Nông nghiệp - Khả năng xử lý nước thải ao nuôi cá tra thâm canh của vạn thọ (tagetes patula l.) và cúc (chrysanthemum spp.)

Nồng độ NO3-N trong nước đầu ra và đầu vào của cây Vạn thọ sau mỗi tuần nghiên cứu đều giống nhau (Hình 5a), trong khi ở cây Cúc lại tăng đáng kể so với đầu vào và cao hơn rất nhiều so với cây Vạn thọ (p<0,05). Điều này chứng tỏ quá trình nitrate hóa diễn ra mạnh hơn trong các thùng trồng Cúc. Được minh chứng qua giá trị oxy hòa tan trong nước ở các thùng trồng Cúc cao hơn so với cây Vạn thọ (Hình 4b). Tuy nhiên, nồng độ NH4-N trong nước đầu ra của cây Cúc và Vạn thọ lại không khác nhau (p>0,05), nhưng lại giảm đáng kể so với đầu vào (Hình 5b). Sự hiện diện của tảo cùng với môi trường nhiều oxy ở hoa Cúc (DO trong khoảng (2,9 - 5,4) mg/L) là điều kiện thuận lợi cho quá trình nitrat hóa xảy ra (Trang & Brix, 2014)

pdf8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp - Khả năng xử lý nước thải ao nuôi cá tra thâm canh của vạn thọ (tagetes patula l.) và cúc (chrysanthemum spp.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 102 KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH CỦA VẠN THỌ (Tagetes patula L.) VÀ CÚC (Chrysanthemum spp.) Ngô Thụy Diễm Trang1, Lâm Nguyễn Ngọc Hoa1 1Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 13/08/2015 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 17/10/2015 Ngày chấp nhận đăng: 09/2016 Title: A treatment capacity of Tagetes patula L., and Chrysanthemum spp. for intensive catfish wastewater Từ khóa: Vạn thọ Pháp lùn, hoa Cúc, nước thải thủy sản, cá tra thâm canh, sinh khối, đạm, lân Keywords: French marigold, Chrysanthemum spp., aquaculture wastewater, intensive striped catfish, biomass, nitrogen, phosphorus ABSTRACT The aim of the research is to evaluate ability in wastewater treatment from intensive catfish culture of Tagetes patula L. and Chrysanthemum spp. by measuring growth rate, biomass, and nutrient removal capacity. The plants were grown in hydroponic condition in which nutrient solution was wastewater from fish pond for 43 days. T. patula grew very well with no mortality, while Chrysanthemum spp. had no growth rate and almost died at the end of the experiment. Moreover, T. patula helped to remove an average of 86% PO4-P and TP, and ca. 95% NH4-N from influent. The study results indicated that the T. patula highly adapted to hydroponic culture and it had high potential for purifying fishpond wastewater. TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng xử lý nước thải ao nuôi cá Tra thâm canh của Vạn thọ Pháp lùn (Tagetes patula L.) và hoa Cúc (Chrysanthemum spp.) thông qua tăng trưởng, sinh khối và khả năng loại bỏ một số dưỡng chất trong nước thải ao cá. Cây được trồng trong điều kiện thủy canh với dung dịch dinh dưỡng là nước thải ao nuôi cá trong vòng 43 ngày. Vạn thọ Pháp lùn sinh trưởng rất tốt và không có cây chết, trong khi hoa Cúc không tăng trưởng và chết hoàn toàn khi kết thúc thí nghiệm. Ngoài ra, Vạn thọ giúp loại bỏ 86% PO4-P và TP, và khoảng 95% NH4-N trong nước thải đầu vào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vạn thọ Pháp lùn thích nghi tốt hơn trong điều kiện thủy canh và có tiềm năng cao trong việc làm sạch nước thải ao cá. 1. GIỚI THIỆU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp và thủy sản của cả nước. Năm 2007, vùng đã sản xuất khoảng 2.123 nghìn