Các biện pháp để hạn chế phù tay
Sinh thiết hạch lính gác nên triển khai cho những
trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm (Gd 0, I, hạch N0).
Nên cân nhắc hạn chế chỉ định xạ trị ở vùng nách –
trên đòn, đỉnh nách – trên đòn khi hạch âm tính hoặc
dương tính dưới 3 hạch.
Dặn dò bệnh nhân sau điều trị để phòng ngừa di
chứng phù tay (Tại bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh,
Khoa Xạ 4 đã thực hiện "Những lời khuyên cho bệnh
nhân ung thư vú sau điều trị" dưới dạng các tờ bướm phát
cho bệnh nhân). Trong đó hướng dẫn bệnh nhân cách
chăm sóc và phòng ngừa phù tay như sau:
Không xách nặng trên 5 kg bằng tay bên bệnh.
Không chích thuốc, truyền dịch vào tay bên bệnh.
Không đo huyết áp tay bên bệnh.
Không mặc áo có dây thun siết chặt cánh tay ở tay
áo, không mặc áo ngực quá chặt hoặc đeo nữ trang siết
chặt tay bên bệnh.
Không châm cứu hay chích lễ vào tay bên bệnh.
Cần đeo găng bảo vệ tay khi giặt quần áo, khi nấu ăn
hoặc khi may vá.
Khi cắt móng tay thì không nên cắt phạm vào da và
khóe móng.
Khi ngủ tránh nằm nghiêng lâu bên bệnh.
Không tắm hơi, tránh nhiệt độ quá lạnh.
Nên mang găng thun đàn hồi ở cánh tay khi đi máy
bay.
Không nên tự lái xe hai bánh đường dài.
Nên mặc áo dài hoặc mang găng tay dài để giảm
nguy cơ bị trầy, xước, côn trùng cắn, phỏng nắng tay bên
bệnh.
Tránh tăng cân nhanh, béo phì.
Nên tập thể dục, tập dưỡng sinh nhẹ hàng ngày.
Tự theo dõi để phát hiện sớm những chỗ sưng, đau,
thay đổi màu da ở tay, ở thành ngực, sẹo mổ và tái khám
định kỳ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Di chứng phù tay sau điều trị ung thư vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 432
DI CHỨNG PHÙ TAY SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
Nguyễn Thị Minh Linh*, Cung Thị Tuyết Anh*
TÓM TẮT
Mục ñích nghiên cứu: Phù tay sau phẫu thuật hay xạ trị là một trong những di chứng thường gặp sau ñiều trị ung
thư vú. Chúng tôi khảo sát tỷ lệ di chứng phù tay và các yếu tố liên quan ñể tìm biện pháp dự phòng.
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát tỷ lệ di chứng phù tay theo thời gian sau phẫu thuật ± xạ trị. 2. Khảo sát các yếu tố
liên quan ñến phù tay sau ñiều trị.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ñoàn hệ khảo sát ngẫu nhiên 492 trường hợp ung thư vú ñã ñiều
trị tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh từ 01/01/2004 - 31/12/2008. Khám có dấu hiệu phù tay hay ño chu vi tay
chênh lệch trên 2 cm ñược ñánh giá là phù bạch huyết. Các yếu tố liên quan phù tay ñược ñánh giá qua kiểm ñịnh Log
rank và hồi quy cox.
Kết quả: Thời gian ghi nhận ñược phù tay sau phẫu thật là trên 6 tháng. Tỷ lệ phù tay xảy ra sau phẫu thuật 12 tháng
(1 năm) ước tính là 0,4%, sau 24 tháng (2 năm) là 4,6%, sau 36 tháng (3 năm) là 10,8%, sau 48 tháng (4 năm) là 14,5%,
sau 60 tháng (5 năm) là 29,6%. Tỷ lệ phù tay tăng trong các nhóm bệnh nhân sau: có cân nặng lúc mổ trên 45 kg (p =
0,004), chỉ số khối cơ thể bệnh nhân (BMI) > 20 (p = 0,027), có di căn hạch nách (p = 0,007), số lượng hạch nách bị di
căn từ 3 hạch trở lên (p = 0,006). Trong nhóm bệnh nhân có xạ trị thì xạ trị bằng máy Colbalt có tỷ lệ phù tay thấp hơn xạ
trị bằng máy gia tốc thẳng (p = 0,02). Tổng liều xạ vào hệ hạch theo phác ñồ cổ ñiển có tỷ lệ phù tay thấp hơn phác ñồ
giảm phân liều (p = 0,0002). Khi kết hợp nhiều mô thức ñiều trị (trên 2 mô thức) tỷ lệ phù tay tăng lên (p = 0,02).
