Điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan

KẾT LUẬN Nghiên cứu được thực hiện tại 3 cơ sở in Trần Phú, Tài Chánh và Lê Quang Lộc với toàn bộ 676 NLĐ trực tiếp sản xuất trong đó có 376 là có tiếp xúc tiếng ồn >85dBA. Từ kết quả phân tích và bàn luận, một số kết luận rút ra từ nghiên cứu như sau: Mức độ ô nhiễm tiếng ồn khá cao: có 49,6% mẫu vượt TCCP với cường độ ồn trung bình là 91,1dBA. Trần Phú có số mẫu vượt và cường độ thấp nhất (41,5% và 89,5dBA), kế đến là Tài Chánh (53,7% và 90,5%) và Lê Quang Lộc là cao nhất (65,2% và 94,5 dBA). Tỉ lệ ĐNN chung là 16,5%. Tại Trần Phú là 19,0%, Tài Chánh 17,9%, Lê Quang Lộc 10,8%. Tỉ lệ ĐNN được chẩn đoán mới trong nghiên cứu này là 7,4%. Trong đó Trần Phú cao nhất 10,0%, kế đến Lê Quang Lộc 6,9% và Tài Chánh là 3,2%. Tỉ lệ giảm thính lực do tiếng ồn <85dBA là 2,3%. Có mối liên quan giữa tỉ lệ ĐNN và tuổi nghề, tuổi đời, giới, thời gian làm việc trong ngày. Từng cơ sở có những yếu tố liên quan đến tỉ lệ ĐNN riêng: tại Trần Phú những yếu tố đó là độ ồn, tuổi đời, giới và thời gian làm việc trong ngày, tại Tài Chánh là tuổi đời, tại Lê Quang Lộc là tuổi nghề và thời gian làm việc trong ngày. Tại từng cơ sở không có mối liên quan giữa tỉ lệ ĐNN thực hành đeo nút tai đúng, thực hành nghỉ giữa ca đúng cách. Tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng đều thấp. Tỉ lệ kiến thức đúng là 34%, thái độ đúng 64,6%, thực hành chung đúng là 3,2%, thực hành đeo nút tai đúng là 26,9%. Lý do không thực hành đeo nút tai chủ yếu là gây khó chịu khi đeo. Thực hành đeo nút tai và nghỉ giữa ca tại Lê Quang Lộc tốt hơn Trần Phú và Tài Chánh. Có mối liên quan kiến thức và thái độ. Người có kiến thức đúng sẽ có thái độ đúng. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành đeo nút tai đúng.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điếc nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 131 ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Huỳnh Chung*, Nguyễn Đăng Quốc Chấn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Theo một số báo cáo thì chỉ khoảng 18%-25% người lao động(NLĐ) làm việc tại các cơ sở sản xuất có độ ồn cao sử dụng nút tai, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ công nhân chống lại tiếng ồn. Tỷ lệ điếc nghề nghiệp (ĐNN) giữa các cơ sở in là không như nhau, như vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt về tỷ lệ này? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với mục tiêu như sau: Mục tiêu:Xác định tỷ lệ nhân viên bị ĐNN và các yếu tố liên quan tại ba cơ sở in (Trần Phú, Tài Chính và Lê Quang Lộc) năm 2010. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có tính cỡ mẫu toàn bộ NLĐ trực tiếp sản xuất tiếp xúc với tiếng ồn (trên và dưới 85dBA) của ba cơ sở in Trần Phú, Tài Chính và Lê Quang Lộc. Kết quả: 64 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép (49,6%). Độ ồn cao hơn TCCP là 6dBA. Tỉ lệ phơi nhiễm 55,6%. Giảm thính lực do tiềng ồn cao gấp 7 lần nhóm không phơi nhiễm. Có liên quan tỉ lệ ĐNN và tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời gian làm việc. Liên quan tỉ lệ ĐNN và đặc tính mẫu - Phân tích đa biến: có liên quan giữa điếc nghề nghiệp và cường độ tiếng ồn, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời gian làm việc trong khu vực có tiếng ồn. Kiến thức đúng về bệnh ĐNN thấp 34%. Thái độ về chấp nhận sử dụng các biện pháp phòng chòng bệnh ĐNN thấp 64,6%. Tỉ lệ có thực hành chung đúng về phòng chống ĐNN rất thấp 3,2%. Kết luận: Mức độ ô nhiễm tiếng ồn khá cao: có 49,6 % mẫu vượt TCCP. ĐNN chung là 16,5%. Tỉ lệ ĐNN là 7,4%. Có mối liên quan giữa tỉ lệ ĐNN và tuổi nghề, tuổi đời, giới, thời gian làm việc trong ngày. Tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng đều thấp. Từ khóa: Điếc nghề nghiệp, Giảm thính lực do tiếng ồn ABSTRACT OCCUPATIONAL DEAFNESS AND SOME FACTORS RELATED Huynh Chung, Nguyen Dang Quoc Chan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 131-135 Background: According to some reports, only about 18 % -25 % of the employees working in production facilities have high noise levels using earplugs, one of the most effective measures to protect workers against the noise. The rate of Noise-induced hearing loss (NIHL) between the base print is not the same, so what factors influence the difference in this ratio? To answer this research question we conducted this research with the following objectives: Objective: Determine the ratio of staff to be NIHL and associated factors at three facilities in (Tran Phu and Le Quang Loc Finance) in 2010. Material and Methods: Cut the sample size calculation described all direct production employees exposed to noise (85dBA above and below) of three establishments in Tran Phu and Le Quang Loc Finance. Results: 64 samples exceeded permissible standards (49.6 %). Noise level is exceeded 6dBA. Exposure rate of * Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng **Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Đặng Quốc Chấn ĐT: 0903 052 555 Email: ndqchan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Tai Mũi Họng 132 55.6 %. Noise-induced hearing loss 7 times higher than non-exposed group. Associated NIHL ratio and age, seniority, gender, working time. Related wetland ratio and sample characteristics - Multivariate analysis: there are links between occupational deafness and noise intensity, age, seniority, gender, time working in noisy areas. General knowledge about NIHL 34 % L. Attitudes about acceptable use of prevention measures 64.6 % lower wetland. Rates of general practice proper prevention NIHL very low 3.2 %. Conclusion: The level of noise pollution is quite high: 49.6 % of the sample has exceeded acceptable standards. Common NIHL is 16.5 %. NIHL ratio of 7.4 %. Correlation between the percentage of NIHL and seniority, age, sex, time of day work. The rate of right knowledge, attitude and practice are lower. Keywords: Occupational Deafness, Hearing loss due to noise ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập để tiến đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm cho cuộc sống của người dân và xã hội tốt hơn trên tất cả mọi phương diện. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình đó mang lại, dưới góc độ y tế chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh. Một trong những vấn đề nổi bật và nghiêm trọng gần đây là tiếng ồn trong MTLĐ. Do ngày càng có nhiều máy móc, trang thiết bị được nhập vào để phục vụ cho sản xuất nên việc sản sinh ra tiếng ồn là điều không tránh khỏi. Theo Hội chống tiếng ồn Thế giới, tại các nước công nghiệp hóa, trung bình có 1/4 đến 1/3 số người phải lao động trong môi trường có tiếng ồn. Theo một báo cáo, năm 2004 đã có 32 tỉnh thành tiến hành khám bệnh nghề nghiệp với tổng số 57.480 người trong đó có 18.669 người khám điếc do tiếng ồn chiếm 32,4% và tỷ lệ mắc bệnh ĐNN là 16,6%. Tại Tp.HCM, TTBVSKLĐ và MT TpHCM năm 2008 đã khám bệnh nghề nghiệp cho 30.261 công nhân, trong số đó khám điếc do tiếng ồn là 18.368 chiếm 60,69%(2,3). Ngoài việc gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và xã hội, tiếng ồn còn làm suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng mức độ trầm trọng của các bệnh mãn tính. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên công nhân Nhà máy Dệt Nam Định thì có 82,5% NLĐ bị mệt mỏi, trên 18% công nhân bị mất ngủ, bên cạnh đó NLĐ còn bị các hội chứng dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch, cao huyết áp Một trong những tác hại nghiêm trọng mà tiếng ồn gây ra cho con người và xã hội là bệnh ĐNN(4,5). ĐNN là một bệnh lý tổn thương vĩnh viễn, không bao giờ hồi phục hay được chữa khỏi cho dù ngưng không tiếp xúc với tiếng ồn nữa. Nó là một trong những bệnh nghề nghiệp rất phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh ĐNN đứng hàng thứ hai sau bệnh bụi phổi tại Việt Nam và chiếm hàng đầu trong MTLĐ tại Tp. Hồ Chí Minh. Số liệu từ Hội Đồng Giám Định Y khoa Tp.Hồ chí Minh cho thấy số NLĐ được giám định bệnh nghề nghiệp từ năm 2005-2008 là 250 trường hợp, trong đó số giám định bệnh ĐNN do tiếng ồn là 239 trường hợp chiếm tỷ lệ 95,6%. Hiện nay cứ 8 người làm việc trong môi trường ồn thì có một người mắc bệnh ĐNN. Những người làm việc trong ngành in phải tiếp xúc với cường độ ồn vượt chuẩn cao thứ hai sau ngành thép - cơ khí. Một khảo sát về độ ồn các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau trên địa bàn Tp.HCM. Kết quả cho thấy cứ khoảng 4 – 5 điểm đo thì có 1 điểm không đạt tiêu chuẩn độ ồn. Trong đó cao nhất là ngành thép-cơ khí (48%), ngành in (32%). Theo một số báo cáo thì chỉ khoảng 18%-25% NLĐ làm việc tại các cơ sở sản xuất có độ ồn cao sử dụng nút tai, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ công nhân chống lại tiếng ồn. Số liệu hàng năm về tình hình bệnh nghề nghiệp của TTSKLĐ và MT Tp.HCM cho thấy có sự khác nhau rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh ĐNN giữa các cơ sở sản xuất trong cùng một ngành nghề. Tỷ lệ ĐNN tại Xí nghiệp in Tài Chính là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 133 19,56%,Công ty in Trần Phú là 9,7% và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lê Quang Lộc là 3,06%. Tỷ lệ ĐNN giữa ba cơ sở này là không như nhau, như vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt về tỷ lệ này? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với mục tiêu như sau: Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ nhân viên bị ĐNN và các yếu tố liên quan tại ba cơ sở in (Trần Phú, Tài Chính và Lê Quang Lộc) năm 2010. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Toàn bộ NLĐ trực tiếp sản xuất tiếp xúc với tiếng ồn (trên và dưới 85dBA) của ba cơ sở in Trần Phú, Tài Chính và Lê Quang Lộc. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả có tính cỡ mẫu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Số mẫu đo tiếng ồn 64 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép (49,6%). Cơ sở Tổng mẫu đo Mẫu vượt TCCP (>85dBA) Tần số Tỉ lệ % Trần Phú 65 27 41,5 Tài Chánh 41 22 53,7 Cơ sở Tổng mẫu đo Mẫu vượt TCCP (>85dBA) Tần số Tỉ lệ % Lê Quang Lộc 23 15 65,2 Chung 129 64 49,6 Bảng 2. Độ ồn trung bình tại 3 cơ sở Cơ sở Độ ồn Trung bình Độ lệch chuẩn Trần Phú 89,5 3,1 Tài Chánh 90,5 2,8 Lê quang Lộc 94,5 7,4 Chung 91,1 5,1 Mức độ ô nhiễm tiếng ồn chung cao hơn TCCP là 6dBA. Bảng 3. Dân số nghiên cứu Cơ sở Dân số chung Dân số phơi nhiễm Tần số Tỉ lệ (%) Trần Phú 307 179 58,3 Tài Chánh 239 95 39,8 Lê quang Lộc 130 102 78,5 Chung 676 376 55,6 Trong tổng số 676 NLĐ trực tiếp sản xuất thì số lượng NLĐ phơi nhiễm với tiếng ồn cao, tỉ lệ phơi nhiễm chung là 55,6%. Bảng 4. Đặc tính dân số chung Đặc tính Trần Phú Tài Chánh Lê Q Lộc Chung TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Tuổi đời Năm 42,6 8,0 38,8 8,6 34,9 7,3 39,7 8,6 Tuổi nghề Năm 18,8 9,0 11,8 7,7 9,7 5,7 14,6 8,9 Mối liên quan đến điếc nghề nghiệp Bảng 5. Giảm thính lực do tiềng ồn Giảm thính lực PR KTC 95% p Có Tỉ lệ % Tổng Phơi nhiễn tiếng ồn Có 62 16,49 376 7,07 3,28 – 15,20 <0,01 Không 7 2,33 300 Tổng 69 10,20 676 Giảm thính lực trong nhóm phơi nhiễm tiếng ồn cao gấp 7 lần nhóm không phơi nhiễm. Bảng6. Liên quan tỉ lệ ĐNN và đặc tính mẫu - phân tích đơn biến Đặc tính KTC 95% p Độ ồn 0,99 – 1,07 0,105 Tuổi đời 1,04 1,01 – 1,07 0,001 Tuổi nghề 1,03 1,01 – 1,05 0,004 Điếc % PR KTC 95% p Nhóm độ ồn >85 – 95 15,6 0,81 – 2,70 0,204 >95 23,2 Giới Nam 18,9 3,32 1,25 – 8,83 0,007 Nữ 5,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Tai Mũi Họng 134 Đặc tính KTC 95% p Thời gian làm việc trong ngày 8h 13,4 1,57 1,00 – 2,47 0,049 > 8h 21,1 Thực hành đeo nút tai đúng Sai 14,9 0,86 – 2,24 0,173 Đúng 20,8 Nghỉ giữa ca Không 17,2 0,36 – 1,46 0,374 Có 12,7 Cơ sở Lê Quang Lộc 10,8 0,186 Tài Chánh 17,9 Trân Phú 19,0 Có liên quan giữa điếc nghề nghiệp và tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời gian làm việc. Bảng7. Liên quan tỉ lệ ĐNN và đặc tính mẫu - Phân tích đa biến Tỉ lệ ĐNN OR Sai số chuẩn KTC 95% p Độ ồn 1,09 0,03 1,01 – 1,17 0,015 Tuổi