hủ thuật, phẫu thuật hỗ trợ cho điều trị
bỏng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh
môn
Vùng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh
môn lồi, lõm có nhiều khe và là đường ra của
phân, nước tiểu dễ bị vấy bẩn và khó chăm sóc,
cho nên chúng ta phải đánh giá, cân nhắc chỉ
dịnh áp dụng một số thủ thuật, phẫu thuật hỗ
trợ cho việc điều trị vùng này.
Đặt sonde tiểu
Không nên đặt đại trà cho các bệnh nhân có
bỏng cơ quan sinh dục và tầng sinh môn vì các
biến chứng hay gặp của nó là nhiễm trùng tiểu.
Vì thế chỉ nên đặt sonde tiểu ở các trường hợp
sau:
- Bỏng toàn thân nặng cần phải đặt sonde
theo dõi nước tiểu.
- Bỏng nặng cơ quan sinh dục có thể gây tắc
niệu đạo.
- Không kiểm soát được nước tiểu khi đi tiểu
làm nhiễm trùng lan rộng khu vực đáy chậu.
Làm hậu môn nhân tạo
Khi bỏng sâu diện rộng vùng hậu môn,
khuyết hổng mô cần phải điều trị lâu dài.
Mở bàng quang ra da
Khi có tổn thương niệu đạo gây tắc
nghẽn hay hoại tử niệu đạo.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị bỏng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 453
ĐIỀU TRỊ BỎNG CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI VÀ TẦNG SINH MÔN
Nguyễn Trọng Luyện*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị các bệnh nhân bị bỏng cơ quan sinh dục
ngoài và tầng sinh môn được điều trị tại BV Chợ Rẫy từ 01/05/2008 đến 30/01/2011.
Phương pháp: Nghiên cứu, tiền cứu các bệnh nhân bị bỏng có bỏng cơ quan sinh dục và tầng sinh môn
được điều trị sống tại BV Chợ Rẫy từ 01/05/2008 đến 30/01/2011.
Kết quả: Báo cáo trình bày 90 bệnh nhân gồm 8 Nữ (8,9%) và 82 Nam (91,1%) bị bỏng cơ quan sinh dục
ngoài và tầng sinh môn được điều trị tại Khoa Phỏng BV Chợ Rẫy. Tỉ lệ: 4,35%. Độ tuổi trung bình 32,32 tuổi.
Nguyên nhân do tai nạn lao động chiếm đa số: 66,7% với tác nhân chủ yếu là do điện cao thế: 50%. Có tất cả 47
bệnh nhân có bỏng sâu trên cơ quan sinh dục, tuy nhiên chỉ có 32 bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật. Đối với
các bệnh nhân có bỏng sâu nhưng diện hẹp chỉ cần chăm sóc tại chỗ hay thêm phẫu thuật cắt lọc ghép da là đủ.
Tuy nhiên ở những bệnh nhân có bỏng sâu diện rộng cơ quan sinh dục và tầng sinh môn, nếu chỉ cắt lọc hoại tử,
ghép da đơn thuần sẽ để lại di chứng sẹo co rút làm biến dạng cơ quan sinh dục và tầng sinh môn ảnh hưởng đến
chức năng sinh dục và bài tiết sau này. Ở các bệnh nhân này, chúng tôi tạo hình lại dương vật và tầng sinh môn
bằng các vạt da bìu, vạt tại chỗ để phục hồi sự khuyết hổng mô trong giai đoạn bỏng mới cho kết quả tốt.
