Kết quả điều trị
Trong phẫu thuật mở ngực cắt khối u nấm,
do nhu mô phổi của bệnh nhân thường không
tốt nên hay gặp rò khí màng phổi sau phẫu thuật
kéo dài. Trong nghiên cứu này chúng tôi có 11
bệnh nhân (16,4%) có rò khí kéo dài trên 7 ngày.
Tỷ lệ này ở các tác giả khác: Ismail C Kurul
(2004) 33%; J.F Regnard 19% đối với cắt phân
thùy và 30% đối với cắt thùy(7;10).
Biến chứng hậu phẫu trong nghiên cứu này
là 5 bệnh nhân (7%), trong đó có 2 bệnh nhân
chảy máu nhiều sau mổ (2,8%), có 1 bệnh nhân
rò phế quản phải phẫu thuật lại. Tỷ lệ chảy máu
sau mổ ở các tác giả khác là: Dương Thông
(2002) gặp 20%; G. Babatasi (2000) gặp 7%(4;1).
Các biến chứng này thường liên quan đến dạng
phức tạp của khối u nấm.
Tỷ lệ tử vong hậu phẫu của G. Babatasi là
4%, của Daly và cộng sự là 5% dạng đơn giản và
33% dạng phức tạp(1;3). Trong 73 bệnh nhân của
chúng tôi có 1 bệnh nhân tử vong do suy hô hấp
sau mổ (1,4%).
KẾT LUẬN
Phẫu thuật là cần thiết trong điều trị U
nấm phổi Aspergillus. Việc cắt giới hạn nhu mô
phổi luôn được ưu tiên để không làm giảm
chức năng phổi.
Đối với những bệnh nhân có bệnh lý phức
tạp hay thể trạng yếu, phẫu thuật mở thông
hang nấm và đánh xẹp thành ngực bằng phương
pháp Plombage là phương pháp phẫu thuật nên
được lựa chọn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị phẫu thuật u nấm phổi Aspergillus tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (2005-2006), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 1
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U NẤM PHỔI ASPERGILLUS
TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH (2005-2006)
Nguyễn Thế Vũ*, Lê Tiến Dũng*, Nguyễn Thanh Hiền**, Nguyễn Đình Duy*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của phẫu thuật trong điều trị u nấm Aspergillus tại khoa Phẫu
thuật lồng ngực, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Bao gồm những bệnh nhân có u nấm
phổi Aspergillus được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Lồng ngực bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch trong 2 năm 2005-2006.
Kết quả: Trong thời gian 2 năm, có 73 bệnh nhân u nấm aspergilluss được phẫu thuật tại khoa Phẫu
thuật lồng ngực, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Phẫu thuật chủ yếu là cắt thùy phổi gồm 52 trường hợp, cắt
phân thùy 4 trường hợp, có 16 trường hợp phẫu thuật mở thông hang nấm và đánh xẹp thành ngực bằng
phương pháp Plombage. Có 1 bệnh nhân viêm mủ màng phổi sau phẫu thuật. Chỉ có 1 bệnh nhân tử vong
ngày thứ 11 do suy hô hấp.
Kết luận: Chỉ định phẫu thuật là cần thiết trong điều trị u nấm phổi Aspergillus. Việc cắt giới hạn nhu
mô phổi luôn được ưu tiên để không làm giảm chức năng phổi. Đối với những bệnh nhân có bệnh lý phức
tạp hay thể trạng yếu, phẫu thuật mở thông hang nấm và đánh xẹp thành ngực bằng phương pháp
Plombage là phương pháp phẫu thuật được lựa chọn.
ABSTRACT
SURGICAL TREATMENT OF PULMONARY ASPERGILLOMA AT PHAM NGOC THACH
HOSPITAL (2005-2006)
Nguyen The Vu, Le Tien Dung, Nguyen Thanh Hien, Nguyen Dinh Duy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 50 - 53
Objective: To review our experience of surgery for the treatment of pulmonary Aspergilloma in
Thoracic Surgery Department, Pham Ngoc Thach Hospital.
