Đồ án Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt

 Khả năng thanh toán hiện hành Hệ số này cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trong vòng 1 năm để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp của năm 2008 là 82.88 (lần) và 79.40 (lần) năm 2007. Các tỷ lệ này đều rất cao do lượng tiền, tương đương tiền và hàng tồn kho chiểm tỷ trọng trong tổng tài sản lớn, trong khi khoản nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đây là một chỉ số thể hiện khả năng thanh toán hiện thời rất cao, khả năng thanh toán nợ đến hạn rất tốt. Tuy nhiên tỷ số này rất lớn nói lên sự mất cân đối về cơ cấu vốn của doanh nghiệp giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Tỷ số này quá cao chứng tỏ có một lượng tiền hoặc tài sản lưu động được tồn trữ quá nhiều.  Khả năng thanh toán nhanh Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết. Năm 2007 tỷ số này là 65.47 (lần), năm 2008 là 69.74 (lần), tăng 6.51% so với năm trước.  Khả năng thanh toán tức thời: Chỉ số này cho biết được khả năng thanh toán ngay tức thì các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2008 tỷ số thanh toán tức thời 66.19 (lần), tăng 4.26 (lần) so với năm trước, tương đương tỷ lệ tăng 6.88%.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như vốn vay ngân hàng để giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn vay còn là động lực giúp các nhà đầu tư thận trọng hơn khi đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh là ta thực hiện phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận để tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của các khoản mục này. Giúp nhà quản lý‎ nhận biết được những thông tin và xu hướng của chúng trong tương lai và tìm biện pháp để giải quyết. Bảng 2.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 – 2008 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Biến động Tăng giảm Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 29,782,580,890 25,839,998,754 3,942,582,136 15.26% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 29,782,580,890 25,839,998,754 3,942,582,136 15.26% 4. Giá vốn hàng bán 26,757,196,918 23,258,268,372 3,498,928,546 15.04% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 3,025,383,972 2,581,730,382 443,653,590 17.18% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 815,473,656 707,627,472 107,846,184 15.24% 7. Chi phí tài chính 93,201,959 88,904,282 4,297,677 4.83% - Trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2,138,284,075 1,807,644,130 330,639,945 18.29% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1,609,371,594 1,392,809,442 216,562,152 15.55% 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,609,371,594 1,392,809,442 216,562,152 15.55% 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 450,624,046 389,986,644 60,637,403 15.55% 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 1,158,747,548 1,002,822,798 155,924,749 15.55% (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy doanh thu thuần của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3,943 triệu đồng, tương ứng tăng tới 15.26% so với năm trước. Giá vốn hàng bán tăng 3,498 triệu so với năm 2007, tương ứng tăng 15.04%. Tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần cho thấy công ty đã có chính sách tốt trong việc giảm giá vốn hàng bán. Điều đó càng thể hiện rõ nét qua tỷ lệ giá vốn/DT thuần năm 2008 là 89.84%, năm 2007 tỷ lệ này là 90.01%, giảm 0.17% so với năm 2007. Chứng tỏ năm 2008 để thu được 100 đồng doanh thu thuần công ty đã tiết kiệm được thêm 0.17 đồng giá vốn. Do giá vốn/DT thuần giảm so với năm trước nên LN gộp/DT thuần năm 2008 là 10.16% tăng so với năm trước 0.17%.Vậy, năm 2008 nhờ có chính sách quản lý giá vốn tôt hơn nên lợi nhuận công ty thu được trên một đồng doanh thu thu về cao hơn năm trước. Tuy là công ty sản xuất nhưng công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt vẫn tận dụng nguồn lực nhàn rỗi của mình để đầu tư vào thị trường tài chính bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu của nhà nước và công ty lớn. Đầu tư đó hàng năm cũng đem lại phần lợi nhuận đáng kể cho công ty. Năm 2008 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng so với năm trước 108 triệu đồng, ứng tỷ lệ tăng 15.24%, trong khi chi phí tài chính chỉ tăng 4.3 triệu, tăng 4.83% so với năm trước. Tốc độ tăng doanh thu tài chính lớn hơn tốc độ tăng chi phí tài chính, chứng tỏ công ty đang có đầu tư tích cực vào thị trường này. Ta thấy chi phí quản lý kinh doanh của công ty luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 7,18% so với doanh thu thuần năm 2008, 7.00% năm 2007. Năm 2008 tăng so với năm trước 331 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 18.29% lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần. Chứng tỏ năm vừa qua công tác quản lý chi phí này của công ty chưa tốt. Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty cần có biện pháp quản lý chi phí này. 2.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích ảnh hưởng của các mặt hoạt động đến dòng tiền thuần trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng với các nhà quản lý bời nó cho biết sự ra vào của dòng tiền trong công ty. Khi kết hợp với BCĐKT và BCKQSXKD cho biết chất lượng của lợi nhuận thông qua dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.10: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 - 2008 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 So sánh 2008 - 2007 Giá trị % I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 29,679,317,866 24,970,326,966 4,708,990,900 18.86% 2- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ -14,841,166,758 -12,481,586,254 -2,359,580,504 18.90% 3- Tiền chi trả cho người lao động -8,931,859,541 -7,511,204,795 -1,420,654,746 18.91% 4- Tiền chi trả lãi vay 5- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp -500,000,000 -400,000,000 -100,000,000 25.00% 6- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 983,704,978 792,398,704 191,306,274 24.14% 7- Tiên chi khác từ hoạt động kinh doanh -4,955,061,474 -4,136,386,375 -818,675,099 19.79% Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1,434,935,071 1,233,548,246 201,386,825 16.33% II- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và TSDH khác -172,234,155 -130,817,190 -41,416,965 31.66% 5- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -231,150,000 231,150,000 -100.00% 7- Tiên thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia khác 45,570,000 22,003,000 23,567,000 107.11% Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -126,664,155 -339,964,190 213,300,035 -62.74% III- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính …………. Lưu chuyển tiền thuần từ hạot động tài chính Lưu chuyên tiền thuần trong năm (50=20+30+40) 1,308,270,916 893,584,056 414,686,860 46.41% Tiền và tương đương tiền đầu năm 14,527,803,636 13,634,219,580 893,584,056 6.55% Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối năm (70=50=60+61) 15,836,074,552 14,527,803,636 1,308,270,916 9.01% (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Nhận xét: Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên ta thấy dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh kỳ này tăng 201.4 triệu đồng, tức tăng 16.33%, dòng tiền từ hoạt động đầu tư tăng 213.3 triệu, tương đương tăng 62.74% so với năm trước. Do đó lưu chuyển tiền thuần trong năm 2008 tăng 414 triệu, tức tăng 46.41% so với năm 2007. Qua đó ta có nhận xét: Hoạt động kinh doanh của tổ chức là hoạt động tạo tiền chính, nó đã tạo ra đủ tiền để đáp ứng hoạt động. Trong năm 2008 công ty đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhiều hơn năm 2007. Do hoạt động kinh doanh tạo ra dòng tiền thuần dương nên đã đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư thêm tài sản cố định, công ty không cần vay thêm bên ngoài. Bảng 2.11: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 2007 – 2008 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Giá trị Kết cấu Giá trị Kết cấu I- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 29,679,317,866 96.79% 24,970,326,966 96.92% 6- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 983,704,978 3.21% 792,398,704 3.08% Tổng dòng thu 30,663,022,844 100.00% 25,762,725,670 100.00% 2- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 14,841,166,758 50.78% 12,481,586,254 50.88% 3- Tiền chi trả cho người lao động 8,931,859,541 30.56% 7,511,204,795 30.62% 4- Tiền chi trả lãi vay 0.00% 0.00% 5- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 500,000,000 1.71% 400,000,000 1.63% 7- Tiên chi khác từ hoạt động kinh doanh 4,955,061,474 16.95% 4,136,386,375 16.86% Tổng dòng chi 29,228,087,773 100.00% 24,529,177,424 100.00% Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 1,434,935,071 1,233,548,246 (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) Nhận xét: Hoạt động kinh doanh của công ty là hoạt động tạo ra dòng thu nhiều nhất. Ở cả hai năm vừa qua dòng thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cao hơn hẳn so với dòng thu khác. Hai năm qua dòng thu này luôn chiếm 96% trong tổng dòng thu. Về dòng chi, chi trả cho người cung cấp hàng hoá chiếm trên 50% tổng dòng chi, chi trả người lao động chiếm trên 30%. Đây là hai dòng chi lớn nhất của công ty. Tiếp đến là tiền chi khác cung chiếm tỷ lệ khá lớn trên 16%. 2.