Đồ án Đặc điểm chất hữu cơ trong đất ngập nước Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh

Đất ngập nước thuộc Bàu: hầu như ẩm ướt quanh năm, có thể được bao bọc bởi trảng là phần chuyển tiếp giữa bàu và sườn hay phần cao của thềm cổ. Đất xám đọng mùn, thành phần cơ giới là sét, sét-bột. Chế độ khử chiếm ưu thế với sự hiện diện của nhiều vẹt gley. Chế độ bồi tụ luôn chiếm ưu thế. Có sự tap trung chất hữu cơ tăng đột biến từ độ sâu 0-29cm (biểu đồ 3), nhưng mùn có độ phân giải kém (biểu đồ 7) Chế độ rửa trôi xói mòn giảm dần từ sườn của thềm cổ bao quanh qua trảng và chuyển sang chế độ tích tụ trong bàu. Có sự chuyển tải vật chất môt cách có chọn lọc từ thềm cổ tới bàu. Trảng tích tụ oxýt sắt, còn bàu là nơi tích luỹ vật liệu mịn gồm sét và mùn cùng các dinh dưỡng N, P. Trảng giữ vai trò trung chuyển bởi tầng đất ở đây thường mỏng nên khả năng lưu giữ vật chất thấp. Sự tồn tại của bàu liên quan mật thiết tới sườn và trảng bao quanh Quan hệ liên kết không gian của các dạng đất ngập nước và liên kết giữa chúng với các cảnh quan xung quanh. Trảng là nơi cung cấp trực tiếp nước và vật chất cho bàu. Trảng cũng là nơi nhận dòng chảy vật chất từ sườn thềm cổ đưa tới. Tương tự, các dạng đất ngập nước theo sông cũng nhận vật chất từ thềm cổ đưa tới. Trong mối quan hệ không gian này, sự tổn hại của mắt xích nào cũng gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống. Và càng lưu ý vai trò của thềm cổ trong việc duy trì các chức năng đất ngập nước của khu vực Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát.

doc61 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đặc điểm chất hữu cơ trong đất ngập nước Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác tự nhiên. Nếu được quản lý tốt, nền nông nghiệp trên đất ngập nước tự nhiên có thể sinh ra những lợi ích to lớn cho các cộng đồng nông thôn. Cung cấp nước: các vùng đất ngập nước có thể được sử dụng như là nguồn cung cấp nước cho con người sử trực tiếp như trong nông nghiệp, tắm rửa vật nuôi và cung cấp cho công nghiệp. - Các thuộc tính: những thuộc tính đặc biệt của một vùng đất ngập nước-tính đa dạng sinh học và tầm quan trọng của nó đối với giá trị văn hoá, di sản. Chúng càng có giá trị khi đất ngập nước được duy trì ở hiện trạng “ nguyên vẹn” hoặc được bảo vệ. Nhiều vùng đất ngập nước trợ giúp đáng kể cho sự tập trung của các loài động vật hoang dại. Ở Tây Phi, các đồng bằng ngập nước của các lưu vực Senegal, Niger và Chard đã trợ giúp cho hơn một triệu con chim nước, nhiều loài di trú, trong suốt thời gian của một năm. (Monval, et.al., 1987) Tính độc đáo về văn hoá/di sản: nét đẹp cảnh quan đất ngập nước cũng như nguồn động vật hoang dại ở đó đã hấp dẫn con người đến các vùng đất ngập nước. - Gía trị nhiều mặt của các hệ sinh thái đất ngập nước: một vùng đất ngập nước không thể thực hiện được tất cả các chức năng thì tất cả các vùng đất ngập nước sẽ sản ra những lợi ích tổng hợp. 3.2. Chức năng của đất ngập nước: - Nạp nước ngầm: chức năng này xuất hiện khi nước di chuyển từ vùng đất ngập nước xuống tầng ngậm nước trong lòng đất. - Tiết nước ngầm: chức năng này xuất hiện khi nước tích luỹ trong lòng đất di chuyển lên một vùng đất ngập nước và trở thành nước mặt. - Khống chế lũ lụt: bằng cách giữ và giải thoát nước mưa một cách điều độ, đất ngập nước có thể làm giảm sự tàn phá khơc liệt của các đỉnh lũ ở phia hạ lưu. - Oån định bờ biển/ chống xói mòn: thực vật ở vùng đất ngập mước có thể làm ổn định bờ biển bằng cách giảm năng lượng của sóng, dòng chảy và các lực xói mòn khác đồng thời lại cố định được lớp trầm tích đáy bằng rễ của chúng. -Giữ chất lắng đọng và chất độc: chất lắng đọng và chất độc thường là chất gây ô nhiễm nước chủ yếu ở nhiều hệ thống sông ngòi. Vì các vùng đất ngập nước thường nằm trong các lưu vực nên chúng có tác dụng như các bể lắng. -Giữ chất dinh dưỡng: chức năng này xuất hiện khi các chất dinh dưỡng quan trọng nhất là photpho và nitơ, tích luỹ trong tầng đất hoặc trong cây cối của vùng đất ngập nước. Các vùng đất ngập nước loại bỏ được chất dinh dưỡng có thể nâng cao chất lương nước và giúp ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng hoá. - Xuất khẩu sinh khối: vùng đất ngập nước là môi trường sống cho tôm, cá, động vật hoang dã và các đồng cỏ tươi tốt. - Chống sóng, bão, chắn gió: rừng ngập mặn và các vùng đất ngâp nước ven biển có rừng có tác dụng làm giảm sức gió và giảm thiệt hại do biển gây ra. - Oån định vi khí hậu: toàn bộ các chu trình về thuỷ văn, dinh dưỡng và vật chất, và các dòng năng lượng của các vùng đất ngâïp nước có thể làm ổn định được các điều kiện khí hậu địa phương, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ. - Giao thông đường thuỷ: môi trương nước mênh mông cảu các hệ sinh thái đất ngập nước có thể dùng để vận chuyển hàng hoá và làm đường giao thông. -Giải trí-du lịch: gồm săn bắn thể thao, câu cá, xem chim, chụp ảnh thiên nhiên, bơi lội và đi thuyền. 