Cắt túi thừa là một lựa chọn hợp lý, theo tác giả Ngoi, đây là phẫu thuật an toàn và vừa
đủ. Papaziogas cũng chia sẻ quan điểm này(8). Tuy nhiên, theo Yang, phẫu thuật không dễ vì
sẽ rất khó khăn khi phẫu tích mô viêm xung quanh túi thừa, chính vì vậy ông chỉ thực hiện179
được 8 trong số 113 trường hợp ông đã gặp(2). Tất cả các trường hợp của chúng tôi đều được
phẫu thuật cắt túi thừa kèm ruột thừa, chúng tôi cũng ghi nhận được những khó khăn khi
phẫu tích. Tuy nhiên, với việc phẫu tích tỉ mỉ, bám sát thành đại tràng, chúng tôi luôn tìm
được vị trí túi thừa đổ vô đại tràng và đảm bảo được mép ruột an toàn để khâu kín. Có
những trường hợp khó khăn như áp xe và viêm phúc mạc, chúng tôi cũng cắt lọc sạch mô
hoại tử, bộc lộ bờ cắt an toàn để khâu. Hai trường hợp túi thừa nằm ngay chỗ đổ của hồi
tràng, chúng tôi cắt túi thừa theo chiều cùa van Bauhin và khâu mặt trước hồi tràng vào
manh tràng. Tất cả 16 trường hợp đều được thực hiện hoàn toàn qua nội soi.
Hậu phẫu không gặp vấn đề gì trong hầu hết các trường hợp, một trường hợp tụ
dịch ở hố chậu phải khi siêu âm ở ngày hậu phẫu thứ 3, được sử dụng kháng sinh đủ 7
ngày thì ổn định, đây là trường hợp viêm phúc mạc. Như vậy, chúng tôi không gặp bất
cứ vấn đề gì liên quan tới việc khâu đại tràng, thời gian điều trị sau mổ cũng không kéo
dài, có trường hợp xuất viện sau mổ 2 ngày. Kháng sinh cũng chỉ sử dụng nhiều nhất là
7 ngày, thậm chí không dài ngày hơn việc khuyến cáo khi điều trị nội khoa không mổ,
nhiều trường hợp chỉ sử dụng một kháng sinh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị viêm túi thừa đại tràng phải bằng phẫu thuật nội soi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
175
ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG PHẢI
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI.
Chung Hoàng Phương*, Lê Huy Lưu**, Nguyễn Văn Hải**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm điều trị viêm túi thừa đại tràng phải của chúng tôi bằng phương
pháp cắt túi thừa nội soi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 16 trường hợp viêm túi thừa đại tràng phải được
phẫu thuật nội soi cắt túi thừa tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 9
năm 2009.
Kết quả: Có 16 trường hợp, tuổi trung bình là 30 (thay đổi 15-48), nam nữ gần như nhau (9:7). Tất cả
đều đau hố chậu phải, sốt và bạch cầu tăng trong 15/16 trường hợp (94%), đều được phẫu thuật nội soi cắt
túi thừa và cắt ruột thừa. Hậu phẫu ổn định cho tất cả bệnh nhân.
Kết luận: Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy nội soi cắt túi thừa là phẫu thuật an toàn để điều trị
viêm túi thừa đại tràng phải.
Từ khóa: Túi thừa đại tràng.
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC DIVERTICULECTOMY FOR RIGHT- SIDED COLONIC DIVERTICULITIS
Chung Hoang Phuong, Le Huy Luu, Nguyen Van Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 175 - 179
Objective: The aim of this study was to present our experience of the laparoscopic diverticulectomy for
right-sided colonic diverticulitis.
Patients and methods: This is a retrospective review of 16 patients with a diagnosis of right colonic
diverticulitis who underwent laparoscopic diverticulectomy at the Nhan Dan Gia Dinh hospital from June
2006 to September 2008.
Results: 16 patients, mean age was 30 (range, 15-48). There was no male:female predominance (9 men:7
women). The primary complaint among all patients was right lower quadrant pain. Elevated temperature
and leukocytosis were present in 14 patients (93%). All patients were treated by laparoscopic
diverticulectomy and appendectomy. The postoperative course of all patients was uneventful.
Conclusion: Our results showed that laparoscopic diverticulectomy could be considered as a safe and
adequate treatment for right-sided colonic diverticulitis.
Key words: colonic diverticulosis.
