KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 75 trường hợp DDMMT
được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội
mạch, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
Đặc điểm bệnh nhân:
DDMMT type 1 gặp ở nam nhiều hơn nữ với
tỷ lệ nam:nữ = 4:1, và thường gặp ở trung niên‐
người già. Các DDMMT type 2 và 3 hay gặp ở
thanh thiếu niên và người trẻ, và tỷ lệ nam: nữ
gần ngang nhau. DDMMT type 4 hay gặp ở lứa
tuổi trẻ hơn type 1, nhưng lớn hơn type 2 và 3.
Tỷ lệ nam: nữ ở loại này cũng gần ngang nhau.
Đặc điểm phân phối của các loại DDMMT
Tỷ lệ phân phối các loại DDMMT trong dân
số Việt Nam có thể có khác biệt so với các dân số
khác, với type 1 và 4 chiếm phần lớn.
Hiệu quả điều trị DDMMT bằng can thiệp
nội mạch
Can thiệp nội mạch gây tắc bằng keo NBCA
có hiệu quả khá cao trong điều trị DDMMT, với
97% các DDMMT type 1 và 63% các DDMMT
type 4 được gây tắc hoàn toàn. Có 10,6% thất bại
không can thiệp được, và tỷ lệ tái thông nói
chung là 15%. Tỷ lệ tái thông này cao hơn ở
nhóm gây tắc không hoàn toàn (26,3%) so với
nhóm BN được gây tắc hoàn toàn (10,5%). Biến
chứng trong và sau can thiệp gặp ở 10,5% số BN.
Sau 3 tháng theo dõi, 68% có cải thiện triệu
chứng theo thang điểm A‐L. Mức độ cải thiện
trung bình là 1,6 ± 1,8 điểm.
Nghiên cứu gợi ý rằng thời điểm 3 tháng và
6 tháng sau can thiệp có thể dùng làm mốc thời
gian theo dõi BN, trong đó 3 tháng là mốc đánh
giá BN sau can thiệp có hồi phục hay không, và
6 tháng là mốc hồi phục tối đa của hầu hết BN.
Ngoài ra nghiên cứu cho thấy tình trạng lâm
sàng trước điều trị có ảnh hưởng trực tiếp đến
lâm sàng BN sau can thiệp.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị dị dạng mạch máu tủy bằng can thiệp nội mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 335
ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG MẠCH MÁU TỦY BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH
Trần Quốc Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu về kết quả điều trị dị dạng mạch máu tủy (DDMMT) bằng can thiệp nội mạch tại BV
Đại Học Y Dược Tp. HCM (BV ĐHYD).
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca, mẫu bao gồm các BN DDMMT được điều trị bằng
phương pháp can thiệp nội mạch gây tắc DDMMT bằng keo tại BV ĐHYD Tp. HCM từ 2009‐2014. Thang
điểm Aminoff‐Logue được dùng để lượng giá lâm sàng BN.
Kết quả: Có 75 BN DDMMT được điều trị can thiệp nội mạch. Kết quả cho thấy DDMMT type 1 chiếm
40%, type 2 và 3 chiếm 20%, type 4 chiếm 40%.Can thiệp nội mạch tỏ ra hiệu quả, với 97% các DDMMT type 1
và 63% các DDMMT type 4 được gây tắc hoàn toàn. 7% thất bại không can thiệp được, và tỷ lệ tái thông nói
chung là 15 %. Biến chứng mạch máu tủy liên quan đến can thiệp gặp ở 10.6% số BN (8/75 trường hợp), trong
đó 1 trường hợp tử vong do xuất huyết dưới nhện, và 1 trường hợp liệt tứ chi sau can thiệp DDMMT tủy cổ
type 2.Sau theo dõi trung bình 19± 9,7 tháng (từ 2 tháng đến 37 tháng), có 80% BN cải thiện về lâm sàng, và 5
BN (7%) diễn tiến nặng thêm. Ngoài ra chỉ có tình trạng lâm sàng trước điều trị có ảnh hưởng trực tiếp đến lâm
sàng BN sau can thiệp một cách có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy can thiệp nội mạch gây tắc là một phương pháp điều trị khá hiệu quả cho loại
bệnh lý này, tuy vẫn còn một số hạn chế.