3.3. Đặc điểm của đất ngập nước của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh -Đất ngập nước của VQGLGXM rất phong phú và đa dạng, diện tích ước tính trên 1000ha bao gồm các loại đất ngập nước ven sông suối, các bàu, trảng, hố bom và có thể bao gồm cả loại rừng thưa cây họ dầu trên các triền đất thấp, kết cấu đá ong ở tầng mặt, ngập nước một thời gian ngắn nhất định trong năm. - Các vùng đất ngập nước có diện tích rất khác nhau, từ các hố bom rộng vài m2 đến các trảng cỏ rộng vài trăm ha nằm rải rác trong rừng và ven rừng, ăn thông ra cả diện tích bên ngoài và sang Campuchia. - Ranh giới của các vùng đất ngập nước thật sự là không rõ ràng do địa hình có độ dốc nhỏ, nhiều loại đất và có sự thay đổi một cách tuần tự hệ thực vật từ vùng đất khô đến ngập ít, ngập theo mùa và ngập quanh năm. - Đất ngập nước VQGLGXM có giá trị về nhiều mặt: cảnh quan, đa dạng sinh học và môi trường. Kiểu thảm thực vật này đóng góp đáng kể vào sự đa dạng về hệ sinh thái của khu vực, đa dạng về các loài động thực vật thuỷ sinh, và là sinh cảnh quan trọng quyết định đến sự hiện diện của các loài thú lơn ăn cỏ và các loài chim nước thông qua việc cung cấp thức ăn và nứơc uống. 3.4. Thống kê diện tích các đơn vị đất ngập nước Vườn quốc gia Lò Gò –Xa Mát Diện tích toàn bộ các vùng đất ngập nước của VQGLGXM là 4.533,13ha, trong đó có 3.294,38ha đất ngập nước tự nhiên và 1.238,46ha đất ngập nước nhân tạo (bảng 2). Trong các vùng đất ngập nước tự nhiên, đất ngập nước thuộc trảng có diên tích lớn nhất với 1.780,38ha, kế đến là suối 731,88ha và sông 679,25ha. Các bàu nước chiếm diện tích 103,16ha, trong đó có các bàu lớn như bàu trên trảng bà điếc 17,95ha, bàu quang 8,34ha, bàu đưng lớn 7,16ha, bàu chảo 6,47ha. Quy mô diện tích các vùng đất ngập nước có thể được phân thành các cấp: -Quy mô lớn (gồm các vùng đất ngập nước có diện tích lớn hơn 100ha) có tổng diện tích 2.845ha, trong đó gồm nhiều vùng trảng cỏ, trảng cây gỗ, đất trồng lúa và các vùng ven sông, ven suối. -Quy mô trung bình (gồm các vùng đất ngập nước có diện tích từ 25-100ha) có tổng diện tích là 559,4ha. -Quy mô nhỏ (gồm các vùng đất ngập nước có diện tích từ 1 – 25ha) có tổng diện tích 997,25ha. -Quy mô rất nhỏ (gồm các vùng đất ngập nước có diện tích nhỏ hơn 1ha) có tổng diện tích là 54,37ha Bảng 3-Thống kê diện tích các đơn vị đất ngập nước của VQG Lò Gò-Xa Mát. Lớp Đơn vị ĐNN Diện tích (ha) Ghi chú 1. Đất ngập nước thuộc sông 1.1. Lòng sông 68,80 Dài 23km 1.2. Ven sông 610,45 2. Đất ngập nước thuộc suối. 2.1. Lòng suối 62.00 Dài 31km 2.2. Ven suối 669,88 3. Đất ngập nước thuộc trảng. 3.1. Trảng cỏ 716,95 3.2. Trảng cây gỗ 1.063,43 4. Đất ngập nước thuộc bàu 4. Bàu 103,16 5. Kênh đào 5. Kênh đào Không xác định Dài 29km 6. Ruộng lúa nước 6. Ruộng lúa 1.238,46 7. Đất ngập nước nhân tạo 7. Ao, hố bom Không xác định Tổng diện tích đất ngập nước tự nhiên. Thuộc sông Thuộc suối Thuộc trảng Thuộc bàu 3.294,67 679,25 731,88 1.780,38 103,16 Chiều dài sông suối 54km Tổng diện tích đất ngập nước nhân tạo. 1.238,46 Tổng toàn bộ 4.533,13 Ghi chú- Diện tích lòng suối được phỏng tính dựa trên chiều dài của suối. Độ rộng trung bình của suối sử dụng trong tính toán là 20km. Diện tích thực của đơn vị lòng suối có thể lớn hơn vì đây chỉ mới tính trên hai nhánh chính của hệ thông suối đa ha-xa mát. Chỉ tính chiều dài kênh tà xia ngang qua VQGLGXM, kênh mới đáo tại trảng tà nốt và các kênh khu vực trảng bà điếc. Ngoài ra, còn 60km đường bên trong vườn với các mương nước ở hai bên có chức năng tương tự như các kênh đào. Hình2 . Bản đồ đất ngập nước VQG Lò Gò- Xa Mát 3.5. Hệ thống phân loại đất ngập nước của Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát.[1] Hệ thống đất ngập nước VQGLGXM được xây dựng dựa trên phương pháp đề nghị trong chương trình kiểm kê đất ngập nước Châu Aù- asian wetland inventory (finlayson et al.2002). Hệ thống bao gồm hai bậc là “lớp” và “đơn vị”. “lớp” được xác định dựa trên hai yếu tố là dạng địa mạo và thuỷ chế. “đơn vị” là sự phân nhỏ hơn của ‘lớp’, dựa trên 2 yếu tố là thảm thực vật và hình thức sử dụng. Kết quả, có 7 lớp và 10 đơn vị được xác định. (bảng 2) Các lớp đất ngập nước thuộc sông, đất ngập nước thuộc suối và kênh đào có cùng dạng địa mạo dòng chảy (channel). Các lớp đất ngập nước thuộc trảng và ruộng lúa nước thuộc dạng địa mạo phẳng(flat). Đất ngập nước thuộc bàu và bồn trũng nhân tạo có dạng địa mạo bồn trũng (basin). Trong lớp đất ngập nước thuộc sông có hai đơn vị là lòng suối và ven suối. Đất ngập nước thuộc trảng được chia làm 2 đơn vị là trảng cỏ và trảng cây gỗ. Các lớp đất ngập nước thuộc bàu, kênh đào, ruộng lúa và bồn trũng nhân tạo chỉ có một đơn vị. Bảng 4 : Hệ thống phân loại đất ngập nước vườn quốc gia Lò gò-Xa mát. Lớp (class) Đơn vị(unit) Đặc điểm 1. Đất ngập nước thuộc sông Địa mạo Thuỷ chế Thảm thực vật Sử dụng 1.1. Lòng sông Dòng chảy sông(river channel) Nước chảy, có nước quanh năm. Thực vật thuỷ sinh trôi nổi, thuỷ thực vật mọc ven bờ. Đất ngập nước tự nhiên. 1.2. Ven sông Thềm ven sông (river corridor), bao gồm một số dạng địa mạo như thềm sông, đê sông, trũng sau đê. Chảy trong mùa lũ, thời gian khác trong năm nước tĩnh. Nguồn cấp do sông là chủ yếu ngoài ra còn do mưa và nước ngầm. Cạn trong mùa khô. Rừng ven sông, thực vật dạng đầm lầy ở những nơi trũng. Đất ngập nước tự nhiên 2. Đất ngập nước thuộc suối. 2.1. Lòng suối Dòng chảy suối (stream channel) Nnước chảy, có nước quanh năm, một số nhánh suối cạn có thẻ bị khô một thời gian trong mùa khô Thực vật thuỷ sinh trôi nổi và thuỷ thực vật ven bờ. Đất ngập nước tự nhiên 2.2. Ven suối Thềm ven suối (stream corridor) Chảy trong mùa lũ, thời gian khác trong năm nước tĩnh. Nguồn cấp do nước từ suối là chủ yếu, ngoài ra còn do nước mưa và nước ngầm. Rừng ven suối, đầm lầy ven suối. Đất ngập nước tự nhiên. 3. Đất ngập nước thuộc trảng. 3.1. Trảng cỏ Phẳng (flat) Nước tĩnh. Nguồn do mưa là chủ yếu. Ngập một thời gian trong mùa mưa, không ngập trong mùa khô. Đồng cỏ Đất ngập nước tự nhiên. 3.2. Trảng cây gỗ Phẳng (flat) Nước tĩnh. Nguồn do mưa là chủ yếu. Ngập một thời gian trong mùa mưa, không ngập trong mùa khô. Rừng thưa, bụi rậm. Đất ngập nước tự nhiên. 4. Đất ngập nước thuộc bàu 4.Bàu Bồn trũng (basin) Nước tĩnh. Nguồn do mưa và nước ngầm. Ngập quanh năm, có thể có một thời gian khô ngắn. Thảm thực vật đầm lầy với những loài thuỷ sinh, chịu ngập. Đất ngập nước tự nhiên. 