Đồ án Nghệ thuật giao tiếp - Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình

LỜI MỞ ĐẦU MỤC LỤC PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP 1.1. Khái niệm, đặc điểm phân loại và kĩ năng giao tiếp. 1.1.1. Khái niệm. 1.1.2. Đặc điểm của giao tiếp. 1.1.2.1.Tính mục đích. 1.1.2.2. Tính chuẩn mực. 1.1.3. Phân loại giao tiếp:. 1.1.3.1.Giao tiếp nội tâm: 1.1.3.2. Giao tiếp ứng xử: 1.1.3.3. Giao tiếp theo nhóm nhỏ: 1.1.3.4. Giao tiếp cộng đồng: 1.1.3.5. Giao tiếp tập trung: 1.1.3.6. Giao tiếp phi ngôn ngữ: 1.1.4. Kỹ năng giao tiếp cơ bản:. 1.1.4.1. Hãy là một người lắng nghe tốt. 1.1.4.2. Dành thời gian cho nhân viên. 1.1.4.3. Trò chuyện với nhân viên về công việc. 1.1.4.4. Đưa ra những thông điệp nhất quán về những quan điểm của bản thân. 1.1.4.6. Học cách giao tiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên. 1.2. Môi trường giao tiếp:. 1.2.1. Môi trường gia đình:. 1.2.2. Môi trường nhà trường:. 1.2.3. Môi trường xã hội:. PHẦN II: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 2.1. Lý thuyết chung về gia đình:. 2.1.1. Khái niệm:. 2.1.2. Phân loại:. 2.1.3. Chức năng của gia đình:. 2.1.3.1. Chức năng tái sản sinh thành viên mới cho gia đình và xã hội 2.1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách. 2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình. 2.1.3.4. Chức năng kinh tế. 2.1.4. Những chuẩn mực của gia đình:. 2.2. Giao tiếp trong gia đình là gì?. 2.2.1. Cách xưng hô trong gia đình tại Việt Nam 2.2.2. Lời khuyên để giao tiếp tốt:. 2.3. Thực trạng và nguyên nhân. 2.3.1. Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay. 2.3.1.1. Giữa bố mẹ và con cái: 2.3.1.2. Giữa ông bà, cha mẹ và con cái. 2.3.1.3. Giữa vợ và chồng. 2.3.1.4. Giao tiếp giữa anh chị em. 2.3.1.5. Giao tiếp giữa những người họ hàng. 2.3.2. Phân tích nguyên nhân:. 2.4. Đánh giá:. PHẦN III: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 3.1. Nguyên tắc giao tiếp trong gia đình:. 3.2. Ứng xử trong gia đình:. 3.2.1. Ứng xử trong quan hệ ông bà- cháu. 3.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng. 3.2.3. Ứng xử trong quan hệ cha mẹ và con cái 3.2.4. Cha mẹ ứng xử với con cái 3.2.5. Con cái đối với cha mẹ 3.2.6. Ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ chồng/vợ và con dâu/rể. 3.2.7. Ứng xử trong quan hệ anh chị em 3.3. Kỹ năng giao tiếp trong gia đình. 3.3.1. Tiếp cận. 3.3.2. Quan sát. 3.3.3. Xưng hô. 3.3.3.1. Cách xưng hô phổ biến trong gia đình, thân tộc. 3.3.3.2. Các xưng hô nên tránh trong giao tiếp gia đình, thân tộc. 3.3.4. Tâm sự. 3.3.5. Lắng nghe. 3.3.6. Thuyết phục- động viên. 3.3.7. Cơ hội giao tiếp. PHẦN IV: KẾT LUẬN 4.1. Biện pháp khắc phục tình trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay. Hãy nói chuyện một cách rộng mở. 4.2. Những điều nên tránh khi giao tiếp trong gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc55 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghệ thuật giao tiếp - Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong cuộc sống hàng ngày, những áp lực công việc cộng với thời gian chung sống đã lâu làm ta bớt đi những mối quan tâm với người bạn đời. Ta không còn đặt những câu hỏi thường xuyên "Cô ấy đang làm gì?", "Anh ấy đang nghĩ gì?", "Cô ấy có thích điều đó không?", "Liệu mình có làm anh ấy cảm thấy mệt mỏi không?".. Thay vào đó, những xung đột, những khác biệt nảy sinh biểu hiện trong những cuộc cãi vã, những phán xét cá nhân, những nghi ngờ vô lý... đôi khi làm hai người cảm thấy không thể tiếp tục được nữa Các cuộc tranh luận giữa vợ chồng dường như được mặc định như những cuộc cãi vã không có hồi kết với những lý do muôn thủa. Hãy tâm niệm rằng đó chỉ là những đối thoại, cả hai người cần không gian để suy nghĩ, để bình tĩnh và có thể nói lại chủ đề đó vào lúc khác. Vấn đề không phải nó là gì mà nói nó ra như thế nào? Hãy khám phá một cách nói chuyện khác phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc học cách cảm nhận những suy nghĩ của người kia. Đặt mình vào vị trí của chồng/vợ, tìm cách tiếp cận và truyền tải câu chuyện một cách dễ chịu nhất bạn muốn. 2.3.1.4. Giao tiếp giữa anh chị em. Cuộc sống gia đình là "một phòng thí nghiệm" cho cuộc sống sau này, nơi trẻ có thể bắt đầu hiểu những khái niệm trừu tượng như "sự đồng cảm", "sự hiểu biết" và "giao tiếp". Đó là nơi trẻ có thể học cách đối phó với những cảm xúc trái chiều, ví dụ như sự ghen tị, sự yêu thương chia sẻ... trong một môi trường vẫn còn rất an toàn. Người Việt quan niệm anh chị em là “ruột rà máu thịt” vì vậy mà “máu chảy ruột mềm”. Gia đình truyền thống Việt Nam tuy có ảnh hưởng Nho giáo “Quyền huynh thế phụ”, nhưng vẫn đề cao giá trị “trên kính dưới nhường”, hòa thuận với nhau, vì: “Anh em như thể chân tay, Như gốc với rễ như cây với cành. Anh thời phải thuận đạo anh, Em thời hiếu đễ mới đành đạo em.” 2.3.1.5. Giao tiếp giữa những người họ hàng. Trong cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng người chúng ta cũng thăm hỏi bà con, họ hàng. Những người bà con, họ hàng gần như anh, chị em họ thì chúng ta cũng hay thường xuyên giao tiếp và hỏi thăm. Do vậy, chúng ta luôn phải trò chuyện và quan tâm lẫn nhau trong khuôn khổ nhất định. Xác định được quan hệ trong họ hàng rồi từ đó xưng hô cho đúng, chú ra chú, bác ra bác, anh ra anh, em ra em v.v.... Xưng hô trong họ tộc khác với xưng hô ngoài xã hội, để khỏi mang tiếng "Cá mè một lứa". Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xã hội theo quan hệ tuổi tác. Có thể đúng theo huyết thống thì anh A phải gọi tôi bằng ông chú, nhưng tôi cũng gọi anh A bằng bác, vì anh A đã là người tuổi cao, gọi bằng cháu bất tiện và bất lịch sự. Tôi gọi anh A bằng bác đó là gọi thay cho cháu chắt tôi, mặc dầu tôi ít tuổi hơn anh nhưng về thế thứ ngang với ông nội anh A. Tuy nhiên nếu ít tuổi quá mà gọi bằng ông cũng bất tiện, có khi phải hạ xuống một bậc mà gọi bằng chú mới thân mật.. Đôi khi, trong quan hệ họ hàng chỉ cần một lời chào hay một lời hỏi thăm cũng có thể làm cho mối quan hệ ngày càng thân thiết. Lời chào biểu hiện phong cách con người, biểu hiện nề nếp của gia đình, thuần phong mỹ tục của điạ phương và của cả dân tộc ta. Chỉ cần một nụ cười hay một câu hỏi thăm, như vậy đủ để quan hệ họ hàng gắn bó. 2.3.2. Phân tích nguyên nhân: Lâu nay, chúng ta phê phán ngành giáo dục như là bộ phận chịu trách nhiệm chính đối với những vấn đề kiến thức, nhân cách và lý tưởng sống của học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó không hoàn toàn đúng. Nhà trường chỉ là một trong "ba thế giới" - gia đình, nhà trường và xã hội - có tầm quan trọng như nhau để tạo ra một sản phẩm người như chúng ta mong đợi. Khi một trong ba thế giới đó bị lỗi thì sẽ dẫn đến lỗi trong sản phẩm người. Thế giới đầu tiên tôi muốn nói đến là gia đình. Đó là thế giới mà một con người vừa sinh