Từ khóa: Dị dạng mạch máu tủy; Can thiệp nội mạch gây tắc
ABSTRACT
ENDOVASCULAR TREATMENT FOR SPINAL ARTERIOVENOUS MALFORMATIONS
Tran Quoc Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 335 – 341
Objective: to study the effect of endovascular treatment on sinal arteriovenous malformations (SAMVs).
Method: We prospectively studied patients who were diagnosed with spinal AVMs and treated
endovascularly with NBCA glue at the University Medical Center_HCM City from January 2009 to September
2013. The Aminoff‐Logue disability scale was used to evaluate clinical features of the patients.
Results: Seventy‐five SAVM patients were treated by endovascular occlusion. 40% were type 1, type 2 and
type 3 together made up 20%, and 40% were type 4.Endovascular treatment deemed effective with absolute
occlusion achieved in 97% of type 1 and 63% of type 4 patients. Failure rate was 7%, and recanalization occurred
in 15%. Complications existed in 10.6% of cases, 2 of which is severe with 1 death due to subarachnoid
hemorrhage and 1 tetraplegia after treating a type 2 cervical SAVM.After the mean following time of 19 ± 9.7
months (from 2 to 37 months), clinical recovery was achieved in 80% of cases. 5 patient (7%) was worse during
follow‐up, mostly in type 2 and 3. Only the patientsʹ clinical presentation before treatment was found to be
statistically related with clinical outcome.
Conclusion: Endovascular treatment for spinal AVMs were found to be effective, with some minor
limitation.
Key words: sinal arteriovenous malformations (SAMVs); endovascularly with NBCA glue
* Bộ Môn Ngoại Thần Kinh_ĐH Y Dược Tp HCM
Tác giả liên lạc: Trần Quốc Tuấn ĐT: 0909383804 Email: drt.qtuan@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 336
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị dạng mạch máu tủy (DDMMT) là một
nhóm bệnh lý khá hiếm, chiếm khoảng 4% các
bệnh lý gây choán chỗ trong ống sống(14). Tuy
hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện và điều trị
sớm thì bệnh thường diễn tiến nặng và rất khó
hồi phục với yếu liệt và mất cảm giác 2 chân
hoặc tứ chi tùy vị trí thương tổn, rối loạn cơ
vòng, thậm chí tử vong(14). Những di chứng để
lại tuy ít khi gây tình trạng sống thực vật nhưng
vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng sống của người bệnh. Trái lại nếu phát
hiện và điều trị kịp thời thì khả năng có thể điều
trị khỏi, cải thiện triệu chứng hoặc ít nhất là
ngăn cản triệu chứng tiến triển thêm cho bệnh
nhân là rất lớn.
Hiện nay tại Tp.HCM nói riêng và Việt Nam
nói chung, vi phẫu thuật điều trị DDMMT vẫn
chưa phát triển mạnh, trong khi đó can thiệp nội
mạch điều trị DDMMT đã được triển khai và
thực hiện từ 2008 tại BV Đại Học Y Dược. Hiện
nay tại Tp. HCM, can thiệp nội mạch là phương
pháp duy nhất đang được áp dụng cho nhóm
bệnh lý DDMMT. Do đó việc nghiên cứu đánh
giá hiệu quả của phương pháp này là điều hết
sức cần thiết.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân (BN) được chẩn đoán
xác định DDMMT, được điều trị bằng phương
pháp can thiệp nội mạch tại BV Đại Học Y Dược
từ tháng 1/2009 đến tháng 3/2014.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca bệnh
(75 bệnh nhân được chẩn đoán DDMMT và can
thiệp nội mạch).