5. Kênh đào 5.Kênh đào Dòng chảy kênh đào (canal) Nước chảy. Dòng nước nhân tạo. Có nước gần như quanh năm. Có thể cạn một thời gian trong mùa khô trong những năm khô hạn, ít mưa. Thuỷ thực vật trôi nổi và mọc ven bờ. Đất ngập nước nhân tạo. Tưới tiêu, giao thông thuỷ. 6. Ruộng lúa 6. Ruộng lúa Phẳng(flat) Nước tĩnh. Ngập theo mùa. Lúa và một số hoa màu. Đất ngập nước nhân tạo. Canh tác nông nghiệp. 7. Đất ngập nước bồn trũng nhân tạo 7. Ao, hố bơm. Bồn trũng (basin) Nước tĩnh. Nguồn do mưa. Thuỷ thực vật nổi và ven bờ. Đất ngập nước nhân tạo. Chứa nước hoặc nuôi cá. 3.6. Tính chất của đất trong đất ngập nước Tính chất chẩn đoán Hydric Soil - Đất hữu cơ (vật liệu thực vật bị phân hủy - than bùn hoặc bả hữu cơ) - Lớp vật liệu hữu cơ trên mặt khá dày. - Có đặc tính gley (xuất hiện màu xám hoặc xám xanh), hoặc màu nên tối, có thể chứa các vết rĩ nâu đỏ... - Hiện diện của sulfide hoặc không. - Thoát nước kém hoặc úng nước thường xuyên. 3.7. Đặc điểm, tính chất và chức năng của hữu cơ trong đất ngập nước. 3.7.1. Đặc điểm, tính chất của hữu cơ. Đất chứa chất hữu cơ với số lượng và loại khác nhau, keo đất hữu cơ có ảnh hưởng lớn đến tính chất hoá học đất và có thể phân biệt đất không vật chất humic và đất humic. Chất humic là một loại acid có màu vàng đến đen và thường có trọng lượng phân tử lớn. Chúng được hình thành từ phản ứng tổng hợp thứ sinh liên quan đến vi sinh vật và có đặc tính không giống với bất kỳ trong cơ thể sống nào. Chúng có dãi thay đổi rộng về nhóm chức bao gồm: Carboxyl, phenolic hydroxyl, carbonyl, ester và có thể là nhóm quinone và methoxyl. Thành phần nguyên tố chủ yếu của Humus (trong tro) C: 44-53%, H: 3.6 - 5.4, N:1.8 - 3.6%, và O:40.2 - 47 %. Humus trong phòng thí nghiệm có thể chia làm 3 thành phần chính: Humin là chất mùn không hoà tan trong kiềm, Acid Humic có thể hoà tan trong kiềm nhưng không hòa tan trong acid và acid fulvic hòa tan cả trong kiềm và trong acid. Khả năng hấp phụ ion có thể sắp xếp như sau: Humin> Acid Humic > Acid Fulvic. 3.7.2. Cơ chế vận chuyển chất ô nhiễm. Những chất bị mất đi từ nước thải thông qua nhiều cơ chế: Quá trình trầm lắng, suy thoái sinh học, bị kết tủa và thực vật hấp thu Trong hệ thống đất ngập nước, kim loại nặng (KLN) có thể bị hấp phụ trong đất hoặc trầm tích, hoặc bị tạo phức với chất hữu cơ. Một sốù kim loại bị kết tủa khi hình thành các hợp chất sulfic hay carbonat hoặc bị lấy đi bởi thực vật. Những hợp chất trong trầm tích như Oxide sắt thể hiện tính ưu kim loại. Hành vi này có thể ảnh hưởng đủ để một kim loại bị hấp phụ trong đất ngập nước. Sau khi khả năng hấp phụ của hệ thống tiến đến bão hoà thì sự hình thành sulfide kim loại là phương thức chính lấy đi kim loại trong nước thải. Vi khuẩn khử sulfate oxy hoá chất hữu cơ và khử sulfate thành hydro sulfide. Hydro sulfide phản ứng với kim loại để hình thành sulfide kim loại kết tủa. So với trầm tích, thực vật không hấp thu nhiều kim loại nhưng chúng liên quan với quá trình oxy hoá và hoạt động sinh học, đây chính là động lực góp phần làm di chuyển KLN từ nước thải vào trong đất ngập nước. Những hợp chất hữu cơ có thể bị phân huỹ bởi vi sinh vật trong hệ thống đất ngập nước. Sự phân huỷ sinh học nầy làm phân rã các hợp chất hữu cơ. Chất hữu cơ cũng có thể bị phân huỹ trong quá trình thực vật hấp thu dinh dưỡng. Trong đất ngập nước Đạm hữu cơ bị biến đổi thành NH4+. NH4+ có thể bay hơi, trao đổi với những cation khác trong trầm tích hoặc nitrate hoá nếu trong môi trường có hiện diện của Oxy. Nitrate là dạng đạm mà thực vật dễ dàng hấp thu, vì thế thực vật nổi sử dụng chúng suốt trong mùa sinh trưởng. Nitrate thừa trong hệ thống kỵ khí bị khử thành khí N2 và N2O như là kết quả của quá trình khử N, đây là cơ chế chính của sự mất nitrate trong nước thải. Một số nước thải chứa Phosphore từ các sản phẩm tẩy rữa, từ nguồn nước thải nông nghiệp. Phosphore có thể hấp phụ trên bề mặt của vụn hữu cơ và bề mặt các keo hydroxide trong trầm tích. Chúng có thể kết tủa khi liên kết với kim loại để tách khỏi dung dịch trong điều kiện môi trường có pH hơi kiềm. Những Phosphate vô cơ hoà tan, được hấp thu bởi thực vật và được chuyển hoá thông qua chu trình sống và phân huỹ của thực vật. Phosphate bị mất đi từ nước thải thông qua sự cố kết với trầm tích, chúng hấp phụ vào bề mặt các keo mang điện tích dương. Những nghiên cứu cho thấy hầu hết thuốc trừ sâu có ái lựïc mạnh đối với bề mặt chất hữu cơ hơn là bề mặt chất khoáng, vì vậy chất hữu cơ và đặc biệt là trong phân tử mùn thể hiện vai trò chính trong nhiệm vụ thanh lọc (hấp phụ) thuốc trừ sâu trong đất. (Stevenson, 1982). 3.7.3. Vai trò chất hữu cơ trong đất-đất ngập nước: Chất hữu cơ của đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất. Nó là nhuồn cung cấp: Dinh dưỡng cacbon, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, nhất là nitơ. Tạo nên keo đấùt góp phần tích luỹ và điều hoà chất dinh dưỡng trong đất. Tạo nên kết cấu cho đất để giải quyết mâu thuẫn giữa nước và không khí trong đất. Chế độ nước và nhiệt trong đất thích hợp cũng nhờ sự có mặt của chất hữu cơ. Ngoài ra các axit mùn còn là những chất kích thích sinh trưởng thực vật. Chất hữu cơ trong đất ngập nước đảm nhận vai trò là một chất nền, chất vật liệu sống cho môi trường đó: chất hữu cơ cung cấp nguồn năng lượng cho các loài thực vật, vi sinh vật, côn trùng nước, sinh vật nổi, động vật...Từ đó, hình thành nên chuỗi năng lượng trong môi trường sinh thái thông qua mạng lưới thức ăn. Và cũng chính hành vi này đã sản xuất ra sinh khối của hệ sinh thái. Vậy số lượng, hàm lượng, sự phân bố chất hữu cơ mang tính quyết định vùng đất ngập nước có giữ được các vai trò-chức năng của nó không. 3.8. Khí hậu, chế độ gió, thuỷ văn Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Tây Ninh năm 1996. 