ra đã được chứng kiến bằng cả sự vô thức của mình. Với những đặc điểm của đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam, từ lúc sinh ra cho đến lúc bước vào lớp 1 của bậc tiểu học là khoảng thời gian mà con người đó chủ yếu sống trong thế giới gia đình. Đó là giai đoạn vô cùng quan trọng. Chúng ta vẫn thường ví tâm hồn con người ở giai đoạn này là một tờ giấy trắng. Vì vậy, đời sống gia đình chính là nơi sẽ viết những dòng đầu tiên vào tờ giấy trắng tâm hồn ấy. Bởi thế, những giá trị nhân văn trong đời sống gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng đầu tiên để hình thành nhân cách con người đó. Trong giai đoạn này, sự thiếu thốn vật chất có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó với việc phát triển thể lực. Nhưng sự thiếu thốn tinh thần sẽ ảnh hưởng một cách hệ trọng đến việc hình thành nhân cách và tâm hồn sau này của con người đó. Có thể nói, gia đình là "người" được chọn lựa một cách tự nhiên để gieo những hạt giống đầu tiên của Cái đẹp vào tâm hồn một đứa trẻ. Việc gieo những hạt giống này được thể hiện qua hai hình thức: Ngôn ngữ và hành động của những người lớn trong thế giới gia đình. Cho dù ở lứa tuổi này, sự nhận thức của một đứa trẻ đối với những thông điệp trong ngôn ngữ và trong hành động từ người lớn là vô cùng hạn chế thì sự liên tục của ngôn ngữ và hành động ấy vẫn tạo ra một môi trường bao phủ gần như toàn bộ sự thức dậy và lớn lên của tâm hồn trẻ nhỏ. Người Việt Nam có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Câu nói đó không có nghĩa quy toàn bộ trách nhiệm dạy dỗ đứa trẻ cho hai người đàn bà quan trọng này trong gia đình. Mà có nghĩa, sự ảnh hưởng quan trọng của những người hàng ngày trực tiếp gần gũi nhất với việc nuôi dạy tâm hồn đứa trẻ. Vì lâu nay, việc chăm sóc đứa trẻ chủ yếu là công việc của hai người đàn bà đó trong gia đình. Nhưng với câu nói đó, cần hiểu là tất cả mọi thành viên trong gia đình có mối giao tiếp ngày ngày với đứa trẻ đều có ảnh hưởng tới đứa trẻ tuy ở những mức độ khác nhau. Những lời nói thô tục, ích kỷ, hằn học, vô cảm...cùng những hành xử thiếu sự chia sẻ, yêu thương, tôn trọng giữa những người lớn trong gia đình với nhau hoặc với người hàng xóm và ngược lại, sẽ đi vào tâm hồn của trẻ nhỏ trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo kết quả điều tra xã hội học ở nhiều nước trên thế giới thì những đứa trẻ có vấn đề như tự kỷ, trầm cảm, bỏ học, sống ích kỷ, quan hệ tình dục sớm, tham gia vào các tệ nạn xã hội, phạm tội... chủ yếu là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong những gia đình có một đời sống tinh thần nghèo nàn, bất hạnh. Một đời sống tinh thần nghèo nàn chính là nguy cơ lớn nhất hiện nay đang lan rộng vào các gia đình Việt Nam. Những đứa trẻ không còn được uống dòng sữa của những lời ru, những câu chuyện cổ tích, những thì thầm yêu thương...nữa. Người lớn đã không làm điều đó và đang dần quên điều đó. Hơn nữa, người lớn đã mở mắt về một phía khác. Họ chăm sóc phần thân xác của con cái một cách quá mức. Với họ, mục đích sống là nhanh chóng và bằng mọi cách tạo dựng một đời sống vật chất cho dù là để cho con cái họ mà lại bỏ quên việc tạo dựng một đời sống tinh thần cho chúng. Đấy là sai lầm nghiêm trọng của họ trong việc GD con cái. Và khi con cái họ rơi vào một đời sống tồi tệ thì họ không thể hiểu vì sao lại thế. Họ tự tin rằng họ đã làm hết sức mình Nhưng hiện thực nói rằng: Câu chuyện mà không ít những đứa trẻ nghe được từ khi nằm trong nôi cho đến khi cắp sách tới trường ngày đầu tiên chỉ là những câu chuyện "vật chất hóa" của người lớn. Những câu chuyện đó từng tí một, từng tí một gieo vào những đứa trẻ lòng tham muốn đầy thói sở hữu, hưởng lạc và chiếm đoạt chứ không phải một giấc mơ ngập tràn ánh sáng nhân văn. Không phải tất cả người lớn chỉ chăm chắm vào mục đích tạo dựng một đời sống vật chất mà là họ đã không nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đời sống tinh thần trong việc GD con cái. Hơn nữa, chúng ta không hề có một chiến lược trợ giúp những kỹ năng cho người lớn trong việc nuôi dưỡng con cái. "Sống" cho người lớn nhưng lại bị bỏ rơi Hiện thực cũng nói rằng: Quá nhiều gia đình cha mẹ chỉ nói chuyện với con cái về những vấn đề của họ chứ không phải của những đứa trẻ. Đó là những yêu cầu của người lớn đối với một đứa trẻ phải thực hiện cho họ chứ không phải cho chúng. Người lớn yêu cầu đứa trẻ phải đi ngủ đúng giờ, phải ăn những thứ mà người lớn muốn, phải học thêm các môn, phải biết nói tiếng Anh hoặc Pháp, phải đạt học sinh giỏi, phải biết chơi piano, phải vào được trường chuyên... Những yêu cầu đó luôn luôn giống như những mệnh lệnh đầy áp lực. Và để thực hiện được những yêu cầu đầy tính ham muốn đó của người lớn, đứa trẻ phải sống một cuộc sống "khổ sai" và đơn điệu. Đó không phải là những lắng nghe, những chia sẻ, những gợi mở, những khuyến khích, những dẫn dắt...của những người trải nghiệm. Và những đứa trẻ vẫn sống đủ thời gian của tuổi thơ cho mỗi đời người nhưng bản chất của tuổi thơ đó lại bị đánh cắp. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới từ trước đến nay đều đi đến kết luận: Một đứa trẻ không sống đủ và đúng với bản chất của tuổi ấu thơ sẽ thường trở thành một người có tâm hồn khiếm khuyết hoặc méo mó. Những chuyện mưu kế, chuyện ăn chia, chuyện tranh giành, chuyện tư thù, chuyện bất mãn...ngoài xã hội đến những cãi cọ, trách móc, những tranh giành, những mắng nhiếc, ngờ vực...giữa những thành viên người lớn trong gia đình hoặc giữa những thành viên ấy với các quan hệ xã hội bên ngoài của họ đều trở thành những ám ảnh tồi tệ và giá lạnh, gián tiếp vây bọc đứa trẻ. Tôi đã từng nghe một đứa trẻ lên 7 kêu lên: "Bố mẹ suốt ngày chỉ nói chuyện tiền". Hoặc một đứa em nói với đứa anh: "Hôm nay bố chửi ông nội đấy, anh ạ". Khi một đứa trẻ ngày ngày phải nghe chuyện đồng tiền thì đến một lúc nào đó đồng tiền sẽ trở thành mối quan tâm của chính nó một cách vô thức. Và khi một đứa trẻ thường xuyên phải nghe những lời nói "hỗn xược" của bố hay mẹ nó với ông hoặc bà của nó thì đến một lúc nào đó nó sẽ "hỗn xược" với một người hơn tuổi mà không thấy sợ hãi. Sai lầm này bắt nguồn từ hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, hầu hết các bậc cha mẹ và những người lớn trong gia đình không nhận thức được tính hệ trọng trong việc GD thẩm mỹ cho trẻ nhỏ và chính họ không được truyền dạy phương pháp GD một đứa trẻ. Thứ hai, người lớn không nhận thức được ý nghĩa đích thực của hạnh phúc con người mà ngược lại chính họ đã và đang bị chủ nghĩa vật chất kích động và thống trị. Có bao nhiêu người mỗi ngày có một chương trình cụ thể để dành riêng cho những đứa trẻ như: Kể một câu chuyện xúc động, đọc cho chúng nghe một cuốn sách hay, đặt những câu hỏi về cái đẹp và lòng tốt cho chúng, gợi mở trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, tạo