Các hình phạt được quy định đối với
người chưa thành niên phạm tội
Các hình phạt được quy định đối với
người chưa thành niên phạm tội được quy
định tại Mục 4, từ Điều 98 đến Điều 101. Về
cơ bản, ngoài việc kế thừa tinh thần và nội
dung các quy phạm về hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội tại BLHS
năm 1999, qua phân tích các quy phạm tại
Mục 4 này, chúng tôi thấy chỉ có 1 điểm mới
và lần đầu tiên được quy định tại BLHS năm
2015. Cụ thể, khoản 1 Điều 100 “Cải tạo
không giam giữ” quy định điều kiện cụ thể
áp dụng loại hình phạt cải tạo không giam
giữ theo 2 độ tuổi người chưa thành niên
phạm tội tương ứng theo 4 loại tội phạm
được thực hiện với hình thức lỗi là chỉ được
áp dụng đối với 2 nhóm người chưa thành
niên phạm tội là: (i) người từ đủ 16 đến dưới
18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng hoặc rất nghiêm trọng do vô ý và (ii)
người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý.
5. Chế định tha tù trước thời hạn có
điều kiện
Chế định tha tù trước thời hạn có điều
kiện là chế định mới và lần đầu tiên được
quy định riêng đối với người chưa thành niên
phạm tội tại Điều 106 BLHS năm 2015. Qua
phân tích các quy phạm, chúng tôi nhận thấy
điểm cơ bản của điều này là quy định người
chưa thành niên phạm tội chỉ được hưởng
chế định nhân đạo này khi đáp ứng đầy đủ
tất cả 4 điều kiện cụ thể tại các điểm a, b, c,
d của khoản 1, cụ thể là: (a) Phạm tội lần
đầu; (b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo
tốt; (c) Đã chấp hành được 1/3 thời hạn phạt
tù và (d) Có nơi cư trú rõ ràng. Ngoài ra, tại
khoản 2 điều này ghi nhận quy phạm mang
tính viện dẫn rằng “việc thực hiện tha tù
trước thời hạn có điều kiện được thực hiện
theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều
66 Bộ luật này.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm mới trong các chế định về biện pháp tha miễn, quy định đối với pháp nhân thương mại và người dưới 18 tuổi phạm tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÀIÏÍM MÚÁI TRONG CAÁC CHÏË ÀÕNH VÏÌ BIÏåN PHAÁP
THA MIÏÎN, QUY ÀÕNH ÀÖËI VÚÁI PHAÁP NHÊN THÛÚNG MAÅI
VAÂ NGÛÚÂI DÛÚÁI 18 TUÖÍI PHAÅM TÖÅI
Lê VăN Cảm*
NguyễN QuaNg LoNg**
NguyễN VăN Thủy***
7
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
I. Chế định các biện pháp tha miễn
Theo quan điểm được thừa nhận chung
trong khoa học hình sự trong Nhà nước pháp
quyền thì chế định lớn về các biện pháp tha
miễn của luật hình sự thường bao gồm một
loạt các chế định nhỏ mang tính nhân đạo
nhằm thực hiện việc miễn, giảm nhẹ, hoãn
việc quyết định hoặc hoãn việc tiếp tục thi
hành các biện pháp cưỡng chế (xử lý) hình
sự đối với người phạm tội hay người bị kết
án. Chính vì vậy, chúng được gọi một cách
ngắn gọn là chế định các biện pháp tha miễn.
Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015
(dưới đây gọi tắt là “Phần chung BLHS năm 2015”) gồm 09 chế định lớn là: 1) Chế
định đạo luật hình sự; 2) Chế định tội phạm; 3) Chế định những trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự (TNHS); 4) Chế định hình phạt; 5) Chế định các biện pháp tư
pháp; 6) Chế định quyết định hình phạt; 7) Chế định các biện pháp tha miễn; 8) Chế
định TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội1 và 9) Chế định TNHS của người
chưa thành niên2 phạm tội.
Bài viết này chỉ đề cập đến việc phân tích các điểm cơ bản được coi là mới và lần
đầu tiên được quy định trong Phần chung BLHS năm 2015, được chia thành 03 nhóm
vấn đề lớn.