Kết luận: Với các ñiều trị ung thư vú hiện nay tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ phù tay sau 5 năm ước
tính là 29,6% với các mức ñộ phù rất nhẹ 28,8%, nhẹ là 39,4%, trung bình là 25,8%, nặng là 6,1%. Đây là cơ sở ñể triển
khai việc sinh thiết hạch lính gác và cân nhắc việc xạ trị bổ túc vào hố nách.
Từ khóa: Phù tay, phù bạch huyết, ung thư vú.
ABSTRACT
LYMPHEDEMA AFTER BREAST CANCER TREATMENT
Nguyen Thi Minh Linh, Cung Thi Tuyet Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010 : 432 - 436
Aim: Arm lymphedema after surgery with or without radiotherapy is a common sequela following breast cancer
treatment. We sought to determine the incidence of lymphedema and its associated factors to develop preventive measures.
Material and methods: This cohort study included 492 randomly selected breast cancer patients who had been
treated at Ho Chi Minh City Oncology Hospital from 01/01/2004 – 31/12/2008. Lymphedema was documented when
clinical exam revealed arm swelling or circumference difference between two arms of 2 cm or more. Risk factors were
assessed using the log rank test and Cox logistic regression analysis.
Results: The time from surgery to arm edema detection was above 6 months. The incidence of postoperative
lymphedema was 0.4% at 1 year, 4.6% at 2 years, 10.8% at 3 years, 14.5% at 4 years, and 29.6% at 5 years. Lymphedema
risk was increased in patients with the following characteristics: weight before surgery of more than 45 kg (p = 0.004),
BMI more than 20 (p = 0.027), presence of axillary node metastasis (p = 0.007), and number of metastatic axillary nodes
of more than 3 (p = 0.006). Among patients receiving radiotherapy, a lower risk was observed with Cobalt machine versus
accelerator (p = 0.02), and conventional schedule versus hypofractionated schedule (p = 0.0002). Combination of more
than 2 treatment modalities increased the incidence of of lymphedema (p = 0.02).
Conclussion: Following breast cancer treatment at HCMC Oncology Hospital, the incidence of postoperative
lymphedema was 29.6% at 5 years, with very mild, mild, moderate, and severe degree of 28.8%, 39.4%, 25.8%, and 6.1%,
respectively. This is the basis for application of sentinel lymph node biopsy and axillary radiotherapy in carefully selected
patients.
Key words: Lymphedema, arm edema, breast cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phù tay sau phẫu thuật hay xạ trị là một trong những
di chứng thường gặp sau ñiều trị ung thư vú. Điều trị phù
tay hiện nay còn là một thách thức ñối với các nhà lâm
sàng. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào quan tâm ñến
vấn ñề này. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại Bệnh
viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh: Quan sát ngẫu nhiên
những trường hợp bệnh nhân ung thư vú về di chứng phù
tay sau ñiều trị nhằm rút kinh nghiệm trong việc phòng
tránh loại di chứng này cho bệnh nhân.
* Bệnh viện Ung bướu TPHCM
Địa chỉ liên lạc: BS. Nguyễn Thị Minh Linh. Email: bsnguyenthiminhlinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 433
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát tỷ lệ di chứng phù tay theo thời gian sau
phẫu thuật hoặc xạ trị và các yếu tố liên quan ñến phù tay
sau ñiều trị ở những phụ nữ ñã ñiều trị ung thư vú tại
Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh (từ 01/01/2004 –
31/12/2008).
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ñoàn hệ. Quan sát ngẫu nhiên những
bệnh nhân ñã ñược ñiều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung
Bướu TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2004 – 31/12/2008.
Cách chọn ñối tượng: Những bệnh nhân ñã ñược
phẫu thuật từ 01/01/2004 - 31/12/2008, chọn ngẫu nhiên
(khoảng 100 - 150 bệnh nhân theo mỗi năm) theo thứ tự
danh sách bệnh nhân carcinôm vú (Năm 2004: Chọn bệnh
nhân số thứ tự 10, 20, 30,. Năm 2005: Chọn thứ tự 9,
18, 27, .).