tấn thủy sản. Đến năm 2010, sản lượng thủy sản đạt khoảng 2.706 nghìn tấn, tăng 583 nghìn tấn so với năm 2007 (Tổng cục Thống kê [TCTK], 2010). Bên cạnh đó, các đối tượng nuôi thủy sản ở ĐBSCL tương đối đa dạng, trong các loài cá nuôi thì loài cá thuộc nhóm cá da trơn, đặc biệt cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá nuôi quan trọng trong vùng và đạt sản lượng cao (Cao Văn Thích, 2008). Để sản xuất 1 kg cá da trơn thành phẩm, người nông dân đã phải sử dụng trung bình khoảng 4 kg thức ăn (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Nhưng thực tế chỉ khoảng 17% thức ăn được cá hấp thu và phần còn lại (83%) hòa lẫn trong môi trường nước trở thành các chất hữu cơ phân hủy. Theo Dương Công Chinh và Đồng An Thụy (2009) đến năm Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 103 2020 sản lượng cá tra nuôi tại ĐBSCL ước tính là 1.850 nghìn tấn khi đó lượng chất thải thải ra môi trường tương ứng là 2.368 nghìn tấn chất hữu cơ trong đó có 93,4 nghìn tấn N; 19,5 nghìn tấn P và khoảng 651 nghìn tấn BOD5. Nếu lượng chất ô nhiễm này (đặc biệt là đạm, lân) không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ góp phần gây phú dưỡng hóa, ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến thủy sinh vật. Do đó, cần giảm thiểu hàm lượng đạm, lân trong nước thải ao nuôi cá tra trước khi xả thải ra môi trường là vấn đề cấp thiết. Phương pháp sử dụng thực vật làm sạch nước thải và chất thải qua cơ chế hấp thu dinh dưỡng, chất ô nhiễm và kim loại vào sinh khối đã được nghiên cứu trên nhiều loài thực vật (Brix, 1994; Kumar, Dushenkov, Motto, và Raskin, 1995; Trang, Schierup, và Brix, 2010). Kết hợp thực vật trong mô hình nuôi trồng thủy sản tuần hoàn giúp làm sạch chất ô nhiễm, dưỡng chất dư thừa trong nước thải nuôi cá, từ đó nước được sạch hơn và tuần hoàn lại ao nuôi cá đã được nghiên cứu thành công ở ĐBSCL (Trang, 2009; Konnerup, Trang, và Brix, 2011). Bên cạnh sản phẩm chính là cá, mô hình này còn tạo ra thu nhập phụ cho người sản xuất đó là sản phẩm thu từ hệ thống xử lý (Graber & Junge, 2009; Trang & Brix, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa tập trung đánh giá khả năng hấp thu dinh dưỡng của các loài hoa. Do đó việc nghiên cứu khả năng phát triển và xử lý nước thải ao nuôi cá tra của cây họ Cúc được nghiên cứu trong điều kiện thủy canh với dung dịch dinh dưỡng là nước thải ao nuôi cá tra thâm canh, để lựa chọn loài thực vật tốt nhất kết hợp trong hệ thống bè thực vật nổi xử lý nước thải. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại (Hình 1). Cây Cúc (Chrysanthemum spp.) và Vạn thọ Pháp lùn (Tagetes patula L.) khoảng 20 ngày tuổi được chọn gần đồng dạng và kích cỡ, rửa sạch đất ở bộ rễ, sau đó được trồng trong ly nhựa chứa đá mi làm chất nền để giữ bộ rễ cây, với số lượng 3 cây /loài /thùng nhựa. Nước từ bể nuôi cá tra thâm canh (150 con/m3) được cung cấp cho cây trồng và đóng vai trò như dung dịch dinh dưỡng cho cây. Lượng nước thải trung bình là 5 L/thùng và được thay mới mỗi tuần nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây tăng trưởng bình thường. 