* GS.,TSKH. Giám đốc Trung tâm Tội phạm học & Luật Hình sự của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
** & *** ThS. NCS Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1 Tên đầy đủ là “Chương XI - Những quy định đối với pháp nhân phạm tội” trong BLHS năm 2015.
2 Tên đầy đủ là “Chương XII - Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” trong BLHS năm 2015.
Chế định lớn về các biện pháp tha miễn này
theo pháp luật hình sự thường gồm 12 chế
định cụ thể sau đây: 1) Chế định thời hiệu
(bao gồm thời hiệu truy cứu TNHS và thời
hiệu thi hành bản án kết tội); 2) Chế định
miễn TNHS; 3) Chế định miễn chấp hành
hình phạt; 4) Chế định giảm mức hình phạt
đã (được) tuyên; 5) Chế định giảm thời hạn
chấp hành hình phạt; 6) Chế định án treo; 7)
Chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
8) Chế định hoãn chấp hành hình phạt tù; 9)
Chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt
tù; 10) Chế định đại xá; 11) Chế định đặc xá
và 12) Chế định xóa án tích.
Ngoài ra, còn có một số biện pháp tha
miễn mang tính đặc thù đối với 2 chủ thể của
tội phạm đặc biệt cũng được quy định riêng
trong 2 chương về TNHS đối với pháp nhân
thương mại phạm tội và TNHS đối với người
chưa thành niên phạm tội.
Trong BLHS năm 2015 các biện pháp
tha miễn được quy định tại 3 chương với 17
điều, cụ thể: Chương V “Thời hiệu truy cứu
TNHS, miễn TNHS” với 3 điều (từ Điều 27
đến Điều 29), Chương IX “Thời hiệu thi
hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm
thời hạn chấp hành hình phạt” với 9 điều (từ
Điều 60 đến Điều 68) và Chương X “Xóa án
tích” với 5 điều (từ Điều 69 đến Điều 73).
Việc phân tích các biện pháp tha miễn trong
3 chương này của BLHS năm 2015 cho thấy
một số điểm mới như sau:
1. Chế định không áp dụng thời hiệu
truy cứu TNHS
Chế định không áp dụng thời hiệu truy
cứu TNHS được quy định tại Điều 28 BLHS
năm 2015. Theo đó, ngoài việc kế thừa quy
định như trong BLHS năm 2009, chế định
mang tính nhân đạo này của pháp luật hình
sự không được áp dụng đối với 2 nhóm tội
phạm đặc biệt nguy hiểm là các tội xâm
phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại
hòa bình - chống loài người - tội phạm chiến
tranh (tại các khoản 1 và 2). Bên cạnh đó,
Điều 28 BLHS năm 2015 còn được bổ sung
quy định mới đối với 2 tội danh gồm tội tham
ô tài sản (Điều 353) và tội nhận hối lộ (Điều
354) thuộc các trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng cũng không được áp dụng chế định
nhân đạo này. Như vậy, quy phạm mới bổ
sung về việc không được áp dụng thời hiệu
truy cứu TNHS đã phần nào thể hiện quyết
tâm của Đảng và Nhà nước trong việc kiên
quyết trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội với
mục đích loại trừ được “quốc nạn” tham
nhũng ở Việt Nam nhằm củng cố lòng tin của
nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật
và tòa án.
2. Chế định miễn TNHS
Chế định miễn TNHS được quy định tại
Điều 29 BLHS năm 2015, gồm 3 khoản với
4 điểm mới như sau:
Một là: Điều 29 quy định 2 trường hợp
miễn TNHS với 3 khoản của điều này, gồm
trường hợp miễn TNHS bắt buộc với từ
“được” miễn khi có một trong hai căn cứ
được quy định cụ thể tại khoản 1 và trường
hợp miễn TNHS tùy nghi với từ “có thể”
được miễn khi có một trong bốn căn cứ được
quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 3.
Hai là: Trong 2 căn cứ được miễn TNHS
(dạng bắt buộc) liên quan đến hành vi phạm
tội được quy định tại khoản 1 Điều 29 thì căn
cứ thứ nhất được quy định tại điểm a là quy
định mới. Cụ thể, quy định mới này là thay
đổi cụm từ cũ “chuyển biến của tình hình
mà” tại khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999
bằng cụm từ mới “có sự thay đổi chính sách,
pháp luật làm cho” hành vi phạm tội không
còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Ba là: Trong 3 căn cứ có thể được miễn
TNHS (dạng tùy nghi) liên quan đến người
phạm tội nêu tại khoản 2 Điều 29 thì căn cứ
thứ ba được quy định tại điểm c có điểm mới.
