Đồ án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học (Bio-Plant, pro-plant, fish plus bloom) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính vụ Xuân Hè tại Hải Phòng

Phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom cho dưa Kim Cô Nương có ảnh hưởng rất tốt đến khả năng sinh trưởng phát triển thân lá của cây cụ thể là kéo dài được thời gian sinh trưởng của cây nên dinh dưỡng cung cấp cho quả cũng như trong quả đến khi thu hoạch vẫn được lưu thông do đó chất lượng của quả được đảm bảo. Phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom, đã góp phần bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho quá trình ra hoa ra quả và có ảnh hưởng rất thuận lợi đến tỷ lệ đậu quả, số quả hữu hiệu trên cây và cho kết quả đạt cao hơn so với công thức đối chứng. Phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom cho khối lượng quả đạt khá cao. Khối lượng quả đạt từ 1,55 – 1,62kg/quả cao hơn CT1 không sử dụng phân bón sinh học chỉ đạt khối lượng 1,35kg/quả. do vậy cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt khá cao hơn so với công thức đối chứng.

doc66 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học (Bio-Plant, pro-plant, fish plus bloom) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính vụ Xuân Hè tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố ngoại cảnh : Lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cây nhiễm bệnh trên lá và thân cành. Tuy vậy cũng không thể xem nhẹ việc tưới nước cho dưa, bởi vì lượng nước trong thân lá tới 93,1%, hàm lượng nước trong quả còn nhiều hơn ở thân lá 96,8%. Đất khô hạn , hạt mọc chậm, thân lad sinh trưởng kém. Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng, cây nhiễm virut. Dưa hấu cũng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, khô, nên cây có khả năng chịu hạn. Nhưng do khối lượng thân lá lớn, quả có nhiều nước nên đất phải có sức giữ ẩm tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt. Hạt dưa hấu yêu cầu độ ẩm đất cao để nảy mầm. Yêu cầu độ ẩm không khí thấp, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, dưa là cây không chịu úng. Khi nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời kỳ sinh trưởng phát triển mạnh đến ra hoa cái yêu cầu độ ẩm đạt 70-80%, thời kỳ quả rộ, quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao hơn 80%.[1] 2.4.4 Đất và chất dinh dưỡng Những giống thuộc họ bầu bí thích nghi với nhiều loại đất đai. Đặc biệt là cây bí ngô có thể sinh trưởng trên đất gò, đống, nghèo ding dưỡng. Những đất thịt nhẹ, cát pha, đất phù sa ven sông giàu dinh dưỡng rất thích hợp với nhiều loại dưa.[8] Cây dưa chuột ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH 5,5- 6,8 và tốt nhất 6-6,5. Dưa chuột gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. Đất trồng các cây họ bầu bí phải luân canh triệt để, tốt nhất phải luân canh với cây trồng nước ( cây lúa nước).[8] Cây dưa chuột yêu cầu độ phì nhiêu trong đất rất cao. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bón phân chuồng với phân khoáng một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường trong quả, ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Cây dưa chuột lấy chất dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với các cây rau khác ( cà chua, bắp cải ).[8] Trong 3 yếu tố NPK, dưa chuột sử dụng cao nhất là kali, thứ 2 đến đạm và ít nhất là lân. Trạm nghiên cứu rau Ucraina cho biết nếu bón 60 kg N, 60 kg K2O, 60kg P2O5 thì dưa chuột sử dụng 92% N, 33% P2O5 ,100 % K2O. Cây dưa hấu ưa thích thịt đất nhẹ, dưa hấu chịu được độ pH từ 6-7 là rất phù hợp. Tuy vậy dưa hấu sinh trưởng trên đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình nhưng cần tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất so với các cây trong nhóm dưa hấu chịu được độ pH lớn hơn 1 chút. Tuy nhiên ở độ pH đất thấp ( đất chua) dưa hấu dễ bị bệnh hại.[8] Dưa hấu cần nhiều chất dinh dưỡng hơn những cây dưa khác. Khối lượng dinh dưỡng cho một đơn vị diện tích phải tùy theo kết quả phân tích đất. Đối với 3 yêu tố NPK cần bón cân đối, thời kỳ đầu sinh trưởng cần N và P. Cuối thời kỳ sinh trưởng cần kali và lân, 2 yếu tố này góp phần cải thiện chất lượng thịt quả. Dưa hấu hầu như không tỏ ra bất cứ mọi sự phản ứng đặc biệt nào với sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất.[8] 2.5 Giới thiệu về giống Dưa Kim Cô Nương 2.5.1. Nguồn gốc Dưa Kim Cô Nương là giống dưa lai F1 có nguồn gốc từ Đài Loan do công ty TNHH giống cây trồng Nông Hữu nhập khẩu và cung ứng.[17] 2.5.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển Dưa Kim Cô Nương có thời gian sinh trưởng trung bình 65-70 ngày, số quả cây trung bình 1-1,5 quả, quả hình oval, khối lượng trung bình từ 1-1,5 kg/trái. Vỏ trơn kho chín có màu vàng kim, thịt quả màu trắng ăn giòn, ngọt mát, chất lượng tốt, rất được ưa chuộng.[17] 2.5.3. Thời vụ Giống dưa Kim Cô Nương là giống dưa chịu nhiệt, có thể trồng quanh năm. Thời vụ trồng thích hợp nhất là trồng vào vụ xuân và vụ thu đông. Thời gian sinh trưởng từ 55-65 ngày với vụ thu đông, 85-90 ngày với vụ xuân.[17] 2.5.4. Chuẩn bị đất và giá thể gieo trồng * Trồng cây ngoài đồng ruộng. Chọn các chân đất cao, tốt, giàu mùn, tưới tiêu chủ động như thịt nhẹ, đất cát pha để trồng. Đất được cày sâu, để ải một thời gian trước khi trồng. Lượng phân bón lót cho một công Nam Bộ (khoảng 3 sào Bắc Bộ) chừng 1,5-2 tấn phân chuồng hoai cộng với 1,5 tạ vôi bột cùng 8 kg đạm, 25 kg lân và 8 kg kali. Vãi đều vôi bột trên mặt ruộng, bừa kỹ rồi lên luống. Luống rộng 1,2m cao 20-25 cm các rãnh cách nhau 30-40 cm ( nếu trồng hàng đôi có cắm giàn ). Trên mặt luống bổ hốc hàng cách nhau 60 cm, hốc cách hốc 40-45 cm.Nếu để bò tự do trên mặt đất ( có che phủ nilon hoặc rơm rạ ) thì lên luống cách nhau 4,2-4,5m. Trộn đều các loại phân dùng để bón lót, bón đều vào các hốc đã bổ sẵn. * Trồng cây trong nhà kính. Giá thể trồng cây bao gồm: 60-70% xơ dừa + 30-40 % đá trơ. ( chú ý phải khử trùng giá thể trước khi đem trồng bằng dung dịch foocmon 3 % trong thời gian 15 ngày.[17] 2.5.5. Gieo trồng * Ngâm ủ Trước khi gieo nên phơi lại dưới nắng nhẹ cho hạt dễ nảy mầm, ngâm hạt giống trong nước ấm (540C) từ 3-6 tiếng, hoặc dung dịch thuốc tím 0,3 % sẽ tác dụng khử nấm bệnh và thúc cho hạt nảy mầm nhanh hơn.