Trong các yếu tố tiên lượng thì tuổi lúc
phát hiện được cho là yếu tố có ảnh hưởng rõ
nhất đến sống còn của bệnh nhân, bệnh nhân
lớn tuổi thì có tiên lượng kém hơn so với tuổi trẻ
tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời
gian sống còn 5 năm của bệnh nhân dưới 45 khá
cao là 82,1% cao hơn rõ so với 39,3% của nhóm
bệnh nhân trên 45. Mô bệnh học cũng là yếu tố
tiên lượng có ảnh hưởng đến sống còn của bệnh
nhân. Carcinôm dạng nhú có tiên lượng tốt hơn
so với carcinôm dạng nang.
‐ Khảo sát yếu tố di căn hạch đi kèm,
chúng tôi thấy có sự trái ngược là bệnh nhân
di căn xa mà có kèm di căn hạch lại có thời
gian sống còn cao hơn có ý nghĩa so với di căn
xa mà không kèm di căn hạch. Khi khảo sát
mối liên hệ giữa UTTG biệt hóa di căn xa có
kèm di căn hạch cổ và yếu tố mô bệnh học
chúng tôi thấy rằng có đến 79 trong 88 trường
hợp (chiếm 89,7%) di căn xa kèm di căn hạch
cổ có mô bệnh học là carcinôm dạng nhú. Mà
theo y văn thì carcinôm tuyến giáp dạng nhú
thì có tiên lượng tốt hơn so với dạng nang.
Điều này được cho là nguyên nhân gây ra sự
khác biệt về sống còn của hai nhóm trên. Kết
quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu
của tác giả Sampson Elliot và cộng sự(6).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị ¹³¹I sau mổ carcinôm tuyến giáp biệt hóa tốt di căn xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 516
ĐIỀU TRỊ 131I SAU MỔ CARCINÔM TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA TỐT
DI CĂN XA
Võ Khắc Nam*, Trịnh Thị Minh Châu**, Nguyễn Xuân Cảnh*, Trần Văn Thiệp***
TÓM TẮT
Mục đích: Di căn xa trong ung thư tuyến giáp (UTTG) thể biệt hóa được cho là nguyên nhân làm giảm
đáng kể sống còn của bệnh nhân. Việc điều trị kết hợp bao gồm phẫu thuật cắt giáp, uống 131I và ức chế TSH
bằng hormone giáp được cho là phương pháp điều trị đa mô thức chuẩn hiện nay, nó giúp cải thiện sống còn của
bệnh nhân. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị với mục tiêu cụ thể là khảo sát một số đặc điểm lâm
sàng và bệnh học, ước đoán thời gian sống còn toàn bộ và đánh giá các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến sống
còn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu trên 181 bệnh nhân carcinôm tuyến giáp biệt
hóa tốt di căn xa đã điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 9/1994 đến 6/2006, chúng tôi nhận thấy:
Kết quả: sống còn toàn bộ thời điểm 5 năm là 55,8%, 6 năm là 51,5% và 7 năm là 49,8%. Phân tích đơn
biến cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về sống còn liên quan đến các yếu tố như tuổi, loại mô bệnh học, kích
thước nốt phổi, vị trí di căn xa, mức độ háo 131I và có hay không di căn hạch đi kèm. Tuy nhiên phân tích đa biến
cho thấy: chỉ có yếu tố tuổi, loại mô bệnh học, kích thước nốt phổi và mức độ háo 131I được chứng minh là các yếu
tố độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống còn của bệnh nhân.
Kết luận: Hiệu quả của việc điều trị đa mô thức đối UTTG biệt hóa tốt di căn xa tùy thuộc vào nhiều yếu tố
tiên lượng như tuổi lúc phát hiện, loại mô bệnh học, kích thước ổ di căn và mức độ háo 131I.
Từ khóa: ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa, di căn xa
ABSTRACT
POST‐OPERATION RADIOACTIVE IODINE TREATMENT FOR DISTANT METASTASES FROM
DIFFERENTIATED THYROID CARCINOMA
Vo Khac Nam, Trinh Thi Minh Chau, Nguyen Xuan Canh, Tran Van Thiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 516 ‐ 521
Aim: Long‐term survival in differentiated thyroid cancer are significantly reduced in patients with distant
metastasis. Multimodality therapy including thyroidectomy, radioactive iodine and thyroxin hormone
suppression treatment is considered highly effectiveness in DTC with distant metastasis. Aim of study is to
determine clinical and pathological characteristics, to estimate overall survival rate and to evaluate prognostic
factors influencing survival of patients.