3.7.1. Khí hậu - Nhiệt độ trung bình năm: 27,70C (130C – 39,30C). - Lượng mưa trung bình năm: 1.800mm (1.387 – 2.346mm). - Số ngày mưa bình quân năm: 116 ngày. - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10: 85-90%. - Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng tư năm sau: 10-15%. - Lượng mưa bốc hơi bình quân năm: 1.489mm. - Aåm độ bình quân năm: 78,4%. 3.7.2. Chế độ gió - Gió Tây Nam trùng với mùa mưa với tốc độ bình quân: 1,8m/s. - Gió Đông Bắc trùng với mùa khô với tốc độ bình quân: 2,3m/s. 3.7.3. Thuỷ văn Sông suối: Hệ thống sông suối chảy qua VQG. - Sông Vàm Cỏ Đông: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam-Campuchia. Đoạn chảy qua khu rừng dài khoảng 20km, lòng sông rộng 10-20m. sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện cho giao thông. - Suối Đa Ha: cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Đông Bắc theo hướng Tây Nam chảy vào khu trung tâm rồi hợp với các suối Mẹt Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Xa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối có nước quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn nghoèo nên các phương tiện giao thông đường thuỷ không đi lại được. -Ngoài ra, còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như: suối Mẹt Nu (xuất phát từ trảng Tân Thanh, trảng Min Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), suối Tà Nốt, suối Thị Hằng (các suối đều khô nước vào mùa khô). Mật độ sông suối trong vườn là 0,19km/km2, tương đối cao so với khu vực ngoài vườn. -Nước ngầm: Nước ngầm trong vườn khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4-5m có thể cung nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20m cho nước phục vụ sản xuất (140-240m3/ngày. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, nguồn nước ngầm có chất lượng nước tốt, phục vụ được cho sinh hoạt và sản xuất. -Đặc điểm mưa Nước do mưa, hay gọi chung là nước rơi (precipitation), là một trong những nguồn cấp quan trọng cho hầu hết các loại đất ngập nước. VQG LGXM nằm trong một khu vực có lượng mưa khá cao. Số liệu trung bình nhiều năm ghi nhận tại Trạm Dầu Tiếng (tọa độ 11o20’N, 106o20’E) cho thấy lượng mưa trung bình năm là 2177mm với 142 ngày có mưa (Phạm Ngọc Toàn & Phan Tất Đắc 1993). Lượng mưa này gần tương đương với những lượng mưa cao ở đồng bằng sông Cửu Long như ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng V đến tháng XI, tập trung nhiều nhất vào các tháng VIII, IX và X. 3.9. Các đơn vị địa mạo chủ yếu [1] 3.9.1. Thung lũng sông Vàm Cỏ Đông - Lòng sông Vách đứng, lòng sông sâu 2–5 mét cắt sâu vào trầm tích Pleistocene (phù sa cổ). Dòng chảy có độ uốn khúc cao. Trầm tích đáy là tảng lăn laterite (đá ong). - Thềm sông Phát triển không liên tục, địa hình bằng phẳng, ngập nước ngắn hạn theo mùa (các đợt lũ), thành phần trầm tích là bột cát. Phần rìa thềm cổ là nơi tích tụ cát trung–mịn, rửa trôi từ thểm cổ đưa tới. Nước ngầm trong mùa khô nằm khá sâu. - Trũng lòng sông cổ Đây là dấu vết sót lại khi dòng sông Vàm Cỏ Đông thay đổi dòng chảy, trên thực tế là các lung bàu hình dạng trăng khuyết. Địa hình trũng cục bộ (khoảng 0,5–1 mét so với bờ sông), phát triển không liên tục dọc hai bờ và cách ly với sông Vàm Cỏ, có thời gian ngập lâu. Nguồn nước là nước lũ và nước gom tụ từ các thềm cổ đưa tới. Thành phần trầm tích là sét bột, sét than bị gley, dưới sâu có thể gặp cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt. Nước ngầm trong mùa khô nằm khá nông. 3.9.2. Suối Đa Ha – Xa Mát - Lòng suối Lòng suối hẹp, độ dốc lớn, nhấp nhô bởi tảng lăn (khối laterite), vách bờ dốc đứng, sâu khoảng 3–5m. Lòng suối dạng V hoặc U, độ uốn khúc cao. -Thềm suối thấp Bãi cạn phát triển không liên tục, địa hình lồi lõm, cao hơn lòng suối khoảng 1–2 mét, rộng 4-5 mét. Nơi hợp lưu với các suối nhánh thì bề rộng tăng lên 10–50 mét, ngập nước ngắn hạn theo mùa (các đợt lũ), thành phần trầm tích là cát, cát bột. Nước ngầm dao động theo mực nước suối. Vị trí cồn bãi thường không ổn định. - Thềm suối cao Bề mặt tương đối phẳng, rộng có thể tới vài chục mét, ngập hàng năm; sườn có độ dốc lớn và bị cắt xẻ bởi mương xói. Thành phần vật liệu là bột sét lẫn ít cát tạo thành lớp mỏng. Thường gặp tầng kết von laterit (đá ong) ở sâu hơn 1 mét ở các vị trí thoát nước trên thân sườn. 3.9.3. Trảng trên thềm cổ -Trảng : Địa hình dốc nghiêng nhẹ, thời gian ngập ngắn (theo đợt mưa), là nơi trung gian chuyển nước (nước mặt và nước lỗ rỗng) từ vùng địa hình gò cao về vùng bàu trũng hoặc thoát ra sông, suối. Quá trình tích tụ đang dần chiếm ưu thế với biểu hiện tích đọng mùn trên bề mặt. Thành phần trầm tích là cát bột chuyển sang bột sét giàu mùn ở phần trên mặt. -Trũng cạn trong trảng: Địa hình bằng phẳng là nơi trũng thấp tương đối, có thời gian ngập khá dài ngày, tích tụ vật liệu tại chỗ là chủ yếu, thành phần trầm tích là sét, sét bột giàu hữu cơ. - Bàu: Diện tích nhỏ dạng tròn, có khi hơi kéo dài, địa hình thấp trũng, 0,5–0,7 mét so với phần trảng ở xung quanh, có vách bờ dốc. Thời gian ngập hầu như liên tục suốt năm. Quá trình tích tụ vật liệu tại chỗ (hữu cơ) là chủ yếu. Thành phần trầm tích là sét bột, sét than. Quá trình gley rất phát triển. 