Cách ñánh giá phù tay: Khám có một trong các
dấu hiệu căng da, dày mô dưới da hay sưng, có hay không
có dấu ấn lõm, hoặc có khác biệt ít nhất 2 cm số ño chu vi
giữa tay bên bệnh và tay ñối bên.
Chẩn ñoán phân biệt: Phù toàn thân (suy gan, suy
thận), tái phát tại chỗ tại vùng, viêm tắc mạch máu, bướu
máu, nhiễm trùng tay bên bệnh.
Thu thập và xử lý số liệu: Liên lạc ñiện thoại hoặc
gởi thư mời bệnh nhân ñến khám. Xử lý dữ liệu bằng phần
mềm SPSS 11.5 for windows.
KẾT QUẢ
Từ 01/12/2008 - 30/09/2009 chúng tôi ñã khám ñược
492 trường hợp.
Đặc ñiểm nhóm nghiên cứu
Các yếu tố Đặc ñiểm Các yếu tố Đặc ñiểm
Tuổi TB: 51, TV: 51, a = 8,7 M1 TB: 52,4, TV: 51, a = 8,7
M2 TB: 53, TV: 52, a = 8, BMI TB: 22,6, TV: 22,6, a = 3,3
Bên vú bệnh P: 241 (49%), T: 247 (50,2%), P+T:
4 (0,8%)
TNM GdI: 48 (9,8%), dII: 375 (76,2%), GdIII: 53
(10,8%), GdIV: 4 (0,8%), Không rõ: 12 (2,4%)
Loại mô
học
Carcinôm ống tuyến vú: 475 (96,5%)
Carcinôm tiểu thùy: 9 (1,8%)
Khác: 8 (1,6%)
Độ mô học Độ 1 : 65 (13,2%) Độ 2: 388 (78,9%)
Độ 3: 28 (5,7%) Không có: 11 (2,2%)
PT 491 (99,8%) HT 409 (83,1%)
Tổng số
hạch
TB: 11, TV: 0, a = 3 Di căn hạch 188 (38,3%)
Loại phẫu
thuật
DNNH: 468 (95,3%), DNNH-TT: 5
(1%), PT Patey: 7 (1,4%), PT
Halsted: 1 (0,2%), PTBT: 9 (1,8%),
NHN: 1 (0,2%)
Biến chứng hậu
phẫu sớm
Tụ dịch: 28 (5,7%), nhiễm trùng: 1 (0,2%),
chảy máu tự cầm: 2 (0,4%), chảy máu cầm
máu thứ phát: 7 (1,4%), không biến chứng:
453 (92,3%)
XT 343 (69,7%) LPNT 363 (73,8%)
Phác ñồ xạ
trị
PDCD: 229 (71,8%), GPL: 90
(28,2%)
Loại máy XT Cobalt: 291 (84,8%), Gia tốc thẳng: 52
(15,2%)
TB: Trung bình, TV: Trung vị, a: Độ lệch chuẩn, P:
Phải, T: Trái, Gd: Giai ñoạn, M1: Cân nặng lúc mổ (Kg),
M2: Cân nặng lúc khám (Kg), DNNH: Phẫu thuật ñoạn
nhũ nạo hạch, DNNH-TT: Phẫu thuật ñoạn nhũ nạo hạch
và tái tạo, PT Patey: Phẫu thuật Patey, PT Halsted: Phẫu
thuật Halsted, PTBT: Phẫu thuật bảo tồn, NHN: Phẫu
thuật nạo hạch nách, HT: Hóa trị, PT: Phẫu thuật, XT: Xạ
trị, LPNT: Liệu pháp nội tiết, PDCD: Cổ ñiển (50 Gy/2
Gy, 46 Gy/2 Gy), GPL: Giảm phân liều (45 Gy/3 Gy, 39
Gy/3 Gy), GT: Máy gia tốc thẳng.
Tỷ lệ phù tay
Có 66 trường hợp phù tay trong tổng số 492 bệnh
nhân ñược khám, phân bố theo thời gian sau phẫu thuật 12
tháng (1 năm) ước tính là 0,4%, sau 24 tháng (2 năm) là
4,6%, sau 36 tháng (3 năm) là 10,8%, sau 48 tháng (4
năm) là 14,5%, sau 60 tháng (5 năm) là 29,6%.