Cụ thể, để cho trường hợp miễn TNHS quy
định tại điều này được chặt chẽ hơn, một
điều kiện mới được bổ sung vào điểm c bằng
cụm từ “... và lập công lớn hoặc có cống hiến
8
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa
nhận”.
Bốn là: Khoản 3 là quy định mới của
Điều 29, được bổ sung như một căn cứ để có
thể được miễn TNHS (dạng tùy nghi) nếu
người phạm tội đáp ứng đầy đủ các điều
kiện.
3. Chế định miễn chấp hành hình phạt
Chế định miễn chấp hành hình phạt được
quy định tại Điều 62 BLHS năm 2015 gồm
7 khoản. Về cơ bản, các quy định tại điều này
tương tự như quy định tại BLHS năm 1999.
Tuy nhiên, phân tích quy phạm của chế định
này cho thấy 2 điểm mới cơ bản và lần đầu
tiên được quy định như sau:
Một là: Khoản 2 quy định cụ thể mức độ
miễn chấp hành hình phạt với các điều kiện
được miễn khác nhau cho người bị kết án tù
có thời hạn cụ thể là 03 năm chứ không quy
định chung chung là “tù có thời hạn” như
quy định tại khoản 1 Điều 57 BLHS năm
1999. Cụ thể, trường hợp bị kết án đến 03
năm thì chỉ cần đáp ứng 1 trong 3 điều kiện
là đối tượng có thể được miễn chấp hành
hình phạt. Trong đó, 02 điều kiện được quy
định như trước đây (nhưng sau từ “lập công”
đã bỏ từ “lớn’’ đi) và có 1 điều kiện mới được
bổ sung tại điểm c.
Hai là: Bổ sung khoản 7, quy định mới
về việc “Người được miễn chấp hành hình
phạt vẫn phải thực hiện nghĩa vụ dân sự do
Tòa án tuyên trong bản án”.
4. Chế định giảm mức hình phạt đã
tuyên
Chế định giảm mức hình phạt đã tuyên
được quy định tại Điều 63 BLHS năm 2015
gồm 7 khoản. Cơ bản, chế định này vẫn được
giữ nguyên so với trong BLHS năm 1999.
Tuy nhiên, chế định này cũng có 3 điểm mới,
lần đầu tiên được quy định tại các khoản 1,
3 và 6 gồm: (i) thay cụm từ rất dài “cơ quan,
tổ chức hoặc chính quyền địa phương được
giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo
dục” bằng cụm từ “cơ quan thi hành án hình
sự có thẩm quyền” tại các khoản 1 và 2 và
quy định các điều kiện cụ thể giảm mức hình
phạt đã tuyên cho người bị kết án về nhiều
tội, trong đó có tội bị kết án tù chung thân tại
khoản 3; (ii) quy định điều kiện cụ thể giảm
lần đầu cho người bị kết án đã được giảm
một phần hình phạt mà lại phạm tội mới ít
nghiêm trọng do cố ý tại khoản 4 và (iii) quy
định các điều kiện cụ thể tại khoản 6 để được
xét giảm lần đầu cho người bị kết án tử hình
được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình
về tội tham ô hoặc tội nhận hối lộ thuộc
trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c
khoản 3 Điều 40 của BLHS năm 2015.
5. Chế định án treo
Chế định án treo được quy định tại Điều
65 BLHS năm 2015 gồm 5 khoản. Cơ bản,
chế định này vẫn được giữ nguyên như
BLHS năm 1999. Tuy nhiên, chế định này
cũng có 3 điểm mới, lần đầu tiên được quy
định tại các khoản 1, 3 và 5, cụ thể như sau:
(i) Tòa án phải buộc người bị án treo thực
hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách
theo quy định của Luật Thi hành án hình sự
được quy định tại khoản 1; (ii) Tòa án có thể
quyết định áp dụng hình phạt bổ sung đối với
người bị án treo nếu điều luật tương ứng
được áp dụng có quy định hình phạt này
được quy định tại khoản 3 và (ii) trong thời
gian thử thách nếu người bị án treo vi phạm
nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án
hình sự từ 02 lần trở lên thì tòa án có thể
quyết định buộc người đó phải chấp hành
hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo
được quy định tại khoản 5.