2.2 Các chỉ tiêu theo dõi 2.2.1 Thực vật Các chỉ tiêu tăng trưởng của cây (chiều dài thân, rễ, trọng lượng tươi (cả cây), số lá, số chồi) được ghi nhận cho mỗi cây trước khi trồng vào thí nghiệm. Theo dõi và ghi nhận những biến đổi về hình thái cây trong việc thích ứng với các điều kiện thí nghiệm. Đếm số lượng lá, chồi mới và số cây chết (hai tuần 1 lần). Cây được thu hoạch sau 43 ngày và được cân, đo và ghi nhận những chỉ tiêu tương tự như trên. Cây được rửa sạch bằng nước máy và sấy ở nhiệt độ 105 oC đến khi trọng lượng không đổi để xác định trọng lượng khô của rễ và thân. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 104 Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm 2.2.2 Chỉ tiêu lý - hóa nước Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), độ dẫn điện (EC) trong nước được theo dõi mỗi tuần và đo tại hệ thống thí nghiệm sau khi thu mẫu nước. Riêng các chỉ tiêu đạm nitrate (NO3-N), đạm amôn (NH4-N), lân hòa tan (PO4-P), và tổng lân (TP) được phân tích tại Phòng Thí nghiệm Bộ môn Khoa học Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ theo các phương pháp trong quy trình tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước và nước thải (APHA et al., 1998). Mẫu nước được thu định kỳ mỗi tuần để theo dõi chất lượng nước thay đổi sau mỗi tuần. Chất lượng nước sau mỗi tuần được so sánh với Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2010). 2.3 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê số liệu của các lần lặp lại của từng chỉ tiêu và sử dụng phần mềm Statgraphic Centurion XV (StatPoint, Inc., USA) để so sánh kết quả trung bình giữa hai nghiệm thức theo kiểm định T-test. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tốc độ tăng trưởng của thực vật Các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, số chồi được theo dõi và ghi nhận 2 tuần/lần. Tăng trưởng của thực vật được đánh giá trong 7 tuần. Đa số cây Cúc chết trong 2 tuần đầu, có thể do khả năng thích ứng với điều kiện thủy canh kém hơn cây Vạn thọ. Khi bắt đầu thí nghiệm, chiều cao cây, số lá, số chồi của cây Vạn thọ đều thấp hơn cây Cúc, nhưng đến kết thúc thí nghiệm thì các chỉ tiêu này đều cao hơn ở cây Vạn thọ (Hình 2a, b & c). Cây Vạn thọ tăng trưởng chiều cao cây mạnh trong 4 tuần đầu, và chiều cao cây tăng chậm lại ở tuần 5 và 6 (Hình 2a). Có thể do thời điểm này cây đã chuyển qua giai đoạn tập trung phát triển lá và chồi, nên ở 2 tuần sau, số lá và số chồi của cây Vạn thọ tăng vượt bậc so với những tuần trước đó (Hình 2b & c). Sinh khối tươi và sinh khối khô cả cây (g /cây) trung bình khi thu hoạch cây Vạn thọ (bao gồm hoa) lần lượt là (70 ± 2,1) g/cây và (7,18 ± 0,4) g/cây (n=15). Riêng cây Cúc chết ở giai đoạn đầu nên sự tăng trưởng chiều cao và số chồi đi theo chiều hướng giảm, và ở cuối thí nghiệm, cây Cúc đã hoàn toàn chết khô nên không xác định được tốc độ tăng trưởng sinh khối (Bảng 1; Hình 2c & 3). 2 3 4 5 1 Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 105 Hình 2. Chiều cao cây (a), số lá (b) và số chồi (c) của cây Cúc ( ) và cây Vạn thọ ( ) theo thời gian (tuần) Rễ của cây Vạn thọ phát triển nhanh và tốt (Hình 3), giúp cây hấp thu dinh dưỡng trong nước thải tốt hơn để tạo sinh khối (Bảng 1). Ở cuối thí nghiệm, rễ của Vạn thọ phát triển tốt thành chùm ((17±1) g sinh khối tươi/cây khi thu hoạch), rễ có màu trắng là dấu hiệu của sự thích nghi và sinh trưởng tốt của cây Vạn thọ. Trong khi rễ cây Cúc bị thối rữa hoàn toàn, rễ có màu nâu đen (Hình 3). Ở tuần thứ 3, Vạn thọ xuất hiện những nụ mới (trung bình 4 nụ /cây) và đến tuần thứ 5 những nụ hoa bắt đầu nở. Khi thu hoạch ở ngày 63 sau khi ươm thì kích cỡ và màu sắc hoa (Hình 3) gần