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính 2.2.2.1 Phân tích khả năng quản lý rủi ro i. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn là năng lực đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn của doanh nghiệp. Các chỉ số thanh toán ngắn hạn xác định năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đến hạn của doanh nghiệp (nói cách khác, chi trả các hóa đơn được chuyển tới). Khả năng thanh toán là mộ chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của công ty. Chỉ tiêu này được rất nhiều đối tượng quan tâm như: nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng ... Nếu khả năng thanh toán được đánh giá tốt chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ, đồng thời cũng cho thấy tình hình tài chính của công ty ổn định và lành mạnh. Còn ngược lại sẽ gây khó khăn cho công ty trong các công việc với những đối tác liên quan. Bảng 2.12: Các chỉ số khả năng thanh toán Chỉ số Công thức ĐVT Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Tỷ lệ KN thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Lần 82.88 79.40 3.48 4.39% Nợ ngắn hạn KN thanh toán nhanh TSLĐ - Hàng tồn kho Lần 69.74 65.47 4.26 6.51% Nợ ngắn hạn KN thanh toán tức thời Tiền Lần 66.19 61.93 4.26 6.88% Nợ ngắn hạn Nhận xét: Khả năng thanh toán hiện hành Hệ số này cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trong vòng 1 năm để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp của năm 2008 là 82.88 (lần) và 79.40 (lần) năm 2007. Các tỷ lệ này đều rất cao do lượng tiền, tương đương tiền và hàng tồn kho chiểm tỷ trọng trong tổng tài sản lớn, trong khi khoản nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đây là một chỉ số thể hiện khả năng thanh toán hiện thời rất cao, khả năng thanh toán nợ đến hạn rất tốt. Tuy nhiên tỷ số này rất lớn nói lên sự mất cân đối về cơ cấu vốn của doanh nghiệp giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Tỷ số này quá cao chứng tỏ có một lượng tiền hoặc tài sản lưu động được tồn trữ quá nhiều. Khả năng thanh toán nhanh Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết. Năm 2007 tỷ số này là 65.47 (lần), năm 2008 là 69.74 (lần), tăng 6.51% so với năm trước. Khả năng thanh toán tức thời: Chỉ số này cho biết được khả năng thanh toán ngay tức thì các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2008 tỷ số thanh toán tức thời 66.19 (lần), tăng 4.26 (lần) so với năm trước, tương đương tỷ lệ tăng 6.88%. Kết quả của chỉ số qua tính toán trên cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty rất cao. Tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản lớn, năm 2008 là 38.63%, năm 2007 là 35.66%. Trong khi tỷ trọng các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp chưa đến 1%. Khi tiền mặt tồn quỹ nhiều công ty sẽ thuận tiện hơn trong việc thanh toán nhưng tiền mặt nằm trong quỹ là loại tài sản không có khả năng sinh lời. ii. Phân tích khả năng quản lý nợ Bảng 2.13: Các chỉ số khả năng quản lý nợ Chỉ số Công thức ĐVT Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Tỷ lệ Chỉ số nợ Tổng nợ % 0.936% 0.576% 0.360% 62.58% Tổng tài sản KN thanh toán tổng quảt Tổng tài sản Lần 106.82 173.67 -66.85 -38.49% Nợ phải trả Nhận xét: Tỷ số nợ cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Tỷ số nợ của công ty hai năm qua rất thấp. Các khoản vay của công ty luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 chỉ số nợ là 0.936% nghĩa là 100 đồng tài sản của công ty chỉ có 0.936 đồng nợ, năm 2007 chỉ số nợ là 0.576 %. Năm 2008 tuy có tăng so với năm trước 0.36%, nhưng các chỉ số này vẫn ở mức thấp. Chỉ số nợ của công ty thấp thể hiện sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao. Xét: Hệ số công nợ = Nợ phải thu Nợ phải trả Hệ số công nợ2008 = 849,575,536 x 100% = 213% 383,764,597 Hệ số công nợ2007 = 832,312,512 x 100% = 354 % 234,598,636 Ta thấy các khoản phải thu lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn rất nhiều. Trong năm 2007 cứ 354 đồng khoản phải thu để thanh toán cho 100 đồng nợ ngắn hạn, năm 2008 con số này là 213 đồng, một con số rất lớn. Như vậy khả năng thanh toán nợ của công ty rất tốt. Nhưng qua đó cũng chứng tỏ công ty đang bị các tổ chức khác chiếm dụng về vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2.1 Phân tích hiệu quả tài chính i. Phân tích khả năng quản lý tài sản Bảng 2.14: Các chỉ số khả năng quản lý tài sản Chỉ số Công thức ĐVT Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Tỷ lệ Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Vòng 0.73 0.64 0.09 13.41% Tổng tài sản bq Vòng quay tài sản cố đinh Doanh thu thuần Vòng 1.38 1.17 0.21 17.73% Tài sản cố định bq Vòng quay tài sản lưu động Doanh thu thuần Vòng 1.55 1.43 0.12 8.55% Tài sản lưu động