Materials and methods: retrospective study of 181 patients with DTC who presenting with distant
metastases conducted at Cho ray hospital from September 1994 to June 2006.
Results: Overall 5‐year, 6‐year and 7‐year survival rate is 55,8%, 51,5% and 49,8%, respectively.
Univariate analysis of prognostic factors shows that statistically significant differences in survival curves are
found in age at diagnosis, histopatholologic type, metastasis site, size of lung nodule, extent of 131I‐avid uptake
and status of cervical lymph node metastasis. When multivariate analysis is applied, independently prognostic
* Đơn vị PET‐CT và Cyclotron ‐ BV Chợ Rẫy ** Khoa Y học hạt nhân ‐ BV Đại học Y Dược
*** Bộ môn Ung Bướu ‐ ĐH Y Dược TpHCM
Tác giả liên lạc: BS Võ Khắc Nam DĐ: 0989333408 Email: khacnam05@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 517
factors as age at diagnosis, histopathological type, size of metastatic lung nodule and extent of 131I‐avid uptake
prove to have significant influence on survival.
Conclusion: Effectiveness of the multimodality therapy depends on prognostic factors, such as: ages at
diagnosis, histopathological type, size of lung nodule and extent of 131I uptake.
Keywords: differentiated thyroid cancer, distant metastasis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp (UTTG) là một bệnh
hiếm gặp chiếm khoảng 1% trong các loại ung
thư. Tuy nhiên đây là một bệnh ác tính của cơ
quan nội tiết thường gặp nhất. 90% mô bệnh
học của UTTG là carcinôm tuyến giáp dạng
nhú và dạng nang. Đây là những dạng biệt
hóa phát triển từ tế bào nang giáp có khả năng
hấp thu 131I cao.
Đối với những trường hợp UTTG biệt hóa
khi chưa di căn thì có tiên lượng khá tốt, thời
gian sống còn 10 năm chiếm tỉ lệ cao 80‐95%(8),
nhưng khi đã có di căn được cho là nguyên
nhân làm giảm đáng kể thời gian sống còn của
bệnh nhân.
Phương pháp điều trị đa mô thức gồm phẫu
thuật cắt giáp, uống 131I và điều trị hãm TSH
bằng hormone giáp được cho là có hiệu quả đối
những trường hợp UTTG biệt hóa di căn xa,
giúp cải thiện sống còn của bệnh nhân(1,10,4,5,6,7,9)
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
mục tiêu cụ thể:
‐ Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và
bệnh học.
‐ Ước đoán thời gian sống còn toàn bộ.
‐ Đánh giá các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng
đến sống còn.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân UTTG thể biệt hóa di
căn xa đã điều trị tại Khoa YHHN bệnh viện
Chợ Rẫy từ năm 9/1994 – 6/2006.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Đã phẫu thuật cắt giáp toàn phần, gần trọn
hoặc quá bán.
Có giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến giáp
dạng nhú hoặc dạng nang.
Di căn xa được xác định trước và sau mổ
nhờ giải phẫu bệnh, xạ hình toàn thân với 131I, có
kết hợp Thyroglobulin, xạ hình xương, Xquang,
CT scan.
Tiêu chuẩn loại trừ
Carcinôm dạng tủy hoặc dạng kém biệt hóa.
Carcinôm truyến giáp đã điều trị tái phát di
căn xa.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu hồi cứu mô tả.
Các số liệu sẽ được cập nhật và phân tích
trên SPSS 19.0
Phân tích số liệu định tính giữa các nhóm
dùng phép kiểm Chi bình phương.
Đánh giá sự khác biệt sống còn giữa các
nhóm dùng Log‐rank test.
Ước đoán thời gian sống còn toàn bộ theo
phương pháp Kaplan‐Meier
Đánh giá các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng
đến sống còn nhờ phương pháp Cox‐Regression
với tỉ số nguy cơ (Harard ratio) ở khoảng tin cậy
95%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng và bệnh học
Tổng số: 181 bệnh nhân
Tuổi: từ 10 đến 78, trung bình: 48,3 ± 1,3.
Tỉ lệ nam/nữ: 1/2,8.
Tỉ lệ carcinôm dạng nang/ dạng nhú: 1/2,62.
Di căn hạch chiếm 48,6% (88 trường hợp).