[17] Ngâm xong với hạt ra và rửa hạt qua nước lã, sau đó đem ủ trong khăn ẩm khoảng 24 giờ cho hạt nảy mầm thì đem gieo. * Gieo hạt Gieo hạt trong khay nhựa 100 lỗ, trong bầu nilon hoặc lá chuối (5x7cm). Hỗn hợp đất bầu gồm : Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30:10:60, hoặc hỗn hợp 75 % bột xơ dừa + 15 % cát + 10 % phân chuồng.[17] Trước khi đem gieo hạt phải tưới đủ ẩm trên khay gieo, bầu gieo Cắm hạt vào lỗ trên khay các giá thể, bầu gieo sao cho chiều cao cắm hạt bằng hạt. Mầm cắm xuống, không nên cắm hạt sâu quá vì hạt nảy mầm không đều, tỷ lệ nảy mầm thấp. Sau khi cắm hạt xong phủ một lớp giá thể mỏng khoảng 1 cm và tưới ẩm cho hạt. * Khoảng cách và mật độ trồng Khi cây được 12-15 ngày tuổi, có 1-2 lá thật sẽ mang ra trồng. Trồng giàn: Với Dưa Kim Cô Nương cần lượng giống từ 1-1,2 kg/ha, cây cách cây 60 cm, hàng cách hàng 20 cm. Trồng bò trên mặt đất: Cần lượng giống 0,5-0,6 kg/ha, cây cách cây 60 cm, hàng cách hàng 60 cm.[17] 2.5.6. Chăm sóc * Phân bón Bón thúc lần 1 khi cây có 3-4 lá thật kết hợp với xới đất phá váng (nếu không dùng màng phủ nilon) với lượng phân khoảng 3-5 kg đạm cho 1 công Nam Bộ. Nừu dùng màng phủ nilon thì hòa nước tưới vào gốc. Bón thúc lần 2 sau lần 12-25 ngày (vụ thu đông) hoặc 40-45 ngày (vụ xuân) với lượng khoảng 5 kg đạm, 5 kg kaliclorua kết hợp vun gốc cho cây.[17] * Quấn ngọn, tỉa nhánh. - Đối với cây leo giàn: sau trồng 10-15 ngày làm giàn treo và quấn ngọn. Cứ 1-2 ngày tiến hành quấn ngọn 1 lần cho đến khi cây có khoảng 25-30 lá thì bấm ngọn. Đối với cây bò lan: để bò lan tự nhiên trên mặt luống. - Tỉa nhánh từ lá thứ 1 đến lá thứ 7, từ lá thứ 8-15 để nhánh ra quả. * Thụ phấn, bấm nhánh - Sau trồng 20-25 ngày các hoa cái bắt đầu nở, tiến hành thụ phấn đồng thời bấm các đầu nhánh chỉ để lại hoa và một lá. - Thụ phấn: tốt nhất vào khoảng 8-9 giờ sáng, nếu trời râm mát thụ muộn hơn khoảng 10-11 giờ.[17] Chú ý: Phải chọn để thu 2-3 hoa /cây cùng nở mới đạt được hiệu quả cao. Nếu thụ khoảng cách các hoa/cây ở xa nhau sẽ không tốt vì dinh dưỡng sẽ tập trung vào quả được thu trước nên các quả ra sau sẽ bị thui và còi cọc. * Tỉa quả, tỉa lá - Sau khi thụ phấn được 2 ngày thì tiến hành tỉa quả. Đối với Dưa Kim Cô Nương để 1 quả ở nách lá thứ 10-14 là thích hợp. - Sau trồng khoảng 55-60 ngày tỉa sạch các lá gốc, các lá già và các lá bị sâu bệnh.[17] * Cách phòng trừ sâu bệnh Chú ý phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại trên cây dưa : - Bọ trĩ còn gọi là rầy lửa hay bù lạch, sống tập trung trên đọt non hay dưới mặt lá non. Chích hút nhựa lám đọt non chùn lại, không phát triển được. Sử dụng thuốc : Confidor 100 SL, Admire 50 EC, Oncol 20 ND, Regent... -Rầy mềm hay còn gọi là rầy nhớt. Chích hút nhựa làm cây chùn đọt lại , không phát triển, lá bị vàng, ngoài ra còn là môi giới truyền bệnh khảm lá vàng. Sử dụng thuốc: Topsin, Antracol 70WP, Aliette 80 WP, Mancozeb, Fusin, phun Benlate, Copper 23% vào gốc. Mặt khác cần giảm nước tưới, giảm phân bón nhất là ure. - Bệnh thối rễ, héo dây: khi thời tiết ẩm ướt trên gốc thân xuất hiện những vết màu trắng xám, phát triển thành lớp mốc màu trắng. Cây dưa héo khi trời nắng và tươi lại khi trời mát, cây có thể héo đột ngột. Bệnh phấn trắng, sương mai...[17] * Thu hoạch Sau khi đậu trái khoảng 28-35 ngày, vỏ trái chuyển sang màu đặc trưng cho giống là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch. Với dưa Kim Cô Nương: năng suất bình quân đạt 1,2-1,5 tấn/sào, giá bán 10-15 nghìn đồng/kg, cho thu nhập 3,5-4 triệu đồng/sào. Từ vụ xuân năm 2002, công ty Nông Hữu đã tổ chức trồng thử ở một số hợp tác xã của huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương và huyện Yên Phong, Bắc Ninh thì thấy giống sinh trưởng phát triển tốt.([21] 2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa 2.6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới Thị trường hoa quả trên thế giới thì rất lớn chiếm khoảng 100 tỷ USD/ năm. Nếu đem so với thị trường gạo thì cao gấp 10 lần. Năm 2006 trái cây Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới khoảng 200 triệu USD chiếm khoảng 0,2%. Thị trường hoa quả thế giới hàng năm tăng thêm khoảng 3,6% mà lực cung toàn cầu chỉ đáp ứng tăng khoảng hơn 2%/ năm. Như vậy nhu cầu trái cây thế giới rất cao (http:/w.w.w.Rau – hoa – quả.com.vn) [17] Đa số các cây ăn quả là cây lâu năm, thời gian từ trồng đến khi cho quả là dài, ít nhất là mất một năm. Thời gian cho quả hiệu quả trung bình từ 3 - 5 năm, có những cây phải mất 9 - 10 năm mới cho quả. Trái lại dưa là cây ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ và cung cấp quả quanh năm cho thị trường như dưa chuột, dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa gang, Dưa là cây trồng quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Dưa chuột được trồng từ Châu á, Châu Phi đến 63 độ vĩ Bắc. Những nước dẫn đầu về vị trí gieo trồng và năng suất là Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhỹ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập, Tây Ban Nha. Theo FAO (1993) [1] diện tích trông dưa chuột trên thế giới là 1.178.000 ha, năng suất: 15,56 tấn/ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn. Bảng 3: Tình hình sản xuất dưa leo trên thế giới (FAO, 1996) [21] Chỉ tiêu Quốc gia 1985 1990 1995 Diện tích (ha) Châu á 761.249 781.896 780.158 Trung Quốc 434.369 453.191 0 Nhật 23.400 20.200 19.000 Thái Lan 23.282 27.000 24.000 Năng suất (tấn/ha) Châu á 13,15 15,43 17,14 Trung Quốc 12,82 14,79 0 Nhật 144,14 46,09 45,55 Thái Lan 7,85 7,62 8,95 Sản lượng (tấn) Châu á 133.528 154.352 171.402 Trung Quốc 5.569.780 6.787.810 0 Nhật 1.033.000 931.100 865.500 Thái Lan 206.483 206.000 215.000 2.6.