Material and method: retrospective study. The patients with pulmonary aspergilloma were diagnosed
and treated in Thoracic Surgery Department at Pham Ngoc Thach hospital during 2 years from 01/2005 to
12/2006.
Results: During a 2-year period, 73 patients were operated for pulmonary aspergilloma. The major
operative procedures performed were lobectomy in 52, segmentectomy in 4, cavernostomy followed by muscle
flap plombage in 16. Empyema developed postoperatively in 1 patient who had undergone wedge resection of
the lung. Only one patient died postoperatively on day 11 because respiratory failure.
Conclusions: Surgery is the treatment of choice for most patients with pulmonary aspergilloma.
Although resection involving the minimum extent possible is desirable in the treatment of intrapulmonary
aspergilloma so as not to decrease lung function. In patients in poor general condition with an invasive
character, cavernostomy followed by muscle flap plombage is recommended.
* Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP. HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
U nấm phổi Aspergillus thường gặp ở những
bệnh nhân có tổn thương rỗng ở phổi như: hang
lao, áp xe phổi mạn tính, bóng khí, kén khí, kén
phế quản; hay trong bệnh sarcoidosis Triệu
chứng hay gặp nhất trên bệnh nhân u nấm phổi
Aspergillus là ho ra máu và có thể có ho ra máu ồ
ạt dẫn đến tử vong. Điều trị nội khoa đối với u
nấm phổi Aspergillus thường không có kết quả.
Do vậy đối với bệnh nhân u nấm Aspergillus,
điều trị phẫu thuật là cần thiết để ngăn ngừa
nguy cơ ho ra máu sét đánh.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm bước đầu
đánh giá những chỉ định và kết quả phẫu thuật
trong điều trị u nấm phổi Aspergillus tại bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch trong 2 năm 2005-2006.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân có u nấm phổi Aspergillus
được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại khoa
Ngoại Lồng ngực bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
trong 2 năm 2005-2006.
Các bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ
dựa vào hình ảnh Xquang phổi, CT-Scanner lồng
ngực, và được xác định sau mổ bằng kết quả giải
phẫu bệnh.
Đánh giá
Tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng, hình
ảnh học, tìm nấm trong đàm qua soi phế quản,
phương pháp phẫu thuật, lượng máu mất trong
và 24 giờ sau phẫu thuật, biến chứng phẫu thuật.
KẾT QUẢ
Có 55 nam và 18 nữ. Tuổi trung bình là 46,5
tuổi (từ 21 đến 68 tuổi).
Lâm sàng
Bảng 1: Tiền sử bệnh hô hấp
Tiền sử bệnh hô hấp n %
Lao phổi cũ 69 94,5
Kén phế quản 3 4,1
Kén khí 1 1,4
Tổng số 73 100
Bảng 2: Tiền sử ho ra máu
Tiền sử ho ra máu n %
Không ho ra máu 5 6,8
Ho ra máu lần đầu 15 20,5
Ho ra máu <1 năm 15 20,5
Ho ra máu >1 năm 38 52,1
Tổng số 73 100
Bảng 3: Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng n %
Đau ngực 14 19,2
Khó thở 4 5,5
Ho ra máu 68 93,2
Sốt 1 1,4
Ho đàm 5 6,8
Ho ra máu là triệu chứng gặp nhiều nhất 68
bệnh nhân (93,2%) trong đó có 8 bệnh nhân ho ra
máu lượng nhiều, 32 bệnh nhân ho ra máu
lượng ít.
Hình ảnh Xquang
Kích thước khối u nấm trung bình: 4,9 cm (từ
2cm đến 9cm). Có 34 trường hợp có hình ảnh lục
lạc trên phim X quang và CT- Scanner, 39 trường
hợp là khối u đặc có nhiều ổ khí bên trong. Có
tới 50 trường hợp có tổn thương xơ hóa nhu mô
phổi xung quanh và dày màng phổi.