bq Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Vòng 8.72 8.72 0.00 0.02% Hàng tồn kho bq Kỳ thu nợ bán chịu Khoản phải thu bq x 360 Ngày 10.16 11.60 -1.43 -12.34% Doanh thu thuần Nhận xét: Vòng quay tổng tài sản: Một đồng đầu tư cho tài sản năm 2008 tạo ra 0.73 đồng doanh thu thuần. Một đồng đầu tư cho tài sản năm 2007 tạo ra 0.64 đồng doanh thu. Như vậy cứ một đồng đầu tư vào tài sản năm 2008 thu được doanh thu thuần tăng so với năm 2007 là 0.0.9 đồng, điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn năm trước, tuy nhiên các chỉ số này thấp. Vòng quay tổng tài sản thấp do công tác quản lý tài sản cố định, quản lý tiển mặt, quản lý vật tư chưa tốt. Vòng quay tài sản cố định: Vòng quay tài sản cố định cho ta biết một đồng tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2007 vòng quay tài sản cố định là 1.17 vòng, năm 2008 con số này tăng lên 1.38 vòng. Năm 2008 doanh thu thuần thu được khi đầu tư 1 đồng vào tài sản cố định tăng so với năm trước 0.21 đồng,tức tăng tới 17.73. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2008 tốt hơn so với năm trước. Vòng quay tài sản cố định thấp do nhiều tài sản cố định không hoạt động, chất lượng tài sản kém hoặc không hoạt động hết công suất. Vòng quay tài sản lưu động: Năm 2007 cứ một đồng đầu tư vào tài sản lưu động tạo ra 1.43 đồng doanh thu thuần, năm 2008 con số này tăng lên 1.55 đồng. Như vậy một đồng đầu tư vào tài sản lưu động năm nay tăng so với năm trước 0.12 đồng tương ứng tăng 8.55%. Qua đó ta thấy khả năng quản lý tài sản lưu động tại công ty năm 2008 tố hơn năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa cao do công tác quản lý tiền mặt, quản lý vật tư tại công ty chưa tốt. Hệ số quay vòng của hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho hai năm qua là 8.72 vòng, năm 2008 biến đổi ít so với năm 2007. Tuy nhiên tỷ số này còn thấp, hay số ngày lưu kho của hàng tồn kho còn lớn, điều này khiến cho doanh nghiệp mất thêm khoản chi phí cho việc quản lý‎ hàng tồn kho ấy, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có chính sách hợp lý‎ để đẩy nhanh khả năng tiêu thụ, làm giảm số ngày tồn kho. Giải phóng vốn bị ứa đọng giúp doanh nghiệp quay vòng vốn để đầu tư. Kỳ thu nợ bán chịu: Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2008 là 10.16 ngày nhỏ hơn năm 2007 là 1.43 ngày tương ứng với tỷ lệ giảm 12.34%. Hơn nữa chỉ số này khá nhỏ qua đó ta thấy tình hình thu hồi nợ của công ty khá nhanh. Công ty đã luôn biết quan tâm tới chính sách thu hồi nợ. Tóm lại: Qua phân tích các chỉ số về khả năng quản lý‎ tài sản ta thấy doanh nghiệp cần phải chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc quản lý‎ tài sản đặc biệt là tài sản cố định, tài sản lưu động ở lượng hàng tồn kho và lượng tiền mặt tại quỹ. Doanh nghiệp cần có những chính sách, chiến lược thúc đẩy bán hàng sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất các chi phí một cách khoa học mà vẫn đem lại khả năng đạt hiệu quả cao. ii. Phân tích khả năng sinh lời Bảng 2.15: Các chỉ số khả năng sinh lời Chỉ số Công thức ĐVT Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Tỷ lệ Lợi nhuận biên (ROS) Lọi nhuận sau thuế % 3.89% 3.88% 0.01% 0.25% Doanh thu thuần Sức sinh lợi cơ sở (BEP) LN trước thuế và lãi vay (EBIT) % 3.94% 3.46% 0.47% 13.70% Tổng tài sản bq Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế % 2.83% 2.49% 0.34% 13.70% Tổng tài sản bq Tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE) Lợi nhuận sau thuế % 2.86% 2.48% 0.37% 15.10% Vốn CSH bq Nhận xét: Lợi nhuận biên (ROS): Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Lợi nhuận biên (hay sức sinh lợi của doanh thu sau thuế) của doanh nghiệp đạt là 3.89% cho năm 2008 và 3.88 % cho năm 2007. Ta thấy chỉ số ROS của công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt thấp. Năm 2007 trong 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 3.89 đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu. Năm 2008 con số nhỏ bé ấy còn giảm xuống chỉ còn 3.88 đồng. . Khả năng sinh lời của tài sản (ROA): Chỉ số này cho chúng ta biết 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời tài sản năm 2008 là 2.83 %, năm 2007 là 2.49%. Tỷ suất sinh lời vốn góp (ROE) Chỉ số này cho biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp Theo kết quả tính toán tỷ suất sinh lời vốn góp của công ty thấp, năm 2007 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư mang lại 2.48 đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Năm 2008 cứ 100 đồng chủ sở hữu đầu tư mang lại 2.86 đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. ROE của công ty thấp, năm 2008. 2.2.