Đồ án Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho sữa của bò lai hướng sữa F1, F2, F3 nuôi tại Ba Vì

- Khối lượng của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là:382.894kg, 403,756kg và 396,165kg - Khối lượng chung của các lứa sữa của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là: lứa 1: 370,00kg lứa 2: 394,50kg lứa 3: 410,43kg lứa 4: 425,25kg và từ lứa 5: 410,85kg - Năng suất sữa chung của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là: 3364,83kg, 3655,83kg và 3677kg. -Năng suất sữa theo các lứa của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là: lứa 1: 3197,62kg lứa 2: 3641,47kg lứa 3: 3741,30kg lứa 4: 3854,66kg và từ lứa 5: 3748,41kg - Chất lượng sữa: Chất lượng sữa là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sản phẩm sữa, theo điều tra phân tích đàn bò lai hướng sữa nuôi ở Ba Vì chúng tôi có kết quả như sau: + Tỷ lệ mỡ sữa F1, F2 và F3 tương ứng : 4,20; 3,98% và 3,94% + Tỷ lệ protein sữa F1, F2 và F3 tương ứng: 3,67%; 3,62% và 3,57%

doc42 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho sữa của bò lai hướng sữa F1, F2, F3 nuôi tại Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Mở ĐầU I. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta trong những năm qua đã đạt dược những kết quả đáng kể, tốc độ tăng đầu con đạt trung bình là 11,5%/năm từ 11.000 con năm 1990 (Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự, 2000)lên 113.215 con vào tháng 8 năm 2006(Bộ NN&PTNT, 2006). Sản lượng sữa của nước ta củng được cải thiện đáng kể trong những năm qua, cung cấp khoảng 198.000 tấn nhưng cũng chưa đáp ứng dược nhu cầu về sản phẩm sữa, chỉ đáp ứng được khoảng 20-22% nhu cầu về sữa trong nước (Cục Nông Nghiệp, 2005) Trong định hướng phát triển đàn bò sữa nước ta, đến năm 2010 đạt khoảng 200.000 con và có thể cung cấp 350.000 tấn sữa/năm. Đáp ứng khoảng 33% nhu cầu về sữa Chăn nuôi bò sữa là ngành phát triển muộn ở nước ta, số lượng con giống có chất lượng cao không nhiều.Theo số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng đàn bò sữa của nước ta tính đến thang 8 năm 2006 là 113.125 con tăng 7.5% so với cùng kì năm 2005 Phương thức nuôi bò sữa trong nông hộ ở nước ta đả vá dâng phát triển mạnh mẽ ở 30 tỉnh thành trong cả nước (Trích báo cáo dự án phát triển giống bò sữa giai doạn 2000-2005, ngay 16/8/2005), đặc biệt ở những nơi có năng suất cây trồng thấp, vùng đất bãi ven đê. Trung tâm giống bò sữa Ba Vì, trong những năm qua đã đóng góp phần tích cực trong công tác lai tạo và nhân giống bò sữa, chuyển giao quy trình kỷ thuật chăn nuôi bò sữa tới các hộ nông dân nuôi bò sữa ở khu vực Ba Vì và vùng ven từ đó, làm tiền đề cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa của những năm tiếp theo, thúc đẩy nhanh ngành sữa phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng xuất phát từ thực tế trên, việc lai tạo ra những nhóm bò sữa có năng suất chất lượng cao, đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi là việc làm cần thiết .Được sự đồng ý của bộ môn Kỷ Thuật Nông Nghiệp trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng, Bộ môn Di Truyền Giống Vật Nuôi - Viện Chăn Nuôi và Chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn “nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa”chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho sữa của bò lai hướng sữa F1, F2, F3 nuôi tại Ba Vì” II. Mục đích - Đánh giá được khả năng sinh trưởng và cho sữa của đàn bò lai huớng sữa nuôi tại Ba Vì-Hà Nội theo nhóm giống: 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF và trên 7/8HF từ lứa 1 dến lứa 4, và tổng tất cả lứa trên 4 từ đó đánh giá được năng suất toàn đàn - Đánh giá một cách có hệ thống về khả năng cho sữa của dần bò lai hướng sữa nuôi tại Trung Tâm Nghiên Cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì - Xác định được một số chỉ tiêu cơ bản, khả năng cho sữa của các nhóm bò lai của các hộ thuộc trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì - Làm căn cứ khoa học cho các cơ sở chăn nuôi bò đánh giá và chọn lọc chính xác đàn bò lai hướng sữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò của mình PHầN II TổNG QUAN TàI LIệU 2.1 Tình hình chăn nuôi bò sữa 2.1.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới Chăn nuôi bò sữa của thế giới được phân bố khắp các châu. Tuy nhiên, trung tâm sản xuất sữa là vùng khí hậu ôn đới, đặc biệt ở Tây Bắc Âu, Đông Âu, Nga, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.Do điềi kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia khác nhau nên sự phát triển chăn nuôi bò sữa cũng khác nhau.những nước nhiệt đới có đàn bò sữa lớn như ấn Độ(35.000.000 con), Brazin (16.045.000 con), sông sản lượng bình quân không cao, 1.014kg/ chu kỳ và 1.407 kg/chu kỳ. Trong lúc đó, một số nước có có số lượng bò sữa không nhiều như Nhật Bản 971.000con, Đài Loan 110.000 con, song sản lượng sữa rất cao, Nhật Bản đạt 8.548kg/chu kỳ và Đài Loan đạt 7.000 kg/ chu kỳ. Hoa Kỳ là nước vùa có số lượng bò sữa lớn 9.125.000con, vừa có năng suất sữa cao 8.227kg/chu kỳ (Phạm Văn Giới, 2008). Thế giới có khoảng 1.400.000.000 bò sữa.số bò của châu á chiếm khoảng 32%, nhưng sản lượng sữa sãn xuất chỉ được 21, 4% tổng sản lượng sữa thế giới (117.000.000/526.000.000 tấn), song nhu cầu về sữa của cộng đồng châu á rất lớn, tiêu thụ gần một nữa sữa bột không kem và 30% sữa bột nguyên kem của thế giới. Do vậy, các nước châu á rất quan tâm đến chương trình phát triển sản xuất sữa, điển hinh như Việt Nam (Phạm Văn Giới, 2008). 