Đồ án Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng

1. Khả năng sinh trưởng của lợn cái Yorkshire và lợn đực giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tăng lần lượt là 16,85kg/con; 17,85kg/con, có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lần lượt là 280,8g/con/ngày; 285,8g/con/ngày. 2. Khả năng sinh trưởng của lợn cái Landrace và lợn đực Landrace từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi tăng lần lượt:18,7kg/con; 19,1kg/con, đạt độ sinh trưởng tuyệt đối lần lượt: 311,7g/con/ngày; 318,3g/con/ngày. 3. Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Yorkshire giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, tăng lên về khối lượng cơ thể là 17kg/con với khả năng sinh trưởng tuyệt đối là: 283,3g/con/ngày. 4. Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Landrace giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi tăng 18,9kg/con với mức sinh trưởng tuyệt đối là: 315g/con/ngày. Tuy nhiên khả năng sinh trưởng tuyệt đối của giống lợn Landrace ở giai đoạn 28 ngày - 45 ngày tuổi tăng gần 3 lần so với giai đoạn trước và xấp xỉ 2 lần so với giai đoạn sau. 5. Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Landrace so với sự sinh trưởng chung của giống lợn Yorkshire từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi cao hơn cả về sự tăng khối lượng cơ thể và cả khả năng sinh trưởng tuyệt đối lần lượt là: 1,9kg/con và 31,17g/con/ngày.

doc41 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Mở đầu cuốn sách “Đồ Án Tốt Nghiệp”, em xin phép được ghi lại những cảm xúc và nguyện vọng của mình. Sau khi bảo vệ bài tốt nghiệp cũng là lúc mỗi sinh viên chúng em hoàn thành khóa học, trở thành kỹ sư mà nhà trường đã đào tạo trong suốt 4 năm qua. Để có được kết quả như hôm nay cũng như việc làm tốt bài tốt nghiệp này. Em nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Em xin chân thành cảm ơn rất nhiều! Trước tiên em xin được cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Hóa - Môi Trường, đã trực tiếp dạy và trang bị tri thức cho em suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo, TS. Giang Hồng Tuyến - Thầy là người trực tiếp giúp đỡ em thực tập và hoàn thành bài tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong Công ty Chăn Nuôi tại Hải Phòng đã tại mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp. Qua đây, em xin được bày tỏ lòng biết ơn người Cha đã vun đắp ước mơ học tập cho em. Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh em, động viên giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Do kiến thức thực tế của em chưa nhiều, nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn, những người làm công tác nghiên cứu, để đồ án hữu ích trong thực tiễn. Hải Phòng, tháng 6 năm 2009 Sinh viên Phạm Thị Thu PHẦN 1 MỞ ĐẦU . Đặt vấn đề Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta, chiếm tỉ lệ cao 85% (theo tổng cục thống kê năm 2009), cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống cho con người còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành khác. Phương hướng phát triển chăn nuôi từ nay đến năm 2020 phấn đấu đạt 5.500 ngàn tấn thịt xẻ trong đó thịt lợn chiếm 63%. Chính vì thế, Đảng và nhà Nước ta đã cho nhập các giống lợn ngoại. Trong các giống lợn nhập từ nước ngoài thì giống lợn Landrace và YorkShire được coi là hai giống tốt nhất và được nuôi nhiều, rộng rãi hơn, như trại chăn nuôi Tràng Duệ thuộc Công ty Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng”. 2.1. Mục đích của đề tài Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con Yorkshire và Landrace giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Giúp người chăn nuôi định hướng, lựa chọn con giống thích hợp trong việc nâng cao chất lượng đàn lợn giống. Giúp người chăn nuôi theo dõi sát khả năng sinh trưởng của lợn qua từng thời kỳ, từ đó có biện pháp cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho lợn sinh trưởng nhanh nhất, để nhanh chóng kết thúc lứa lợn làm tăng hiệu quả kinh tế. PHẦN 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát tri Sinh trưởng là: Quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước , thể tích của cơ thể theo từng giai đoạn khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau thì con vật có thể sinh trưởng nhanh hay chậm khác nhau phù hợp với quy luật phát triển của mỗi giống. Phát triển là: Quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích trong từng giai đoạn khác nhau và các tế bào mới sinh hình thành nên các cơ quan tổ chức với một chức năng mới. 2.2. Một số đặc điểm của lợn con liên quan đến sự sinh trưởng Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đồng đều qua các giai đoạn. Nhanh nhất là ở 21 ngày tuổi đầu, sau đó tốc độ có phần giảm xuống do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemogobin trong máu lợn con giảm.(giáo trình chăn nuôi cơ bản-Thạc sĩ. Phạm Quang Hùng). Trong quá trình sinh trưởng của con vật xương phát triển đầu tiên rồi đến cơ và cuối cùng là mỡ. Từ sơ sinh đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau đó trưởng thành thì tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn. Khi con vật lớn lên khối lượng kích thước các cơ quan, các bộ phận của chúng không tăng lên một cách đều đặn, trái lại tăng với các mức độ khác nhau (theo Gs. Vũ Duy Giảng). Và quy luật sinh trưởng phát triển của gia súc nói chung cũng như của lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: Quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật phát triển theo giai đoạn và chu kỳ. Cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng sinh trưởng phát triển khác nhau. Ví dụ: Cơ thể lợn còn non tốc độ sinh trưởng của các cơ bắp phát triển mạnh hơn do đó cần tác động thức ăn sao cho lợn phát triển đạt khối lượng nhanh, tăng tỉ lệ nạc ở giai đoạn đầu. Dưới đây là một số đặc điểm của lợn con có liên quan đến sự sinh trưởng. 