Kết quả nghiên cứu và tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện
trạng môi trường tại Cty CPXNK TS Quảng Bình cho thấy:
Trong quá trình chế biến, Cty chưa kiểm soát được việc sử dụng nguyên, nhiên
vật liệu như nước, đá. Ý thức của công nhân trong quá trình làm việc chưa cao,
công nhân sử dụng một cách thoải mái nên gây nhiều thất thoát cho Cty.
Vấn đề môi trường ở Cty chưa được quan tâm triệt để. Khu vực phía sau Cty vệ
sinh chưa được tốt, các đường rãnh nước không được nạo vét thường xuyên làm
mất vẻ đẹp mỹ quan cho Cty. Vấn đề khí thải chưa được quan tâm. Hệ thống xử lý
nước thải hoạt động không tốt da?n đến các chỉ số BOD5, COD, Phốtpho tổng đo
được vượt quá tiêu chuẩn cho phép
105 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng lượng nước đó để vệ sinh nhà xưởng, tưới cây và cho các mục
đích khác. Giải pháp này không yêu cầu về mặt kỹ thuật mà vốn đầu tư không cần
nhiều, chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ để mua thùng nhựa chứa nước. Công việc này
nên thực hiện ngay bởi nếu không sẽ gây lãng phí một lượng nước rất lớn. Ước
tính tiết kiệm được 3m3/ngày. Hơn nữa công việc này dể thực hiện .
Giải pháp 6. Cân chính xác lượng chất phụ gia, hoá chất sử dụng.
Lượng chất phụ gia và hoá chất sử dụng để rửa nguyên liệu, chế biến cũng như
hoá chất để làm vệ sinh nhà xưởng là rất lớn. Do vậy khi pha hoá chất đòi hỏi
công nhân phải cân chính xác lượng chất để tránh tình trạng gây lãng phí. Hơn nữa
hoá chất được sử dụng ở đây là Chlorine làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công
nhân, điều này dẫn đến làm giảm hiệu suất công việc. Công việc này cần phải
thực hiện ngay mà không yêu cầu kỹ thuật cao chỉ cần cẩn thận mà đem lại lợi ích
cho môi trường.
Giải pháp 7. Quy định lượng đá cho từng công đoạn.
Công việc này cũng rất dể thực hiện. Chỉ cần phân bố lượng đá phù hợp cho
từng công đoạn sẽ tiết kiệm được một lượng đá rất lớn mà không đòi hỏi yêu cầu
kỹ thuật cũng như vồn đầu tư. Ước tính mỗi ngày tiết kiệm được khoảng 30 kg đá
tức là mỗi năm tiết kiệm được 6,75 tấn đá tương đương khoảng 1.687.500 đồng
(giá thành 250.000đ/tấn).
Giải pháp 8. Đầu tư thùng cách nhiệt để bảo quản nguyên liệu và bán thành
phẩm.
Đây là công việc cần thực hiện ngay để nâng cao chất lượng nguyên liệu và
bán thành phẩm, tiết kiệm thời gian, nguyên liệu. Theo tìm hiểu có thể sử dụng
thùng nhựa cách nhiệt 2 lớp có dung tích lớn khoảng 800 lít có nắp đậy sản xuất
tại Thái Lan. Aùp dụng giải pháp này sẽ giảm được lượng đá sử dụng, giảm lượng
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 61
nước thải đồng thời tăng chất lượng sản phẩm. Ước tính giảm được 40% lượng đá
sử dụng/tháng tức là tiết kiệm được 46,67tấn/tháng.
Giải pháp 9. Lắp đặt hệ thống thu khí ở khu vực đặt tủ đông, kho lạnh và khu vực
tinh chế để giảm bớt mùi Chlorine.
Công việc này tuy yêu cầu kỹ thuật không cao và vốn đầu tư không nhiều
nhưng có lợi rất nhiều về mặt môi môi trường. Vì chưa quan tâm đến khí thải nên
hiện tại Cty chưa thống kê được lưu lượng khí Chlorine thải thoát ra là bao nhiêu.
Tuy nhiên với nồng độ 5ppm, 30ppm, và 50ppm gây ra những tác hại nghiêm
trọng đối với cơ thể con người như: viêm cổ họng, ho, đau cổ họng và ở nồng độ
50ppm thì tiếp xúc trực tiếp trong khoảng 30 đến 60 phút có thể dẫn đến tổn
thương phổi nghiêm trọng. Do vậy lắp đặt hệ thống thu khí là giải pháp cần phải
thực hiện ngay trong thời gian sớm. Để có thể thu khí Chlorine có thể sử dụng
quạt hút sản xuất tại Việt Nam có đường kính 30cm với giá thành 210.000/cái. Do
diện tích từng khu vực nhỏ nên có thể đặt 3 quạt hút ở khu vực tinh chế và 5 cái ở
khu vực đặt tủ đông và kho lạnh. Nên đặt ở cuối phòng theo hướng không khí thoát
ra.
Giải pháp 10. Tận dụng nước xã tủ đông và kho lạnh vào các mục đích khác.
Trước khi vệ sinh cho tủ đông và kho lạnh thường phải xãù tan lượng đá đóng
trong đó. Nếu được thu hồi lại đây là một lượng nước rất lớn được sử dụng vào các
mục đích khác. Các tủ đông và kho lạnh đặt cố định trong Cty nên để thu hồi
lượng nước xã đó có thể sử dụng đường ống bằng nhựa nối liền với đầu nguồn
nước ra ở tủ đông và kho lạnh vì nước đá tan và chảy ra ngoài theo một đường dẫn
ở phía dưới. Không tận dụng nguồn nước này là Cty đã để lãng phí một lượng nước
khá lớn. Ước tính mỗi ngày lưu lượng nước tận dụng được 2.5m3 tức là mỗi năm
tận dụng được 562.5m3. Giải pháp này chỉ cần một ít vốn để mua ống nhựa. Có thể
mua ống nhựa PVC có đường kính 75mm * 1,8mm với giá thành 18000đ/m.
Giải pháp 11 Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 62
Thao tác của công nhân là điều quan trọng trong quá trình chế biến. Nguồn
nguyên liệu, nhiên liệu có tiết kiệm được hay không là phụ thuộc vào thao tác của
công nhân. Để nâng cao ý thức làm việc cho công nhân các cán bộ kỹ thuật cần
tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm tránh việc gây lãng phí.
Giải pháp 12. Đào tạo tay nghề, giáo dục thao tác gọn gàng và nâng cao ý thức
cho công nhân.
Công việc này là rất cần thiết. Mỗi năm có thể tổ chức hai khoá học, mỗi khoá
học sẽ học vào hai ngày chủ nhật của một tháng. Ước tính chi phí cho mỗi khoá
học khoảng 2 triệu cho các chuyên gia về SXSH, còn tiền phụ cấp cho công nhân
sẽ cộng vào khoản tiền lương khoảng 100.000đồng/năm. Mục đích của khoá học
này nhằm huấn luyện, giáo dục nâng cao ý thức làm việc cho công nhân, nâng cao
tay nghề trong quá trình làm việc để từ đó tiết kiệm được nguồn nguyên nhiên vật
liệu cho Cty.