2.1.2 Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam Ngày nay, chăn nuôi bò sữa không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Nước ta có đần bò sữa chất lượng khá tốt như hiện nay là kết quả của bao nhiêu năm dài thăng trầm và vất vả của ngành và người chăn nuôi bò sữa. phấn khởi với những kết quả và thành tựư về phát triển bò sữa trong những năm vừa qua, chúng ta càng tự hào với quá trình phát triển bò sữa của nước ta từ những ngày đàu gian nan. đến tháng 8 năm 2007, tổng đàn bò sữa của nước ta đạt 98.659 con, trong đó bò lai hướng sữa chiếm khoảng 85% vá sãn xuất được một khối lượng sữa hàng hoá 234.438 tấn .thực tế, nghành chăn nuôi bò sữa việt nam đả có từ những năm đầu của thế kỷ XX, dưới thời kỳ Pháp thuộc và phong kiến, song tốc độ phát triển chậm Tại Miền Nam: Từ những năm 1920-1923, người Pháp đã đua các giống bò chịu nống tốt như Red Sind của ấn Độ và bò Ongole vào nuội tai Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và Hà Nội với mục đích nuôi thử nghiệm và lấy sữa phục vụ cho người Pháp ở Việt Nam.tuy nhiên, số lượng bò sữa thời đó còn ít, khoảng 300 con, năng suất sữa thấp .chỉ đạt 2-3 kg/con/ngày .Sau hơn nửa thế kỷ, bò Red Sind dã dược lai tạo với bò địa phương .giống bò lai Sind dược tạo ra và phát triển hầu hết cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ những năm từ 1937-1942 tại nam kỳ đã hình thành một số trại chăn nuôi bò sữa .Sài Gòn Chợ Lớn, mỗi ngày sãn xuất được hàng nghìn kg sữa và tổng sản lượng sữa đạt trên 360tấn /năm. Theo số liệu của Sở Nông Lâm gia Súc Sài Gòn, khoảng 6 giống bò sữa đã được nhập vào miền Nam trong giai đoạn đó là Jersey, Ongole, Red Sind, Thapara, Sahiwal, và Haryana. Các giống bò nhiệt đới này chịu nóng tốt, dược nuôi ở vùng ngoại ở Sài Gòn và các vùng lân cận .vào những năm 1960-1968, quy mô đàn cao nhất đạt 1200 con và sản lượng sữa ngày đạt 2000lít/chu kỳ và tổng sản lượng sữa đạt trên 700tấn/năm.Song cũng không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng .Vì vậy, sữa, bơ, phomát và các sản phẩm trên thi trường miền nam chủ yếu vẫn là nguồn nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ.Khu kỷ nghệ Biên Hoà có nhà máy sữa Netsle, Guigoz, khu Thủ Đúc có nhà máy Foremost, Cosuvina, nhưng toàn bộ nguyên liệu sản xuất phải nhập từ nước ngoài. Sau giải phóng miền nam, từ năm 1976, một số lượng lớn bò sữa HF nhập khẩu trước đây từ CuBa được chuyển từ Mộc Châu vào nuôi tại Đức Trọng- Lâm Đồng, phong trào lai tạo và chăn nuôi bò sữa dược phát triển mạnh từ sau giải phóng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh tính đến thang 8 năm 2007, tổng đàn bò sữa ở miền nam đã đạt tới 80.814 con và sản luợng sữa hàng hoá hàn năm đạt dược 209.769 tấn Tại miền Bắc: ngay sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, từ năm 1954 đến năm 1960, nhà nước đã quan tâm đến ngành phát triển chăn nuôi, trong đó có ngành chăn nuôi bò sữa. Các nông trường quốc doanh Ba Vì- Hà Nội, Mộc Châu –Sơn La, Than Uyên, Tam Đường – Lào Cai, Hữu Nghị -Quảng Ninh, Hà Trung –Thanh Hoá và một số trang trại được xây dựng để nghiên cứưvề giống, kỷ thuật chăn nuôi bò sữa. Năm 1960, giống bò sữa lang trắng đen Bắc Kinh có nguồn gốc Hà Lan, lần đầu tiên được nhập vào nước ta nuôi thử nghiệm tại Ba Vì, Mộc Châu, Sa Pa. Đến thập kỷ 70, nước ta đã được chính phủ Cu Ba viện trợ 1000 con bò sữa Holstein Friesian về nuôi thử nghiệm tại Mộc Châu, đòng thời xây dựng trung tâm bò đực giống Môncađa để sãn xuất tinh bò đông lạnh. Đây là trung tâm bò đục giống sãn xuất tinh đông lạnh duy nhất và hiện đại nhất của Đông Nam á. Suốt thập kỷ 70, đàn bò sữa của nước ta chỉ nuôi tại các nông trường Quốc Doanh và các cơ sở trực thuộc sỡ hữu nhà nước với chế độ bao cấp 100%. Sản lượng sữa của bò thấp và chất lượng sữa còn nhiều hạn chế do kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa chưa có và điều kiện chuồng trại, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò sữa quá yếu kém. Quy mô các nông trường Quốc doanh thời đó phổ biến là vài trăm con.tuy nhiên, quy mô lớn nhất lúc đó là nông trường Mộc Châu nuôi khoảng 1000 con.thời gian đầu, sản phẩm sữa lam ra không tiêu thị hết do vùng nguyên liệu quá xa thành phố, đường xá chất lượng kém, phương tiện vận chuyển không đảm bảDN và cơ sở chế biến thiếu. Ngoài ra nhu cầu sữa của cộng đồng không cao. Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước trong thời gian 1975-1985, mặc dù nhà nước đã quan tâm đến việc phát triễn ngành chăn nuôi bò sữa, tạo một số điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi bò sữa như Mộc Châu- Sơn La, Ba Vì – Hà Nội, Phù Đổng – Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, nhưng đàn bò vẫn không phát triễn nhanh do nền kinh tế nước ta vẩn còn nhiều hạn chế, chưa đủ lương thực nên củng chưa cần đến sữa và sữa được coi là sãn phẩm đắt tiền “xa xỉ phẩm” đối với người Việt Nam thời bấy giờ. Từ năm 1986, Việt Nam đã bắt đầu phong trào đổi mới .sau 3 năm đổi mới, từ một nước thiếu lương thực, nước ta đã có lương thực xuất khẩu với khoảng trên 100 nghìn tấn. Lịch sử nước ta đã sang trang, kinh tế nước ta đổi mới, nông nghiệp cũng chuyển đổi cơ cấu, chăn nuôi cũng có những bước đi với những định hướng mới. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triễn, đăc biệt là kinh tế tư nhân, chăn nuôi trang trại bắt đầu phát triễn. Nhu cầu xã hội tăng, cuộc sống được nâng cao, nhu cầu về sữa của cộng đồng ngày càng lớn . Đàn bò sữa của ta ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phụ cận củng tăng nhanh chóng về số lượng và chất lượng .Phong trào phát triển chăn nuôi bò sữa trang trại tư nhân đã hình thành, đã khẳng định là mô hình chăn nuôi có hiệu quả. Chương trình lai tạo bò sữa Hà ấn được triể khai song song với Sind hoá đàn bò vàng Việt Nam. Giai đoạn 2000-2004, từ khi có quyết định 167/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về một ssố biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2005, đàn bò sữa của nước ta phát triển nhanh. Giai đoạn nay số lượng đàn bò của hai vùng miền bắc và miền nam là khá lớn Vùng sinh thái nuôi nhiều nhất là Nam bộ, số lượng lên tới 6.265 con (chiếm 74-75%), trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh nuôi 4.784 con và Bắc bộ: 2.107 con (25-26%). Bảng 1. Cơ cấu đàn bò sữa lai HF và tỷ lệ % của chúng trên 2 vùng sinh thái Nhóm giống Đông Bắc Bộ Nam Bộ Tổng số bò lai 50%HF Số con 395 1.053 1.448 75%HF Số con 1.352 3.959 5.311 87,5%HF Số con 346 885 1231 62,5%HF Số con 2 282 284 >87,5%HF Số con 12 86 98 Tổng giống Số con 2.107 6.265 8.372 Hiện nay, trên 30 tỉnh thành phố đã có chương trình phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, nhiều trang trại tư nhân đã có quy mô chăn nuôi bò sữa lớn trên 100 con. Bò sữa là một trong những vật nuôi đang thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng. Chăn nuôi bò sữa thực sự buớc đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân hưởng ứng tích cực đầu tư. Đến táng 8 năm 2007, cả nước tổng đàn bò sữa đạt 98.659 con và sản lượng sữa hàng hoá đạt 234.438 tấn .trong quá trình phát triển bò sữa, thị trường tiêu thụ sữa tươi và hệ thống thu gom sữa có tác dụng quyết định đến chương trình và hiệu quả kinh tế. Tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng ngày hiện nay của nước ta tăng nhanh, song vẫn không đáp ứng nhu cầu của cộng đồng .Vì vậy, trong những năm qua. Nước ta đã nhập bò sữa HF thuần từ một số nước trên thế giới với mục tiêu tăng nhanh lượng sữa hàng hoá đáp ứng nhu cầu về sữa của cộng đồng. Từ tháng 12 năm 2001 đến tháng 7 năm 2004, nước ta đã nhập gần 10.356 bò sữa HF.Trong số đó, Australia chiếm 86, 0%;Newzealand 10%, Mỹ chiếm 2% và Thái Lan chiếm 2%. Bò HF nhập về có độ tuổi từ 12 đén 30 tháng, là bò tơ lỡ chưa phối và b ò h ậu b ị đã có chữa 3-5 tháng. Năng suất sữa của đần bò nhập nội khoảng 10-15 lít/ngày, trong đó có 5-8% bò có sản lượng trên 20lít/ngày, 18-20% bò có sản lượng trên 15lít sữa/ngàyvà có khoảng 7-10%bò chỉ cho sữa dưới 10lít/ngày.Riêng bò nhập về Lâm Đồng, do điều kiện tự nhiên hợp với nuôi bò sữa, nên sản lượng sữa hàng ngày bình quân đạt 18lít/ngày; Tuyên Quang sản lượng bình quân đạt 13-15 lít/ngày (có trại đạt bình quân là17-18 lít/ngày). Tỷ lệ nuôi sống của đàn bò nhập về đạt 95-98%, tăng trọng bình quân của bê sinh ra tại Việt Nam là 500-1000 gr/ngày. Bò nhập về chưa có biểu hiện bị các bệnh lạ hoặc bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh bò cái, một số bò đực giống hậu bị 15-22 tháng cũng được nhập về Việt Nam từ Hoa Kỳ và úc. Vì vậy đàn bò sữa của nước ta tăng nhanh về số lượng và sản lượng sữa sản xuất ra hàng năm củng tăng nhanh. Tổng sản lượng sữa tươi hàng năm tăng 35%/năm. Một số mô hình chăn nuôi bò sữa trung bình đến lớn đã và đang được xây dựng. Các mô hình này đang từng bước hoàn thiện để sản xuất có hiệu quả và bền vững hơn .Trong các mô hình chăn nuôi bò sữa, các biện pháp trồng cỏ thâm canh đã trở thành một nghề mới có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân ở nông thôn và các vùng chăn nuôi bò sữa phát triển. Chăn nuôi bò sữa của nước ta đang có nhiều cơ hội phát triển như có thị trường nội địa lớn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa ngày càng cao của cộng đồng, được sự quan tâm chú ý và đầu tư của nhà nước. Chăn nuôi bò sữa đang thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.Chăn nuôi bò sữa hiện nay dược đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại vật nuôi khác. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta vẫn xòn nhiều khó khăn và thử thách lớn như không có lợi thế về khí hậu, trình độ và kinh nghiệm về quản lý giống của cán bộ còn hạn chế, kỷ thuật chăn nuôi bò sữa của nông dân vẩn thấp, hạ tầng cơ sở vật chất kỷ thuật về chăn nuôi còn yếu, lạc hậu và hệ thống giống chưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả chăn nuôi chúng chưa cao, đăc biệt với bò HF thuần . Vì vậy, định hướng tạo chọn bò lai hướng sữa là cần thiết cho sự phát triển ngành sữa việt nam. 2.2. Bò lai hướng sữa Việt Nam 2.2.1. Sự hình thành, phát triển và hướng sử dụng của bò lai hướng sữa Do những lý do hạn chế đối với chăn nuôi bò sữa Holstein Friesian thuần nêu trên, chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát triển bò lai hướng sữa. Hiện tại, điển hình các loại bò lai hướng sữa của ta là 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF. Các nhóm bò sữa HF lai này có nguồn gốc từ bò HF và bò Lai Sind. Những bò cái Lai Sind có tầm vóc lớn hơn bò vàng Việt Nam, đạt khối lượng trên 240kg, sinh sản tốt được cho lai với giống HF để tạo ra nhóm bò lai hướng sữa Việt Nam với tỷ lệ nguồn gen HF và LS khác nhau. Đến nay, những bò lai hướng sữa này chứng tỏ dược khả năng thích nghi tốt với môi trường sinh thái của nước ta, đã dược nuôi ở nhiều vùng của đất nước và đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong thực tế, bò lai hướng sữa đã thích ứng với người chăn nuôi nước ta, thực sự đã góp phần rất lơn làm tăng khối lượng sữa hàng hoá, cung cấp cho cộng đồng ngày càng nhiều trong nhưnữg thập kỷ qua và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người chăn nuôi. Trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã bắt đầu tạo đàn bò lai hướng sữa bằng tạp giao giữa bò vàng Việt Nam, bò lai Zebu với bò sữa ôn đới.Từ đó đến năm 1980 do chiến tranh và phương thức chăn nuôi quản lý tập trung bao cấp nên đàn bò sữa không được phát triễn.Sau năm 1980, nhờ cơ chế khoán hộ, đàn bò sữa bắt đầu phát triển ở vùng cận thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1986, do chuyển đổi cỏ chế quản lý sãn xuất từ tập trung bao cấp sang hoạch toán kinh doanh, đàn bò lai hướng sữa phát triễn khá nhanh ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận và sau năm 1991 mới phát triển nhanh. Từ khi có quyết định 167/2001/QĐ Thủ tướng chính phủ, đàn bò lai hưóng sữa càng được phát triễn mạnh khắp các vùng sinh thái của cả nước. Trong tổng số bò sữa của nước ta, bò HF lai chiếm vị trí quan trọng nhất, khoảng 84-85%. Giống bò Lai Sind dược dùng làm bò cái nền để lai với giống bò sữa cao sản HF, tạo ra nhóm bò lai hướng sữa Việt Nam, mang tỷ lệ nguồn gen giống HF và LS khác nhau. Trong số các nhóm bò lai hướng sữa Việt Nam, thông dụng và phổ biến nhất là nhóm 1/2HF1/2LS, 3/4HF1/4LS và 7/8HF1/8LS. Ngoài ra, còn có một số tổ hợp lai có 5/8HF3/8LS và trên 7/8HF, song chúng không phổ biến và vì vậy không được trình bày trong luận văn này. a. Nhóm bò lai F1(HFxLS) Sử dụng tinh giống bò HF thuần phối với bò cái nền giống LS để tạo ra nhóm bò lai hướng sữa F1 (HFxLS) (Hình 1). Nhóm bò lai hướng sữa F1(HFxLS) c ó 50% gen của giống HF và 50% gen của nhóm bò Lai Sind. Bò F1(HFxLS) thường có màu đen tuyền hoặc đen có vài vệt trắng, đôi khi đen sám hoặc nâu đen. Tầm vóc tương đối lớn, khối lượng trưỡng thành bò cái khoảng 350-450kg và bò đực từ 400-480kg. Bầu vú tương đối phát triển. Thích nghi với điều kiện chăn nuôi và khí hậu của môi trường Việt Nam. Hinh 1. Nhóm bò lai F1(HFxLS) Năng suất sữa trung bình đạt khoảng 8-9 kg/ngày, tương ứng với sản lượng sữa 2.400-2.800 kg/chu kỳ sữa 305 ngày .tỷ lệ protein sữa khoảng 3.4-3, 6% và tỷ lệ mỡ trong sữa là 4, 0-4, 3%. Có một số cá thể bò lai F1(HFxLS) nuôi tốt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Trung tâm bò và đồng cỏ Ba Vì sản lượng sữa đạt khá cao, trên 4000 kg/chu kỳ sữa.