mối quan hệ giữa chúng với những thành viên khác trong gia đình cũng như mối quan hệ giữa chúng với các đồ vật, các vật nuôi và thiên nhiên quanh ngôi nhà của chúng? Hiện thực đời sống trong nhiều gia đình Việt Nam chứng thực rằng: Có quá ít những gia đình làm được điều đó cho những đứa trẻ. Những đứa trẻ, nhìn một cách công bằng và sâu sắc, là những kẻ bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình. Hầu hết những con đường trong những cảm nhận tơ non đầu đời và trong trí tưởng tượng của chúng đã bị bịt lối. Chúng ta hãy tự hỏi và hãy trả lời thật trung thực: Mỗi ngày, một đứa trẻ sẽ nghe được bao nhiêu lời yêu thương hay những điều đẹp đẽ trong ngôi nhà của nó? Ngay cả khi một đứa trẻ chưa biết đi hoặc chưa biết nói thì mọi ô cửa tâm hồn của nó lúc nào cũng mở ra đến đón nhận tất cả những gì đang hiển hiện và chuyển động quanh nó. Thực tế, tâm hồn của đứa trẻ đã được hình thành từ khi nó chỉ là một bào thai trong bụng mẹ. Và như thế, nó đón nhận rất nhiều điều để nuôi dưỡng tâm hồn từ phía đời sống mà nó chưa chính thức gia nhập. Người lớn thường kêu lên với những đứa trẻ về sự chìm ngập của họ trong hàng núi công việc. Nhưng người lớn đã không nhận ra những đứa trẻ cũng phải gánh vác một khối lượng công việc như những trái núi khổng lồ. Chúng phải giã từ bản chất của tuổi ấu thơ để thực hiện quá nhiều "đơn đặt hàng" ép buộc của người lớn. Trong khi đó, một không gian mỹ học thật vô cùng khó tìm thấy trong hầu hết các ngôi nhà chúng ta kể cả những ngôi nhà của những người có điều kiệt rất tốt để tạo nên không gian đó. Không gian mỹ học này là tất cả những gì tạo nên những vẻ đẹp từ màu sắc, hình khối, âm thanh. Trong đó có nét mặt, giọng nói và các động tác khác của con người. Bây giờ, mỗi gia đình Việt Nam thử làm thống kê về những gì họ nói và hành động một ngày trong gia đình họ thử xem. Qua khảo sát và quan sát một cách tự nhiên trong rất nhiều năm nay, tôi thấy ngôn ngữ và những hành động chủ yếu của các thành viên người lớn diễn ra trước mắt những đứa trẻ trong ngôi nhà của họ hầu hết lại không thuộc về một đời sống tinh thần. Tâm hồn và nhân cách của những đứa trẻ sẽ như thế nào khi được hình thành trong một thế giới như thế? Và những khiếm khuyết, méo mó trong tâm hồn của một con người cũng bắt đầu từ những điều đó. 2.4. Đánh giá: Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh mải miết với công việc, với việc kiếm tiền, các cuộc họp hành, gặp mặt… nên dường như quên mất những công việc gia đình. Cha mẹ thường chỉ cho con đến lớp, sau đó lại tất bật với công việc. Sau giờ làm, phụ huynh vội vã về nhà, chuẩn bị những món ăn qua quýt, nhanh chóng. Chính vì vậy thời gian cha mẹ trò chuyện với con cái là rất ít và có những gia đình thậm chí các thành viên còn không có thời gian trao đổi thông tin với nhau. Vì vậy, những gì bạn cần làm là thu xếp thời gian làm việc để có nhiều thời gian trò chuyện với những người than hơn. Bạn có thể tạo những cơ hội để gia đình được quây quần trò chuyện với nhau. Ít nhất một ngày trong tuần, bạn nên có cuộc trò chuyện hoặc tham gia hoạt động cùng gia đình. Vào thời gian này, có lẽ bạn nên hạn chế các cuộc gọi vì công việc, thậm chí bạn có thể tắt di động để tập chung vào hoạt động gia đình. Những buổi hoạt động, gặp mặt, nói chuyện giữa các thành viên sẽ giúp mối quan hệ trong gia đình bạn thêm khăng khít hơn. PHẦN III: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 3.1. Nguyên tắc giao tiếp trong gia đình: Tùy theo vai trò, lứa tuổi, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cuộc ứng xử mà các nguyên tắc được vận dụng phù hợp trong đời sống gia đình. Tôn trọng. Giữ tôn ti trật tự trong gia đình, lắng nghe và dân chủ bàn bạc việc chung của gia đình, dùng lời ngọt ngào, tử tế để nói với nhau. Hiếu kính với tổ tiên, ông bà cha mẹ, thể hiện sự trân trọng cội nguồn, người sinh thành. Với bạn đời thì “Kính nhau như khách”. Với con trẻ phải công bằng, không áp đặt, tránh trừng phạt thân thể hay nhục mạ. Tôn trọng là góp ý, giáo dục, nâng đỡ tinh thần khi có sai trái chứ không làm tổn thương người khác. Bình đẳng. Không phân biệt đối xử, mọi thành viên gia đình đều có cơ hội để phát triển (học hành, chăm sóc, sức khỏe, lao động phù hợp năng lực, ..). Chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ và trẻ em gái. Phân công hợp lý việc nhà, giáo dục phận sự xây dựng gia đình cho mọi thành viên. Vợ chồng cùng chăm sóc nuôi dạy con cái và có quyền ngang nhau trong việc quyết định chuyện gia đình, không chia đôi số việc mà đảm nhiệm theo thiên chức, năng lực. Yêu thương. Tình yêu thương sẽ là cơ sở hình thành đức hy sinh, tấm lòng thủy chung, trái tim nhân hậu, con người nhờ đó mà sống có tâm, có nghĩa, có tình để thấu cảm, chia sẻ nỗi khó khăn với người thân, sẵn sàng tha thứ cho nhau… Đó là cơ sở để hóa giải những bất đồng trong gia đình, dòng họ. Đoàn kết Đoàn kết là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. “Chị ngã, em nâng”. Cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Sức mạnh của gia đình, cộng đồng chính là tình đoàn kết. Ngày nay, với chính sách gia đình ít con, càng phải phát huy tình đoàn kết trong gia đình, họ hàng, thân tộc để “Góp gió thành bão”, tương trợ lẫn nhau khi hữu sự, lúc khó khăn: “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.” Kính trên, nhường dưới. Kính trên là sự trọng vọng, ân cần đối với ông bà, cha mẹ, người cao tuổi trong gia đình, thân tộc được thể hiện qua xưng hô chuẩn mực, chào mời lễ phép. Có khách đến thăm nhà, con trẻ phải chào hỏi lễ phép, giữ gìn tôn ti trật tự, biết gọi dạ, bảo vâng. Nơi công cộng phải tôn trọng người cao tuổi, như đỡ đần việc nặng, nhường ghế trên tàu xe, nói năng lễ phép. Nhường dưới là sự bao dung, nương nhẹ, vì nghĩa tình của người có thứ bậc, tuổi tác cao hơn đối với người dưới, là cách đối xử, nâng niu, dạy dỗ, chăm sóc đối với con trẻ; là sự nhường nhịn của anh chị với em út trong nhà. 3.2. Ứng xử trong gia đình: 3.2.1. Ứng xử trong quan hệ ông bà- cháu Quan hệ ông bà – cháu là mối quan hệ có tính chất tiếp nối về huyết thống. Bên cạnh sự thương yêu, kỳ vọng, những khác biệt về tuổi tác, quan niệm sống, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tạo nên giữa thế hệ ông bà với thế hệ cháu có những khác biệt nhất định. Hoàn cảnh sống cũng tác động đối với quan hệ ông bà và cháu. Xu hướng tách hộ, hình thành gia đình hạt nhân ngày càng mạnh và ông bà thường ở riêng nên ít tiếp cận với con cháu. Điều này làm hạn chế sự chăm sóc về tinh thần, hỗ trợ giáo dục lớp con cháu của ông bà. Ngược lại sự chăm sóc đối với ông bà của con cháu, đặc biệt là sự nâng đỡ về tinh thần cũng hạn chế. Về đạo lý, việc chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ là bổn phận, trách nhiệm của con cháu. Những điều lưu ý về ứng xử của cháu đối với ông bà:tôn trọng, có thái độ đúng mực, lễ phép, kính trọng, biết ơn đối với ông bà. Thăm viếng, chăm sóc, hỏi han, thông báo về sự tiến bộ của bản thân mình để tạo niềm vui, sự hãnh diện cho ông bà. Trực tiếp tham gia chăm sóc ông bà khi ốm đau, bệnh tật. Đối với cháu đã thành niên, lập gđình phải năng đưa chắt đến thăm các cụ, tham gia tổ chức lễ mừng thọ ông bà, biếu tiền quà để ông bà được vui mừng vì qua đó biết rằng con cháu ổn định, ăn nên làm ra nhờ phúc đức tổ tiên, mà ông bà an lòng vui sống. 3.