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa ở Việt Nam Dưa là loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên do điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, do đặc điểm thực vật học nên cây dưa được trồng chủ yếu ở miền Nam. ở niềm Bắc do có mùa đông lạnh, giá rét, mùa hè lại có mưa bão nên trồng dưa thường cho năng suất, chất lượng thấp Ngày nay trong quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì năng suất của một số giống dưa cũng tăng dần. Giống dưa chuột Yên Mỹ (Hưng Yên) năng suất trung bình đạt từ 15 đến 20 tấn/ha, giống dưa chuột bao tử F1 Hà Lan MTXTE đạt 10 - 15 tấn/ha, giống dưa chuột của Nhật trồng tại vùng Gia Lộc (Hải Dương) đạt 50 - 60 tấn/ha (Tạ Thu Cúc, 2000) [1]. Vụ Xuân năm 2005, tỉnh Bắc Giang đạt trên 80 tấn dưa chuột bao tử với sản lượng 9,224 tấn (tăng 32%), năng suất 224 tạ/ha (tăng 29,25%). Hay như vùng sản xuất chuyên canh dưa chuột Lý Nhân - Hà Nam sản xuất 274 ha dưa chuột bao tử (Tạ Thu Cúc, 2000) [1]. Ngoài ra còn rất nhiều vùng chuyên canh dưa chuột khác trong cả nước. Dưa chuột là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, mỗi ha có thể thu từ 150 - 200 tấn quả xanh ăn tươi, hoặc có thể dùng để muối chua, đóng hộp, vừa làm phong phú và tăng chất lượng rau hàng ngày mà còn góp phần giải quyết giáp vụ rau trong các tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 đồng thời cũng là một nguồn nông sản xuất khẩu (Tạ Thu Cúc, 2000) [1]. Tại Hải Phòng năm 2005 dưa hấu đạt 285 tạ/ha tăng 9%, sản lượng đạt 4845 tấn tăng 1012 tấn. Năm 2006, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá nhanh. Diện tích cây có giá trị cao tiếp tục tăng nhanh đặc biệt là các cây họ bầu bí như dưa hấu tăng 15,19%, dưa chuột tăng 11,639% và các loại dưa khác tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Năm 2006, Hải Phòng có 55 ha trồng dưa và 31 ha trồng bí đỏ. Nói chung tại Hải Phòng các loại dưa phát triển khá rộng rãi và năng suất tương đối cao. ảnh 1. Giống dưa Kim Cô Nương Phần III: đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Cây trồng: Đề tài được thực hiện trên giống dưa: Dưa Kim Cô Nương có nguồn gốc từ Đài Loan được phân phối ở Việt Nam do công ty TNHH giống cây trồng Nông Hữu. Về đặc điểm của giống: Đây là giống dưa lai F1 cây có thời gian sinh trưởng, phát triển từ 70 - 90 ngày, quả có dạng trái hình oval, khối lượng trung bình từ 1,0 - 1,5 kg/trái. Vỏ trơn khi chín có mầu vàng kim, thịt quả màu trắng, ăn giòn, ngọt mát, chất lượng tốt, rất được ưa chuộng. 3.1.2. Phân bón: Đề tài nghiên cứu 3 loại phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom 1-12-12 và được chia làm 2 nhóm để sử dụng Nhóm 1: gồm có phân Bio-plant + Pro-plant Nhóm 2: phân Fish plus Bloom * Giới thiệu phân bón Bio-plant, Pro-plant: Phân bón Bio-plant, Pro- plant là hai loại phân sinh học ở dạng lỏng do công ty Artemis & Angelio Co.Ltd –Thái Lan sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Mỹ. Được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH NAB Việt Nam từ năm 2002 và đã được Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn quyết định công nhận và áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Về thành phần khoáng chất: + Trong một ml Bio-plant chứa 109 tế bào vi sinh vật với 4 nhóm: Cố định đạm, chuyển hoá phot pho, chuyển hoá kali, chuyển hoá các nguyên tố vi lượng gồm các chủng: Vi sinh vật: Bacillus, Clostridium, Stromyes, Achoromobacter, Acrobactar, Nitrobacter, Nitrsomonas, Psedomonas. Nấm có ích: Aspegillus, Polypous, Rhizopus. + Trong thành phân bón sinh học Pro- plant: N: 5,4%; P2O5 dễ tiêu: 0,9%; K2O: 1,2%; CaO: 2,5%; MgO: 0,1%; S: 0,3%; B: 0,006%; Mn: 0,0002; Cl: 11,4%; Zn: 34,8 ppm; Fe: 181,2ppm; Cu: 2,2ppm. * Phân bón Fish plus Bloom 1-12-12: là phân bón 100% hữu cơ , triết xuất từ cá đại dương và nhựa cây. Trong thành phần gồm có N: 1% Azote oganique lentement assimilable. P2O5; 12% Acide phos phorique assimilable. K2O: 1,12% Potasse soluble và các Chelate... Ngoài ra còn chứa các enzym và acid amin cần thiết cho sự phát triển của cây và kích thích ra hoa ra nụ làm cho quả to, tăng tỷ lệ đậu quả, chất lượng quả thơm ngon. 3.1.3.Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Giống và Phát triển Nông - Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. Địa chỉ: xã Mỹ Đức huyện An Lão thành phố Hải Phòng 3.1.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009 3.2 nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương. + Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương. + Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom sử dụng cho dưa Kim Cô Nương. 3.3 Phương pháp Nghiên cứu 3.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa Kim Cô Nương thí nghiệm được bố trí gồm các công thức như sau: Công thức 1 (CT1): Nền phân bón N - P - K Bình Điền 13:13:13 + phun nước lã làm đối chứng (Đ/C). Công thức 2 (CT2): Nền bón phân N - P - K Bình Điền 13:13:13 + phun phân Bio-plant + Pro-plant. Công thức 3 (CT3): Nền bón phân N - P - K Bình Điền 13:13:13 + phun phân Fish plus Bloom. Điều kiện thí nghiệm: - Tiêu chuẩn cây giống: dưa Kim Cô Nương cây cao 10,5 - 11,5 cm có 1,5 lá thật. Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. - Trồng trong nhà kính: trên nền giá thể bọt núi lửa + xơ dừa với tỷ lệ: 70 -30, (giá thể đã được khử trùng trước khi đem trồng bằng dung dịch foocmon 3% trong thời gian 15 ngày). Khoảng cách trồng: dưa Kim Cô Nương 20 x 60 cm, cây leo giàn. - Tưới nước giữ ẩm thường xuyên Bón thúc: tưới thúc đạm Urê với nồng độ 2% sau trồng 5 ngay, sau đó tăng dần lên nồng độ 5%. Tưới định kỳ: 7 ngày/1 lần, tưới đến khi cây bắt đầu hình thành nụ hoa. Tưới NPK Bình Điền với tỷ lệ 13 : 13 : 13 cho cây từ giai đoạn cây nở hoa đực cho đến khi quả chuẩn bị chuyển màu. Tưới thúc phân 7 ngày/1 lần. Lượng phân bón cho 360m2: Urê (3kg), NPK 13 : 13 : 13 (25kg), Kaliclorua (3,5 kg). Phân bón sinh học: Phân Bio-plant, Pro-plant pha nồng độ 5ml Bio-plant + 15ml Pro-plant/8lít nước sạch, phân Fish plus Bloom pha nồng độ 100ml/8lít nước sạch phun ướt đều mặt lá cây, phun lần đầu khi cây hồi xanh được 5 ngày. thời gian giãn đoạn giữa các lần phun 7 ngày/lần, phun vào các buổi chiều mát. - Phòng trừ bọ trĩ, rệp, bọ phấn, dòi đục lábằng thuốc Confido, Actara, Fastac 7 ngày/ 1 lần - Phòng trừ bệnh lở cổ dễ bằng thuốc Topsin, Champion phòng sau trồng 3 ngày. Phòng trừ bệnh sương mai, phấn trắng bằng Ridomin 72WP, Antrancol 69 WP, Cozets 48 WP phun 7 ngày/ 1 lần, dừng phun trước khi quả chuyển màu. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân Bio-plant, Pro-plant đến sinh trưởng phát triển năng suất của dưa Kim Cô Nương. Công thức 1(CT1): Thời gian giãn đoạn 4 ngày/lần Công thức 2(CT2): Thời gian giãn đoạn 7 ngày/lần Công thức 3(CT3): Thời gian giãn đoạn 10 ngày/lần Công thức 4(CT4): Thời gian giãn đoạn 13 ngày/lần Điều kiện thí nghiệm: cơ bản giống thí nghiệm 1 chỉ khác ở thời gian giãn đoạn giữa các lần phun. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển năng suất của dưa Kim Cô Nương. Công thức 1(CT1): Thời gian giãn đoạn 4 ngày/lần Công thức 2(CT2): Thời gian giãn đoạn 7 ngày/lần Công thức 3(CT3): Thời gian giãn đoạn 10 ngày/lần Công thức 4(CT4): Thời gian giãn đoạn 13 ngày/lần Điều kiện thí nghiệm giống thí nghiệm 2 3.3.2. Phương pháp theo dõi Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Phương pháp thí ngiệm đồng ruộng – Phạm Chí Thành, 1998) Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, các công thức trồng trong nhà diện tích mỗi ô thí nghiệm tương ứng với 10m2, các công thức trồng ngoài đồng ruộng diện tích mỗi ô thí nghiệm tương ứng với 20m2. Mỗi công thức theo dõi 30 cây, các chỉ tiêu về STPT theo dõi 10 ngày/lần. Phương pháp theo dõi: đo, đếm trực tiếp và phân tích, xử lý số liệu trong phòng. Các chỉ tiêu khác theo dõi 5 ngày/lần. 3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi * Theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển của cây: - Thời gian từ trồng đến khi ra hoa ( ngày ) - Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch quả ( ngày ) * Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển - Chiều cao cây (cm/ cây) - Số lá trên cây (lá/ cây) - Diện tích lá (cm2) - Số hoa đực (hoa/cây) - Số hoa cái ( hoa/ cây ) *Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất - Tỷ lệ đậu quả (%) - Số quả hữu hiệu ( quả/ cây) - Khối lượng trung bình quả (kg/ quả) - Năng suất lý thuyết = khối lượng quả x số quả trên cây x mật độ x 27,7sào (tấn/ha) - Năng suất thực thu = khối lượng quả x số quả trên cây x số cây thu hoạch (tấn/ha) Các chỉ tiêu về hình thái, kích thước quả. - Chiều cao quả (cm) - Đường kính quả (cm) - Màu sắc quả - Độ ngọt .... đánh giá bằng cảm quan 3.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được xử lý thống kê bằng trương trình EXCEL và phần mềm tin học IRISTAST 5.0 Phần IV: kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn khu vực Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 4/2009 Quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây dưa nói riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố ngoại cảnh trong đó thời tiết đóng vai trò quan trọng có tính quyết định đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng. Trong sản xuất khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì quá trình canh tác diễn ra dễ dàng cây trồng sinh trưởng khoẻ, sâu bệnh hạn chế và cho năng suất cao, ngược lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người trồng trọt. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính vụ xuân hè năm 2009 chúng tôi tổng hợp được diễn biến thời tiết từ tháng 2 – 4/2009 kết quả được ghi nhận trong bảng 4.1: Bảng 4.1. Tình hình khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2009 Tháng Nhiệt độ (oC) Tổng lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm (%) TB Tmax Tmin 2/2009 21.1 24,7 19,1 7,1 81,9 94,0 3/2009 20,1 22,8 19,3 76,8 40,2 93,6 4/2009 23,1 34,8 15,5 200,7 91,1 92,2 Nguồn: trạm khí tượng thủy văn phù Liễn – Kiến An. Qua số liệu ở bảng 4.1 cho thấy diễn biến thời tiết tháng 2 đến tháng 4 năm 2009 như sau: - Về nhiệt độ: kết quả trong bảng 2 cho thấy nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 4 (23,10C), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 3 (20,10C). Tháng 4 là tháng có nhiệt độ tối cao cao nhất đạt 34,80C và cũng có nhiệt độ tối thấp thấp nhất trong các tháng là 15,50C với nền nhiệt độ này cũng có ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình vận chuyển, tích luỹ vật chất khô và sự phát triển quả dưa. ở tháng 2/2009 nhiệt độ trung bình là (21,10C) rất lý tưởng cho sự nảy mầm và sinh trưởng thân lá của nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên với các giống dưa thơm nền nhiệt độ trên có thể ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm của hạt nhưng trong điều kiện nhà kính nhiệt độ tăng hơn so với điều kiện ngoài đồng ruộng từ 2 – 3 độ do đó nhiệt độ được nâng lên và dưa gieo giống trong nhà kính vẫn đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao và chất lượng cây giống tốt. Nhiệt độ tháng 3 giảm đáng kể so với tháng 2 nhưng cũng chưa phải là nhiệt độ tối thấp so với khả năng thích nghi của cây dưa nhưng ở ngưỡng nhiệt độ trên 20oC cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và sinh trưởng thân lá của cây. - Về độ ẩm: Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy độ ẩm không khí ở các tháng đều khá cao dao động từ 92,2% trong tháng 4 đến 94,0% trong tháng 2/2009. Độ ẩm không khí trong tháng 2 rất thích hợp cho sự nảy mầm của hạt cũng như sự phát triển của cây con. Tháng 2, tháng 3 độ ẩm khá cao đã ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây vì độ ẩm không khí quá cao làm giảm tốc độ thoát hơi nước ở lá do đó quá trình hút khoáng diễn ra chậm và là nguyên nhân làm cho cây trồng trong nhà kính sinh trưởng kém đồng thời độ ẩm khá cao còn gây hạn chế đến quá trình thụ phấn thụ tinh của quả. Ngoài ra, độ ẩm cao, nhiệt độ cao trong các tháng này là điều kiện thuận lợi cho bệnh sương mai, phấn trắng xuất hiện và gây hại trên cây đặc biệt đối với cây dưa có đặc điểm lá to và nhiều, thân lá nhiều nước nên rất dễ bị nhiễm các loại bệnh phổ biến trên họ bầu bí như sương mai, phấn trắng... - Về lượng mưa: số liệu ở bảng 4.1 cho thấy lượng mưa lớn nhất là vào tháng 4 (200,7 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3/2009 lượng mưa chỉ đạt (40,2 mm). Đối với cây dưa trồng ngoài đồng ruộng gặp lượng mưa lớn hơn 200 mm ở tháng 4 sẽ bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, trồng trong nhà kính lượng mưa nhiều hay ít trong các tháng chỉ có tác dụng ảnh hưởng đến độ ẩm không khí trong nhà, các yếu tố khác lượng mưa không ảnh hưởng đến canh tác trong nhà kính. Do đó, cây trồng trong nhà kính vẫn cần phải tưới nước cho cây vào những ngày có mưa lớn. - Về số giờ chiếu sáng: Cây dưa là cây có nguồn gốc nhiệt đới do đó ưa cường độ ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng dài do vậy cường độ ánh sáng, số giờ nắng nhiều hay ít có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng của sản phẩm dưa. Trong điều kiên thời tiết không có nắng, âm u kéo dài vào giai đoạn cây con và sinh trưởng thân lá có thể làm cho lá bé, cây sinh trưởng chậm, ra nhánh và ra hoa ít ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. Giai đoạn quả phình to thiếu ánh sáng bộ lá của cây không đạt hiệu suất quang hợp tốt nhất, không tổng hợp được nhiều dinh dưỡng cho cây để nuôi quả do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Mặt khác, thiếu ánh sáng bộ lá của cây không khoẻ, các tế bào liên kết lỏng lẻo không vững chắc nên ánh sáng cũng là một nguyên nhân phát sinh nhiều sâu, bệnh hại. Nói chung điều kiện thời tiết từ tháng 2 đến tháng 4/2009 ở khu vực Đông Bắc Bộ còn những hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ra hoa đậu quả, năng suất, chất lượng của cây dưa. Tuy nhiên bằng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ canh tác mới trong điều kiện được bảo vệ như nhà kính thì dưa Kim Cô Nương vẫn đảm bảo cho năng suất, chất lượng khá cao góp phần vào việc làm đa dạng các sản phẩm quả trên thị trường trong khi ở miền Bắc ngoài đồng ruộng chưa thể sản suất được trong thời vụ này. 