(Nguyễn Văn Đức ,1999) “Bài tổnghợp về bò lai hướng sữa Việt Nam” Hướng sử dụng của nhóm bò lai F1(HFxLS) là bò cái được chọn làm nền lai với bò sữa giống cao sản giống HF tạo ra bò lai hướng sữa có nguồn gen HF cao hơn 50% đẻ từ đó tiếp tục chon lọc tạo thành giống bò sữa thích hợp với diều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam. đồng thời, sử dụng chúng để khai thác sữa cho các cơ sở mới bước vào nghề chăn nuôi bò sữa. b. Nhóm bò lai hướng sữa F2(HFx(HFxLS)) Bò cái lai F1(HFxLS) được phối với tinh bò HF cao sản để tạo ra bò lai hướng sữa HFx(HFxLS) (Hình 2). Nhóm bò lai hướng sữa HFx(HFxLS) có 75% gen của giống HF và 25% gen của nhóm bò Lai Sind. Bò lai HFx(HFxLS) thường có màu lang trắng đen, thường diện tích màu trắng ít hơn màu đen . Bò cái có tầm vóc lớn, bầu vú phát triển, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi môi trường Việt Nam. Khối lượng trưởng thành của bò cái khoảng 400-480kg và bò đực có tầm vóc từ 600 đến 700kg. Hình 2: Nhóm bò lai F2(HFx(HFxLS)) Năng suất sữa bò lai HFx(HFxLS) đạt khoảng 10-13 kg/ngày, tương đương với sản lượng sữa 3.100-3.900 kg/chu kỳ sữa với chu kỳ sữa 305 ngày. Nếu được nuôi tốt, năng suất sữa có thể đạt tới 15kg sữa/ngày. Có một số bò lai HFx(HFxLS) được nuôi dưỡng tốt tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, sản lượng sữa đạt trên 5.000kg/chu kỳ (năng suất khoảng 16-17kg/ngày). Tỷ lệ mỡ sữa biến động trong phạm vi 3, 7-3, 9% và protein sữa khoảng 3, 4-3,5%. Nguyễn Văn Đức ,1999) “Bài tổnghợp về bò lai hướng sữa Việt Nam” Để ổn định và nâng cao chất lượng nhóm bò lai hướng sữa 3/4HF1/4LS, Việt Namđã tạo một số bò đực lai hướng sữa 3/4HF1/4LS để phối cố định nguồn gen nhằm từng bước chọn lọc tạo thành giống bò sữa Việt Nam có chất lượng thích hợp và hiệu quả kinh tế cao. Kết quả bước đầu cho thấy, đàn bò lai cố định có năngắuats sữa khá cao và chất lượng sữa tốt, đặc biệt dễ nuôi và có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, những bò đực lai hướng sữa 3/4HF1/4LS đang được tiếp tục kiểm tra đàn bò cái sinh ra cùng cha khác mẹ của các bò đực ứng cử viên giống đó để chọn các đực giống lai hướng sữa đạt chất lượng tốt nhằm ổn định giống và phát triển nhanh ra sãn xuất. Đồng thời, sữ dụng nhóm bò 3/4HF1/4LS đã dược chọn lọc làm bò cái nền lai với bò sữa cao sản giống HF tạo ra bò lai hướng sữa cò tỷ lệ nguồn gen HF cao hơn 75% để tiếp tục chon lọc tạo thành giống bò sữa có năng suất sữa và hiệu quả cao hơn nhóm 3/4HF1/4LS mà vẫn thích hợp với điều kiện nhiệt dới nóng ẩm của Việt Nam. c. Nhóm bò lai hướng sữa F3 (HFx(HFx(HFxLS))). Bò cái lai hướng sữa HFx(HFxLS) được tiếp tục phối với tinh bò HF để tạo ra bò lai HFx(HFx(HFxLS)) (hình 3) với tỷ lệ nguồn gen của giống HF là 87,5% và Lai Sind là 12,5%. Bò lai HFx(HFx(HFxLS)) có màu lang trắng đen, nhưng màu trắng thường nhiều hơn màu đen .Bò cái có tầm vóc lớn, khối lượng trưởng thành của bò cái khoảng 450-540kg và bò đực từ 750 đến 900kg, bầu vú và hệ thống tiết sữa phát triển. Song, nhóm bò lai này thích nghi kém hơn so với nhóm bò lai HFx(HFxLS) và F1. Vì vậy ở vùng nông thôn, nhóm bò lai này không được nuôi nhiều. Hình 3. Nhóm bò lai HFx[HFx(HFxLS)] Năng suất sữa trung bình của bò lai HFx[HFx(HFxLS)] biến đọng trong phạm vi 13-15kg/ngày, tương ứng với sản lượng sữa 3.900-4.500kg/ chu kỳ, có thể đạt tới 15-17kg/ngày (4.500-5.500). Có những bò cái cao sản, được nuôi tốt tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Mộc Châu, Trung tâm bò và đồng cỏ Ba Vì, đạt sản lượng sữa trên 6.000kg/chu kỳ. Nếu được chăm só nuôi dưỡng tốt, bò lai HFx[HFx(HFxLS)] cho năng suất sữa và hiệu quả kinh tế cao hơn so với HFx(HFxLS) và F1 vì có tỷ lệ nguồn gen HF cao hơn. Tỷ lệ mỡ sữa biến động trong phạm vi 3,6-3,8 và protein sữa khoảng 3,3-3,5%. Nguyễn Văn Đức ,1999) “Bài tổnghợp về bò lai hướng sữa Việt Nam” Khả năng thích ứng với môi trường của bò lai HFx[HFx(HFxLS)] thấp hơn so với nhóm bò lai HFx(HFxLS). Vì vậy ở nhiều nơi nhóm bò lai HFx[HFx(HFxLS)] không được người chăn nuôi ưa chuộng vì khó nuôi hơn, đòi hỏi đầu tư nhiều hơn, kỷ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn nhưng năng suất sữa không cao hơn so với nhóm bò lai HFx(HFxLS). Vì vậy cần đánh giá đúng khả năng sinh sản, năng suất sữa, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế của nhóm bò lai HFx[HFx(HFxLS)] trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở việt nam. nếu hộ nào có kinh tế khá giả, kỷ thuật chăn nuôi bò sữa tốt (chăm sóc, nuôi dưỡng tốt) và đầu tư tốt về trang trại, chuồng nuôi và hệ thống cải thiện điều kiện tiểu khí hậu, vv thì nuôi bò lai HFx[HFx(HFxLS)] . Nếu hộ nào không có đủ điều kiện chăn nuôi tốt, chỉ nên nuôi bò lai ở mức độ tỷ lệ nguồn gen HF là 75% như nhóm bò lai HFx(HFxLS). Lưu ý rằng, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, có thể nuôi được các nhóm bò lai có tỷ lệ nguồn gen HF cao, kể cả bò HF thuần, nhưng với điều kiện kinh tế tốt, đầu tư lớn, chuồng trại thích hợp, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, kỷ thuật chăn nuôi vững vàng, quản lý tốt, tiêm phòng đầy đủ theo quy định của cơ quan thú y và có hệ thống giống thích hợp PHầN III VậT LIệU Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên đàn bò lai hướng sữa (HF x LS), HF(HF x LS), HF[HF(HF x LS)] Được nuôi tại các nông hộ và trang trại của trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì- Hà Nội (thời gian từ 20/02-15/06 năm 2009) Số lượng : F1=246 con F2=529 con F3=138 con 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 khả năng sinh trưởng của đàn bò lai hướng sữa (F1, F2, F3) 3.2.2 khả năng sản xuất sữa của đàn bò lai hướng sữa (F1, F2, F3) 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Khả năng sinh trưỡng của bò lai hướng sữa. -Khối lượng sơ sinh, 12 tháng và 24 tháng tuổi (được cân bằng cân bàn) -Khối lượng theo các nhóm giống. (được cân bằng cân bàn) -Khối lượng cơ thể theo các lứa sữa. (được cân bằng cân bàn) 3.3.2 Khả năng sản xuất sữa của bò lai hướng sữa Để xác định các chỉ tiêu về khả năng sản xuất sữa, chúng tôi dựa vào sổ ghi chép của cơ sở thu gom sữa. - Sản lượng sữa trung bình trên ngày được tính bình quân bằng sản lượng sữa thực tế trên số ngày vắt sữa (tính bằng kg) - Thời gian cho sữa thực tế là khoảng thời gian tính từ lúc bò đẻ cho đến lúc bắt đầu cạn sữa trong cùng lứa (thời gian tính bằng ngày) - Sản lượng sữa 305 ngày là sản lượng sữa vắt được trong thời gian 305 ngày.Những bò có thời gian gian cho sữa trên 305 ngày. Chỉ lấy sản lượng sữa đến 305 ngày và loại bỏ những chu kỳ sữa ngăn hơn 180 ngày. 4. Xử lý số liệu. Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm Excel và Minitab Quá trình xử lý số liệu tại Bộ Môn Giống Vật Nuôi-Viện Chăn Nuôi. PHầN IV KếT QUả Và THảO LUậN 4.1 Khả năng sinh trưỡng của đàn bò lai hướng sữa Đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, chỉ tiêu khối lượng là tính trạng quan trọng nhất. Vì vậy ở nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu tính trạng khối lượng của đàn bò. 4.1.1 Khối lượng sơ sinh, 12 và 24 tháng tuổi Bảng 4.1. Khối lượng sơ sinh, 12 và 24 tháng tuổi (kg) Giốn F1 F2 F3 n 246 520 138 SS 12th 24th SS 12th 24th SS 12th 24th 26,73 197,80 306,25 28,69 225,63 309,16 29,56 232,43 313,62 Khối lượng sơ sinh là đặc tính sớm nhất về khối lượng sống của mọi vật nuôi. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cần nghiên cứu những tính trạng biểu hiện sớm vì nó giứp cho chẩn đoán sớm khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất vật nuôi. Khối lượng sơ sinh trung bình của nhóm bê lai hướng sữa Việt nam là 28,34 kg, lớn nhất ở nhóm F2(3/4) là 28,69 kg và F3(7/8) là 29,56 kg và thấp nhất là F1(1/2) là 26,73kg. Các kết quả này đều ở mức cao hơn so với kết quả 25,80 kg tìm được của Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức (1991) và của Lê văn Ngọc và cộng sự (1999). Khối lượng 12 tháng tuổi của các nhóm bê lai hướng sữa của Việt nam trung bình là 219,68 kg. Khối lượng ở các nhóm F2, F1 và 7/8 là 225,63; 197,80 và 232,43 kg. Giá trị này cao hơn so với của Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1990) trên đàn bê lai hướng sữa nuôi tại Bavì và Phù Đổng. Khối lượng 24 tháng tuổi trung bình là 310,38kg. Giá trị này cao hơn so với giá trị 255,59 kg tìm được của Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (1990), thấp hơn giá trị 314,33kg trên đàn bê lai nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự, 2000) và 315,36kg trên đàn bê thí nghiệm tại Ba Vì (Nguyễn Kim Ninh và cộng sự, 2000). 4.1.2 Khối lượng của đàn bò lai HF theo các giống Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưỡng của các nhóm giống lai, cho phép đánh giá phẩm giống trong diều kiện chăn nuôi nhất định. Khối lượng chung của bò lai HF theo các nhóm giống dược trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2 Khối lượng bò lai HF theo các nhóm giống (kg) Giống F1 F2 F3 n 246 520 138 382.894 403.576 396.165 SD 56.445 57.158 48.209 SX 3.602 2.504 4.097 CV% 14.754 14.157 12.192 Min 261 238 265 Max 584 666 552 Biểu đồ 1: Khối lượng bò lai HF theo các nhóm giống Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về khối lượng của các nhóm giống lần lượt là 382,894kg (đối với nhóm F1), 403,756kg (đối với nhóm F2) và 396,16 (đối với nhóm F3). Kết quả này thấp hơn so với kết quả công bố F2 là 406,74kg, F3 là 403,18kg. Lê Trọng Lạp và cộng sự(2005) và F2 là 432kg, F3 là465kg. Phạm Văn Giới và cộng sự (2005). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả của Lê Trọng Lạp và cộng sự(2005) đối với nhóm F1 là 374,24kg.và Lê Thành Vinh và cộng sự (2005) đối với nhóm F1 là 362,06kg Khối lượng trung bình của đàn bò lai hướng sữa nuôi ở Ba Vì cao nhất ở nhóm bò F2 là 403, 756kg, sau đó đến bò F3 là 396, 165kg và thấp nhất là bò F1 với khối lượng 382, 894kg. Hệ số biến dị về khối lượng của ba nhóm giống của đàn bò lai hướng sữa nuôi ở Ba Vì biến động trong phạm vi là 12,192 - 14,754% chứng tỏ việc lựa chọn giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của các hộ khá tốt. Có sự sai khác rỏ rệt giữa các giống về khối lượng của các giống bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 (P<0, 05). Chứng tỏ khối lượng lượng của các gióng khác nhau là khác nhau. 4.1.3 Khối lượng cơ thể theo lứa sữa Khối lượng cơ thể theo lứa sữa là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của đàn bò lai theo các lứa sữa. kết quả điều tra của chúng về khối lượng cơ thể theo các lứa được trình bày ở bảng 4.3 Bảng 4.3 Khối lượng cơ thể theo lứa sữa (kg) Lứa sữa 1 2 3 4 >4 n 243 259 176 109 117 370,40 394,50 410,44 425,26 410,85 SE 2,74 3,31 4,04 6,50 5,32 SD 42,58 53,25 53, 62 67,87 57,40 CV% 11,52 13,52 13,06 15,96 14,01 Min 238 261 285 295 292 Max 540 600 552 600 760 Biểu đồ 2: Khối lượng cơ thể theo lứa sữa Khối lương cơ thể theo lứa sữa của đàn bò lai HF tăng từ lứa sữa sữa đầu đến lứa sữa thứ 4 và đạt cao nhất tại lứa sữa 4 là 425,26kg sau đó giảm từ lứa sữa thứ 5 trở lên vì lúc này khối lượng sinh học của đàn bò lai đã hoàn chỉnh và đang trong quá trình già hoá. Kết quả trên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Giới và cộng sự (2006) đối với khối lượng cơ thể theo lứa sữa 1 là 414,45kg, khối lượng cơ thể theo lứa sưa 2 là 431,76kg, khối lượng cơ thể theo lứa sưa 3 là 444,15kg, khối lượng cơ thể theo lứa sữa 4 là 464,15kg và khối lượng cỏ thể theo lứa sữa trên 5 là 458,48kg. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Lê Trọng Lạp và cộng sự (2007) đối với khối lượng cơ thể theo lứa sưa 2 và 3 lần lượt là 393,04kg, 406,28 và Ngô Thành Vinh và cộng sự (2003) đối với khối lượng cơ thể theo lứa sữa 1 là 362,40kg. 4.2 Khả năng sản xuất sữa của đàn bò lai hướng sữa 4.2.1 Sản lượng sữa của đàn bò lai Holstein Frisian Sản lượng sữa chung là chi tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sản xuất sữa của gia súc. Sản lượng sữa chung của đàn bò lai cho ta đánh giá được sản lượng của giống trong điều kiện chăn nuôi nhất định. Sản lượng sữa chung của đàn bò lai HF được trình bày ở bảng 4.4 Bảng 4.4 Sản lượng sữa trung bình của đàn bò lai HF (kg) Tham số Giá trị Số con 904 X 3577.63 SE 26.35 SD 793.62 CV% 22.18 Kết quả trên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2005) đối với năng suất sữa trung bình của đàn bò lai là 5162,65kg. Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả Lê Trọng Lạp và cộng sự (2007) đối với đối với năng suất sữa trung bình của đàn bò lai là 3456,26kg. 4.2.2 Sản lượng sữa theo các nhóm giống Sản lượng sữa theo các nhóm giống là chỉ tiêu quan trọng để dánh giá khả năng sản xuất sữa của từng nhóm giống gia súc. Sản lượng sữa theo các nhóm giống quyết định hiệu quả kinh tế chăn nuôi và cho phép đánh giá phẩm giống con vật trong điều kiện chăn nuôi nhất định. Năng suất sữa 305 ngày của bò lai hướng sữa được trình bày ở bảng 4.5 Bảng 4.5 Sản lượng sữa trung bình các theo nhóm giống (kg) Giống F1 F2 F3 n 246 520 138 3364,83 3655,83 3667,00 SE 39,09 36,57 72,03 SD 613,20 843,81 849,25 CV% 18,21 22,83 23,21 Min 2174 1124 1279 Max 4972 5347 5917 Biểu đồ 3: Sản Lượng sữa trung bình các nhóm giống Sản lượng sữa trung bình của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì cao nhất ở nhóm bò F3 là 3667,00 kg, sau đó đến bò F2 là 3655,83kg và thấp nhất là bò F1 với sản lượng 3364,83kg. Hệ số biến dị về sản lượng sữa trung bình của đàn bò lai hướng sữa nuôi ở Ba Vì ở mức trung bình thấp biến động trong phạm vi 18,21 - 23,21% của ba nhóm giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡngcủa các hộ chăn nuôi khá tốt Có sự sai khác rỏ rệt giữa các chu kỳ sữa của các giống bò lai hướng sữa F1, F2, và F3 (P<0, 05). Chứng tỏ khả năng sản xuất sữa giữa các chu kỳ của bò giống khác nhau là khác nhau. Kết quả của chúng tôi về sản lượng sữa theo chu kỳ của các nhóm giống lần lượt là F1 3364,83kg, F2 3655,83kg, F3 3667,00kg. Kết quả này thầp hơn so với kết quả công bố trên đàn F1 là 3923kg, F2 là 4305kg và F3 là 4104kg (Nguyễn Văn Đức và cộng sự, 2005). Nhưng kết quả của chúng tôi cao hơn so với kết quả thu dược của Lê Trọng Lạp và cộng sự (2005) nghiên cứu trên các nhóm bò lai là 3208,43kg (đối với nhóm F1), 3568,64kg (đối với nhóm F2) và 3501,47kg (đối với nhóm F3). 