Giải pháp 13. Thay thế van gạt tay bằng van đạp chân và hệ thống vòi inox.
Công việc này tuy phải đầu tư vốn để mua thiết bị mới nhưng không nhiều.
Bên cạnh tăng thời gian sử dụng còn đem lại lợi ích về mặt môi trường đó là giảm
được lượng nước chế biến vì khi làm việc công nhân có thể kiểm soát được đồng
thời giảm được chi phí xử lý nước thải. Aùp dụng giải pháp này ước tính có thể tiết
kiệm được 5% lượng nước sử dụng.
Giải pháp 14. Thường xuyên bảo dưỡng van và đường ống nước.
Để tránh tình trạng rò rĩ nước ở van và các đường ống gây lãng phí nước. Bộ
phận kỹ thuật cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồng thời nâng cao
hiệu quả sử dụng thiết bị.
Giải pháp 15. Cân đối giữa các bước chế biến để sử dụng đá thích hợp và hạn chế
lượng đá tan chảy.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 63
Giải pháp này không cần phải có vốn đầu tư nhưng phải có yêu cầu về mặt kỹ
thuật. Các công nhân phải biết được công đoạn nào dùng nhiều hay ít đá để sử
dụng thích hợp và tránh tình trạng gây lãng phí đá.
Giải pháp 16. Sử dụng vòi phun áp lực cao.
Hiện nay tại Cty khi vệ sinh nhà xưởng, khu chế biếnsử dụng loại vòi thông
thường làm bằng nhựa mềm. Điều này gây lãng phí nước mà lại không đạt hiệu
quả cao trong việc làm vệ sinh. Sử dụng vòi phun áp lực cao sẽ có hiệu quả cao
hơn. Ước tính tiết kiệm được 3m3/ngày, tức là mỗi năm tiết kiệm được 675m3/năm.
Giải pháp này không yêu cầu về mặt kỹ thuật tuy nhiên cần phải có một số vốn
đầu tư để mua thiết bị mới.
Giải pháp 17.. Nâng cao ý thức tiết kiệm cho công nhân.
Mục tiêu tiên quyết khi áp dụng SXSH đó là phải tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo
được chất lượng sảm phẩm và số lượng. Cty nên tổ chức các buổi tập huấn để nâng
cao ý thức tiết kiệm mà trước hết đó là công nhân trong Cty, người trực tiếp sản
xuất. Để thực hiện giải pháp này không yều cầu về mặt kỹ thuật cũng như vốn đầu
tư nhưng lại có lợi về mặt môi trường.
Giải pháp 18. Lập đội vệ sinh chuyên nghiệp.
Giải pháp này cần phải phân tích thêm. Mặc dù thực hiện giải pháp sẽ tiết
kiệm được thời gian cho các công nhân nhưng để lập được đội vệ sinh chuyên
nghiệp cần phải có thêm lực lượng công nhân. Số lượng công nhân có thể lấy từ
các bộ phận khác hoặc tuyển thêm công nhân ở ngoài Cty và cần phải có buổi học
huấn luyện cho công nhân sẽ mất thời gian.
Giải pháp 19. Nên kết hợp nhiều thao tác trong dây chuyền chế biến.
Trong công đoạn tinh chế, từ khâu vào bao – hút chân không – dán tem có thể
không cần rửa bán thành phẩm thêm một lần nữa. Mà ngay từ khâu cào – lau –
xếp khay đến khâu vào bao – hút chân không – dán tem sẽ cho bán thành phẩm
vào cấp đông. Ba công đoạn này có thể tiến hành liên tục khi đó sẽ tiết kiệm được
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 64
một lượng đá và nước. Giải pháp này không đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như vốn đầu
tư nhưng cần phải phân tích thêm bởi mực cấp đông là sản phẩm xuất khẩu và
dùng để ăn sống nên cần phải đảm bảo được chất lượng.
Giải pháp 20. Áp dụng quy trình rửa luân chuyển.
Rửa luân chuyển sẽ tiết kiệm được một lượng nước khá lớn thay vì rửa rời từng
công đoạn sẽ làm lãng phí nước một cách vô ích. Aùp dụng giải pháp này có thể
tiết kiệm được thời gian và sẽ nâng cao hiệu suất làm việc khi đó khối lượng sản
phẩm trong ngày sẽ nhiều hơn.
Giải pháp 21. Thay những thùng chứa phế thải bị nứt hoặc hư.
Thường xuyên kiểm tra những thùng chứa phế thải để thay thế những thùng bị
hư hỏng. Vì rác thải ở đây chủ yếu là các phế thải như nội tạng và râu mực dể gây
mùi tanh làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Hơn nữa có thể tận thu những thùng
hư bán phế liệu đóng góp vào một phần quỹ của Cty.
Giải pháp 22. Đầu tư thanh gạt cao su để vệ sinh sàn nhà.
Ơû Cty, hiện nay công nhân đang sử dụng những vật dụng thông thường để làm
vệ sinh sàn nhà, hiệu quả của dụng cụ này cao tuy nhiên phải tốn nhiều thời gian
và sử dụng nhiều nước. Đầu tư thanh gạt cao su để vệ sinh sàn nhà có thể giảm
được thời gian làm việc cho công nhân và giảm được lưu lượng nước sử dụng. Ước
tính mỗi ngày tiết kiệm được 2,5 m3 tức là mỗi năm tiết kiệm được 562,5 m3.
Giải pháp 23. Phân công người kiểm tra giám sát khi sử dụng hoá chất.
Trung bình một tháng trong quy trình sản xuất sử dụng khoảng 70 kg chất phụ
gia. Do không có sự giám sát chặt chẽ nên khi lấy chất phụ gia công nhân sử dụng
một cách thoải mái làm rơi vãi gây thất thoát. Aùp dụng giải pháp này nhằm tiết
kiệm được nguyên liệu cho Cty.
Giải pháp 24: Trang bị cân định lượng.
Một năm Cty sử dụng khoảng 5 tấn Chlorine trong đó 4 tấn được sử dụng cho
các quá trình sản xuất còn một tấn dùng để vệ sinh các phân xưởng. Như vậy một
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 65
tháng sẽ sử dụng khoảng 445 kg Chlorine để sản xuất nhưng thực tế chỉ sử dụng
420 kg và bị thất thoát 25 kg. Nguyên nhân do khi lấy công nhân cân không chính
xác lượng sử dụng và bị rơi vãi trong quá trình cân. Sử dụng cân định lượng sẽ cân
chĩnh xác và tiết kiệm được 25 kg Chlorine/tháng. Để chính xác nên mua cân định
lượng của Hàn Quốc với 05 chữ số lẻ.
Giải pháp 25: Kiểm tra và định lượng nước ở các khâu tránh rơi vãi.
Để tránh tình trạng lãng phí nước ở các khâu chế biến, các công nhân cần định
lượng mức nước sử dụng phù hợp đồng thời các quản đốc tăng cường công tác
kiểm tra để tránh rơi vãi.