100%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 434
Biểu ñồ 1. Tỷ lệ phù tay theo thời gian sau ñiều trị
Các mức ñộ phù tay dựa theo ño chu vi
Mức ñộ phù Chênh lệch chu vi n %
Rất nhẹ < 2 cm 19 28,8
Nhẹ 2 – 2,5 cm 26 39,4
Trung bình 3 - 5 cm 17 25,8
Nặng > 5 cm 4 6,1
Tổng 66 100
Các yếu tố liên quan với phù tay
Các yếu tố Bn Phù p Các yếu tố Bn Phù p
M1 ≤ 45
> 45
98
393
5 (5,1%)
60 (15,3%)
0,04 M2 ≤ 47
> 47
113
379
7 (6,2%)
59 (15,6%)
0,02
BMI ≤ 20
> 20
106
386
6 (5,6%)
60 (15,5%)
0,02 Hạch di căn Có
Không
188
303
36 (19,1%)
29 (9,5%)
0,007
Số hạch di căn < 3
≥ 3
394
97
43 (10,9%
22 (22,6%))
0,006 Loại máy XT Cobalt
GT
291
52
45 (15,4%)
6 (11,5%)
0,02
XT PDCD
GPL
229
90
38 (16,5%)
12 (13,3%)
0,0002 Đa mô thức > 2
≤ 2
381
111
58 (15,2%)
8 (7,2%)
0,02
BÀN LUẬN
Theo các y văn nước ngoài tỷ lệ phù tay thay ñổi từ 6
– 83%(1,4,6,7,14,15,16,17,20,21).
Bảng 8. Tỷ lệ phù tay trong các nghiên cứu từ thập niên
80(22, 26).
Năm Nghiên
cứu
Định
nghĩa
phù
tay
Thời
gian
theo
dõi
Số
bệnh
nhân
n
Tỷ lệ
phù
tay
1986 Kinsin ≥ 2 cm 9
tháng
200 25,5%
1991 Wemer ≥ 5 cm 37
tháng
282 19,5%
1992 Ball > 3 cm > 12
tháng
50 6%
1992 Ivens > 200
ml
2 năm 106 10%
1993 Lin ≥ 2 cm 2 năm 283 24%
1996 Ferrandez > 3 cm 14
tháng
683 16,9%
1996 Paci ≥ 2 cm 5 năm 238 30,3%
1997 Schuneman ≥ 2 cm 11
năm
5868 24%
2003 Deutsch ≥ 2 cm 3 năm 1665 46,3%
2009 NC này ≥ 2 cm 5 năm 492 29,6%
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ phù tay tăng dần theo thời
gian sau ñiều trị. Thời gian ghi nhận ñược phù tay sau
phẫu thuật là trên 6 tháng. Trong số các bệnh nhân phù
tay, tỷ lệ phù tay xảy ra sau phẫu thuật 12 tháng (1 năm) là
0,4%, sau 24 tháng (2 năm) là 4,6%, sau 36 tháng (3 năm)
là 10,8%, sau 48 tháng (4 năm) là 14,5%, sau 60 tháng (5
năm) là 29,6%. Theo y văn các nước thì phù tay có thể
xuất hiện ngay hoặc lâu hơn sau ñiều trị ung thư vú, có thể
xuất hiện phù tay sau phẫu thuật một tháng hoặc chậm
hơn, sau nhiều năm(2,4). Nhiều nghiên cứu theo các tài liệu
ngoại văn cho thấy BMI cao ≥ 25 làm tăng nguy cơ phù
tay(3,15). Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỷ lệ phù tay tăng
khi BMI lúc mổ ≥ 20. Các yếu tố liên quan làm tăng tỷ lệ
phù tay theo y văn các nước ñược ghi nhận như: Tuổi, cân
nặng, giai ñoạn bướu, xạ trị, tamoxifen, ñộ mô học của
bướu, số lượng hạch nách ñược lấy sau phẫu thuật, số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 435
lượng hạch di căn, biến chứng tụ dịch, nhiễm trùng vết
mổ, thoát mạch khi hóa trị tuy nhiên một số nghiên cứu
không cho thấy lien quan này(1-16), nghiên cứu của chúng
tôi ghi nhận không có sự liên quan có ý nghĩa tỷ lệ phù tay
với tuổi, ñộ mô học của bướu, số lượng hạch ñược nạo, xạ
trị, tuy nhiên xạ trị bằng máy gia tốc thẳng tăng tỷ lệ phù
tay có ý nghĩa thống kê (p = 0,02). Điều này có thể là do
xạ trị bằng máy gia tốc thẳng, chùm tia có ñộ sâu phần
trăm cao hơn chùm tia gama của máy Cobalt nên khả năng
làm tổn thương mạch bạch huyết nhiều hơn. Sự kết hợp từ
3 mô thức ñiều trị trở lên làm tăng tỷ lệ phù tay có ý nghĩa
thống kê (p = 0,02). Điều này cũng phù hợp vì các trường
hợp chỉ ñiều trị một hoặc hai mô thức kết hợp ña phần là
các giai ñoạn bệnh sớm, không có hạch di căn hoặc số
hạch di căn ít, các trường hợp giai ñoạn trễ hơn thì ñược
kết hợp nhiều mô thức ñiều trị hơn, do ñó làm tăng tỷ lệ
phù tay.