Kết luận: bỏng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn là dạng bỏng thường gặp trên lâm sàng, tỉ lệ:
4,36%. Đối với bỏng nông chỉ cần chăm sóc tại chỗ. Đối với bệnh nhân bỏng sâu cơ quan sinh dục ngoài và tầng
sinh môn với diện tích nhỏ chỉ cần chăm sóc tại chỗ hoặc thêm phẫu thuật cắt lọc hoại tử, ghép da là đủ. Tuy
nhiên, với các bệnh nhân có bỏng sâu diện rộng ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là cơ quan sinh dục nam có kèm tổn
thương niệu đạo, nếu không giải quyết triệt để, sẽ để lại di chứng co rút, biến dạng, hẹp niệu đạo. Tạo hình dương
vật và tầng sinh môn sớm bằng vạt da bìu và các vạt da tại chỗ ở giai đoạn điều trị bỏng mới là điều cần thiết vì sẽ
giảm được thời gian điều trị và sự khốn khổ của bệnh nhân ở giai đoạn di chứng.
Từ khóa: Điều trị bỏng cơ quan sinh dục và tầng sinh môn, tạo hình cơ quan sinh dục Nam, bỏng điện cơ
quan sinh dục.
ABSTRACT
TREATMENT OF PERINEAL AND GENITAL BURNS
Nguyen Trong Luyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 453 - 458
Ojective: To summarize the experience on the burn patients who have got perineal and genital injuries at
Cho Ray hospital.
Methods: we made a study of the burn patients who have got perineal and genital injuries at Cho Ray
hospital from May. 1st .2008 to January.30th.2011.
Results: Ninety patients, 8 femal (8.9%) and 82 (91.1%) male. The rate is 4.35% of burn patients, average
age is 32,32 (SD:1.20363E1). Most of the patients has got high votage injury. Hower, there are 47 patients
(52.22%) had deep degree but only 32 patients (35.56%) has been operated at the perineal and genital wounds. In
the patients had severe burns in perineum and genital. If we only do skin graft they will have contraction later.
Because of that reason, we used plastic sugery to apply for these patients and got good results. We reconstructed
* Khoa Phỏng - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Trọng Luyện ĐT: 0913703648 Email: trongluyen_thutrang@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 454
the penis and perineum by crostum or local flaps in burn treatment period and they have got good results.
Conclustion: The treatment of 90 burn patients who have injury at perineum and genital, the rate of them is
4.35% and most of them are male (91.1%). The average age is 32.32 (SD:1.20363E1). In the patients who have
small surface injury can health themselves. But in the patients have severe injury at perineum and genitals, we
applied plastic surgery to reconstruct penis and perineum after removing necrotic tissues. It can prevent sequela
which contract patient’s perineum and genital after the wound health.
Key Words: Treatment of perineal and genital burns, reconstruction of penis, electrical burns of genitalia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh
môn là bệnh cảnh bỏng thường gặp trên lâm
sàng, thường kèm với bỏng các vùng khác trên
cơ thể. Tuy nhiên bỏng cơ quan sinh dục lại ít
được đề cập đến trong sách giáo khoa cũng như
trên các tạp chí trong và ngoài nước. Riêng cơ
quan sinh dục Nam lại là một tạng cương có kích
thước thay đổi tùy thời điểm nên không thể
băng bó chăm sóc tại chỗ như các vị trí khác trên
cơ thể. Khi cơ quan sinh dục và tầng sinh môn bị
bỏng, cần một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn các
vị trí khác trên cơ thể, định thời điểm và phương
pháp can thiệp phẫu thuật là điều phải được cân
nhắc kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
chức năng bài tiết nước tiểu, phân, chức năng
sinh dục và khả năng tình dục của bệnh nhân
sau này. Khi bị bỏng sâu nếu không được xử lý
tốt sẽ để lại di chứng ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng sống của bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Hệ thống lại đặc điểm lâm sàng cùng các
phương pháp điều trị bỏng và di chứng bỏng cơ
quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn. Nhằm
giúp các bác sĩ điều trị đưa ra chiến lược điều trị
tối ưu cho bệnh nhân.
Mục tiêu cụ thể
- Góp ý cho chỉ định khi áp dụng các thủ
thuật, phẫu thuật hỗ trợ cho việc điều trị bỏng cơ
quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn.