3.10. Chu kỳ thủy tính Chu kỳ thủy tính thể hiện sự biến động của mực nước trong một chu kỳ thời gian, thường là một năm, tại một vùng đất ngập nước. Các loại đất ngập nước khác nhau thường có đường biểu diễn chu kỳ thủy tính khác nhau, và do vậy chu kỳ thủy tính còn được gọi là “chữ ký” của đất ngập nước. Đường biểu diễn chu kỳ thủy tính thể hiện các khoảng thời gian có nước ngập, khoảng thời gian khô, mức độ sâu ngập và độ sâu của mực thủy cấp trong thời gian khô. Chu kỳ thủy tính thể hiện một cách tổng hợp cân bằng nước của một vùng đất ngập nước và có thể được sử dụng rất hiệu quả trong giám sát biến động môi trường đất ngập nước. 3.11. Thảm thực vật. Kiểu thảm thực vật Do điều kiện vi khí hậu và tiểu địa hình đã dẫn đến nhiều kiểu thảm thực vật hình thành: - Rừng thường xanh ven suối Đa Ha. - Rừng nửa rụng lá chiếm ưu thế. - Rừng thay lá trên đất thấp (rừng khộp). - Rừng tràm ngập nước chua phèn thấp. - Trảng cỏ ngập nước với ưu thế loài sậy. - Bàu nước. Ngoài ra, còn có các ưu hợp như: Dầu trà beng, Dầu song nàng, Sến mủ, Dầu lông, Bằng Lăng; sinh cảnh ven sông với ưu thế gồm các loài; Trâm, Gáo, Cà giâm, Chiếc, Quao... Đặc điểm thực vật (diện tích che phủ, loài thực vật và loài ưu thế). Chuyến khảo sát thực địa tại bàu Quang (27/7/2006) cho thấy - Mật độ che phủ: 80% mặt bàu được phủ bởi các loài thực vật, Bàu Quang được bao bọc bởi 3 loại rừng: rừng khộp, rừng rộng lá thường xanh, rừng nửa rụng lá. Phần triền triền bàu là cây tràm con xen lẫn cỏ bụi, xuống gần giữa bàu có cỏ ống, cỏ sâu, cỏ mồm mốc, giữa bàu có cỏ đưng, cỏ ống. Có những khoảng cỏ riêng biệt, có những khoảng cỏ mọc đan xen. Cỏ mọc phân bố theo độ nghiêng xuống vùng trũng nhất của bàu. Nơi đất ướt triền triền có cỏ nhỏ mọc sát mặt đất. Nước trong bàu săm sắp mặt đất, cách mặt đất khoảng 10 cm. Theo mặt cắt địa hình và phân bố thực vật trong bàu: (trích trong quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước VQG Lò Gò-Xa Mát, tỉnh Tây Ninh) cho thấy: Bàu hầu như ẩm ướt quanh năm, có thể được bao bọc bởi trảng là phần chuyển tiếp giữa bàu và sườn hay phần cao của thềm cổ. Có khác biệt rõ về vi địa hình với độ dốc có thể hơn 1%. - Vùng trũng ngập nước thường ưu thế bởi - Ưu thế Cỏ Năng (Eleocharis dulcis) - Lúa ma. - Vùng ẩm ưu thế bởi - Dùi trống (Eriocaulon sp.), Hoàng đầu (Xyris spp.), Mồm mốc (Ischaemum rugosum), Cỏ sâu (Eremochloa ciliaris) - Vùng cao ven bàu chiếm Rừng trên đất cao ưu thế Sến (Shorea) Tên thường gọi: Năng Tên khoa học: Eleocharis dulcis - Một số dạng thực vật sống: [3] Tên thường gọi: Mồm Tên khoa học: Ischaemum rugosum Tên thường gọi: Đưng Tên khoa học: Scleria poaeformis . Hình 3 : Một số dạng thực vật sống ở bàu Quang CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập và đánh giá tổng hợp tài liệu Đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn khác nhau như: Sách, luận văn khoa học, báo để nghiên cứu vấn đề được toàn diện hơn. 4.2. Phương pháp khảo sát thực địa Là việc sử dụng các giác quan để nhận biết trực tiếp đối tượng cần nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu về các biểu hiện, hoạt động của đối tượng để rút ra những nhận xét, kết luận về đối tượng. Ưu điểm của phương pháp là quan sát trực tiếp, đơn giản, ít tốn kém, thông tin phong phú, sinh động, tuy nhiên người nghiên cứu không chủ động được. Bố trí khảo sát thực địa. Các khảo sát nghiên cứu ngoài thực địa được thực hiện nhờ thu thập những số liệu và thông tin cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra của đề tài là xét sự phân bố của hàm lượng chất hữu cơ của đất ngập nước trong VQGLGXM. Các địa điểm khảo sát được lựa chọn đại diện các loại hình đất ngập nước khác nhau của khu vực nghiên cứu là các vùng đất ngập nước thuộc bàu, trảng. Khảo sát thực địa. Quan sát cảnh quan thực tế. Địa hình địa vật, thảm thực vật. 4.3. Phương pháp thống kê Phương pháp này được sử dụng nhiều trong phân tích chuỗi số liệu. Bằng các phép tính thống kê tìm ra qui luật các yếu tố, đưa ra những dự đoán biến đổi trong tương lai. Phương pháp này đã được hệ thống hoá bằng các chương trình, phần mềm máy tính cho kết quả nhanh, tin cậy. 4.4. Phương pháp phân tích hệ thống Sử dụng phân loại các yếu tố dữ liệu trên cơ sổ hệ thống khoa học, xác định tích qui luật và các mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố. Phân tích hệ thống cần xem xét các yếu tố trong mối tương quan tác động qua lại và xem xét đến chiều thời gian của vấn đề. Phương pháp này được áp dụng trong qui hoạch môi trường để xem xét các mối tương quan các yếu tố liên quan môi trường kinh tế xã hội và được áp dụng ở tất cả các khâu trong lĩnh vực nghiên cứu. Xác lập mối quan hệ hệ thống giữa yếu tố tự nhiên và hàm lượng hữu cơ. 4.5. Phương pháp GIS Phương pháp ứng dụng hệ thông tin địa lý được thực hiện bằng các phần mềm như: Mapinfo, Arcview. Công cụ cho phép tổng hợp, phân tích vấn đề một cách toàn diện. 4.6. Phương pháp phân tích hoá – lý đất -Phân tích N tổng số trong đất: Nitơ (đạm) là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của thực vật. Hàm lượng nitơ tổng số ở lớp đất mặt dao động trong giới hạn từ 0,10-0,85%. Theo chiều sâu của phẫu diện, cũng giống như chất hữu cơ, hàm lượng nitơ tổng số giảm dần. Hầu hết nitơ trong đất đều ở dạng hữu cơ, hàm lượng nitơ tổng số rất nhỏ là ở dạng vô cơ (1-5%). Trong đa số các chất, hàm lượng nitơ trong đất chiếm khoảng 5% chất mùn. hợp chất chứa nitơ trong đất rất phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhờ những phương pháp phân tích sắc kí, người ta biết rằng khoảng 40-50% nitơ trong đất cày ở dạng axitamin. Cây trồng chỉ sử dụng được nitơ trong đất khi đã chuyển hoá thành dạng vô cơ (nitơ hữu cơ trong mùn axit amin amit amoni nitrat). Mức độ chuyển hoá này tuỳ thuộc vào dạng nitơ hữu cơ (nếu tỉ lệ C/N càng cao, nitơ hữu cơ càng khó phân giải), vào nhiệt độ, độ ẩm, pHcủa đất. nitơ tổng số trong đất thường được phân tích để đánh giá độ phì tiềm tàng của đất. để phân tích đạm tổng số, người ta phân tích chất hữu cơ để chuyển hoá nitơ sang dạng amoni. Quá trình phân huỷ có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Ơû đây ta sử dụng phương pháp kandan-1883. -Phân tích chỉ tiêu OM: phương pháp chuẩn độ Wakley-Black. Chất hữu cơ bao gồm toàn bộ phần không phải khoáng của đất và một ít xác của động thực vật