Bảng 1: Vị trí di căn xa:
Vị trí di căn xa Tần số Tỷ lệ (%)
Di căn phổi 89 49,2
Di căn xương 68 37,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 518
Di căn phổi + xương 18 9,9
Di căn mô mềm 6 3,3
Bảng 2: Mối liện hệ giữa vị trí di căn xa theo mô
bệnh học
Dạng nang Dạng nhú Giá trị P
Di căn xương 38 (76%) 30 (24%)
P<0,001 Di căn phổi 7 (14%) 82 (65,6%)
Cả hai 5 (10%) 13(10,4%)
Nhận xét: Di căn phổi trong UTTG dạng
nhú (65,6%) cao hơn có ý nghĩa so với dạng
nang (14%), ngược lại di căn xương thì UTTG
dạng nang (76%) cao hơn có ý nghĩa so với
dạng nhú (24%).
Bảng 3: Điều trị phẫu thuật:
Phương pháp Tần số Tỷ lệ (%)
Cắt giáp toàn bộ 54 29,8
Cắt giáp gần toàn phần 120 66,3
Cắt giáp quá bán 7 3,9
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đều được điều
trị phẫu thuật trước điều trị Iốt‐131, chủ yếu là
phương pháp cắt giáp gần toàn phần (chiếm
66,3%) và toàn phần (chiếm 29,8%).
Bảng 4: Điều trị Iốt‐131:
Số lần
Trung bình ± Độ lệch chuẩn: 4,4 ± 0,17 lần
Trung vị [Thấp nhất; Cao nhất]: 5 [1; 13]
Tổng liều
Trung bình ± Độ lệch chuẩn: 750,6 ± 28,8 mCi
Trung vị [Thấp nhất; Cao nhất]: 780 [100; 2650] mCi.
Thời gian theo dõi
Thời gian theo dõi ngắn nhất là 3 tháng; dài
nhất là 192 tháng.
Trung bình: 65 tháng ± 3,4. Trung vị: 60
tháng.
Trong 181 trường hợp thu thập được thì ở
thời điểm kết thúc nghiên cứu chúng tôi theo
dõi được 86,2% số trường hợp (25 trường hợp
bị mất dấu).
Sống còn toàn bộ (SCTB)
Xác suất sống còn toàn bộ sau 5 năm điều trị
là: 55,8% (sai số chuẩn: 3,8%); sau 6 năm là 51,5%
(sai số chuẩn là 3,9%); sau 7 năm là 49,8% (sai số
chuẩn: 3,9%).
Bảng 5: Phân tích đơn biến trong sống còn toàn bộ
Biến Log-rank P
Nhóm tuổi 0,000
Mô bệnh học 0,000
Tình trạng hấp thu Iốt-131 0,000
Di căn hạch cổ 0,016
Vị trí di căn xa 0,000
Kích thước nốt phổi 0,000
Giới 0,396
Số ổ di căn xương 0,092
Phương pháp phẫu thuật 0,846
Bảng 6: Phân tích đa biến trong SCTB (Cox‐
Regression Model)
Biến
Giá trị
P
Nguy cơ tương đối
(khoảng tin cậy 95%)
Nhóm tuổi
(≥45 sv. <45)
0,013 2,7 (1,2 – 6,1)
Mô bệnh học
(nang sv. nhú)
0,000 5,7 (2,7 – 12,0)
Hấp thu Iốt-131
(kém sv. tốt)
0,006 3,4 (1,4 – 8,1)
Kích thước nốt
(nốt lớn sv. nhỏ)
0,000 6,7 (3,0 – 15,0)
Vị trí di căn xa 0,434
Di căn hạch cổ 0,379
Nhận xét: Các yếu tố tiên lượng độc lập liên
quan sống còn gồm có: nhóm tuổi, mô bệnh học,
tình trạng hấp thu Iốt‐131 và kích thước nốt phổi
di căn.
Biểu đồ 1: Sống còn toàn bộ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 519
Biểu đồ 2: Sống còn toàn bộ theo nhóm tuổi: < 45 tuổi
(n=65) so với ≥ 45 tuổi (n=110)
Biểu đồ 3: SCTB theo mô bệnh học: Carcinôm dạng
nhú (n=125) so với dạng nang (n=50)
Biểu đồ 4: SCTB theo tình trạng di căn hạch cổ: Di
căn hạch (n=86) so với không di căn hạch (n=89).
Biểu đồ 5: Sống còn toàn bộ theo kích thước nốt phổi:
nốt nhỏ (n=70) so với nốt lớn (n=37)
Biểu đồ 6: SCTB theo tình trạng hấp thu Iốt‐131: hấp
thu háo I‐131 (n=160) so với không hấp thu I‐131
(n=15).