Giải pháp 26: Tăng cường kiểm tra giám sát chu kì thay nước.
Quản đốc ở các phân xưởng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
chu kì thay nước để tránh tình trạng thay nước khi chưa đến kì hạn gây lãng phí
nước hoặc thay nước khi vượt quá kì hạn sẽ không đảm bảo được chất lượng. Thực
hiện giải pháp này không cần vốn đầu tư cũng như kỹ thuật nhưng tiết kiệm được
lượng nước sử dụng.
Giải pháp 27: Lắp đồng hồ định lượng.
Aùp dụng giải pháp này sẽ kiểm soát được nguồn nước sạch sử dụng, tránh tình
trạng lãng phí do sử dụng quá thoải mái của công nhân. Đối với giải pháp này cần
phảo có vốn đầu tư để mua đồng hồ lắp đặt ở các khu vực sản xuất. Theo quy trình
sản xuất hiện nay tại Cty cần mua 04 cái (02 cái đặt ở khu vực sơ chế, 01 cáo đặt ở
khu vực tinh chế và 01 cái đặt ở khu vực vệ sinh phân xưởng). Lắp đồng hồ định
lượng ước tính mỗ ngày tiết kiệm được 2m3/ngày tức là một năm tiết kiệm được
450m3/năm.
4.4.2 Phân tích tính khả thi cho từng giải pháp.
Việc đánh giá về mặt kỹ thuật, kinh tế hay môi trường dựa vào quyết định
người đại diện của Cty có chấp nhận hay không. Khi phân tích tính khả thi về mặt
kinh tế có thể sử dụng các phương pháp quay vòng vốn nội vi, phương pháp tính
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 66
giá trị hiện tại, áp dụng các phương pháp này khi cần đầu tư nhiều vốn. Còn các
giải pháp chỉ cần đầu tư ít vốn thì chỉ cần dùng phương pháp thời gian hoàn vốn.
Phân tích khả thi cho từng giải pháp cũng dựa vào ba khía cạnh; kỹ thuật, kinh tế
và môi trường và đánh giá theo ba mức độ cao, trung bình, thấp. Tính khả thi được
đánh giá cao khi yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, môi trường là thấp. Có thể đánh giá
như sau:
Kỹ thuật:
- Cao: cần ít nhân công và thiết bị sản xuất đơn giản
- Trung bình: cần ít nhân công và thiết bị sản xuất
- Thấp: cần nhiều nhân công và thiết bị sản xuất.
Kinh tế:
Cao Trung bình Thấp
Không cần vốn đầu tư hoặc vốn
đầu tư ít.
Cần vốn đầu tư Vốn đầu tư nhiều
Thời gian hoàn vốn < 1năm Thời gian hoàn vốn
< = 2năm
Thời gian hoàn vốn
> 2năm
Môi trường:
- Cao: đối với những giải pháp giảm nhiều lưu lượng và ô nhiễm môi trường.
- Trung bình: đối với những giải pháp giảm ít lưu lượng và ô nhiễm môi
trường.
- Thấp: đối với những giải pháp không giảm được lưu lượng và ô nhiễm môi
trường.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 67
Bảng 4-7:Phân tích tính khả thi cho từng giải pháp
Tính khả thi
STT Giải pháp SXSH
Kỹ thuật Kinh tế Môi trường
1 Thu gom toàn bộ CTR còn sót lại trước khi làm vệ sinh trong phòng. + + + + + + + + +
2 Làm vệ sinh khô trước khi xịt nước + + + + + + + + +
3 Quy định lượng đá cho từng công đoạn. + + + + + + +
4 Quy định mức cấp nước cho các công đoạn rửa phù hợp. + + + + + + +
5 Vệ sinh thường xuyên lưới chắn rác. + + + + + + + +
6 Cân chính xác lượng chất phụ gia, hoá chất. + + + + + +
7 Nâng cao ý thức tiết kiệm cho công nhân + + + + + + +
8 Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân nhằm đảm bảo
vệ sinh.
+ + + + + + +
9 Đào tạo tay nghề, giáo dục thao tác gọn gàng và nâng cao ý thức cho
công nhân.
+ + + + + +
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 68
10 Thay thế van gạt tay bằng van đạp chân và hệ thống vòi bằng inox. + + + + + +
11 Thường xuyên bảo dưỡng van và đường ống nước. + + + + +
12 Cần phải cân đối giữa các bước chế biến để sử dụng đá thích hợp. + + + + +
13 Tận dụng nước xã tủ đông và kho lạnh để tái sử dụng. + + + + + + + +
14 Sử dụng vòi phun áp lực cao. + + + + +
15 Lắp hệ thống thu khí ở khu vực tinh chế, khu vực đặt tủ đông và kho
lạnh để giảm mùi Chlorine.
+ + + + + +
16 Thay những thùng chứa phế thải bị nứt hoặc hư. + + + + + + + +
17 Đầu tư thùng cách nhiệt để tiết kiệm nguyên liệu + + + + + +
18 Tái sử dụng nước lấy đá để vệ sinh nhà xưởng. + + + + + + +
19 Đầu tư thanh gạt cao su để vệ sinh sàn nhà. + + + + +
20 Lập đội vệ sinh chuyên nghiệp. + + + + +
21 Aùp dụng quy trình rửa luân chuyển. + + + +
22 Kết hợp thao tác trong dây chuyền chế biến nhằm tiết kiệm nước. + + + +
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 69
23 Lắp đồng hồ định lượng + + + + + +
24 Phân công người kiểm tra giám sát khi sử dụng hoá chất. + + + + + + + + +
25 Trang bị cân định lượng + + + + + +
26 Kiểm tra và định lượng nước ở các khâu tránh rơi vãi. + + + + + + +
27 Tăng cường kiểm tra giám sát chu kì thay nước + + + + + + + +
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 70
4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG LỢI ÍCH VỀ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ MÔI
TRƯỜNG CHO CÁC GIẢI PHÁP CHỌN LỰA.
Kết quả đánh giá chung lợi ích về kinh tế, kỹ thuật và môi trường được
thể hiện ở bảng 4-8. Đối với khía cạnh kỹ thuật có thể đánh giá lợi ích đạt
được theo mức độ nhiều, vừa ít. Cụ thể như sau:
Lợi ích về mặt kỹ thuật
Nhiều Vừa Ít
x x x x x x
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 71
Bảng 4-8: Tổng kết chi tiết các giải pháp SXSH.
Các lợi ích ước tính khi áp dụng các giải pháp Chi phí thực
hiện ước tính
(triệu đồng)
Thời gian
hoàn vốn
Tính
khả thi
Các giải pháp SXSH
Kỹ thuật Kinh tế Môi trường
1. Thu gom toàn bộ CTR
trước khi làm vệ sinh trong
phòng.
x x
Chưa định lượng Kiểm soát được lượng
CTR
0.5 0 Cao
2. Làm vệ sinh khô trước khi
xịt. x x
1.800.000/năm Giảm lưu lượng nước
thải.