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu trong việc xây dựng, gìn giữ, bồi đắp hạnh phúc gia đình. Cả hai người đều quan trọng, “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Sự tiến bộ trong nhận thức xã hội về quyền bình đẳng khiến cho địa vị người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã thay đổi rất nhiều. Người chồng cần tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng công việc gia đình với vợ nhiều hơn, tạo điều kiện cho vợ tham gia các hoạt động xã hội, học tập, phát triển. Vợ chồng mong muốn thuận ý, thuận tình để “tát biển Đông cũng cạn”, cần lưu ý những điều rất đáng quan tâm trong ứng xử như: Thấu hiểu, cảm thông và hỗ trợ nhau, trong công việc cũng như đời sống, kinh tế, quan hệ gia đình, xã hội,… nhằm giải tỏa cho nhau những áp lực về tâm lý. Chia sẻ việc nhà để giữ gìn sức khỏe, sự thanh thản ở người bạn đời, nhờ đó gia đình êm ấm, tránh những xung đột, đôi khi dẫn đến bạo lực giữa vợ chồng. Thấu hiểu, cảm thông nhiều bao nhiêu thì phải sẵn lòng tha thứ nếu có những sự cố xảy ra giữa vợ chồng: “Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười chúm chím rằng: Anh giận gì?” Phải kiên định, thống nhất ý kiến. Thành ngữ có câu: “Một trăm cái lý, không bằng một tí cái tình” với ý muốn chỉ ra rằng ai cũng có lý lẽ, tuy nhiên nếu cố chấp dễ dẫn đến đối kháng. Trên hết vẫn là sự thấu hiểu, cảm thông nhau. Vợ chồng nếu lấy sự hòa thuận để đối xử sẽ tìm được tiếng nói chung: “ Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi bớt lửa, mấy đời cơm khê.” Tuy nhiên, có những bất đồng cần có thời gian để người kia thuyết phục bạn đời của mình về một vấn đề quả thật cính đáng, có ích lợi cho gia đình. Có khi phải khéo léo chứng minh bằng kết quả cụ thể. Hãy biểu lộ tình yêu. Một món quà, một lẵng hoa cho ngày sinh nhật, một ánh mắt, cử chỉ yêu thương hay một không gian, thời gian riêng cho vợ chồng… thể hiện tình yêu của mình với người bạn đời. Cuộc sống gia đình bộn bề công việc, nỗi lo toan, tuổi tác,… tạo ra rào cản tâm lý để biểu lộ tình yêu giữa vợ chồng. Cho nên biểu lộ tình yêu với nhau là rất cần thiết để đôi bên cảm nhận hạnh phúc mà giữ gìn sự chung thủy với nhau ngay cả trong những hoàn cảnh ngặt nghèo Tôn trọng cá tính của nhau. Vợ chồng là một đôi nhưng là hai cá thể, có khi rất tâm đầu ý hợp nhưng có khi có những khác biệt về vốn sống, sở thích. Không vì sống chung mà buộc có sự thay đổi hoặc lệ thuộc hoàn toàn, vì như vậy sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột và dần sẽ làm mất mát tình cảm vợ chồng. Hãy dành cho nhau những phút giây, khoảng trời riêng để thỏa mãn sở thích, tâm tình riêng. Luôn dành cho nhau những lời ngọt ngào. Ngay cả lúc bất đồng quan điểm cũng phải thận trọng suy nghĩ kỹ trước khi nói. Lời nói cay nghiệt tạo sự tổn thương cho bạn đời và mất mát tình cảm, đôi khi khó nhìn mặt nhau. Nếu có lúc nóng giận, lỡ lời hãy chân thành xin lỗi và đừng bao giờ lặp lại lỗi lầm đó. Ngược lại vợ hoặc chồng hãy rộng lòng tha thứ cho người bạn đời của mình vì tình yêu, vì gia đình của mình. Chủ động giải quyết mâu thuẫn. Trong gia đình có nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng như: cách nuôi dạy con cái, kinh tế gia đình khó khăn, ứng xử chưa tốt với bạn đời hay cha mẹ hai bên, không hiểu công việc, mối quan hệ xã hội của nhau,… dẫn đến bất đồng quan điểm, ngờ vực, hiểu lầm,…Nếu muốn gìn giữ tình yêu, mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp, gìn giữ mái ấm gia đình mà vợ chồng đã dày công xây dựng và vì con cái thì phải chủ động giải quyết mâu thuẫn. Cần phải: Lựa chọn thời điểm giải quyết thích hợp. Đặt vấn đề nhẹ nhàng, tôn trọng, không xúc phạm, chỉ trích. Bàn việc nào giải quyết đúng việc đó, không nên dây dưa nhiều việc, nhiều người. Công bằng trong phân tích sự việc, lỗi lầm, sơ suất với mục đích nhận ra cái sai và sửa sai. Nếu có lỗi, hãy chân thành xin lỗi. Chủ định cách giải quyết vấn đề theo nguyên tắc hòa thuận, yêu thương, tôn trọng vì sự phát triển bền vững của gia đình. Dừng cuộc nói chuyện nếu thấy đôi bên tâm lý bất ổn. Có người khi nói thường không làm chủ được tình cảm, tâm lý dễ để câu chuyện thoát khỏi sự quản lý, dẫn đến thất bại. Hãy tìm một biện pháp khác để trao đổi thông tin, trình bày những suy nghĩ mong muốn giải quyết mâu thuẫn của mình như viết thư. Người viết sẽ thận trọng chọn lọc thông tin, lời lẽ thiện chí để trình bày vì thư có thể được sửa lại nhiều lần trước khi gửi. 3.2.3. Ứng xử trong quan hệ cha mẹ và con cái Trong tâm thức của người Việt, vốn quí giá nhất của cha mẹ chính là con cái. Cha mẹ phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tư cách con từ tấm bé đến khi trưởng thành. Vì vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất thiêng liêng, bao hàm mối quan hệ sinh thành, dưỡng dục, là sự nối tiếp giữa hai thế hệ “Cha truyền, con nối”. Con cái yêu kính và biết cha mẹ đã dành cả đời cho mình nhưng thường chỉ khi “Có con mới biết lòng cha mẹ”, lúc đó mới hiểu nỗi gian nan, khổ cực của cha mẹ vì mình mà nghiệm được đức hy sinh vì con của bậc làm cha mẹ. 3.2.4. Cha mẹ ứng xử với con cái Bình đẳng giới và quyền trẻ em là những giá trị nhân văn được xã hội, gia đình đồng thuận. Cách cư xử của cha mẹ với con cái ngày nay cũng thay đổi nhiều. Yêu thương, tôn trọng, bao dung, độ lượng, đối xử công bằng bình đẳng giữa các con. Dạy con thực hiện bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình, xã hội. Theo dõi, giúp con an toàn phát triển trong tuổi vị thành niên, trở thành người lớn. Cha mẹ hãy cư xử theo cách: Tôn trọng. Tôn trọng nhân phẩm con cái trên cơ sở quyền con người và bình đẳng giới, phát huy năng lực cá nhân của các con. Làm “người bạn” lớn để hiểu con và ngược lại tạo điều kiện cho con hiểu cha mẹ. Cha mẹ cần chú ý xử sự bình đẳng giữa các con tránh những định kiến về giới; khuyến khích, khen ngợi khi con đạt thành tích hoặc làm việc tốt. Con có lỗi, cần dùng lời lẽ chuẩn mực, thái độ nghiêm túc, tấm lòng bao dung để phân tích, chỉ dạy. Lắng nghe ý kiến và cho phép con tham gia phát biểu, hỏi về những vấn đề liên quan đến bản thân và việc chung của gia đình. Giao nhiệm vụ và tin tưởng vào khả năng, trách nhiệm của con. Hỗ trợ, giúp đỡ con giải quyết những vấn đề liên quan. “Nhân vô thập toàn”, cha