MỞ ĐẦU
Túi thừa đại tràng là một cấu trúc hình túi
bất thường nhô ra khỏi thành của đại tràng. Dựa
vào cấu trúc, người ta chia túi thừa ra làm 2 loại:
túi thừa thật khi thành của túi có đầy đủ các lớp
của thành ruột; túi thừa giả khi không có đầy đủ
các lớp của thành ruột. Dựa vào số lượng, người
ta còn chia ra túi thừa đơn độc (có 1 hoặc 2 túi
thừa) và đa túi thừa (trên 3 cái).
Bệnh sinh của túi thừa chưa được biết rõ, giả
thuyết được công nhận nhiều nhất đó là sự gia
tăng áp lực trong lòng đại tràng kết hợp với sự
* Khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân dân Gia Định ** Bộ môn Ngoại, Đại học Y dược TPHCM
Địa chỉ liên lạc: BS Lê Huy Lưu ĐT: 0903.945.397 Email: lehuyluu@yahoo.com
176
khiếm khuyết thành ruột tại vị trí mạch máu
xuyên qua khiến niêm mạc bị thoát vị qua đó tạo
túi thừa(1). Tuy nhiên, thuyết này chỉ đúng đối
với túi thừa giả. Do đó, đến nay người ta vẫn tin
rằng, túi thừa thật là do bẩm sinh. Chính vì vậy,
ta thường gặp túi thừa giả thường xuất hiện
dưới dạng đa túi thừa và ở bên phần đại tràng
thường có áp lực cao là đại tràng sigma. Điều
này cũng lý giải vì sao bệnh lý này phổ biến ở
các nước phương Tây (do thói quen ăn uống ít
chất xơ) mà ít gặp hơn ở các nước phương Đông.
Túi thừa ở bên phải đại tràng ít gặp hơn,
thường là túi thừa thật và đơn độc. Khi bị viêm
sẽ có triệu chứng gần giống viêm ruột thừa. Và
vì hiếm gặp nên ít khi được chẩn đoán đúng
trước mổ mà thường là chẩn đoán lầm là viêm
ruột thừa(6).
Việc điều trị viêm túi thừa loại này vẫn đang
còn bàn cãi giữa điều trị nội khoa và phẫu thuật.
Điều trị nội khoa có nhược điểm hiển nhiên đó là
túi thừa vẫn còn tồn tại, vì vậy sẽ có nguy cơ
viêm tái phát hay xuất hiện các biến chứng khác.
Về phẫu thuật thì phẫu thuật được lựa chọn
thường là cắt đại tràng phải điều này làm bệnh
nhân ngoài việc phải chịu đựng một cuộc mổ ra
còn phải chịu ảnh hưởng của các rối loạn chức
năng do cắt ruột gây nên.
Ngày nay, phẫu thuật nội soi được phổ biến
rộng rãi, được áp dụng trong mổ cấp cứu ngày
càng nhiều. Vì vậy, khi gặp tình huống viêm túi
thừa được chẩn đoán trong mổ thì việc xử trí sẽ
như thế nào? Cắt túi thừa là một phương pháp
có ưu điểm là vừa điều trị triệt để túi thừa, vừa
bảo tồn được đại tràng và cuộc mổ cũng nhẹ
nhàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ
phù hợp khi túi thừa đơn độc. Hơn nữa, sự lành
vết thương trên nền một tình trạng viêm như
vậy có đảm an toàn?
Thực tế ở trong nước chưa có nhiều báo cáo
về vấn đề này. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm đánh giá tính khả thi và an toàn khi lựa
chọn cách giải quyết là cắt túi thừa qua nội soi và
khâu kín lại đại tràng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu trong gần 4 năm (từ năm 2006
đến nay) tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Tiêu chuẩn chọn bệnh là tất cả các trường hợp
mổ cấp cứu được chẩn đoán trong mổ là túi
thừa đại tràng, được xử trí cắt túi thừa qua
nội soi ổ bụng với ghi nhận cấu trúc này
thông với đại tràng.
Thu thập các đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng. Tình trạng túi thừa, tình trạng ổ bụng
trong mổ, thời gian mổ và các diễn tiến, biến
chứng sau mổ
Các dữ liệu được lưu trữ và phân tích bằng
phần mềm SPSS 13,0
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2006
đến 9/2009 có 16 trường hợp thỏa điều kiện
nghiên cứu gồm 9 nam, 7 nữ. Tuổi trung bình
là 30,4 (15 - 48).
Tất cả đều nhập viện vì đau hố chậu phải
từ 1 đến 7 ngày, trung bình là 2 ngày, đa số là
đau 1 ngày. Trường hợp đau 7 ngày là viêm
phúc mạc, 5 ngày là áp xe. Hầu hết các trường
hợp được chẩn đoán trước mổ là viêm ruột
thừa hoặc biến chứng của viêm ruột thừa, chỉ
có 2 trường hợp được chẩn đoán trước mổ là
viêm túi thừa do gợi ý của siêu âm, CT scan và
bệnh cảnh lâm sàng không tương xứng với
thời gian đau.
