Đề tài Ý nghĩa của việc ảnh hưởng của chữ Hán vào Việt Nam

MỤC LỤC I. MỤC ĐÍCH 1 II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN VÀO VIỆT NAM 2 1. Sự xuất hiện chữ Hán 2 2. Hoàn cảnh lịch sử nào, điều kiện lịch sử nào đưa tới một đợt tiếp xúc lâu dài liên tục và sâu rộng của tiếng Hán đối với Việt Nam 3 3. Ý nghĩa của việc ảnh hưởng chữ Hán vào Việt Nam 4 KẾT LUẬN 9 MỤC LỤC 10 I. MỤC ĐÍCH Khi xã hội phát triển, nhu cầu giao lưu học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau phát triển càng được đẩy mạnh, nhất là khi nền kinh tế mỗi nước phát triển ở một trình độ nhất định nào đó thì xu hướng tìm hiểu những đặc trưng văn hoá càng được quan tâm, bởi lúc đó văn hoá chính là yếu tố để phân biệt các nước với nhau. Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lịch sử lâu đời và giao lưu ảnh hưởng với Việt Nam sâu sắc về về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Bản thân tôi là một sinh viên chuyên nghành Trung Quốc học, việc nghiên cứu văn hoá Trung Quốc là điều rất cần thiết. Để tiếp cận và tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Hoa, rào cản trước tiên có lẽ là vấn đề văn tự, có đọc được chữ của họ thì mới hiểu được họ đã làm, đã nghĩ gì, văn hoá của họ đã từng bước phát triển và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào. Để giải quyết khó khăn này, các sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học chúng tôi đã được nghiên cứu thứ chữ tượng hình này ngay từ trước khi đi sâu nghiên cứu các vấn đề về Trung Hoa. Càng học chúng tôi càng cảm thấy hứng thú, có lẽ bởi chúng tôi dần phát hiện ra cái ý nghĩa mà con Chữ Hán ẩn chứa, từ những chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn đầu tiên, cấu tạo của nó và cả sự diễn biến kỳ diệu về hình thể của những chữ Triện, Lệ, Khải, Thảo, Hành sau này. Hiểu được những ý tưởng người Trung Quốc xưa muốn gửi gắm qua những con chữ tượng hình - biểu ý này và nắm được những ảnh hưởng của nó đến các nước phương Đông, vấn đề đặt ra đối với con người ở các nước này là việc tìm hiểu ý nghĩa mà chữ Hán đã ảnh hưởng tới. Là một người sống ở một nước có sự ảnh hưởng của chữ Hán lại được học ở ngành Trung Quốc học khoa Đông Phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tôi cảm thấy đây là một việc làm rất cần thiết bởi nó làm hoàn thiện hơn những tri thức của tôi đối với ngành học, thấy được mặt khác về ý nghĩa của chữ Hán đối với Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là vấn đề

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2837 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ý nghĩa của việc ảnh hưởng của chữ Hán vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC Ý NGHĨA CỦA VIỆC ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ HÁN VÀO VIỆT NAM I. MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO Khi xã hội phát triển, nhu cầu giao lưu học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau phát triển càng được đẩy mạnh, nhất là khi nền kinh tế mỗi nước phát triển ở một trình độ nhất định nào đó thì xu hướng tìm hiểu những đặc trưng văn hoá càng được quan tâm, bởi lúc đó văn hoá chính là yếu tố để phân biệt các nước với nhau. Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lịch sử lâu đời và giao lưu ảnh hưởng với Việt Nam sâu sắc về về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Bản thân tôi là một sinh viên chuyên nghành Trung Quốc học, việc nghiên cứu văn hoá Trung Quốc là điều rất cần thiết. Để tiếp cận và tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Hoa, rào cản trước tiên có lẽ là vấn đề văn tự, có đọc được chữ của họ thì mới hiểu được họ đã làm, đã nghĩ gì, văn hoá của họ đã từng bước phát triển và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào. Để giải quyết khó khăn này, các sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học chúng tôi đã được nghiên cứu thứ chữ tượng hình này ngay từ trước khi đi sâu nghiên cứu các vấn đề về Trung Hoa. Càng học chúng tôi càng cảm thấy hứng thú, có lẽ bởi chúng tôi dần phát hiện ra cái ý nghĩa mà con Chữ Hán ẩn chứa, từ những chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn đầu tiên, cấu tạo của nó và cả sự diễn biến kỳ diệu về hình thể của những chữ Triện, Lệ, Khải, Thảo, Hành sau này. Hiểu được những ý tưởng người Trung Quốc xưa muốn gửi gắm qua những con chữ tượng hình - biểu ý này và nắm được những ảnh hưởng của nó đến các nước phương Đông, vấn đề đặt ra đối với con người ở các nước này là việc tìm hiểu ý nghĩa mà chữ Hán đã ảnh hưởng tới. Là một người sống ở một nước có sự ảnh hưởng của chữ Hán lại được học ở ngành Trung Quốc học khoa Đông Phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tôi cảm thấy đây là một việc làm rất cần thiết bởi nó làm hoàn thiện hơn những tri thức của tôi đối với ngành học, thấy được mặt khác về ý nghĩa của chữ Hán đối với Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là vấn đề văn hoá, sự ảnh hưởng của chữ Hán vào các nước phương Đông và lưu lại một ảnh hưởng hết sức sâu đậm ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên đã tạo thành một vòng quay văn hoá hết sức đặc trưng của khu vực này. II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN VÀO VIỆT NAM Để hiểu được ý nghĩa của chữ Hán đối với Việt Nam, chúng ta hãy xem chữ Hán xuất hiện như thế nào. 1. Sự xuất hiện chữ Hán Có thể nói khi loài người xuất hiện cũng là lúc ngôn ngữ xuất hiện. Nhưng ngôn ngữ nói không thể truyền lâu dài, truyền xa, và chính xác được. Do vậy theo sự phát triển của xã hội con người, nhu cầu lưu lại những kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh hoặc truyền đạt những ý tưởng, tình cảm, hoặc tâm tư nguyện vọng, v.v... từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác phát sinh. Chữ viết được sáng tạo làm thoả mãn những nhu cầu đó. Là một trong những loại chữ xuất hiện sớm nhất, khoảng 3500 năm, là loại văn tự tượng hình- biểu ý. Ban đầu con người ở đây cũng dùng hình thức “ truyền miệng” để giao lưu tình cảm, truyền đạt tin tức, trao đổi tri thức và kinh nghiệm. Nhiều truyền thuyết Trung Hoa như Tam hoàng, Ngũ Đế đều được người đời sau căn cứ vào truyền thuyết mà chấn chỉnh lại. Trước khi dùng chữ viết, người Trung Quốc dùng phương pháp “ bện tết dây thừng” hoặc “ khắc lên gỗ” để ghi lại sự vật, phát minh ra bát quái dùng ký hiệu để ghi sự vật chính là một sự tiến bộ. Việc sáng tạo ra chữ viết không phải là của một hay vài người mà là sự sáng tạo của một đoàn thể người, của nhiều dân tộc cùng chung sống. Văn hoá thời kỳ sơ khai của Trung Quốc là sự sáng tạo của tộc người Hoàng Đế, tộc Viên đế, tộc Đông Di và Chữ Hán cũng tương tự như vậy. Do vậy người ta gọi chữ Trung Quốc là Chữ Hán cũng là hiểu dựa trên nguyên lý này, vì tộc Hán là tộc chiếm dân số đông nhất (91,08%) với nền văn minh sớm. Chữ phổ thông hiện nay của người Trung Quốc chính là Chữ Hán. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Nhiều dân tộc vẫn sử dụng hệ thống chữ viết riêng của họ, song Chữ Hán vẫn là thứ chứ được được dùng như một ngôn ngữ chính, ngôn ngữ thông hành giữa các dân tộc với nhau. 2. Hoàn cảnh lịch sử nào, điều kiện lịch sử nào đưa tới một đợt tiếp xúc lâu dài liên tục và sâu rộng của tiếng Hán đối với Việt Nam Việt Nam vốn không có văn tự. Năm 179 trước công nguyên Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Năm 111 trước công nguyên nhà Hán đặt nền đô hộ ở Giao Chỉ, Cửu Chân - Một đợt tiếp xúc liên tục, sâu rộng, kéo dài trong nhiều thế kỷ. Năm 111 trước công nguyên được coi là buổi đầu chữ Hán du nhập vào Việt Nam và trở thành thứ văn tự chính thức. Chỉ đến năm 905 khi họ Khúc giấy nghiệp và nhất là đến năm 938 khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán đưa lại nền độc lập cho nước nhà thì đợt tiếp xúc này mới thực sự chấm dứt hẳn. Những nhân tố đưa đến một đợt tiếp xúc lâu dài, liên tục và sâu rộng: + Sự thành lập bộ máy thống trị của người Hán, một bộ máy càng ngày càng muốn đi sâu xuống tận cơ sở. + Sự có mặt, sự cộng cư với người Việt của một khối lượng đông đảo “Kiều nhân” người Hán. + Sự truyền bá của nền văn hoá Hán và sự ra đời của một tầng lớp tri thức quý tộc người Việt Nam tham gia góp phần tuyên truyền ngôn ngữ, văn hoá Hán. Sau thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ độc lập và tự chủ, qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam (trừ một số giai đoạn ngắn nước ta bị phong kiến phương bắc xâm chiếm và đô hộ). Tuy Việt Nam độc lập và tự chủ nhưng Việt Nam và Trung Hoa vẫn có mối bang giao về chính trị, trao đổi về kinh tế, sự giao lưu về văn hoá, thời kỳ này chữ Hán và tiếng Hán vẫn giữ vai trò chính thống trong giấy tờ hành chính của ngôn ngữ, trong giáo dục khoa cử và cả trong các sáng tác văn chương. Khi thực dân Pháp đặt nền thống trị ở Việt Nam, tiếng Pháp bắt đầu giữ địa vị chính thống. Biết tiếng Hán thời này là những tầng lớp sĩ phu của chế độ cũ còn lại và những học trò của các nho sĩ đã thất thế, tuy nhiên không phải vì vậy mà việc tiếp xúc ngôn ngữ Hán vào Việt Nam hoàn toàn bị cắt đứt. Đặc biệt là từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các nhà yêu nứơc Việt Nam qua sách báo chữ Hán đã tìm thấy những tư tưởng tiến bộ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Trung Sơn và tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin . 3. Ý nghĩa của việc ảnh hưởng chữ Hán vào Việt Nam Nếu trong thời phong kiến, Chữ Hán đóng vai trò là công cụ mở mang văn hoá để người Việt Nam hiểu sâu đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão, tiếp thu các giá trị của khu vực xây dựng các thiết chế Nhà nước, các thiết chế văn hoá cao cấp, tạo nên giá trị văn hiến Đại Việt, thì khoảng trong hai mươi năm đầu của thế kỷ XX, Chữ Hán ở Việt Nam vẫn đóng vai trò ấy, đồng thời giới thiệu cho người Việt Nam những thành tựu, giá trị của văn minh thế giới, văn minh Âu châu, Mỹ châu, Mỹ châu vốn được người Trung Quốc, người Nhật từng thâu thái. Mặt khác, Chữ Hán giai đoạn này còn là công cụ tuyên truyền yêu nước và cách mạng, ngôn ngữ của báo chí, văn chương. Các tác giả lớn của bộ phận văn học yêu nước và cách mạng giai đoạn này chủ yếu đều xuất thân từ cử nghiệp. Họ là linh hồn của những phong trào yêu nước sôi động đầu thế kỷ XX như phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, phong trào chống sưu thuế,... Họ dùng Chữ Hán làm thơ văn kêu gọi yêu nước với một nhiệt huyết chứa chan. Chữ Hán đã trở thành phương tiện cho họ diễn đạt những khát vọng nhằm cứu nước, cứu nòi ... viết chính cương, đường lối, ...cho phong trào, viết thư kêu gọi đồng bào, đồng chí, viết đối lion, điếu văn khi nghe tin đồng chí của mình bỏ mình vì sự nghiệp lớn hay có khi ghi lại lời tuyệt mệnh của chính mình. Nội dung của các văn bản đã khơi dậy trong lòng mỗi người trách nhiệm với non sông, giống nòi, trở thành vũ khí động viên, giác ngộ đồng bào Trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong, của giai cấp công nhân, một lần nữa người Việt Nam lại sung sướng đón nhận những tư tưởng tình cảm lớn của thế kỷ qua những dòng văn thơ Hán điêu luyện, tràn đầy những sinh khí mới. Đó là ý nghĩa về văn hoá, chính trị, tri thức khoa học của chữ Hán đối với Việt Nam. Còn một vấn đề nữa đó là vấn đề ngôn ngữ. Bởi qua một giai đoạn tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt lâu dài và liên tục đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng ngôn ngữ đáng chú ý. Đây chính là nhiệm vụ đối với tầng lớp thanh niên tri thức trẻ hiện nay. Có rất nhiều người còn mơ màng về vấn đề cách đọc Hán - Việt, vấn đề chữ Nôm. Về cách đọc Hán - Việt: Là cách đọc chữ hán của người Việt, bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường, chịu sự chi phối của ngữ âm tiếng Việt. Có hình thức cách đọc Hán Việt là do sang thế kỷ thứ X Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập và tự chủ . Vì lý do chính trị đó tiếng Hán ở Việt Nam đã hoàn toàn cách ly khỏi tiếng Hán ở bên kia biên giới. Sau thế kỷ thứ 10 tiếng Hán ở các triều đại Nguyên, Minh, Thanh vẫn tiếp tục diễn biến, không tác động một cách trực tiếp với vai trò quyết định như trước nữa nên tiếng Hán ở Việt Nam chịu sự chi phối của tiếng Việt. Cách đọc Hán Việt đã hình thành, phát triển và tồn tại đến ngày nay. Tầm quan trọng của cách đọc Hán Việt: + Một lối đọc thuận lợi cho người Việt, có thể dùng đọc mọi văn bản Hán. + Một căn cứ để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. + Một căn cứ để nghiên cứu chữ Nôm. + Rất quan trọng đối với ngành Đông Phương học. Về mặt từ vựng, có ảnh hưởng hai chiều trong: trong vốn từ Hán có tiếp nhận một số từ tiếng Việt, trái lại trong tiếng Việt cũng tiếp nhận nhiều từ của tiếng Hán. Ví dụ: những từ trong tiếng Hán: ba la mật (mít); phù lưu (trầu); Giang (sông); vả (cây vả) đều là những từ gốc Việt. Trong tiếng Việt nhiều từ mượn tiếng Hán gọi là từ gốc Hán: Có từ mượn từ trước lúc có cách đọc Hán - Việt nay còn lưu