Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An tầm nhìn 2030

Từ những kết quả phân tích ở trên, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới, gồm: - Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và tái cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hình thành các chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành Cần chuyển mô hình tăng trưởng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào các thế mạnh của Nghệ An là kinh tế biển, kết hợp công nghiệp chế tạo, chế biến nông sản, lâm sản, du lịch và các ngành dịch vụ. Tỉnh Nghệ An cần chuyển dịch cơ cấu và cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng đặt chất lượng tăng trưởng lên hàng đầu. - Cấu trúc lại tăng trưởng theo không gian gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng Cấu trúc lại tăng trưởng theo không gian gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng gồm các nội dung: (1) Tổ chức hoạt động kinh tế trong các Vùng động lực gắn với phát triển các đô thị trung tâm và cực tăng trưởng kinh tế của tỉnh; (2) Tăng cường liên kết Vùng. - Nâng cao hiệu quả đầu tư Tỉnh Nghệ An cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: (1) Giảm dần quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư công vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; (2) Vốn đầu tư công cần được hướng chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo phúc lợi nhân dân, đặc biệt là khu vực miền Tây Nghệ An; (3) Sử dụng đầu tư công như một công cụ hữu hiệu đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng và nhóm xã hội.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An tầm nhìn 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 5/2016 [31] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Nhận diện mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Nghệ An 1.1. Tăng trưởng kinh tế kém bền vững Sự bền vững về tăng trưởng kinh tế chủ yếu được đánh giá qua việc phân tích sự ổn định và tính dài hạn của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Nghệ An có biểu hiện chu kỳ khá rõ rệt, có những dấu hiệu chậm lại. Khi biểu diễn số liệu về tốc độ tăng trưởng của tỉnh Nghệ An theo một chuỗi thời gian 1992-2014 có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh không ổn định. Tốc độ tăng trưởng có biểu hiện thất thường, có độ biến thiên cao giữa các năm. Giai đoạn 2001-2008 là giai đoạn ổn định nhất về tăng trưởng của Nghệ An khi tốc độ có thay đổi nhỏ. Kể từ sau năm 2008, tốc độ tăng trưởng có biến thiên mạnh. Tốc độ tăng trưởng từ năm 2012 tới nay có xu hướng tăng trở lại nhưng vẫn cách khá xa mức trung bình của giai đoạn 2001-2011. Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An n TS. Nguyễn Ngọc Sơn Đại học Kinh tế Quốc dân đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Trước yêu cầu của quá trìnhhội nhập và phát triển, cơ cấulại mô hình tăng trưởng kinh tế trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam. Nằm trong xu hướng đó, quá trình cơ cấu lại mô hình tăng trưởng đối với tỉnh Nghệ An càng trở nên cần thiết. Điều này xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Nghệ An với tốc độ tăng trưởng có nhiều biểu hiện thấp, chậm lại trong những năm gần đây, đóng góp của các yếu tố chiều rộng chiếm chủ đạo trong cấu trúc đầu vào của tăng trưởng, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm. Để chuẩn bị những bước đi vững chắc cho phát triển kinh tế của Nghệ An trong tương lai, việc nghiên cứu định hướng, giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thực sự cấp bách cả về lý luận, thực tiễn. Đơn vị: % Nguồn: Số liệu thống kê từ cục Thống kê tỉnh Nghệ An Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Nghệ An giai đoạn 1992-2014 Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 5/2016 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn thấp Trong giai đoạn 2002 đến nay, tỷ lệ đầu tư của tỉnh Nghệ An ở mức rất cao, trong đó năm 2010, tỷ lệ đầu tư so với GRDP đạt cao nhất là 56%. Tỷ lệ đầu tư trong GRDP của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2002-2014 trung bình đạt 50%, cao hơn khoảng 10 điểm % so với mức trung bình của cả nước. Trong đó, giai đoạn 2002-2010 chứng kiến sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư trong GRDP từ 46,7% (2002) lên 56% (2010). Sau năm 2010, tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ đầu tư trong GRDP của cả nước. Giai đoạn 2002-2008 là khoảng thời gian hệ số ICOR ổn định và ở mức tương đối thấp, biến thiên trong khoảng từ 4,02 tới 5,12, tương đương với mức trung bình của cả nước. Từ năm 2009 tới nay, hiệu quả sử dụng vốn ở Nghệ An có xu hướng giảm so với giai đoạn 2002-2008. Cụ thể là, hệ số ICOR năm 2009 của Nghệ An lên mức 7,48 và lên cao nhất trong giai đoạn 2002-2014 với mức 8,01 vào năm 2012. Giá trị ICOR trung bình của Nghệ An giai đoạn 2002-2008 là 4,65 trong khi giá trị này là 6,42 cho giai đoạn 2009-2014. Như vậy, nếu cố định yếu tố trình độ công nghệ của tỉnh Nghệ An, hiệu quả sử dụng vốn của tỉnh đã kém hơn trước. 