mẹ cũng có lúc làm sai, mắc lỗi. Do vậy, nếu cha mẹ có sai thì cũng phải nhận lỗi. Ngược lại, nếu con mắc lỗi hãy chân thành phân tích, góp ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa lỗi lầm bản thân. Áp đặt, quy kết dễ dẫn đến coi thường và mất mát tình cảm, sự tôn trọng. Công bằng. Yêu thương các con như nhau, ưu tiên trẻ nhỏ, chăm lo nhiều hơn đối với con cái tàn tật, khuyết tật. Dành cơ hội như nhau cho các con. Lúc gia cảnh khó khăn, cơ hội cho các con cần phải sắp xếp ưu tiên thì phải bàn bạc, giải thích, vận động để tìm tiếng nói chung. Mỗi người con là một cá thể đều có mặt mạnh yếu, đừng so sánh các con với nhau, hãy tìm khen những mặt mạnh, những ưu điểm của mỗi người. Chẳng hạn nói “Con khờ hơn anh con” thì em sẽ có mặc cảm rằng anh giỏi còn mình dốt. Trẻ nhỏ hay xung đột, bất đồng. Đứa lớn hay áp đảo đứa nhỏ, ngược lại đứa nhỏ ỷ thế ưu tiên nên hay lập kế bị oan ức, thua thiệt. Trường hợp cần trách phạt phải hết sức phân minh. Sơ suất trong cư xử để con nhận chịu thiệt thòi sẽ hình thành những tâm lý bất phục, mặc cảm, đối kháng. Quan tâm. Quan tâm đến tâm tư, tình cảm, các mối quan hệ bạn bè của con. Cân nhắc đáp ứng những mong muốn, đề nghị của con nếu chính đáng; trao đổi giúp con hiểu rõ thông tin và quyết định đúng, nhất là trong giai đoạn phát triển ở lứa tuổi vị thành niên. Tạo điều kiện, hướng dẫn con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển, cùng con bàn bạc thực hiện kế hoạch bản thân. Giúp con tự chủ, tế nhị tiếp sức. Động viên, thúc đẩy, nâng đỡ tinh thần giúp con tự tin, nỗ lực khi gặp việc khó. An ủi, cùng con phân tích, tìm nguyên nhân khi thất bại và nuôi dưỡng quyết tâm khắc phục. Làm gương cho con. Trong gia đình, cha mẹ phải chú ý rèn luyện, tu dưỡng để mình là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con. Đó là cách cư xử vừa thuyết phục, vừa tế nhị lại sâu sắc. Nét uy nghiêm của cha, tình cảm của mẹ mà con cái cảm nhận được là biểu lộ của một chiều sâu cảm phục, trở thành hình ảnh lý tưởng, là thần tượng của con. Cha mẹ dạy con đạo lý ở đời là phải trung tín, thủy chung nhưng lại lừa gạt, sang đoạt, phụ nghĩa vợ chồng,… đó sẽ là những bài học vô nghĩa, đánh mất niềm tin ở con cái. Khi con còn nhỏ ảnh hưởng này có thể làm lệch lạc nhân cách, con cái sẽ không phục, bất đồng, chống đối lại cha mẹ. Những điều không nên làm Xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể con (chửi rủa, nhục mạ, trừng phạt thân thể,…). Xâm phạm đến những vấn đề riêng tư của con cái, nhất là khi các con còn ở tuổi vị thành niên. Áp đặt, độc đoán; ngăn cấm các mối quan hệ xã hội của con mà không giải thích. Nói một đằng làm một nẻo, “Tiền hậu bất nhất”. Không quan tâm con cái: xao lãng, bỏ rơi, không nói chuyện, không dành thời gian cho con,… Chiều chuộng quá mức, làm ngơ cho lỗi lầm của con và ngược lại. 3.2.5. Con cái đối với cha mẹ Đạo hiếu là truyền thống tốt đẹp, tự hào của dân tộc ta. Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục con cái. Con được nhận nuôi dù không sinh nhưng cha mẹ có công lao dưỡng dục. Vì vậy, làm con phải biết bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thể hiện lòng hiếu kính chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Theo thời gian, sự biểu hiện của đạo hiếu ít nhiều biến đổi cho phù hợp với xã hội. Chẳng hạn, xưa con có hiếu là không được cãi lời cha mẹ, nên “Áo mặc không qua khỏi đầu”hay “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Nay xã hội tiến bộ, không khí dân chủ gia đình khiến cha mẹ cũng lắng nghe con cái, con cái cũng cần thuyết phục cha mẹ với những lí do chính đáng. Xã hội công nghiệp hiện đại, việc phụng dưỡng ông bà cha mẹ cũng có nhiều biến đổi, chẳng hạn vì phải đi làm ăn xa, tách hộ sống riêng và nhiều lý do khác nên khó “sớm viếng, tối thăm”. Về phía cha mẹ, vẫn hết lòng bao dung, thấu hiểu, cảm thông bởi “nước chảy xuôi”, nhưng đôi khi người cao tuổi hay tủi thân, chạnh lòng. Bổn phận của con cái đối với cha mẹ: Kính trọng: Giữ lễ trong giao tiếp, nói năng chuẩn mực. Thường xuyên thăm viếng, nói chuyện, hỏi han. Báo cho cha mẹ biết những việc vui mừng trong gia đình. Hỏi ý kiến cha mẹ trong những việc lớn, coi trọng ý kiến của cha mẹ. Mời cha mẹ chủ trì những việc quan trọng, thay mặt gia đình tiếp xúc với ông bà, họ hàng giúp cha mẹ chăm lo hương khói tổ tiên. Tổ chức điều kiện sống, chăm sóc tinh thần khi cha mẹ tuổi cao. Hiếu thảo: Còn bé: Học hành chăm chỉ, thực hiện bổn phận trong gia đình (phụ giúp cha mẹ việc nhà, việc sinh kế - nếu gia cảnh khó khăn, chăm sóc em út); chăm sóc, hỏi han khi cha mẹ ốm đau; anh chị em hòa thuận để cha mẹ vui lòng; cùng cha mẹ thực hiện việc phụng dưỡng ông bà. Khi trưởng thành:Phụng dưỡng cha mẹ khi sống chung. Hiểu những khó khăn về sức khỏe, tâm tính của người cao tuổi như hay tủi thân, chạnh lòng, đãng trí,… để thương yêu cha mẹ hơn. Chăm lo giấc ngủ, bữa ăn, thiết kế nơi ở phù hợp cho cha mẹ. Nếu ở riêng nên phụ giúp cha mẹ về tiền bạc; tham gia đóng góp công sức vào việc lớn của gia đình mà cha mẹ phải chủ trì như cưới xin, tang, giỗ; thực hiện những điều cha mẹ mong muốn. Anh chị em trong gia đình cần bàn bạc, tìm cách giải quyết khó khăn liên quan đến cha mẹ. Tu dưỡng bản thân, xây dựng gia đình riêng hạnh phúc để cha mẹ tự hào. Giữ gìn sự đoàn kết trong anh chị em, cùng dạy cháu con hiếu thảo, thuận hòa để cha mẹ vui sống. Cùng cha mẹ chăm lo mồ mả tổ tiên, quan tâm đến dòng họ. Cùng anh chị em chu toàn việc hậu sự khi cha mẹ qua đời. 3.2.6. Ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ chồng/vợ và con dâu/rể. Ngày nay, với sự tiến bộ xã hội về bình đẳng giới và vị thế ngày càng cao của người phụ nữ trong nhiều lĩnh vực xã hội,… đã dẫn đến nhiều thay đổi trong quan giữa cha mẹ vợ/chồng với con dâu hoặc con rể. Quan niệm “Dâu là con, rể là khách” ở nhiều gia đình đã được ứng xử rất tiến bộ, là sự tôn trọng, thương yêu, là sự đầu tư cho hạnh phúc gia đình riêng của hai con. Nhiều gia đình cha mẹ đôi bên đã xem dâu, rể thật sự là con của mình. Ngược lại, nhiều dâu hiền, rể thảo đã không có sự phân biệt đối xử giữa hai bên gia đình bởi ai cũng mong muốn được tôn trọng thương yêu và được yêu thương. Trong thực tế vẫn còn tình trạng cư xử chưa tốt giữa mẹ chồng – nàng dâu và ngược lại ở một số gia đình, khiến cho gia đình chung không hạnh phúc, cuộc sống, tình yêu của đôi vợ chồng trẻ chịu nhiều bão táp. Có thể có rất nhiều nguyên nhân, lý do, trong đó có việc đối xử với nhau chưa thật tốt. Mối quan hệ giữa cha mẹ chồng và con dâu Người đời vẫn cho rằng mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu là quan hệ khó nhất. Vì từ trong nhận thức của mẹ chồng rằng con dâu là nguyên nhân tất yếu để con trai không còn dành hết tình cảm cho mẹ. Cũng có thể do mẹ chồng đã từng làm dâu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, nay