Điều trị
Bảng 4: Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật n %
Cắt khối u nấm 1 1,4
Cắt phân thùy 4 5,5
Cắt thùy 47 64,4
Cắt 2 thùy 5 6,8
Plombage 16 21,9
Tổng số 73 100
Thời gian phẫu thuật trung bình là 3,5 giờ (từ
1,5 giờ đến 6 giờ). Lượng máu mất trung bình
trong và 24 giờ sau mổ là 520ml (350ml - 2200ml).
Bảng 5: Biến chứng
Biến chứng n %
Chảy máu sau mổ 2 2,8
Rò phế quản 1 1,4
Suy hô hấp 1 1,4
Rò hang nấm 1 1,4
Tổng số 5 7,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 3
BÀN LUẬN
Lâm sàng
U nấm phổi Aspergillus thường hay gặp ở
những bệnh nhân có bệnh lý phổi như: lao phổi,
kén khí phổi, kén phế quản hay bị suy giảm
miễn dịch, trong đó lao phổi là hay gặp nhất.
Trong nghiên cứu này, có 69 bệnh nhân (94,5%)
có tiền sử mắc bệnh lao phổi cao hơn nhiều so
với nghiên cứu của các tác giả khác như G.
Babatasi: 60%; J.F. Regnard: 69%; Dương Thông:
80%(1,4,10). Sự khác biệt này có thể do tại Việt nam
có nhiều người mắc bệnh lao (đứng thứ 13 trong
22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới và
thứ 3 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau
Trung Quốc và Philippines).
Triệu chứng hay gặp nhất của u nấm phổi là
ho ra máu, trong nghiên cứu này có tới 93,2%
bệnh nhân có ho ra máu và 78% trong số đó ho
ra máu tái diễn nhiều lần, có 8 bệnh nhân ho ra
máu lượng nhiều. Trong các nghiên cứu của các
tác giả khác tỷ lệ bệnh nhân ho ra máu từ 65%
đến 72%(1;10). Vì vậy đối với những bệnh nhân có
tiền sử bệnh phổi cũ, khi ho ra máu tái diễn
nhiều lần thì cần nghĩ đến u nấm Aspergillus.
Hình ảnh Xquang
Hình ảnh điển hình của u nấm phổi trên
Xquang phổi là hình lục lạc và chủ yếu nằm ở
thùy trên. Nếu u nấm lớn gần bằng với hang
phổi thì có liềm hơi hay có nhiều ổ khí nhỏ bên
trong, nếu u còn nhỏ thì có hình lục lạc di
chuyển khi thay đổi tư thế chụp(10). U nấm có thể
nhiều và ở cả hai bên phổi và 1 hang phổi có thể
chứa nhiều u nấm. Khi u nấm tròn hoặc trái
xoan lấp đầy hang thì dễ nhầm với hình ảnh u
phổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 34
bệnh nhân có hình ảnh lục lạc và 39 bệnh nhân
là khối u đặc có liềm hơi hay các ổ khí nhỏ bên
trong. Chúng tôi cũng gặp 3 bệnh nhân bị u nấm
cả 2 bên phổi.
Dựa vào hình ảnh Xquang và CT-Scanner, u
nấm phổi được phân loại thành 2 dạng: đơn giản
và phức tạp. Trong đó dạng phức tạp theo định
nghĩa của Daly và cộng sự là những khối u nấm
có thành hang dày trên 3mm, có tổn thương xơ
hóa nhu mô phổi xung quanh nhiều kèm theo có
dày màng phổi(3). Chúng tôi gặp trong nghiên
cứu này 50 bệnh nhân (68,5%) hình ảnh khối u
nấm dạng phức tạp.
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định thường dựa vào hình ảnh
Xquang phổi và CT-Scanner lồng ngực, hình ảnh
điển hình là hình lục lạc có thành hang dày lên.