4.2.3 Sản lượng sữa theo các lứa sữa Sản lượng sữa theo các lứa sữa là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ổn định của các giống qua các lứa sữa. Những giống cho sữa ổn định, để từ đó ta đánh giá chung được giống cho sữa ổn định nhất. Sản lượng sữa theo các lứa sữa của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì được trình bày ở bảng 4.6 Bảng 4.6 Sản lượng sữa theo lứa sữa (kg) Lứa sữa 1 2 3 4 > 4 n 243 259 176 109 117 X 3197,62 3641,47 3741,30 3854,66 3748,41 SE 52,12 40,23 57,83 75,13 71,32 SD 825,00 647,52 767,31 784,46 717,46 CV% 25.,86 17,78 20,50 20,35 20,58 Min 124 1469 1744 1798 2166 Max 5917 5410 5839 5987 5523 Kết quả của chúng tôi về sản lượng sữa theo các lứa sữa lần lượt là lứa1: 3197,62kg, lứa 2: 3641,47kg, lứa 3: 3741,30kg,lứa4: 3859,66Kg và trên lứa 4 là 3748,41kg kết quả này thấp hơn so với kết quả công bố lứa 1: 3969kg, lứa 2: 4278kg, lứa 3: 4467kg, lứa 4: 4341kg và trên lứa 4: 4339kg. (Nguyễn Văn Đức và cộng sự, 2005). Nhưng kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Lê Trọng Lạp và cộng(2005) là Lứa 2: 3492,92kg Lứa 3: 3540,81kg Chứng tỏ kỷ thuật chăn nuôi ở các hộ là khá tốt và đồng đều Biểu đồ 4: Sản lượng sữa theo lứa sữa (kg) Ta nhận thấy ở giống bò HF năng suất sữa trong 4 chu kì đầu tăng dần từ chi kỳ 1 đến chu kỳ 4 và bắt đầu giãm từ chu kỳ 5 điều này có thể do chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng và kỷ thuật và lúc này khối lượng sinh hoc của bò lai đạt tối đa, bắt đầu quá trình già hoá Có sự sai khác rỏ rệt giữa các chu kỳ sữa của giống bò lai hướng sữa này (p<0, 05). Điều này cho thấy giữa các lứa khác nhau, điều kiện chăn sóc khác nhau thì năng suất sữa sẻ khác nhau rõ rệt. 4.2.4 Sản lượng sữa hàng tháng theo từng chu kỳ của 3 nhóm giống. Sản lượng sữa chu kỳ theo từng tháng của chu kỳ tiết sữa là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sức sản xuất sữa của từng nhóm giống theo từng thời gian sau khi đẻ. Kết quả của chúng tôi được trình bày ở bảng 4.7, 4.8, 4.9. Năng suất sữa theo tháng của tổng chu kỳ được nêu ở bảng 4.6; 4.7; 4.8. Cho thấy năng suất sữa đều tăng dần từ tháng 1 đén tháng 2, 3và sau đó giãm dần xuống cho đến hết chu kỳ tiết sũa ở tất cả 4 chu kỳ sữa đầu. ở chu kỳ 1 sản lượng sữa cao nhất ở con F1 là ở táng 2 với sãn lượng là 368,30kg, sản lượng sữa cao nhất, chu kỳ 1 và của F2, F3 rơi vào tháng 3 (375,00kg và 388,4okg). Tổng sản lượng sữa chu kỳ của F1 và F2 tương đương nhau là 3055,00kg và cao nhất ở F3 là 3145,20kg. ở chu kỳ 1, sản lượng sữa cao nhất vào khoảng tháng 2, 3 và sản lượng sữa tổng chu kỳ cao nhất ở F3. ở chu kỳ 2, thấy sản lượng sữa cao nhất của cả 3 nhóm giống đều ở tháng 3, với sãn lượng sữa theo tuừng nhóm F1, F2, F3 tương đương là 405,00: 394,70 và 419,60kg. sản lượng sữa tổng chu kỳ 2 của ba nhóm giống có sự tăng dần theo sự gia tăng tỷ lệ gen HF, tổng sản lượng sữa chu kỳ F1, F2, F3 tương đương là 3073,30kg; 3221,80 và 3442,90kg. Như vậy ở chu kỳ 2 với gen HF càng cao thì tỷ lệ sữa cang cao. ở chu kỳ 3, sản lượng sữa cao nhất của F1, F2 là ở tháng 3 với sản lượng sữa tương ứng là 429,70kg và 406,30kg, con ở F3 sản lượng sữa cao nhất rơI vào tháng thứ 2 với sản lượng là 418,9kg. Tổng sản lượng sữa ở chu kỳ 3 cao nhất ở bò F3 là 3395,5kg sau đó đến bò F1 là 3393,70kg và thấp nhất ở bò F2 là 3384,90kg. Như vậy, sản lượng sữa ở chu kỳ 3 theo bảng 7, 8, 9 cho thấy, sản lượng sữa cao nhất vẫn là nhóm F3. ở chu kỳ 4, sản lượng sữa các tháng của F1, F2 cao nhất ở tháng 2 là 434,30 và 424,10kg, còn ở F3 sản lượng sữa cao nhất của các tháng rơi vào tháng 3 với sản lượng là 429,50kg. Sản lượng sữa chu kỳ 4 có sự gia tăng đều rừ F1 đến F3 với sản lượng sữa tương đương là 3340,30 (F1); 3418,90kg (F2) và 3471,7kg (F3). ở giống bò F1 sảb lượng sữa trong 4 chu kỳ sữa đầu, tăng dần từ chu kỳ 1 đến chu kỳ 3 và giảm xuống ở chu kỳ 4. ở bò F2 sản lượng sữa tăng dần từ chu kỳ 1 đến chu kỳ 4, điều này có thể do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. ở bò F3 sản lượng sữa chu kỳ tăng dần từ chu kỳ 1 đến chu kỳ 2 và giảm xuống ở chu kỳ 3, rồi ở chu kỳ 4 lại tăn lên. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng do yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng và kỹ thuật. Có sự sai khác rõ rệt giữa các chu kỳ sữa của ba giống bò lai hướng sữa này (P>0,05). Điều này cho thấy giữa các giống khác nhau, tỷ lệ nguồn gen khác nhau, điều kiện chăm sóc khác nhau thì khả năng sản xuất sữa sẽ khác nhau rõ rệt. Nguyễn Văn Đức và Phạm Văn Giới (2006, 2007) nghiên cứu trên đàn bò hạt nhân và cấp I công bố sản lượng sữa là 5069,77kg/chu kỳ (Vũ Văn Nội và cộng sự, 2007). Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (2006) công bố kết quả là 3368,04kg/ Chu kỳ đối với các tổ hợp lai tỷ lệ nguồn gen HF khác nhau như 50%HF, 75% HF và 87,5% HF ở Hà Tây, Hà Nội và Vùng phụ cân. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả, có thể do điều kiện khí hậu trong vùng và do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng yếu tố kỹ thuật của các cơ sở khác nhau. Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự (2002) cho biết dùng bò cái Lai Sind cho lai với bò đực giống HF tạo bò lai 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF lấy sữa. Sản lượng sữa đàn bò lai này cao hơn hẳn với bò nội (Hà Việt). Nếu dùng bò cái nền Lai Sind lai với bò đực HF hiệu quả lai tạo và cho sữa còn cao hơn so với đàn bò vàng Viết Nam. Kết quả của bò lai hướng sữa đạt: 1/2HF 2788 - 3414kg, 3/4HF là 3008 - 3615kg/chu kỳ ở Miền Bắc. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì. 4.3. Chất lượng sữa Tỷ lệ mỡ sữa và protein sữa là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất đối với chất lượng sữa. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 2 chỉ tiêu này. 4.3.1 Tỷ lệ mỡ sữa Tỷ lệ mỡ sữa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sữa và được các nhà chế biến sữa quan tâm nhiều nhất vì tỷ lệ mỡ sữa càng cao thì chất lượng sữa càng tốt. Kết quả phân tích tỷ lệ mỡ sữa được trình bày ở bảng 4.10 Bảng 4.10 Tỷ lệ mỡ sữa (%) Tham số thống kê F1 F2 F3 n 17 179 189 4,20 3,98 3,94 SE 0,06 0,03 0,02 SD 0,24 0,39 0,34 CV (%) 5,74 9,80 7,61 Kết quả phân tích của chúng tôi về tỷ lệ mỡ sữa của bò lai F1, F2, F3 nuôi ở Ba Vì đạt được các giá trị là 4,18%; 3,8% và 3,94%. Kết quả này thấp hơn so với 4,05-4,14%, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Thưởng (1991). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Thưởng (2006) là 3,87% , Nguyễn Quốc Đạt (1998) là 3,73% và Vương Tuấn Thực (2005) cùng nghiên cứu trên đàn bò lai F1 là 4,10%, bò F2 Là 3,70%, bò F3 là 3,88%. Ngoài ra hệ số biến dị của tỷ lệ mỡ sữa của ba nhóm giống biến động trong khoảng (7, 74-9, 80%), chứng tỏ sự biến động về tỷ lệ mỡ sữa của các nhóm giống không lớn. Biểu đồ 5: Tỷ lệ mỡ sữa Kết quả trình bày tại biểu đồ 5 cho thấy tỷ lệ mỡ càng tăng khi tỷ lệ gen HF ở trong mỗi con lai càng giãm . Xét theo nhóm giống, tỷ lệ mỡ sữa cao nhất F1 và thấp nhất ở nhóm giống F3. Qua phân tích chúng tôi thấy có sự sai khác về tỷ lệ mỡ sữa giữa ba giống bò lai hướng sữa này (p<0, 05). 4.3.2 Tỷ lệ protein sữa Kết quả phân tích tỷ lệ protein sữa được trình bày ở bảng 4.11 Bảng 4.11 Tỷ lệ protein sữa (%) Tham số thống kê F1 F2 F3 n 246 520 138 3,67 3,62 3,57 SE 0,06 0,02 0,02 SD 0,27 0,33 0,28 CV(%) 7,36 9,11 7,84 Biểu đồ 6: Tỷ lệ protein sữa Biểu đồ 8 chứng tỏ tỷ lệ protein cao nhất ở nhóm giống F1, sau đó đến F2 và thấp nhất ở nhóm F3. Chúng tôi phân tích thấy không có sự sai khác về tỷ lệ protein sữa giữa các giống với nhau (p>0, 05). Tỷ lệ protein sữa của đàn bò lai ở Ba Vì giảm dần theo sự gia tăng tỷ lệ gen HF trong mỗi cá thể lai. Tỷ lệ protein cao nhất ở nhóm giống F1 là 3,67%, sau đó đến F2 là 3,62% và thấp nhất ở nhóm F3 là 3,57%. Kết quả phân tích của chúng tôi về tỷ lệ protein sữa của đàn bò lai F1, F2 và F3 nuôi tại Trung Tâm Bò và Đồng cỏ Ba Vì cao hơn so với nghiên cứu của Vương Tuấn Thực (2005) cho biết tỷ lệ protein sữa của bò F1 là 3,2-3,3 % và F2 dạt 3,13% . Lê Xuân Cương và Devendra (1993) thông báo tỷ lệ protein sữa của F1, F2 và F3 ở thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 3,49%; 3,27% và 3,25%. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ protein sữa tương đương với kêt quả nghiên cứu của một số tác giả Phạm Quý Dương (2002) khi nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa ở Phù Đổng thì chỉ tiêu này là: F3 là 3,56%. Lê Trọng Lạp và cộng sự (2003) nghiên cứu trên đàn bò cái hạt nhân ở Ba Vì cho biết tỷ lệ protein sữa ở bò F2 là 3,4% bò F3 là 3,49%, kết quả nghiên cứu của tác giả thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Trần Trọng Thêm (1986) công bố tỷ lệ protein sữa của bò lai F1, F2 và F3 ở Phù Đổng lần lượt là 3,37%; 3,39% và 3,36%. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Thiệp (2003) trên đàn bò sữa lai F1, F2 và F3 nuôi tại Lâm Đồng cho kết quả tỷ lệ protein sữa lần lượt là :3,09%; 3,02% và 2,82%. Như vậy nghiên cứu của các tác giả này đều cho thấy tỷ lệ protein sữa giãm khi gia tăng tỷ lệ gen HF trong con lai với các giống bò địa phương của các vùng nhiệt đới. Nguyễn Kim Ninh (1996) cho rằng đàn bò lai F1 (HF x Lai Sind) tại Ba Vì cho tỷ lệ protein sữa tăng dần theo lứa sữa 1, 2, 3 với kết quả lần lượt là 3, 31; 3,38 và 3,42%. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đều thấp hơn so với kết quả của chúng tôi điều này có thể giải thích do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chăn nuôi ngày nay tốt hơn so với trước cho nên giá trị protein sữa củng tăng cao hơn trước đây. PHầN V: KếT LUậN Và Đề NGHị 5.1 Kết luận - Khối lượng của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là:382.894kg, 403,756kg và 396,165kg - Khối lượng chung của các lứa sữa của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là: lứa 1: 370,00kg lứa 2: 394,50kg lứa 3: 410,43kg lứa 4: 425,25kg và từ lứa 5: 410,85kg - Năng suất sữa chung của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là: 3364,83kg, 3655,83kg và 3677kg. -Năng suất sữa theo các lứa của đàn bò lai hướng sữa F1, F2 và F3 tương ứng là: lứa 1: 3197,62kg lứa 2: 3641,47kg lứa 3: 3741,30kg lứa 4: 3854,66kg và từ lứa 5: 3748,41kg - Chất lượng sữa: Chất lượng sữa là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sản phẩm sữa, theo điều tra phân tích đàn bò lai hướng sữa nuôi ở Ba Vì chúng tôi có kết quả như sau: + Tỷ lệ mỡ sữa F1, F2 và F3 tương ứng : 4,20; 3,98% và 3,94% + Tỷ lệ protein sữa F1, F2 và F3 tương ứng: 3,67%; 3,62% và 3,57% 5.2 Đề nghị Do thời gian thực tập còn bị hạn chế cho nên việc theo dõi, thu nhập số liệu vẫn chưa đầy đủ phải loại bỏ những con số liệu chưa theo dõi hết cho nên dung lượng mẩu không nhiều, do vậy kết quả chưa thật chính xác, vì vậy cần có thêm nhiều thời gian hơn nữa. Có thêm nhiều đề tài điều tra các địa phương khác nhằm đưa ra được nhiều biện pháp kỷ thuật, hay phương thức chăn nuôi phù hợp có hiệu quả kinh tế cao nhất .Nhằm phát triển kinh tế địa phương từ đó thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển nhât là bò lai hướng sữa. PHầN VI TàI LIệU THAM KHảO 6.1. Tiếng Việt Cục Nông nghiêp (2005) Cục Chăn nuôi (2005) Lê Xuân Cương (2000), “Những điều cần chú ý khi chăn nuôi bò sữa của úc”, Tạp chí chăn nuôi số 4. Lê Xuân Cương và Deren dra (1993), đánh giá nguồn thức ăn, phương thức nuôi dưỡng và những vấn đề liên quan đến chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa ở các hộ chăn nuôi gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam. Vũ chí Cương, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Đạt, Phạm Thế Huệ, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Xuân Hoà. “Kết quả chọn lọc bò cái 3/4và 7/8 HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4.000lít sữa/ chu kỳ” Báo cáo khoa học2005, Hà Nội 8/2006. Nguễn Quốc Đạt(1998), Một số đặc điểm về giống của đàn bò lai (Holstein Frisian x Lai Sind) hướng sữa nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện khoa học