trong đất. chất hữu cơ là chỉ tiêu quan trọng của đất. đó là nguồn cung cấp trực tiếp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng. N,P, K, Ca, Mg là các yếu tố tăng lượng và chất CEC, tăng kết cấu đất, cải thiện tính chất vật lý, khả năng giữ ẩm cho đất. Chất hữu cơ (OM) có thể được biểu thị bằng phần trăm (%)cacbon hữu cơ hoặc phần trăm (%) OM, với hệ số chuyển đổi: %OM = %OC * 1,724 Nguyên tắc. Các hợp chất hữu cơ bị oxi hoá bởi lượng dư dung dịch K2Cr2O7 (N3) trong H2SO4 25N. Lượng K2Cr2O7 còn dư được xác định bằng dung dịch muối Fe 2+. -Phân tích mùn trong đất: Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây. Mùn ảnh hưởng đến tính chất lý học, hoá học và sinh học đất. Nói chung mùn càng nhiều đất càng tốt, một số tỷ lệ đánh giá mùn C/N, mùn/N, axitthumic/axitFunvie Thành phần chủ yếu của mùn là C, N, H, O. một số ít S, P và các nguyên tố khác. Nếu phân tích tổng số H và O rất khó, vì vậy người ta chỉ phân tích N hoặc C rồi suy ra mùn. Thành phần mùn chủ yếu: Nhóm axit humic tan trong kiềm, không tan trong axit. Nhóm axit fulvic tan trong kiềm, tan trong axit. Nhóm humin, không tan trong kiềm. Lượng và tỷ số axit humic: axit fulvic là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện tính chất của mùn. % Mùn = %C * 1,724 Hệ số 1,724 do Bemmelen nêu ra vì trung bình C chiếm 58% của mùn, từ đó: Mùn = C * 100/58 = C * 1,734. Như vậy số liệu phân tích mang tính gần đúng. Phương pháp Cononova-Belotricova. Nguyên tắc: Sơ đồ phương pháp. Chất hữu cơ Mùn Không phải mùn Tác động với kiềm Không tan (humin) Hoà tan (tác dụng với axit) Kết tủa Chiết với alcol Không kết tủa (Axit fulvic) Xử lý đến pH=4.8 Hoà tan (Axit hymstomelanic Không tan Hoà tan Không tan (humas) Sơ đồ 1 : Sơ đồ Phương pháp Cononova-Belotricova 4.7. Phương pháp chuyên gia Từ kiến thức, kinh nghiệm của chuyên gia trong một lĩnh vực (môi trường đất)để vấn đề cần đề cập (chất hữu cơ-đất ngập trong nước) được giải quyết theo chiều sâu của nó. CHƯƠNG 5 ĐẶC ĐIỂM CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT NGẬP NƯỚC CỦA VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT TỈNH TÂY NINH 5.1. Mô tả các đơn vị đất ngập nước 5.1.1. Lớp đất ngập nước thuộc sông (Vàm Cỏ Đông) -Đơn vị lòng sông: lòng sông rộng 30-50m, có nơi hẹp hơn, sông có nước quanh năm. Thực vật gồm các loài thuỷ sinh trôi nổi và những loài ái thuỷ mọc gần bờ nơi nước cạn. - Đơn vị ven sông: nơi rộng nhất khoảng 300-500m và nơi hẹp nhất khoảng 10m. Địa mạo đa dạng với những kiểu thềm sông, đê sông và trũng ven sông. Ơû thời điểm nước dâng cao trong mùa lũ, dòng chảy sông bao phủ phần lớn diện tích vùng ven sông và biến thuỷ chế này sang dạng nước chảy. Phần lớn thời gian còn lại trong năm, vùng ven sông không bị ngập ngoại trừ ở các ven sông, và đặc điểm thuỷ chế là nước tĩnh. Thảm thực vật gồm có rừng hành lang ven sông với những kiểu rừng Dầu, rừng Tre gai hoặc rừng Cà dăm nơi trũng. Các trũng ven sông thường là hồ móng ngựa do sông đổi dòng để lại. Thảm thực vật trên trũng mang đặc điểm của các vùng đầm lầy với nhiều loài thân thảo, thuỷ sinh. 5.1.2. Lớp đất ngập nước thuộc suối (Đa Ha – Xa Mát) -Đơn vị lòng suối Đa Ha-Xa Mát có nước gần như quanh năm, ngoại trừ một số nhánh nhỏ có thể cạn trong mùa khô. Hệ thống suối này có vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển nước mặt và do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến các vùng đất ngập nước trên địa bàn VQGLGXM. Hệ thống suối này còn có vai trò quan trọng trong việc thanh lọc nguồn nước. -Ven suối Đa Ha-Xa Mát là vùng hành lang ven suối, bề rộng trung bình khoảng 50m. Địa mạo của vùng ven suối không đa dạng như vùng ven sông, bao gồm vùng thềm thấp và vùng thềm cao. Vùng thềm thấp bị ngập nước do nước suối dâng lên một thời gian khá dài trong mùa mưa trong khi ở thềm cao thì thời gian bị ngập ngắn hơn. Thảm thực vật là kiểu rừng hành lang ven suối với rừng Tre gai bao phủ phần lớn vùng thềm thấp. Trũng ven suối cũng có hiện diện nhưng không nhiều và có diện tích nhỏ. 5.1.3. Lớp đất ngập nước thuộc trảng - Đơn vị Trảng cỏ: Phân bố trên địa mạo dạng phẳng, ngập một thời gian trong mùa mưa, thời gian còn lại trong năm mặt đất khô hoặc rất khô. Thảm thực vật dạng đồng cỏ với sự hiện diện ưu thế của hai loài Mồm mốc (Ischaemum) và Cỏ sâu (Eremochloa). Trảng cỏ chiếm diện tích khá lớn trong các loại đất ngập nước ở Vườn quốc gia Lò gò-Xa mát, tập trung ở hai khu vực trảng Tà Nốt và trảng Tân Thanh. Ngoài ra, còn nhiều trảng nhỏ rải rác trong rừng. - Đơn vị Trảng cây gỗ: đặc điểm địa mạo và thuỷ chế tương tự đơn vị Trảng cỏ nhưng trong lớp phủ thực vật có sự xuất hiện cỉa cây gỗ đó là trảng Dầu, với ưu thế của Dầu Trà ben và Dầu lông, và trảng Tràm gió. Trảng cây gỗ chiếm diện tích lớn nhất trong các đơn vị đất ngập nước ở Vườn quốc gia Lò gò- Xa mát. - Đơn vị Bàu: thuộc dạng địa mạo bồn trũng, thời gian ngập kéo dài trong năm, các bàu lớn thường ngập quanh năm, hoặc có thời gian khô ngắn. Nguồn cấp nước do mưa, nước chảy tràn trên mặt và có thể cả nước ngầm. Các bàu lớn trong VQGLGXM là bàu Quang, bàu Đưng, bàu Chảo,...Thực vật thuộc dạng đồng cỏ ẩm trên đầm lầy với các kiểu thường gặp như đồng cỏ Năng (Eleocharis), đồng cỏ Đưng (Scleria), đồng cỏ Lúa ma (Oryza). Những nơi trũng sâu có các loài thực vật thuỷ sinh nổi như Súng (Nymphaea), Rau tràng (Nymphoides)... 