2.2.1. Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá Lợn con sơ sinh sống nhờ sữa của lợn mẹ, chức năng cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện nhưng phát triển rất nhanh về kích thước và dung tích. Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh (lúc sơ sinh dung tích dạ dày khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Và dung tích ruột già của lợn con cũng tăng lên so với lúc sơ sinh, 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần, và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít). Khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn con rất kém, nguyên nhân là do một số men tiêu hoá thức ăn (men pepsin; men Amilaza và Mamltaza; men Tripsin; men Catepsin; men Lactaza; men Saccaraza) chưa có hoạt tính mạnh, nhất là giai đoạn 3 đến 4 tuần tuổi đầu. 2.2.2. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt Cơ năng điều tiết nhiệt ở lợn con là chưa hoàn chỉnh, và thân nhiệt chưa được ổn định. Để có khả năng điều tiết tốt nhiệt tốt cần có 3 yếu tố: Thần kinh, mỡ và nước. Với lợn con sự điều tiết thân nhiệt ít chịu ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh ban đầu. Và nhiệt độ trên các bộ phận cơ thể của lợn cũng khác nhau, phần bụng có nhiệt độ cao hơn so với phần thân, chân, và phần tai. Tóm lại ở lợn con có khả năng điều tiết thân nhiệt còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra. Tuổi của lợn con càng ít thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhiều khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp. Sau 3 tuần tuổi thì cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn mới tương đối hoàn chỉnh, thân nhiệt của lợn con được hoàn chỉnh hơn (39-39,5oC). 2.2.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con Khả năng miễn dịch của lợn con ở 3 tuần tuổi đầu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa lợn mẹ. Trong sữa của lợn mẹ có chứa hàm lượng -globulin cao. Thành phần sữa đầu biến đổi rất nhanh, protein 18-19% giảm còn 7% trong vòng 24 giờ, tỷ lệ - globulin trong sữa đầu cũng giảm từ 50% xuống còn 27%. Sự thành thục về khả năng miễn dịch của lợn con có được sau một tháng tuổi. Do đó lợn con bú sữa đầu là rất quan trọng để tăng sức đề kháng cho lợn con. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì sau 24 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp được kháng thể, vì vậy những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao. 2.3. Những chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng Sinh trưởng tích lũy (Vi) Là khối lượng cơ thể kích thước và thể tích tăng lên được tích lũy lại sau thời gian sinh trưởng. Sinh trưởng tích lũy được tính theo công thức: Vi = V1, V2, V3,., Vn Đơn vị tính: kg, g Trong đó: V1: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian t1, V2: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian t2, V3: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian t3, Vn: Khối lượng, kích thước tương ứng với khoảng thời gian tn, i = 1, 2, 3,., n và n: Số lần cân, đo tại một khoảng thời gian là t. Sinh trưởng tuyệt đối (Ai) Là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là: g/ ngày; kg/tháng. Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau: Trong đó: Ai: Sinh trưởng tuyệt đối. Vi-1: Sinh trưởng khối lượng kích thước ở thời kỳ đầu tương ứng với một khoảng thời gian ti-1. Vi: Khối lượng kích thước ở thời kỳ tiếp theo tương ứng với một khoảng thời gian là ti. 2.3.2. Sinh trưởng tương đổi (Ri %) Là tỉ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước. Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức: Trong đó I = 1, n, Ri: Sinh trưởng tương đối, Vi-1: Khối lượng, kích thước ở thời kỳ đầu và Vi: Khối lượng kích thước ở thời kỳ tiếp theo. 2.4. Tính trạng số lượng Muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần tác động vào các chỉ tiêu số lượng. Tính trạng số lượng: Là những tính trạng do nhiều cặp gen có hiệu ứng nhỏ quy định, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen đó lại thì chúng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt. Vì thế tính trạng số lượng còn được gọi là tính trạng đa gen. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế lớn của vật nuôi đều là tính trạng số lượng (Nguyễn Văn Thiện). Tính trạng số lượng là những tính trạng đo lường. Giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình của cá thể đó. Giá trị kiểu hình biểu thị: P = A + D + I + Eg + Es Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình, A: Là giá trị cộng gộp của các gen, I: Là giá trị át gen, D: Là giá trị trội của các gen, Eg: Là sai lệch môi trường chung và Es: Là sai lệch môi trường riêng. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 2.5.1. Giống Trong chăn nuôi, giống là tiền đề quyết định đến sự thành công “Giống có giá trị kinh tế, giá trị gây giống tương đối ổn định có thể di truyền các đặc tính cho đời sau” (Trương Lăng). Các giống khác nhau thì có sức sản xuất khác nhau, có khả năng thích nghi với môi trường sống khác nhau. Trong cùng một giống (lợn) cùng một đàn cùng nuôi tại một thời điểm nhưng có những con mang kiểu gen tốt thì khả năng sinh trưởng vượt trội. Tóm lại: Giống là tiền đề, nếu không có giống tốt thì các yếu tố khác có tốt đến mấy người chăn nuôi cũng không thể đạt được năng suất chất lượng cao. 2.5.2. Thức ăn và dinh dưỡng Trong chăn nuôi lợn phụ thuộc phần lớn vào thức ăn chiếm 70% giá thành của sản phẩm. Thức ăn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và sự sống của gia súc, sự tăng trọng về phát