Biểu đồ 7: SCTB theo cơ quan di căn: Di căn phổi
(n=89) vs di căn xương (n=68) vs cả hai (n=18).
P = 0,000
P = 0,000
P = 0,000
P = 0,000
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 520
BÀN LUẬN
‐ Vị trí di căn xa trong UTTG thể biệt hóa
gặp nhiều nhất ở phổi, tiếp theo là ở xương.
Khi phân tích mối liên hệ giữa vị trí di căn xa
và mô bệnh học, chúng nhận thấy rằng di căn
phổi trong carcinôm dạng nhú chiếm 65,6% cao
hơn có ý nghĩa so với carcinôm dạng nang chỉ
chiếm 14%, ngược lại di căn xương gặp chủ yếu
trong carcinôm dạng nang, chiếm đến 76% cao
hơn rõ so với dạng nhú chỉ chiếm 24% (P <0,001,
n=175). Điều này phù hợp với y văn là carcinôm
dạng nhú thường cho di căn theo đường bạch
huyết nên vị trí di căn thường gặp là ở hạch và
phổi, trong khi đó carcinôm dạng nang thường
cho di căn theo đường máu nên vị trí di căn xa
thường gặp nhất là ở xương.
‐ Trong 181 trường hợp thu thập được, ở
thời điểm kết thúc nghiên cứu, chúng tôi đã theo
dõi được 86,2% số trường hợp. Có 25 trường
hợp được cho là mất dấu, do bệnh nhân không
tái khám và không thông tin liên lạc được.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian
sống còn toàn bộ thời điểm 5 năm là 55,8%. Kết
quả của chúng tôi gần tương tự như nghiên cứu
tác giả Schlumberger M và cộng sự với thời gian
sống còn toàn bộ là 53% (n=283)(7). Trong khi đó
nghiên cứu của tác giả Benbassat CA có sống
còn toàn bộ thời điểm 5 năm khá cao là 88%
(n=44)(1).
‐ Trong các yếu tố tiên lượng thì tuổi lúc
phát hiện được cho là yếu tố có ảnh hưởng rõ
nhất đến sống còn của bệnh nhân, bệnh nhân
lớn tuổi thì có tiên lượng kém hơn so với tuổi trẻ
tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời
gian sống còn 5 năm của bệnh nhân dưới 45 khá
cao là 82,1% cao hơn rõ so với 39,3% của nhóm
bệnh nhân trên 45. Mô bệnh học cũng là yếu tố
tiên lượng có ảnh hưởng đến sống còn của bệnh
nhân. Carcinôm dạng nhú có tiên lượng tốt hơn
so với carcinôm dạng nang.
‐ Khảo sát yếu tố di căn hạch đi kèm,
chúng tôi thấy có sự trái ngược là bệnh nhân
di căn xa mà có kèm di căn hạch lại có thời
gian sống còn cao hơn có ý nghĩa so với di căn
xa mà không kèm di căn hạch. Khi khảo sát
mối liên hệ giữa UTTG biệt hóa di căn xa có
kèm di căn hạch cổ và yếu tố mô bệnh học
chúng tôi thấy rằng có đến 79 trong 88 trường
hợp (chiếm 89,7%) di căn xa kèm di căn hạch
cổ có mô bệnh học là carcinôm dạng nhú. Mà
theo y văn thì carcinôm tuyến giáp dạng nhú
thì có tiên lượng tốt hơn so với dạng nang.
Điều này được cho là nguyên nhân gây ra sự
khác biệt về sống còn của hai nhóm trên. Kết
quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu
của tác giả Sampson Elliot và cộng sự(6).
‐ Đặc điểm di căn phổi trong UTTG biệt hóa
thường là nhiều nốt lan tỏa, theo phân loại thì
nốt có đường kính 1
cm gọi là nốt lớn. Khi nốt nhỏ <0,5cm thì không
thấy được trên Xquang quy ước. Phân tích về
sống còn cho thấy di căn phổi nốt nhỏ có thời
gian sống còn cao hơn rõ rệt so với nốt lớn
(P<0,001, n=175). Nghiên cứu về UTTG di căn
phổi, tác giả Casara C(3,2) nhận định rằng: “
UTTG biệt hóa di căn phổi có đường kính < 0,5
cm (Xquang bình thường) mà hấp thu 131I tốt thì
khả năng đáp ứng hoàn toàn xảy ra hầu hết các
trường hợp. Khi di căn phổi có đường kính >
0,5cm và < 1 cm thì sống còn vẫn còn khá tốt,
nhưng tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn thì rất thấp mặc
dù còn hấp thu 131I, nhưng khi di căn phổi >1 cm
mà không hấp thu 131I hoặc hấp thu 131I kém thì
quan sát thấy hầu hết tử vong sớm”(10).