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 4.2.1. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Sinh trưởng phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và lượng diễn ra liên tục đồng thời có quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng. Cây dưa nói chung, dưa Kim Cô Nương nói riêng là loại cây cho quả có khối lượng lớn và sinh trưởng trong thời gian ngắn do đó cây cần nhiều dinh dưỡng để tạo ra sinh khối. Chính vì vậy việc bón phân cho cây, chủng loại phân bón, bón cân đối dinh dưỡng vào giai đoạn nào và cách bón phân như thế nào để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng cao là vấn đề rất cần thiết. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính chúng tôi thu được số liệu trình bày trong bảng 4.2. Bảng 4.2. ảnh hưởng của phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Công thức Chiều cao cây (mét) Số lá (lá) Diện tích lá (cm2/lá) T.gian trồng – ra hoa (ngày) T.gian trồng – thu hoạch (ngày) CT1 1,95 31,5 158,43 25 80 CT2 2,13 33,1 165,81 30 90 CT3 2,18 32,8 166,28 30 90 CV% 4,6 3,7 2,8 - - LSD0,05 0,14 0,5 3,47 - - Số liệu trong bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét như sau: Về chỉ tiêu chiều cao cây: Qua ba công thức thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây ở CT1 phun nước lã cho chiều cao cây thấp nhất (1,95m) thấp hơn so với chiều cao cây ở CT2 phun phân bón sinh học Bio-plant + Pro-plant (2,13m), CT3 phun phân bón sinh học Fish plus Bloom (2,18m). Về chỉ tiêu số lá trên cây: khi sử dụng phân bón sinh học bón cho cây số liệu bảng trên cũng cho thấy CT2, CT3 đều cho số lá trên cây đạt khá cao ( 32,8 – 33,1 lá) hơn so với CT1 phun nước lã số lá chỉ đạt (31,5lá). Về chỉ tiêu diện tích lá: diện tích lá đạt khá cao ở CT2, CT3 diện tích lá đạt từ (165,81 - 166,28cm2/lá) cao hơn so với CT1 không phun phân sinh học, diện tích lá chỉ đạt (158,43cm2/lá). Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh truởng phát triển của cây kết quả thu được trong bảng 4.2 cho thấy: CT1 phun nước lã cây nhanh bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực hơn so với CT2, CT3 có phun phân bón sinh học cho cây. Cụ thể, ở CT1 sau trồng 25 ngày cây đã ra hoa trong khi đó ở CT2, CT3 là 30 ngày. Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây ở các công thức chúng tôi thấy CT2, CT3 phun phân sinh học cho cây đều có thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch ( 90 ngày) dài hơn so với CT1 (80ngày). Như vậy, việc phun phân bón sinh học cho cây dưa Kim Cô Nương trong nhà kính đã kéo dài thời gian sinh trưởng của cây kể cả giai đoạn sinh trưởng phát triển thân lá và sinh trưởng sinh thực, điều này với có ảnh hưởng đến việc rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nhưng có thể có ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng quả của cây. 4.2.2. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Đối với những cây thân leo không chỉ thể hiện khả năng sinh trưởng của cây mà còn là tiền đề cho tăng năng suất của một số loại cây trồng. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón sinh học đến động thái tăng chiều cao cây dưa Kim Cô Nương chúng tôi thu được số liệu ở bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3. ảnh hưởng của phân bón sinh học đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Đơn vị tính: mét/cây Công thức Chiều cao cây sau trồng (ngày) 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 0,21 0,43 0,65 0,97 1,37 1,62 1,87 1,95 CT2 0,23 0,62 0,84 1,08 1,46 1,75 1,95 2,13 CT3 0,21 0,59 0,80 1,05 1,43 1,79 1,99 2,18 CV% - 3,6 4,1 2,8 2,6 5,3 3,9 4,2 LSD0,05 - 0,13 0,10 0,05 0,03 0,08 0,03 0,05 Kết quả trong bảng 4.3 cho thấy: ở lần theo dõi đầu 10 ngày sau trồng chiều cao cây ở cả ba công thức không có thay đổi đáng kể. Theo chúng tôi có thể là CT2, CT3 mới được phun phân lần 1, thời gian hấp thụ phân cũng như nồng độ phân sinh học bón cho cây chưa được nhiều do đó công thức phun phân và phun nước lã cho cây chưa thể hiện được những ưu thế của phân bón sinh học. Từ lần theo dõi thứ 2 (20 ngày sau trồng) đến ngày thứ 70 chúng tôi thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây của CT2, CT3 tăng mạnh và cho chiều cao cây cuối cùng ở lần theo dõi cuối cùng đạt khá cao ( 2,23 - 2,18m) cao hơn so với CT1 chỉ đạt (1,95m) 4.2.3. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến động thái ra lá của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp tổng hợp vật chất hữu cơ để nuôi cây. Cây có bộ lá khoẻ chứng tỏ sự sinh trưởng của cây là tốt, dinh dưỡng được cung cấp cân đối và đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng và là cơ sở cho việc tích luỹ vật chất tạo ra năng suất cho cây. Do vậy, biện pháp kỹ thuật tác động làm cho bộ lá của cây phát triển nhanh và hữu hiệu là rất cần thiết. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón sinh học đến động thái ra lá của cây dưa Kim Cô Nương trong nhà kính chúng tôi có được kết quả trình bày trong bảng 4.4. Bảng 4.4. ảnh hưởng của phân bón sinh học đến động thái ra lá của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Đơn vị tính: lá/cây Công thức Động thái ra lá sau trồng (ngày) 10 20 30 40 50 60 70 80 CT1 3,7 6,7 11,1 15,9 20,3 25,5 29,7 31,5 CT2 3,8 7,9 13,5 18,0 22,9 28,1 31,3 33,1 CT3 3,7 7,7 13,2 17,7 22,6 27,7 31,5 32,8 CV% - 3,5 2,8 3,1 3,3 2,6 4,3 3,9 LSD0,05 - 0,1 0,9 1,4 0,7 1,7 0,5 0,7 Kết quả thu được trong bảng 4.4 cho thấy; ở lần theo dõi đầu (10 ngày sau trồng) số lá của các công thức là tương đương nhau có thể là do giai đoạn này cây phải làm quen với môi trường trồng mới, năng lượng tập chung cho phát triển bộ rễ của cây do đó động thái ra lá của cây diễn ra châm. Bắt đầu từ lần theo dõi thứ 2 chở đi chúng tôi thấy cây phát triển bộ lá rất nhanh cả về số lượng và kích thước lá. Tuy nhiên, qua số liệu trong bảng 4.4 cho thấy CT2, CT3 phun phân bón sinh học cho cây đều có động thái ra lá nhanh và nhiều hơn so với CT1 phun nước lã và cho số lá cuối cùng đạt khá cao (32,8 – 33,1 lá) so với (31,5lá). ảnh 2: Giống dưa Kim Cô Nương 4.2.4. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến tỷ lệ đậu quả của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Hoa là cơ quan sinh sản của cây, quá trình ra hoa, đậu quả của cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng sinh trưởng của cây, điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tác động đến cây. Cây có sức sinh trưởng phát triển tốt thì khả năng ra hoa, đậu quả của cây được thuận lợi, quá trình phát triển quả đồng đều và cân đối. Đặc biệt là dinh dưỡng cây hấp thụ, dự trữ trong thân lá sẽ được tập trung để nuôi quả và phát triển quả hình thành nên các chất trong quả. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ quả của cây dưa Kim Cô Nương kết quả thu được trong bảng 4.5 như sau. Bảng 4.5. ảnh hưởng của phân bón sinh học đến tỷ lệ ra hoa, đậu quả của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Công thức Số hoa đực (hoa) Số hoa cái (hoa) Số quả đậu (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) CT1 35,5 7,8 1,2 15,38 CT2 32,1 9,2 1,5 16,30 CT3 32,8 9,1 1,5 16,48 CV% 4,5 5,6 3,6 - LSD0,05 1,2 0,6 0,1 - Kết quả trong bảng 4.5 cho thấy: số hoa đực, hoa cái của các công thức là khác nhau, CT1 có số hoa đực nhiều nhất trung bình đạt (35,5 hoa/cây) cao hơn so với CT2 và CT3 số hoa đực chỉ đạt (32,1 – 32,8 hoa/cây). theo dõi số hoa cái trên cây chúng tôi thấy CT2, CT3 có số hoa cái đạt khá cao trung bình đạt từ (9,1 – 9,2hoa/cây) cao hơn CT1 chỉ đạt 7,8 hoa/cây. Theo dõi tỷ lệ đậu quả của các công thức số liệu trong bảng 4.5 cho thấy CT2, CT3 đều cho số quả đậu khá cao và tỷ lệ đậu quả đạt cao hơn so với CT1 ( 16,30 – 16,68%) cao hơn so với (15,38%). Như vậy, phun phân bón sinh học cho cây đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành hoa đực, hoa cái của cây và đã ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của dưa Kim Cô Nương. 4.2.5. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Năng suất là kết quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây, là chỉ tiêu mà người sản xuất quan tâm trong suốt quá trình trồng trọt. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : điều kiện canh tác, giống, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh và dinh dưỡng cho cây. Theo dõi ảnh hưỏng của phân bón sinh học đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa Kim Cô Nương trong nhà kính số liệu thu được trong bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6. ảnh hưởng của phân bón sinh học đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Công thức Khối lượng quả (kg) Số quả hữu hiệu/cây (quả) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) CT1 1,35 0,9 13,46 12.92 CT2 1,55 1,0 17,17 16,84 CT3 1,62 1,0 17,95 17,62 CV% 2,8 - 4,1 3,7 LSD0,05 0,13 - 0.53 0,97 Số liệu trong bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét như sau: Khối lượng quả là một trong những chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất, nó được quyết định bởi kích thước quả và độ dày thịt quả kết quả trong bảng trên cho thấy CT2, CT3 đều cho khối lượng quả đạt khá cao (1,55 – 1,62 kg/quả) cao hơn so với CT1 khối lượng quả chỉ đạt (1,35kg/quả). Về số quả hiệu: Số liệu ở bảng 4.6 cũng cho thấy số quả hứu hiệu đạt khá cao ở CT2, CT3 và cùng đạt trung bình 1,0 quả cao hơn so với 0,9 quả ở CT1. Năng suất được quyết định bởi khối lượng quả và số quả hữu hiệu trên cây theo dõi năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của các công thức số liệu trong bảng 6 cho thấy CT1 phun nước lã cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu chỉ đạt (13,46 và 12,92tấn/ha) thấp hơn so với CT2 phun phân Bio-plant + Pro-plant (17,17 và 16,84 tấn/ha), CT3 phun phân Fish plus Bloom (17,95 và 17,62 tấn/ha). Như vậy, từ kết quả thu được trong bảng 4.2 đến bảng 4.6 cho thấy phun phân bón sinh học cho cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính không những giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt về thân lá mà còn cho năng suất khá cao. Sở dĩ có được kết quả như vậy theo chúng tôi có thể là trong thành phần của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Bio-plant + Pro-plant có đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng được tổng hợp bằng công nghệ enzym ở dạng dễ tiêu, ngoài ra còn có phân bón sinh học còn có các vi sinh vật hữu ích và thành phần các chất tẩy rửa làm cho lá cây có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa và quang hợp của lá luôn đạt hiệu quả tối ưu nhất nên cây có thể tổng hợp được nhiều vật chất hữu cơ để nuôi cây, nuôi quả. ngược lại với công thức phun nước lã dinh dưỡng của cây chủ yếu được cung cấp từ đất và giá thể trồng ở dạng khó tiêu nên phần nào đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây. 4.2.6. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến chất lượng của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Dưa ăn quả nói chung, dưa Kim Cô Nương nói riêng là những loại quả cao cấp có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao. Trong trồng trọt ngoài việc tăng năng suất sản lượng dưa thì việc tăng chất lượng về hình thái quả, màu sắc, hương vị và độ ngọt ... của quả là yêu cầu đặc biệt quan trọng mà người sản xuất hiện nay rất quan tâm để tạo ra thương hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình. Theo dõi ảnh hưởng của phân bón sinh học đến chất lương của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính chúng tôi thu được kết quả trình bày trong bảng 4.7 như sau. Bảng 4.7. ảnh hưởng của phân bón sinh học đến đặc điểm hình thái quả, chất lượng của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Công thức Chiều cao thành quả (cm) Đường kính quả (cm) Màu sắc thịt quả Màu sắc vỏ quả Độ ngọt CT1 17,54 16,21 Trắng xanh Vàng nhạt Ngọt CT2 18,73 17,28 Trắng vàng Vàng đậm Rất ngọt CT3 18,81 17,25 Trắng vàng Vàng đậm Rất ngọt CV% 1,7 2,2 - - - LSD0,05 0,12 0,07 - - - ảnh 3: Giống dưa Kim Cô Nương Kết quả trong bảng 4.7 cho thấy: Về hình thái kích thước quả CT2 và CT3 đều cho chiều cao quả, đường kính quả lớn hơn so với CT1. Cụ thể chiều cao quả, đường kính quả ở CT2 đạt (18,73 và 17,28cm), ở CT2 chiều cao quả, đường kính quả (18,81 và 17,25 cm) cao hơn CT1 chỉ đạt (17,54 và 16,26cm). Về các chỉ tiêu màu sắc vỏ quả, thịt quả và độ ngọt đánh giá bằng cảm quan của các công thức khi sử dụng phân bón sinh học cho thấy CT2 và CT3 màu sắc vỏ quả có màu vàng đậm khi chín, thịt quả màu trắng vàng ăn rất ngọt và giòn. Ngược lại ở CT1 cho quả có màu vàng nhạt, thịt quả có màu trắng xanh ăn ngọt. Như vậy, từ số liệu bẳng 4.7 cho thấy phân bón sinh học không những cho năng suất cao mà còn góp phần làm tăng chất lượng của sản phẩm có thể là do phun phân bón sinh học cho dưa đã bổ sung kịp thời và khấ đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết để hình thành nên các chất dinh dưỡng quyết định phẩm chất của quả do đó chất lượng quả của CT2 và CT3 đạt cao hơn CT1. 4.3. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. Phân bón nói chung, phân bón sinh học nói riêng có những đặc điểm tác động đến cây trồng khác nhau. có loại bón với lượng lớn nhưng cây trồng hấp thụ trong thời gian dài nhưng cũng có loại bón với lượng nhỏ nhưng phải bón liên tục cho cây. Phân bón sinh học là những dạng phân bón lá bón với lượng nhỏ nhưng phải bón nhiều lần. Để có thể đưa ra được thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân của từng loại phân cho cây dưa vừa đảm bảo cho năng suất cao đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng dưa, chúng tôi tiến hành theo dõi thí nghiêm ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun của từng loại phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 4.3.1. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương Mỗi loại phân bón có thành phần dinh dưỡng và tỷ lệ các nguyên tố khác nhau do đó nồng độ và liều lượng sử dụng cũng như hiệu lực của từng loại phân cho từng loại cây là khác nhau. Tiến hành Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân Bio-plant, Pro-plant đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa Kim Cô Nương chúng tôi thu được số liệu trong bảng 4.8 như sau. Bảng 4.8. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương Công thức C.Cao cây (m) Số lá (lá) Diện tích lá (cm2/lá) Khối lượng quả (kg) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) CT1 2,20 34,1 169,29 1,42 15,73 15,20 CT2 2,13 33,1 165,81 1,55 17,17 16,84 CT3 2,13 32,5 164,97 1,46 16,18 15,92 CT4 1.92 31,8 158,80 1,35 14,96 14,42 CV% 4,7 3,9 3,9 4,8 5,7 6,1 LSD0,05 0,06 0,5 2,16 0,05 0,66 0,48 Ghi chú: Qua số liệu trong bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy: Khoảng cách giữa các lần phun càng ngắn thì sinh trưởng chiêu cao cây, số lá khá mạnh, diện tích lá cũng tăng lên. Cụ thể là thời gian giãn đoạn giữa các lần phun từ 4 – 10 ngày cây cho chiều cao cây trung bình đạt từ (2,13 – 2,20m/cây), số lá đạt từ (32,5 – 34,11á/cây) và diện tích lá (164,97 – 169,29 cm2) cao hơn so với CT4 có khoảng cách giữa các lần phun là 13 ngày/lần và chỉ cho chiều cao cây đạt (1,92 m/cây), số lá (31,8lá/cây) diện tích lá chỉ đạt (158,80cm2). Theo dõi ảnh hưởng của thời gian phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant đến các chỉ tiêu về khối lượng quả và năng suất số liệu thu được trong bảng 4.8 cho thấy khối lượng quả đạt cao nhất ở CT2 ( 1,55kg/quả), tiếp đến là CT1 (1,42kg) CT3 (1,46) và CT4 cho khối lượng quả đạt thấp nhất (1,35kg/quả), do đó CT2 cũng cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt cao nhất ( 17,17 và 16,84 tấn/ha) cao hơn CT1 (15,73 và 15,20 tấn/ha ), CT3 ( 16,18 và 15,92tấn/ha), thấp nhất là CT4 năng suất lý thuyết, năng suất thực thu chỉ đạt ( 14,96 và 14,42tấn/ha). Như vậy, đối với phân Bio-plant, Pro-plant thời gian giãn đoạn giữa các lần phun đảm bảo cho dưa Kim Cô Nương sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao là CT2 có thời gian giãn đoạn giữa các lần phun là 7 ngày/lần. 4.3.2. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa Kim Cô Nương chúng tôi thu được số liệu trong bảng 4.9. Bảng 4.9. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính Công thức C.Cao cây (m) Số lá (lá) Diện tích lá (cm2/lá) Khối lượng quả (kg) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) CT1 2,27 33,5 169,44 1,44 15,96 15,45 CT2 2,17 33,2 167,83 1,50 16,62 16,37 CT3 2,18 32,8 166,28 1,62 17,95 17,62 CT4 2,10 32,5 159,13 1,38 15,29 14.86 CV% 4,4 4,8 3,7 4,3 5,1 4,5 LSD0,05 0,03 0,4 1,33 0,03 0,71 0,58 Kết quả trong bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy: Thời gian giãn đoạn giữa lần phun Fish plus Bloom cho dưa Kim Cô Nương ở các công thức khác nhau cho kết quả thu được khác nhau. Về chiều cao cây cho thấy CT1 cho chiều cao cây đạt cao nhất ( 2,27m) CT2, CT3 cho chiều cao cây trung bình đạt từ (2,17 – 2,18m), CT cho chiều cao cây đạt thấp nhất ( 2,10m). Về số lá: số lá đạt khá cao ở CT1, CT2 ( 33,2 – 33,5lá), CT3, CT4 cùng cho số lá đạt thấp hơn (32,5 – 32,8lá) Về diện tích lá, qua theo dõi cho thấy diện tích lá cũng giảm dần theo thời gian giãn đoạn của các lần phun tăng dần. Diện tích lá đạt thấp nhất ở CT4 (159,13cm2) và đạt cao nhất ở CT1 (169,44cm2). Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất số liệu trong bảng 4.9 cho thấy: Về khối lượng quả, khối lượng quả đạt cao nhất ở CT3 ( 1,62kg/quả), tiếp đến là CT2 (1,50kg) CT1 (1,44) và CT4 cho khối lượng quả đạt thấp nhất (1,38kg/quả). Về năng suất, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt cao nhất ở CT3 (17,95 và 17,62tấn/ha) cao hơn CT2 (16,62 và 16,37tấn/ha ), CT1 (15,96 và 15,45tấn/ha), CT4 cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt thấp nhất chỉ đạt (15,29 và 14,86tấn/ha). Như vậy, đối với phân Fish plus Bloom thời gian giãn đoạn giữa các lần phun đảm bảo cho dưa Kim Cô Nương sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao là CT3 có thời gian giãn đoạn giữa các lần phun là 10 ngày/lần. Tóm lại, từ số liệu trong bảng 4.8 và 4.9 cho thấy thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân Fish plus Bloom cho dưa Kim Cô Nương có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sinh trưởng thân lá và năng suất của dưa Kim Cô Nương. Thời gian phun giãn đoạn giữa các lần càng ngắn đồng nghĩa với nồng độ và liều lượng của phân sinh học bón cho cây tăng lên. ở mức độ vừa đủ cho cây hấp thụ sẽ đem lại hiệu quả năng suất tăng cao và ngược lại ở mức độ quá cao hoặc thấp có ảnh hưởng không tích cực đến hiệu quả năng suất của cây. 