khi đã là mẹ chồng, bà không có cách ứng xử nào khác. Tình cảnh đó đôi khi là một thử thách lớn. Sự chủ động cư xử tốt với mẹ chồng của nàng dâu là rất cần thiết để tạo mối quan hệ tốt đẹp. Cách ứng xử cần có của con dâu đối với mẹ chồng: Coi trong giá trị và địa vị của mẹ chồng: biết lắng nghe, xin ý kiến và học tập những kinh nghiệm điều hành gia đình của bà. Tìm hiểu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của mẹ trong cuộc sống, nuôi dạy con, xây dựng và gìn giữ gia đình. Vui vẻ tiếp nhận sự giúp đỡ thiện chí của mẹ chồng. Hiếu kính với mẹ chồng: Thể hiện tình cảm và cử chỉ chăm sóc mẹ chồng, chia sẻ nỗi lo toan. Luôn giữ thái độ lễ phép, không nói năng vô lễ làm tổn thương tình cảm giữa mẹ con và gia đình. Phải yêu kính mẹ chồng như mẹ của mình: Giữ gìn nề nếp gia đình: học tập nếp ăn, nếp ở của gia đình chồng để xử sự phù hợp. Thể hiện sự chăm chỉ và chu toàn việc nhà, làm tốt việc xã hội khiến mẹ chồng hãnh diện. Cùng bàn bạc, xin ý kiến mẹ về những chi tiêu kinh tế trong gia đình. Mối quan hệ giữa cha mẹ vợ và con rể Ngày nay, mối quan hệ giữa cha, mẹ vợ và con rể ở nhiều gia đình rất tốt đẹp. Vẫn với ý tưởng “rể là khách” nhưng cha mẹ vợ cũng rất thương yêu và coi trọng chàng rể, vì đó là người quan trọng đối với con gái mình. Về phía chàng rể, cha mẹ vợ cũng rất quan trọng trong việc giúp đỡ, chăm sóc tinh thần đối với gia đình mình. Xưa nay vẫn có câu “Tiến về nội, thoái về ngoại”. Về phía cha mẹ vợ: Cha mẹ vợ tốt là người khéo léo giúp đỡ, hỗ trợ cho con gái mình như một nhà tư vấn hướng dẫn kinh nghiệm sống, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ, nhắc nhở dạy bảo con mình giữ gìn đạo nghĩa vợ chồng, thuỷ chung và hiếu thảo. Cuộc sống vợ chồng chắc chắn có những lúc trục trặc “Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, cha mẹ vợ không nên chen sâu giải quyết đôi khi làm ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ cha mẹ vợ với con rể, gây đổ vỡ hạnh phúc của con. Cách cư xử như một nhà tư vấn, trọng tài chính trực, khách quan sẽ rất tốt trong mối quan hệ cha mẹ vợ với chàng rể. Ứng xử của rể hiền: Phải chăng thành ngữ “rể là khách” đã ăn sâu vào tâm thức, nên quả thật dù có chủ động và được yêu quí đến đâu, chàng rể xuất hiện ở nhà cha mẹ vợ thường giữ lễ nên vẫn không thoải mái như nhà mình. Tuy vậy, vẫn có những cách ứng xử của rể hiền: thường xuyên thăm hỏi gia đình cha mẹ vợ; giúp công sức khi nhà có việc; cùng vợ chăm lo việc lễ tết cho gia đình cha mẹ; tham dự giỗ chạp tổ tiên ông bà gia đình vợ; thống nhất cùng vợ trách nhiệm tham gia kinh phí phụ giúp cha mẹ vợ thường xuyên hoặc hữu sự. Phụng dưỡng khi cha mẹ vợ sống chung 3.2.7. Ứng xử trong quan hệ anh chị em Gia đình xưa thường đông con, các con cùng trong lứa tuổi. Trong nhà, trẻ em chơi với nhau, có tranh cãi, giành giật đồ chơi, xung đột, hình thành phe phái đánh nhau, lại có lúc bênh vực cho nhau,... Cha mẹ phải xử phạt, rồi dạy dỗ cho các con tình anh chị em, cách làm anh, phận làm em. Nhờ đó trẻ được thực hiện quyền, bổn phận theo vai trò, thứ bậc, tôn ti trật tự trong gia đình, hiểu được sự đoàn kết, tình thương yêu, biết chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau. Ngày nay, đa số gia đình chỉ có một hoặc hai con, sống ở đô thị, hầu hết thời gian của trẻ dành cho học hành, thời gian rỗi thì tiếp cận các phương tiện giải trí như ti vi, trò chơi điện tử, giao tiếp qua mạng internet. Vì vậy, sự giao tiếp giữa anh chị em rất hạn chế, nếu là con một thì không có mối quan hệ giao tiếp này. Trẻ em được học ở trường, về nhà cha mẹ có dạy bảo, nhắc nhở nhưng ít hoặc không được trải nghiệm thực tế trẻ sẽ không hiểu biết ứng xử tốt trong mối quan hệ anh/chị/em. Vậy, nên chăng ngày nay các bậc cha mẹ trẻ nên chủ động mở ra cơ hội giao tiếp ứng xử cho các con trong mối quan hệ anh chị em họ hàng như cây cùng một cội. Từ đó, hình thành mạch liên lạc giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm sống và chia sẻ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, là điều kiện để tạo quan hệ tình cảm yêu thương gắn bó và xây dựng truyền thống đoàn kết của gia đình, thân tộc. Dù là mối quan hệ huyết thống hay được nhận nuôi, anh chị em trong gia đình, họ hàng đều cần được giáo dục cách ứng xử đoàn kết, thân ái. Đó là: Hòa thuận.Thương yêu, thấu hiểu, giáo dục lẫn nhau, nương tựa vào nhau, không bất hòa sinh chia rẽ, góp ý, thuyết phục, lắng nghe, thẳng thắng phê bình và tự phê bình, không gây bạo lực tinh thần, thể chất đối với nhau, không lừa dối lẫn nhau. Tôn trọng.Thân kính đối với anh, chị, bao dung đối với các em, giữ gìn sự bình đẳng, coi trọng lẫn nhau giữa anh, chị, em khác phái (nhất là ở lứa tuổi vị thành niên). Tế nhị đối với những vấn đề riêng tư (khi anh, chị, em thành niên hoặc đã lập gia đình). Hợp tác.Cùng hợp sức để xây dựng gia đình, thân tộc, chăm lo phụng dưỡng ông bà cha mẹ, giải quyết việc chung của gia đình. Biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, kỹ năng sống, hỗ trợ lẫn nhau không mưu lợi. Tương trợ.Hướng dẫn nhau trong học hành, chia sẻ việc nhà theo khả năng (lúc còn bé). Lúc hữu sự, khó khăn kịp thời phối hợp, trợ giúp, biết nhường cơm, sẻ áo cho nhau. Đồng cảm chia sẻ nỗi đau thương, động viên tinh thần, hun đúc ý chí lẫn nhau. 3.3. Kỹ năng giao tiếp trong gia đình. 3.3.1. Tiếp cận. Con người có sự thay đổi nhất định về tâm sinh lý, nhận thức trong từng giai đoạn tuổi tác, sức khỏe, chịu tác động của hoàn cảnh, môi trường... Người trong cùng gia đình vẫn cần tìm hiểu nhau để chuẩn bị tốt cho giao tiếp, tránh chủ quan, hiểu lầm, định kiến. Không có chủ ý và chuẩn bị tốt cho giao tiếp dễ dẫn đến thấy đâu nói đó, lâu ngày thành quen, thiếu tôn trọng lẫn nhau. Trong gia đình, cha mẹ cần quan tâm, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, cuộc sống của các con, nhất là lứa tuổi vị thành niên. Cha mẹ cần có sự phân công hợp lý trong tìm hiểu con cái (con trai, con gái) giúp cho việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đạt hiệu quả tích cực. 3.3.2. Quan sát. Trong giao tiếp, cần quan sát thái độ, hành vi và các yếu tố khác có liên quan đến đối tượng giao tiếp, tình hình, diễn biến xung quanh,… cũng tác động đến giao tiếp. Cần quan sát với thái độ thân thiện không định kiến, khéo léo, tế nhị, không để người khác khó chịu. Trong gia đình, quan tâm lẫn nhau một cách thường xuyên giúp cho các thành viên gia đình nắm bắt được nhanh nhất những diễn biến tâm tư, tình cảm của người thân, điều đó sẽ góp phần giúp cho giao tiếp trong gia đình đạt kết quả nhất định. 3.3.3. Xưng hô Xưng hô trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, tinh tế và không kém phần phức tạp nhưng đồng thời nó cũng là phương tiện thể hiện lịch sự, tình cảm, lễ nghi – là một trong những nét đẹp trong văn hóa