Điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản bằng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn qua nội soi qua da

Trường hợp sạn thận kết hợp Đây là trường hợp còn bàn cãi về yếu tố bệnh căn và phương pháp can thiệp. Rutchik(15) cho rằng nếu sạn thận mắc kẹt (impacted) ở vùng khúc nối thì có thể điều trị sỏi bằng phương pháp bảo tồn (tán sỏi ngoài cơ thể) và theo dõi nếu hẹp khúc nối không cải thiện thì mới can thiệp. Còn nếu sạn thận ở đài thận hoặc sạn bể thận di chuyển tự do thì có thể can thiệp lấy sạn qua da đồng thời với cắt xẻ rộng khúc nối. Trong loạt này chúng tôi chủ trương can thiệp lấy sỏi qua da đồng thời với cắt xẻ rộng khúc nối trong một lần can thiệp. Trong 5 trường hợp có sỏi kết hợp chỉ có 3 trường hợp tái khám kiểm tra và 3 trường hợp này đều có kết quả tốt (Hình 4A) Hình 4A: Sạn thận trái, hẹp UPJ trái, UIV trước và sau mổ Trường hợp khúc nối cắm cao Trong loạt này chúng tôi có 1 trường hợp khúc nối cắm cao vào bể thận. Bệnh nhân có sạn thận kết hợp. Kết quả sau mổ tốt (Hình 4.B). Van Cangh(20) cho rằng trường hợp khúc nối cắm cao cũng có kết quả tốt khi cắt xẻ rộng qua nội soi với 2 điều kiện: bể thận không giãn quá to (cần mổ hở cắt nhỏ bể thận lại) và chức năng thận còn tốt. Hình 4B: Hẹp UPJ phải, khúc nối cắm cao, UIV trước và sau mổ Kết quả chung Theo nhiều tác giả, tỉ lệ thành công chung của cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi xuôi chiều là từ 65 đến 88%, trung bình là 85% (1,17,20). Không có sự khác biệt về tỉ lệ thành công giữa 2 nhóm hẹp nguyên phát và hẹp thứ phát(1,17). Trong loạt này tỉ lệ thành công của chúng tôi là 53,8%, thấp hơn của tác giả Vũ Văn Ty (62,5 đến 76,9%)(19) và thấp hơn các tác giả nước ngoài. Vì số lượng của loạt này còn nhỏ (chỉ có kết quả 13/15 trường hợp), chúng tôi không phân nhóm hẹp nguyên phát và hẹp thứ phát để so sánh kết quả. Theo kinh nghiệm của một số tác giả(11) cho thấy cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi có kết quả thấp hơn tạo hình khúc nối qua nội soi ổ bụng và tạo hình khúc nối mổ hở: 96-100%. KẾT LUẬN Cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi qua da dùng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn chỉ cần dùng phương tiện sẵn có mà cho kết quả khá tốt, là một lựa chọn can thiệp xâm lấn tối thiểu khả dĩ khi không có điều kiện hay khi chưa quen với phẫu thuật nội soi ổ bụng.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản bằng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn qua nội soi qua da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 1 ĐIỀU TRỊ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN-NIỆU QUẢN BẰNG MÁY CẮT ĐỐT NỘI SOI TIÊU CHUẨN QUA NỘI SOI QUA DA Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Ngô Đại Hải*, Trần Thượng Phong*, Nguyễn Văn Học* TÓM TẮT Mục tiêu: Bài viết này nhằm bước đầu đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm qua15 trường hợp cắt xẻ rộng khúc nối bể thận-niệu quản qua da bằng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn thực hiện tại Khoa-Phân môn Niệu bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian từ tháng 3/2002 đến tháng 4/2005. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: trong vòng 3 năm chúng tôi đã thực hiện 15 trường hợp cắt xẻ rộng khúc nối bể thận-niệu quản. Phương pháp phẫu thuật là tạo đường hầm vào xoang thận bằng bộ nong bằng kim loại của Alken, dùng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn cắt xẻ rộng khúc nối bể thận-niệu quản ở phía bên ngoài của khúc nối. Sau cắt xẻ đặt thông nòng niệu quản là thông JJ 8 Fr. hoặc 7-14 Fr., lưu trong 6 tuần lễ. Đánh giá kết quả sớm ngay hậu phẫu và sau mổ 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm. Kết quả: Có 5 bệnh nhân nam (33,3%) và 10 nữ (66,6%) tuổi từ 16 đến 55, tuổi trung bình: 37,5. Năm trường hợp hẹp bên trái (33,3%) và 10 trường hợp hẹp bên phải (66,6%). Có 9 trường hợp hẹp tái phát (60%) và 6 trường hợp hẹp tiên phát (40%). Năm trường hợp hẹp khúc nối kết hợp với sạn thận cùng bên (33,3%). Chụp hệ niệu có thuốc cản quang (UIV) trước mổ cho thấy 1 trường hợp thận ứ nước độ một (6,6%), 12 (80%) ứ nước độ hai, 2 trường hợp thận ứ nước độ ba (13,3%). Chức năng thận: tốt: 10 (66,6%), trung bình: 3 (20%), xấu: 2 (13,3%). Kết quả phẫu thuật: thời gian cuộc mổ từ 60 đến 130 phút, trung bình 76 phút; lượng máu mất trung bình: 63,3 mL, không có trường hợp nào phải truyền máu quanh mổ. Tai biến gặp phải lúc mổ là 1 trường hợp chảy máu nhiều lúc mổ (6,6%). Biến chứng hậu phẫu gồm 1 trường hợp sốt (6,6%), 1 trường hợp đái máu kéo dài (6,6%), 1 trường hợp dò đại tràng (6,6%), 1 trường hợp (6,6%) đái máu thứ phát. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ = 4,13 ngày. Kết quả xa (thời gian theo dõi 2 -30 tháng, trung bình 7,15 tháng) trên 13 bệnh nhân: Tốt: 7/13 (53,8%), Trung bình: 2/13 (15,4%), Xấu: 4/13 (30,8%) Kết luận: Cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi qua da dùng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn chỉ cần dùng phương tiện sẵn có mà cho kết quả khá tốt, là một lựa chọn can thiệp xâm lấn tối thiểu khả dĩ khi không có điều kiện hay khi chưa quen với phẫu thuật nội soi ổ bụng. ABSTRACT PERCUTANEOUS ENDOPYELOTOMY FOR UPJ OBSTRUCTION USING THE STANDARD IGLESIAS RESECTOSCOPE Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Tuan Vinh, Ngo Dai Hai, Tran Thuong Phong, Nguyen Van Hoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 268- 275 Purpose: This paper is to assesse the outcome of 15 initial cases of percutaneous endopyelotomy for UPJ obstruction using the standard Iglesias resectoscope performed at the Department of Urology, Binh Dan hospital from March 2002 to April 2005. * Khoa Niệu, Bệnh viện Bình Dân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 2 Materials and Methods: In 3 years we have performed 15 cases of percutaneous endopyelotomy. We performed a sequential dilatation for a tract into the renal cavity using the Alken’s telescopic dilators, endopyelotomy using the standard Iglesias resectoscope, laterally. Placement of a double-J stent (8 Fr. or 7- 14 Fr.) for 6 weeks. Outcome assessed in the postoperative recovery and in follow-ups after 3 months, 6 months, 1 year. Results: There were 5 males (33.3%) and 10 females (66.6%), aged from 16 to 55, average 37.5. Five cases of UPJ obstruction on