh viên Việt Nam
Tờ Sinh viên Việt Nam ( SVVN) là cơ quan đại diện tiếng nói của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam. Số đầu tiên ra ngày 6/10/1998. Trụ sở toà soạn tại sô 5 Hoà Mã - Hà nội. Số lượng phóng viên chính thức hiện nay là 70 người, số lượng cộng tác viên thường xuyên lên tới hơn 100 người. SVVN là một tờ tuần báo, lượng phát hành khoảng 1,2 đến 1,5 vạn bản trên một kỳ. Ngay từ khi ra đời số báo đầu tiên đến nay SVVN đã thực sự trở thành diễn đàn có tiếng nói mạnh mẽ của sinh viên trong cả nước trên tất cả lĩnh vực hoạt động.
Cũng như tât cả các tờ báo khác SVVN rất chú trọng đến chất lượng và hình thức của trang nhất. Ban đầu, khổ báo của SVVN là khổ A4, đóng bìa như một tạp chí. Ngày 22/3/2003 số báo dưới hình thức khổ A3 phát hành đánh dấu sự thay đổi vượt bậc của SVVN trong việc trình bày ma-két nói chung và ma-ket trang nhất nói chung. Sang năm 2003 và 2004 SVVN cũng lần lượt mạnh dạn đưa nhiều phong cách trình bày ma-két trang nhất vào thử nghiệm.
Anh Lê Thanh Hà Thư ký tòa soạn báo SVVN cho biết: SVVN là một tờ báo tuần, trang nhất có vai trò như một trang bìa tạp chí. Cho nên việc xử lý hình thức trang nhất phải nằm trong khuôn khổ trang bìa của tạp chí. Đây là nhân tố nội dung chi phối hình thức và tạo nên phong cách riêng biệt của ma-ket trang nhất báo SVVN.
Chương II : Nghệ thuật xây dựng trang nhất báo SVVN
2.1. Nghệ thuật lựa chọn thông tin
Tác phẩm báo chí xét trên phương diện lý luận cũng là một chỉnh thể thông tin mang tính thẩm mỹ của thông báo có kết cấu và bố cục chặt chẽ. Do đó, việc tổ chức và xây dựng một tập hợp những chỉnh thể thông tin đó và đưa nó ra một khu vực có tính chất mặt tiền như trang nhất cũng đòi hỏi ở những người làm báo một nghệ thuật sắp xếp độc đáo nhất định.
Một tờ báo cũng như một tác phẩm nghệ thuật, phải luôn đổi mới phải có sự tìm tòi khám phá, luôn có ý thức tránh xa lối mòn và thường trực ý niệm sáng tạo nếu như không muốn lặp lại chính mình và dánh mất công chúng. Sự kiện trong đời thường chỉ có một chất liệu có hạn, điều đó đòi hỏi các nhà báo phải khai thác và xử lí thông tin từ sự kiện đó như thế nào để người đọc quan tâm và hứng thú với thông tin đó.
Dòng chảy thông tin trong đời sống có lúc sôi động mà có lúc cũng rất bình lặng tìm ra cái bất bình thường giữa muôn vàn cái bình thường làm cho bạn đọc thoả mãn thị hiếu và thu được nhiều lợi ích từ thông tin không phải là việc đơn giản.
Nghệ thuật tổ chức trang nhất về bản chất là nghệ thuật phối hợp hài hoà giữa hinh thức và nội dung, là nghệ thuật tìm ra một thông tin cốt lõi có giá trị và nghệ thuật sáng tạo một vỏ bọc, một hình thức thể hiện thích hợp cho thông tin đó. khi có thông tin trong tay rồi phải đưa thông tin đó chạy ra trang nhất một cách có nghệ thuật để có thể níu mắt người đọc bên tờ báo và cuối cùng làm cho họ rút tiền ra mua.
Trang nhất được xem như là mặt tiền của cả tờ báo, những gỡ hay nhất, lạ nhất, hấp dẫn nhất phải được mang ra trưng bày tại đây.