đời 1,06 0,02 1,01 – 1,12 0,010 Tuổi nghề 1,04 0,02 0,99 – 1,09 0,095 Giới 9,48 5,54 3,01 – 29,81 <0,01 Thời gian làm việc 5,18 2,34 2,13 – 12,58 <0,01 Lê Quang Lộc Tài Chánh 4,08 2,22 1,40 – 11,90 0,010 Trần Phú 0,99 0,56 0,32 – 3,04 0,987 Có liên quan giữa điếc nghề nghiệp và cường độ tiếng ồn, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời gian làm việc trong khu vực có tiếng ồn. Bảng 8. Đặc điểm kiến thức tại 3 cơ sở Kiến thức về bệnh ĐNN Cơ sở Đúng Sai Tần số Tỉ lệ% Tần số Tỉ lệ% Làm việc trong môi trường ồn lâu ngày gây ra điếc Trần Phú 160 89,4 19 10,6 Tài Chánh 90 94,7 5 5,3 Lê Quang Lộc 95 93,1 7 6,9 Chung 345 91,8 31 8,2 Bệnh điếc do tiếng ồn gây tổn thương Trần Phú 139 77,6 40 22,4 Tài Chánh 70 73,7 25 26,3 Lê Quang Lộc 79 77,5 23 22,5 Chung 288 76,6 88 23,4 Bệnh ĐNN có chữa được không? Trần Phú 64 35,8 115 64,2 Tài Chánh 48 50,5 47 49,5 Lê Quang Lộc 37 36,3 65 63,7 Chung 149 39,6 227 60,4 Bệnh ĐNN có phòng được không? Trần Phú 159 88,8 20 11,2 Tài Chánh 81 85,3 14 14,7 Lê Quang Lộc 97 95,1 5 4,9 Chung 337 89,6 39 10,4 Kiến thức chung về bệnh ĐNN Trần Phú 56 31,3 123 68,7 Tài Chánh 39 41,0 56 59,0 Lê Quang Lộc 33 32,4 69 67,6 Chung 128 34,0 248 66,0 Kiến thức đúng chung bệnh ĐNN thấp 34%. Bảng 9. Đặc điểm thái độ tại 3 cơ sở. Thái độ về phòng chống ĐNN Cơ sở Đúng Sai Tần số Tỉ lệ% Tần số Tỉ lệ% Giảm thời gian tiếp xúc tiếng ồn Trần Phú 126 70,4 53 29,6 Tài Chánh 78 82,1 17 17,9 Lê Quang Lộc 68 66,7 34 33,3 Chung 272 72,3 104 27,7 Nghỉ giữa ca nơi yên tĩnh Trần Phú 151 84,4 28 15,6 Tài Chánh 75 78,9 20 21,1 Lê Quang Lộc 90 88,2 12 11,8 Chung 316 84,0 60 16,0 Đeo thiết bị bảo vệ tai Trần Phú 166 92,7 13 7,3 Tài Chánh 91 95,8 4 4,2 Lê Quang Lộc 100 98,0 2 2,0 Chung 357 94,9 19 5,1 Đo thính lực hàng năm Trần Phú 176 98,3 3 1,7 Tài Chánh 94 99,0 1 1,0 Lê Quang Lộc 98 96,1 4 3,9 Chung 368 97,9 8 2,1 Thái độ chung về phòng chống ĐNN Trần Phú 116 64,8 63 35,2 Tài Chánh 64 67,4 31 32,6 Lê Quang Lộc 63 61,8 39 38,2 Chung 243 64,6 133 35,4 Thái độ về chấp nhận sử dụng các biện pháp phòng chòng bệnh ĐNN thấp 64,6%. Bảng 10. Đặc điểm thực hành tại 3 cơ sở. Thực hành về phòng chống ĐNN Cơ sở Có Không Tần số Tỉ lệ% Tần số Tỉ lệ% Được tập huấn an toàn - VSLĐ Trần Phú 18 10,1 161 89,9 Tài Chánh 93 97,9 2 2,1 Lê Quang Lộc 58 56,9 44 43,1 Chung 169 44,9 207 55,1 Đeo thiết bị bảo vệ tai khi làm việc Trần Phú 137 76,5 42 23,5 Tài Chánh 82 86,3 13 13,7 Lê Quang Lộc 102 100,0 0 0,0 Chung 321 85,4 55 14,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng 135 Thực hành về phòng chống ĐNN Cơ sở Có Không Tần số Tỉ lệ% Tần số Tỉ lệ% Đeo thiết bị bảo vệ tai đúng cách Trần Phú 42 23,5 95 53,1 Tài Chánh 22 23,2 60 63,2 Lê Quang Lộc 37 36,3 65 63,7 Chung 101 31,5 220 68,5 Đo thính lực Trần Phú 109 60,9 70 39,1 Tài Chánh 70 73,7 25 26,3 Lê Quang Lộc 81 79,4 21 20,6 Chung 260 69,1 116 30,9 Nghỉ giữa ca Trần Phú 48 26,8 131 73,2 Tài Chánh 25 26,3 70 73,7 Lê Quang Lộc 93 91,2 9 8,8 Chung 166 44,1 210 55,9 Nghỉ giữa ca đúng cách Trần Phú 1 