Bảng 1: Chẩn đoán trước mổ và thời gian đau
Chẩn ñoán trước mổ Số ca Thời gian ñau
Viêm ruột thừa cấp 12 1-2 ngày
Áp xe ruột thừa 1 5 ngày
Viêm phúc mạc ruột thừa 1 7 ngày
Viêm túi thừa 2 Nhiều hơn 1 lấn
Nhiệt độ trung bình là 38,1oC, có 3 trường
hợp không sốt, 2 trường hợp cao nhất là 39 oC.
Bạch cầu trung bình là 13,800/mm3, một
trường hợp không tăng, 2 trường hợp tăng cao
19-20,000, trong đó có một trường hợp là viêm
phúc mạc.
Về số lượng túi thừa: 14 trường hợp chỉ có
duy nhất một túi thừa, 2 trường hợp có 2 túi
177
thừa. Về vị trí: 3 trường hợp túi thừa ở đại tràng
lên, 1 trường hợp có túi thừa ở manh tràng và
đại tràng lên, các trường hợp còn lại túi thừa ở
manh tràng trong đó có 2 trường hợp túi thừa
nằm ngay tại chỗ đổ của hồi tràng.
Hầu hết túi thừa ở tình trạng viêm, 2 trường
hợp đã thủng gây viêm phúc mạc và áp xe. Tất
cả đều được phẫu tích bộc lộ rõ lỗ thông vào đại
tràng, sau đó cắt lọc sạch mép thành ruột và
khâu lại bằng chỉ vicryl 3,0. Mọi thao tác đều
được thực hiện qua nội soi. Tất cả các trường
hợp đều được cắt ruột thừa kèm theo.
Giải phẫu bệnh sau mổ ghi nhận được 8
trường hợp có mô túi thừa viêm, các trường hợp
còn lại không xác định được tính chất hoặc chỉ
ghi nhận mô viêm, Tất cả các trường hợp đều có
giải phẫu bệnh ruột thừa không viêm hoặc viêm
thứ phát.
Thời gian mổ trung bình là 98 phút, nhanh
nhất là 60 phút, muộn nhất là 150 phút. Trung
tiện sau mổ 2,7 ngày, cho ăn nhẹ khi đã có trung
tiện. Thời gian năm viện trung bình là 5,7 ngày,
nhanh nhất là 4 ngày (2 trường hợp), lâu nhất là
9 ngày. Hầu hết không có biến chứng, chỉ có một
trường hợp tụ dịch ở hố chậu phải được điều trị
nội khoa ổn.
Kháng sinh sử dụng thường là Augmentin
hoặc Unasyn hoặc Ceftriaxon kèm với
Metronidazole. Hai trường hợp dùng kèm
Gentamycin, 5 trường hợp chỉ sử dụng một
kháng sinh. Thời gian sử dụng trung bình là 4,8
ngày, ít nhất là 2 ngày, nhiều nhất là 7 ngày.
Bảng 2: Danh sách bệnh nhân và một số đặc điểm
Bệnh nhân Tuổi Thời gian ñau Nhiệt ñộ (oC) Bạch cầu
(x103)
Số
lượng
Vị trí Thời gian mổ
(phút)
Thời gian
nằm viện
Lê Hữu Ngh
Trần Quang T
Nguyễn Bá H
Ng Thị T
Lương thị M
Nguyễn Thanh Ph
Trần Ngọc Mai Tr
Kiều Thị Đ
Phạm Thị Thanh V
Đoàn Văn H
Đoàn Thị L
Lương Thị Kim C
Tô Quang Nh
Nguyễn Thanh Ph
Quách Thanh Q
Lê Quang L
17
40
33
16
39
25
26
48
23
34
35
43
19
43
15
26
2 ngày
7
2
5
1
2
2
1
1
1
1
1
1
1
1
3
38,2
38,0
38,0
39,0
37,8
37,8
38,5
38,5
37,5
37,5
39,0
37,0
38,0
38,0
38,0
38,0
19,9
19,1
11,9
14,5
9,6
10,9
14,9
13,6
14,6
10,9
11,6
12,3
15,0
14,0
14,0
12,0
1
2
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
1
1
1
MT
MT
MT
ĐT lên
HMT
MT
MT
ĐT lên
MT
ĐT lên
MT
MT
MT, ĐT
MT
MT
HMT
125
120
85
110
150
90
80
110
65
110
60
110
75
90
85
90
8
5
4
5
6
5
6
8
4
6
4
9
5
5
5
5
178
BÀN LUẬN
Khác với bệnh túi thừa đại tràng trái, túi thừa đại tràng phải ít gặp hơn nhiều, chiếm
khoảng 5-14% bệnh lý túi thừa đại tràng nói chung(1,4). Theo các báo cáo trước đây thì tần
suất viêm túi thừa đại tràng phải vào khoảng 1/300 – 1/34 các trường hợp cắt ruột thừa(2),
thường gặp ở các nước phương Đông hơn phương Tây (đây là một điểm khác biệt nữa đối
với túi thừa đại tràng trái)(2,4,7). Tỉ lệ này phù hợp với số liệu chúng tôi thu thập được trong
nghiên cứu vì với số lượng 16 ca (không tính các trường hợp nghi ngờ túi thừa nhưng
không xử lý gì) trong 4 năm (hàng năm số lượng cắt ruột thừa ở bệnh viện chúng tôi là
khoảng 1300 ca), thì tỉ lệ trong nghiên cứu là khoảng trên 1/300.