lại dấu vết trong tiếng Việt, có từ mượn đọc theo cách đọc Hán Việt mà người ta thường gọi là từ Hán Việt chiếm một số lượng rất lớn. Ví dụ: Chè có cách đọc Hán Việt tương đương là Trà Rồng có cách cách đọc Hán Việt tương đương là Long Đuổi có cách cách đọc Hán Việt tương đương là Truy Buồng có cách cách đọc Hán Việt tương đương là Phòng Chém có cách cách đọc Hán Việt tương đương là Trảm Là những từ gốc Hán mượn từ thời thượng cổ. Ngoài ra một số ít vay mượn theo con đường khẩu ngữ (theo cách phát âm địa phương của Trung Quốc) như: mì chính, màn thầu, xà xíu, mằn thắn... Tóm lại, từ Hán Việt là từ gốc Hán đọc theo cách đọc của Việt Nam bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm cuối đời Đường. Sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt còn có một hệ quả khác nữa là sự xuất hiện của chữ Nôm. Chữ Nôm dựa trên cơ sở chữ Hán và cách đọc Hán Việt là ký hiệu văn tự tiếng Việt. Nhờ có chữ Nôm mà bảo tồn được nhiều áng văn thơ bất hủ như: thư Quốc Âm thời Hồng Đức của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm… Chữ Nôm là một sản phẩm biểu lộ tài trí của người Việt nam trong sự nghiệp Việt hoá văn tự Hán trên cả ba mặt: Âm đọc phải ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng. Nó đã để lại cho sự nghiệp này hàng loạt những văn bản chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng, xúc tích đạm đà sắc thái dân tộc và giàu tính sáng tạo độc đáo, có giá trị nghệ thuật và học thuật cao. Địa bàn hoạt động của nó chủ yếu ở giấy tờ, sách vở, tiếng Việt mới là thứ tiếng đóng vai trò chủ chốt và chiếm địa vị ưu thế tuyệt đối trong hoạt động ngôn ngữ số đông của toàn dân Việt nam, từ vua quan cho đến toàn dân thiên hạ.Chữ Nôm thuộc loại hình ghi âm. Xét trong mối tương quan với Chữ Hán, về đại thể Chữ Hán gồm 2 loại: + Loại chữ sử dụng các Chữ Hán hoàn chỉnh có sẵn để biểu thị các từ trong tiếng Việt theo cách dùng cả âm đọc (âm Hán Việt) lẫn ý nghĩa của chữ, ví dụ chữ Tâm ( ) để ghi từ tâm có nghĩa là tim hoặc chỉ dùng âm như chữ một ( ) có nghĩa là chìm đắm, mai một đi nay dùng làm chữ Nôm để chỉ số từ “một” (số 1). + Loại chữ sáng tạo riêng để ghi từ trong tiếng Việt bằng cách ghép một số Chữ Hán (hoặc bộ phận của Chữ Hán) và dùng thêm các dấu phụ. Ví dụ: chữ do hai chữ (ba) và (lăng) ghép lại để ghi chữ Blăng tức chữ Trăng trong tiếng Việt cổ (ghi âm). Chữ do hai chữ (thảo: cỏ) và chữ (cổ) ghép lại để ghi từ “cỏ” (cỏ cây) trong tiếng Việt (vừa âm vừa ý) Điều đáng quan tâm trước hết ở chữ Nôm là mặt kết cấu ngữ âm của ngôn từ. Nó phản ánh thật trung thực hình ảnh âm thanh của từ trong phạm vi khả năng rất có hạn của thứ chữ ô vuông ghi âm tiết. Chữ Nôm có chú ý thích đáng đến đơn giản hoá chữ viết, như đơn giản một số nét trong Chữ Hán được sử dụng, lược bỏ các ký hiệu ghi ý và ưu tiên chú trọng thực hiện nguyên tắc ghi âm chữ Nôm đã đạt tới mức độ khá cao trên con đường phát triển từ ghi ý đến ghi âm của chữ viết.Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,ông cha ta dã sử dụng Chữ Hán và chữ Nôm để sáng tác trước thuật,ghi chép các công văn hành chính,ngoại giao ,giáy tờ ,sách vở,…..Những thư tịch ,tài liệu viết băng Chữ Hán và chữ Nôm đó,ngày nay chúng ta thường gọi là di sản Hán Nôm. Về chữ Quốc ngữ: cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem lại địa vị chính thống cho tiếng Việt trong mọi mặt của đời sống xã hội. Mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc chặt chẽ và gần gũi hơn, do đó sự tiếp xúc ngôn ngữ Hán và Việt cũng đậm nét hơn. Bằng chứng là những từ gốc Hán trong tiếng Việt rất nhiều. Nhưng kể từ khi người Việt chuyển sang sử dụng chữ cái La tinh, hay thường gọi là chữ Quốc ngữ thì rõ ràng là người Việt Nam thế kỷ XX có sự cách biệt về chữ viết với ông cha mình các thế kỷ trước, đại đa số người dân Việt Nam hôm nay đã không đọc được chữ Hán và chữ Nôm nên không hiểu được văn hoá thành văn trước đây của cha ông đã để lại những gì. Đây là một nhiệm vụ đối với thế hệ trẻ chúng ta. Đó cũng chính là thứ ý nghĩa cao cả mà tôi đã tìm được khi nghiên cứu vấn đề chữ Hán. Ngoài ra chữ Hán cũng có ý nghĩa ảnh hưởng đến Việt Nam về mặt nghệ thuật. Kể từ khi tiếp nhận chữ Hán, người Việt sớm nhận thức đầy đủ đặc thù hình thể đến nội dung hay đặc trưng bản chất của hệ văn tự này và cũng sớm tiếp nhận, coi trọng nghệ thuật thư pháp. Tại di tích văn hoá Văn Miếu Quốc Tử Giám còn lưu giữ bức hoành phi “Cổ kim Nhật nguyệt” với nét chữ rất mực rắn giỏi. Trên 82 tấm bia tiến sĩ có thể lập được danh sách các cây bút tài hoà mà chữ viết đẹp đã được triều Lê tuyển chọn và được người đương thời khẳng định như : Nguyễn Tưởng, Tô Ngại, Chu Đình Báo, Nguyễn Tấn… Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 phong trào viết chữ Việt giống thư pháp chữ Hán phát triển rầm rộ ở ba thành phố lớn ở Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội. Tạm gọi là Thư pháp chữ Việt, bởi hiện tại còn nhiều người chưa công nhận và thực sự cũng chưa đáp ứng nhu cầu mỹ cảm của giới trí thức và văn nghệ sĩ khó tính. KẾT LUẬN Trung Quốc là đại biểu của nền văn hoá Phương Đông trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Văn hoá Chữ Hán Trung Quốc là chiếc nôi của văn minh Phương Đông, nó đã lắng trong tính cách, khí chất và tinh thần cốt cách của các dân tộc Phương Đông. Chữ viết là phương tiện nối liền Phương Đông với thế giới. Để tìm hiểu đặc trưng văn hoá Phương Đông cần tìm hiểu kỹ văn tự của Phương Đông mà trong đó đặc biệt là văn tự của Trung Quốc. Bởi lịch sử Chữ Hán đã trải qua hơn 3.000 năm lịch sử, ban đầu là chữ viết riêng của người Hán nhưng dần dần nó đã được phổ biến và lan toả ra vùng Đông và Đông Nam á, lưu lại một ảnh hưởng hết sức sâu đậm ở Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản cũng như nhiều vùng dân tộc ít người khác. Nó không chỉ có ý nghĩa phản ánh lịch sử, văn hoá, xã hội con người Trung Hoa mà còn phản ánh cả lịch sử xã hội con người ở những vùng mà nó ảnh hưởng tới,là thứ chữ đầu tiên được nâng lên thành nghệ thuật. Là người Việt Nam, đặc biệt là một sinh viên khoa Đông Phương - chuyên ngành Trung Quốc nhận thức được ý nghĩa lớn lao mà hệ thống văn tự Hán đã ảnh hưởng vào Việt Nam. Thiết nghĩ nghiên cứu chữ Hán, chữ Nôm là một điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với văn hoá Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với văn hoá đặc trưng của phương Đông./. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH (25).doc