Vấn đề được phát hiện trong báo chí phải nóng thậ sự và phải được đông đảo công chúng quan tâm, đông đảo dư luận quan tâm và quan trọng hơn nó phải có mật độ lan tỏa trong công chúng nhất định. Nếu một thông tin đưa ra và chỉ được một cá nhân đó tiếp nhận thỡ hiệu quả bỏo chớ của thụng tin đó chắc chắn sẽ giảm đi. Sức lan tỏa ở đây không nên hiểu theo nghĩa là sự loan tin, phóng đại hoặc đồn thổi. Mà chính là các thông tin đuợc trao đỗi giữa các cá nhân có mục đích rừ ràng.
Trong cuộc sống cú vụ vàn thụng tin mới, dũng chảy thụng tin là bất tận, cú nhiều thụng tin mới mẻ hấp dẫn, cú sức thu hỳt cao cựng xuất hiện một lỳc trờn nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng việc đưa tin lên trang nhất đũi hỏi phải cú sự chọn lọc, khụng phải thụng tin nào cũng cú thể đưa lên trang nhất. Nắm được thị hiếu của độc giả và chọn lọc thông tin đắt giá đưa lên trang nhất đó là nghệ thuật tổ chức nội dung
Thời điểm xuất hiện thông tin trên trang nhất phải phù hợp, đánh trúng tâm điểm của dư luận và cung cấp thêm nhiều thông tin mới, them nhiều chi tiết mới mà độc gải muốn biết hoặc muốn biết rừ thêm.
Tỡm ra một nội dung nóng chưa đủ, nghệ thuật tỡm ra một nội dung núng cũn phải kết hợp với nghệ thuật thể hiện nội dung bằng một phương thức hấp dẫn. Không trùng lặp với bất kỳ phương pháp nào.
Mặc dù cách đặt tít không nhằm nội dung thu hút độc giả, hay mục đích câu khách. Song đây cũng nên nhỡn nhận như một công việc sáng tạo. Tạo ra được 1 sự tin cậy và hợp lý trong mỗi tớt bỏo và được người đọc hoan nghênh chấp nhận là việc làm không hề đơn giản.
Số lượng tít trên một trang nhất thông thường là rất lớn, thế nên ngoại trừ những tít đặc biệt, hấp dẫn khó có thể được độc giả lưu nhớ. Khi đã không nhớ tít, họ cũng không thể nhớ nội dung bài viết. Đời sống của tít rất ngắn ngủi, nó chỉ sống trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ báo. Tít đòi hỏi phải có sự hấp dẫn cao hơn, có khả năng níu mắt người đọc. Những đặc tính trên vừa nêu trên đã tạo một áp lực không nhỏ đối với ban biên tập trong việc quyết định giật tít nào lên để đảm bảo mục đích thông tin mà không rơi vào tình trạng “ câu khách”.
Trên trang nhất của SVVN xuất hiện khá nhiều tít hấp dẫn. Dùng tít có dấu hỏi : “ quá trình chế tạo bom nguyên tử như thế nào ?”. Dùng tít có số liệu: “ Xóm hàng rong 5000đồng/đêm”.
2.2. Nghệ thuật sỏng tạo một hỡnh thức thể hiện độc đáo
2.2.1. Bố cục cho trang nhất, tổ chức vị trớ tin bài
Chớnh vỡ trang nhất là bộ mặt của tờ báo là cánh cửa để độc giả đến với tờ báo nên phải có được bố cục rừ ràng, cẩn thận. Và cún cú một nhiệm vụ rất quan trọng là quy hoạch rừ rang khu vực thụng tin này với khu vực thụng tin khỏc. Giỳp độc giả dễ đọc và phá vỡ thế đều đặn của trang bỏo. Khổ báo hiện nay của SVVN hiện nay là khổ A3- đây là khổ trung bỡnh được nhiều tờ báo sử dụng.
- Cỏch tổ chức vị trớ tin bài:
Hỡnh thức tổ chức tin bài trờn trang nhất của SVVN trong hai năm 2005 và 2006 có sự khác biệt rừ ràng.