0.5 2 tháng Cao
3. Quy định lượng đá cho
từng công đoạn. x
1.687.500/năm Giảm lưu lượng nước
thải.
Không cần chi
phí
0 Cao
4. Quy định mức cấp nước
cho các công đoạn rửa phù
hợp x
4.500.000/năm Giảm lưu lượng nước
thải.
Tiết kiệm nguồn nước
sạch sử dụng.
Không cần chi
phí
0 Cao
5. Vệ sinh thường xuyên
LCR. x
Nâng cao hiệu quả
sử dụng thiết bị
Giảm lượng CTR trôi
theo dòng nước thải.
Không đáng
kể
0 Cao
6. Cân chính xác lượng chất
phụ gia, hoá chất. xx
Tiết kiệm được
162.000đ/năm
Giảm lưu lượng khí
thải
Không cần chi
phí
0 Cao
7. Nâng cao ý thức tiết kiệm
cho công nhân.
xx
Chưa xác định Giảm lưu lượng nước
thải, khí thải.
Không cần chi
phí
0 Cao
8. Tăng cường kiểm tra, x Chưa xác định Giảm tiêu hao nguyên Không cần chi 0 Cao
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 72
giám sát thao tác của công
nhân.
nhiên vật liệu phí
9. Đào tạo tay nghề, giáo
dục thao tác gọn gàng và
nâng cao ý thức cho công
nhân.
xx
Tiết kiệm nguyên
liệu sử dụng trong
sản xuất.
Giảm lưu lượng nước
thải, khí thải.
Giảm lượng CTR phát
sinh.
7 0 Cao
10. Thay thế van gạt tay
bằng van đạp chân và hệ
thống vòi phun nước.
x x x
5.700.000/năm Giảm lưu lượng nước
thải.
11 2 năm Trung
bình
11. Đầu tư thanh gạt cao su
để vệ sinh sàn nhà. x x
2.250.000đ/năm Giảm lưu lượng nước
thải.
0.55 2 tháng Cao
12. Cần phải cân đối giữa
các bước chế biến để sử
dụng đá thích hợp.
x x
Tiết kiệm lượng đá
sử dụng.
Giảm lưu lượng nước
thải.
Không cần chi
phí
0 Cao
13. Thường xuyên bảo
dưỡng van và đường ống
nước.
x
Tiết kiệm lượng
nước thất thoát.
Giảm lưu lượng nước
thải.
Không đáng
kể
0 Cao
14. Tận dụng nước xã tủ
đông và kho lạnh để tái sử
dụng.
x
2.250.000đ/năm Giảm lưu lượng nước
thải.
Tiết kiệm nguồn nước
sạch.
0.4 1.3 tháng Cao
15. Sử dụng vòi phun áp lực
cao.
x x
2.700.000đ/năm Giảm lưu lượng nước
thải.
0.3 25 ngày Cao
16. Tái sử dụng nước lấy đá x Tiết kiệm Giảm lưu lượng nước 0.6 2 tháng cao
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 73
để vệ sinh phân xưởng. 2.700.000đ/năm thải.
17. Lắp đặt hệ thống thu khí
ở khu vực tinh chế, khu vực
đặt tủ đông và kho lạnh.
xx x
Chưa định lượng Giảm ô nhiễm môi
trường trong khu vực
làm việc.
2.4 Chưa xác
định
Chưa
xác
định
18. Đầu tư thùng cách nhiệt
để tiết kiệm nguyên vật liệu,
tăng chất lượng sản phẩm.
x x
11.667.500đ/tháng Giảm lưu lượng nước
thải.
17.5 1.5 tháng cao
19. Thay những thùng chứa
phế thải bị nứt hoặc hư. x x
Chưa xác định Giảm lưu lượng nước
thải và CTR phát sinh
ra môi trường.
1 0 Trung
bình
20. Lập đội vệ sinh chuyên
nghiệp.
x x x
Chưa xác định Giảm lượng CTR phát
sinh.
Chưa xác định 0 Thấp
21. Aùp dụng quy trình rửa
luận chuyển. x x
Tiết kiệm nước sử
dụng nhưng chưa
xác định rõ.
Giảm lưu lượng nước
thải.
Chưa xác định 0 Thấp
22. Kết hợp nhiều thao tác
trong dây chuyền chế biến. x x
Chưa xác định Giảm lưu lượng nước
thải.
Chưa xác định 0 Thấp.
23. Lắp đồng hồ định lượng
x x
1.800.000đ/năm Giảm lưu lượng nước
thải
0.32 1.3 tháng Cao
24. Phân công người kiểm
tra giám sát khi sử dụng hoá
chất.
x x x
Tiết kiệm hoá chất
sử dụng
Giảm hoá chất phát
sinh vào môi trường
0 0 Cao
25. Trang bị cân định lượng
x x
9.000.000đ/năm Giảm hoá chất phát
sinh vào môi trường
15 1.25
tháng
Cao
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 74
26. Kiểm tra và định lượng
nước ở các khâu tránh rơi
vãi.
x x x
Tiết kiệm nước sạch
sử dụng.
Giảm lưu lượng nước
thải
0 0 Cao
27. Tăng cường kiểm tra
giám sát chu kì thay nước x x
Tiết kiệm nước sạch
sử dụng.
Giảm lưu lượng nước
thải
0 0 cao
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 75
4.6 CHỌN LỰA CÁC GIẢI PHÁP THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN.
Để sắp xếp được các giải pháp theo thứ tự ưu tiên cần phải dựa vào tầm
quan trọng và lợi ích của từng giải pháp. Sau khi nghiên cứu tính khả thi và
đánh giá các lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường, đội SXSH tiến
hành xếp các giải pháp theo thứ tự ưu tiên. Lợi nhuận rất quan trọng đới với
sự phát triển của Cty nên tính khả thi về kinh tế của mỗi giải pháp chiếm
50%. Về mặt kỹ thuật Cty đặt ra yêu cầu cao hơn nên mỗi giải pháp chiếm
30%. Số điểm còn lại là của khía cạnh môi trường. Đối với những giải pháp
quản lí nội vi là những giải pháp dể thực hiện, không yêu cầu về kinh và kỹ
thuật cao nên cần phải thực hiện ngay. Còn những giải pháp cần vốn đầu tư
và yêu cầu kỹ thuật thì phải xem tầm quan trọng của từng giải pháp đối với
tình hình sản xuất của Cty. Để dể đánh giá nên có thang điểm 05 cho ba khía
cạnh kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Điểm đánh giá cụ thể được cho như
sau:
Kỹ thuật Kinh tế Môi trường
Cao 5 4 – 5 5
Trung bình 3 – 4 3 3 – 4
Thấp 1 – 2 1 – 2 1 - 2
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 76
Bảng 4-9: Chọn lựa các giải pháp theo thứ tự ưu tiên.
Điểm đánh giá S
T
T
Cơ hội SXSH
Kỹ
thuật
Kinh tế Môi
trường
Tổng
điểm
Thứ tự
ưu tiên
Hệ số quan trọng 30% 50% 20%
1 Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân nhằm đảm
bảo vệ sinh.