the left side (33.3%) and 10 cases on the right side (66.6%). Nine cases of secondary UPJ obstruction (60%) and 6 cases of primary UPJ obstruction (40%). There were 5 cases of UPJ obstruction associated with ipsilateral lithiasis (33.3%). Pre-op IVU revealed 1 case (6.6%) with mild dilations, 12 cases (80%) with moderate dilations, and 2 cases (13.3%) with severe dilations. Good renal function: 10 (66.6%), fair renal function: 3 (20%), poor renal function: 2 (13.3%). Outcome of procedure: Mean operative time= 76 minutes (60-130 minutes), mean estimated blood loss = 63.3 mL, with no perioperative transfusion. There were 1 peroperative haemorragic incident (6.6%). Postoperative complications comprise: 1 hyperthermia (6.6%), 1 prolonged postoperative hematuria (6.6%), 1 colonic cutaneous fistula (6.6%), 1 secondary haemorhage (6.6%). Mean postoperative hospital stay = 4.13 days. Outcome on 13 patients (follow-up: 2-30 months, average: 7.15 tháng): Good: 7/13 (53.8%), Mediocre: 2/13 (15.4%), Poor: 4/13 (30.8%). Conclusion: Percutaneous endopyelotomy using the standard Iglesias resectoscope is quite simple with available equipment. The outcome is acceptable. It is a feasible choice of minimally invasive procedure for UPJ obstruction when laparoscopic equipment is not available. ĐẶT VẤN ĐỀ Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản là bệnh lý niệu khá thường gặp tại Khoa-Phân môn Niệu bệnh viện Bình Dân. Trong thời gian rất gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của phẫu thuật nội soi như nội soi thận-niệu quản qua da(10), nội soi ổ bụng(11) chúng tôi bước đầu áp dụng phẫu thuật nội soi thận qua da trong điều trị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản ở người lớn. Bài viết này nhằm bước đầu đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm qua 15 trường hợp cắt xẻ rộng khúc nối bể thận-niệu quản qua da bằng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2002 đến tháng 4/2005. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân người lớn bị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản tiên phát hay thứ phát sau phẫu thuật hở tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản hay mở thận lấy sạn. Sạn thận đi kèm không là yếu tố loại trừ. Chức năng thận giảm (thận ứ nước độ 3 trên siêu âm, chụp hệ niệu cản quang đường tĩnh mạch thấy thận bài tiết kém, xạ hình thấy thận giảm chức năng ..) không là yếu tố loại trừ, tuy nhiên trong trường hợp này sẽ cân nhắc lợi điểm của phẫu thuật. Phương pháp thực hiện Xét nghiệm tiền phẫu Công thức máu, đường huyết, chức năng thận, đông máu toàn bộ, ECG, X quang phổi,. Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu làm kháng sinh đồ. Để dự đoán tình trạng nhiễm trùng niệu trước mổ chúng tôi chủ yếu dựa vào lâm sàng và tổng phân tích nước tiểu (bạch cầu trong nước tiểu quan trọng, nhuộm Gram, phản ứng nitrite). Nếu nghi ngờ nhiễm trùng niệu chúng tôi dùng kháng sinh đường tĩnh mạch từ ngày nhập viện trước mổ và sẽ căn cứ vào kết quả cấy nước tiểu để dùng kháng sinh trị liệu đủ liều. Nếu không nghi ngờ nhiễm trùng niệu, chúng tôi sẽ dùng kháng sinh chích dự phòng trước mổ và kéo dài đến tối thiểu hết