6. Chế định tha tù trước thời hạn có
điều kiện
Chế định tha tù trước thời hạn có điều
kiện được quy định tại Điều 66 BLHS năm
2015 có thể được coi là điểm mới của pháp
luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa.
Thực chất, quy định này là một chế định
nhân đạo không mới trong pháp luật hình sự
thời kỳ chưa được pháp điển hóa giai đoạn
9
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1959-19843. Chúng tôi chưa rõ lý do việc
không quy định chế định này vào BLHS năm
1985 và BLHS năm 1999. Nhưng với lần
pháp điển hóa thứ ba pháp luật hình sự năm
2015, chế định này được quy định với một
số sửa đổi - bổ sung cho phù hợp với sự phát
triển của các quan hệ xã hội trong thời kỳ
mới. Đây là một minh chứng cho thắng lợi
của tư tưởng nhân văn vì sự nghiệp bảo vệ
các quyền con người bằng pháp luật hình sự
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam. Việc phân tích các quy
phạm của chế định này tại Điều 66 BLHS
năm 2015 với 5 khoản cho thấy 5 điểm mới
cơ bản như sau:
Một là: Các điểm a, b, c, d, đ và e khoản
1 quy định cụ thể 6 điều kiện bắt buộc người
đang chấp hành hình phạt tù phải đáp ứng
đầy đủ thì mới được giảm án tha tù trước thời
hạn. Ngoài ra, khoản 1 thể hiện rõ nguyên
tắc nhân đạo của pháp luật hình sự trong nhà
nước pháp quyền còn quy định giảm nhẹ hơn
điều kiện về chấp hành hình phạt quy định
tại điểm e đối với một số đối tượng chính
sách nhất định thuộc diện ưu tiên cụ thể như:
thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình
liệt sĩ, v.v..
Hai là: Các điểm a và b tại khoản 2 quy
định hai trường hợp cụ thể mà người bị kết
án không được hưởng chế định nhân đạo này.
Bà là: Khoản 3 quy định thủ tục tha tù
trước thời hạn có điều kiện và nghĩa vụ của
người được tha tù trước thời hạn có điều
kiện.
Bốn là: Khoản 4 quy định các chế tài
được áp dụng đối với người được tha tù
trước thời hạn có điều kiện mà vi phạm pháp
luật trong thời gian thử thách.
Năm là: Khoản 5 quy định các điều kiện
mà người được tha tù trước thời hạn có điều
kiện có thể được rút ngắn thời gian thử thách.
7. Chế định xóa án tích
Chế định xoá án tích được quy định tại
Chương X BLHS năm 2015, từ Điều 69 đến
Điều 73. Việc phân tích các quy phạm của
chế định này cho thấy các điểm mới cơ bản,
lần đầu tiên được quy định đã góp phần thể
hiện rõ hơn nguyên tắc nhân đạo của pháp
luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà
nước pháp quyền, cụ thể như sau:
Một là: Khoản 2 Điều 69 bổ sung quy
định mới về đối tượng không bị coi là có án
tích là: người bị kết án do lỗi vô ý về tội
phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng và người được miễn hình phạt.
Hai là: Ngoài việc kế thừa 2 điều kiện
trong BLHS năm 1999, khoản 2 Điều 70 quy
định 3 điều kiện mới đối với người bị kết án
đương nhiên được xóa án tích là: hết thời
gian thử thách án treo (nếu bị xử phạt án
treo), đã chấp hành xong hình phạt bổ sung
và các quyết định khác của bản án. Đồng
thời, khoản này còn quy định các thời hạn
không được phạm tội mới trong thời gian thử
thách đối với từng đối tượng: 01 năm nếu bị
phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam
giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; 02
năm nếu bị phạt tù đến 05 năm; 03 năm nếu
bị phạt tù trên 05 năm đến 15 năm; 05 năm
nếu bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân
hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Ba là: Khoản 2 Điều 70 còn bổ sung quy
định mới về điều kiện đương nhiên được xóa
án tích đối với người bị kết án đang chấp
hành một số hình phạt bổ sung nhất định
(như quản chế, cấm cư trú, v.v..).