5 1,5 5 2,5 4 0,8 4,8 1
2 Thu gom toàn bộ CTR còn sót lại trước khi làm vệ sinh trong phòng. 5 1,5 4 2 5 1 4,5 2
3 Làm vệ sinh khô trước khi xịt nước 5 1,5 4 2 5 1 4,5 2
4 Kiểm tra và định lượng nước ở các khâu tránh rơi vãi 4 1,2 5 2,5 4 0,8 4,5 2
5 Tăng cường kiểm tra giám sát chu kì thay nước 4 1,2 5 2,5 4 0,8 4,5 2
6 Tái sử dụng nước lấy đá để vệ sinh nhà xưởng. 4 1,2 5 2,5 4 0,8 4,5 2
7 Thay những thùng chứa phế thải bị nứt hoặc hư. 5 1,5 4 2 5 1 4,5 2
8 Sử dụng vòi phun áp lực cao. 4 1,2 5 2,5 4 0,8 4,5 2
9 Đầu tư thùng cách nhiệt để bảo quản nguyên liệu và thành phẩm. 4 1,2 5 2,5 4 0,8 4,5 2
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 77
10 Đầu tư thanh gạt cao su để vệ sinh sàn nhà. 4 1,2 5 2,5 4 0,8 4,5 2
11 Trang bị cân định lượng 4 1,2 5 2,5 4 0,8 4,5 2
12 Quy định lượng đá cho từng công đoạn. 4 1,2 5 2,5 3 0,6 4,3 3
13 Quy định mức cấp nước cho các công đoạn rửa phù hợp. 4 1,2 5 2,5 3 0,6 4,3 3
14 Vệ sinh thường xuyên lưới chắn rác. 5 1,5 4 2 4 0,8 4,3 3
15 Cần phải cân đối giữa các bước chế biến để sử dụng đá thích hợp. 4 1,2 5 2,5 3 0,6 4,3 3
16 Tận dụng nước xã tủ đông và kho lạnh để tái sử dụng. 4 1,2 5 2,5 3 0,6 4,3 3
17 Phân công người kiểm tra giám sát khi sử dụng hoá chất. 4 1,2 5 2,5 3 0,6 4,3 4
18 Lắp đồng hồ định lượng 4 1,2 5 2,5 3 0,6 4,3 4
19 Cân chính xác lượng chất phụ gia, hoá chất. 4 1,2 5 2,5 2 0,4 4,1 4
20 Nâng cao ý thức tiết kiệm cho công nhân 4 1,2 4 2 4 0,8 4,0 5
21 Thường xuyên bảo dưỡng van và đường ống nước. 4 1,2 4 2 4 0,8 4,0 5
22 Đào tạo tay nghề, giáo dục thao tác gọn gàng và nâng cao ý thức
cho công nhân.
4 1,2 3 1,5 5 1 3,7 6
23 Thay thế van gạt tay bằng van đạp chân và hệ thống vòi bằng inox. 3 0,9 4 2 4 0,8 3,7 6
24 Lắp đặt hệ thống thu khí ở khu vực tinh chế, khu vực đặt tủ đông và 3 0,9 3 1,5 5 1 3,4 7
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 78
kho lạnh để giảm mùi Chlorine.
25 Aùp dụng quy trình rửa luân chuyển. 3 0,9 3 1,5 2 0,4 2,8 8
26 Kết hợp các thao tác trong dây chuyền chế biến để tiết kiệm nước. 3 0,9 3 1,5 2 0,4 2,8 8
27 Lập đội vệ sinh chuyên nghiệp. 2 0,6 2 1 5 1 2,6 9
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 10310810ở Trang 79
4.7 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SXSH TẠI CÔNG TY.
4.7.1 Thành lập nhóm SXSH.
Bảng 4-10: Thành lập nhóm SXSH
Thành phần tham gia Chức vụ Vai trò
1. Phạm Hữu Thảo Phó giám đốc Cty Trưởng nhóm SXSH.
2. Đặng Thị Thiện Trưởng phòng KT – KCS Phó nhóm SXSH.
3. Nguyễn Thị Hiền Quản đốc phân xưởng chế biến Thành viên.
4. Trần Văn Chương Phụ trách cơ điện Thành viên
5. Trần Quốc Bảo Trưởng phòng kế toán Thành viên
4.7.2 ĐaØo tạo nhân lực và nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân tại Cty.
Trước tiên cần phải đào tạo cho các thành viên trong nhóm SXSH. Gồm những
thành viên có đủ trình độ và quyền hạn trong đề xuất, thực hiện giải pháp, có khă
năng cộng tác và làm việc theo nhóm. Đây là nhân tố quan trọng quyết định cho
sự thành công của SXSH tại Cty.
Để quá trình áp dụng SXSH được tiến hành thuận lợi vàhiệu quả thì nhóm
SXSH cần được trang bị và hướng dẫn cách thức triển khai áp dụng SXSH cụ thể
tại Cty dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia SXSH.
Thông thường nội dung khoá đào tạo chủ yếu hướng dẫn cho các thành viên
trong nhóm về phương pháp luận đánh giá SXSH, cách nhận dạng các tiềm năng
tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu tại Cty (tiềm năng tiết kiệm nước, đá, điện). Hàng
tháng hoặc hàng quý nên tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cho
cán bộ công nhân tại Cty.
4.7.3 Thực hiện các giải pháp đã đề xuất lựa chọn.
Bảng 4-11 dưới đây thể hiện danh sách những bộ phận chịu trách nhiệm đối
với từng giải pháp, thời gian thực hiện các giải pháp và kế hoạch quan trắc thực
hiện.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 80
Bảng 4-11: Thực hiện các giải pháp đã đề xuất lựa chọn.
Giải pháp Chịu trách nhiệm
đối với các giải pháp
Thời gian thực
hiện
Kế hoạch quan trắc thực hiện
1. Tăng cường kiểm tra, giám sát thao
tác của công nhân nhằm đảm bảo vệ
sinh.
Quản đốc phân xưởng
chế biến
Hạn chót thực
hiện 1/2008
Kiểm tra, theo dõi thao tác làm việc của
công nhân.
2. Thu gom toàn bộ CTR còn lại trên
bàn trước khi làm vệ sinh trong
phòng.
Quản đốc phân xưởng
chế biến
Hạn chót thực
hiện 1/2008.
Quản đốc theo dõi và ước tính lượng CTR
thu gom trên bàn hằng ngày.
3. Làm vệ sinh khô trước khi xịt nước. Quản đốc phân xưởng
chế biến
Hạn chót thực
hiện 1/2008.
Quản đốc theo dõi lượng nước sử dụng.
4. Kiểm tra và định lượng nước ở các
khâu tránh rơi vãi
Quản đốc phân xưởng
đá
Hạn chót thực
hiện 2/2008
Theo dõi thao tác làm việc của công nhân
khi sử dụng nước ở các khâu.
5. Tăng cường kiểm tra, giám sát chu
kì thay nước.