Xung quanh hang thường có các hình ảnh tổn
thương xơ hóa mô phổi. Đôi khi u nấm lẫn vào
đám xơ phổi hoặc vào chỗ có giãn phế quản làm
cho khó phát hiện ra u nấm, nó còn làm cho xung
quanh hang nhu mô phát triển xơ dầy lên(6).
Xét nghiệm tìm nấm trong dịch rửa phế
quản, phế nang nói chung kết quả chỉ đạt từ 25%
- 33% (Nalesnik 1980; Fisher 1981)(9). Trong 73
bệnh nhân của nghiên cứu này,có 26 bệnh nhân
có soi phế quản và trong số đó chỉ có 3 bệnh
nhân (11,5%) tìm thấy nấm.
Phẫu thuật
Đối với những trường hợp u nấm
Aspergillus do không thể tiên lượng được mức
độ ho ra máu dựa vào kích thước u nấm, sự
phức tạp của tổn thương hay sự hiện diện của
cơn ho ra máu nhẹ để tiên lượng được mức độ
ho ra máu của bệnh nhân(5). Nhiều tác giả đã ủng
hộ việc phẫu thuật bất cứ khi nào có u nấm được
chẩn đoán để ngăn ngừa những biến chứng do
sự phát triển của nấm và cải thiện chất lượng
sống cho bệnh nhân(5). Năm 1948, Gertl và cộng
sự đã cắt thùy phổi thành công với bệnh nấm
phổi(1). Canan S và cộng sự (1995) từ 1987-1994
đã mổ 11 u nấm Aspergillus thứ phát xuất hiện
ở hang lao cũ, tác giả đã nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của điều trị phẫu thuật(2). Trong thời
gian 4 năm từ 1998-2002, tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định đã tiến hành phẫu thuật cho 15
bệnh nhân u nấm Aspergillus thành công(4). Phẫu
thuật cắt bỏ thùy phổi thường được áp dụng
nhiều nhất, tuy nhiên có thể thay đổi từ phẫu
thuật cắt bỏ khối u nấm, cắt phân thùy đến cắt
phổi tùy theo mức độ lan rộng của tổn thương.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 4
Trong 2 năm 2005-2006, chúng tôi đã phẫu thuật
cắt thùy phổi cho 47 bệnh nhân trong đó 43 bệnh
nhân cắt thùy trên, cắt phân thùy cho 4 bệnh
nhân, có 5 bệnh nhân phải cắt 2 thùy.
Đối với những bệnh nhân u nấm phổi
Aspergillus có thể trạng yếu, FEV1 và FVC dưới
30% hay trên phim Xquang có hình ảnh u nấm
thuộc dạng quá phức tạp, phẫu thuật cắt bỏ u
nấm có thể gây nguy cơ suy hô hấp cho bệnh
nhân. Do vậy một số tác giả đề nghị chỉ mở
thông hang nấm và đưa gạc tẩm Amphothericin
B vào trong hang nấm một thời gian(11). Một số
tác giả cũng đề nghị phẫu thuật tạo hình thành
ngực chỉ nên thực hiện sau khi phẫu thuật cắt
thùy phổi thất bại(8). Tại bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch, đối với những bệnh nhân này chúng tôi
đã tiến hành phẫu thuật mở thông hang nấm kết
hợp với tạo hình thành ngực theo phương pháp
Plombage cho 16 bệnh nhân có tổn thương quá
phức tạp hay thể trạng quá yếu.
Kết quả điều trị
Trong phẫu thuật mở ngực cắt khối u nấm,
do nhu mô phổi của bệnh nhân thường không
tốt nên hay gặp rò khí màng phổi sau phẫu thuật
kéo dài. Trong nghiên cứu này chúng tôi có 11
bệnh nhân (16,4%) có rò khí kéo dài trên 7 ngày.
Tỷ lệ này ở các tác giả khác: Ismail C Kurul
(2004) 33%; J.F Regnard 19% đối với cắt phân
thùy và 30% đối với cắt thùy(7;10).
