Dịch chuyển việc làm theo kỹ năng và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế

Kết luận và hàm ý chính sách Giai đoạn từ 2010 đến nay, tỷ trọng lao động có trình bằng cấp/chứng chỉ tăng gần 4 điểm phần trăm, trong đó có sự đóng góp chủ yếu bởi lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cho trong giai đoạn kinh tế khó khăn, những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao sẽ tận dụng được những lợi thế của bản thân để có được việc làm. Tỷ trọng lao động có bằng cấp/chứng chỉ gia tăng gia tăng nhanh ở khu vực phi nông nghiệp cho thấy lao động có chuyên môn kỹ thuật dễ dàng hơn khi dịch chuyển việc làm từ ngành này qua ngành khác, đặc biệt từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Lao động có bằng cấp/chứng chỉ tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn, tuy nhiên tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị. Tỷ trọng lao động có bằng cấp/chứng chỉ (đặc biệt nhóm có trình độ cao đẳng/đại học) có xu hướng tăng nhiều trong khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Như vậy, có thể thấy rằng lao động kỹ năng đang dịch chuyển sang các khu vực kinh tế hiện đại hay những công việc hiện đại và cầu kỹ năng đang thay đổi. Người lao động có kỹ năng sẽ tận dụng nhiều cơ hội mới trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực thành thị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc tái bố trí công ăn việc làm từ khu vực nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác đòi hỏi cầu lao động có kỹ năng. Điều đó có nghĩa trang bị cho lao động kỹ năng hay chuẩn bị cho sự thay đổi của cầu lao động là cần thiết và rất quan trọng trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa nền kinh tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch chuyển việc làm theo kỹ năng và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 53 DỊCH CHUYỂN VIỆC LÀM THEO KỸ NĂNG VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CN. Nguyễn Thành Tuân- ThS. Chử Thị Lân Tóm tắt: Tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế sẽ dẫn tới sự dịch chuyển của cầu đối với lao động, chuyển từ các công việc chủ yếu là thủ công và đơn giản sang các công việc phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Bài viết này sẽ xem xét sự dịch chuyển của cầu lao động có kỹ năng ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn từ 2010 đến nay giữa các ngành, khu vực thành thi-nông thôn, hình thức sở hữu, v.v. . và mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển lao động có kỹ năng nói chung và cầu lao động kỹ năng của các ngành nói riêng. Từ khóa: Dịch chuyển việc làm, lao động có kỹ năng Summary: The economic modernization process will lead to a shift of labour demand from unskilled labour into skilled labour. This article is to assess the skilled labour demand in Vietnam in the context of Vietnam's economy from 2010 to present between industries, urban and rural areas, sectors, etc and the correlation between economic growth and skilled labour mobility in general and skilled labour demand in particular sectors. Keywords: labour mobility, skilled labour 1. Mở đầu Trong gần 30 năm qua, kể từ khi đổi mới đường lối kinh tế, nước ta đã đạt được những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Mức tăng trưởng cao trong thập niên 1990 chủ yếu đến từ tăng năng suất lao động là kết quả của quá trình dịch chuyển lao động từ ngành sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp có năng suất cao hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc di chuyển việc làm từ khu vực nông nghiệp sang các ngành khác đã chậm lại, đầu tư vốn, chứ không phải năng suất lao động đã trở thành nguồn lực chính của tăng trưởng kinh tế. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2014 (World bank, 2014) đưa ra nhận định lực lượng lao động có kỹ năng đã đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện thành công về phát triển của Việt Nam trong thời gian qua đồng thời có ý nghĩa trọng tâm đối với tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, lao động có kỹ năng của Việt Nam dịch chuyển thế nào và tác động của tăng trưởng kinh tế tới dịch chuyển lao động có kỹ năng cũng cần được xem xét. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 54 2. Thực trạng dịch chuyển việc làm theo kỹ năng Giai đoạn từ 2010 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, tỷ trọng lao động có trình bằng cấp/chứng chỉ tăng gần 4 điểm phần trăm, trong đó có sự đóng góp chủ yếu bởi lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Năm 2010, lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 7,6% tổng việc làm thì đến hết 6 tháng 2014 con số này là 9,80%. Có thể thấy là trong giai đoạn kinh tế khó khăn, những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao sẽ tận dụng được những lợi thế của bản thân để có được việc làm. Bảng 3. Tỷ lệ lao động đang làm việc phân theo chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: % Nguồn: TCTK, Số liệu Điều tra Lao động-Việc làm 2010, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014. Lao động có chuyên môn kỹ thuật dễ dàng dịch chuyển việc làm từ ngành này qua ngành khác, đặc biệt từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (nông nghiệp) sang khu vực phi nông nghiệp. Tỷ trọng lao động có bằng cấp/chứng chỉ gia tăng gia tăng nhanh ở khu vực phi nông nghiệp, từ 26,2% năm 2010 lên 31,21% 6 tháng năm 2014. Trong khi đó, tỷ trọng lao động có bằng cấp/chứng chỉ làm việc ở khu vực nông nghiệp tăng chậm, từ 2,77% năm 2010 Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 55 lên 3,80% 6 tháng 2014. Nguyên nhân là do cầu về lao động kỹ năng của ngành nông nghiệp ở nước ta còn hạn chế hoặc khu vực nông nghiệp không thu hút được lao động có chuyên môn kỹ thuật. Hình 2. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo trình độ CMKT và ngành Đơn vị: % Nguồn: TCTK, Số liệu Điều tra Lao động-Việc làm 2010, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014. Trong giai đoạn 2010- 2014, lao động có bằng cấp/chứng chỉ tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn, tuy nhiên tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị. Cùng với việc đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, số lượng việc làm mới được tạo ra hàng năm ở khu vực thành thị cũng gia tăng, cầu lao động có chuyên môn kỹ thuật gia tăng đặc biệt ở hai cấp trình độ đại học trở lên và sơ cấp nghề. Vùng nông thôn cũng thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, vì vậy lao động có chuyên môn kỹ thuật cũng gia tăng ở khu vực này. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 56 Bảng 5. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo trình độ CMKT và khu vực thành thị nông thôn (Đơn vị: %) Trình độ CMKT Thành thị Nông thôn 2010 2014 Thay đổi 2010 2014 Thay đổi Không có bằng cấp/chứng chỉ 69.22 65.38 -3.84 91.20 88.59 -2.61 Sơ cấp nghề 2.94 4.42 1.48 1.53 2.24 0.71 Trung cấp nghề 2.99 2.73 -0.26 1.11 1.09 -0.02 THCN 5.63 5.52 -0.11 2.56 2.83 0.27 Cao đẳng nghề 0.48 0.61 0.13 0.18 0.27 0.09 CĐ, ĐH trở lên 18.74 21.34 2.60 3.42 4.98 1.56 Chung 100.00 100.00 100.00 100.00 Nguồn: TCTK, Số liệu Điều tra Lao động-Việc làm 2010, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014. Giai đoạn 2010-2014, tỷ trọng lao động có bằng cấp/chứng chỉ trong tổng lao động có việc làm có xu hướng tăng nhiều trong khu vực nhà nước (7,1%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (6,2%), đặc biệt tỷ trọng lao động trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên tăng khá cao ở khu vực nhà nước trong vòng 4 năm qua (9,6%). Đây là hai khu vực có mức thu nhập bình quân cao nhất (theo Bản tin Cập nhật thị trường lao động số 2- quý 2 2014). Mặt khác, có thể cho rằng trong giai đoạn này, khi nền kinh tế gặp khó khăn, khu vực Nhà nước và FDI phải sàng lọc lao động, những lao động có chuyên môn kỹ thuật cao có cơ hội trụ lại trong khu vực kinh tế này. Bảng 6. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo trình độ CMKT và khu vực sở hữu Đơn vị: % Cá thể, hộ gia đình Tư nhân, tập thể Nhà nước FDI 2010 2014 +/- 2010 2014 +/- 2010 2014 +/- 2010 2014 +/- Không có bằng cấp/chứng chỉ 95.20 93.20 -2.00 60.60 58.50 -2.10 25.40 18.30 -7.10 82.4 76.2 - 6.20 Sơ cấp nghề 1.36 2.21 0.85 4.75 7.67 2.92 3.66 3.04 -0.62 2.76 4.53 1.77 Trung cấp nghề 0.87 0.93 0.06 4.55 3.53 -1.02 4.77 3.79 -0.98 3.01 2.32 - 0.69 THCN 1.21 1.59 0.38 8.29 5.93 -2.36 17.50 16.70 -0.80 2.07 3.66 1.59 Cao đẳng nghề 0.10 0.17 0.07 0.86 1.15 0.29 0.96 0.88 -0.08 0.56 0.93 0.37 CĐ, ĐH trở lên 1.24 1.94 0.70 21.00 23.30 2.30 47.70 57.30 9.60 9.18 12.3 3.12 3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển lao động có kỹ năng Bảng sau cho thấy hệ số tương quan giữa tỷ trọng lao động có kỹ năng và Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 57 tăng trưởng GDP trong các ngành từ năm 2010- 2013. Kết quả cho thấy, chung toàn bộ nền kinh tế thì tỷ trọng lao động có kỹ năng và tăng trưởng GDP có tương quan dương khá thấp, tức là khi GDP tăng thì lao động có kỹ năng cũng tăng lên. Có 6 ngành có tương quan âm giữa tỷ trọng lao động có kỹ năng và tăng trưởng GDP trong ngành, tức là tăng trưởng GDP tăng thì tỷ trọng lao động có kỹ năng trong ngành giảm, trong đó các ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; vận tải kho bãi và y tế, hoạt động trợ giúp có tương quan âm rất chặt chẽ với tăng trưởng GDP của ngành. Còn lại (14 ngành) có tương quan dương giữa tỷ trọng lao động có kỹ năng và tăng trưởng GDP trong ngành, tức là tăng trưởng GDP tăng thì tỷ trọng lao động có kỹ năng trong ngành tăng. Bảng 7. Bảng tương quan lao động có kỹ năng và tăng trưởng GDP trong các ngành Ngành Hệ số tương quan giữa tỷ trọng lao động có kỹ năng và tăng trưởng GDP Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản -0.6599 Khai khoáng 0.0201 Công nghiệp chế biến, chế tạo -0.5163 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 0.0638 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0.8431 Xây dựng 0.4609 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác -0.9375 Vận tải, kho bãi -0.9539 Thông tin và truyền thông 0.3406 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0.4807 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0.1668 Hoạt động kinh doanh bất động sản 0.7004 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 0.9522 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0.9593 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 0.7594 Giáo dục và đào tạo 0.4281 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội -0.9102 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí -0.3074 Hoạt động dịch vụ khác 0.6996 Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 0.5615 Chung 0.2624 Nguồn: Tính toán từ số liệu Điều tra Lao động-Việc làm của TCTK Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 58 3. Kết luận và hàm ý chính sách Giai đoạn từ 2010 đến nay, tỷ trọng lao động có trình bằng cấp/chứng chỉ tăng gần 4 điểm phần trăm, trong đó có sự đóng góp chủ yếu bởi lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cho trong giai đoạn kinh tế khó khăn, những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao sẽ tận dụng được những lợi thế của bản thân để có được việc làm. Tỷ trọng lao động có bằng cấp/chứng chỉ gia tăng gia tăng nhanh ở khu vực phi nông nghiệp cho thấy lao động có chuyên môn kỹ thuật dễ dàng hơn khi dịch chuyển việc làm từ ngành này qua ngành khác, đặc biệt từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Lao động có bằng cấp/chứng chỉ tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn, tuy nhiên tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị. Tỷ trọng lao động có bằng cấp/chứng chỉ (đặc biệt nhóm có trình độ cao đẳng/đại học) có xu hướng tăng nhiều trong khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Như vậy, có thể thấy rằng lao động kỹ năng đang dịch chuyển sang các khu vực kinh tế hiện đại hay những công việc hiện đại và cầu kỹ năng đang thay đổi. Người lao động có kỹ năng sẽ tận dụng nhiều cơ hội mới trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực thành thị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc tái bố trí công ăn việc làm từ khu vực nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác đòi hỏi cầu lao động có kỹ năng. Điều đó có nghĩa trang bị cho lao động kỹ năng hay chuẩn bị cho sự thay đổi của cầu lao động là cần thiết và rất quan trọng trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa nền kinh tế. Tài liệu tham khảo 1. TCTK (2011), Niên giám thống kê 2010. 2. TCTK (2013), Niên giám thống kê 2012. 3. TCTK, Số liệu điều tra Lao động- Việc làm 2010, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014. 4. World bank (2014), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdich_chuyen_viec_lam_theo_ky_nang_va_moi_quan_he_voi_tang_tr.pdf
Tài liệu liên quan