Bốn là: Khoản 4 Điều 70 bổ sung quy
định mới về trách nhiệm của cơ quan quản
lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
10
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3 Chế định nhân đạo này từ lâu đã được quy định tại Thông tư số 73-TTg/LB ngày 11/8/1959 của Liên Bộ-Công an-Viện
Công tố Trung ương-Tòa án nhân dân tối cao quy định điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn (xem cụ thể hơn tại: Hệ
thống hóa luật lệ về hình sự - Tập I (1945-1974). TANDTC, Hà Nội, 1975, các tr. 151-155.
Năm là: Điều 71 quy định việc xóa án
tích do tòa án quyết định và thể hiện rõ xu
hướng phân hóa TNHS. Các quy định tại
điều này là sửa đổi, bổ sung các quy phạm
về việc xoá án tích đã được quy định trong
BLHS năm 1999 với các điều kiện nghiêm
khắc hơn so với các điều kiện đương nhiên
xóa án tích.
Sáu là: Khoản 3 Điều 73 bổ sung quy
phạm mới, cụ thể về cách thức xác định thời
hạn để xóa án tích đối với người phạm nhiều
tội.
II. Chế định trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại phạm tội
Chế định về TNHS của pháp nhân
thương mại phạm tội lần đầu tiên chính thức
điều chỉnh riêng về mặt lập pháp và được
quy định trong Chương XI BLHS năm 2015
có tên gọi “Những quy định đối với pháp
nhân phạm tội”. Đây là một chương hoàn
toàn mới trong pháp luật hình sự Việt Nam
gồm 16 điều (từ Điều 74 đến Điều 89). Khi
phân tích các quy phạm của chế định này,
chúng tôi chỉ đề cập đến bốn (04) vấn đề lớn
có tính mới, được coi là cơ bản và quan trọng
liên quan đến pháp nhân thương mại phạm
tội như sau:
1. Điều kiện chịu TNHS của pháp
nhân thương mại
Theo quy định tại Điều 75 BLHS năm
2015, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu
TNHS khi hội đủ 4 điều kiện được quy định
tại khoản 1 điều này gồm (i) khi tội phạm
được thực hiện nhân danh pháp nhân, (ii) vì
lợi ích của pháp nhân, (iii) có sự chỉ đạo,
điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân và
(vi) tội phạm đó chưa hết thời hiệu truy cứu
TNHS theo quy định của pháp luật. Như vậy,
vấn đề quan trọng ở đây là trường hợp thiếu
1 trong 4 điều kiện này thì không thể buộc
pháp nhân thương mại chịu TNHS.
2. Phạm vi chịu TNHS của pháp nhân
thương mại
Theo quy định tại Điều 76 BLHS năm
2015, giới hạn mà pháp nhân thương mại
phải chịu TNHS là rất hạn chế, chỉ có 31/318
cấu thành tội phạm (CTTP) được quy định
trong phần riêng BLHS năm 2015 mà cụ thể
là: (i) 22 CTTP trong Chương XVIII “Các
tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, trong
đó 9 CTTP thuộc Mục 1 “Các tội phạm trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại”,
7 CTTP thuộc Mục 2 “Các tội phạm trong
lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng
khoán, bảo hiểm” và 6 CTTP thuộc Mục 3
“Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế”) và (ii) 9 CTTP trong Chương
XIX “Các tội phạm về môi trường”.
3. Các hình phạt và các biện pháp tư
pháp đối với pháp nhân thương mại phạm
tội
Các hình phạt và các biện pháp tư pháp
đối với pháp nhân thương mại phạm tội được
quy định từ Điều 77 đến Điều 82 BLHS năm
2015 với một số nội dung chủ yếu sau:
Một là: Trong số 5 hình phạt được
BLHS năm 2015 quy định đối với pháp nhân
thương mại phạm tội, thì có 4 hình phạt chỉ
áp dụng riêng đối với pháp nhân thương mại
phạm tội, trong đó: (i) 02 hình phạt chính là
đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn; (ii) hình phạt bổ sung
là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn; (iii) phạt tiền là hình phạt có tính chất
tuỳ nghi, có thể được áp dụng với tính chất
là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung.