triển của gia súc. Vì vậy, chúng ta cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng ở lợn như sau: *Nước: Là dung môi cần thiết cho cơ thể duy trì sự sống. Nó tham gia vào quá trình tiêu hóa hấp thu đối với cơ thể. Nước vận chuyển các chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa theo con đường máu đến khắp cơ thể (trong máu nước chiếm 80%) và vận chuyển các chất cặn bã qua đường mồ hôi, phân, tiểu ra ngoài. Cần quan tâm cung cấp nước cho lợn theo công ty Cagill, 2004 thì nhu cầu nước ở lợn như ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Nhu cầu nước uống cho lợn. Khối lượng lợn Lượng nước uống (lit/con/ngày) Mùa đông Mùa hè 7 – 15 2 4 15 – 30 4 8 30-60 8 15 60 – xuất chuồng 10 – 15 19 – 20 . Trong chuồng nuôi nên lắp đặt núm uống nước tự động là phương pháp khoa học đảm bảo nhu cầu thuyền xuyên và đầy đủ nước cho lợn. *Protein (Pr): Protein rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn. Là thành phần không thể thay thế được, cần thiết cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Con vật càng non trao đổi chất càng mạnh, khả năng tích lũy Protein càng lớn. Khi gia súc trưởng thành khả năng tích lũy Protein giảm dần, đồng thời hàm lượng Protein trong cơ thể giảm đi. Như vậy gia súc còn non cho ăn đầy đủ Protein thì chúng càng lớn và rút ngắn được thời gian sinh trưởng. Khi gia súc trưởng thành không nên cho ăn nhiều Protein gây lãng phí. *Lipit (L): Là nguồn dự trữ năng lượng, tích lũy ở dưới da của cơ thể. Là thành phần tạo lên các mô của cơ thể có vai trò bảo vệ giữ ấm cho cơ thể. Lượng Lipit thường được tích lũy nhiều nhất ở bụng, mông, vai. Giai đoạn tích lũy này tăng lên theo quá trình sinh trưởng phát triển của con vật. Lipit có vai trò hòa tan các chất vitamin A, D nếu thiếu Lipit sẽ dẫn đến bị thiếu vitamin. Nếu thừa Lipit thì con vật sẽ quá béo. *Gluxit (G): Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Nhu cầu năng lượng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của con vật, thay đổi theo hướng sản xuất cũng như nhiệt độ chuồng nuôi. Ví dụ ở nhiệt độ 20oC thì lượng mô mỡ tăng lên là 0,224 kg. Còn ở nhiệt độ 12oC thì lượng mô mỡ tăng lên là 0.192 kg (Võ Trọng Hốt và cộng sự, 2000). *Khoáng chất: Ngoài chức năng cấu tạo mô còn tham gia nhiều quá trình chuyển hóa của mô cơ. Nếu khẩu phần ăn thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh sản ngừng trệ, sức sản xuất sút kém. Chất khoảng quan tâm nhất vẫn là canxi (Ca) và photpho (P), ngoài ra còn có Kali, Natri, MagiêCác khoáng chất này giữ vai trò chính trong việc phát triển và duy trì bộ xương và thực hiện chức năng sinh lý khác: Khả năng sinh trưởng, khả năng thu nhận thức ăn Trong khẩu phần của lợn con cần đảm bảo 0,9% Ca, 0,7% P, và Ca/P là 1,2-1,8. Lợn con rất hay thiếu sắt, hậu quả là bị bệnh thiếu máu, ỉa chảy, ỉa phân trắng, chậm lớn, ta thường dùng Dextran - Fe tiêm vào ngày thứ 3 sau khi lợn đẻ *Vitamin (Vi): Là những hợp chất hữu cơ. Vitamin tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất và hoạt động của cơ thể như: Là chất xúc tác sinh học, xúc tiến việc tổng hợp phân giải các chất dinh dưỡng. Vitamin có trong các tế bào cơ thể và giúp cho lợn sinh trưởng phát triển bình thường. - Thiếu Vitamin A con vật bị mù, năng suất sinh sản thấp, tốc độ sinh trưởng giảm. - Thiếu Vitamin D sẽ dễ dẫn đến sự rối loạn vôi hóa của các mô xương bình thường, đặc biệt là bệnh còi xương ở lợn con và nhuyễn xương ở lợn trưởng thành. Nếu thừa Vitamin D sẽ vôi hóa tim, phổi, thận. - Vitamin B1 tham gia quá trình trao đổi chất, kích thích tính thèm ăn. Nhu cầu vitamin cho lợn con: Vitamin A: 2200 UI/ kg thức ăn. Vitamin B1: 1-1.5mg/kg thức ăn. Vitamin D: 220UI/kg thức ăn. Nhìn chung sự tích lũy mỡ, năng lượng tăng lên theo tuổi. Còn tích lũy Protein, khoáng giảm dần theo tuổi theo Mitchell, 1962. Sự tích lũy dinh dưỡng ở lợn như bảng 2.2. Bảng 2.2: Sự tích lũy dinh dưỡng ở lợn. Khối lượng sống (kg) Nước (%) Pr Mỡ (%) Khoáng(%) Năng lượng(Mcal/kg) 23 39 12.7 46 2,9 5,03 45 38 12.4 46 2,8 5,11 114 34 11 52 2,4 5,58 2.5.3. Nhiệt độ và ẩm độ, chế độ nuôi dưỡng * Nhiệt độ: Khi nhiệt độ cao lợn có triệu chứng thở nhiều giảm ăn, đi phân bừa bãi. Khi đó, lợn sẽ mệt mỏi kén ăn, bỏ ăn, tăng khối lượng kén, dễ mắc bệnh, hiệu quả kinh tế giảm sút. biện pháp giảm nhiệt là tắm cho lợn hay có quạt thông gió Khi nhiệt độ thấp: Lợn dễ xảy ra dịch bệnh về tiêu hóa, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hơn như: Bệnh Tai Xanh, bệnh Cúm A /H1N1 Cần có hệ thống sưởi ấm khi trời rét. Theo công ty Cagill, chế độ nhiệt phù hợp cho lợn thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3: Chế độ nhiệt cho lợn. Khối lượng lợn (kg) Nhiệt độ phù hợp (oC) Ghi chú 10 – 20 23 – 28 Nhiệt độ này là nhiệt độ không khí trong chuồng, nền chuồng khô ráo, không bị gió lùa. 20 -40 20 -23 40 -60 18 – 23 60 - xuất chuồng 17 – 21 * Ẩm độ: Ẩm độ cao lợn sẽ rất bẩn dễ mắc bệnh hô hấp, bệnh ngoài da như: Ghẻ, đậu mùa, , hậu quả lợn tăng chậm. Ẩm độ thấp gây hậu quả xấu ở lợn con. Ẩm độ phù hợp cho lợn từ 50% - 70%. * Chế độ nuôi dưỡng: Thành công trong chăn nuôi theo quan niệm: Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở chăm sóc thì nuôi dưỡng là yếu tố quyết định. Chăm sóc tạo những điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển bình thường, không xảy ra dịch bệnh chính vì thế cần: + Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại phải luôn sạch sẽ, khô ráo nhất là thời gian đầu lợn chưa sinh. Cần định kỳ tổng vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh phương thuốc diệt ruồi muỗi, tẩy uế chuồng trại sạch sẽ sau khi lợn xuất chuồng. + Vệ sinh thức ăn, nước uống: Máng ăn – uống luôn sạch sẽ phải cọ máng ăn hàng ngày