Măng sét của một tờ báo là yếu tố cố định, không ảnh hưởng đến việc tổ chức tin bài của trang nhất. Việc tổ chức tin bài trang nhất chính là việc phân bố diện tích cho các yếu tố mang tính động, cho phần đất còn lại cho tin bài.
Bên duới măng sét là thông tin chính trị, tin hội nghị. Bên trái và cuối trang là phần tin vắn. Chiếm vị trí khá rộng bên phải là bài đinh có ảnh minh họa, tít khá lớn.
Điều đáng chú ý là không phải lúc nào bài đinh cũng toát lên nội dung chung của số báo ngày hôm đó. Vai trũ của nó là thường xuyên nêu lên vấn đề quan trọng nhất ngày hôm đó mà báo muôn đưa là gỡ? Bài đinh không đồng nghĩa với bài chính- bài đinh là bài mang vấn đề nóng trong ngày chứ không phải là vấn đề chính thống. Tít bài đinh thông thường được in đậm, cỡ chữ to gõy sự chỳ ý. Bài đinh thường là phóng sự, bởi phóng sự là “ món ngon” nhất của tờ báo.
Một trang nhất thông thường có 8-9 tít đuợc giật lên:
Số 13( 4-2005) cú 8 tớt trờn trang nhất
Số 14 ( 4-2005)cú 9 tớt trờn trang nhất
Số 16 ( 4- 2005) cú 10 tớt trờn trang nhất
Sang năm 2006, cách tổ chức tin bài trên trang nhất có sự thay đổi hoàn toàn phong cách. Trang nhất thể hiện theo bố cục ngang.
Phần trên cùng vẫn là măng –séc, dưới là phân tin hội nghị. Nhỡn chung bố cục trong năm 2006 không ổn định, có khi dành phần lớn diện tích cho bài đinh, có khi toàn bộ trang nhất chỉ để dành để giật tớt, tớt dài tràn trang. Vì vậy, trên trang nhất thường xuất hiện từ 18- 20 tít.
Số 19( 5- 2005) 14 tớt trờn trang nhất
Số 21( 5-2006) cú 20 tớt trờn trang nhất
Số 23( 6-2006) cú 18 tớt trờn trang nhất
Nhưng cũng có khi toàn bộ trang nhất là một ảnh to tràn trang, bên phải và bên dưới vẫn dành diện tích cho các chuyên mục chính với các bài quan trọng.
Cỏch tổ chức tin bài trờn trang nhất của SVVN thực sự đó tạo ra được một sự phá cách. Nó đó phỏ vỡ nguyờn tắc: con số 1 trong bỏo chí : trên trang báo chỉ có một điểm nhấn duy nhất. Nhỡn tổng thể trờn trang nhất của SVVN hiện nay hầu như không phân định được đâu là bài chính, bài quan trọng nhất của số báo ngày hôm đó.
Cần nhấn mạnh đến sự thay đổi cách tổ chức tin bài trên trang nhất của SVVN trong 2 năm 2005 và 2006 có sự khác biệt rất lớn. Những số báo xuất bản năm 2005 trang báo chia thành 3 phần rõ ràng, bên trái và phía cuối trang là phần điểm tin, bên phải là bài đinh, dưới măng sét là phần tin hội nghị.
Măng - sét
Tin Hội nghị
Bài đinh
Điểm
tin
Điểm tin
Còn những số báo năm 2006 trang báo cũng chia thành 3 phần. Dưới măng sét là tin hội nghị, tràn giữa trang là phần dành diện tích dàng cho những tít chính quan trọng trong số báo ngày hôm đó. Phía cuối trang là phần điểm tin.
Măng - sét
Tin Hội nghị
Tít chính
Điểm tin
Cỏch tổ chức tin bài trờn trang nhất cú vai trũ cực kỳ quan trọng trong ma-kột của trang nhất. Bố cục phải tạo ra sự cõn đối giữa các phần, không làm cho trang báo bị nặng hoặc bị lệch về phần nào.