kỷ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Vận Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình(1999) “Khả năng sản xuất sữa của đàn bò lai hướng sữa trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo khoa học giai đoạn 1996-1999, Thành Phố Huế Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Vận Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình. “khả năng sản xuất của đàn bò cái lai (Holstein Frisian x Lai Sind) hướng sữa trong điều kiện chăn trang trai ở thành phố Hồ Chí Minh”, Boá cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998-1999, Hà Nội 1999 Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Trần Trọng Thêm. “ Ngiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến sản lượng sữa đàn bò HF lai hạt nhân và cấp I Việt Nam”. Báo cáo khoa học 2005, Hà Nội 8/2006 Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới và ctv (2005), “Khả năng sản xuất sữa của đàn bò lai ở một số vùng sinh tháI của Việt Nam” Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới (2007), “Chất lượng sữa của đàn bò Holstein Frisian thuần nuôi tại Việt Nam”. Nguyễn Văn Đức (1998) “Bài tổng hợp về chăn nuôi bó sữa”. Phạm Văn Giới (2008) Luận án tiến sỹ Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức. “ Hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa tuổi đẻ lần đầu, sản lượng sữa và tỷ lệ mỡ của bò lai hướng sữa Việt Nam”, báo cáo khoa học 2006, Hà Nội 8/2007 Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm ,Bộ Môn Di Truyền Giống Vật Nuôi (2006) “Tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng giữa hai lứa đẻ, khối lượng các lứa đẻ và sản lượng sữa của 6 lứa đầu bò lai hướng sữa Việt Nam ở đàn hạt nhân và cấp 1” Lê Trọng Lạp, Ngô Thành Vinh, Tăng Xuân Lưu, Ngô Đình Tân, Đặng Thị Phương, Trần Thị Loan, Khuất Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Đức Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì -Hà Tây, “Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì -Hà Tây”. Ngô Thành Vinh, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Thị Công, Ngô Đình Tân, Đoàn Hữu Thành (2003) “Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì” Lê Văn Ngọc, Nguyễn Kim Ninh, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Tiến Tùng, Trịnh Văn Thuận và Ngô Đình Tân (1999) “Nghiên cứu phương thức nuôi dưỡng nhằm tăng khả năng sinh trưởng phát triển bê lai hướng sữa 0-12 tháng” Ngô Thành Vinh, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Thị Công, Ngô Đình Tân, Đoàn Hữu Thành (2005) “khả năng sinh trưỡng, sinh sản, sản xuất sữa của đàn bò HF và Jersy nhập nội tai trung tâm nghiên cứu bò và đòng cỏ Ba Vì”. Thông tin khoa học kỷ thuật chăn nuôi .6/2005. Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Trần Trọng Thêm. “ Ngiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến sản lượng sữa đàn bò HF lai hạt nhân và cấp I Việt Nam”. Báo cáo khoa học 2005, Hà Nội 8/2006 Lê Trọng Lạp, Tăng Xuân Lưu, Ngô Đình Tân, Vương Tuấn Thực, Nguyễn Quốc Toản, Vũ Chí Cương, Nguyễn Văn Niên (2003), “nghiên cứu trọ đàn bò lai 3/4 và 7/8 HF hạt nhân để tạo đàn bò sản lượng sữa trên 4.000lít/ chu kỳ tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì”, Boá cáo khao học, Viện chăn nuôi, 2003 Tăng Xuân Lưu (1999), Đánh giá một số đặc điểm của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì –Hà Nội và biệ pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng, luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội Nguyễn Kim Ninh, Lê Trọng Lạp, Ngô Thành Vinh và cộng sự.Kết quả nghiên cứu về khả năng cho sữa và chất lượng sữa của đàn bò vắt sữa hạt nhân F1, F2 nuôi ở hộ gia đình tại Ba Vì-Hà Nội .kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp 1996-1997 (NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1998) Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Văn Thưởng, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Hữư Lương, Lê Văn Ngọc và cộng sự. Kết quả về bò lai hướng sữa và xxây dựng mô hình bò sữa trông dân .Tyênt công trìng nghiên cứu khoa học kỷ thuật chăn nuôi (1969-1995)-1: Hà Nội-Nông Nghiệp 1995 Vũ Văn Nội, Trần Trọng Thêm, Nguyễn Hữư Lương, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hùng Sơn, Trần Sơn Hà, Ngô Đình Tân, Lê Thu Hà. “Xác định khả năng sinh trưởng, sinh sản, sản xuất sữa của bò lai hướng sữa 75% HF cố định ở thế hệ thứ nhất”, Báo cáo khoa học 2005, Hà Nội 8/2006 Nguyễn Xuân Thạch (2003). Khả năng sinh sản và khả năng sản xuất sữa của các loại bò lai hướng sữa ở Mộc Châu và Hà Nội Nguyễn Thiệp (1995) Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi . NXB nông Nghiệp Trần Trọng Thêm, Đặng Thị Dung, Nguyễn Thị Công, Lê Minh Sắt . “ Đánh giá khả năng suất, chất lượng sữa và nhân tố ảnh hưởng đén năng suất, chất lượng của bò sữa ở một số cơ sở chăn nuôi tại Việt Nam”, Báo cáo khoa học 2004, Hà Nội 8/2005 Nguyễn Văn Thưởng(2000), “Những điều cần lưu ý trong chăn nuôi bò sữagia đình”, chuyển sang chăn nuôi gia súc ăn cỏ, Hội chăn nuôi Việt Nam 2000 Trần Trọng Thêm(1986), một số đăc điểm và khả năng sản xuất của các nhom bò lai giữa bò Lai Sind với bò sữa gốc Hà Lan, Luận án phó Tiến sĩ khoa học nông Nghiệp Viện khoa học kỷ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà nội . Tiếng Anh Pong pia chan, protian ota, K, 2003, “reproducsion of cros and purebred friesion catlle in notth Thailand with spsical referenc to their milk producsion”, Asian-Aust-TanimalSci*. PHầN VII PHụ LụC 7.1. Năng suất chu kỳ thự tế Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi, nó nêu lên được khả năng sản xuất sữa thực tế của toàn đàn và từng cá thể.Kết quả về sản lượng thực tế dược trình bày ở bảng Bảng 12 : Sản lượng sữa chu kỳ thực tế (kg) Tham số thống kê F1 F2 F3 n 16 165 152 3227,60 3315,60 3344,40 SE 95,50 48,60 52,40 SD 382,10 624,60 645,60 CV(%) 10,17 18,84 19,30 Số ngày vắt 316,56 318,50 317,48 Qua bảng chúng ta thấy sản lượng sữa theo chu kỳ thực tế của đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì cho sản lượng sữa cao nhất là ở phẩm giống bò F3 với sản lượng là 3344,40kg, sau đó đến phẩm giống bò F2 sản lượng sữa là 3315,60kg ở thấp nhất là phẩm giống bò F1 sản lượng sữa là 322,60kg. Qua đây ta thấy những phẩm gống bò lai có nồng độ máu HF càng cao thì sức sản xuất sữa càng cao. Độ biến động của ba phẩm giống nằm trong khoảng (10, 17-19, 30%) cho thấy độ đồng đều về sản lượng trong toàn đàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8.HoangDucManh.doc
Tài liệu liên quan