- Sử dụng các vạt da tại chỗ vùng bẹn, vạt da
bìu để tái tạo cơ quan sinh dục.
- Sử dụng vạt da mỡ mặt trong giữa đùi để
tái tạo bìu và tầng sinh môn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân bị bỏng có kèm bỏng cơ
quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn đến điều
trị tại Khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình bệnh
viện Chợ Rẫy được điều trị khỏi từ 01/05/2008
đến 30/01/2011.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt dọc (cohort), tiền cứu.
Quản lý và xử lý số liệu thu thập
Tất cả các số liệu thu thập được đều được
nhập vào phần mềm SPSS 16.0 để lưu giữ, kiểm
tra và phân tích số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU
Tần suất
Chúng tôi có 107 bệnh nhân bị bỏng có bỏng
cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn nhập
viện điều trị:
Tỉ lệ: 4,36%
Nhóm bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu chỉ
có: 90 Bệnh nhân
(Không tính 17 bệnh nhân tử vong).
Tổng số bệnh nhân: 90
Nữ: 8 Bệnh nhân (08,9%)
Nan: 82 Bệnh nhân (91,1%)
Tuổi bệnh nhân
Nhỏ nhất: 16 tuổi
Lớn nhất: 78 tuổi
Trung bình: 32,3222 (Std. Deviation:
1.20363E1)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 455
Tổng số ngày điều trị
Ngày điều trị ngắn nhất: 7 ngày
Ngày điều trị dài nhất: 117 ngày
Trung bình: 39,3889 (Std. Deviation:
21,4464E1)
Dân tộc, quốc tịch
Kinh: 88 Bệnh nhân (97,8%); Quốc tịch: Việt
Nam
Campuchia: 2 Bệnh nhân (02,2%); Quốc tịch:
Campuchia
Nghề nghiệp
Công nhân: 51,1%
Nghề khác: 48,9%
Nguyên nhân
Tai nạn lao động: 60 Bệnh nhân (66,7%)
Tai nạn sinh hoạt: 22 Bệnh nhân (24,4%)
Tai nạn giao thông: 03 Bệnh nhân (03,3%)
Tiêu cực xã hội: 05 Bệnh nhân (05,6%)
Tác nhân
Có rất nhiều tác nhân gây bỏng tuy nhiên
chúng tôi gom lại thành các tác nhân chính sau:
- Điện: 50.0%
(Điện: 13,3%, Tia lửa điện: 18,9%, Điện + Tia
lửa điện: 17,8%)
- Nhiệt khô: 28,4%
- Nhiệt ướt: 15,5%
- Hóa chất: 06,4%
Diện tích bỏng chung
Diện tích bỏng nhỏ nhất: 1%
Diện tích bỏng lớn nhất: 90%
Trung bình: 37,6667% (Std. Deviation:
2,14895E1)
Diện tích bỏng cơ quan sinh dục
Diện tích bỏng nhỏ nhất: 2 cm
Diện tích bỏng lớn nhất: 120 cm
Trung bình: 54,6778 cm (Std. Deviation:
3,17589E1)
Diện tích bỏng sâu cơ quan sinh dục
Chỉ có 47 bệnh nhân có bỏng sâu CQSD, Tỉ
lệ: 52,22%
- Diện tích bỏng sâu lớn nhất: 1 cm2
- Diện tích bỏng sâu nhỏ nhất: 80 cm2
- Trung bình: 18,0638 cm2 (Std. Deviation:
1,85840E1)
Vị trí bỏng sâu cơ quan sinh dục & tầng
sinh môn
Trong tổng số 90 bệnh nhân, chỉ có 47 bệnh
nhân có bỏng sâu, tỉ lệ: 52,22%. Bỏng sâu có thể
có ở mọi vị trí: dương vật, bìu, âm hộ, tầng sinh
môn, hậu môn.