tương đương với điều kiện trồng trong đất ((5,9±0,4) hoa/cây, n=15). So với kỹ thuật trồng Vạn thọ Pháp lùn từ 60 - 65 ngày cây cho hoa với điều kiện trồng trong đất và bón phân hữu cơ và vô cơ (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005). Chính vì thế, điều kiện nước thải ao nuôi cá tra có đủ dinh dưỡng đáp ứng được sự phát triển bình thường của Vạn thọ. Người dân có thể thu hoạch cây sau mỗi 60 ngày và có thêm thu nhập phụ từ Vạn thọ trong khi vẫn đảm bảo điều kiện môi trường ao nuôi. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 106 Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng trung bình của cây Vạn thọ và cây Cúc Chỉ tiêu Vạn thọ hoa Cúc P-values (T-test) Chiều cao cây (cm /ngày) 0,8 ± 0,01 a 0 ± 0,02b 0,000 Chiều dài rễ (cm /ngày) 0,2 ± 0,03a 0 ± 0,02b 0,09E-8 Số lá 1,7 ± 0,09a 0 ± 0,26b 0,06E-7 Số chồi 0,2 ± 0,01a 0 ± 0,01b 0,12E-8 Sinh khối (g /cây.ngày-1) 0,1 ± 0,00a 0 ± 0,01b 0,04E-12 Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn (n=15) a,b: khác ký tự trong cùng 1 hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% dựa trên kiểm định T-test Hình 3: Sự phát triển của Vạn thọ và hoa Cúc lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm Hình 3. Sự phát triển của Vạn thọ và hoa Cúc lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm Tóm lại, cây Vạn thọ thích nghi tốt trong điều kiện thủy canh với dung dịch dinh dưỡng là nước thải ao nuôi cá tra thâm canh, cây tăng trưởng tốt và tạo hoa ở cuối thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ rằng dinh dưỡng trong nước thải ao cá đủ cho cây Vạn thọ sinh trưởng bình thường mà không cần thêm phân bón. 3.2 Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, độ dẫn điện trong nước Giá trị pH trong nước thải nuôi cá sau khi xử lý của hai loài hoa qua các tuần thu mẫu có xu hướng cao hơn trong nước thải đầu vào, có thể do tảo phát triển trong các thùng trồng cây thí nghiệm, một phần làm cho pH sau mỗi tuần (đầu ra) cao hơn (Hình 4a). Giá trị pH trung bình của cây hoa Cúc (8,05) cao hơn giá trị pH của cây Vạn thọ Pháp lùn (7,63) (p> 0,05), có thể do cây Cúc không tăng trưởng tốt để phủ hết bề mặt thùng trồng cây so với Vạn thọ, đã tạo ra nhiều khoảng trống cho ánh sáng chiếu vào tạo điều kiện cho tảo phát triển nhiều hơn. Nhìn chung, giá trị pH nước sau mỗi tuần ở hai loại cây nằm trong khoảng tối ưu theo yêu cầu chất lượng nước cho cá tra phát triển. Bắt đầu Bắt đầu Thu hoạch Thu hoạch Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 107 Hình 4. Giá trị pH (a), DO (b), nhiệt độ (c), EC (d) trong nước thải đầu vào ( ) và đầu ra của cây hoa Cúc ( ) và Vạn thọ Pháp lùn ( ) qua các tuần thu mẫu Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước thải đầu ra có xu hướng cao hơn so với đầu vào ở cả hai loại hoa (Hình 4b), ngoại trừ ở tuần thu mẫu thứ 4, và cao hơn giới hạn cho phép về yêu cầu chất lượng nước trong ao nuôi thâm canh cá tra (> 2,0 mg/L). Nồng độ DO trong nước thải đầu ra ở cây Cúc cao hơn so với Vạn thọ, do cây Cúc không phát triển tốt trong điều kiện thủy canh, bề mặt phủ của cây ít, tảo phát triển trong nước nhiều hơn, có thể là nguyên nhân làm cho DO trong nước cao hơn, quan sát ghi nhận tương tự cho giá trị pH (Hình 4a). Riêng nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm ở đầu ra và đầu vào của cả hai nghiệm thức dao động nhiều và nằm trong khoảng (24,9 - 30,6) oC. Không có sự khác biệt về nhiệt độ nước của hai loại hoa sau mỗi tuần thu mẫu (Hình 4c). Không có sự khác biệt về độ dẫn điện (EC) trong nước giữa hai loại hoa nghiên cứu, nhưng so với đầu vào thì thấp hơn nhiều, cho thấy rằng các muối hòa tan trong nước thải đầu vào giảm đi (Hình 4d). 