Điểm nhấn phát triển kinh tế Việt Nam sau hai năm đại hội đảng toàn quốc khóa XII

Đặc biệt, tinh thần doanh nghiệp thể hiện tập trung ở sự dám nghĩ, đầu tư thông minh và nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở coi trọng thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất và quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Tinh thần doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi sự chủ động, tự giác và tự thân của cộng đồng và từng doanh nghiệp, mà còn cần được hun đúc, tôn vinh, chia sẻ và hỗ trợ từ cả hệ thống chính trị và xã hội; Theo đó, Chính phủ cần đột phá mạnh mẽ hơn về tư duy và thể chế; tập trung “kiến tạo” môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm thước đo hiệu quả; đổi mới nền giáo dục và đào tạo nghề quốc gia theo hướng thông minh và đi trước một bước, bảo đảm người lao động được chuẩn bị tốt các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để hòa nhập và tái hòa nhập thị trường lao động xã hội; phát triển thị trường công nghệ, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là thị trường tài chính đầu tư cho phát triển nghiên cứu, sáng chế và thuận lợi trong thương mại hóa ý tưởng kinh doanh và sáng tạo, để tinh thần cởi mở, sự hứng khởi và niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người dân lan tỏa trong xã hội và thị trường Việt Nam. Thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp trong bối cảnh CN 4.0 là thúc đẩy quá trình kiến tạo và đổi mới, đột phá về công nghệ, ý tưởng và chính sách, phát huy các lợi thế và tận dụng các cơ hội, thích ứng với các thách thức mới, dũng cảm lựa chọn các định hướng mới và khai thác hiệu quả các động lực mới, ngày càng nhận thức rõ hơn về tương lai; không ngừng chủ động, sáng tạo và hoàn thiện mình để trở thành “Doanh nghiệp Thông minh” của “Quốc gia Thông minh” trên hành trình xây dựng một đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; góp phần xây dựng cộng đồng kinh tế - doanh nghiệp ASEAN tự cường, sáng tạo, ngày càng lớn mạnh, phồn vinh - đối tác lựa chọn hấp dẫn và đầy tiềm năng của những doanh nghiệp toàn cầu ■

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điểm nhấn phát triển kinh tế Việt Nam sau hai năm đại hội đảng toàn quốc khóa XII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỂM NHẤN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM SAU HAI NĂM ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC KHÓA XII Tóm tắt: Đã nửa chặng đường (2016-2020) thực hiện nghị quyết Đại hội XII về phát triển kinh tế, có thể thấy, đất nước ta có nhiều thay đổi tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế của cả nhiệm kỳ đã được hoàn thành. Thành công đó là nhờ sự nỗ lực vào cuộc chung của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Nguyễn Minh Phong* Nguyễn Trần Minh Trí** * TS. Phó Vụ trưởng, Phó Ban tuyên truyền lý luận Báo Nhân dân ** ThS. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Abstract It is on the half way (2016-2020) of enforcement of the Resolution of the 12th Section Party on economic developments. It can be seen that our country has reached a number of positive changes, with completion of several economic targets of the whole period. The said success is due to the efforts of the whole political system, the enterprise community and the whole people. Thông tin bài viết: Từ khóa: kinh tế, xã hội, phát triển, Chính phủ, doanh nghiệp Lịch sử bài viết: Nhận bài : 27/11/2018 Biên tập : 10/12/2018 Duyệt bài : 17/12/2018 Article Infomation: Keywords: economics; society; developments; Government; enterprise Article History: Received : 27 Nov. 2018 Edited : 10 Dec. 2018 Approved : 17 Dec. 2018 1. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng nhanh và đồng đều, hai năm liên tiếp đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra Ở trong nước, theo Báo cáo báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, về tổng thể, năm 2018 tiếp tục là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra, với 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức. Tốc độ tăng trưởng ước đạt trên 6,7%, quy mô GDP khoảng 240,5 tỷ đô la Mỹ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm mạnh từ 17,4% năm 2015 xuống 14,8% năm 2018; tỷ trọng các khu vực công nghiệp, dịch vụ tăng từ 82,6% lên 85,2%, vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020 là 85%. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước cả năm vượt 3% dự toán và bội chi ngân sách ở mức 3,67% GDP; nợ công khoảng 61,4% GDP. Xuất khẩu ước CHÑNH SAÁCH 82 Số 2+3(378+379) T1/2019 tăng 11,2% và xuất siêu hơn 3 tỷ đô la Mỹ. Giải ngân vốn FDI ước đạt 18 tỷ USD, tăng 2,8% so với năm 2017. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 34% GDP. Dự trữ ngoại hối nhà nước đạt 67 tỷ USD vào tháng 6 năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu nội khối còn 2,18%. Mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9,52%, thấp hơn mức tăng 11,02% của năm 2017 trong khi GDP tăng cao hơn, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư xã hội đang được cải thiện, giảm bớt phụ thuộc vào vốn đầu tư. Trong năm 2018, có khoảng 130 nghìn doanh nghiệp đăng ký mới và khoảng gần 21,2 nghìn hợp tác xã và 61 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 13 nghìn hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hút 6,4 triệu thành viên tham gia. Cả nước đã phê duyệt phương án cơ cấu lại 51 tổ chức tín dụng và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện; tỷ lệ nợ xấu giảm còn khoảng 2%. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dù chậm, nhưng thực chất hơn, với việc bán cổ phần lần đầu 20 doanh nghiệp thu về 20,3 nghìn tỷ đồng; thoái vốn thu về 7,9 nghìn tỷ đồng; tập trung khắc phục hạn chế, bất cập; xử lý nghiêm các sai phạm, thu hồi tài sản nhà nước; thành lập, đưa vào hoạt động Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cả nước tạo việc làm cho trên 1,62 triệu lượt người, trong đó đưa trên 126 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm còn 38,2% (mục tiêu đến 2020 là dưới 40%). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 3,14% (mục tiêu năm 2020 là dưới 4%). Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong độ tuổi lao động đạt 30,2%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 86,9%, vượt chỉ tiêu đề ra (85,2%); gần 40% số xã và 55 huyện trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,2 - 5,7%, giảm 1 - 1,5% (riêng các huyện nghèo giảm trên 4%). 2. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ Năm 2017, Việt Nam cũng thăng hạng vượt trội trong nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về môi trường và kết quả kinh doanh. Việt Nam đứng ở vị trí 68/190 quốc gia/nền kinh tế, tức tăng 14 bậc so với năm 2016 (riêng chỉ số tiếp cận điện năng tăng tới 32 bậc so với năm 2016 và tăng 92 bậc so với năm 2013) trong Bảng xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017 và tăng 23 bậc so với năm 2015. Trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 (The Global Competitiveness Report 2018) mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam đứng vị trí thứ 77 trên tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng. Năm nay, 5 vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng lần lượt là Mỹ, Singapore, Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản. Với vị trí xếp hạng này, Việt Nam đã tụt 3 bậc so với năm trước (năm trước Việt Nam xếp thứ 74/135). Tuy nhiên, tính theo thang điểm 0-100 điểm của bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đạt 58,1 điểm, tăng nhẹ so với mức 57,9 điểm vào năm 2017. Chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2017 của Việt Nam tăng 12 bậc so với năm trước (tăng 29 bậc so với năm 2013) và điều chỉnh Chỉ số phát triển quốc gia, vùng lãnh thổ Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng mới được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s (Moody's Investors Service) nâng mức đánh giá triển vọng từ “ổn định” lên “tích cực” trên cơ sở đánh giá nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang trên đà ổn định, cán cân thanh toán và vị thế đối ngoại được cải thiện, môi trường hoạt động của khu vực ngân hàng dần bình ổn. CHÑNH SAÁCH 83Số 2+3(378+379) T1/2019 Theo Báo cáo năm 2017 của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), Việt Nam đang trở nên nổi bật với các cải thiện về môi trường kinh doanh, 36% doanh nghiệp Mỹ được khảo sát dự định sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, cao hơn so với 21% ở Thái Lan, 19% của Malaysia. Khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) năm 2017 cũng khẳng định, Việt Nam tiếp tục là địa điểm đầu tư quan trọng của doanh