2.2.2. Sắp chữ
Trờn trang nhất bỏo chớ sử dụng nhiều loại chữ khác nhau. Như đó phõn tớch ở trờn trang nhất của bỏo SVVN chủ yếu là chữ tớt, chữ chớnh văn rất ít chiếm tỉ lệ không đáng kể. Cá biệt một số trang nhất cũn khụng xuất hiện chữ chớnh văn.
Măng séc báo có co chữ lớn nhất trang báo sử dụng cỡ chữ:
Tít trong trang nhất báo SVVN thường sủ dụng nhiều cỡ chữ và loại chữ khác nhau. Màu sắc của tít chủ yếu là màu đen, một số tít quan trọng có màu đỏ đâm, hoặc xanh đậm.
Cá biệt trên trang nhất báo SVVN có những trường hợp xuất hiện nhiều cỡ chữ và loại chữ trong cùng một tít. Mức độ quan trọng của bài viết sẽ thể hiện qua độ lớn nhỏ của tít, cỡ chữ của tít có xu hướng nhỏ dần theo chiều từ trên xuống.
Những số báo gần đây trên trang nhất báo SVVN xuất hiện cỡ chữ rất to và được in đậm như một điểm nhấn của trang bỏo nhằm thu hỳt toàn bộ sự chỳ ý của độc giả
Ví dụ như:
SVVN là một tuần báo, trong suốt khoảng thời gian 7 ngày có vô vàn sự việc xảy ra và cần thông tin. Việc giật nhiều tít lên trang nhất như hiện nay, vỡ vậy khụng mang tớnh chất hõm thụng tin.
Mỗi một chuyờn mục sẽ giật một tớt ra trang nhất. cú thể là chuyờn mục: Lối sống, Tỡnh yờu và tuổi trẻ, Lập nghiệp…
Cách làm như vậy của SVVN khác hẳn với cách làm ma-két trang nhất vẫn thường thấy trên báo chí nước ta hiện nay. Hẳn nhiên do đặc thù độc giả của tờ báo. Tuy nhiờn, cũng nờn chỳ ý rằng nếu sử lý quỏ nhiều tớt với nhiếu loại chữ khỏc nhau nếu người làm ma-két không “ cao tay” trang báo sẽ dễ bị biến thành một cái chợ lộn xộn thiếu sự nhất quán giữa tinh thần của bài viết và tinh thần của chữ.
Trang nhất của SVVN không đũi hỏi sự nghiờm trang, nghiờm tỳc một cỏch khuụn mẫu. Ở đó có thể tồn tại sự phá cách, người làm ma-két có thể sáng tạo các phông chữ khác nhau tùy thuộc vào ý đồ và nội dung bài viết thế nhưng không được đi chệch ra khỏi nguyên tắc dễ dọc và dễ nhỡn, tớt này khụng được tràn hoặc xâm lấn sang tít khác.
2.2.3.Nghệ thuật sử dụng màu sắc
Trang nhất của SVVN sử sụng màu nền. Những số báo năm 2005 và 2006 đếu như vậy. Nền chỉ là màu trắng, chữ tít và chữ chính văn nằm trong khung hỡnh chữ nhật màu trắng. Màu nền thường sử dụng cho tờn cỏc trang chuyờn mục. Những số báo năm 2006 xuất hiện khá nhiều khoảng trống trắng giữa các phần, các tít.
Màu chủ đạo của măng-sét sẽ quy định màu chung của toàn trang báo. Nếu hôm đó măng séc có màu xanh thỡ toàn bộ tớt chớnh, khung, màu nền sẽ cú màu xanh.
Trang nhất thường ưu tiên sử dụng nhiều màu sắc nhất thế nhưng trang nhất của SVVN không lạm dụng quá nhiều màu sắc. Nhỡn một cỏch tổng thể nú khỏ trang nhó
2.2.4.Nghệ thuật sủ dụng kênh thông tin phi văn tự
- Ảnh : Sự hiện diện của bức ảnh sẽ làm cho độc giả phải dừng lại điều đó có nghĩa là xác suất độc giả quyết định đọc bài viết sẽ tăng lên. Ưu điểm lớn nhất của ảnh minh hoạ là truyền đạt 1 cách nhanh nhất thông tin đến cho độc giả.