thời gian nằm viện. Kháng sinh thường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 3 dùng là Cephalosporin thế hệ thứ ba hoặc Cephalosprorin thế hệ một kết hợp với một aminoglycosides. Chẩn đoán hình ảnh học Siêu âm bụng và chụp hệ niệu cản quang đường tĩnh mạch (UIV). Nếu chức năng thận kém trên UIV sẽ làm xạ hình thận và thận đồ đồng vị phóng xạ với thuốc lợi tiểu (diuretic wash-out renogram) để đánh giá chức năng thận riệng rẽ và tình trạng bế tắc đường tiểu trên. Dụng cụ Máy soi thận: máy soi thận cứng, Storz, 26 Fr. Bao Amplatz số 28 - 30 Fr. Kềm gắp sạn và dụng cụ tán sạn: máy tán sỏi xung hơi, khi có sạn thận đi kèm. Dụng cụ nong tạo đường hầm: bộ nong bằng kim loại kiểu ống lồng (telescopic) của Alken, lớn nhất đến số 30 Fr. Máy cắt đốt nội soi Iglesias tiêu chuẩn, Storz, 26 Fr.: dùng dao điện Orandi để cắt xẻ rộng khúc nối. Dụng cụ nong niệu quản: bộ nong niệu quản, thông nong niệu quản bong bóng Uromax Utra™ (Boston Scientific Microvasive®). (Hình 1.A). Thông nòng: thông JJ 8 Fr., thông JJ 7-14 Fr. (Hình 1.B) Máy X quang C-arm, Shimazu (Nhật), có chức năng xóa nền kỹ thuật số. Hình 1. A, thông nong niệu quản bong bóng Hình 1. B, thông JJ 7-14 Fr. Kỹ thuật mổ Vô cảm: gây mê nội khí quản. Tư thế đặt bệnh nhân: bệnh nhân ở tư thế nằm sấp hoàn toàn. Dùng các tấm đệm gối ở hai vai để nâng thành ngực, một gối dưới bụng để nâng vùng lưng và cố định thận khi chọc dò, đùi gấp 10-15o để hạ nếp mông(10). Các bước phẫu thuật -Soi bàng quang và đưa thông niệu quản lên (monter sonde): bệnh nhân nằm thế sản khoa, bơm thuốc cản quang để chụp hình đài bể thận dưới C-arm (UPR) để xác định hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, độ dài và mức độ hẹp, độ ứ nước của thận, có mạch máu cực dưới bắt ngang,... Nếu có sạn phối hợp vùng khúc nối chúng tôi “flush” sỏi lên thận. Đẩy thông niệu quản lên đài trên thận, đặt thông tiểu cố định thông niệu quản. -Chọc dò đài thận: đặt lại bệnh nhân ở tư thế nằm sấp. Dưới C-arm, bơm thuốc cản quang và dùng kim 16 gauge chọc dò đài thận sau giữa, nếu thận nằm cao sẽ chọc đài sau dưới, nếu thận nằm thấp sẽ chọc dò đài sau trên. Chỗ vào của kim là trên đường nách sau, giữa xương sườn 12 và mào chậu. -Nong đường hầm: qua kim chọc dò, sẽ luồn một dây dẫn (guidewire) vào đài trên hoặc niệu quản. Qua dây dẫn sẽ dùng cây nong kim loại kiểu ống lồng (telescopic) để nong thành đường hầm vào thận đến 28-30 Fr. Khi nong có thể luồn một dây dẫn thứ hai để làm dây dẫn an toàn (safety guide) mà về sau dây này nằm ngoài bao Amplatz. Dung dịch tưới rửa là sorbitol 3,3%, lực tưới rửa là trọng lượng dịch được treo cao 60 cm so với mặt phẳng ngang qua thận, dịch chảy ra tự do giữa máy soi thận và bao Amplatz. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 4 Gắp sạn hoặc tán sạn thận đi kèm. -Tiến hành cắt xẻ rộng khúc nối: dùng máy cắt đốt nội soi. Có 2 kỹ thuật: Cắt xẻ khúc nối giữa 2 dây dẫn (hoặc giữa thông niệu quản và dây dẫn)(1,19,21) Cắt xẻ khúc nối bằng kỹ thuật lồng niệu quản-bể thận (invagination) bằng 1 thông bong bóng(3,20). Vị trí cắt xẻ ở phía bên ngoài (lateral) của khúc nối(17). Cắt xẻ sâu cho đến lớp mỡ quanh khúc nối, xuống dưới chỗ hẹp khoảng 1 cm(1,17). Hình 2. A, cắt xẻ rộng khúc nối bằng máy CĐNS Hình 2. B, thông JJ 7-14 Fr. và thông Nephros Sau cắt xẻ có thể nong thêm khúc nối(18,19) hoặc không. Đặt thông nòng niệu quản bằng thông JJ khẩu kính lớn (8 Fr. hoặc 8,5 Fr. hoặc thông JJ 7-14 Fr.), lưu trong 6 tuần lễ. Dẫn lưu sau mổ: đặt thông mở thận ra da bằng một thông Foley 26 Fr., bơm bong bóng 5 mL. Thường cho bệnh nhân mang thông thận về. Thời kỳ hậu phẫu Thông niệu đạo rút sau 24 giờ. Kháng sinh dùng sau mổ phụ thuộc vào kết quả cấy nước tiểu trước mổ: nếu dương tính sẽ điều trị kháng sinh tối thiểu 3 tuần sau mổ, nếu âm tính sẽ dùng hết thời kỳ nằm viện sau mổ. Đánh giá kết quả sau mổ Rút thông nòng niệu quản sau mổ 6 tuần lễ. Tái khám bệnh nhân sau 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Hỏi bệnh nhân có triệu chứng đau, nhiễm trùng niệu, .. Kiểm tra sau mổ bằng chụp UIV và/hoặc UPR, chụp bể thận-niệu quản xuôi chiều (PUD), thận đồ đồng vị phóng xạ, chụp thận cắt lớp (Multislice CT – MSCT). Đánh giá kết quả: Tốt: khi chức năng hoặc hình thể đường tiểu trên sau mổ tốt hơn trước mổ, bệnh nhân không đau; Trung bình: khi chức năng và hình thể đường tiểu trên như trước mổ, bệnh nhân không đau; Xấu: khi chức năng hoặc hình thể đường tiểu tiểu trên xấu hơn trước mổ hoặc bệnh nhân có đau. KẾT QUẢ Trong 15 trường hợp chúng tôi có kết quả sau: Bệnh nhân Giới Nam: 5 (33,3 %); Nữ: 10 (66,6%) Tuổi Từ 16 đến 55, tuổi trung bình: 37,53. Dạng bệnh nhân ASA: I: 5; II: 9; III: 1 Hẹp Hình thức hẹp Hẹp nguyên phát: 4 Hẹp nguyên phát + sạn thận phối hợp: 2 Hẹp tái phát: Sau mổ sạn thận: 6 Sau mổ tạo hình khúc nối: 3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 5 Hẹp bên trái: 5 (33,3%); Hẹp bên phải: 10 (66,6%) Siêu âm,UIV, xạ hình thận Siêu âm Thận ứ nước độ I 4 (26,6%) II 9 (60%) III 2 (13,3%) UIV Thận ứ nước độ: I 1 (6,6%) II 12 (80%) III 2 (13,3%) Chức năng thận: Tốt: 10 (66,6%); TB: 3 (20%); Xấu: 2 (13,3%) Thận đồ đồng vị phóng xạ với thuốc lợi tiểu trước mổ: 5 trường hợp Tình trạng nhiễm trùng niệu Nước tiểu trước mổ Nhiễm trùng: 6 (40%); Vô trùng: 7 (46,6%); Nghi ngờ: 2 (13,3%) Phẫu thuật Kỹ thuật mổ Số trường hợp “flush” sỏi khúc nối: 1 (6,6%) Đài thận đường vào: Dưới: 5 Giữa: 9 Trên: 1 Số trường hợp tán sỏi, gắp sỏi kết hợp: 5 (33,3%) Cắt xẻ rộng khúc nối Kỹ thuật giữa 2 dây dẫn: 9 (60%) Kỹ thuật lồng niệu quản-bể thận: 6 (40%) Cắt xẻ rộng phối hợp với nong khúc nối Thông bong bóng: 2 Thông nong niệu quản: 2 Thông nòng Thông JJ 8 Fr.: 12 (80%) Thông JJ 7-14 Fr.: 3 (20%). Kết quả phẫu thuật Kết quả Thời gian cuộc mổ (phút): từ 60 đến 130, trung bình: 76 phút Lượng máu mất ước tính: từ 10 - 300 mL, trung bình: 63,3 Không có trường hợp nào phải truyền máu quanh mổ. Tai biến: 1 trường hợp chảy máu lúc mổ đến 300 mL (điều trị nội khoa) Biến chứng hậu phẫu Sốt: 1 Dò đại tràng (điều trị nội): 1 Đái máu kéo dài (điều trị nội): 1 Đái máu thứ phát (điều trị nội): 1 Thời gian nằm viện sau mổ (ngày) Từ 3 -13, trung bình: 4,13 Kết quả xa Với thời gian theo dõi từ 2 – 30 tháng, trung bình: 7,15 tháng, trên 13 bệnh nhân (2 bệnh nhân không tái khám sau mổ), chúng tôi có kết quả sau: - Tốt: 7 / 13 (53,8%) (Hình 3.A,B). - Trung bình: 2 / 13 (15,4%), 1 trường hợp phải nong lại sau 30 tháng. - Xấu: 4 / 13 (30,8%), 2 trường hợp phải đặt lại thông JJ, 1 trường hợp mổ hở cắm lại niệu quản vào đài thận dưới. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 6 Hình 3A: Hẹp UPJ phải, UIV trước và sau mổ. Hình 3B: Hẹp UPJ trái, UIV trước và sau mổ BÀN LUẬN Phương tiện cắt xẻ rộng khúc nối Có nhiều phương tiện cắt xẻ rộng khúc nối: dao lạnh, đốt điện, hoặc dùng thông bong bóng để nong rộng khúc nối. Trong loạt này chúng tôi dùng dao điện Orandi của máy cắt đốt nội soi Iglesias tiêu chuẩn vì sẵn có và rẻ tiền. Máy đốt điện còn có lợi điểm là rất cơ động, cắt xẻ nhanh, nhất là trong trường hợp có nhiều mô xơ (hẹp khúc nối thứ phát), có thể dùng để đốt cầm máu nếu phạm phải mạch máu vùng sau phúc mạc(1). Đài thận đường vào Các tác giả thường chọn đường vào là đài thận giữa(13,17) hoặc đài thận trên(17,21) vì đường vào này tạo một góc thuận tiện hơn để vào khúc nối và niệu quản trên. Trong loạt này chúng tôi đi vào cả 3 nhóm đài giữa, dưới, trên trong đó chủ yếu đi vào đài giữa và dưới. Chúng tôi không có dụng cụ nong tạo đường hầm bằng thông bong bóng nên chúng tôi ngại đi vào đài trên (chỉ 1 trường hợp) vì ngã vào thường nằm giữa sườn 11 và 12. Trong các trường hợp vào đài dưới chúng tôi thấy cũng không gặp khó khăn do góc vào gắt (acute angle) vì có thể dùng bao Amplatz nâng đài thận dưới lên. Vị trí - kỹ thuật cắt xẻ rộng khúc nối Trong loạt này chúng tôi chủ trương cắt xẻ ở phía bên (lateral)(16,17,21) của khúc nối thay vì phía sau bên (postero-lateral)(13,19) vì theo Sampaio(16) vùng bên mới thực sự là vùng vô mạch (non- vascular area) của khúc nối. Ông cho rằng cả 2 vị trí sau và sau bên vẫn có 26,7% nguy cơ đi vào động mạch phân thùy sau thận (retropelvic artery), nhất là trong trường hợp phải cắt xẻ cao về phía bể thận do có nhiều mô xơ. Kỹ thuật cắt xẻ khúc nối bằng phương pháp lồng niệu quản -bể thận thấy nhanh chóng hơn nhưng rất tốn kém vì thông bong bóng rất đắt tiền. Thông nòng niệu quản Trong loạt này chúng tôi đặt thông JJ 8 Fr. hoặc thông JJ 7-14 Fr.. Kletscher(7) trong loạt 50 trường hợp đã dùng thông JJ 7-14 Fr trong 25 trường hợp và thông JJ 8/8,5 Fr. trong 25 trường hợp. Segura(17) thấy thông JJ 7-14 Fr. khó đặt hơn nhưng kết quả không tốt hơn nên sau này ông chỉ dùng thông JJ 8 Fr. Vũ Văn Ty(19) dùng thông JJ 6 Fr. và 1 ống thông oxy 8 Fr. Trường hợp mạch máu bắt ngang (crossing vessels) Mặc dù đã có nhiều báo cáo cho rằng mạch máu bắt ngang làm giảm tỉ lệ thành công của phương pháp cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi nhưng gần đây, các tác giả thấy vai trò của nó không thực sự có ý nghĩa. Gupta(5) thấy mạch máu bắt ngang là nguyên nhân thất bại của cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi chỉ trong 4% trường hợp (13 trong 401 trường hợp). Ông cho rằng ngay cả khi mạch máu bắt ngang được phát hiện trước mổ cũng có thể mổ cắt xẻ khúc nối qua nội soi do đó chỉ định tìm mạch máu bắt ngang trước mổ (CT xoắn ốc, CTA,)(6) là tùy thuộc vào đánh giá và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 7 kinh nghiện của nhà Niệu khoa. Clayman(1) cho rằng nếu cắt xẻ phạm vào mạch máu cắt ngang thì