1.3. Tăng trưởng dựa vào các yếu tố theo chiều rộng Đơn vị: % Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa vào số liệu thống kê tỉnh Nghệ An Hình 2: Tỷ lệ đầu tư chiếm trong GRDP của tỉnh Nghệ An Bảng 1: Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng(*) Đơn vị: % Năm GRDP Vốn Lao động TFPTăng trưởng Điểm % Tỷ lệ đóng góp Điểm % Tỷ lệ đóng góp Điểm % Tỷ lệ đóng góp 2001 9.24 1.22 13.15 3.29 35.57 4.74 51.27 2002 10.91 1.08 9.94 3.63 33.26 6.2 56.8 2003 11.36 2.47 21.77 4.18 36.84 4.7 41.39 2004 10.12 2.02 19.92 3.32 32.79 4.78 47.28 2005 9.55 5.07 53.04 -0.34 -3.55 4.82 50.52 2006 10.23 4.69 45.86 2.07 20.2 3.47 33.94 2007 10.52 3.75 35.65 2.5 23.76 4.27 40.59 2008 10.41 6.65 63.86 0.52 5.03 3.24 31.12 2009 6.91 10.16 147.07 0.01 0.12 -3.26 -47.19 2010 10.85 3.96 36.52 2.04 18.83 4.84 44.65 2011 10.38 7.08 68.21 1.69 16.33 1.61 15.46 2012 6.1 9.46 155.14 0.25 4.06 -3.61 -59.2 2013 6.92 3.95 57.12 2.87 41.45 0.1 1.43 2014 7.5 3.48 46.38 0.82 10.94 3.2 42.67 TB 9.34 4.56 48.81 1.73 18.5 3.05 32.69 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên dữ liệu thống kê tỉnh Nghệ An (*) Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng xét theo góc độ đầu vào là khác nhau. Trong nhiều trường hợp sự đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng GDP mang giá trị âm vì TFP là đại diện của nhiều yếu tố khác như chu kỳ kinh tế, yếu tố công nghệ, yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 5/2016 [33] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Bảng trên cho thấy, sự đóng góp của yếu tố vốn đối với tăng trưởng của tỉnh Nghệ An là lớn nhất. Vốn mới được bổ sung hàng năm mặc dù có thay đổi giữa các năm nhưng luôn mang giá trị dương (+). Tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của GRDP tại Nghệ An từ yếu tố vốn chiếm trung bình 48,81% trong giai đoạn 2001-2014. Trong khi đó, yếu tố lao động đóng góp ở mức khá nhỏ trong tăng trưởng GRDP (trung bình là 18,5% cho cả giai đoạn 2001- 2014). TFP là yếu tố có sự đóng góp không ổn định vào tăng GRDP với tỷ lệ đóng góp âm (-) trong hai năm (2009 và 2012). Tính chung cho cả giai đoạn, tỷ trọng đóng góp vào tăng GRDP của tỉnh Nghệ An từ TFP chiếm khoảng 1/3. Như vậy, các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng (vốn, lao động) đã đóng góp khoảng 2/3 vào tăng GRDP của tỉnh Nghệ An trong cả giai đoạn 2001-2014. 1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành có xu hướng chậm lại Có thể thấy rằng, trong suốt giai đoạn 2011-2015, xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (xét theo GRDP) của tỉnh Nghệ An có xu hướng chậm dần. Cụ thể hơn, giá trị hệ số Cosθ có xu hướng tăng dần (hệ số góc giữa 2 vec tơ tạo bởi 2 trạng thái cơ cấu ngành ở 2 thời điểm xem xét ngày càng nhỏ). Giá trị Cosθ đã tăng từ 0,998198 (2011-2012) với góc quay 3,440 lên 0,999701 tương ứng với góc quay giảm xuống 1,40 (2014-2015). Như vậy, có thể kết luận rằng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Nghệ An có dấu hiệu chậm lại trong những năm tới đây nếu như không có sự đột phá đáng kể nào từ chính sách và năng lực cạnh tranh của kinh tế tỉnh. Bảng 2: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015 Ngành Nông nghiệp Ngành Công nghiệp Ngành Dịch vụ 2011 2012 2013 2014 2015 2011 2012 2013 2014 2015 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ trọng GRDP (%) 30,2 28 27 25,4 24,2 32,4 31,9 31,4 31,9 32,5 37,4 40,1 41,7 42,7 43,3 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2011-2015 Hệ số Cosθ 0,998198 0,999466 0,999462 0,999701 0,989958 Giá trị góc θ 3,440 1,870 1,880 1,40 8,130 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Bảng 3: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007-2014 Chỉ số thành phần 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Gia nhập thị trường 7,58 8,73 8,09 6,29 8,7 8,89 8,09 8,88 Tiếp cận đất đai 5,83 5,51 