Số lần mổ bỏng
Có 54 bệnh nhân được mổ bỏng nói chung, tỉ
lệ:
- Bệnh nhân mổ nhiều nhất: 10 lần
- Bệnh nhân mổ ít nhất: 01 lần
- Trung bình: 03,7778lần (Std, Deviation:
2,08921)
Số lần mổ trên CQSD ngoài và tầng sinh
môn
Có 32 bệnh nhân mổ CQSD, tỉ lệ: 35,56%
- Bệnh nhân mổ nhiều nhất: 04 lần
- Bệnh nhân mổ ít nhất: 01 lần
- Trung bình: 2,3223 lần (Std, Deviation:
1,23352)
Phương pháp can thiệp ngoại khoa trên cơ
quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn
Không mổ: 58 bệnh nhân (64,4%)
Cắt lọc hoại tử: 08 bệnh nhân (08,9 %)
Ghép da: 19 bệnh nhân (21,1%)
Xoay vạt da tại chỗ: 04 bệnh nhân (04,4%)
Xoay vạt da bìu: 01 bệnh nhân (1,1%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 456
Số ngày điều trị bỏng cơ quan sinh dục
ngoài & tầng sinh môn
Ngày điều trị dài nhất: 60 ngày
Ngày điều trị ngắn nhất: 07 ngày
Trung bình: 24,8222 ngày (Std. Deviation:
1,11653E1)
Thủ thuật, phẫu thuật hỗ trợ
Đặt Sonde tiểu: 46 bệnh nhân
Làm hậu môn nhân tạo: 2 bệnh nhân
Mở bàng quang ra da: 3 bệnh nhân
Nội soi bàng quang: 1 bệnh nhân
Kết quả phẫu thuật
Chúng tôi có tất cả 24 bệnh nhân được mổ
ghép da, xoay vạt da mở và xoay vạt da bìu thu
được kết quả như sau:
- Ghép da: 19 bệnh nhân, da ghép sống tốt.
- Xoay vạt da tại chỗ, tạo hình cơ quan sinh dục
và tầng sinh môn: có 4 bệnh nhân, trong đó 1 bệnh
nhân được xoay vạt da mở trên xương mu và
đùi P để che phủ xương mu bị lộ do bỏng và tạo
hình dương vật, 2 bệnh nhân được xoay vạt da
mở bẹn tạo hình dương vật, 1 bệnh nhân được
xoay vạt da mở giữa đùi để lấp khuyết hổng lớn
ở tầng sinh môn (mất một đoạn niệu đạo từ gốc
dương vật đến tiền liệt tuyến), các vạt da này
đều sống tốt. Cả 4 bệnh nhân này đều được theo
dõi trên 3 tháng vẫn tốt, không bị co rút, biến
dạng sau mổ.
- Xoay vạt da bìu: có một bệnh nhân bị bỏng
điện hoại tử toàn bộ da dương vật, một phần qui
đầu, một phần niệu đạo ngoài, một phần thể
hang bên trái. Bệnh nhân này được chúng tôi
dùng vạt da bìu (1/2 bìu phải) tạo hình lại dương
vật và niệu đạo. Kết quả hầu hết vạt da sống tốt,
chỉ có khoảng 0,5x1 cm đầu xa vạt bị hoại tử phải
mổ lại 1 tuần sau đó. Tuy nhiên, đặc điểm của
vạt da bìu là có độ chun giãn rất lớn, nên chúng
tôi rất dễ dàng kéo lên che phủ lại dương vật sau
khi cắt lọc phần da hoại tử mà không hề làm
căng vạt da bìu. Theo dõi bệnh nhân 1 năm
không thấy biến chứng gì xảy ra, nhất là biến
chứng hẹp niệu đạo hay gặp sau tái tạo niệu đạo.