có thể đốt cầm máu bằng dao điện. Trường hợp sạn thận kết hợp Đây là trường hợp còn bàn cãi về yếu tố bệnh căn và phương pháp can thiệp. Rutchik(15) cho rằng nếu sạn thận mắc kẹt (impacted) ở vùng khúc nối thì có thể điều trị sỏi bằng phương pháp bảo tồn (tán sỏi ngoài cơ thể) và theo dõi nếu hẹp khúc nối không cải thiện thì mới can thiệp. Còn nếu sạn thận ở đài thận hoặc sạn bể thận di chuyển tự do thì có thể can thiệp lấy sạn qua da đồng thời với cắt xẻ rộng khúc nối. Trong loạt này chúng tôi chủ trương can thiệp lấy sỏi qua da đồng thời với cắt xẻ rộng khúc nối trong một lần can thiệp. Trong 5 trường hợp có sỏi kết hợp chỉ có 3 trường hợp tái khám kiểm tra và 3 trường hợp này đều có kết quả tốt (Hình 4A) Hình 4A: Sạn thận trái, hẹp UPJ trái, UIV trước và sau mổ Trường hợp khúc nối cắm cao Trong loạt này chúng tôi có 1 trường hợp khúc nối cắm cao vào bể thận. Bệnh nhân có sạn thận kết hợp. Kết quả sau mổ tốt (Hình 4.B). Van Cangh(20) cho rằng trường hợp khúc nối cắm cao cũng có kết quả tốt khi cắt xẻ rộng qua nội soi với 2 điều kiện: bể thận không giãn quá to (cần mổ hở cắt nhỏ bể thận lại) và chức năng thận còn tốt. Hình 4B: Hẹp UPJ phải, khúc nối cắm cao, UIV trước và sau mổ Kết quả chung Theo nhiều tác giả, tỉ lệ thành công chung của cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi xuôi chiều là từ 65 đến 88%, trung bình là 85% (1,17,20). Không có sự khác biệt về tỉ lệ thành công giữa 2 nhóm hẹp nguyên phát và hẹp thứ phát(1,17). Trong loạt này tỉ lệ thành công của chúng tôi là 53,8%, thấp hơn của tác giả Vũ Văn Ty (62,5 đến 76,9%)(19) và thấp hơn các tác giả nước ngoài. Vì số lượng của loạt này còn nhỏ (chỉ có kết quả 13/15 trường hợp), chúng tôi không phân nhóm hẹp nguyên phát và hẹp thứ phát để so sánh kết quả. Theo kinh nghiệm của một số tác giả(11) cho thấy cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi có kết quả thấp hơn tạo hình khúc nối qua nội soi ổ bụng và tạo hình khúc nối mổ hở: 96-100%. KẾT LUẬN Cắt xẻ rộng khúc nối qua nội soi qua da dùng máy cắt đốt nội soi tiêu chuẩn chỉ cần dùng phương tiện sẵn có mà cho kết quả khá tốt, là một lựa chọn can thiệp xâm lấn tối thiểu khả dĩ khi không có điều kiện hay khi chưa quen với phẫu thuật nội soi ổ bụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clayman R.V. and Kavoussi L.R.: Strictures of the upper urinary tract. An overview of endoincision for upper urinary tract stricture. Campbell’s Urology, 6th ed., Vol.3, 1992,pp 2268-88. 2. Cuzin B., Abbar M., Dawahra M., et al: 100 endopyélotomies percutanées. Technique, indication, résultats. Prog Urol 2:559-569, 1992. 3. Dubernard Jean-Michel: Endopyélotomie par invagination urétéro-pyélique. Endoscopie intraluminale. Chirurgie Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 8 Urologique. Masson - Didactik édition multimedia, Novembre 2001. Production Principes Actifs. 4. Gallucci M., Alpi G.: Antegrade transpelvic endopyelotomy in primary obstruction of the ureteropelvic junction. J Endourol 10:127-132,1996. 5. Gupta M. and Smith A.D.: Crossing vessels. Endourologic implications. Ureteropelvic junction obstruction. Urologic Clinics of North America. Vol25, No 2, May 1998, pp 289-93. 