Phương pháp thực hiện
Bệnh nhân nhập viện được thu thập và phân
tích các dữ liệu: tuổi, giới, tình trạng bệnh nhân
lúc nhập viện theo thang điểm Aminoff‐Logue
đã hiệu chỉnh về dáng đi và sự đi tiểu (xem bảng
2.1), phân loại DDMMT trên DSA (xem bảng
2.2), các biến chứng trong và sau can thiệp, và
kết quả điều trị sau can thiệp nội mạch.
Bảng 2.1: Thang điểm Aminoff‐Logue hiệu chỉnh
Dáng đi
0đ - Không yếu liệt chân.
1đ - Có yếu nhẹ 2 chân, không giới hạn vận động.
2đ - Có giới hạn đi lại, nhưng tự đi lại được.
3đ - Cần chống gậy 1 tay mới đi được.
4đ - Cần chống 2 tay (gậy, khung tập đi) mới đi
được.
5đ - Phải ngồi xe lăn, không đi được.
Sự đi tiểu
0đ - Đi tiểu bình thường.
1đ - Tiểu khó, tiểu lắt nhắt.
2đ - Thỉnh thoảng tiểu són hay bí tiểu
3đ - Hoàn toàn không tự chủ được.
Bảng 2.2: Phân loại DDMT
Mô tả
Type 1 thông nối động tĩnh mạch màng cứng (Dural AVF)
Type 2 dị dạng động tĩnh mạch dạng búi (Glomus AVM)
trong nhu mô tủy.
Type 3 Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) có cả phần trong và
phần ngoài tủy, thường phân bố theo cùng đốt
phôi (metameric).
Type 4 Thông nối động tĩnh mạch cạnh tủy sống, tức là
dưới màng cứng ngoài tủy. (Paraspinal
Fistula)
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân bố theo tuổi và giới
DDMMT type 1 thường gặp ở trung niên‐
người già. Tuổi dao động từ 41 đến 50, trung
bình 45 tuổi. Tỷ lệ nam:nữ = 4:1.
Các DDMMT type 2 và 3 hay gặp ở thanh
thiếu niên và người trẻ, tuổi trung bình 21, tuổi
dao độngtừ 11 đến 20; và tỷ lệ nam: nữ gần
ngang nhau.
DDMMT type 4 hay gặp ở lứa tuổi trẻ hơn
type 1, nhưng lớn hơn type 2 và 3. Tỷ lệ nam: nữ
ở loại này cũng gần ngang nhau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 337
Điểm Aminoff‐Logue lúc nhập viện
Các bệnh nhân có điểm Aminoff‐Logue
trung bình lúc nhập viện là 4.4 ± 2.1đ.
Phân loại DDMMT trên DSA
Bảng 1
Loại DDMMT Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Type 1 30 40
Type 2 13 17.3
Type 3 2 2.7
Type 4 30 40
Tổng cộng 75 100
Kết quả gây tắc
Bảng 2
Type 1 Type 2 Type 3 Type 4 Tổng
cộng
Tắc hoàn toàn 29 0 0 19 48
Tắc một phần 0 10 2 7 19
Thất bại (không
gây tắc)
1 3 0 4 8
Tổng cộng 30 13 2 30 75
Nhận xét: Phần lớn các DDMMT type 1
(97%) được tắc hoàn toàn, và tỷ lệ này ở type 4 là
63%. Có 8 trường hợp không gây tắc được, trong
đó 4 trường hợp (ở type 1 và type 2) có ĐM nuôi
tủy chung với ĐM cần tắc, và 4 trường hợp còn
lại ở type 4 không chọn lọc được vì cấu trúc
mạch máu ngoằn ngoèo.