5.2. Đăc điểm chất hữu của từng đơn vị đất ngập nước 5.2.1. Số lượng chất hữu cơ ở các dơn vị đất ngập nước 5.2.1.1.Số lượng chất hữu cơ ở từng đơn vị - Đất ngập nước thuộc Trảng: Với đặc điểm có thảm thực vật là cỏ, cây gỗ; thời gian ngập nước theo mùa trong năm; địa mạo phẳng làm khả năng tích luỹ nước-chất hữu cơ kém. Chất hữu cơ tập trung nhiều ở tầng mặt, ít dần khi xuống sâu. (biểu đồ 1) Biểu đồ 1 : Hàm lượng chất hữu cơ ở các Trảng - Đơn vị đất ngập nước sông : Với đặc điểm có địa mạo dạng dòng chảy, nước có quanh năm, thực vật thuỷ sinh trôi nổi,thuỷ thực vật mọc ven bờ. Chất hữu cơ tập trung nhiều ở tầng mặt, càng sâu xuống chất hữu cơ càng ít đi. (biểu đồ 2) : Với S1, S2 có độ sâu (0-10)cm, nằm ở hai đoạn của sông Vàm Cỏ Đông. Biểu đồ 2 : Hàm lượng chất hữu cơ – đất ngập nước thuộc sông - Đất ngập nước thuộc suối: Suối Đa Ha-Xa Mát có nước gần như quanh năm, địa hình lồi lõm, thành phần trầm tích là cát, cát bột, bột sét tạo thành lớp mỏng. Thảm thực vật ven bờ là rừng Tre gai đa số. Chất hữu cơ phân bố như sau ở các trí của các suối: chốt Sáu Hải, cầu suối Lớn, cầu Đa Ha. Biểu đồ 3 : Hàm lượng chất hữu cơ – đất ngập nước thuộc suôí - Đất ngập nước thuộc Bàu: Với đặc điểm có địa mao dạng bồn trũng; nước tỉnh, nguòn nước do mưa và nước ngầm, ngập quanh năm; thảm thực vật đầm lầy với những loài thuỷ sinh chịu ngập. Chất hữu cơ tập trung thật nhiều ở tầng mặt, ít đi khi xuống sâu. (biểu đồ 4) Biểu đồ 4 : Hàm lượng chất hữu cơ chỗ trũng bàu Quang 5.2.2 Phân bố hữu cơ ở tầng mặt các đơn vị đất ngập nước: Theo địa hình-địa mạo chung của cả khu vực VQGLGXM thì chúng bắt đầu từ thềm cổ có sự hình thành tầng kết von tác động như các tầng chắn nước gây nên úng ngập cục bộ. Và sự xói mòn và tái phân bố các lớp cát trong thềm cổ đã tạo nên nhóm đất cát phát triển các bề mặt san bằng tích tụ khá bằng phẳng, được che chắn bởi dãy cát tích tụ, hình thành nên các vùng trảng rộng lớn. Với đặc điểm đất ngập nước trên trảng được hình thành như vậy khả năng tích luỹ nước - chất hữu cơ kém; và chất hữu cơ bị oxi hóa dễ hơn so với đơn vị sông-suối-bàu. Bên cạnh thềm cổ với hoạt động xâm thực sâu và di động ngang của sông Vàm Cỏ Đông và các suối sâu vào thềm sông – suối đã hình thành các vùng trũng cục bộ, ở đó tích tụ vật chất trong điều kiện úng ngập ưu thế. Là các đơn vị đất ngập nước thuộc sông-suối-bàu. Ơû đây, khả năng tích luỹ chất hữu cơ tốt, và chất hữu cơ đang được bảo quản bởi mặt nước tạo môi trường yếm khí CHC không bị oxi hoá bởi Oxi. Như theo biểu đồ 4 ta thấy, lượng hữu cơ trên tầng mặt ở Bàu, Sông-suối và Trảng được xếp thứ tự (ở 3 dạng địa mạo này khác nhau, thảm thực vật khác nhau, chế độ ngập nước cũng khác nhau. đã làm cho lượng hữu cơ của 3 đơn vị này khác nhau): Bàu có lượng hữu cơ tồn tại trên bề mặt nhiều nhất, kế đó là sông-suối, cuối cùng là trảng. Xem biểu đồ 5: Biểu đồ 5 : So sánh hàm lượng chất hữu cơ – tầng mặt của các đơn vị đất ngập nước 5.2. 3 Phân bố lượng hữu cơ theo chiều sâu ở các đơn vị đất ngập nước Như phân tích ở trên, lượng hữu cơ trong vùng đất ngập nước sông-suối-bàu có điều kiện tích luỹ chất hữu cơ tốt hơn trảng. Và Bàu có địa mạo trũng nhất nên khả năng tích luỹ nước-vật chất của nó là cao nhất. Nhìn biểu đồ 5, ta thấy ở độ sâu tương ứng lượng hữu cơ trong bàu nhiều nhất và sông-suối nhiều hơn trảng. Biểu đồ 6: Biểu đồ 6 : Hàm lượng chất hữu cơ – chiều sâu của các đơn vị đất ngập nước. 5.2.4 So sánh về chất lượng chất hữu cơ (C/N) 5.2.4.1.Khả năng phân giải ở tầng mặt của các đơn vị đất ngập nứơc Sự chuyển hoá của chất hữu cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hoạt động của vi sinh vật, lượng oxi, cơ chế vật lý tác động vào, loại chất hữu cơ... Ta thấy, ở đơn vị sông-suối ít bị tác động xáo trộn, bị ngập nước quanh năm so với đất ngập nước thuộc trảng. Khả năng phân giải chất hữu cơ của đơn vị sông-suối là chậm nhất, hầu như không có sự phân giải, bàu có độ phân giải tốt hơn sông – suối, trảng có độ phân giải tốt hơn bàu. (biểu đồ 7) Biểu đồ 7 : khả năng phân giải chất hữu cơ – tầng mặt của các đơn vị đất ngập nước. 5.2.4.2 Khả năng phân giải chất hữu cơ theo chiều sâu ở các đơn vị đất ngập nước Theo biểu đồ thể hiện, ta thấy theo chiều sâu khả năng phân giải chất hữu cơ của bàu khó hơn sông – suối, trảng. (biểu đồ 8) Biểu đồ 8 : khả năng phân giải CHC – chiều sâu của các đơn vị đất ngập nước. CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN Đất ngập nước thuộc Trảng: Đặc điểm chung là vi địa hình bằng phẳng nên không thuận lợi cho tích giữ nước, thành phần vật liệu hạt mịn bột sét, quá trình tích tụ chiếm ưu thế, đặc biệt là sự tích luỹ vật liệu hữu cơ nhưng với hàm lượng thấp và thành phần cơ giới là hạt thô. Các hoạt động trao đổi chất mang tính chất mùa vụ rất rõ, tập trung vào mùa mưa. Trảng chỉ nhận được nguồn nước vật chất tràn từ vùng sườn cao tới vào mùa mưa. Đồng thời còn là nơi trung chuyển dòng vật chất tới các vùng địa hình thấp hơn như Bàu hay thoát chậm ra suối, sông. Mùn tích tụ trong tầng đất mặt và thường có bề dày mỏng, Giá trị độ phân giải (C/N) nhỏ chứng tỏ các thành phần được phân giải tốt hơn, phần hữu cơ mịn hơn đã bị rửa trôi mang đi: Tích tụ vật liệu hữu cơ thô hạt và rửa trôi vật liệu mịn. Đất ngập nước thuộc Sông: Vi địa hình biến đổi đa dạng, phân cắt mạnh, đất ngập nước được hình thành trong điều kiện khá ổn định so với cảnh quan khác trong khu vực, đặc biệt là nước dưới đất ít dao động theo mùa. Vào mùa mưa, nguồn nước lũ tràn ngập tăng cường điều kiện trao đổi chất và mang tới nguồn vật chất đa dạng. Trong mùa khô, vùng đất ngập nước ở đây có thể tiếp nhận trực tiếp từ nguồn sông và cả nước thấm từ sườn thềm cổ xuống. Thành phần cơ giới của đất là bột cát, bột sét, xốp. Chế độ bồi tụ chiếm ưu thế. Tích đọng mùn tạo thành tầng mỏng trên bề mặt. Vật liệu thô lắng đọng gần bờ sông khi nước sông tràn bờ và hạt mịn thì được mang đi xa hơn vào trong trảng. Điều kiện thoát nước tương đối tốt. Đất ngập nước thuộc Suối: Vi địa hình biến đổi đa dạng, và phát triển liên tục, biến dộng nhanh. Aûnh hưởng mùa thể hiện rõ nét. Vào mùa mưa, nguồn nước