3.3 Nồng độ NO3-N, NH4-N, PO4-P và TP trong nước Nồng độ NO3-N trong nước đầu ra và đầu vào của cây Vạn thọ sau mỗi tuần nghiên cứu đều giống nhau (Hình 5a), trong khi ở cây Cúc lại tăng đáng kể so với đầu vào và cao hơn rất nhiều so với cây Vạn thọ (p<0,05). Điều này chứng tỏ quá trình nitrate hóa diễn ra mạnh hơn trong các thùng trồng Cúc. Được minh chứng qua giá trị oxy hòa tan trong nước ở các thùng trồng Cúc cao hơn so với cây Vạn thọ (Hình 4b). Tuy nhiên, nồng độ NH4-N trong nước đầu ra của cây Cúc và Vạn thọ lại không khác nhau (p>0,05), nhưng lại giảm đáng kể so với đầu vào (Hình 5b). Sự hiện diện của tảo cùng với môi trường nhiều oxy ở hoa Cúc (DO trong khoảng (2,9 - 5,4) mg/L) là điều kiện thuận lợi cho quá trình nitrat hóa xảy ra (Trang & Brix, 2014), do đó hầu như Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 108 NH4-N trong nước đầu vào đã chuyển hết sang NO3-N trong nước đầu ra ở hoa Cúc (Hình 5a), đó là lý do nồng độ NH4-N ở nghiệm thức này giảm so với đầu vào. Tuy nhiên, do cây Cúc không tăng trưởng, nên lượng NO3-N trong nước đầu ra sau mỗi tuần chỉ giảm đi một phần do tảo hấp thu. Riêng ở cây Vạn thọ, NH4-N cũng mất đi qua quá trình nitrate hóa nhưng phần lớn NO3-N được Vạn thọ hấp thu vào sinh khối, do đó nồng độ NO3-N nước đầu ra không đổi so với đầu vào (Hình 5a), góp phần làm giảm đáng kể hàm lượng NH4-N trong nước thải đầu vào (khoảng 95%). Diễn biến của nồng độ PO4-P và TP trong nước của đầu vào và đầu ra cây Vạn thọ và cây Cúc nhìn chung có xu hướng tương đối giống nhau (Hình 5c & d). Nồng độ lân trong nước đầu ra của hai loại cây đều thấp hơn so với đầu vào nhưng khả năng loại bỏ PO4-P và TP của cây Vạn Thọ tốt hơn cây Cúc. Từ đợt thu mẫu thứ 3 trở về sau, giá trị PO4-P và TP của cây hoa Cúc có giảm hơn so với đầu vào một phần do tảo xử lý, vì trong thời gian này hầu hết cây hoa Cúc đều không phát triển tốt do không thích nghi với điều kiện ngập nước và một phần lân được hấp phụ vào chất nền là đá (với hiệu suất xử lý trung bình là 34%). Riêng cây Vạn thọ phát triển tốt, lân được hấp thu cho việc tăng sinh khối của cây, dẫn đến hiệu suất xử lý lân của Vạn thọ cao hơn (86%). Hình 5. Nồng độ NO3-N (a), NH4-N (b), PO4-P (c) và TP (d) trong nước đầu vào ( ) và đầu ra của cây hoa Cúc ( ) và Vạn thọ Pháp lùn ( ) qua các tuần thu mẫu Tóm lại, sự thích nghi và tăng trưởng tốt của cây Vạn thọ trong điều kiện thí nghiệm giúp làm giảm nồng độ các chất dinh dưỡng đạm, lân trong nước thải ao nuôi thâm canh cá tra, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Trong hai loại thực vật nghiên cứu, chỉ có cây Vạn thọ Pháp lùn có khả năng phát triển tốt trong điều kiện thủy canh với dung dịch dinh dưỡng là nước thải nuôi cá tra, cây tăng trưởng tốt và tạo hoa ở cuối thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ rằng dinh dưỡng trong nước thải ao cá đủ cho cây Vạn thọ sinh trưởng bình thường mà không cần thêm phân bón. Qua đó góp phần cải thiện chất lượng nước thải trước khi xả thải ra môi trường do nồng Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 102 – 109 