Biến chứng liên quan mạch máu tủy trong
và ngay sau can thiệp
Bảng 3
Biến chứng Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Tử vong 1 1,3
Tổn thương mạch máu rễ 1 1,3
Tổn thương ĐM gai trước 2 2,7
Yếu liệt sau can thiệp 3 4
Xuất huyết dưới nhện 3 4
Xuất huyết tủy 1 1,3
Máu tụ vùng bẹn 6 8
Nhận xét: Tổng số BN có vấn đề trong hoặc
sau can thiệp chiếm 10.6% (8 trường hợp), trong
đó 1 BN DDMMT tủy cổ type 2 xuất huyết dưới
nhện và xuất huyết tủy cổ sau can thiệp gây tử
vong. 2 BN tổn thương ĐM Adamkiewickz và
ĐM gai trước gây xuất huyết dưới nhện nhưng
tự cầm máu sau 10 phút, 1 trong số này yếu 2
chân và diễn tiến dãn não thất phải đặt dẫn lưu
não thất ngoài, cả 2 đều ổn định, hồi phục tốt và
được cho xuất viện sau đó 7 ngày. 1 BN yếu 2
chân nặng hơn từ 3/5 còn 1/5 sau can thiệp
DDMMT ngực và 1 BN liệt tứ chi từ 4/5 còn 0/5
sau can thiệp DDMMT cổ, cả 2 đều là DDMMT
type 2. 1 BN DDMMT type 1 có tổn thương ĐM
rễ nuôi dị dạng trong lúc can thiệp nhưng hoàn
toàn không ảnh ưởng lâm sàng BN sau đó. 6 BN
có máu tụ vùng bẹn sau can thiệp, (3 trong số
này là các BN diễn tiến nặng kể trên) và máu tụ
này sau đó tự hấp thu, không gây ảnh hưởng
lâm sàng.
Như vậy trong 10.6% (8 BN) biến chứng của
thủ thuật, có 1 BN (1,3 %) tử vong, 4 BN (5.3%)
có lâm sàng nặng hơn, và 3 BN (4%) không ảnh
hưởng lâm sàng.
Diễn tiến hình ảnh DSA mạch máu tủy sau
3 tháng (Bảng 4)
Tất cả các BN can thiệp thành công đều được
chụp DSA kiểm tra sau 6 tháng và so sánh với
DSA ngay sau can thiệp. Kết quả thu được:
Bảng 4
Kết quả Nhóm BN đã
tắc hoàn toàn
Nhóm BN tắc
một phần
Tổng
số
Tỷ lệ
(%)
Tái thông 5 5 10 15
Ổn định, không
đổi
43 12 55 82
Tự tắc thêm ------ 2 2 3
Tổng cộng 48 19 67 100
Nhận xét: Trong 48 BN được tắc hoàn toàn
có 10,5% (5 BN) bị tái lập đường dò. Còn trong
số các BN tắc một phần, có 26,3% (5/13 BN) tái
thông vị trí tắc. Tuy vậy các BN này không diễn
tiến nặng hơn về lâm sàng. Tất cả các BN tái
thông sau tắc hoàn toàn đều được gây tắc ĐM
nuôi chứ không tắc được TM dẫn lưu, 1 trong số
đó là type 1 và 4 BN là type 4.
Diễn tiến sau 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, và 2
năm theo dõi
Sau 3 tháng theo dõi, 68% số BN có cải thiện
về lâm sàng theo thang điểm Aminoff‐Logue (A‐
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 338
L), chỉ 2 BN (2,7%) có điểm A‐L tăng so với điểm
A‐L ngay sau can thiệp. Điểm A‐L trung bình 3
tháng sau can thiệp là 2,8 ± 2,2.
Trong số 69 BN theo dõi sau 6 tháng, phần
lớn (68%) có lâm sàng ổn định không đổi so với
thời điểm 3 tháng sau can thiệp. Có 21 trường
hợp (30,4%) tiếp tục cải thiện thêm.
Trong số 53 BN theo dõi sau 1 năm, hầu hết
(94%) có lâm sàng ổn định không đổi so với thời
điểm 6 tháng sau can thiệp. Có 1 trường hợp
DDMMT type 3 xấu đi về lâm sàng, và 2 trường
hợp cải thiện thêm.
Sau 2 năm theo dõi 37 trường hợp, có 36 BN
lâm sàng ổn định không thay đổi, 1 BN
DDMMT type 2 có diễn tiến nặng dần nhưng
không can thiệp được do cấu trúc mạch máu
không thuận lợi.