6. Herts B.R.: Helical CT and CT angiography for the identification of crossing vessels at the ureteropelvic junction. Ureteropelvic junction obstruction. Urologic Clinics of North America. Vol.25, No 2, May 1998, pp 259-67. 7. Kletscher B.A., Segura J.W., Patterson D.E.: Percutaneous antegrade endopyelotomy: Review of 50 consecutive cases. J Urol 153 (3 Pt 1): 701-703,1995. 8. Mann C.M.: Ureteropelvic junction obstruction. Pediatric Urology. W. B. Saunders Company 1990,pp117-24. 9. Motola J.A., Badlani G.H., Smith A.D.: Results of 212 consecutive endopyelotomies: A 8-year follow-up. J Urol 149:453-456,1993. 10. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Đào Quang Oánh, Lê Sỹ Hùng, Nguyễn Ngọc Tiến, Trần Thượng Phong: Lấy sỏi thận qua da: Kết quả sớm sau mổ qua 50 trường hợp tại bệnh viện Bình Dân, Y học TP Hồ Chí Minh, Hội nghị KHKT Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh lần thứ 20, Tập 7, (Phụ bản của số 1), 2003, tr. 66-74. 11. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Văn Ân, Phạm Phú Phát, Nguyễn Tế Kha, Ngô Đại Hải, Trần Thượng Phong: Điều trị hẹp khúc nối bể thận–niệu quản ở người lớn qua nội soi sau phúc mạc: kinh nghiệm ban đầu qua 24 trường hợp. Tạp chí Y học Việt Nam. Chuyên đề Niệu-Thận học, 8-2005, tập 313, tr. 49-58. 12. Park J.M. and Bloom D.A.: The pathophysiology of UPJ obstruction. Current concepts. Ureteropelvic junction obstruction. Urologic Clinics of North America. Vol25, No 2, May 1998, pp 161-69. 13. Payne S.R., Webb D.R.: Percutaneous pyelolysis. Percutaneous renal surgery, 2nd Ed. Churchill Livingstone 1988, pp 115-122. 14. Ramsey J.W., Miller R. A., Kellett M. J, et al: Percutaneous pyelolysis: Indications, complications, and results. Br J Urol 56: 586-588,1984. 15. Rutchik S.D. and Resnik M.I.: Ureteropelvic junction obstruction and renal calculi. Pathophysiology and implications for management. Ureteropelvic junction obstruction. Urologic Clinics of North America. Vol25, No 2, May 1998, pp 317-21. 16. Sampaio F.J.B.: Vascular anatomy at the ureteropelvic junction. Ureteropelvic junction obstruction. Urologic Clinics of North America. Vol25, No 2, May 1998, pp 251-58. 17. Segura J.W.: Antegrade endopyelotomy. Ureteropelvic junction obstruction. Urologic Clinics of North America. Vol25, No 2, May 1998, pp. 311-16. 18. Thomas R.: Ureteroscopic endopyelotomy, AUA 99th annual meeting, 2004. Instructional and Postgraduate AM and PM Course Handouts. 19. Vũ Văn Ty, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Lê Sỹ Hùng, Nguyễn Tuấn Vinh, Nguyễn Đạo Thuấn: Điều trị hẹp khúc nối bể thận–niệu quản qua nội soi. Y học TPHCM, Tập 8, phụ bản của số 2, 2004, tr. 185-188. 20. Van Cangh P. and Nesa S.: Endopyelotomy. Pronostic factors and patient selection. Ureteropelvic junction obstruction. Urologic Clinics of North America. Vol.25, No 2, May 1998, pp 281-88. 21. Van Cangh P. and Nesa S.: Endoureteropyelotomy. Endoscopic Renal Surgery. Urologic Clinics of North America. Vol.4, No 1, April 1996, pp 43-58. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_hep_khuc_noi_be_than_nieu_quan_bang_may_cat_dot_noi.pdf
Tài liệu liên quan