Quản đốc phân xưởng
cơ điện
Hạn chót thực
hiện 2/2008
Theo dõi thường xuyên để thay nước đúng
chu kì.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 81
6. Tái sử dụng nước lấy đá để vệ sinh
nhà xưởng.
Trưởng phân xưởng
đá.
Hạn chót thực
hiện 3/2008.
Thống kê lượng nước sử dụng để lấy đá ra
khỏi khuôn nhằm kiểm soát nguồn nước sử
dụng cho các mục đích khác.
7. Thay những thùng chứa phế thải bị
nứt hoặc hư.
Cán bộ phòng kỹ
thuật.
Hạn chót thực
hiện 1/2008
Thường xuyên kiểm tra để hạn chế phế
thải, nước thải chảy ra ngoài làm ô nhiêm
môi trường.
8. Sử dụng vòi phun áp lực cao. Nhân viên vệ sinh của
Cty.
Hạn chót thực
hiện 5/2008.
Kiểm soát lượng nước sử dụng.
9. Đầu tư thùng cách nhiệt để bảo
quản nguyên liệu và thành phẩm.
Trưởng phòng kỹ
thuật.
Tháng 5/2208 Kiểm soát và đánh giá chất lượng của
nguyên liệu và bán thành phẩm.
10. Đầu tư thanh gạt cao su để vệ sinh
sàn nhà.
Cán bộ phòng kỹ
thuật.
Tháng 4/2008 Theo dõi và thống kê lượng nước sử dụng.
11. Quy định lượng đá cho từng công
đoạn.
Quản đốc phân xưởng
chế biến
Hạn chót thực
hiện 1/2008.
Quản đốc theo dõi lượng đá được sử dụng ở
từng công đoạn để thống kê lại.
13. Quy định mức cấp nước cho các
công đoạn rửa phù hợp.
Quản đốc phân xưởng
chế biến
Hạn chót thực
hiện 2/2008.
Quản đốc theo dõi lượng nước sử dụng cho
từng công đoạn rửa để kiểm soát.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 82
14. Vệ sinh thường xuyên LCR. Nhân viên vệ sinh của
Cty.
Hạn chót thực
hiện 1/2008
Kiểm soát lượng CTR theo dòng nước vào
dòng nước thải.
15. Cần phải cân đối giữa các bước
chế biến để sử dụng đá thích hợp.
Quản đốc phân xưởng
chế biến.
Hạn chót thực
hiện 2/2008.
Kiểm soát lượng đá sử dụng giữa các công
đoạn chế biến.
16. Tận dụng nước xã tủ đông và kho
lạnh để tái sử dụng.
Trưởng phân xưởng
máy.
Hạn chót thực
hiện 4/2008.
Kiểm tra lượng nước tiêu thụ cho các mục
đích khác và lượng nước thu hồi được từ
kho lạnh và tủ đông xã ra.
17. Phân công người kiểm tra giám
sát khi sử dụng hoá chất, chất phụ gia
Cán bộ phòng kỹ
thuật.
Hạn chót thực
hiện 1/2008
Giám sát các thao tác của công nhân khi sử
dụng hoá chất và thống kê kết quả thu
được.
18. Lắp đồng hồ định lượng Cán bộ phòng cơ điện. Hạn chót thực
hiện 3/2008
Theo dõi việc sử dụng nước của công nhân
qua kết quả ghi từ đồng hồ để biết lượng
nước sử dụng.
19. Cân chính xác lượng chất phụ
gia, hoá chất.
Phụ trách hoá chất. Hạn chót thực
hiện 1/2008
Hàng tháng đánh giá, kiểm tra lượng chất
phụ gia, hoá chất nhập vào và lượng tồn
kho để biết được lượng sử dụng.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 83
20. Nâng cao ý thức tiết kiệm cho
công nhân.
Phó giám đốc, quản
đốc phân xưởng chế
biến
Hạn chót thực
hiện 2/2008.
Theo dõi thao tác làm việc của công nhân.
21. Đào tạo tay nghề, giáo dục thao
tác gọn gàng và nâng cao ý thức cho
công nhân.
Quản đốc phân xưởng
chế biến.
Hạn chót thực
hiện 5/2008.
Theo dõi thao tác làm việc của công nhân
trong quá trình làm việc.
22. Thay thế van gạt tay bằng van
đạp chân và sử dụng hệ thống vòi
inox.
Trưởng phòng kỹ
thuật.
Hạn chót thực
hiện 3/2008.
Theo dõi hiệu quả làm việc của công nhân
khi thay đổi thiết bị.
23. Lắp đặt hệ thống thu khí ở khu
vực tinh chế, khu vực đặt tủ đông và
kho lạnh để giảm mùi Chlorine.
Phó giám đốc, trưởng
phòng kỹ thuật.
Tháng 5/2008 Theo dõi lượng khí thoát ra ở các khu vực
để kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả làm
việc cho công nhân.
24. Aùp dụng quy trình rửa luân
chuyển.
Quản đốc phân xưởng
chế biến.
Tháng 8/2008 Theo dõi quá trình rửa nguyên liệu.
25. Kết hợp các thao tác trong dây
chuyền chế biến để tiết kiệm nước.
Quản đốc phân xưởng
chế biến.
Tháng 8/2008 Theo dõi thao tác làm việc của công nhân.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 84
26. Lập đội vệ sinh chuyên nghiệp. Trưởng phòng nhân
sự.
Tháng 8/2008 Theo dõi hiệu quả làm việc của công nhân
vệ sinh.
27. Trang bị cân định lượng Trưởng phòng kỹ
thuật
Tháng 4/2008 Theo dõi thao tác sử dụng hoá chất sử công
nhân.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 85
4.8 DỰ TÍNH ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SXSH CHO CTY.
Với tổng số 27 giải pháp đưa ra có 10 giải pháp tính được hiệu quả kinh tế, một
số giải pháp cần phải phân tích thêm nhưng số lượng các giải pháp cần thực hiện
ngay, với vốn đầu tư ít Cty có thể thực hiện trong thời gian 2 tháng ước tính thu
được lợi nhuận về kinh tế cũng như môi trường rất cao. Ngoài ra một số giải pháp
có thể thực hiện trong thời gian 5 tháng với thời gian hoàn vốn cao nhất là 2 năm.
Còn một số giải pháp chưa xác định được nguyên vật liệu tiết kiệm được. Kết quả
thu được có thể mang lại lợi ích cho Cty như sau:
Bảng 4-12: Kết quả dự tính khi áp dụng SXSH
Thông số Trước SXSH Sau SXSH % tiết kiệm Tiết kiệm
(đồng/năm)
Tổng lượng
nước tiêu thụ
(m3/năm)
28492 22642 20,53 23.400.000
Tổng lượng
đá tiêu thụ
(tấn /năm)
1050 623,22 + 40,64 106.695.000
Chlorine
(kg/năm)
4005 3780 5,6 9.000.000
Như vậy, khi áp dụng SXSH ước tính hàng năm công ty tiết kiệm được
139.095.000 đồng, chưa kể nguồn thu từ việc tận dụng CTR để bán và một số giải
pháp chưa xác định được lưu lượng tiết kiệm.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 86
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN.