Sinh thiết hạch lính gác không có nạo hạch nách có
thể làm giảm nguy cơ phù bạch huyết(18,24,25,27). Tại Bệnh
viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh sinh thiết hạch lính gác
mới bắt ñầu ñược triển khai, tuy nhiên do tỷ lệ ung thư vú
giai ñoạn sớm (Gd 0, I, hạch N0) còn ít nên phần lớn bệnh
nhân vẫn ñược nạo hạch nách.
Các biện pháp ñể hạn chế phù tay
Sinh thiết hạch lính gác nên triển khai cho những
trường hợp ung thư vú giai ñoạn sớm (Gd 0, I, hạch N0).
Nên cân nhắc hạn chế chỉ ñịnh xạ trị ở vùng nách –
trên ñòn, ñỉnh nách – trên ñòn khi hạch âm tính hoặc
dương tính dưới 3 hạch.
Dặn dò bệnh nhân sau ñiều trị ñể phòng ngừa di
chứng phù tay (Tại bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh,
Khoa Xạ 4 ñã thực hiện "Những lời khuyên cho bệnh
nhân ung thư vú sau ñiều trị" dưới dạng các tờ bướm phát
cho bệnh nhân). Trong ñó hướng dẫn bệnh nhân cách
chăm sóc và phòng ngừa phù tay như sau:
Không xách nặng trên 5 kg bằng tay bên bệnh.
Không chích thuốc, truyền dịch vào tay bên bệnh.
Không ño huyết áp tay bên bệnh.
Không mặc áo có dây thun siết chặt cánh tay ở tay
áo, không mặc áo ngực quá chặt hoặc ñeo nữ trang siết
chặt tay bên bệnh.
Không châm cứu hay chích lễ vào tay bên bệnh.
Cần ñeo găng bảo vệ tay khi giặt quần áo, khi nấu ăn
hoặc khi may vá.
Khi cắt móng tay thì không nên cắt phạm vào da và
khóe móng.
Khi ngủ tránh nằm nghiêng lâu bên bệnh.
Không tắm hơi, tránh nhiệt ñộ quá lạnh.
Nên mang găng thun ñàn hồi ở cánh tay khi ñi máy
bay.
Không nên tự lái xe hai bánh ñường dài.
Nên mặc áo dài hoặc mang găng tay dài ñể giảm
nguy cơ bị trầy, xước, côn trùng cắn, phỏng nắng tay bên
bệnh.
Tránh tăng cân nhanh, béo phì.
Nên tập thể dục, tập dưỡng sinh nhẹ hàng ngày.
Tự theo dõi ñể phát hiện sớm những chỗ sưng, ñau,
thay ñổi màu da ở tay, ở thành ngực, sẹo mổ và tái khám
ñịnh kỳ.