Liên quan giữa một số yếu tố với lâm sàng
trước và sau can thiệp
Dùng phép kiểm X2, ngưỡng sai lầm 0,05,
chúng tôi chưa thấy mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tuổi, giới tính, thời gian bệnh, và
loại DDMMT với lâm sàng BN trước can thiệp
cũng như lâm sàng BN sau can thiệp.
Liên quan giữa lâm sàng trước can thiệp và
lâm sàng 6 tháng sau can thiệp
Ta có bảng phân bố lâm sàng trước và sau
can thiệp
Bảng 5: Phân bố lâm sàng trước và sau can thiệp
Lâm sàng
trước can
thiệp
Lâm sàng sau can thiệp
Nhẹ (≤
2đ)
Trung bình
(3-5đ)
Nặng (6-
8đ)
Tổng
cộng
Nhẹ 26 0 1 27
Trung bình 15 17 0 32
Nặng 3 3 9 15
Tổng cộng 44 20 10 74
Qua đó, lâm sàng BN trước can thiệp và 6
tháng sau can thiệp có liên quan với nhau (phép
kiểm 2, ngưỡng sai lầm 0,001).
Lưu ý rằng với các BN biểu hiện lâm sàng
đột ngột với xuất huyết tủy hoặc nhồi máu tủy,
chúng tôi điều trị nội khoa ít nhất 2 tuần đến khi
tình trạng BN ổn định mới can thiệp theo
khuyến cáo chung trên thế giới.
BÀN LUẬN
Tuổi
Nhìn chung phân bố tuổi trong nghiên cứu
này khá phù hợp với các nghiên cứu đã được
công bố trước đó, thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 6: So sánh đỉnh tuổi thường gặp trong
DDMMT
Các nghiên cứu Type 1 Type 2+Type 3 Type 4
Tác giả 41-50 11-20 31-40
Olfield(14) 51-70 11-30 31-40
Symon và cs(13) 50-70 < 40
Rosenblum và cs(11) 41-60 11-30
Bảng 7: So sánh tuổi trung bình trong DDMMT
Các nghiên cứu Type 1 Type 2+ Type 3 Type 4
Tác giả 45 21,2 40
35,9
Barrow và cs(1) 33,3
Rosenblum và cs(2) 49 27
Berenstein và Lasjaunias(3) 56 22
Dễ nhận thấy rằng quy luật phân bố tuổi
trong các type vẫn là: tuổi BN trẻ nhất trong type
2 và type 3, lớn nhất trong type 1, và trung bình
trong type 4.
Giới tính
Bảng 8: So sánh phân bố giới tính
Nghiên cứu Type 1 Type 2+ type 3 Type 4
Tác giả 4:1 0,67:1 1,4:1
1,3:1
Oldfield(14) 4:1 1,5:1 0,8:1
Barrow và cs(1) 1:1
Berenstein và Lasjaunias(3) 5:1 1,2:1
Qua đó ta thấy phân bố giới tính thu được
trong nghiên cứu này khá phù hợp với các báo
cáo trước đó, với tỷ lệ nam:nữ khảng 5:1 với type
1, và khoảng 1:1 với các type khác.
Tỷ lệ các loại DMMT
Theo kết quả DSA thu được, ta có tỷ lệ
DDMMT type 1 là 40%, type 2 và type 3 cộng lại
là 20%, và type 4 là 40%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 339
Bảng 9:So sánh tỷ lệ các loại DDMMT
Nghiên cứu Type 1 (%) Type 2 + 3 (%) Type 4 (%)
Tác giả 40 20 40
Berenstein(3) 35% 45% 20%
Thompson(14) -------------- ------------------ 10-20%
Rosenblum và cs(11) 34,6% 65,4%
Có thể thấy tỷ lệ DDMMT type 1 trong
nghiên cứu này là tương đương so với các báo
cáo kinh điển trước đó. Tuy nhiên tỷ lệ DDMMT
type 4 đặc biệt cao hơn các số liệu đã công bố
(40% so với 10‐20%). Kết quả này gợi ý rằng
phân bố các type DDMMT trong dân số Việt
Nam chúng ta có thể khác biệt so với các dân số
khác, với type 4 có tỷ lệ cao hơn hẳn.