Kết quả nghiên cứu và tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện
trạng môi trường tại Cty CPXNK TS Quảng Bình cho thấy:
Trong quá trình chế biến, Cty chưa kiểm soát được việc sử dụng nguyên, nhiên
vật liệu như nước, đá. Ý thức của công nhân trong quá trình làm việc chưa cao,
công nhân sử dụng một cách thoải mái nên gây nhiều thất thoát cho Cty.
Vấn đề môi trường ở Cty chưa được quan tâm triệt để. Khu vực phía sau Cty vệ
sinh chưa được tốt, các đường rãnh nước không được nạo vét thường xuyên làm
mất vẻ đẹp mỹ quan cho Cty. Vấn đề khí thải chưa được quan tâm. Hệ thống xử lý
nước thải hoạt động không tốt dẫn đến các chỉ số BOD5, COD, Phốtpho tổng đo
được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Tiềm năng áp dụng SXSH tại Cty là rất lớn, kết quả nghiên cứu đã đề xuất
được tổng số 27 giải pháp trong đó 22 giải pháp thực hiện ngay và 15 giải pháp
cần phân tích thêm về các lợi ích kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
Vì vậy, việc áp dụng SXSH vào Cty là điều rất cần thiết. Điều này sẽ tạo điều
kiện cho Cty nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường bởi tạo ra được sản phẩm
thân thiện với môi trường. Đây là một bàn đạp cơ bản để nâng cao thương hiệu
của Cty với thị trường chế biến thuỷ sản nội địa cũng như nước ngoài.
5.2 KIẾN NGHỊ.
Để thực hiện được các giải pháp SXSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và tăng hiệu quả kinh tế tại Cty CPXNK Thuỷ Sản Quảng Bình, luận văn có một
số đề nghị sau:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107 Trang 87
- Cần chú ý hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, vệï sinh môi trường trong khuôn
viên Cty.
- Cty cần tạo điều kiện cho các cán bộ, công nhân viên trong trau dồi thêm kiến
thức về SXSH nhằm nâng cao nhận thức và tay nghề để sản xuất hiệu quả hơn
về chất lượng cũng như số lượng.
- Vì bước đầu nghiên cứu áp dụng SXSH cho Cty nên việc mở các lớp đào tạo,
huấn luyện ngay tại Cty nhằm nâng cao kiến thức cho mỗi thành viên trong
Cty về vấn đềø môi trường, lợi ích của các chương trình giảm thiểu chất thải, tiết
kiệm nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất là rất cần thiết.
- Tạo điều kiện để có thể thực hiện ngay các giải pháp đơn giản, ít có yêu cầu
về kỹ thuật mà có tính khả thi cao. Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến
hiện nay tại Cty để có thể tiên hành các giải pháp khác có yêu cầu về lỹ thuật
và vốn đầu tư.
- Chủ động tiếp cận với các cơ quan chức năng để có được sự hỗ trợ về vốn và
nhân lực để có thể áp dụng chương trình SXSH cho toàn Cty. Có thể chọn trọng
tâm đánh giá SXSH cho các phân xưởng khác trong Cty.
- Thực hiện SXSH là vấn đề rất cần thiết trong Cty với nền kinh tế thị trường
hiện nay. Sự thành công của một dự án đòi hỏi có sự nỗ lực từ nhiều phía mà
chủ yếu là sự nỗ lực củabản thân Cty, nhưng sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía
nhà nước, các cơ quan chức năng về các nguồn vốn ưu đãi và nguồn nhân lực
cũng là nhân tố rất quan trọng.
- Tạo ra các buổi nói chuyện, giao lưu giữa các doanh nghiệp để có thể trao đổi
thông tin và hợp tác sản xuất làm cho nền kinh tế của hai bên cùng phát triển
đồng thời truyền đạt các thông tin về ngăn ngừa ô nhiễm trong công nghiệp
nhằm bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Vũ Bá Minh & Phạm Thị Thảo, 2006, “Đánh Giá Hiệu Quả Và Xây
Dựng Các Giải Pháp Sxsh Tại Công Ty Kinh Doanh Chế Biến Hàng
Xuất Khẩu Đà Nẵng”-LVTN, ĐHKTCNTpHCM.
2. Lâm Minh Triết & Lê Thị Phương Thu, 2006, “Tìm Kiếm Cơ Hội Aùp
Dụng Sxsh Và Đề Xuất Phương Aùn Xử Lí Chất Thải Cho Nhà Máy
Chế Biến Lâm Sản Bình Định”-LVTN, ĐHBCTĐT.
3. Dự án SEAQIP,10/ 2003, “Tài Liệu Đào Tạo Kỹ Thuật Sxsh Trong Các
Xí Nghiệp Chế Biến Thuỷ Sản”, Quảng Bình.
4. Công ty CPXNK Thuỷ Sản Quảng Bình, 2006, “Báo Cáo Đánh Giá Tác
Đông Môi Trường”, Quảng Bình.
5. Công ty CPXNK Thuỷ Sản Quảng Bình, 2000, “Bản Đăng Kí Đạt Tiêu
Chuẩn Môi Trường”, Quảng Bình.
6. Nguyễn Vinh Quy, 2005, “Bài Giảng Môn Học Sản Xuất Sạch Hơn”,
giáo trình chưa xuất bản, TpHCM.
7. Trung Tâm Sản Xuất Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn SXSH, 2006.
8. Công ty CPXNK Thuỷ Sản Quảng Bình, 2004, 2006 “Báo Cáo Tình
Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty”, Quảng Bình.
9. Công ty CPXNK Thuỷ Sản Quảng Bình, 10/2006, “Kết Quả Phân Tích
Chất Lượng Nước Thải Của Công Ty”, Quảng Bình.
10. Các trang web trên Internet:
www.vinaseek.com
www.google.com
www.khoahocmoitruong.com
www.quangbinhseafood.com.vn
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
PHỤ LỤC A
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CÔNG TY
Hình A.1 Phân loi mc
Hình A.2 Xử lý mực (rửa mực và vứt bỏ nội tạng)
Hình A.3 : Tủ cấp đông Hình A.4 Hệ thống vòi phun
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
PHỤ LỤC B
TÍNH TOÁN KINH TẾ
Giải pháp 3: Làm vệ sinh khô trước khi xịt nước.
- Mua thiết bị làm vệ sinh: 500.000 đồng
- Tiết kiệm: 2 m3/ngày * 4000đ/m3 = 8000đ/ngày = 1.800.000đ /năm.
- Thời gian hoàn vốn: 500.000 62,5 2
8000
d
d ngay= = tháng
Giải pháp 6: Tái sử dụng nước lấy đá để rửa phân xưởng.
- Mua thùng nhựa: 5cái * 120.000/cái = 600.000đ
- Tiết kiệm : 3m3/ngày * 4000đ/ m3 = 12.000đ/ngày = 2.700.000đ/năm
- Thời gian hoàn vốn: 600.000 50
12.000 /
d
d ngay
= ngày = 1.7 tháng
Giải pháp 8: Sử dụng vòi phun áp lực cao.