Năm 2005, với bố cục cũ trang nhất báo SVVN vẫn tồn tại ảnh to của bài đinh. Tuy nhiên, ảnh minh họa có hiệu quả làm tăng giá trị bài viết thỡ thực sự chưa nhiều. Thông thuờng chỉ là các ảnh chân dung thuộc các chuyên mục, ảnh mang tớnh thời sự núng hổi khụng nhiều.
Năm 2006 với sự thay đổi hỡnh thức trang nhất, SVVN lại cú sự đổi mới trong cách sử dụng ảnh minh họa. Ảnh thường là ảnh nhỏ cỡ 2 3 kèm theo tít, ở đầu hoặc ở giữa tít.
Ảnh minh hoạ hầu như không nằm trong khung mà theo hỡnh dỏng của nhõn vật.
Ảnh sử dụng không có khuôn mẫu cụ thể và cố định, có khi là ảnh chân dung, có khi lại là ảnh toàn thân.
Đặc biệt ở SVVN xuất hiện tranh minh họa của họa sĩ. Chủ yếu dung trong chuyên mục sáng tác.
Ảnh trong trang nhất cú vai trũ vụ cựng quan trọng trong việc chuyển tải thụng tin đến bạn đọc. Nó là yếu tố nhãn quan đầu tiên tác động vào thị giác bạn đọc, thu hút sự quan tâm ban đầu. Ảnh minh họa đũi hỏi phải mang tớnh thời sự và tớnh thẩm mỹ. Một khi cú được bức ảnh đẹp thỡ ắt hẳn nó phải nằm tại vị trí “ đắt” và chiếm nhiếu diện tích trang báo nhất.
2.3 Nguyờn tắc khi thiết kế ma-kột cho trang nhất
2.3.1. Đảm bảo tính thời sự
Báo chí là hoạt động thông tin chính trị xó hội cú khẳ năng hỡnh thành và định hướng dư luận xó hội. Báo chí không thể đứng ngoài chính trị, ngoài giai cấp và các nhóm xó hội.
Trong xó hội cú giai cấp, bỏo chớ luụn thiờn về một giai cấp 1 nhúm xó hội nào đó thể hiện khuynh hướng chính trị, lập trường tư tưởng, bảo vệ quyền lợi giai cấp đó.
Tớnh thời sự thể hiện qua bố cục sắp xếp các tin bài, để đảm bảo yêu cầu này các họa sĩ trỡnh bày, phúng viờn.., phải làm việc thống nhất. Cỏc tin bài đối ngoại phải xếp ở vị trí trang trọng nhất trong trang báo.
2.3.2.Đảm bảo tính khoa học chuyên nghiệp
Là yờu cầu cần thiết đối với báo chi nhất là trong bối cảnh báo chí đó vươn lên một tầm cao mang tính phổ biến và chuyên sâu rừ nột như hiện nay.
Tớnh chuyờn nghiệp khoa học thể hiện trong việc sắp xếp sử dụng cỏc yếu tố nội dung và hỡnh thức đảm bảo chất lượng thông tin, đảm bảo sự thông thoáng dễ đọc. Tớnh chuyờn nghiệp gắn với tớnh chuyờn nghiệp trong hỡnh thức. Đảm bảo nguyên tác này sẽ định hỡnh phong cỏch của trang bỏo, khẳng định vị trí của nó giữa báo giới.
2.3.3. Đảm bảo tính thẩm mỹ
- Hỡnh khối: Tạo khối đơn giản, khụng bị gẫy gúc nhiều. Hỡnh thức khổ bỏo khụng quỏ lớn hoặc quỏ nhỏ làm mất sự cõn đối của trang báo.
- Đường nét: không quá dày đặc, tạo nhịp điệu phự hợp với tớch chất tinh thần của tờ bỏo.