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiêp: Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và số liệu bảng cân đối kế toán ta có: Bảng 2.16: Phân tích đẳng thức Dupont Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch 1.LN trước thuế và lãi vay (EBIT) VNĐ 1,609,371,594 1,392,809,442 216,562,152 2.Tổng tài sản bình quân VNĐ 40,868,950,758 40,213,788,320 655,162,438 3.Nguồn vốn CSH bình quân VNĐ 40,559,769,141 40,401,060,576 150,708,567 4. Tỷ suất sinh lời vốn góp ROE % 2.86 2.48 0.37 5. Tỷ suất sinh lời tài sản ROA % 2.84 2.49 0.37 (Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán) ROA = LN trước lãi vay và thuế = LN trước lãi vay và thuế x Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản bq ROE = LN sau thuế = LN sau thuê x Doanh thu thuần x Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq Doanh thu thuần Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq ROE = ROS x VQTTS x Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq ROE2008 = 3.89 x 0.73 x 1.0076 = 2.86 % ROE2007 = 3.88 x 0.64 x 0.9954 = 2.48% Ta có: r ROE = ROE2008 – ROE2007 = 2.86% - 2.48% = 0.37% Dùng phương pháp thay thế liên hoàn ta xem xét ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ROS thay đổi: r ROE1 = (ROS2008 – ROS2007) x VQTTS2007 x = (3.89 – 3.88) x 0.64 x 0.9954 = 0.01 % Vòng quay tổng tài sản thay đổi: r ROE2 = ROS2008 x (VQTTS2008 – VQTTS2007) x = 3.89 x (0.73 – 0.64) x 1.0076 = 0.33 % Tỷ số TTSbq/ Vốn CSHbq thay đổi: ∆ ROE3 = ROS2008 x VQTTS2008 x ( -) = 3.89 x 0.73 x ( 1.0076 – 0.9954) = 0.03 % Tổng hợp lại ta có: ∆ ROE = ∆ ROE1 + ∆ ROE2 + ∆ROE3 = 0.01 + 0.33 + 0.03 = 0.37 % Như vậy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng so với năm 2007 chủ yếu do sự thay đổi của vòng quay tổng tài sản. Vòng quay tổng tài sản tăng 0.09 lần, do tỷ lệ tăng doanh thu thuần là 15.26% cao hơn tỷ lệ tăng của tài sản bình quân là 0.3%. 2.3 Nhận xét tổng hợp về tình hình tài chính công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt 2007 – 2008. Bảng 2.17: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt năm 2007 – 2008. Chỉ số Công thức ĐVT Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch Tỷ lệ Cơ cấu tài sản - nguồn vốn Tỷ trọng tài sản lưu động Tài sản lưu động % 48.37% 45.72% 2.66% 5.81% Tồng tài sản Tỷ trọng nợ phải trả Tổng nợ phải trả % 0.94% 0.58% 0.36% 62.58% Tổng nguồn vốn Quản lý rủi ro Khả năng thanh toán KN thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Lần 82.88 79.40 3.48 4.39% Nợ ngắn hạn KN thanh toán nhanh TSLĐ - Hàng tồn kho Lần 69.74 65.47 4.26 6.51% Nợ ngắn hạn KN thanh toán tức thời Tiền Lần 66.19 61.93 4.26 6.88% Nợ ngắn hạn Khả năng quản lý nợ Chỉ số nợ Tổng nợ % 0.936% 0.576% 0.360% 62.58% Tổng tài sản KN thanh toán tổng quảt Tổng tài sản Lần 106.82 173.67 -66.85 -38.49% Nợ phải trả Hiệu quả tài chính Khả năng quản lý tài sản Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Vòng 0.73 0.64 0.09 13.41% Tổng tài sản bq Vòng quay tài sản cố đinh Doanh thu thuần Vòng 1.63 1.34 0.29 21.28% Tài sản cố định bq Vòng quay tài sản lưu động Doanh thu thuần Vòng 1.55 1.43 0.12 8.55% Tài sản lưu động bq Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Vòng 8.72 8.72 0.00 0.02% Hàng tồn kho bq Kỳ thu nợ bán chịu Khoản phải thu x 360 Ngày 10.27 11.60 -1.33 -11.44% Doanh thu thuần Khả năng sinh lời Lợi nhuận biên (ROS) Lọi nhuận sau thuế % 3.89% 3.88% 0.01% 0.25% Doanh thu thuần Sức sinh lợi cơ sở (BEP) LN trước thuế và lãi vay (EBIT) % 3.94% 3.46% 0.47% 13.70% Tổng tài sản bq Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế % 2.84% 2.49% 0.34% 13.70% Tổng tài sản bq Tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE) Lợi nhuận sau thuế % 2.86% 2.48% 0.37% 15.10% Vốn CSH bq Qua quá trình phân tích ở trên ta có một số nhận xét về tình hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt: Về cơ cấu tài sản - nguồn vốn: Cơ cấu tài sản & nguồn vốn tại công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt chưa thực sự hợp lý. Toàn bộ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chỉ đủ để đầu tư cho một phần nhỏ tài sản ngắn hạn. Việc sử dụng sai mục đích của nợ dài hạn làm lãng phí chi phí lãi vay. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty là rất lớn. Nó thể hiện độ tự chủ về tài chính cao, nhưng công ty đã quên đi nguồn vốn có thể huy động từ việc vay nợ. Mà nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng tạo lợi thế là “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp do lãi suất tiền vay được tính như chi phí hợp lệ miễn thuế. Sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu làm chi phí sử dụng vốn tăng cao, nên hiệu quả sử dụng vốn thấp, khả năng sinh lời kém. Về khả năng thanh toán: Qua các chỉ số về khả năng thanh toán càng chứng tỏ sự tự chủ, độc lập về tài chính của công ty rất tốt. Công ty có thể đáp ứng, chi trả các khoản nợ đến hạn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các tỷ số đó quá cao cũng chứng tỏ lượng tiền hoặc tài sản lưu động được tồn trữ quá nhiều. Điều này phản ánh việc sử dụng tiền không hiệu quả vì chúng bị để yên, không sinh lời, thể hiện hàng hoá ế ẩm không chuyển hoá nhanh thành tiền mặt được. Do đó cũng làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về khả năng quản lý vốn vay: Do tỷ lệ nợ của công ty do với tổng nguồn vốn thấp nên tỷ số nợ thấp, phản ánh mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty cao. Tuy nhiên, nó cũng thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài của công ty thấp. Về Khả năng quản lý tài sản: Khả năng quản lý tài sản của công ty chưa tốt. Điều này được thể hiện qua các chỉ số vòng quay của tổng tài sản, của tài sản cố đinh, của tài sản lưu động. Năm 2008 một đồng doanh nghiệp dầu tư vào tài sản chỉ tạo ra 0.73 đồng doanh thu thuần, một tỷ lệ rất thấp. Vòng quay hàng tồn kho thấp hay số ngày hàng hoá lưu kho cao kéo theo các chi phí cho quản lý, chi phí hàng tồn kho tăng, làm ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Về khả năng sinh lời: Qua các phân tích, các nguyên nhân ở trên cũng chính là yếu tố làm khả năng sinh lời của công ty không cao. Công ty cần có các biện pháp tích cực để cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó giúp công ty ổn định và phát triển. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐÀ LẠT 3.1 Đánh giá tổng quan về công ty Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thương Mại Đà Lat trên ta thấy công ty có một số ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm: Lượng tiền mặt tại quỹ lớn, khả năng thanh toán nợ của công ty tốt. Đảm bảo tình hình tài chính ổn định, mức tự chủ về tài chính cao. Nhược điểm: Khả năng sinh lời của công ty thấp. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu làm chi phí sử dụng vốn cao. Tồn dư tiền mặt và hàng tồn kho quá lớn trong tỷ trọng tổng tài sản. Lượng tiền mặt bị để yên không sinh lời làm hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hàng tồn kho lưu trữ lớn khó chuyển đổi thành tiền mặt. Chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn đối với doanh thu thuần, và năm qua tốc độ tăng còn nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuấn, công ty cần có biện pháp đúng đắn để quản lý chi phí này. Từ những nhận xét trên em mạnh dạn đề ra hai biện pháp sau nhằm cải thiện tình hình tài chính cho công ty: Đầu tư mua mới một số máy móc nhằm mở rộng quy mô sản xuất (Có chú ý đến việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn). Xây dựng kế hoạch sử dụng tiền nhàn rỗi tại công ty. 3.2 Biện pháp “Đầu tư mua mới một số máy móc nhằm mở rộng quy mô sản xuất”. 3.2.1 Cơ sở để thực hiện biện pháp: Ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng phát triển khá tốt trong những năm tới, năm 2009 được dự báo mức tăng trưởng vẫn đạt hai con số. Những năm qua doanh thu của công ty liên tục tăng. Năm 2008 vừa qua công ty đã phải từ chối nhiều đơn đặt hàng do khả năng sản xuất của công ty không đáp ứng được. Là doanh nghiệp hoạt động hơn 10 năm trong ngành, công ty đã xây dựng cho mình các quan hệ làm ăn tốt đẹp, bền vững với các nhà cung cấp và khách hàng của mình. Máy móc, thiết bị tại công ty sử dụng lâu năm trở nên cũ, lạc hậu, năng suất thấp. Những năm qua công ty đã đầu tư mới hệ thống nhà xưởng, nhà văn phòng khang trang, diện tích sản xuất lớn có khả năng đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, để phát triển xứng đáng với tiềm năng của công ty, của ngành em mạnh dạn đưa ra giải pháp đầu tư mua mới thêm máy móc để mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó em có chú trọng đến việc cải thiện tỷ trọng vốn chủ sở hữu bằng cách sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng. 3.2.2 Mục đích của biện pháp: Tăng năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động Tăng doanh thu tiêu thụ Tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn 3.2.3 Nội dung của biện pháp Lập kế hoạch đầu tư Thông tin chung về thiết bị Tên thiết bị: Máy dệt Giá mua mới: 18,945,000 đồng/máy Số lượng: 40 máy Năng suất năm: 7,500 sản phẩm/1 máy.1năm Được bảo hành miễn phí 12 tháng Thông tin khác: Máy mới có đời sống dự kiến là 5 năm Thiết bị mới này được khấu hao theo phương pháp khấu hao đều Sau 5 năm sử dụng thì máy mới được bán với giá 670,000 đồng Vốn ngắn hạn gia tăng để đưa máy mới vào hoạt động là 742,000/máy Dự kiến tổng doanh thu tăng thêm được 13 % so với năm trước và chi phí sản xuất vẫn giữ nguyên tỷ lệ so với doanh thu. Nguồn đầu tư: Do lượng tiền