nghiệp Nhật Bản; trên 66% doanh nghiệp được khảo sát cho biết có xu hướng “mở rộng hoạt động kinh doanh” tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam được Trung tâm Nghiên cứu Pew xếp hạng đứng đầu thế giới về đánh giá tích cực sự thay đổi cuộc sống trong nửa thế kỷ qua, với 88% người Việt được khảo sát cho rằng, cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn 50 năm trước, cao hơn con số tương ứng của Ấn Độ (69%), Hàn Quốc (68%) và Nhật Bản (65%), Philippines (43%) và mức trung bình 54% của châu Âu, đặc biệt là so với con số chưa tới 37% ở Mỹ Việt Nam cũng được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình Australia xếp vị trí an toàn số một trong Bản báo cáo Chỉ số khủng bố toàn cầu (GTI) công bố cuối tháng 11/2017. Việt Nam xếp thứ 11/67 quốc gia đáng sống đối với người nước ngoài và đã có những tiến bộ vượt bậc trong các chỉ số về môi trường làm việc, khả năng ổn định và hòa nhập, theo kết quả của cuộc khảo sát trực tuyến Expat Insider 2016, được thực hiện bởi InterNations, mạng lưới cộng đồng những người sinh sống và làm việc ở nước ngoài lớn nhất thế giới, công bố trong quý 1/2017. Theo Báo cáo của Chính phủ, ước đến cuối năm 2018, cả nước đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Việt Nam được Tổ chức Oxfam (Anh) xếp thứ 12/157 thế giới về mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và nhóm 10 quốc gia khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cam kết mạnh mẽ nhất cải cách chính sách thuế. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh và mở rộng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nhiều tổ chức quốc tế cũng khẳng định triển vọng kinh tế tích cực của Việt Nam. WB dự báo GDP năm 2018 theo giá so sánh của Việt Nam tăng 6,8% (cao hơn đáng kể so với dự báo 6,5% do chính tổ chức này đưa ra hồi tháng 4/2018) và sẽ đạt mức 6,6% trong năm 2019 và 6,5% trong năm 2020. Lạm phát vẫn xoay quanh chỉ tiêu 4% của Chính phủ; cân đối tài khoản vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong ngắn hạn, nhưng mức độ thặng dư sẽ giảm dần từ năm 2019 do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ; Nợ công sẽ được kiềm chế trong mức trần. Còn Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, GDP năm 2018 của Việt Nam sẽ tăng 7% và năm 2019 tăng đạt 6,9%. Việt Nam sẽ thu hút FDI 17 tỷ USD mỗi năm giai đoạn 2018-2020; tỷ giá USD/ VND có thể lên 23.400 đồng vào cuối năm 2018, và sẽ mất giá nhẹ trong đầu năm 2019, trước khi tăng giá nhẹ so với đồng USD vào cuối 2019 nhờ sự hỗ trợ của các yếu tố tích cực ở cả trong lẫn ngoài nước. Đồng thời, trong năm 2018 cũng chứng kiến sự gia tăng sức ép lạm phát gắn với biến động tỷ giá, lãi suất, xu hướng tăng giá dầu thô trên thị trường quốc tế và yêu cầu thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, dịch vụ giáo dục, y tế... Sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực sẽ còn khó khăn. Khu vực CHÑNH SAÁCH 84 Số 2+3(378+379) T1/2019 doanh nghiệp trong nước có sự chậm lại về số đăng ký mới và tăng nhanh số dừng hoạt động. Nếu so sánh về tỷ lệ, thì cứ 5 doanh nghiệp đăng ký mới, lại có 3-4 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc phá sản; tức số doanh nghiệp “tăng ròng” trong cộng đồng doanh nghiệp không nhiều và mục tiêu hướng tới 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là khó khả thi. Điều này cho thấy, khu vực doanh nghiệp đang gặp khó khăn và cũng đang có sự lúng túng trong định hướng kinh doanh. Cơ cấu lại ngành, lĩnh vực ở một số nơi còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa gắn với thị trường. Du lịch tuy có bước phát triển nhanh nhưng còn bất cập. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; tỷ lệ nội địa hóa của nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp. Phát triển thương mại trong nước còn những hạn chế. Công tác lập, quản lý quy hoạch còn bất cập, nhất là trong việc thực hiện các quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, đô thị. Buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam vẫn đang bị EU giơ thẻ vàng cho ngành thủy sản và Mỹ áp thuế chống bán phá giá khá cao cho cá tra Về tổng thể, đến cuối năm 2018, cả nước đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2018, cũng như đạt 11 chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra; góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch sâu sắc hơn theo hướng phát triển công nghiệp phụ trợ và tham gia chuỗi cung ứng quốc tế, trước hết với các nước thành viên tham gia FTA với Việt Nam. Các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn; các ngành du lịch, nông nghiệp, thủy, hải sản tiếp tục tăng trưởng thuận lợi. Nhóm ngành dệt may, giày dép và gạo có khả năng cạnh tranh nhờ giảm hàng rào thuế quan và mua được nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp cũng có thêm cơ hội tham gia đấu thầu mua sắm công. Quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại đang được đẩy mạnh hơn. Các hoạt động M&A cũng được thúc đẩy cả bề rộng và bề sâu, nhất là trong lĩnh vực bất động sản; sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng; ngân hàng và cả dệt may, chế tạo cơ khí Thị trường các hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú hơn, giá rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải thiện. Hàng công nghệ thông tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá nhanh do cạnh tranh và sự phát triển khoa học công nghệ. Thị trường xuất khẩu lao động tiếp tục tăng mạnh và là một trọng tâm cải thiện việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên quan. Thị trường bất động sản từng bước hình thành một chu kỳ tăng trưởng mới về quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, với tiêu điểm là phân khúc nhà ở xã hội và các căn hộ chung cư, mặt bằng kinh doanh giá hợp lý, ở vị trí thuận lợi, đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội, được tiêu thụ theo phương thức cho thuê, “thuê- mua” và “mua-cho thuê” và được quản lý bởi các công ty ủy thác, khai thác chuyên nghiệp có trách nhiệm cao. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đóng vai trò là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, nhất là xuất khẩu. Những thành công trên là kết quả của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, với những nỗ lực, sự chuyển động và đổi mới toàn diện cả trong nhận thức, chỉ đạo và hành động quyết liệt, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước trên hành trình vượt qua chính mình và được quốc tế công nhận. CHÑNH SAÁCH 85Số 2+3(378+379) T1/2019 Đặc biệt, những kết quả trên đây cũng là minh chứng đậm nét cho những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình tham gia và khai thác các cơ hội, cũng như thực hiện các hoạt động hoàn thiện thể chế kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư theo yêu cầu nội dung và lộ trình các cam kết hội nhập trong khuôn khổ các FTA thế hệ mới. 3. Tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu và đồng bộ hơn Trong hơn hai năm qua, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh, với việc cùng ASEAN ký Hiệp định Thương mại tự do với Hồng Kông và đặc biệt là ký và thông qua CPTPP. CPTPP tức TPP-11 được coi là Hiệp định Thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay, với tổng dân số 500 triệu người, tổng GDP vượt trên 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới. Đây là Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường. CPTPP là kết quả sự nỗ lực vượt qua chính mình của 11 thành viên TPP, khẳng định xu hướng tiếp tục của tự do hóa thương mại đầu tư quốc tế sau khi Mỹ tuyên bố rút lui khỏi TPP và gia tăng các động thái bảo hộ, gây nên nhiều quan ngại và sự phản đối trên thế giới và ngay trong lòng nước Mỹ. CPTPP gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự cấp thiết và quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. CPTPP khi có hiệu lực sẽ thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. Mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực. Thực thi CPTPP từ 31/12/2018 sẽ cho phép giảm mức thuế trung bình Việt Nam đang chịu khi xuất khẩu sang các nước CPTPP từ khoảng 1,7% về khoảng 0,2% trong vòng 5-7 năm tới và cho phép Việt Nam tăng thêm từ 1-3% GDP vào năm 2030; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển. Đồng thời, thúc đẩy cải cách thể̉ chế́ trong nước, tạo môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Đây mới là các lợi ích mang tính lâu dài và đã được minh chứng trong thời gian Việt Nam tham gia đàm phán TPP. Hiện Việt Nam đã cùng ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015; Kết thúc đàm phán EVFTA Việt Nam với EU từ 2016 và triển vọng sẽ được ký, thông qua năm 2019; Việt Nam cũng đang