4,97 4,46 5,65 5,79 6,26 5,32 Tính minh bạch 5,64 6,48 5,72 5,23 5,25 5,85 5,42 5,89 Chi phí thời gian 5,91 6,04 5,65 4,79 6,02 5,73 5,47 6,5 Chi phí không chính thức 5,66 6,29 4,63 5,47 4,78 6,19 4,82 4,42 Tính năng động 2,84 4,51 3,32 4,16 4,47 3,16 6,05 4,4 Hỗ trợ doanh nghiệp 3,81 7,24 6,05 6,57 4,76 3,98 5,5 6,28 Đào tạo lao động 5,27 3,57 4,41 5,35 4,86 4,85 5,68 6,2 Thiết chế pháp lý 5,06 3,69 4,59 5,2 5,61 2,45 4,89 5,27 Cạnh tranh bình đẳng - - - - - - 4,87 4,97 PCI 49,76 48,46 52,56 52,38 55,46 54,36 55,83 58,82 Nguồn: Các báo cáo PCI Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 5/2016 [34] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Xét theo cả giai đoạn 2007-2014, giá trị chỉ số PCI của tỉnh Nghệ An đã được cải thiện qua các năm. Giá trị này tăng từ 49,76 (năm 2007) lên 58,82 (2014). Chỉ số thành phần về Rào cản gia nhập thị trường đã được cải thiện từ 7,58 (2007) lên 8,88 (2014). Bên cạnh đó, các chỉ số về Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Tính năng động, Hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý là những chỉ số có sự cải thiện khi so sánh giá trị này của năm 2014 với 2007. Tuy nhiên, giá trị chỉ số Tiếp cận đất đai, Chi phí không chính thức lại giảm đi so với giai đoạn trước. Các chỉ tiêu xã hội đều có biểu hiện tích cực trong giai đoạn 2011-2014. Các khía cạnh về giáo dục, y tế (các dịch vụ công cơ bản) đều có biểu hiện tích cực. Cụ thể là, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng từ 47,45% (2011) lên 54% (2014). Trong khi đó, số giường bệnh/vạn dân, số bác sĩ/ vạn dân... đều đã tăng lên theo thời gian. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần với giá trị giảm tuyệt đối nằm trong khoảng từ 2,3 điểm % tới 6,85 điểm %. Tuy nhiên, độ co giãn của giảm nghèo theo tăng trưởng là khá thấp. Cụ thể hơn, các kết quả tính toán cho thấy tăng trưởng có tác động tích cực tới giảm nghèo nhưng không lớn. Tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức khá (biến thiên trong khoảng từ 6,1-10,38%) song mức giảm nghèo chỉ từ 2,3 điểm % tới 6,85 điểm %. Tính chung cho giai đoạn 2011-2014, độ co giãn của giảm nghèo theo tăng trưởng là -0,63. Tuy nhiên, dựa theo kế hoạch đạt được các chỉ tiêu này vào năm 2015 có thể thấy, rất nhiều chỉ tiêu khó đạt được. Ví dụ, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch năm 2015 là 65- 70% nhưng hết năm 2014 tỷ lệ này chỉ đạt 54% - một khoảng cách rất xa. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng khó đạt như: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa. Những nhận định này gợi ý 3 vấn đề quan trọng trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế ở Nghệ An: Một là, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang khai thác tăng trưởng theo chiều sâu là hết sức cần thiết, cấp bách bởi khả năng khai thác huy động vốn và lao động về số lượng đã đạt tới mức cao giới hạn; Hai là, trong tiến trình chuyển đổi sang chiều sâu thì cũng không thể không tính đến việc tiếp tục khai thác tăng trưởng theo chiều rộng xuất phát từ nguồn lực tài nguyên đất đai vẫn còn nhiều dư địa cho tăng trưởng, ít nhất trong giai đoạn từ nay đến 2020; Ba là, mô hình tăng trưởng theo chiều sâu cần quán triệt quan điểm tiết kiệm vốn, chú trọng cải tiến trong quản lý, lựa chọn các hình thức và mô hình tổ chức sản xuất phù hợp và hiệu quả, hoàn thiện thể chế, tập trung chỉ đạo điều hành để các chính sách lựa chọn được đi vào cuộc sống. Giai đoạn từ 2021-2030, chuyển mạnh sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, ứng dụng phổ biến các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. 2. Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Mô hình tăng trưởng giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh Nghệ An là mô hình tăng trưởng dung hợp, trong đó thúc đẩy tăng trưởng nhanh đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội; phát triển nhanh các vùng động lực tăng trưởng bên cạnh thúc đẩy phát Bảng 4: Các chỉ tiêu xã hội giai đoạn 2011-2014 và kế hoạch 2015 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia (%) 65-70 47,45 50,00 53,00 54,00 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%) 15,0 20,90 20,20 18,80 18,30 Tỷ lệ trẻ em trong diện được tiêm chủng (%) 95-97 95,00 95,00 90,00 95,00 Số bác sĩ/vạn dân (người) 7,0 6,00 6,00 6,50 6,80 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ (%) 95,0 82,90 85,00 87,70 87,70 Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (nay là tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã) (%) 60,0 80,80 30,40 50,80 55,00 Số giường bệnh/vạn dân (giường/vạn dân) 25,0 18,60 20,60 22,10 23,50 Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn VH (Tiêu chuẩn mới) (%) 82-85 75,50 76,00 78,50 79,00 Độ co giãn của giảm nghèo theo tăng trưởng (**) -0,23 -0,53 -0,98 -0,63 Nguồn: Thống kê tỉnh Nghệ An và (**) tính toán của nhóm tác giả Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 5/2016 [35] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Trung Bộ. Mặt khác, đổi mới mô hình tăng trưởng giúp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, từ đó tác động lan tỏa sang các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là các vấn đề giải quyết việc làm, bất bình đẳng, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhóm đề tài kiến nghị một số nội dung sau: - Các cấp ủy Đảng phải xác định chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo; phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, chỉ đạo các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để mỗi Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nhận thức rõ và thấm nhuần quan điểm tái cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ có tính chiến lược, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo. - Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công chức chuyên nghiệp, hiện đại với số lượng và cơ cấu hợp lý. Chỉ đạo sát sao công tác tuyển dụng công chức, viên chức, đảm bảo công khai, cạnh tranh và theo vị trí công tác, nhu cầu công việc; thực hiện nghiêm việc rà soát, sàng lọc loại bỏ những cán bộ quản lý, những công chức yếu kém, không đủ năng lực và phẩm chất đạo đức ra khỏi bộ máy nhà nước. - Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nghiêm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chú trọng tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong bộ máy. - Tiếp tục quán triệt cho các ngành, các cấp về đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh để tạo sự thống nhất, đồng thuận trong quá trình thực hiện./. triển các vùng khác và phát huy tối đa cơ hội của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và ứng phó tốt với biến đổi khí hậu. Từ những kết quả phân tích ở trên, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới, gồm: - Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và tái cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hình thành các chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành Cần chuyển mô hình tăng trưởng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào các thế mạnh của Nghệ An là kinh tế biển, kết hợp công nghiệp chế tạo, chế biến nông sản, lâm sản, du lịch và các ngành dịch vụ. Tỉnh Nghệ An cần chuyển dịch cơ cấu và cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng đặt chất lượng tăng trưởng lên hàng đầu. - Cấu trúc lại tăng trưởng theo không gian gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng Cấu trúc lại tăng trưởng theo không gian gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng gồm các nội dung: (1) Tổ chức hoạt động kinh tế trong các Vùng động lực gắn với phát triển các đô thị trung tâm và cực tăng trưởng kinh tế của tỉnh; (2) Tăng cường liên kết Vùng. - Nâng cao hiệu quả đầu tư Tỉnh Nghệ An cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: (1) Giảm dần quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư công vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; (2) Vốn đầu tư công cần được hướng chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo phúc lợi nhân dân, đặc biệt là khu vực miền Tây Nghệ An; (3) Sử dụng đầu tư công như một công cụ hữu hiệu đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng và nhóm xã hội. 3. Kết luận và kiến nghị Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Nghệ An là một trong những mục tiêu cốt lõi của quá trình phát triển kinh tế đối với tỉnh Nghệ An. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn 2030 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Một mặt, đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng lợi thế cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế biến Nghệ An trở thành trung tâm của vùng Bắc Kinh tế biển - một trong những thế mạnh mà Nghệ An cần khai thác để tăng trưởng bền vững Nguồn: Báo Nghệ An

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdinh_huong_chuyen_doi_mo_hinh_tang_truong_va_tai_co_cau_kinh.pdf