không cho lợn ăn thức ăn ôi thiu hay thức ăn nhiễm khuẩn. + Vệ sinh cơ thể lợn: Mùa hè phải tắm trải thường xuyên trong các ô chuồng lợn nái (không tắm cho lợn mẹ trong thời gian nuôi con, hạn chế tối đa độ ẩm để phòng trừ bệnh lợn ỉa chảy và lợn mẹ bị viêm nhiễm móng), 1 -2 lần / ngày vào các buổi sáng và buổi chiều mát. Mùa đông 1-2 ngày/lần vào các mùa nắng ấm, lúc trời lạnh và mưa thì có rèm để che phủ. + Đặc biệt là công tác thú y: Cần thực hiện công tác “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” có kế hoạch tiêm phòng Vacxin triệt để, cần có hệ thống tường bao, bố trí các hố vôi để sát trùng ở cửa ra vào, nhằm phòng ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Ở trại cần xây dựng nội quy thú y để phổ biến cho người chăn nuôi. Những bệnh thường xảy ra ở lợn: Dịch Tả lợn, Tụ Huyết Trùng, Đóng Dấu lợn, Phó Thương Hàn, bệnh GhẻNếu bệnh xảy ra cần chữa trị kịp thời, kiểm soát tốt nhằm ngăn chặn không để bệnh thành dịch giúp con vật phục hồi nhanh phát triển bình thường. 2.6. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn con 2.6.1. Cho lợn con bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con Sau khi lợn con đẻ ra cần cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Trong sữa đầu hàm lượng dinh dưỡng rất cao, vật chất khô gấp 1,5 lần so với sữa thường, protein gấp 2 lần, vitamin A gấp 5-6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và Fe gấp 1,5 lần. Đặc biệt trong sữa có nhiều - globulin và MgSO4. MgSO4. Và cố định đầu vú cho lợn con để ưư tiên các con nhỏ được bú các vú trước ngực. Ngay từ đầu, nếu có định đầu vú đều đặn thì chỉ sau 3- 4 lần lợn con sẽ quen và sẽ tự bú ở vú đã quy định cho nó. 2.6.2. Tập cho lợn con ăn sớm Lợn con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng cao và đòi hỏi nhu cầu sữa càng nhiều nhưng khả năng tiết sữa của lợn mẹ ngày càng giảm dần. Lợn con rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, cần bổ sung nguồn dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài. Do đó việc tập cho lợn con ăn sớm là rất cần thiết. Nếu tập ăn đều đặn thì đến 20 ngày tuổi lợn con đã biết ăn tốt, nhanh chóng cai được sữa. Nếu không tập ăn sớm thì lợn con được cai sữa muộn làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng. 2.6.3. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho lợn con Để đảm bảo cho lợn sinh trưởng và phát triển bình thường cho lợn con cần bổ sung năng lượng, phải đầy đủ thành phần, dinh dưỡng tốt, dễ tiêu hoá, không ảnh hưởng đến sản xuất và sự sống, sự tăng trọng và phát triển. Trong 1kg thức ăn của lợn con cần có 3200-3300 Kcal ME. Theo như lời khuyến cáo của hãng thức ăn Proconco thì loại cám Prystarter phù hợp với lợn từ tập ăn đến 60 ngày tuổi, như bảng 2.4. Bảng 2.4: Bảng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Prystarter. Thành phần số liệu Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3300 Hàm lượng Protein thô (%) 19 Hàm lượng Canxi (Ca %) 0,7-1,4 Hàm lượng Photpho (P %) 0,6 Hàm lượng Clistin (mg) 120 Hàm lượng NaCl (%) 0,3-0,8 Hàm lượng xơ thô (%) 5 Độ ẩm (%) 13 2.7. Nguồn gốc và đặc điểm của giống lợn Yorkshire và giống lợn Landrace 2.7.1 Giống lợn Yorkshire (Y) Lợn Yorkshire nhập vào nước ta năm 1964 từ Liên Xô cũ với tên gọi là Đại Bạch. Lợn Yorkshire có tầm vóc lớn, toàn thân màu trắng ánh vàng, đầu cổ hơi nhỏ, tai nhỏ dựng thẳng, mình dài, lưng cong bụng thon gọn, bốn chân chắc chăn, có 14 vú. Yorkshire cho sản phẩm thịt tốt, mông vai nở. Ở tuổi trưởng thành lợn đực từ 250 – 300 kg, ở con cái 200 – 250 kg. Lợn Yorkshire có mức tăng trưởng 700 – 750 g/ngày, khả năng tiêu tốn thức ăn từ 2.8 – 3.1 kg/kg tăng khối lượng, phối giống lần đầu lúc 8 – 9 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa để 11 – 12 con. 2.7.2. Giống lợn Landrace (LR) Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch nó được tạo thành từ sự lai tạo giữa giống lợn Yorkshire với giống địa phương của Đan Mạch. Việt Nam nhập lợn Landrace từ CuBa vào năm 1970. Lợn Landrace có tầm vóc lớn, ngoại hình có dạng hình nêm, lông màu trắng ánh tuyền mình dài đầu hơi hẹp, tai to dài rủ xuống che cả mặt, bốn chân hơi yếu, lưng vồng lên, mặt lưng phẳng, mông phát triển mạnh, có từ 12 - 14 vú. Landrace là giống lợn có năng xuất cao tốc độ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp 2.7 – 3kg, sinh trưởng bình quân 700 – 800 g/ngày, tỉ lệ lạc thịt xẻ từ 58 %– 60%. Ở tuổi trưởng thành trọng lượng của lợn đực 280 – 320 kg/con, lợn cái 220 – 250 kg/con. Lợn cái phối giống lần đầu lúc 7 – 8 tháng tuổi, chu kỳ động dục bình quân 21 ngày, thời gian động dục từ 3 – 5 ngày, đẻ từ 1.8 – 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 – 13 con. Do đặc điểm của hai giống lợn Yorkshire và Landrace là đều chóng lớn, tăng khối lượng và tỉ lệ nạc cao, hiện nay người chăn nuôi đã hướng tới để rút ngắn được thời gian chăn nuôi, nên trong những năm gần đây các nhà kinh doanh và các hộ sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đến hai giống là Yorkshire và Landrace. Đó chính là nguyên nhân mà chúng tôi chọn lợn Yorkshire và Landrace làm đề tài nghiên cứu. PHẦN 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là hai giống lợn Yorkshire và Landrace thuần chủng. 3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009. 3.3. Địa điểm nghiên cứu Tại trại chăn nuôi Tràng Duệ-An Dương-Hải Phòng thuộc Công ty Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng. Đây là một trại chăn nuôi lớn nhất Hải Phòng, là cơ sở giống của nhà nước và chăn nuôi chủ yếu là hai giống lợn thuần chủng Yorkshire và Landrace. 