PHẦN BÀN LUẬN
Tần suất
Bỏng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh
môn chiếm tỷ lệ khoảng 2.8% đến 13% trong
tổng số bệnh nhân bị bỏng. Ở nghiên cứu này, tỉ
lệ của chúng tôi là: 4,36% cũng nằm trong tần
suất chung của các tác giả khác trên thế giới.
Tuổi, giới
Bệnh nhân Nam chiếm đại đa số trong tổng
số bệnh nhân: 91,1%. Đa số là ở lứa tuổi lao
động, nếu chỉ tính lứa tuổi lao động chủ yếu từ
20 đến 40 tuổi thôi, cũng đã chiếm 66,7% tổng số
bệnh nhân.
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp: Công nhân chiếm đa số: 51,1%
đặc biệt là công nhân ngành điện và xây dựng.
Nguyên nhân & tác nhân
Tai nạn lao động chiếm đa số: 66,7% và tác
nhân liên quan đến điện là chủ yếu: 50,0%.
Tổng số ngày điều trị bỏng chung & số
ngày điều trị lành cơ quan sinh dục ngoài
và tầng sinh môn
Thường bỏng cơ quan sinh dục đi kèm với
bỏng nhiều nơi khác trên cơ thể, do diện tích cơ
quan sinh dục ít và được tưới máu dồi dào nên
khả năng tự lành rất cao, dẫn đến ngày điều trị
ngắn hơn 24,82 ngày so với thời gian điều trị
bỏng chung là 39,83 ngày.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 457
Diện tích bỏng & vị trí bỏng
Cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh môn
nằm ở nơi kín đáo, nên rất hiếm khi bị bỏng
riêng rẽ trên cơ quan này (3,3%), mà thường
bỏng cơ quan này kết hợp với các phần khác trên
cơ thể (96,7%).
Diện tích, vị trí bỏng cơ quan sinh dục
ngoài & tầng sinh môn
Vị trí bỏng trên cơ quan sinh dục Nam chiếm
tỉ lệ: 85,5%, trong đó tỉ lệ bỏng cả bìu và dương
vật là: 70%.
Diện tích bỏng trung bình: 54,67cm2. Cấu tạo
da ở cơ quan sinh dục rất mỏng nên dễ bị tổn
thương sâu, tỉ lệ có bỏng độ sâu ở cơ quan sinh
dục ngoài và tầng sinh môn là: 52,22% và diện
tích độ sâu trung bình: 18,06 cm2.
Phương pháp mổ trên cơ quan sinh dục
ngoài và tầng sinh môn
Thường ở bệnh bỏng sâu cơ quan sinh dục
sẽ được cắt lọc và ghép da. Sau ghép da, tuy
cơ quan này sẽ lành nhưng để lại di chứng gây
có rút nghiêm trọng làm biến dạng và ảnh
hưởng đến chức năng bài tiết và sinh dục của
bệnh nhân.
Ở công trình này chúng tôi mạnh dạn tái tạo
lại cơ quan sinh dục và tầng sinh môn ngay
trong thì đầu trong thời gian điều trị bỏng mới,
chứ không chờ đến giai đoạn di chứng mới can
thiệp. Chúng tôi dùng các vạt da trên xương mu
và vạt da tại chỗ hai bên bẹn, hai bên đùi cạnh cơ
quan sinh dục và vạt da bìu để tái tạo lại cơ quan
sinh dục, tầng sinh môn và thu được kết quả tốt.
Điều này là một bước tiến tốt vì nó giảm được
chi phí, thời gian điều trị và chất lượng sống cho
bệnh nhân.