mặt tại công ty luôn rất lớn, dư thừa nên công ty dùng một phần tiền mặt đầu tư dự án: 30% tiền mặt (227,340,000 VNĐ), 70% vốn vay (530,460,000 VNĐ vốn vay dài hạn ngân hàng). Xác định tính khả thi của dự án Dự kiến lãi suất, kế hoạch trả nợ và khấu hao Dự kiến lãi suất vay dài hạn năm 2009 là 1.05%/tháng (12.6%/năm). Giả sử không đổi trong các năm sau. Công ty vay dài hạn, thời hạn 3 năm trả gốc và lãi theo quý, trả lãi theo dư nợ gốc. Bảng 3.1: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi ĐVT: VNĐ Năm   2009 2010 2011 Lãi vay trong năm 58,483,215 36,203,895 13,924,575 Dư nợ gốc 353,640,000 176,820,000 0 Trả gốc trong năm 176,820,000 176,820,000 176,820,000 Tính NPV của dự án: Để tính NPV của dự án cần phải xác định giá trị hiện tại thuần của dòng tiền trong dự án mở rộng sản xuất gọi là NPV. Để xác định được NPV thì cần phải làm theo các bước sau: Xác định dòng tiền ban đầu: còn gọi là dòng đầu tư ban đầu, bao gồm vốn ngắn hạn, vốn dài hạn. Xác định dòng tiền tác nghiệp: là dòng thu nhập ròng hàng năm của dự án, bao gồm dòng tiền sau thuế Xác định dòng tiền kết thúc: bao gồm các khoản thu chi phát sinh sau khi kết thúc dự án, bao gồm: thu hồi vốn ngắn hạn, giá trị thanh lý thuần, chi phí khắc phục hậu quả của dự án. Sau đó tính NPV theo công thức Trong đó: CFt : Dòng tiền dự án năm t k : Chi phí sử dụng vốn t : Thời gian dự kiến của dự án. Bảng 3.2: Dự án mua mới thêm máy móc, mở rộng sản xuất (ĐVT: VNĐ) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 DÒNG TIỀN BAN ĐẦU Giá thành MMTB mới -757,800,000 Vốn lưu động gia tăng -29,680,000 Dòng tiền ban đầu -787,480,000 DÒNG TIỀN TÁC NGHIỆP Doanh thu 3,871,735,516 3,871,735,516 3,871,735,516 3,871,735,516 3,871,735,516 Chi phí biến đổi (80%Dthu) 3,097,388,413 3,097,388,413 3,097,388,413 3,097,388,413 3,097,388,413 CP cố định không kể KH mới 371,686,610 371,686,610 371,686,610 371,686,610 371,686,610 KH MMTB mới 151,560,000 151,560,000 151,560,000 151,560,000 151,560,000 EBIT 251,100,494 251,100,494 251,100,494 251,100,494 251,100,494 Lãi vay 58,483,215 36,203,895 13,924,575 EBT 192,617,279 214,896,599 237,175,919 251,100,494 251,100,494 Thuế (25%) 48,154,320 53,724,150 59,293,980 62,775,123 62,775,123 Lãi ròng NI 144,462,959 161,172,449 177,881,939 188,325,370 188,325,370 Dòng tiền tác nghiệp 296,022,959 312,732,449 329,441,939 339,885,370 339,885,370 DÒNG TIỀN KẾT THÚC Thu hồi vốn lưu động 29,680,000 Giá trị thanh lý thuần của TS 19,296,000 Dòng tiền kết thúc 48,976,000 Dòng tiền dự án -491,457,041 312,732,449 329,441,939 339,885,370 388,861,370 NPV với chi phí vốn (30%) 180,690,711.62 Nhận xét: NPV của dự án là 180.7 triệu dương. Dự án khả thi. Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp Việc xây dựng các báo cáo tài chính sau khi thực hiện biện pháp dự trên một số giả thiết sau: Giả thiết tăng trưởng doanh thu: Năm 2009 tốc độ tăng trưởng ngành được các chuyên gia dự báo vẫn đạt mức hai con số. Những năm qua doanh thu của công ty không ngừng tăng. Sau khi thực hiện những hợp đồng do khách hàng đặt trước từ năm 2008 và các hợp đồng thường niên công ty dự tính mức tăng trưởng doanh thu là 13%. Chi phí sản xuất biến đổi cũng tăng trưởng với tỷ lệ tăng doanh thu. Chi phí khấu hao của doanh nghiệp có tăng một lượng do đầu tư thêm máy móc thiết bị Các khoản mục hàng tồn kho, khoản phải thu cũng tăng lên cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Giá trị của tài sản cố định tăng một lượng bằng với giá trị máy móc đầu tư thêm trừ đi chi phí khấu hao trong kỳ do đầu tư thêm máy móc thiết bị. Khoản phải trả cũng giữ tỷ lệ tăng cùng với tốc độ tăng của doanh thu. Bảng 3.3: Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến năm 2009 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Dự kiến 2009 Biến động Tăng giảm Tỷ lệ (%) 1 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 29,782,580,890 33,654,316,406 3,871,735,516 13.00% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 29,782,580,890 33,654,316,406 3,871,735,516 13.00% 4. Giá vốn hàng bán 26,757,196,918 30,235,632,517 3,478,435,599 13.00% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,025,383,972 3,418,683,888 393,299,916 13.00% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 815,473,656 815,473,656 0.00% 7. Chi phí tài chính 93,201,959 151,685,174 58,483,215 62.75% - Trong đó: chi phí lãi vay 58,483,215 58,483,215 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2,138,284,075 2,416,261,005 277,976,930 13.00% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,609,371,594 1,666,211,366 56,839,772 3.53% 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,609,371,594 1,666,211,366 56,839,772 3.53% 