Kết quả gây tắc bằng keo NBCA
Kết quả gây tắc đạt được khá tốt với 97% các
DDMMT type 1 và 63% DDMMT type 4 được
gây tắc hoàn toàn. Với các type 2 và 3, không có
trường hợp nào loại bỏ được hoàn toàn dị dạng
bằng keo. Có 8 trường hợp can thiệp thất bại
(tương ứng với 10,6% tổng số BN).
Ta có bảng so sánh:
Bảng 10: So sánh tỷ lệ tắc hoàn toàn
Nghiên cứu Type 1 Type 4
Tác giả 975% 63%
Berenstein và cs(3,4) 90% 50%
Rodesch và cs(10) 70%
Narvid và cs(6) 69%
Qua đó, ta thấy can thiệp nội mach gây tắc
bằng keo NBCA cho kết quả gây tắc rất tốt với
các DDMMT type 1, và cũng khá khả quan với
các DDMMT type 4. Các DDMMT Type 2 và 3
nhìn chung chưa thể loại bỏ triệt để được bằng
can thiệp gây tắc.
Biến chứng trong và ngay sau can thiệp
Có khoảng 10,6% số trường hợp xuất hiện
biến chứng do kỹ thuật can thiệp, trong đó 5
trường hợp (6,6%) khiến lâm sàng BN nặng hơn,
với 1 BN (1,3%) tử vong và 1 BN liệt hoàn toàn
không hồi phục sau đó. Tỷ lệ có máu tụ vùng
bẹn là khoảng 8%.
Theo y văn chung về can thiệp nội mạch
(bao gồm can thiệp tim mạch, mạch máu ngoại
vi và mạch não), thì tỷ lệ biến chứng vùng đặt
ống thông ĐM đùi là khoảng 10%, trong đó hay
gặp nhất là máu tụ vùng bẹn(5). Tỷ lệ xuất huyết
dị dạng tái phát sau can thiệp các DDMMT dưới
màng cứng (các type 2 đến 4) là khoảng 4% theo
Berenstein(3), và tỷ lệ suy thận cấp do chất cản
quang sau can thiệp nói chung thay đổi từ 1‐
3%(7,8). Tỷ lệ biến chứng liên quan đến can thiệp
mạch máu tủy nói chung được chấp nhận khi
dưới 10% với các DDMMT trong màng cứng
(type 2‐4) và 4% với DDMMT type 1.
Nhìn chung, tỷ lệ biến chứng trong và ngay
sau can thiệp nội mạch là không cao, tuy nhiên
khi có biến chứng xảy ra thì tình trạng BN có thể
nặng nề, nhất là với các DDMMT vùng cổ.
Sự cải thiện lâm sàng sau 3 tháng
Theo kết quả, có 68% cải thiện điểm A‐L sau
3 tháng theo dõi, 29% không thay đổi so với
trước điều trị, và chỉ 2 trường hợp diễn tiến nặng
thêm sau 3 tháng. Có thể kiểm định mức độ cải
thiện điểm A‐L bằng cách so sánh trung bình
điểm A‐L trước và sau can thiệp. Ta có điểm
trung bình trước can thiệp là 4,4 ± 2,1, và 3 tháng
sau can thiệp là 2,8 ± 2,2. Mức độ cải thiện trung
bình là 1,6 ± 1,8 điểm, và sự cải thiện này có ý
nghĩa thống kê (T= 7,13, phép kiểm Student số
liệu đôi, ngưỡng sai lầm 0,1%).
Kết quả này phù hợp với các báo cáo trước
đó. Theo Berenstein và cs, 77% số BN của họ có
cải thiện về lâm sàng(3). Theo Rodesch và cs,
trong thống kê của họ có 60% cải thiện về lâm
sàng và 25% ổn định không thay đổi(9). Nhìn
chung, tỷ lệ cải thiện lâm sàng sau điều trị can
thiệp nội mạch là khá cao.