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại phân bón sinh học cho cây dưa Kim Cô Nương. Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của phân lá đến cây dưa Kim Cô Nương Đơn vị tính: 1000đồng/sào Công thức Danh mục CT1 (ĐC) CT2 CT3 Giống 200 200 200 Phân đạm Ure, NPK Bình Điền 13:13:13 Kali clorua 520 520 520 Phân bón lá 0 240 112 Thuốc bảo vệ thực vật 86 86 86 Chi phí nhân công 5.000 5.000 5.000 Điện, nước 245 245 245 Khấu hao nhà kính/vụ 200 200 200 Chi phí khác 400 450 450 Quản lý 900 900 900 Tổng chi (đ) 7.551 7.841 7.713 Năng suất đạt được kg/sào 467 608 636 Năng suất tăng so với Đ/C (kg/sào) 0 141 169 Giá thành (đồng/kg) 23 25 25 Tổng thu (đ) 10.741 15.200 15.900 Lợi nhuận (đồng/sào) 3.190 7.359 8.187 Qua số liệu trong bảng 4.10 cho thấy chi phí cho sản xuất 360m2 dưa Kim Cô Nương. Về chi phí sản xuất: CT 2 phun phân Bio-plant, Pro-plant có chi phí cao nhất 7.841.000đ/sào, tiếp đến là CT3 phun phân Fish plus Bloom 7.713.000đ/sào. CT1 phun nước lã có chi phí thấp nhất 7.551.000đ/sào. Về tổng thu: Thấp nhất là CT1 chỉ cho 10.741.000đ/sào, CT3 cho tổng thu cao nhất 15.900.000đ/sào, CT2 là 15.200.000đ/sào. Về lợi nhuận thu được: CT3 cho lợi nhuận đạt cao nhất 8.187.000đ/sào tiếp đến là CT2 là 7.359.000đ/sào, và CT1 phun nước lã cho lợi nhuận đạt thấp nhất 3.190.000đ/sào. Như vậy, bón phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom cho dưa Kim Cô Nương đều cho lợi nhuận đạt rất cao và cao hơn nhiều so với công thức không sử dụng phân bón sinh học. Phần V: Kết luận và đề nghị Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của dưa Kim Cô Nương tại Trung tâm Giống và phát triền Nông Lâm nghiệp CNC – Hải Phòng chúng tôi có một số kết luận và đề nghị sau. 5.1. Kết luận Phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom cho dưa Kim Cô Nương có ảnh hưởng rất tốt đến khả năng sinh trưởng phát triển thân lá của cây cụ thể là kéo dài được thời gian sinh trưởng của cây nên dinh dưỡng cung cấp cho quả cũng như trong quả đến khi thu hoạch vẫn được lưu thông do đó chất lượng của quả được đảm bảo. Phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom, đã góp phần bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho quá trình ra hoa ra quả và có ảnh hưởng rất thuận lợi đến tỷ lệ đậu quả, số quả hữu hiệu trên cây và cho kết quả đạt cao hơn so với công thức đối chứng. Phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom cho khối lượng quả đạt khá cao. Khối lượng quả đạt từ 1,55 – 1,62kg/quả cao hơn CT1 không sử dụng phân bón sinh học chỉ đạt khối lượng 1,35kg/quả. do vậy cho năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đạt khá cao hơn so với công thức đối chứng. Phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom cho dưa Kim Cô Nương còn cho hình thái, kích thước quả, chất lượng quả đẹp hơn và tốt hơn so với công thức không sử dụng phân bón sinh học. Về thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom cho dưa Kim Cô Nương đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển và năng suất đạt cao nhất nên phun giãn đoạn 7 ngày/lần đối với phân Bio-plant, Pro-plant và 10 ngày/lần đối với phân Fish plus Bloom Về hiệu quả kinh tế đem lại phun phân bón sinh học cho lợi nhuận kinh tế đạt cao hơn nhiều lần so với công thức không phun, trong đó cao nhất là công thức phun phân Fish plus Bloom 8.187.000đ, tiếp đến là công thưc phun phân Bio-plant, Pro-plant 7.359.000đ cao hơn công thức không phun chỉ đạt lợi nhuận 3.190.000đ. 5.2. Đề nghị Do giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài chúng tôi mới chỉ nghiên cứu được ảnh hưởng của phân bón và thời gian giãn đoạn giữ các lần phun của phân Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương chúng tôi mới chỉ đánh giá được một vụ dưa. Một số chỉ tiêu về thành phân dinh dưỡng trong quả phân tích hoá sinh chúng tôi chưa đề cập được do vậy đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai nghiên cứu tiếp ở các vụ tiếp theo và trên một số giống dưa khác. Tài liệu tham khảo 1. Tạ Thu Cúc (2000), Giáo trình cây rau, nhà xuất bản Nông Nghiệp. 2. Phạm Chí Thành (1998), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng nhà xuất bản Nông Nghiệp. 3. Vũ Triệu, Lê Lương Tề (2004), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, nhà xuất bản Nông Nghiệp. 4. Đường Hồng Dật, Sổ tay người trồng rau, nhà xuất bản Hà Nội. 5. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tú, Trồng rau vụ đông trong vườn nhà, nhà xuất bản Lao Động Hà Nội (2005). 6. Hoàng Minh Tân, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Thanh, Giáo trình sinh lý thực vật, nhà xuất bản Sư Phạm. 7. Hồ Hữu An (2002), Bài giảng cây rau. 8. Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Xuân Thành (1995). Năng suất và chất lượng rau quả sạch ở Việt Nam - NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Giáo trình nông nghiệp (2000), Hồ Hữu An. 11. Lê Văn Viên (1998), Một số giải pháp thúc đẩy thị trường rau quả - NXB NN. 12. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau hoa quả giai doạn 2000-2002. 13. Số liệu tổng cục thống kê (1998-2002). 14. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (1999), Nghề trồng và công tác nghiên cứu rau quả Việt Nam. 15. Viện viên cứu Rau (2001) –Quả - Báo cáo tổng kết khoa học về rau quả. NXB NN. 16. Simon (1992) Dư lượng các chất trong rau quả - NXB World. 17. Http:/w.w.w.Rau – hoa – quả.com.vn 18. 19.ư kim cco ) 20. 21. www.vinachem.vn 22.Vũ Hữu Yên (1995), Giáo Trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông Nghiệp. 23.www.tongquanvethitruongphanbon.com.vn 24. www.khuyennongvn.gov.vn 25.Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng- Bùi Huy Hiền(Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội). 26.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9.NguyenThiPhuongAnh.doc
Tài liệu liên quan