Biến chứng hậu phẫu trong nghiên cứu này
là 5 bệnh nhân (7%), trong đó có 2 bệnh nhân
chảy máu nhiều sau mổ (2,8%), có 1 bệnh nhân
rò phế quản phải phẫu thuật lại. Tỷ lệ chảy máu
sau mổ ở các tác giả khác là: Dương Thông
(2002) gặp 20%; G. Babatasi (2000) gặp 7%(4;1).
Các biến chứng này thường liên quan đến dạng
phức tạp của khối u nấm.
Tỷ lệ tử vong hậu phẫu của G. Babatasi là
4%, của Daly và cộng sự là 5% dạng đơn giản và
33% dạng phức tạp(1;3). Trong 73 bệnh nhân của
chúng tôi có 1 bệnh nhân tử vong do suy hô hấp
sau mổ (1,4%).
KẾT LUẬN
Phẫu thuật là cần thiết trong điều trị U
nấm phổi Aspergillus. Việc cắt giới hạn nhu mô
phổi luôn được ưu tiên để không làm giảm
chức năng phổi.
Đối với những bệnh nhân có bệnh lý phức
tạp hay thể trạng yếu, phẫu thuật mở thông
hang nấm và đánh xẹp thành ngực bằng phương
pháp Plombage là phương pháp phẫu thuật nên
được lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Babatasi G et al, 2000: Surgical treament of pulmonary
aspergilloma:Current outcome. J. Thorax & Cardiovasc.
Surg, 119, N 5: 906-912.
2. Canan S, Muharrem C, Aziz U et al: Pumonary
aspergilloma. Tuber Lung. Dis (Suppl 2) 1995, Vol 76.
3. Daly RC, Pairolero PC, Piehler JM, Trastek VF, Payne WS,
Bernatz PE. Pulmonary aspergilloma. Results of surgical
treatment. J Thorac Cardiovasc Surg 1986;92:981–988
4. Dương Thông, Vũ Quang Việt, Nguyễn Hoài Nam, Lê Nữ
Hòa Hiệp, Nguyễn Thế Hiệp, 2002: Chẩn đoán và điều trị
u nấm phổi Aspergillus tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Kỹ yếu Hội thảo Pháp – Việt lần 3 về bệnh phổi & phẫu
thuật lồng ngực: 128-135.
5. El Oakley R, Petrou M, Goldstraw P. Indications and
outcome of surgery for pulmonary aspergilloma. Thorax
1997;52:813–5.
6. Fraser RS: Pulmonary Aspergillosis: Pathologic an
pathogenetic. Features. Pantho Annu 1993;28: 231-277.
7. Ismail C Kurul, S. Demircan, U. Yazici, T. Altinok, S.
Topcu, and M. Unlu Surgical Management of Pulmonary
Aspergilloma. Asian Cardiovasc Thorac Ann,
December 1, 2004; 12(4): 320 – 323
8. Massard G., Dabbagh A., Wihlm J.M., et al.
Pneumonectomy for chronic infection is a high risk
procedure. Ann Thorac Surg 1996;62:1033-1038
9. Nalesnik MA, Myerowitz RL, Jenkins R, Lenkey J, Herbert
D: Significance of Aspergillus species isolated from
respiratory secretions in the diagnosis of invasive
pulmonary aspergillosis. J Clin Microbiol. 1980 Apr;11(4):
370-376.
10. Regnard J, Icard P, Nicolosi M, Spagiarri L, Magdeleinat P,
Jauffret B, et al. Aspergilloma: a series of 89 surgical cases.
Ann Thorac Surg 2000;69: 898–903
11. Shirakusa T, Ueda H, Saito T, Matsuba K, Kouno J, Hirota
N. Surgical treatment of pulmonary aspergilloma and
Aspergillus empyema. Ann Thorac Surg 1989;48:779-782.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_phau_thuat_u_nam_phoi_aspergillus_tai_benh_vien_pha.pdf