3.4. Nội dung nghiên cứu 3.4.1. Các nội dung nghiên cứu - Đánh giá khả năng sinh trưởng của các lợn đực và lợn cái giống Yorkshire giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. - Đánh giá khả năng sinh trưởng của các lợn đực và lợn cái giống Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. - Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Yorkshire giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. - Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. - So sánh khả năng tăng khối lượng của hai giống lợn Yorkshire và lợn Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu 3.4.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô để tiện theo dõi như bảng 3.1. Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm. Diễn giải LôI LôII Giống lợn Yorkshire Landrace Số lượng con 410 410 Tỷ lệ đực/cái 203/207 186/224 Tuổi bắt đầu TN (ngày) Sơ sinh Sơ sinh P.bình quân TN (kg) 1.4 1.5 Yếu tố TN (thức ăn) Prystarter Prystarter Thời gian thí nghiệm (ngày) 60 60 - Dụng cụ thí nghiệm:Cân đồng hồ 0-100 kg - Gia súc thí nghiệm là: Gia súc khỏe mạnh, trọng lượng tương đối gần bằng nhau, không có dị tật đều được tiêm phòng vacxin theo lịch tiêm phòng của trại như bảng 3.2., đảm bảo các yếu tố và điều kiện chăm sóc đồng đều. Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng vacxin cho lợn Vacxin tiêm phòng Ngày tuổi Liều lượng ml/con Colimed+elect 1 1 Baytrinl 2 1 Tiêm Fe 3 2 Tiêm vacxin viêm phổi 7 1 Tiêm vacxin phó thương hàn 20 – 21 2 Tiêm vacxin sưng mặt phù đầu 25 – 28 2 Tiêm vacxin dịch tả (mũi 1) 32 – 35 1 Tiêm vacxin dịch tả (mũi 2) 42 – 45 1 3.4.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm - Tiến hành cân các đàn lợn định kỳ: Sơ sinh, 28 ngày tuổi, 45 ngày tuổi, 60 ngày tuổi. - Tiến hành theo dõi dịch bệnh trên các lô thí nghiệm. - Theo dõi các chỉ tiêu: + Trọng lượng lúc mới sinh. + Trọng lượng lúc 28 ngày tuổi. + Trọng lượng lúc 45 ngày tuối. + Trọng lượng lúc 60 ngày tuổi. 3.4.2.3. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng - Khối lượng trung bình của lợn con qua các lần cân. - Sinh trưởng tích lũy, qua đó vẽ đồ thị . - Sinh trưởng tuyệt đối, qua đó vẽ biểu đồ. - Sỉnh trưởng tương đối. 3.4.3. Các phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng chương trình Exel để xác định các thông số thống kê. - Sử dụng phương pháp và công thức để so sánh hai số trung bình (Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, 2002). - Tính sự sai khác theo công thức sau: Với (n1 + n2) 30 - Dựa trên Ttn để kết luận: + Nếu Ttn0.05 ). + Nếu Ttn>T0.05 (=1.96)thì kết luận hai số trung bình khác nhau rõ rệt (P<0.05). + Nếu Ttn>T0.01 (=2.78) thì kết luận hai số trung bình khác nhau khá rõ rệt (P<0.01). + Nếu Ttn>T0.001 (=3.30) thì kết luận hai số trung bình khác nhau rất rõ rệt (P<0.001). - Xác định theo các thông số thống kê: + Giá trị trung bình cộng: : Tổng các giá trị khác nhau của các tính trạng và n : Số lượng giá trị ta theo dõi. + Độ chênh lệch (): Biểu thị mức độ phân tán (mức độ biến động tuyệt đối) của các giá trị khác nhau của các tính trạng quanh số trung bình mẫu. Số lớn tức biến động lớn, mức đại diện của trung bình thấp. Biểu thức: + Hệ số biến dị (CV%): Là tỷ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và số trung bình, biểu thị mức độ biến động tương đối của tính trạng, là tham số đặc trưng cho mức độ phân tán của các giá trị quan sát được. Biểu thức: + Sai số trung bình (): Là tham số đặc trưng cho sự phân tán của mẫu quan sát được, đại diện cho một tổng thể. Biểu thức: + Độ sinh trưởng tuyệt đối tính theo biểu thức: Ai: Độ sinh trưởng tuyệt đối, V1: Khối lượng lợn con tương ứng với thời điểm t1, V2: Khối lượng lợn con tương ứng với thời điểm t2. + Độ sinh trưởng tương đối tính theo biểu thức: Ri: Độ sinh trưởng tương đối, V1: Khối lượng lợn con tương ứng với thời điểm t1, V2: Khối lượng lợn con tương ứng với thời điểm t2. PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khả năng sinh trưởng của lợn đực và lợn cái giống Yorkshire giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi Kết quả các chỉ tiêu đó thu được trên lợn đực và lợn cái thuộc giống lợn Yorkshire từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi thể hiện tại bảng 4.1. Bảng 4.1: Sinh trưởng của lợn đực và lợn cái giống Yorkshire. Lợn cái Yorkshire Giai đoạn và Các chỉ số n (kg/con) CV% P (kg/con) Ai (g/con/ngày) Ri % Sơ sinh 207 1,35 0,02 23,1 - - - Sơ sinh - 28 ngày tuổi 207 6,2 0,06 13,92 4,85 173,2 128,48 28 - 45 ngày tuổi 207 12,2 0,08 9,73 6 352,9 65,22 45 - 60 ngày tuổi 207 18,2 0,13 8,93 6 400 39,47 Sơ sinh - 60 ngày 207 - 0,11 8,07 16,85 280,8 - Lợn đực Yorkshire Sơ sinh 203 1,45 0,03 24,89 - - - Sơ sinh - 28 ngày tuổi 203 6,65 0,06 12,91 5,2 185,7 128,4 28 - 45 ngày tuổi 203 12,5 0,09 10,29 5,85 344,1 61,09 45 - 60 ngày tuổi 203 18,6 0,14 10,92 6,1 406,7 39,23 Sơ sinh - 60 ngày 203 - 0,12 9,74 17,15 285,8 - * Ghi chú: P: Tăng khối lượng từng giai đoạn. : Khối lượng trung bình Khối lượng trung bình 28 ngày ở lợn cái là 6,2 kg tăng so với lúc sơ sinh (1,35kg), ở lợn đực từ 1,45kg tăng thêm là 5,2 kg. Khuynh hướng này cũng được thể hiện ở các giai đoạn: Giai đoạn 28 ngày - 45 ngày tuổi ở lợn cái từ 6,2kg đến 12,2kg tăng 6 kg và lợn đực từ 6,65kg đến 12,5kg tăng 5,85kg. Ở giai đoạn 45 ngày - 60 ngày tuổi lợn cái tăng 6kg và lợn đực tăng 6,1kg Khả năng tăng khối lượng thì lại gần như nhau, cụ thể: Giai đoạn 28 ngày - 45 ngày tuổi lợn cái tăng 6kg, lợn đực tăng 5,85kg. Ở giai đoạn 45 ngày - 60 ngày tuổi lợn cái tăng 6kg, lợn đực tăng 6,1kg. Kết quả này phù hợp với nhận định của Daza và cộng sự (2000), Deen và Bilkei (2004) là tăng trọng cái và lợn đực là như nhau mặc dù lợn đực có khối lượng có phần cao hơn giống lợn cái. Hệ số biến động Cv% của lợn cái và lợn đực Yorkshire ở giai đoạn sau đều thấp hơn giai đoạn trước. Có thể nói cả 2 giới