lũ tràn ngập và nước thấm từ sườn cao xuống tăng cường điều kiện trao đổi chất và bổ sung nguồn vật chất. Trong mùa khô, nước thấm từ sườn thềm cổ xuống là luồng vật chất chhính. Thành phần cơ giới thô nhẹ nên khả năng thoát nước tốt. Chế độ xói mòn rửa trôi chiếm ưu thế. Hàm lượng mùn ở mức thấp và có độ phân giải (C/N) ở mức trung bình. Đất ngập nước thuộc Bàu: hầu như ẩm ướt quanh năm, có thể được bao bọc bởi trảng là phần chuyển tiếp giữa bàu và sườn hay phần cao của thềm cổ. Đất xám đọng mùn, thành phần cơ giới là sét, sét-bột. Chế độ khử chiếm ưu thế với sự hiện diện của nhiều vẹt gley. Chế độ bồi tụ luôn chiếm ưu thế. Có sự tap trung chất hữu cơ tăng đột biến từ độ sâu 0-29cm (biểu đồ 3), nhưng mùn có độ phân giải kém (biểu đồ 7) Chế độ rửa trôi xói mòn giảm dần từ sườn của thềm cổ bao quanh qua trảng và chuyển sang chế độ tích tụ trong bàu. Có sự chuyển tải vật chất môt cách có chọn lọc từ thềm cổ tới bàu. Trảng tích tụ oxýt sắt, còn bàu là nơi tích luỹ vật liệu mịn gồm sét và mùn cùng các dinh dưỡng N, P. Trảng giữ vai trò trung chuyển bởi tầng đất ở đây thường mỏng nên khả năng lưu giữ vật chất thấp. Sự tồn tại của bàu liên quan mật thiết tới sườn và trảng bao quanh Quan hệ liên kết không gian của các dạng đất ngập nước và liên kết giữa chúng với các cảnh quan xung quanh. Trảng là nơi cung cấp trực tiếp nước và vật chất cho bàu. Trảng cũng là nơi nhận dòng chảy vật chất từ sườn thềm cổ đưa tới. Tương tự, các dạng đất ngập nước theo sông cũng nhận vật chất từ thềm cổ đưa tới. Trong mối quan hệ không gian này, sự tổn hại của mắt xích nào cũng gây ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống. Và càng lưu ý vai trò của thềm cổ trong việc duy trì các chức năng đất ngập nước của khu vực Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát. Với mối liên kết của các đơn vị đất ngập nước ở Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát như trên, ta thấy các vật chất hữu cơ được cuốn trôi theo dòng nước từ thềm cao đến chổ thấp trũng. Đất ngập nước thuộc trảng quá trình khoáng hoá dễ xảy ra hơn bàu, suối, sông. Và các chất khoáng mùn từ đất ngập nước trảng được tích tụ vào đất ngập nước bàu, suối, sông, Làm thành chất dinh dưỡng cung cấp cho môi trường sống của bàu, suối, sông. Từ đó, hình thành nên chuỗi năng lượng trong môi trường sinh thái thông qua mạng lưới thức ăn. Và cũng chính hành vi này đã sản xuất ra sinh khối của hệ sinh thái. Vậy số lượng, hàm lượng, sự phân bố chất hữu cơ mang tính quyết định vùng đất ngập nước có giữ được vai trò-chức năng của nó không. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Sở khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh. 2005. Quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước Vườn Quốc Gia Lò Gò-Xa mát, tỉnh Tây Ninh. Vườn Quốc Gia Lò Gò-Xa Mát.. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2003. Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam. Phân viện điều tra quy hoạch rừng II. Hồ Thị Diệu Hằng. 2003. Khảo sát hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc Gia Lò Gò-Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM. Nguyễn Đình Xuân. 2002. Đặc điểm và vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò-Xa Mát trong hệ thống các khu rừng đặc dụng ở miền Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM. Nguyễn Phi Ngà, Trần Triết, Nguyễn Đình Xuân. 2002. Đất ngập nước khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò-Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. Báo cáo Hội nghị khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM. Phân viện điều tra quy hoạch rừng II. 2001. Đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí điều tra xây dựng dự án vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, TPHCM. Phạm Ngọc Toàn và Phan Tấc Đắc. 1993. Khí hậu Việt Nam ( in lần thứ 2 có sửa chửa và bổ sung). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà nội. Vũ Cao Đàm.2002. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội. Thái Văn Nam. 2004. Thực tập môi trường đất. Đại học Kỹ thuật - Công nghệ. Vũ Cao Đàm, 2002. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hà Nội, NXB Khoa học và kỹ thuật. TIẾNG ANH 9th Intertional Symposium on Biogeochemistry of wetland: wetland community types and function and values. coupled biogeochemical cycles in wetlands. molecular tools to evaluate biogeochemical process. Linkages between biogeochemical processes and biotic communities. Role of wetlands in improving water quality. Long-term nutrient and orgamic matter accretion in wetland. Nitrogen processing capacity of wetland. Sulfur cycle importance in coastal marshes. Toxic metal biogeochemistry in wetlands. Fate of toxic organic compounds. Biogeochemical indicators for wetland assessment. Stochastic and mechamistic modeling of biogeochemical processes. Geospatial and multivariate methods to evaluate biogeochemical processes. Constructed wetlands. Cowardin et.al.1997 The national action plan to implement the hydrogeomorphic approach to assesing wetland fuctions .Federal Register, June 20,1997. U.S Environmental Profection Agency. 15. Wetland science. Wetland Science Institue. NRCS-Natureal Resource Conservation Service. 16. Willian F.DeBusk. Nitrogen cycling in wetland. University of Florida 17. Humic substances in the environment. An International Jouranl. Polish humic substances society, the chapter of the IHSS. 18. The role of humic substances in the ecosystem and environmental protection. IHSS8 proceedings edited by J.Drozd, S.S.Gonet, N.Sensi and J.Weber. Website: 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan (CUOI CUNG).doc
  • docBIA.DOC
  • docphuluc.doc
  • doctrangdau.doc
Tài liệu liên quan