Túi thừa đại tràng phải thường là đơn độc và bẩm sinh(3). Các bệnh nhân của chúng tôi
đều khá trẻ, đa số là dưới 40, nhiều trường hợp dưới 20 tuổi, đây là lứa tuổi mà các yếu tố
nguy cơ gây túi thừa đại tràng mắc phải chưa hoặc chưa kịp ảnh hưởng. Ngược lại, túi thừa
đại tràng trái thường gặp ở các bệnh nhân trên 50(1).
Vì vị trí giải phẫu như vậy nên khi viêm, rất dễ chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa(4). Tất
cả các bệnh nhân của chúng tôi đều đau bụng phải, đa số có thời gian đau từ 1- 2 ngày
(14/16 trường hợp), 15/16 trường hợp có sốt và bạch cầu tăng (94%). Như vậy, hầu như bệnh
cảnh lâm sàng và sinh hóa rất khó để phân biệt với viêm ruột thừa. Chính vì thế, 14/16
trường hợp của chúng tôi không chẩn đoán được trước mổ. Siêu âm cũng không thể giúp
phân biệt hữu hiệu được 2 bệnh lý này. Một số tác giả đánh giá cao vai trò của CT scan(1),
tuy nhiên, chúng tôi chỉ có trường hợp được chụp CT scan nên không không bàn luận
nhiều. Chụp đại tràng là phương pháp tốt để chẩn đoán nhưng không được chỉ định trong
tình trạng túi thừa viêm với nguy cơ thủng cao.
Việc điều trị vẫn đang còn bàn cãi. Đối với túi thừa viêm chẩn đoán được trước và
chưa có biến chứng, nhiều tác giả chọn giải pháp điều trị nội khoa bảo tồn bằng cách cho
ruột nghỉ ngơi và dùng kháng sinh tĩnh mạch. Kháng sinh được khuyên nên sử dụng tối
thiểu 7-10 ngày, trong trường hợp nhẹ có thể điều trị ngoại trú và theo dõi sát(1). Có
khoảng 50-80% đáp ứng với điều trị nội, nhưng có tới 15-30% tái phát sau đợt điều trị
đầu tiên(1,5). Chúng tôi cũng có 1 trường hợp đã được chẩn đoán viêm túi thừa và điều trị
bảo tồn, 6 tháng bị tái phát lại và được mổ.
Một số thái độ khi phát hiện tổn thương trong lúc mổ nghi ngờ túi thừa là: cắt ruột thừa
và điều trị nội khoa túi thừa; cắt túi thừa và ruột thừa, cắt đại tràng phải, cắt hồi manh
tràng(2). Phương pháp phẫu thuật chuẩn được lựa chọn khi phát hiện một khối ở đại tràng
phải trong khi mổ là cắt đại tràng phải và nối hồi đại tràng ngang(4), việc này giúp điều trị
triệt để đồng thời cũng giúp tránh bỏ sót một số bệnh khác như ung thư. Một số tác giả thì
chọn giải pháp không làm gì nếu túi thừa viêm không biến chứng(2). Cả 2 thái độ này đều có
những nhược điểm nhất định. Túi thừa đại tràng phải thường gặp ở người trẻ, việc cắt ruột
ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của ruột, còn không can thiệp gì thì hầu
như bệnh nhân sẽ bị tái phát trong tương lai, khoảng 55% sau thời gian theo dõi trung bình
là 5,72 năm(5).