KẾT LUẬN
Với các ñiều trị ung thư vú hiện nay tại Bệnh viện
Ung Bướu TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ phù tay sau 5 năm ước
tính là 29,6% với các mức ñộ phù rất nhẹ 28,8%, nhẹ là
39,4%, trung bình là 25,8%, nặng là 6,1%. Phù tay có
nguy cơ xảy ra nhiều hơn ở các nhóm bệnh nhân: Cân
nặng lúc mổ > 45, cân nặng lúc khám > 47, chỉ số khối cơ
thể (BMI) > 20, có hạch di căn, số hạch di căn ≥ 3, loại
máy xạ trị, tổng liều xạ trị theo phác ñồ, kết hợp các mô
thức ñiều trị.g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clark B., Sitzia J. and Harlow W. (2005). “Incidence
and risk of arm oedema following treatment for breast
cancer, a three-year follow-up study”. Q J Medi, 98,
pp 343 - 348.
2. Erickson V.S., Pearson M.L., Ganz P.A., et al
(2001). “Review Arm Edema in Breast Cancer
Patients”. J Natl Cancer Inst, 93, 96 - 111
3. Harris S.R., Hugi M.R., Olivotto Ivo A., et al (2001).
“Clinical practice guidelines for the care and
treatment of breast cancer: 11. Lymphedema”.
CMAJ, 164(2), pp 191 – 9.
4. Hayes C.S., Janda M., Cornish B., et al (2008).
“Lymphedema After Breast Cancer: Incidence, Risk
Factors, and Effect on Upper Body Function”. J Clin
Oncol, 26, pp 3536-3542.
5. Lerner R., (1998). “Complete Decongestive
Physiotherapy and the Lerner”. Cancer, 83, pp 2861–
3.
6. Mark I. S. D Levine N., Julian J. A. e al (2008).
“Clinical Trial Lymphedema in women with breast
cancer: characteristics of patients screened for a
randomized trial”. Breast Cancer Res Treat 110, pp
337–342.
7. McKenzie C.D, Kalda L.A, (2003). “Effect of Upper
Extremity Exercise on Secondary Lymphedema in
Breast Cancer Patients, A Pilot Study”. J Clin Oncol,
21, pp 463 - 466.
8. McLaughlin S.A., Wright M. J., Morris K.T., et al
(2008). “Prevalence of Lymphedema in Women With
Breast Cancer 5 Years After Sentinel Lymph Node
Biopsy or Axillary Dissection: Patient Perceptions
and Precautionary Behaviors”. J Clin Oncol, 26, pp
5220-5226.
9. McLaughlin S.A., Wright M.J., Morris K.T., Get al
(2008). “Prevalence of Lymphedema in Women With
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 436
Breast Cancer 5 Years After Sentinel Lymph Node
Biopsy or Axillary Dissection: Objective
Measurements”. J Clin Oncol, 26, pp 5213-5219.
10. Passik S. D., McDonald M.V.,(1998). “Supplement to
Cancer Psychosocial Aspects of Upper Extremity
Lymphedema in Women Treated for Breast
Carcinoma”. Cancer, 83, pp 2817–20.
11. Petrek A., Senie T., Peters M., et al (2001).
“Lymphedema in a Cohort of Breast Carcinoma
Survivors 20 Years after Diagnosis”. Cancer, 92, pp
1368–77.
12. Petrek A.J, Pressman I.P., Smith A.P (2000).
“Lymphedema: Current Issue in Research and
Management”. CA Cancer J Clin, 50, pp 292 – 307
13. Purushotham D. A., Upponi S., Klevesath B. M., et al
(2005). “Morbidity After Sentinel Lymph Node
Biopsy in Primary Breast Cancer, Results From a
Randomized Controlled Trial”. J Clin Oncol, 23, pp.
4312 - 4321.
14. Sener F., Winchester J., Martz H., et al (2001).
“Lymphedema after Sentinel Lymphadenectomy for
Breast Carcinoma”. Cancer, 92, pp 748–52.
15. Wu W.C. Taiwan, Wilson J.W, Costantino J. P, et al
(2008). “Estimating The Probability Of Lymphedema
Following Breast Cancer Surgery”. University of
Pittsburgh.
16. Yen F., Xiaolin F., Rodney S, Laud W. (2009). “A
Contemporary, Population-Based Study of
Lymphedema Risk Factors in Older Women with
Breast Cancer”. Ann Surg Oncol, pp 0347-2.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 437
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- di_chung_phu_tay_sau_dieu_tri_ung_thu_vu.pdf