Chúng tôi chỉ có 5 bệnh nhân thuộc dạng
này, 4 bệnh nhân dùng vạt da trên xương mu,
bẹn, đùi và một bệnh nhân dùng vạt da bìu. Đặc
biệt ở bệnh nhân dùng vạt da bìu, bị mất một
đoạn # 1,5 cm niệu đạo ngoài phía qui đầu, khi
tái tạo bằng vạt da bìu, chúng tôi dùng lớp phúc
mạc thành (phúc tinh mạc) của bìu tái tạo lại
niệu đạo, rồi phủ da bìu lên, do có cuống nuôi
nên lớp phúc mạc này sống rất tốt và thay thế
được đoạn niệu đạo đã mất do hoại tử. Theo dõi
các bệnh nhân này từ 3 tháng 1 năm thấy rất tốt,
cơ quan sinh dục và tầng sinh môn không bị co
rút biến dạng và không có biến chứng chít hẹp
niệu đạo sau mổ.
Số lần mổ bỏng chung và mổ trên cơ quan
sinh dục
Ở kết quả nghiên cứu của chúng tôi, bệnh
nhân có số lần mổ bỏng chung lớn nhất là 10 lần,
ít nhất là 1 lần. Còn mổ trên cơ quan sinh dục
nhiều nhất là 4 lần (ở những bệnh nhân phải tạo
hình lại), ít nhất là 1 lần (ở bệnh nhân chỉ đơn
thuần ghép da hoặc cắt lọc hoại tử). Chúng ta
nhận thấy, có tất cả 47 bệnh nhân có bỏng sâu ở
cơ quan sinh dục và tầng sinh môn, nhưng chỉ có
32 bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật. 15 bệnh
nhân còn lại hoại tử tự rụng và tự lành. Khảo sát
các bệnh nhân này chúng tôi thấy diện tích độ
sâu chỉ <10cm2 và không có bỏng độ IV (Bỏng
sâu qua khỏi lớp da đến lớp mô dưới da). Như
vậy, ở những bệnh nhân dạng tổn thương này có
thể để tự lành không can thiệp phẫu thuật,
nhưng vấn đề là ngày điều trị sẽ rất dài, tăng tốn
kém tiền bạc và công sức của người nhà và nhân
viên y tế. Vì thế, theo chúng tôi, khi bệnh nhân
bỏng có bỏng sâu trên cơ quan sinh dục ngoài và
tầng sinh môn <10 cm2, nếu diện tích bỏng chung
có độ sâu lớn phải điều trị dài hơi, thì chúng ta sẽ
để tự lành, còn nếu diện tích bỏng chung nhỏ ít
hay không có độ sâu có thể lành sớm, chúng ta
nên mổ cắt lọc ghép da để giảm thời gian điều trị
cho bệnh nhân.
Với quan niệm thông thường của một số
tác giả vẫn khuyên không nên cắt lọc sớm ở cơ
quan sinh dục khi ranh giới lành và hoại tử
chưa phân định (vì đây là mô quý) và đôi khi
phải chờ khá lâu. Riêng trên lâm sàng, ở
những tổn thương có độ sâu nhưng điện tích
nhỏ < 10 cm2, thường BS điều trị để hoại tử tự
rụng, quan niệm này làm kéo dài thời gian
điều trị. Theo ý kiến của chúng tôi, ở những
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 458
bệnh nhân có bỏng sâu cơ quan sinh dục,
chúng ta vẫn có thể mạnh dạn cắt lọc sớm,
nhưng chỉ dùng phương pháp cắt tiếp tuyến
đến gần lớp mô lành thì dừng lại, phương
pháp này sẽ loại đi lớp mô hoại tử khá nhanh,
nhưng vẫn bảo đảm không tổn thương đến
mô lành.
Thủ thuật, phẫu thuật hỗ trợ cho điều trị
bỏng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh
môn
Vùng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh
môn lồi, lõm có nhiều khe và là đường ra của
phân, nước tiểu dễ bị vấy bẩn và khó chăm sóc,
cho nên chúng ta phải đánh giá, cân nhắc chỉ
dịnh áp dụng một số thủ thuật, phẫu thuật hỗ
trợ cho việc điều trị vùng này.
Đặt sonde tiểu
Không nên đặt đại trà cho các bệnh nhân có
bỏng cơ quan sinh dục và tầng sinh môn vì các
biến chứng hay gặp của nó là nhiễm trùng tiểu.