- Sắc độ, mằu sắc: Hài hũa khụng quỏ đậm tập trung vào 1 góc, làm lệch tờ báo nhưng cũng không được quá nhạt làm thiếu sức sống, rời rạc. Phải có một gam chủ đạo, không tương phản lũe loẹt sặc sỡ.
Là một sản phẩm tinh thần được người đọc tiếp nhận qua thị giác báo in càng phải có tính thẩm mỹ, hỡnh thức bỏo phải đẹp, lôi cuốn độc giả, nhất là yêu cầu đối với trang nhất. Tất cả các yếu tố thẩm mỹ nếu được trỡnh bày khộo lộo bổ sung cho nhau sẽ đem lại hiệu quả báo chí rất tốt.
Kết luận
Trỡnh bày làm ma-kột bỏo là cụng việc hàng ngày hang giờ của mỗi tũa soạn, là cụng việc tạo nờn hỡnh thức của tỏc phẩm bỏo chớ. Thiết kế trang nhất lại là công việc công phu phức tạp hơn.
Trỡnh bày làm ma-kột bỏo là cụng việc hàng ngày hàng giờ của mỗi tũa soạn, là cụng việc tạo nờn hỡnh thức của tỏc phẩm bỏo chớ. Thiết kế trang nhất lại là công việc công phu phức tạp hơn.Công việc này không chỉ đơn thuần là sự thể hiện nội dung thông tin và trình bày hình thức bên ngoài mà còn nói lên tinh thần, bản sắc của tờ báo, nêu bật tôn chỉ mục đích chức năng nhiệm vụ của tờ báo. Trang nhất đẹp, trang nhã, ấn tượng đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với độc giả.
Báo chí đã và đang được đầu tư phát triển cả số lượng và chất lượng, cả về hình thức và nội dung. Nội dung thông tin đa dạng, phong phú cập nhật những vấn đề thời sự nóng bỏng được đông đảo mọi người quan tâm đòi hỏi hình thức báo phải có sự thể hiện phù hợp, luôn luôn đổi mới, tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp nhận thông tin nhanh nhất, chính xác nhất. Sự đổi mới trong trình bày báo in không có nghĩa là sự thay đổi liên tục mà là đổi mới cách nhìn, cách trình bày phù hợp với thời đại.
Trang nhất của báo cũng là một thành tố tạo nên hiệu quả của công việc thiết kế báo. Ơ đây tập trung nhất những ý đồ, ý tưởng sáng tạo của toà báo.Trang nhất của SVVN cũng là một trường hợp như vậy.
Ngày nay, báo in đang vận động phát triển không ngừng để cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại có ưu thế khác như: phát thanh, truyền hình, truyền thông qua vệ tinh, mạng internet... Yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng báo in cả hình thức và nội dung là tất yếu khách quan.
Hình thức báo in nói chung và trang nhất nói riêng phải hướng tới vẻ đẹp đơn giản, hiện đại, vưà thể hiện phong cách độc đáo riêng của mình, vừa có nét chung nằm trong tổng thể của nền báo chí, vừa mang bản sắc dân tộc vừa có tính quốc tế, hội nhập cao với báo chí thế giới và khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PSG- Ts: Vũ Quang Hào. Ngôn ngữ báo chí. NXB Đại học Quốc gia
PSG –Ts: Dương Xuân Sơn: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
3. GS:Minh Đức: Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn.NXB Giáo dục Hà nội.1996
4. Khoá luận tốt nghiệp: Nông Thị Loan-“ Miêu tả Makét của báo in bằng văn tự tượng hình”. Người hướng dẫn: PGS-Ts: Vũ Quang Hào
5. Khoá luận tốt nghiệp: Lưu Thiên Hương – K39- Trường ĐHKHXH và NV “ Makét báo chí tiếng Việt, những vấn đề cần thảo luận” . Người hướng dẫn: PSG-Ts: Vũ Quang Hào
6. Phê bình tác phẩm văn học trên báo chí- Nguyễn Thị Minh Thái- NXB Đại học quốc gia Hà Nội.2005
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 38.doc