Hai là: Trong số bốn biện pháp tư pháp
đối với pháp nhân thương mại phạm tội, thì
có hai biện pháp tư pháp giống như hai biện
pháp tư pháp đối với cá nhân phạm tội được
quy định tại Điều 47 và Điều 48 và có hai
biện pháp tư pháp chỉ áp dụng riêng đối với
pháp nhân thương mại phạm tội là: (a) Buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu và (b) buộc
thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,
ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. Riêng đối
với biện pháp tư pháp thứ hai thì tuỳ vào từng
11
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
trường hợp phạm tội cụ thể, tòa án có thể
quyết định buộc pháp nhân phải thực hiện
một hoặc một số biện pháp cụ thể trong số 6
biện pháp khắc phục, ngăn chặn hậu quả của
tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 82.
4. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS và các
tình tiết tăng nặng TNHS chỉ áp dụng riêng
đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS và các tình
tiết tăng nặng TNHS đối với pháp nhân
thương mại phạm tội được quy định tương
ứng tại Điều 84 và Điều 85 BLHS năm 2015.
Sau khi nghiên cứu, phân tích các điều này,
chúng tôi thấy hai điểm mới sau đây:
Thứ nhất: Ngoài 3 tình tiết giảm nhẹ
giống như 3 tình tiết giảm nhẹ được áp dụng
như đối với cá nhân phạm tội được quy định
tại các điểm a, b, c khoản 1, Điều 84 BLHS
năm 2015 quy định thêm 2 tình tiết giảm nhẹ
tại các điểm d và đ để áp dụng riêng đối với
pháp nhân thương mại phạm tội.
Thứ hai: Ngoài 5 tình tiết tăng nặng
giống như 5 tình tiết tăng nặng được áp dụng
như đối với cá nhân phạm tội được quy định
tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1, Điều 85
quy định 1 tình tiết tăng nặng tại điểm a
khoản 1 áp dụng riêng đối với pháp nhân
thương mại phạm tội.
III. Chế định trách nhiệm hình sự của
người chưa thành niên phạm tội
Chế định TNHS của người chưa thành
niên phạm tội được quy định tại Chương XII
thuộc Phần thứ nhất “Những quy định
chung” (Phần chung) BLHS năm 2015. Cụm
từ “chưa thành niên” như đã được sử dụng
trong BLHS năm 1999 đã được thay bằng
cụm từ “dưới 18 tuổi” và tên gọi mới của
chương này là “Những quy định đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội”. Vì vậy, trước
khi phân tích chế định này cần lưu ý rằng,
theo quy định tại Điều 90 BLHS năm 2015
thì người dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu
TNHS được hiểu là người từ đủ 14 tuổi đến
18 tuổi mà BLHS năm 1999 gọi là “người
chưa thành niên”. Để thống nhất trong việc
nghiên cứu, cụm từ “người chưa thành niên”
trong bài viết này cũng có nghĩa tương ứng
như cụm từ “người dưới 18 tuổi” trong
BLHS năm 2015. Chế định TNHS của người
chưa thành niên phạm tội được quy định tại
18 điều (từ Điều 90 đến Điều 107). Sau khi
phân tích khoa học các quy phạm của chế
định này trong Chương XII, chúng tôi chỉ đề
cập đến 7 nội dung mới và khác so với các
quy định trong BLHS năm 1999 được chúng
tôi cho là cơ bản và quan trọng nhất liên quan
đến người chưa thành niên phạm tội như sau:
1. Cấu trúc của các quy định
Cấu trúc của Chương XII BLHS năm
2015 đã có sự đổi mới và khác biệt so với
Chương X tương ứng trong BLHS năm
1999. Trong lần pháp điển hóa thứ ba này,
Chương XII đã được chia thành 5 Mục và
theo nhóm các điều có liên quan đến nội
dung được quy định trong từng Mục như sau:
(1) Mục 1 “Quy định chung về xử lý hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội”
gồm Điều 90 và Điều 91); (2) Mục 2 “Các
biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong
trường hợp được miễn TNHS” từ Điều 92
đến Điều 95; (3) Mục 3 “Biện pháp tư pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng” gồm Điều
96 và Điều 97; (4) Mục 4 “Hình phạt” từ
Điều 98 đến Điều 101 và (5) Mục 5 “Quyết
định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn
giảm hình phạt, xóa án tích” từ Điều 102 đến
Điều 107.
2. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa
thành niên phạm tội
Nguyên tắc xử lý đối với người chưa
thành niên phạm tội được quy định tại Điều
91 BLHS năm 2015. Sau khi phân tích các
quy phạm của điều này, ngoài việc kế thừa
tinh thần và nội dung các quy phạm trong
BLHS năm 1999 về nguyên tắc xử lý đối với
người chưa thành niên phạm tội, chúng tôi
thấy có 3 điểm mới và lần đầu tiên được quy
định là: (i) khoản 1 quy định về việc xử lý
12
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
người chưa thành niên phạm tội đã được bổ
sung yêu cầu “phải căn cứ vào độ tuổi” của
họ; (ii) khoản 2 quy định các điều kiện cụ thể
mà người chưa thành niên phạm tội có thể
được miễn TNHS và áp dụng các biện pháp
giám sát, giáo dục được chia thành 3 nhóm
gồm: từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, từ đủ 14 đến
dưới 16 tuổi và dưới 18 tuổi là đồng phạm
nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án
và được quy định tương ứng tại các điểm a,
b, c khoản này; (iii) khoản 6 quy định các
điều kiện cụ thể khi áp dụng hình phạt tù có
thời hạn đối với người chưa thành niên.
3. Các biện pháp giám sát, giáo dục áp
dụng trong trường hợp được miễn TNHS
Các biện pháp giám sát, giáo dục áp
dụng trong trường hợp được miễn TNHS
được quy định tại Mục 2, từ Điều 92 đến
Điều 95. Mục này quy định 2 biện pháp giám
sát, giáo dục mới tại Điều 93 và Điều 94.
Điều 95 quy định biện pháp tư pháp đã được
quy định trong BLHS năm 1999 (giáo dục tại
xã, phường, thị trấn) với một số sửa đổi - bổ
sung về cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm
quyền áp dụng cho 2 trường hợp tương ứng
với 2 độ tuổi người chưa thành niên phạm
tội. Ngoài ra, khi phân tích các quy phạm của
Mục này, chúng tôi nhận thấy 3 điểm mới và
lần đầu tiên được điều chỉnh trong BLHS
năm 2015 là:
Thứ nhất: Điều 92 quy định cụ thể cơ
quan có thẩm quyền áp dụng 3 biện pháp
giám sát, giáo dục và quy định cơ quan tiến
hành tố tụng tương ứng và điều kiện cụ thể
được áp dụng các biện pháp giám sát, giáo
dục đó.
Thứ hai: Điều 93 quy định về biện pháp
khiển trách tại 4 khoản là: (i) khoản 1 quy
định mục đích và điều kiện cụ thể của việc
áp dụng biện pháp khiển trách trong 2 trường
hợp tương ứng với 2 độ tuổi người chưa
thành niên phạm tội gồm người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm
trọng (điểm a) và người dưới 18 tuổi là người
đồng phạm có vai trò không đáng kể trong
vụ án (điểm b); (ii) khoản 2 quy định cơ quan
có thẩm quyền áp dụng biện pháp này và
điều kiện cụ thể áp dụng biện pháp này; (iii)
khoản 3 quy định các nghĩa vụ cụ thể mà
người bị khiển trách phải thực hiện và; (iii)
khoản 4 quy định về thời gian thực hiện các
nghĩa vụ được quy định tại các điểm b và c
khoản 3 Điều này là từ 03 tháng đến 01 năm.
Thứ ba: Điều 94 quy định về “Hòa giải
tại cộng đồng” tại 3 khoản là: (i) khoản 1 quy
định việc áp dụng biện pháp này cho 2
trường hợp tương ứng với 2 độ tuổi người
chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng
(tại điểm a) và người từ đủ 14 đến dưới 16
phạm tội rất nghiêm trọng tại điểm b khoản
2 Điều 91 BLHS (tại điểm b); (ii) khoản 2
quy định cơ quan có thẩm quyền áp dụng
biện pháp này và điều kiện cụ thể áp dụng
biện pháp này và (iii) khoản 3 quy định các
nghĩa vụ cụ thể mà người bị áp dụng biện
pháp giám sát, giáo dục phải thực hiện.