Vì thế chỉ nên đặt sonde tiểu ở các trường hợp
sau:
- Bỏng toàn thân nặng cần phải đặt sonde
theo dõi nước tiểu.
- Bỏng nặng cơ quan sinh dục có thể gây tắc
niệu đạo.
- Không kiểm soát được nước tiểu khi đi tiểu
làm nhiễm trùng lan rộng khu vực đáy chậu.
Làm hậu môn nhân tạo
Khi bỏng sâu diện rộng vùng hậu môn,
khuyết hổng mô cần phải điều trị lâu dài.
Mở bàng quang ra da
Khi có tổn thương niệu đạo gây tắc
nghẽn hay hoại tử niệu đạo.
KẾT LUẬN
Bỏng cơ quan sinh dục ngoài và tầng sinh
môn ở lứa tuổi từ 16 tuổi trở lên là dạng bỏng
thường gặp trên lâm sàng, chiếm tỉ lệ 4,36% tổng
số các bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa
Bỏng & Phẫu thuật Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy,
TP HCM. Đối với bỏng nông chỉ cần chăm sóc
tại chỗ và điều trị toàn thân là đủ. Riêng các
bệnh nhân có bỏng sâu cơ quan sinh dục ngoài
và tầng sinh môn dưới 10 cm2 vẫn có thể tự lành
với điều trị trên. Tuy nhiên ở các bệnh nhân có
diện tích bỏng sâu trên 10 cm2 nên được cắt lọc
theo phương pháp cắt tiếp tuyến sớm và ghép
da. Ở những bệnh nhân có bỏng sâu diện rộng,
tổn khuyết mô nhiều nên cắt lọc sớm và mổ tạo
hình sớm để tránh kéo dài thời gian điều trị và di
chứng co kéo làm biến dạng cơ quan sinh
dục,tầng sinh môn gây khó khăn cho hoạt động
bài tiết và sinh dục của bệnh nhân.
CÁC TỪ VIẾT TẮT
- Tầng sinh môn: TSM
- Cơ quan sinh dục ngoài: CQSDN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernard AC, Chistoph UL (2008). Burn, Hot
water/thermal/abuse, Child. DermAtlas, Johns Hopkins
Universitivy, 2000-2008. (
2. Bộ môn Giải phẫu trường Đại Học Y Dược TP.HCM. (1999).
Vùng đáy chậu Nam, vùng đáy chậu Nữ. Giải phẫu người,
International Edition; Tr.190-200.
3. Huang T (2007) Management of burn injury of the perineum.
Total Burn care. Third Edition; 749-758.
4. Jiang J et al. (2004). Servere burn of penis caused by exessive
short-wave diathermy. Asian Journal of Andrology;6(4):377-8.
5. Jiang J et al. (2004). Servere burn of penis caused by exessive
short-wave diathermy. Asian Journal of Andrology;6(4):377-8.
6. Lê Thế Trung (2003). Phẫu thuật ghép da trong diều trị bỏng
sâu. Bỏng những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất bản Y học;
Tr 440-475.
7. Lê Thế Trung (2003). Phẫu thuật xử trí hoại tử bỏng. Bỏng
những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất bản Y học; Tr.406-
412.
8. Lê Thế Trung. (2003). Bỏng sâu vùng tầng sinh môn, cơ quan
sinh dục. Bỏng những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất bản
Y học; Tr.556-557.
9. Nguyễn Quang Quyền (1990). Cơ quan sinh dục Nữ, cơ quan
sinh dục Nam, vùng đáy chậu. Bài giảng Giải phẫu học, Tập 2;
tr.160-195.
10. Palmer QB (2007) Wound care. Total Burn care. Third Edition;
pp. 127-131.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_bong_co_quan_sinh_duc_ngoai_va_tang_sinh_mon.pdf