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 109 độ các chất dinh dưỡng (chủ yếu đạm, lân) trong nước thải đã giảm đi. Cụ thể, cây Vạn thọ giúp loại bỏ trung bình 86% lân hòa tan (PO4-P) và lân tổng (TP), và khoảng 95% đạm amôn (NH4-N) trong nước thải đầu vào. 4.2 Kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy có thể sử dụng cây Vạn thọ trong thiết kế các hệ thống xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng các hệ thống đất ngập nước dạng bè nổi hay loại hình có dòng chảy ngầm dưới chất nền. LỜI CẢM TẠ Dự án này được hỗ trợ kinh phí từ dự án PhysCAM, chính phủ Đan Mạch tài trợ. Tác giả chân thành cảm ơn Bộ môn Khoa học Môi trường đã nhiệt tình hỗ trợ phòng thí nghiệm, giúp chúng tôi hoàn thành tốt kết quả nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO APHA, AWWA, & WEF. (1998). Standard methods for the examination of water and wastewater (20th. ed.). American Public Health Association. Washington DC, USA. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (2010). Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT: Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Brix, H. (1994). Functions of macrophytes in constructed wetlands. Water Science and Technology, 29(4), 71-78. Cao Văn Thích. (2008). Tích luỹ vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi cá tra thâm canh. Truy cập từ 56789/1069 Dương Công Chinh & Đồng An Thuỵ. (2009). Phát triển ao nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long và các vấn đề môi trường cần giải quyết. Hội Đập Lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam. Truy cập từ d=1952 Graber, A., & Junge, R. (2009). Aquaponic Systems: nutrient recycling from fish wastewater by vegetable production. Desalination, 246, 147–156. DOI:10.1016/j.desal.2008.03.048 Konnerup, D., Trang, N.T.D., & Brix, H. (2011). Treatment of fishpond water by recirculating horizontal and vertical flow constructed wetlands in the tropics. Aquaculture, 313, 57- 64. DOI:10.1016/j.aquaculture.2010.12.026 Kumar, P.B.A.N, Dushenkov, V., Motto, H., & Raskin, I. (1995). Phytoextraction: the use of plants to remove heavy metals from soils. Environ. Sci. Technol., 29, 1232-1238. DOI: 10.1021/es00005a014 Nguyễn Xuân Linh & Nguyễn Thị Kim Lý. (2005). Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Lao Động. Nguyễn Xuân Thành. (2003). Cuộc chiến Catfish: Xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Case study in Fulbright Economics Teaching Program. Tổng cục Thống kê. (2010). Niên giám Thống kê 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. Trang, N.T.D. (2009). Plants as bioengineers: treatment of polluted waters in the tropics (Unpublished doctoral dissertation). Aarhus University, Aarhus, Denmark. Trang, N.T.D., & Brix, H. (2014). Use of planted biofilters in integrated recirculating aquaculture-hydroponics systems in the Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture Research, 45 (3), 460-469. DOI: 10.1111/j.1365-2109.2012.03247.x Trang, N.T.D., Schierup, H-H., & Brix, H. (2010). Leaf vegetables for use in integrated hydroponics and aquaculture systems: Effects of root flooding on growth, mineral composition and nutrient uptake. African Journal of Biotechnology, 9 (27), 4186-4196. DOI: 10.5897/AJB10.153.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_ngo_thuy_diem_trang_0_4945.pdf
Tài liệu liên quan