ngôn ngữ của người Việt. 3.3.3.1. Cách xưng hô phổ biến trong gia đình, thân tộc. Trong gia đình, xưng hô phổ biến là kèm theo vai, thứ bậc, tên. Vợ/chồng thường xưng em/anh, tình cảm hơn thì gọi mình xưng em/anh, khi có tuổi thì gọi nhau là ông/bà; với người trên (cao tuổi, có thứ bậc cao trong gia tộc/gia đình) có cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng và tránh nhầm lẫn là gọi kèm vai, thứ, tên. Ví dụ: vai ông, thứ Hai, tên Trọng, thì gọi là Ông Hai hoặc Ông Hai Trọng; với con cháu trong gia đình, người trên gọi kèm tên, thứ bậc của người dưới. Là anh chị em trong gia đình, khi còn bé, cha mẹ nên dạy cho con xưng hô đúng vai con, cháu, anh, chị, em. Ở miền Nam còn có cách xưng hô: xưngbác/cô/chú; cậu/mợ/dì/dượngvà gọi bằng con. Ngược lại, xưng bằng con và gọi bác/cô/chú; cậu/mợ/dì/dượng (thay vì xưng là cháu). Đây là cách xưng hô mang đậm dấu ấn thân tộc, tình cảm (coi chú, bác, cô, dì,… cũng như cha mẹ) Ở người Việt còn có sự “chuyển vai xưng hô” theo lối tự xưng gọi thay cho con (khi người đó đã có con). Cách xưng hô này thể hiện sự trân trọng, đề cao vai giao tiếp gia đình, mặt khác thể hiện lối sống vì con, coi trọng con cái (lấy con cái làm trung tâm của quan hệ, giao tiếp, đặt con cái vào trong cuộc sống, quan hệ của mình). 3.3.3.2. Các xưng hô nên tránh trong giao tiếp gia đình, thân tộc. Trong giao tiếp nói chung và nhất là trong giao tiếp gia đình, cần tránh những cách xưng hô với sắc thái thiếu tôn trọng, gây cho người khác cảm giác khó chịu, chẳng hạn: Từ “tôi”:“Tôi” là từ xưng hô sử dụng trong giao tiếp hành chính, không nên sử dụng trong giao tiếp thân tộc vì bản thân nó mang sắc thái trung hòa, không phản ánh mối quan hệ thân tộc và không phù hợp với nếp sống, tình cảm trong gia đình của người Việt. Hơn nữa, với người có vai giao tiếp cao hơn, từ “tôi” còn thể hiện sắc thái thiếu tính lễ nghi, thân tộc. Khi nói tới người thứ ba vắng mặt là người có vai giao tiếp cao hơn, không nên dùng những từ ông ấy, bà ấy, anh ấy, chị ấy,…(theo miền Bắc), ổng/bả, ảnh/chỉ,… (cơ chế rút gọn - theo miền Nam), hay những từ ông già(chỉ cha), bà già(chỉ mẹ), ông bà già (chỉ cha mẹ) họ, lão, mụ, ả, người ta, người ấy, người đó,… vì nó thể hiện sự xa cách, thiếu thân tình, sắc thái kém lễ độ, chỉ dùng trong giao tiếp giữa những người có quan hệ ngang nhau, thân mật, suồng sã. Người có vai giao tiếp cao hơn cũng không nên gọi người kia bằng những từ kém lịch sự như: thằng/con nhãi ranh, thằng/con quỉ sứ, thằng/con khốn nạn, … Trong nhiều tình huống giao tiếp, không nên gọi kèm theo tên, thứ bậc của một người những từ chỉ thói quen xấu, dị tật của người đó hoặc ghép tên với một từ theo bằng cách nói lái để đặt biệt danh cho họ, ví dụ: Út lùn, Hạnh lé, Tú rỗ, Tư hô, Linh tinh, Thái dúi, Đức cống, Hương qua đèo… Không nên gọi hàm phẩm, chức vụ trong xã hội của người trong gia đình, họ hàng theo giao tiếp hành chính (xưng hô theo chức danh) như: ông chủ tịch, ngài viện sĩ, quí giáo sư,…vì không đúng ngữ cảnh và vai giao tiếp, tạo sự xa cách, thiếu thân mật, có khi bị cho là mỉa mai. Cặp từ xưng hôtao - màyở không ít trường hợp thể hiện sự thân mật, gần gũi (ví dụ: bạn bè thân thiết, những quan hệ có vai giao tiếp ngang nhau, gần nhau,…) nhưng trong nhiều trường hợp nên tránh nhằm đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp. 3.3.4. Tâm sự. Việc tâm sự sẽ gắn kết những người trong gia đình với nhau. Nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình không hiểu nhau hoặc hiểu lầm nhau do không tâm sự cho nhau nghe hoặc chưa mở lòng mình ra, bộc bạch hết ý, hết tình với nhau hoặc cách nói không phù hợp,… đã xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Nói cho nhau nghe, không chỉ để truyền đạt thông tin, mà còn là cách để bày tỏ tình cảm. Thành viên trong gia đình cần tâm sự với nhau nhiều hơn để hiểu nhau. Cần lưu ý các khía cạnh sau đây: Cách nói là sản phẩm tổng hòa của từ ngữ, cách diễn đạt, cử chỉ, thái độ và tình cảm. Cách nói tốt là một thế mạnh của giao tiếp. Tùy vào không gian, hoàn cảnh, sự kiện, đối tượng giao tiếp để có cách nói phù hợp. Bữa cơm gia đình là nơi thành viên gia đình sum họp, chia sẻ tình cảm, nơi cần có tiếng cười và sự đầm ấm. “Trời đánh tránh bữa ăn”, vì vậy nên tránh nói những chuyện không vui, tỏ vẻ không hài lòng nhau, chỉ trích thiếu thiện ý, tranh luận những vấn đề không liên quan làm cho không khí nặng nề, khó chịu… trong bữa ăn gia đình. Vợ chồng nên dành cho nhau những lời nhẹ nhàng, ngọt ngào cùng với ánh mắt, nụ cười, cử chỉ chăm sóc cho nhau… đó là những cách nói lên tình yêu thương dành cho người bạn đời của mình. Giữa vợ chồng, yêu thương mà không nói hay không biết cách nói là một thiệt thòi lớn; đối với con cái, cha mẹ nên ôn tồn khi dạy bảo, nghiêm khắc góp ý khi con cái sai lầm, bao dung tha thứ khi con biết lỗi, khen ngợi thành tích hay nghĩa cử tốt đẹp của con… để con hiểu được thiện chí, cảm được tình thương của cha mẹ mà tiếp nhận tốt thông tin. Cách nói chỉ trích sẽ làm mất mát tình cảm, giảm sự tôn kính của con cái đối với cha mẹ. Giọng nói cần rõ ràng, thông tin súc tích, chính xác, từ ngữ dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp (lứa tuổi, nghề nghiệp,…); thái độ tôn trọng người nghe (qua ánh mắt, trang phục, cử chỉ ) biểu hiện suốt cuộc giao tiếp. Diễn đạt tốt trong giao tiếp gia đình tạo thành thói quen, hình ảnh đẹp về giao tiếp giữa thành viên gia đình, góp phần hình thành phong cách văn hóa gia đình, là điều kiện giúp thành viên gia đình rèn luyện để giao tiếp tốt bên ngoài xã hội. Cần lưu ý trong sử dụng những hư từ thể hiện thái độ trước khi nói: có những hư từ biểu thị sự thân mật: à, hỉ, hở, hử; nha, nhé, nghen,…; có những hư từ biểu thị lịch sự khi cầu khiến: phiền, cảm phiền, xin, xin phép,…; có những hư từ biểu thị sự lễ phép, kính trọng: ạ, dạ, vâng, thưa,… Tín hiệu phi ngôn ngữ: Tín hiệu phi ngôn ngữ cũng là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhằm hỗ trợ làm rõ nghĩa sắc thái cho ngôn ngữ. Trong một số trường hợp, những hành động, cử chỉ, nét mặt còn lâm thời đảm nhận vai trò thay thế cho ngôn ngữ khi giao tiếp… Nếu mỗi cộng đồng dân tộc, quốc gia có ngôn ngữ, tiếng nói khác nhau thì tín hiệu phi ngôn ngữ ở mỗi nơi cũng không giống nhau. Tùy theo tình huống mà người giao tiếp dùng các tín hiệu phi ngôn ngữ phù hợp. Điều quan trọng là cần chú ý những tín hiệu phi ngôn ngữ nên tránh trong giao tiếp: Cử chỉ. Ý nghĩa. Khi nói chuyện mặt hất lên. Coi thường người khác. Khi trò chuyện mắt đảo quanh. Không thật thà. Nháy mắt, bĩu môi, cười nhếch mép, huýt sáo khi nói chuyện với người lớn. Sấc sược. Gật, lắc đầu khi nói chuyện với người lớn. Thiếu tôn trọng. Vẫy tay, ngoắc tay, lắc tay, … khi chào hỏi, trò chuyện với người lớn Thiếu chừng mực. uơ tay liên tục khi nói chuyện. Thiếu khiêm