Diễn tiến hình ảnh DSA mạch máu tủy sau
6 tháng
DSA mạch máu tủy kiểm tra sau 6 tháng cho
kết quả tái thông xuất hiện ở 10/69 trường hợp,
trong đó 5 trường hợp đã tắc hoàn toàn trước đó
và 5 trường hợp đã tắc một phần (định nghĩa tái
thông đối với các trường hợp tắc một phần là khi
chỗ thông nối lớn hơn và lưu lượng máu cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 340
hơn so với hình chụp ngay sau khi tắc). Như vậy
tỷ lệ tái thông trên các trường hợp tắc hoàn toàn
là 5/48 hay 10,5%, và ở các trường hợp tắc một
phần là 5/19 hay 26,3%.
Tái thông sau gây tắc có thể nói là một trong
những điểm yếu chính của can thiệp nội mạch
trong điều trị DDMMT. Tỷ lệ tái thông cho đến
nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Rodesch và cs cho
rằng họ chưa bao giờ gặp một trường hợp nào
tái thông sau khi đã tắc hoàn toàn bằng keo
NBCA(3,9). Trong khi đó Steinmetz đưa ra tỷ lệ
40‐60% tái thông khi dùng NBCA trong bài phân
tích tổng hợp các báo cáo từ 1979‐2002 của
mình(12). Nghiên cứu của Nimi và cs năm 1997
cho kết quả 23% tái thông(3).
Theo dõi sau 6 tháng
Có 69 BN trong mẫu được theo dõi từ 6
tháng trở lên, và điểm A‐L trung bình của các
BN tại 2 thời điểm 3 tháng và 6 tháng sau can
thiệp khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê (T=
1,8, phép kiểm Student số liệu đôi, ngưỡng sai
lầm 0,05).
Theo dõi sau 1 năm và 2 năm
Trong 53 BN được theo dõi ít nhất 1 năm trở
lên, và 37 trường hợp theo dõi 2 năm trở lên. Trừ
vài trường hợp cá biệt, còn lại đều có lâm sàng
ổn định không thay đổi so với thời điểm sau can
thiệp 6 tháng. Qua đó, ta thấy tất cả các BN đều
không hồi phục thêm trong thời gian từ 6 tháng
đến 1 năm sau can thiệp.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 75 trường hợp DDMMT
được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội
mạch, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
Đặc điểm bệnh nhân:
DDMMT type 1 gặp ở nam nhiều hơn nữ với
tỷ lệ nam:nữ = 4:1, và thường gặp ở trung niên‐
người già. Các DDMMT type 2 và 3 hay gặp ở
thanh thiếu niên và người trẻ, và tỷ lệ nam: nữ
gần ngang nhau. DDMMT type 4 hay gặp ở lứa
tuổi trẻ hơn type 1, nhưng lớn hơn type 2 và 3.
Tỷ lệ nam: nữ ở loại này cũng gần ngang nhau.
Đặc điểm phân phối của các loại DDMMT
Tỷ lệ phân phối các loại DDMMT trong dân
số Việt Nam có thể có khác biệt so với các dân số
khác, với type 1 và 4 chiếm phần lớn.
Hiệu quả điều trị DDMMT bằng can thiệp
nội mạch
Can thiệp nội mạch gây tắc bằng keo NBCA
có hiệu quả khá cao trong điều trị DDMMT, với
97% các DDMMT type 1 và 63% các DDMMT
type 4 được gây tắc hoàn toàn. Có 10,6% thất bại
không can thiệp được, và tỷ lệ tái thông nói
chung là 15%. Tỷ lệ tái thông này cao hơn ở
nhóm gây tắc không hoàn toàn (26,3%) so với
nhóm BN được gây tắc hoàn toàn (10,5%). Biến
chứng trong và sau can thiệp gặp ở 10,5% số BN.
Sau 3 tháng theo dõi, 68% có cải thiện triệu
chứng theo thang điểm A‐L. Mức độ cải thiện
trung bình là 1,6 ± 1,8 điểm.