đực và cái của giống lợn này đã thích nghi với môi trường sống, ổn định nhiều mặt hơn, tăng trưởng nhanh. Qua đồ thị 1: Thấy cả lợn đực và lợn cái đều tăng khối lượng qua các giai đoạn. Giống lợn đực tăng trưởng cao hơn so với lợn cái cùng ở giai đoạn theo dõi. Đồ thị 1: Sinh trưởng tích luỹ của lợn đực và lợn cái giống Yorkshire Nhìn vào biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối (biểu đồ 1): Rõ ràng sinh trưởng tuyệt đối của cả lợn đực và lợn cái đều tăng trong các giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Biểu đồ 1: Sinh trưởng tuyệt đối của giống lợn đực và lợn cái Yorkshire. Tuy nhiên ở giai đoạn 28 ngày - 45 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối ở lợn đực thấp hơn, do ở giai đoạn này tăng khối lượng thấp hơn so với sự tăng khối lượng ở lợn cái. Ở giai đoạn sau 45 ngày – 60 ngày tuổi sinh trưởng tuyệt đối của lợn đực lại tiếp tục tăng lên cao hơn so với lợn cái. Nên nguời chăn nuôi vẫn thích lợn đực hơn lợn cái để tăng năng suất cao trong chăn nuôi. 4.2. Khả năng sinh trưởng của lợn đực và lợn cái giống Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi Khả năng sinh trưởng của lợn đực và lợn cái Landrace tăng nhanh được xác định tại bảng 4.2. Bảng 4.2: Sinh trưởng của lợn đực và lợn cái giống Landrace. Lợn cái Landrace. Giai đoạn và Các chỉ số n (kg/con) CV% P (kg/con) Ai (g/con/ngày) Ri % Sơ sinh 224 1,4 0,02 23,96 - - - Sơ sinh - 28 ngày tuổi 224 6,6 0,05 10,83 5,2 185,7 130 28 - 45 ngày tuổi 224 15,9 0,09 8,86 9,3 547,1 82,67 45 - 60 ngày tuổi 224 20,1 0.13 9,64 4,2 280 23,33 Sơ sinh - 60 ngày 224 - 0,11 8,69 18,7 311,7 - Lợn đực Landrace. Sơ sinh 186 1,6 0,03 22,7 - - - Sơ sinh - 28 ngày tuổi 186 6,9 0,06 12,52 5,3 189,3 124,71 28 - 45 ngày tuổi 186 16,2 0,12 10,3 9,5 558,8 82,25 45 - 60 ngày tuổi 186 20,5 0,17 11,05 4,3 286,7 23,43 Sơ sinh - 60 ngày 186 - 0,14 9,91 19,1 318,3 - Nhìn chung lợn Landrace đều tăng khối lượng ở cả lợn đực và lợn cái qua các giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Khả năng tăng khối lượng cao nhất là ở giai đoạn 28 - 45 ngày (9.3kg của lợn cái - 9.5 kg của lợn đực), giai đoạn tăng khối lượng thấp nhất là 45 - 60 ngày (4.2 kg của lợn cái - 4.3 kg của lợn đực) tiếp đến là giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 28 ngày (5.2kg của lợn cái - 5.3 kg của lợn đực). Điều này cũng được chứng minh thông qua hệ số biến động Cv% giai đoạn 28 ngày - 45 ngày tuổi thấp hơn so với các giai đoạn khác tương ứng với lợn cái và lợn đực Landrace lần lượt là: 8,86%; 10,3%. Nhưng hệ số biến động ở cả lợn cái và lợn đực Landrace tiếp tục tăng ở giai đoạn 45 ngày - 60 ngày tuổi, tương ứng lần lượt là: 9,64%; 11.05%. Có thể khẳng định lợn cái và lợn đực đến thời gian 60 ngày tuổi đã thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng và tiếp tục tăng trọng trở lại. Khối lượng bình quân 28 ngày tuổi ở lợn cái Landrace là 6,6kg tăng so với lúc sơ sinh (1,45kg) là 5,2kg, ở lợn đực từ 1,6kg tăng thêm là 5,3kg. tương tự ở các giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 28 ngày - 45 ngày lợn cái Landrace từ 6,6kg đến 15,9kg tăng 9,3kg và lợn đực từ 6,9kg đến 16,2kg tăng 9,2kg. Giai đoạn 54 ngày - 60 ngày tuổi lợn cái Landrace từ 15,9kg- 20,1kg tăng 4,2kg và lợn đực 12,6kg- 20,5kg. Vậy có sự tăng lên về khối lượng trung bình cơ thể lợn đực và lợn cái trong cùng giống Landrace qua các giai đoạn (thể hiện ở đồ thị 2). Và Khối lượng cơ thể đực cao hơn so với cơ thể cái trong cùng một giai đoạn. Đồ thị 2: Sinh trưởng tích luỹ của lợn đực và lợn cái Landrace. Qua biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối (biểu đồ 2): Sinh trưởng tuyệt đối của cả lợn đực và lợn cái Landrace tuơng đối đồng đều ở cùng một giai đoạn. Cả lợn đực và lợn cái sinh trưởng tuyệt đối ở giai đoạn 28 ngày tuổi - 45 ngày tuổi cao nhất Ở giai đoạn 45ngày - 60 ngày tuổi giảm hẳn do trong giai đoạn này có tăng khối lượng cơ thể nhưng là mức tăng khối lượng thấp nhất.Biểu đồ 2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn đực và lợn cái Landrace. 4.3. Khả năng sinh trưởng chung của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi 4.3.1. Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Yorkshire Các kết quả về chỉ tiêu sinh trưởng tích luỹ, sinh trưởng tuyệt đối, và sinh trưởng tương chung của giống lợn Yorkshire đối được ghi tại bảng 4.3 sau: Bảng 4.3: Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Yorkshire Giai đoạn và Các chỉ số N (kg/con) CV% P (kg/con) Ai (g/con/ngày) Ri % Sơ sinh 410 1,4 0,012 23,51 - - - Sơ sinh - 28 ngày tuổi 410 6,425 0,038 11,92 5,025 179,45 128,44 28 - 45 ngày tuổi 410 12,35 0,057 9,34 5,925 348,5 63,15 45 – 60 ngày tuổi 410 18,4 0,079 8,74 6,05 403,35 39,35 Sơ sinh - 60 ngày 410 - - - 17 283,3 - Khả năng sinh trưởng chung của Yorkshire đều tăng qua các giai đoạn. Khối lượng lúc bắt đầu theo dõi trung bình là 1,4 kg và khi được 60 ngày tuổi trung bình là 18,4 kg. Sau 60 ngày khối lượng của lợn Yorkshire đã tăng lên là 17 kg/con như vậy mỗi ngày mỗi con tăng lên 283,3 g/ ngày. Và tốc độ sinh trưởng tương đối với hệ số biến động của giống lợn Yorkshire cao ở tại thời điểm sơ sinh rồi giảm nhanh đến các giai đoạn sau (tại bảng 4.3), phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc. Kết quả thu được về tăng khối lượng và sinh trưởng tuyệt đối ngày đêm ở lợn con trong theo dõi này có thể so sánh với một số thông báo khác. Milligan và cộng tác viên (2002) chỉ ra rằng lợn con Yorkshire có khối lượng sơ sinh nhỏ (0,9kg - 1,05kg/con) có khối lượng cai sữa trên con lúc 28 ngày là 5,91kg/con - 7,41kg/con. Trong khi đó những lợn có khối lượng sơ sinh lớn (1,38kg/con - 1,57kg/con) khối lượng cai sữa đó là 7,68 - 8,91kg/con. Sinh trưởng từ giai đoạn sau cai sữa (27 - 67ngày) ở lợn là 415 g/ngày. Thì kết quả nghiên cứu ở lợn Yorkshire của chúng tôi lợn có khối lượng sơ sinh lớn, khối lượng lúc cai sữa chỉ đạt ở mức lợn sơ sinh có khối lượng nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Hảo sinh trưởng trong giai đoạn từ sơ sinh đến ngày cai sữa (28 ngày) được 162,59kg/con/ngày. Thì kết qủa của lợn Yorkshire ở nghiên cứu này từ lúc mới sinh ra đến ngày cai sữa (28 ngày) là cao hơn. Đồ thị 3: Sinh trưởng tích luỹ của giống lợn Yorkshire. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn Yorkshire thể hiện khả năng sinh trưởng tăng nhanh của giống lợn này. Qua biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối (biểu đồ 3) ta thấy: Nhìn chung giống lợn Yorkshire sinh trưởng tuyệt đối tăng dần lên Biểu đồ 3: Sinh trưởng tuyệt đối của giống lợn Yorkshire. Và biểu đồ 3 thể hiện khả năng sinh trưởng bình quân tuyệt đối cao. Đây là giống lợn tăng khối lượng nhanh, là giống tốt để người sản xuất lựa chọn. 4.3.2. Khả năng sinh trưởng chung của lợn Landrace Giống lợn Landrace từ lúc sơ sinh đến 60 ngày đạt tốc độ sinh tưởng cao (bảng 4.4). Bảng 4.4: Khả năng sinh trưởng chung của lợn Landrace. Giai đoạn và Các chỉ số n (kg/con) CV% P (kg/con) Ai (g/con/ngày) Ri % Sơ sinh 410 1.5 0,018 24,86 - - - Sơ sinh – 28 ngày tuổi 410 6.75 0,045 13,62 5.25 187.5 127,35 28 ngày - 45 ngày tuổi 410 16.05 0,089 11,21 9.4 552.95 82,46 45 ngày - 60 ngày tuổi 410 20.3 0,11 10,82 4.25 283.35 23,38 Sơ sinh – 60 ngày 410 - - 18.9 315 - Lợn Landrace sinh trưởng nhanh, ở giai đoạn 28 ngày - 45 ngày và đạt khả năng tăng khối lượng cao hơn so với giai đoạn 45 ngày - 60 ngày là 5.15kg và hơn giai đoạn sơ sinh - 28 ngày là 4.15 kg, thể hiện rõ ở đồ thị 4 và biểu đồ 4. Sau 60 ngày khối lượng ở lợn Landrace tăng lên 18,9kg/con với mức độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình 315g/con/ngày. Khả năng sinh trưởng tuyệt đối trong giai đoạn từ lúc sơ sinh đến 28 ngày (cai sữa) là 187,5g/con/ngày, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Hảo: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Landrace ở thời kỳ cai sữa được 154,01g/con/ngày. Theo Gondret và cộng tác viên (2005) lợn có khối lượng sơ sinh lớn (1,38-1,57kg/con) lúc cai sữa mức độ sinh trưởng tuyêt đối là 208kg/ngày, sinh trưởng tuyệt đối sau giai đoạn cai sữa (27-67 ngày) là 558kg/ngày. Như vậy khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lợn Landrace trong nghiên cứu này mới gần đạt mức đó. Thông thường dựa vào đồ thị sinh trưởng tích lũy người chăn nuôi sẽ thấy được khả năng sinh trưởng của lợn ra sao qua các giai đoạn làm cơ sở để thúc đẩy các biện pháp nuôi dưỡng. Đồ thị 4: Sinh trưởng tích luỹ của giống lợn Landrace. Qua đồ thị 4, khả năng sinh trưởng tuyệt đối ở lợn Landrace tăng từ giai đoạn bắt đầu thí nghiệm và tiếp tục tăng ở các giai đoạn sau. Biểu đồ 4: Sinh trưởng tuyệt đối của giống lợn Landrace. Riêng trong giai đoạn 45 ngày - 60 ngày khả năng sinh trưởng tuyệt đối giảm đi xấp xỉ 2 lần so với giai đoạn 28 ngày - 45 ngày, là do giống lợn Landrace có khả năng sinh trưởng cao nhưng kém thích nghi với điều kiện khí hậu rất dễ có sự thay đổi. Cần có biện pháp chăn nuôi hợp lý ở giai đoạn 28 – 45 ngày để tránh khối lượng của lợn giảm sút. 4.5. So sánh khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và giống lợn Landrace giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Ở các giai đoạn theo dõi từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi khả năng tăng khối lượng của giống lợn Landrace là tăng hơn hẳn so với khả năng tăng khối lượng của giống lợn Yorkshire. Ngay từ khối lượng sơ sinh ở giống lợn Landrace trọng lượng trung bình là 1,5kg/con, ở giống lợn Yorkshire là 1.4kg đến thời gian kết thúc thí nghiệm 60 ngày tuổi trọng lượng của giống lợn Landrace (đạt khối lượng trung bình 20,3kg/con) vẫn hơn hẳn giống lợn Yorkshire (18.4kg/con lúc 60 ngày tuổi). Nhìn vào đồ thị sinh trưởng tích lũy của giống lợn Yorkshire và Landrace (đồ thị 5), chúng ta thấy rằng cả hai giống lợn này đang ở giai đoạn tăng trưởng nhanh chưa đạt đến giai đoạn trưởng thành. Đồ thị 5: Sinh trưởng tích luỹ của hai giống lợn Yorkshire và Landrace. Khả năng tăng trọng tuyệt đối của giống lợn Landrace và Yorkshire tăng gần như nhau ở giai đoạn sơ sinh - 28 ngày tuổi và sinh trưởng thấp nhất so với các giai đoạn khác (thể hiện ở biểu đồ 5), bởi giai đoạn này thức ăn lợn con chủ yếu là từ sữa lợn mẹ. Sữa của lợn mẹ cao nhất là từ 7 - 21 ngày, sau đó giảm đi. Khi lượng sữa giảm thì lợn con mới bắt đầu làm quen với thức ăn. Sinh trưởng tuyệt đối của giống lợn Landrace tăng cao nhưng đến giai đoạn 45 - 60 ngày tuổi thì lại giảm hẳn so với lợn Yorkshire. Thể hiện giống lợn Landrace vốn là giống lợn chưa thích nghi so với giống lợn Yorkshire. Biểu đồ 5: Sinh trưởng tuyệt đối của hai giống lợn Yorkshire và lợn Landrace. PHẦN 5 KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Khả năng sinh trưởng của lợn cái Yorkshire và lợn đực giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tăng lần lượt là 16,85kg/con; 17,85kg/con, có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối lần lượt là 280,8g/con/ngày; 285,8g/con/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn cái Landrace và lợn đực Landrace từ giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi tăng lần lượt:18,7kg/con; 19,1kg/con, đạt độ sinh trưởng tuyệt đối lần lượt: 311,7g/con/ngày; 318,3g/con/ngày. Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Yorkshire giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, tăng lên về khối lượng cơ thể là 17kg/con với khả năng sinh trưởng tuyệt đối là: 283,3g/con/ngày. Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Landrace giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi tăng 18,9kg/con với mức sinh trưởng tuyệt đối là: 315g/con/ngày. Tuy nhiên khả năng sinh trưởng tuyệt đối của giống lợn Landrace ở giai đoạn 28 ngày - 45 ngày tuổi tăng gần 3 lần so với giai đoạn trước và xấp xỉ 2 lần so với giai đoạn sau. Khả năng sinh trưởng chung của giống lợn Landrace so với sự sinh trưởng chung của giống lợn Yorkshire từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi cao hơn cả về sự tăng khối lượng cơ thể và cả khả năng sinh trưởng tuyệt đối lần lượt là: 1,9kg/con và 31,17g/con/ngày. 5.2. Đề nghị Cần quan tâm hơn nữa và tiếp tục nghiên cứu khả năng tăng khối lượng Tiếp theo lai tạo giữa giống lợn ngoại với các giống lợn nội. Tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn ở các giai đoạn khác. Em Xin Chân Thành Cảm Ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn (2003). Một số loại cây, con đạt tiêu chuẩn quốc gia. Báo Tiền Phong số 76 ngày 16/4/2003, tr.4. Cagill (2004), sổ tay chăn nuôi lợn. Trần Cừ (1975), Sinh lý học gia súc, NXB Nông thôn- Hà Nội. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Hải Quân, Phan Xuân Hảo, Hoàng Sỹ An (1999). Kết quả bước đầu các định khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và F (Landrace với Yorkshire) có kiểu gen Halothan khác nhau nuôi tại Xí nghiệp chăn nuôi An Khánh. Kết quả nghiên cứu Khoa Học kỹ thuật chăn nuôi – thú y, 1996-1998, 9-11. Trương Hữu Dũng, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc (2004), Ưu thế lai về một số chỉ tiêu sinh trưởng và cho thịt chính của các tổ hợp lai giữa 3 giống lợn Landrace, Yorkshire, Durock, Hội chăn nuôi Việt Nam, Số 6, tr.7 Nguyễn Đức, (2004), Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn giống MC, Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 4, tr 29. Nguyễn Đức, 2004, Kinh nghiệm của nông dân trong chăn nuôi lợn, Báo NTVN, Số 223. Nguyễn Văn Đức, Lê Thanh Hải, 2002, Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, NXB Khoa học và kỹ thuật. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến (2001), chăn nuôi lợn Móng Cái, thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 4, trang 10-22. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến (2001), Ảnh hưởng của khối lượng độ dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc của 3 giống lợn phổ biến ở miền Bắc nước ta, chăn nuôi, (2), tr. 14-16. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến ( 2002), Kết quả chọn lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng khối lượng và tỷ nạc cao Báo cáo Khoa học Bộ NN và PTNT. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Trần Thị Minh Hoàng, Nguyễn Hữu Cường, 2004: “Tương quan di truyền giữa dày mỡ lưng đo tại thời điểm P2 ở lợn sống với lợn dày mỡ lưng thực tế và tỷ lệ nạc tính theo công thức với tỷ nạc thực tế của một số giống lợn phổ biến ở Việt Nam”.NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên, Giang Hồng Tuyến, Trần Thịi Ming Hoàng, Đỗ Văn Quang (2004), Ưu thế lai các tính trạng sinh sản cơ bản của tổ hợp lai F1 (LR × MC), F1 (LW × MC), F1 (Pi × MC), nuôi tại Hà Nội, Thái Bình, Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi, Số4, tr19. Phan Xuân Hảo (2006). Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ngoại Landrace, Yorkshire và F! ( Landrace với Yorkshie) đời bố mẹ. Tạp chí Khoa Học và Phát Triển, trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội. Số 2/2006. 120-125. Phan Xuân Hảo (2008). Xác định ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh và giới tính tới tỷ lệ sống và loại thải của lợn con đến 3 tuần tuổi. Tạp chí Khoa Học và Phát Triển, trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội, tập VI, số 1, 33-37. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006) năng suất sinh sản, nuôi thịt và chất lượng thịt của lợn nái Móng Cái phối giống với Pietrain và Yorkshire. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp.Trường Đại Học Nông Nghiệp I. Số 3/2006. Đoàn Văn Trúc, Tăng Văm Lĩnh, Nguyễn Thái Hoà va Nguyễn Thị Bình (2001). Nghiên cứu chọn lọc, xây dựng đàn thịt hạt nhân gôíng Yorkshire và Landrace đời mẹ có năng suất cao tại Xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999-2000, phần chăn nuôi giai súc, Thành Phố Hồ Chí Minh, 152-158. II. Tài liệu nước ngoài. Duc N.V., G.H. Tuyen (2000), Heritability and genetic correlation for number born alive of Mong Cai and Lage White in the Red River Delta of Vietnam. Daza, A,..,Guitirrez, M., C., Rioperez, J., (2000). Deen, M,G, H., and Bilkei., (2004). Cross fostering of low-girth weight piglets. Journal of livestock production science, Elsever, 90, 279-284. Gondret, F., Lefaucheur, L., Louveau., Lebret, B., Pichodo,X., Lecozlez, Y., (2005). Influence of piglet birth weight on postnatal growth performance, tissue lipogenic capacity and muscle histological traits at market weight. Journal of livestock production Science, Elsever, 93, 137-146. Le Dividich, j, (1999). Review: Management to reduce variation in pre-and post-weaned pigs. In: Crawell, P.D. (Ed.), Manipulating pig production Vn. Australasian pig Science Association, 135-155. Millgan, B., N., Fraser, D., Kramer, D, L, (2002).Within-litter birth weight variation in the clomestic pig and its relation to pre-weaning survival, weight jounai of livestock production science, Elsever, 76, 183-181. Quiniou, N., Dagon, J., Gaudre., D, (2002).Vaniation of pigles birth weight and consequences on piglets birth weight ans consequence on subseqent prerformance. Journal of livestock production Science, Elsseveer, 78,63-70.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2.PhamThiThu.doc
Tài liệu liên quan