- Mua thiết bị: 10 vòi * 30.000đ/vòi = 300.000đ
- Tiết kiệm: 3m3/ngày * 4000đ/ m3 = 12.000đ/ngày = 2.700.000đ/năm
- Thời gian hoàn vốn: 300.000 25
12.000 /
d
d ngay
= ngày
Giải pháp 9: Đầu tư thùng cách nhiệt để bảo quản nguyên liệu và bán thành
phẩm.
- Mua thiết bị: 5cái * 3,5triệu/cái = 17,5triệu.
- Tiết kiệm: 5,83/tháng * 250.000đ/tấn = 1.457.500đ/tháng
- Thời gian hoàn vốn: 17,5 12
1,4575 /
tr
tr thang
= tháng = 1năm
Giải pháp 10: Đầu tư thanh gạt cao su để vệ sinh sàn nhà.
- Mua thiết bị: 10 cái * 55.000đ = 550.000đ
- Tiết kiệm: 2.5m3/ngày * 4000đ/ m3 = 10.000đ/ngày = 2.250.000đ/năm
- Thời gian hoàn vốn: 550.000 55
10.000
d
d = ngày = 2 tháng
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
Giải pháp 11 : Trang bị cân định lượng
- Mua thiết bị: 15 triệu / cái
- Tiết kiệm: 25 kg Chlorine/tháng * 40.000đ/kg = 1000.000đ/tháng
- Thời gian hoàn vốn: 15.000.000 15
1.000.000 / thang
= tháng = 1.25 năm
Giải pháp 15: Tận dụng nước xã tủ đông và kho lạnh vào các mục đích khác.
- Mua thiết bị: 400.000đ
- Tiết kiệm: 2.5m3/ngày * 4000đ/ m3 = 10.000đ/ngày = 2.250.000đ/năm
- Thời gian hoàn vốn: 400.000 40
10.000 /
d
d ngay
= ngày = 1.3 tháng
Giải pháp 17: Lắp đặt đồng hồ định lượng
- Mua thiết bị: 4 cái * 55.000đ/cái = 220.000đ
- Chi phí lắp đặt: 100.000đ
- Tổng chi phí đầu tư: 320.000đ
- Tiết kiệm: 2m3/ngày * 4000đ/m3 = 8000đ/ngày = 1.800.000đ/năm
- Thời gian hoàn vốn: 320.000 40
8000 /
d
d ngay
= ngày = 1,3 tháng
Giải pháp 22: Thay thế van gạt tay bằng van đạp chân và hệ thống vòi bằng
inox.
- Tổng chi phí đầu tư: 11triệu
Trong đó:
- Mua thiết bị: 10 triệu
- Chi phí lắp đặt: 1triệu
- Tiết kiệm: 5% * 28492m3/năm * 4000đ/m3 = 5.700.000đ
- Thời gian hoàn vốn: 11 2
5,7 /
tr
tr nam
= năm
Giải pháp 23: Lắp đặt hệ thống thu khí ở khu vực tinh chế, đặt tủ đông và
kho lạnh.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
- Mua thiết bị: 9cái * 120.000đ/cái = 1.890.000đ
- Lắp đặt thiết bị: 500.000đ
- Tổng chi phí đầu tư: 2.390.000đ
Vì chưa xác định được lưu lượng khí nên chưa xác định được giá thành tiết
kiệm do vậy chưa xác định được thời gian hoàn vốn.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
PHỤ LỤC C
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY
Tổng chiều dài toàn bộ hệ thống này là 300m, cứ mỗi 15m chiều dài lại có
hố ga để xử lý nước thải. Sau khi đi qua hệ thống cống dẫn kín có lưới chắn
rác, nước thải được dồn về các hố ga, các hố ga này được nạo vét định kì. Từ
đây nước thải được tập trung về hệ thống bể xử lý kỵ khí có dung tích 150m3,
sau khi xử lý xong nước thải được đổ trực tiếp ra sông Nhật Lệ.
Nước thải sau khi xử lý đã được phân tích và kết quả của một số chỉ tiêu được
thể hiện ở những bảng dưới đây:
Bảng C.1: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả TCVN 5502 : 2002
1 pH 6,38 6 – 8,5
2 Độ cứng, tính theo CaCO3 mg/l 76 < 300
3 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 256 < 1000
4 Sắt tổng số mg/l 0,03 < 0,5
5 Clorua mg/l 127 < 250
6 Mangan mg/l 0,01 < 0,5
7 Crôm (VI) mg/l < 0,01 < 0,05
8 Nitrit (tiùnh theo N) mg/l < 0,001 < 1
Nước thải
cốáng dẫn kín (có lưới chắn rác)
Bể xử lý kỵ khí
Sông Nhật Lệ
Hố ga lắng cặn
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
9 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,2 < 10
10 Amoniac (Tính theo N) mg/l 0,01 < 3
11 Hydrosunfua mg/l 0,001 < 0,05
Nguồn:Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Bình.(2006)
Vị trí lấy mẫu: tại hệ thống cấp nước sinh hoạt của Công ty
Bảng C.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải.
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả TCVN 5945 : 2005 (Cột B)
1 pH 8,12 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 286 < 50
3 COD mg/l 479 < 80
4 Chất rắn lơ lững mg/l 78 < 100
5 Mangan mg/l 0,01 < 1
6 Sắt tổng số mg/l 0,12 < 5
7 Sunfua mg/l < 0,01 < 0,5
8 Amoni (tính theo N) mg/l 2 < 10
9 Photpho tổng mg/l 9,9 < 6
10 Asenic mg/l 0,003 < 0,1
11 Nitơ tổng mg/l 13 < 30
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi Trường Quảng Bình (2006)
Vị trí lấy mẫu: tại đầu ra của hệ thống xử lí nước thải.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp SXSX áp dụng cho Công ty CP XNK Thủy Sản
Quảng Bình
SV: Bùi Hồng Lê – 103108107
Bảng C.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt.
Kết quả
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
tính M1 M2
TCVN 5942 :
1995 (Cột B)
pH 7,15 7,16 5,5 - 9
BOD5 mg/l 23 18 < 25
DO mg/l 4,68 4,7 > 2
Chất rắn lơ lững mg/l 25 24 < 80
Fe tổng số mg/l 0,2 0,2 < 2
Nitrit (tính theo N) mg/l 0,001 0,001 <0,05
Nitrat (tính theo N) mg/l 0,3 0,2 < 1
Amoniac (tính theo N) mg/l 0,03 0,02 < 1
Crôm (VI) mg/l 0,01 0,01 < 0,05
Mangan mg/l 0,02 0,02 < 0,8
Nguồn: trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Bình (2006)
Vị trí lấy mẫu:
- M1tại sông Nhật Lệ cách điểm tiếp nhận nước thải khoảng 30m về phía hạ
nguồn.
- M2 tại sông Nhật Lệ cách điểm tiếp nhận nước thải khoảng 30m về phía
thượng nguồn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN BUI HONG LE.pdf