tốn, ta đây. Đưa ngón tay trỏ, tay cái ra. Muốn thể hiện quyền lực. Tay chống nạnh, để vào túi quần hoặc chắp phía sau. Muốn thể hiện quyền lực, thách thức. Chân đứng không thẳng, hai hàng, chân nọ vắt chân kia, gác chân lên ghế. Thiếu đứng đắn. Dù ở nơi nào, lúc nào thì ngôn từ sử dụng cần rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Nội dung diễn đạt, âm lượng, sắc thái lời nói cùng cử chỉ, thái độ sẽ biểu thị cho tình cảm, tấm lòng, mong muốn của người nói. Nói tập trung vào vấn đề, nên tránh các từ thể hiện sự phản đối, chỉ trích, từ đệm, tiếng lóng. 3.3.5. Lắng nghe. Lắng nghe là nghe có mục đích nhằm nắm bắt thông tin, quan điểm, chủ ý của đối tượng giao tiếp. Khi nghe phải tập trung chú ý, biết cách đặt câu hỏi, đánh giá, phê bình, nhận xét nhằm thúc đẩy cuộc nói chuyện tiến triển tốt. Lắng nghe còn thể hiện sự thấu cảm, chia sẻ và thể hiện sự tôn trọng nhau. Trong gia đình, việc lắng nghe càng cần thiết. Cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe con cái để hiểu những gì con suy nghĩ, kỳ vọng, ước mơ. Nghe qua lời nói, qua thái độ và lắng nghe từ tiếng lòng ngay cả khi không ai nói gì. Điều đó tạo nên sự gần gũi giữa cha mẹ với con cái, thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của con. 3.3.6. Thuyết phục- động viên. Đôi khi người ta nghĩ là người trong gia đình thì không cần thuyết phục lẫn nhau, chồng ra lệnh cho vợ, cha mẹ chỉ định cho con cái, với trẻ em trong gia đình thì người lớn bao giờ cũng đúng. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, sự dân chủ, bình đẳng thúc đẩy sự lắng nghe và thuyết phục. Ví dụ, để được cha mẹ đồng ý cho học đại học xa nhà, tốn kém nhiều chi phí, người con cần chuẩn bị đầy đủ cho cuộc họp gia đình sắp tới về mục đích, thông tin, điều kiện giải quyết chi phí, khả năng độc lập khi sống xa nhà,…rồi dùng ngôn ngữ phù hợp, sự chân thành, kiên định để thuyết phục cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ cũng cần thuyết phục con cái, thay vì ra lệnh hoặc áp đặt. Động viên (khen, tặng thưởng, thể hiện sự đồng tình, dự đoán về tiềm lực cá nhân, củng cố niềm tin, dự báo kết quả,...) sẽ là khích lệ cần thiết cho sự nỗ lực của người được động viên. Trong gia đình, lời khen về món ăn ngon do vợ nấu, tuyên dương thành tích học tập của con cái, giới thiệu đức tính chăm chỉ học hành của con với khách quí, khen chồng là người đàn ông chu đáo mực thước của gia đình,… chắc chắn sẽ là những lời động viên hữu ích. 3.3.7. Cơ hội giao tiếp. Có những dịp để gia đình sum họp như bữa cơm gia đình, sinh nhật, giỗ, tết, du lịch,… đó là những cơ hội để thành viên gia đình bày tỏ tình cảm với nhau. Bữa cơm chiều được nhiều gia đình chọn làm dịp sinh hoạt thường nhật. Đó là thời gian thích hợp để tạo ra sự sum họp, không khí ấm cúng cho thành viên gia đình, để thông tin, chia sẻ tâm tư, tình cảm,... là dịp khơi nguồn cho các cuộc giao tiếp khác. Không cần giàu có mới tổ chức sinh nhật, có gia đình tổ chức sinh nhật trong bữa cơm chiều. Không khí thật tình cảm với món ăn mà nhân vật chính yêu thích, đầm ấm và lời “tuyên bố lý do” thật xúc động, lời chúc tốt đẹp và quà mừng sinh nhật,… là biểu hiện của tấm lòng thương yêu. Ngày nay, nhiều người tham công tiếc việc, rất ngại đi chơi vì mất thu nhập mà còn tốn tiền. Nếu thay đổi nhận thức rằng, đi du lịch là dịp cả nhà được thư giãn, nghỉ ngơi, là dịp cha mẹ, con cái gặp gỡ, tiếp xúc chăm sóc, chuyện trò, thể hiện sự thương yêu lẫn nhau, thắt chặt tình cảm gia đình thì sẽ thấy nó thật cần thiết. Trong xã hội hiện đại, người cao tuổi thường ít sống cùng con cháu. Cách chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ cũng thay đổi nhiều. Con cháu nếu có tâm thì dù khó khăn như thế nào cũng sẽ tìm ra cách thức phù hợp như thường xuyên thăm hỏi, chuyện trò với ông bà, cha mẹ qua điện thoại, mạng internet, viết thư, phân công chăm sóc khi ông bà, cha mẹ ốm đau. Vấn đề quan trọng nữa là giao tiếp với láng giềng. Ở vùng đô thị, nhiều gia đình sống biệt lập, ít giao tiếp với người nhà bên, liền vách mà có khi không biết tên tuổi, gia cảnh của nhau… Tục ngữ có câu “Nhất cận lân, nhì cận thân”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, nhằm đề cao tình láng giềng vì người thân không phải bao giờ cũng ở gần và có thể chia sẻ, giúp đỡ ta khi hữu sự. Trong cuộc sống nhiều mối quan hệ bạn bè thân thiết như anh em một nhà xuất phát từ quan hệ láng giềng đối xử tốt với nhau. Để lúc “tối lửa tắt đèn có nhau”, cần chủ động giao tiếp và duy trì giao tiếp tốt với láng giềng. Khi gặp gỡ thì chào nhau, hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn; thăm viếng hoặc mời hàng xóm tham dự việc vui của gia đình mình như cưới xin, đầy tháng trẻ, mừng nhà mới hoặc giúp đỡ nhau lúc khó khăn, khi có người bệnh tật… PHẦN IV: KẾT LUẬN 4.1. Biện pháp khắc phục tình trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay Hãy nói chuyện một cách rộng mở. Nói chuyện vào thời gian thích hợp. Hãy sử dụng ánh mắt trong giao tiếp. Đầu câu chuyện bằng những chủ đề thông thường để tạo tình cảm 4.2. Những điều nên tránh khi giao tiếp trong gia đình Lời nói thô tục, chửi thề, dùng tiếng lóng, nói năng hỗn xược với người trên. Cách nói chỉ trích, trách cứ, chê bai, nói bâng quơ, ám chỉ, “Mượn gió bẻ măng”, nói bỏ lửng, cướp lời, định kiến, áp đặt… Thái độ coi thường, ra lệnh, quá xuề xòa, thiếu nghiêm túc hoặc quá nghiêm nghị khi không cần thiết, lạnh lùng, xa cách, ra vẻ bề trên, hiểu biết mọi điều , kiến thức sâu rộng. Cử chỉ suồng sã quá mức, ánh mắt soi mói, nghi ngờ. Thông tin sai sự thật, hoặc nói khác đi để né tránh những vấn đề nhạy cảm mà không đủ thông tin chuẩn để diễn đạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách “ Kỹ năng giao tiếp tối ưu”, tác giả: Arredondo, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Sách “Cẩm nang giao tiếp- nghệ thuật xây dựng các quan hệ hữu ích”, tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc, NXB Lao Động. Sách “Phát triển trí tuệ toàn diện cho trẻ 2- 6 tuổi, khả năng giao tiếp xã hội”, tác giả: Ngọc Khánh, Tuệ Văn, NXB Phụ Nữ. Sách “Nghệ thuật giao tiếp ứng xử”, tác giả: Ngọc Tố, NXB Văn hóa- thông tin. Sách “Nghệ thuật giao tiếp nam nữ”, tác giả: Nguyễn Trình, NXB Thanh niên. Sách “Nghệ thuật giao tiếp”, tác giả: Chu Sĩ Chiêu, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Bảng phân chia tỷ lệ làm việc của nhóm: TT Họ và tên Phân chia công việc Tỷ lệ tham gia 1 Trần Thị Xuân Trang Phần I; Phần II ( 2.1 ) 90% 2 Nguyễn Thị Thấm Phần I; Phần II ( 2.3 ) 90% 3 Tiêu Thị Kim Phương Phần I; Phần III ( 3.2 ) 90% 4 Nguyễn Thị Lan Anh Phần I; Phần III ( 3.3 ) 90% 5 Trần Thị Tường Vy Phần I; Phần II (2.2+2.4); Phần III (3.1); Phần IV 90%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727891 n giao ti7871p hon ch7881nh.doc
Tài liệu liên quan