Cắt túi thừa là một lựa chọn hợp lý, theo tác giả Ngoi, đây là phẫu thuật an toàn và vừa
đủ. Papaziogas cũng chia sẻ quan điểm này(8). Tuy nhiên, theo Yang, phẫu thuật không dễ vì
sẽ rất khó khăn khi phẫu tích mô viêm xung quanh túi thừa, chính vì vậy ông chỉ thực hiện
179
được 8 trong số 113 trường hợp ông đã gặp(2). Tất cả các trường hợp của chúng tôi đều được
phẫu thuật cắt túi thừa kèm ruột thừa, chúng tôi cũng ghi nhận được những khó khăn khi
phẫu tích. Tuy nhiên, với việc phẫu tích tỉ mỉ, bám sát thành đại tràng, chúng tôi luôn tìm
được vị trí túi thừa đổ vô đại tràng và đảm bảo được mép ruột an toàn để khâu kín. Có
những trường hợp khó khăn như áp xe và viêm phúc mạc, chúng tôi cũng cắt lọc sạch mô
hoại tử, bộc lộ bờ cắt an toàn để khâu. Hai trường hợp túi thừa nằm ngay chỗ đổ của hồi
tràng, chúng tôi cắt túi thừa theo chiều cùa van Bauhin và khâu mặt trước hồi tràng vào
manh tràng. Tất cả 16 trường hợp đều được thực hiện hoàn toàn qua nội soi.
Hậu phẫu không gặp vấn đề gì trong hầu hết các trường hợp, một trường hợp tụ
dịch ở hố chậu phải khi siêu âm ở ngày hậu phẫu thứ 3, được sử dụng kháng sinh đủ 7
ngày thì ổn định, đây là trường hợp viêm phúc mạc. Như vậy, chúng tôi không gặp bất
cứ vấn đề gì liên quan tới việc khâu đại tràng, thời gian điều trị sau mổ cũng không kéo
dài, có trường hợp xuất viện sau mổ 2 ngày. Kháng sinh cũng chỉ sử dụng nhiều nhất là
7 ngày, thậm chí không dài ngày hơn việc khuyến cáo khi điều trị nội khoa không mổ,
nhiều trường hợp chỉ sử dụng một kháng sinh.
Tóm lại, việc cắt túi thừa qua nội soi ổ bụng vừa đảm bảo được điều trị triệt để, vừa
không kéo dài hơn thời gian điều trị, vừa giữ được toàn vẹn giải phẫu cũng như sinh lý của
đại tràng và cuộc mổ cũng không quá lớn, vẫn đảm bảo được các ưu điểm của phẫu thuật
nội soi.
KẾT LUẬN
Với kết quả trên, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: túi thừa đại tràng phải
không phải là quá hiếm; thường xuất hiện đơn độc; dễ chẩn đoán lầm với viêm ruột thừa;
phẫu thuật nội soi cắt túi thừa là một phương pháp an toàn và hiệu quả, Trong thời gian tới,
chúng tôi tiếp tục thực hiện và theo dõi kết quả lâu dài trên những bệnh nhân này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dominguez EP, Sweeney JF, Choi YU (2006), Diagnosis and Management of Diverticulitis and Appendicitis,
Gastroenterol Clin N Am, 35, p,367–391.
2. Yang HR, Huang HH, Wang YC et al (2006), Management of Right Colon Diverticulitis: A 10-Year Experience, World J
Surg, 30, p, 1929–1934.
3. Nirula, Raminder, Greaney et al (1997), Right-sided diverticulitis: a difficult diagnosis, Am Surg, 63(10), p, 177-193.
4. Funicello, Fares LG, Oza K et al (2002), Right-Sided Diverticulitis - Surgical and Nonsurgical Treatment: Two Case Reports
and Review of the Literature, Am Surg, 68(8), p, 740-742.
5. Greenberg AS, Gal R, Coben RM et al (2005), A retrospective analysis of medical or surgical therapy in young patients
with diverticulitis, Aliment Pharmacol Ther, 21, p, 1225–1229.
6. Junge K, Marx A, Peiper Ch et al (2003), Caecal-diverticulitis: A rare differential diagnosis for right-sided lower abdominal
pain, Colorectal Dis, 5, p, 241–245,
7. Hildebrand P, Kropp M, Stellmacher F et al (2007), Surgery for right-sided colonic diverticulitis: results of a 10-year-
observation period, Langenbecks Arch Surg, 392, p, 143–147.
8. Papaziogas B, Makris J, Koutelidakis I et al (2005), Surgical management of cecal diverticulitis: is diverticulectomy enough?
Int J Colorectal Dis, 20, p, 24–27.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tri_viem_tui_thua_dai_trang_phai_bang_phau_thuat_noi_so.pdf