Về vị trí di căn xa chúng tôi nhận thấy di căn
phổi có sống còn tốt hơn so với di căn xương
(P<0,001). Trong khi đó khảo sát cho thấy sống
còn không liên quan đến giới tính (nam so với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 521
nữ), phương pháp phẫu thuật (cắt giáp toàn
phần so với cắt giáp bảo tồn) và số ổ di căn
xương (di căn đa ổ so với di căn 1 ổ).
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã không
khảo sát được tỉ lệ bị tác dụng phụ sớm và
muộn, do thiếu thông tin từ hồ sơ bệnh lưu. Đây
cũng là mặt hạn chế của đề tài này.
KẾT LUẬN
Vị trí di căn xa trong UTTG thể biệt hóa
chủ yếu gặp ở phổi và xương. Carcinôm dạng
nhú di căn phổi nhiều hơn rõ rệt so với dạng
nang, ngược lại di căn xương gặp trong
carcinôm dạng nang nhiều hơn rõ so với dạng
nhú (p<0,001, n=175). Sống còn toàn bộ thời
điểm 5 năm là 55,8%, 6 năm: 51,5% và 7 năm là
49,8%. Các yếu tố tiên lượng như tuổi lúc chẩn
đoán, loại mô bệnh học, kích thước di căn và
mức độ háo 131I có ảnh hưởng đến sống còn
của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benbassat CA (2006), Clinico‐Pathological characteristics and
long‐term outcomes in patients with distant metastases from
differentiated thyroid cancer”, World J Surg, 30, pp.1080‐1095.
2. Casara D (1991), “ Distant Metastases in Differentiated Thyroid
Cancer: Long‐term results of Prognostic Factors in 214
Patients”, Tumori, 77, pp. 432 – 436.
3. Casara D (1993), “ Different Feature of Pulmonary Metastases
in Differentiated Thyroid Cancer: Natural History and
Multivariate Statistical Analysis of Prognostic Variables”, J
Nucl Med (1993), 34, pp. 1626 – 1631.
4. Durante C, Haddy N, Baudin E, Leboulleux S, Hartl D,
Travagli JP, Caillou B (2006),”Long‐Term Outcome of 444
Patients with Distant Metastases from Papillary and Follicular
Thyroid Carcinoma: Benefits and Limits of Radioiodine
Therapy”, J. Clin Endocrinol Metab, 91, pp. 2892‐2899.
5. Ruegemer JJ, Hay ID, Bergstralh EJ, Ryan JJ, Offord KP,
Gorman CA (1988),”Distant metastases in differentiated
thyroid carcinoma. A multivariate analysis of prognosis
variables”, J Clin Endocrinol Metab, 67, pp. 501 – 508.
6. Sampson E, Brierley JD, Le LW, Rotstein L, Tsang RW
(2007),”Clinical Management and Outcome of Papillary and
Follicular Differentiated Thyroid Cancer Presenting With
Distant Metastasis at Diagnosis”, American Cancer Society,
pp.1451 – 1456.
7. Schlumberger M, Tubiana M, De Vathaire F, Hill C, Gardet P,
Travagli JP, Fragu P, Lumbroso J, Caillou B, Parmentier C
(1986)”Long‐term Results of Treatment of 283 Patients with
Lung and Bone Metastases from Differentiated Thyroid
Carcinoma”, J Clin Endocrinol Metab, 63(4), pp.960‐967.
8. Schlumberger MJ (1998), “Papillary and Follicular Thyroid
Carcinoma”, N Engl J Med, 338, pp.297‐306.
9. Shaha AR, Shah JP, Loree TR (1997).”Differentiated thyroid
cancer presenting initially with distant metastasis”, Am J Surg,
174(5), pp. 474‐476.
10. Van Nostrand D ”Radioiodine Treatment of Distant
Metastases”, Thyroid Cancer A Comprehensive Guide to Clinical
Management, 2, pp.411.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_i_sau_mo_carcinom_tuyen_giap_biet_hoa_tot_di_can_xa.pdf