đàm phán 6 FTA khác, như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len); FTA với Đài Loan; FTA với Thổ Nhĩ Kỳ và FTA với Ixraen (khởi động từ đầu tháng 12/2015) Khả năng đến cuối năm 2019 sẽ kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP). RCEP được xem là Hiệp định thương mại mở rộng của 10 nước ASEAN với 6 đối tác đã ký FTA là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, với hơn 3 tỷ dân, 29% giá trị thương mại và 26% giá trị FDI và 30% GDP toàn cầu (tức quy mô kinh tế gấp đôi CPTPP). CHÑNH SAÁCH 86 Số 2+3(378+379) T1/2019 Việt Nam tiếp tục vận động và được nhiều nước công nhận là nền kinh tế thị trường (theo Bộ Ngoại giao là 72 nước, tính đến tháng 10/2018). Đồng thời, số các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện cũng tiếp tục tăng, với 12 đối tác chiến lược toàn diện và 16 đối tác chiến lược. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài tiếp tục tăng trong hơn hai năm qua; Theo Tổng cục Thống kê, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, đã có 99 dự án mới, với tổng vốn là 286 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 44,9 triệu USD; có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước dẫn đầu với 95,2 triệu USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư... 4. Nhiều cơ hội và thách thức mới Năm 2019, cùng với sự phát triển tiếp tục của công nghệ, nền kinh tế thế giới có thể tăng trưởng chậm lại cả trên phạm vi toàn cầu cũng như ở các nước phát triển nhất, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản; đồng thời, đang tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức cả về thương mại, tài chính, tiền tệ và an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh Năm 2019, Việt Nam sẽ tiếp cận những cơ hội và thách thức mới từ nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (như CPTPP, FTA với EU), với yêu cầu cao hơn và phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, cả về thuế quan, mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ mà không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn chuyển đổi như trước. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 đã được Quốc hội thông qua trong phiên họp ngày 8/11/2018; theo đó, 12 chỉ tiêu chủ yếu được đề ra là: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6% - 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1% - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24% - 24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường ở Trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%; phấn đấu thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế; tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 7,5%... Năm 2019 và tiếp theo, như Nghị quyết phiên họp định kỳ tháng 10 và tháng 11/2018 của Chính phủ chỉ rõ, Việt Nam tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp CHÑNH SAÁCH 87Số 2+3(378+379) T1/2019 luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Để đạt được các yêu cầu đó, cả nước cần coi trọng củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu sớm vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn của các nước phát triển (OECD). Thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiềm năng đóng góp, lan tỏa, gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ.Tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tạo đột phá mạnh mẽ hơn nữa, bảo hộ quyền tài sản, thí điểm các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả,nhất là những ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển mạnh các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động và nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ; có cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực; Cơ cấu lại đầu tư công thực chất hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Quyết liệt đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra, ổn định và tăng thu nhập cho người dân. Phát triển hiệu quả, bền vững với tầm nhìn dài hạn kinh tế rừng, kinh tế biển. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, loại bỏ công nghệ lạc hậu. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; mở rộng áp dụng thị thực điện tử và đơn phương miễn thị thực cho một số địa bàn trọng điểm; thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cơ chế điều phối vùng; phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế, thành phố lớn. Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Nâng cao hiệu quả sử dụng, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc; phòng ngừa, ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng; làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể quần chúng, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang trên đà phát triển, với những cải thiện tích cực về môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng; quy mô và chất lượng dân số, kiểm soát lạm phát và mức nghèo; tăng dự trữ ngoại hối và xuất khẩu, đầu tư tư nhân và thu hút vốn nước ngoài Là một nước có thu nhập tầm trung và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế, hiện đại hóa cơ cấu kinh tế, Việt Nam có những thách thức riêng, trước hết liên quan đến phát huy tinh thần khởi nghiệp doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh và năng lực đổi mới sáng tạo cả vĩ mô và vi mô. Cơ hội và thách thức mới trong bối cảnh CN 4.0 đòi hỏi phát huy tinh thần CHÑNH SAÁCH 88 Số 2+3(378+379) T1/2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1- Báo cáo báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-2020 tại Kỳ hợp thứ 6 Quốc hội khóa 14; 2- Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội định kỳ hàng tháng của Tổng cục Thống kê các năm 2016, 2017, 2018; 3- Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ hàng tháng trong các năm 2016, 2017, 2018. doanh nghiệp. Đó là tinh thần dũng cảm, quyết tâm và ý chí làm giàu có tổ chức cho mình và cộng đồng, trên cơ sở tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế, tự trọng, tự tôn, tự hào dân tộc và đề cao trách nhiệm xã hội; sự chủ động và linh hoạt trong phản ứng hiệu quả với những biến động thị trường và chính sách; xây dựng và củng cố sự gắn kết cộng đồng, phát triển các chuỗi liên kết và cung ứng giá trị quốc gia và quốc tế; tiếp cận 4.0 là dựa trên niềm tin, sự sáng tạo mà không đánh mất bản sắc; xử lý hài hòa các lợi ích và các khác biệt văn hóa trong kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả trong phạm vi quốc gia và khu vực Đặc biệt, tinh thần doanh nghiệp thể hiện tập trung ở sự dám nghĩ, đầu tư thông minh và nâng cao năng suất và chất lượng, giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở coi trọng thu hút, đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất và quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Tinh thần doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi sự chủ động, tự giác và tự thân của cộng đồng và từng doanh nghiệp, mà còn cần được hun đúc, tôn vinh, chia sẻ và hỗ trợ từ cả hệ thống chính trị và xã hội; Theo đó, Chính phủ cần đột phá mạnh mẽ hơn về tư duy và thể chế; tập trung “kiến tạo” môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân làm thước đo hiệu quả; đổi mới nền giáo dục và đào tạo nghề quốc gia theo hướng thông minh và đi trước một bước, bảo đảm người lao động được chuẩn bị tốt các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để hòa nhập và tái hòa nhập thị trường lao động xã hội; phát triển thị trường công nghệ, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là thị trường tài chính đầu tư cho phát triển nghiên cứu, sáng chế và thuận lợi trong thương mại hóa ý tưởng kinh doanh và sáng tạo, để tinh thần cởi mở, sự hứng khởi và niềm tin của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người dân lan tỏa trong xã hội và thị trường Việt Nam. Thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp trong bối cảnh CN 4.0 là thúc đẩy quá trình kiến tạo và đổi mới, đột phá về công nghệ, ý tưởng và chính sách, phát huy các lợi thế và tận dụng các cơ hội, thích ứng với các thách thức mới, dũng cảm lựa chọn các định hướng mới và khai thác hiệu quả các động lực mới, ngày càng nhận thức rõ hơn về tương lai; không ngừng chủ động, sáng tạo và hoàn thiện mình để trở thành “Doanh nghiệp Thông minh” của “Quốc gia Thông minh” trên hành trình xây dựng một đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; góp phần xây dựng cộng đồng kinh tế - doanh nghiệp ASEAN tự cường, sáng tạo, ngày càng lớn mạnh, phồn vinh - đối tác lựa chọn hấp dẫn và đầy tiềm năng của những doanh nghiệp toàn cầu■ CHÑNH SAÁCH 89Số 2+3(378+379) T1/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdiem_nhan_phat_trien_kinh_te_viet_nam_sau_hai_nam_dai_hoi_da.pdf
Tài liệu liên quan