Nghiên cứu gợi ý rằng thời điểm 3 tháng và
6 tháng sau can thiệp có thể dùng làm mốc thời
gian theo dõi BN, trong đó 3 tháng là mốc đánh
giá BN sau can thiệp có hồi phục hay không, và
6 tháng là mốc hồi phục tối đa của hầu hết BN.
Ngoài ra nghiên cứu cho thấy tình trạng lâm
sàng trước điều trị có ảnh hưởng trực tiếp đến
lâm sàng BN sau can thiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barrow DL, Colohan ART, and Dawson R (1994). ʺIntradural
Perimedullary Arteriovenous Fistulas (Type IV Spinal Cord
Arteriovenous Malformations).ʺ Journal of Neurosurgery, 81(2),
pp. 221‐229.
2. Berenstein A, Lajaunias P, and Brugge KGT (2001). ʺSpinal
and Spinal Cord Arteries and Veinsʺ, Surgical
Neuroangiography. Springer, pp. 73‐164.
3. Berenstein A, Lajaunias P, and Brugge KGT (2004). ʺSpinal
Arteriovenous Malformationsʺ, Surgical Neuroangiography.
Springer, pp. 738‐872.
4. Berenstein A, Lajaunias P, and Brugge KG (2004). ʺSpinal
Dural Ateriovenous Fistulaeʺ, Surgical Neuroangiography
Springer
5. Moore WS, and Ahn SS (2001). Endovascular Surgery.
Saunders, pp. 302‐303.
6. Narvid J, Hetts SW, Larsen D, and Neuhaus J (2008). ʺSpinal
dural ateriovenous fistulae: clinical features and long‐term
results.ʺ Neurosurgery (62), pp. 159–167.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 341
7. McCullough PA, Wolyn R, Rocher LL, Levin RN, OʹNeill
WW (1997). ʺAcute renal failure after coronary intervention:
incidence, risk factors, and relationship to mortality.ʺ
American Journal of Medicine, 103(5), pp. 368‐375.
8. Rihal CS, Textor SC, Grill DE, and Berger PB (2002).
ʺIncidence and Prognostic Importance of Acute Renal Failure
After Percutaneous Coronary Intervention.ʺ Circulation, 105,
pp. 2259‐2264.
9. Rodesch G, Hurth M, Alvarez H, David P, Tadie M,
Lasjaunias Pl. (2003). ʺEmbolization of Spinal Cord
Arteriovenous Shunts: Morphological and Clinical Follow‐up
and Results. Review of 69 Consecutive Cases.ʺ Neurosurgery,
pp. 40‐50.
10. Rodesch G, Hurth M, Alvarez H, Tadie M, Lasjaunias P
(2005). ʺSpinal Cord Intradural Arteriovenous Fistulae:
Anatomic, Clinical, and Therapeutic Considerations in a
Series of 32 Consecutive Patients Seen between 1981 and 2000
with Emphasis on Endovascular Therapy.ʺ Neurosurgery,
57(5), pp. 973‐983.
11. Rosenblum B, Oldfield EH, Doppman JL, and Chiro GD
(1987). ʺSpinal arteriovenous malformations:a comparisonof
dural arteriovenousfistulas andintradural AVMʹs in81patients
ʺ Journal of Neurosurgery, 67(6), pp. 795‐802.
12. Steinmetz MP, Chow MM, Krishnaney AA, and Andrews‐
Hinders D (2004). ʺOutcome after the Treatment of Spinal
Dural Arteriovenous Fistulae: A Contemporary Single‐
institution Series and Meta‐analysis.ʺ Neurosurgery, pp. 77‐88.
13. Symon L, Kuyama H, and Kendall B (1984).
ʺDuralArteriovenous Malformations of The Spine:
Clinicalfeatures andsurgicalresultsin55cases ʺ Journal of
Neurosurgery, 60, pp. 238‐247.
14. Thompson BG, and Oldfield EH (2004). ʺSpinal Arteriovenous
Malformationsʺ, Youman’s Neurological Surgery. Saunders, pp.
2375‐2419.
Ngày nhận bài báo: 20/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 2/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_di_dang_mach_mau_tuy_bang_can_thiep_noi_mach.pdf