4. Các hình phạt được quy định đối với
người chưa thành niên phạm tội
Các hình phạt được quy định đối với
người chưa thành niên phạm tội được quy
định tại Mục 4, từ Điều 98 đến Điều 101. Về
cơ bản, ngoài việc kế thừa tinh thần và nội
dung các quy phạm về hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội tại BLHS
năm 1999, qua phân tích các quy phạm tại
Mục 4 này, chúng tôi thấy chỉ có 1 điểm mới
và lần đầu tiên được quy định tại BLHS năm
2015. Cụ thể, khoản 1 Điều 100 “Cải tạo
không giam giữ” quy định điều kiện cụ thể
áp dụng loại hình phạt cải tạo không giam
giữ theo 2 độ tuổi người chưa thành niên
phạm tội tương ứng theo 4 loại tội phạm
được thực hiện với hình thức lỗi là chỉ được
áp dụng đối với 2 nhóm người chưa thành
niên phạm tội là: (i) người từ đủ 16 đến dưới
18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng hoặc rất nghiêm trọng do vô ý và (ii)
13
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm
bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (khoản 4 Điều 29
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm
2015) và cử tri là người đang bị tạm giam,
tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc (khoản 5 Điều 29 Luật Bầu
cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015).
Hai là, kết thúc cuộc bầu cử, Ban
Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo hoạt
động giám sát bầu cử về Ủy ban Trung ương
MTTQ Việt Nam (trước ngày 10/6/2016).
Ba là, Ban Thường trực Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức các đoàn
giám sát việc thực hiện công tác bầu cử tại
một số địa phương (theo kế hoạch gửi các địa
phương).
Bốn là, trong quá trình giám sát bầu cử,
nếu phát hiện việc vi phạm pháp luật về bầu
cử, có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc tổ
chức và kết quả bầu cử thì thông báo kịp thời
lên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Với cơ chế giám sát toàn diện đối với
mọi hoạt động tiến hành bầu cử của nhân dân
và của MTTQ Việt Nam như vậy, quá trình
tổ chức thực hiện cuộc bầu cử ĐBQH khóa
XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ
2016-2021 đảm bảo được các thủ tục, trình
tự tiến hành bầu cử thực sự dân chủ và đúng
luật để bầu ra những ĐBQH và đại biểu
HĐND xứng đáng, đúng tiêu chuẩn, đủ cơ
cấu, thành phần, số lượng đại diện cho khối
đại đoàn kết toàn dân, gánh vác trọng trách
nặng nề của một Quốc hội và của các cấp
HĐND các cấp trên toàn quốc trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh n
MÙÅT TRÊÅN TÖÍ QUÖËC VIÏåT NAM ...
(TiÕp theo trang 6)
người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý.
5. Chế định tha tù trước thời hạn có
điều kiện
Chế định tha tù trước thời hạn có điều
kiện là chế định mới và lần đầu tiên được
quy định riêng đối với người chưa thành niên
phạm tội tại Điều 106 BLHS năm 2015. Qua
phân tích các quy phạm, chúng tôi nhận thấy
điểm cơ bản của điều này là quy định người
chưa thành niên phạm tội chỉ được hưởng
chế định nhân đạo này khi đáp ứng đầy đủ
tất cả 4 điều kiện cụ thể tại các điểm a, b, c,
d của khoản 1, cụ thể là: (a) Phạm tội lần
đầu; (b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo
tốt; (c) Đã chấp hành được 1/3 thời hạn phạt
tù và (d) Có nơi cư trú rõ ràng. Ngoài ra, tại
khoản 2 điều này ghi nhận quy phạm mang
tính viện dẫn rằng “việc thực hiện tha tù
trước thời hạn có điều kiện được thực hiện
theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều
66 Bộ luật này.
6. Chế định xóa án tích
Chế định xóa án tích đối với người chưa
thành niên phạm tội được quy định tại Điều
107 BLHS năm 2015. Việc phân tích các quy
phạm tại điều này cho thấy 2 điểm mới, lần
đầu tiên quy định các điều kiện cụ thể để: (i)
Người chưa thành niên dưới 18 tuổi bị kết án
được coi là không có án tích nếu thuộc các
trường hợp được quy định tại các điểm a và
b khoản 1 và (ii) người chưa thành niên từ
đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án được đương
nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm
tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính
hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà
người đó không thực hiện hành vi phạm tội
mới được quy định tại khoản 2 n
14
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(311) T4/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- diem_moi_trong_cac_che_dinh_ve_bien_phap_tha_mien_quy_dinh_d.pdf