2,1 47 97,9 Tài Chánh 1 4,0 24 96,0 Lê Quang Lộc 61 65,6 32 34,4 Chung 63 38,0 103 62,0 Thực hành chung về phòng chống ĐNN Trần Phú 0 0,0 179 100,0 Tài Chánh 0 0,0 95 100,0 Lê Quang Lộc 12 11,8 90 88,2 Chung 12 3,2 364 96,8 Tỉ lệ có thực hành chung đúng về phòng chống ĐNN rất thấp 3,2%. KẾT LUẬN Nghiên cứu được thực hiện tại 3 cơ sở in Trần Phú, Tài Chánh và Lê Quang Lộc với toàn bộ 676 NLĐ trực tiếp sản xuất trong đó có 376 là có tiếp xúc tiếng ồn >85dBA. Từ kết quả phân tích và bàn luận, một số kết luận rút ra từ nghiên cứu như sau: Mức độ ô nhiễm tiếng ồn khá cao: có 49,6% mẫu vượt TCCP với cường độ ồn trung bình là 91,1dBA. Trần Phú có số mẫu vượt và cường độ thấp nhất (41,5% và 89,5dBA), kế đến là Tài Chánh (53,7% và 90,5%) và Lê Quang Lộc là cao nhất (65,2% và 94,5 dBA). Tỉ lệ ĐNN chung là 16,5%. Tại Trần Phú là 19,0%, Tài Chánh 17,9%, Lê Quang Lộc 10,8%. Tỉ lệ ĐNN được chẩn đoán mới trong nghiên cứu này là 7,4%. Trong đó Trần Phú cao nhất 10,0%, kế đến Lê Quang Lộc 6,9% và Tài Chánh là 3,2%. Tỉ lệ giảm thính lực do tiếng ồn <85dBA là 2,3%. Có mối liên quan giữa tỉ lệ ĐNN và tuổi nghề, tuổi đời, giới, thời gian làm việc trong ngày. Từng cơ sở có những yếu tố liên quan đến tỉ lệ ĐNN riêng: tại Trần Phú những yếu tố đó là độ ồn, tuổi đời, giới và thời gian làm việc trong ngày, tại Tài Chánh là tuổi đời, tại Lê Quang Lộc là tuổi nghề và thời gian làm việc trong ngày. Tại từng cơ sở không có mối liên quan giữa tỉ lệ ĐNN thực hành đeo nút tai đúng, thực hành nghỉ giữa ca đúng cách. Tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng đều thấp. Tỉ lệ kiến thức đúng là 34%, thái độ đúng 64,6%, thực hành chung đúng là 3,2%, thực hành đeo nút tai đúng là 26,9%. Lý do không thực hành đeo nút tai chủ yếu là gây khó chịu khi đeo. Thực hành đeo nút tai và nghỉ giữa ca tại Lê Quang Lộc tốt hơn Trần Phú và Tài Chánh. Có mối liên quan kiến thức và thái độ. Người có kiến thức đúng sẽ có thái độ đúng. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành đeo nút tai đúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mota P.H, (2009) Noise and age: influence on the hearing of individuals with ages between 50-70. Pro Fono;2(1):57-62. 2. Nguyễn Đăng Quốc Chấn. (2010) Ứng dụng âm ốc tai méo tiếng trong việc phát hiện, chẩn đoán sớm và giám định ĐNN do tiếng ồn. Luận án tiến sĩ Y học:63-90. 3. Nguyễn Thị Hồng Tú. (2005) Hội thảo an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Viện y học lao động và Vệ sinh môi trường:3-4. 4. Nguyễn Thị Toán (1996), Bệnh điếc nghề nghiệp và ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khỏe công nhân khai thác đá tại Hà Nam và Đồng Nai. Tạp chí y học lao động 5. Nguyễn Thị Toán (2003). Tình hình sức nghe của công nhân tại một số cơ sở vật liệu xây dựng. Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vệ sinh môi trường lần I Nhà xuất bản Y học:194. Ngày nhận bài báo: 22/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdiec_nghe_nghiep_va_mot_so_yeu_to_lien_quan.pdf
Tài liệu liên quan