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 450,624,046 416,552,841 -34,071,205 -7.56% 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1,158,747,548 1,249,658,524 90,910,977 7.85% Bảng 3.4: Cân đối kế toán dự kiến năm 2009 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Dự kiến 2009 Tăng Tỷ lệ A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 19,830,106,242 20,497,634,080 667,527,838 3.37% I. Tiền và tương đương tiền 15,836,074,552 15,984,378,270 148,303,718 0.94% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu NH 849,575,536 960,020,356 110,444,820 13.00% IV. Hàng tồn kho 3,144,456,154 3,553,235,454 408,779,300 13.00% V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN 21,164,181,270 21,012,621,270 -151,560,000 -0.72% I. Tài sản cố định 17,794,472,251 17,642,912,251 -151,560,000 -0.85% II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư tài chính dài hsạn 2,908,093,048 2,908,093,048 0.00% IV. Tài sản dài hạn khác 461,615,971 461,615,971 0.00% TỔNG TÀI SẢN 40,994,287,512 41,510,255,350 515,967,838 1.26% A. NỢ PHẢI TRẢ 383,764,597 937,729,125 553,964,528 144.35% I. Nợ ngắn hạn 239,266,277 262,770,805 23,504,528 9.82% II. Nợ dài hạn 144,498,320 674,958,320 530,460,000 367.10% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 40,610,522,915 41,330,326,225 719,803,310 1.77% I. Vốn chủ sở hữu 40,496,919,445 41,216,722,755 719,803,310 1.78% II. Quỹ khen thưởng, PL 113,603,470 113,603,470 0.00% TỔNG CỘNG NV 40,994,287,512 42,268,055,350 1,273,767,838 3.11% 3.3 Biện pháp “Xây dựng kế hoạch sử dụng tiền nhàn rỗi tại công ty”. 3.3.1 Cơ sở thực hiện của biện pháp Tỷ trọng và giá trị của lượng tiền doanh nghiệp để tồn quỹ lớn, có xu hướng tăng gây ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Thực tế, tại công ty với lượng tiền dư một phần được nhân viên trong phòng kế toán ước lượng một cách cảm tính công ty chắc chắn không dùng trong năm sẽ được gửi dài hạn, phần còn lại gửi vào ngân hàng theo hình thức tiền gửi không kỳ hạn, phục vụ mục đích thanh toán, tuy hình thức đầu tư này an toàn nhưng sức sinh lợi lại thấp. (Cụ thể năm 2008 với lượng tiền và tương đương tiền trên 15 tỷ VNĐ, công ty gửi dài hạn 10 tỷ, còn lại trên 5 tỷ họ gửi ở dạng tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán cho các các chi phí phát sinh trong kỳ). Do điều kiện thu thập số liệu hạn chế nên em xin đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiền là xây dựng mức dự trữ an toàn tiền và gửi tiền có kỳ hạn với mức lãi suất tối ưu. 3.3.2 Mục đích của biện pháp: Xây dựng kế hoạch ngân quỹ và xác định mức tồn ngân quỹ an toàn sẽ làm giảm lượng tiền nhàn rỗi dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. Tăng thêm doanh thu tài chính từ đó tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3.3.3 Tình hình dòng ngân quỹ tại công ty Thực trạng tình hình tồn quỹ của doanh nghiệp Bảng 3.5: Tình hình tồn quỹ của doanh nghiệp Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng Chệnh lệch Giá trị Tỷ lệ I. Tiền và khoản t/đương tiền 14,527,803,636 35.66% 15,836,074,552 38.63% 1,308,270,916 9.01% 1. Tiền mặt tại quỹ 153,490,485 0.38% 213,530,864 0.52% 60,040,379 39.12% 2. Tiền đang gửi ngân hàng 14,374,313,151 35.28% 15,622,543,688 38.11% 1,248,230,537 8.68% Tổng tài sản 40743614003 100.00% 40994287512 100.00% 250,673,509 0.62% Qua bảng trên có thể thấy giá trị tiền mặt tồn cuối kỳ trong năm 2008 và 2007 chiếm tỷ lệ rất lớn và có xu hướng tăng. Như vậy, rõ ràng giá trị và tỷ trọng của khoản mục tiền tăng lên do đó việc sử dụng một cách hiệu quả khoản mục này sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Dòng ngân quỹ tại doanh nghiệp năm 2008 Dòng thu ngân quỹ: Tiền bán sản phẩm sẽ được thu 65% khi doanh nghiệp giao hàng, 35% sẽ được thu vào tháng sau tháng giao hàng. Dòng chi ngân quỹ: Với đặc điểm là doanh nghiệp gia công hàng may mặc nên tiền mua nguyên vật liệu chiếm khoảng gần 50% doanh thu và thường được mua vào tháng trước tháng sản xuất, bản thân doanh nghiệp thường thanh toán các khoản mua vật tư trong vòng một tháng sau khi chi mua. Nếu doanh nghiệp thanh toán ngay khi mua hàng sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 1% giá trị hàng mua. Tiền chi lương cho công nhân viên chiếm 30% doanh thu và được chi trả vào cuối mỗi tháng. Ngoài ra chi phí thanh toán cho các dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại được thanh toán vào cuối mỗi tháng. Tình hình thu chi ngân quỹ của công ty năm 2008 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.7: Tổng hợp thu chi thực tế năm 2008 ĐVT: Triệu đồng Tháng T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Tổng Tổng số thực thu 2,141 2,281 2,419 2,515 2,467 2,507 2,611 2,605 2,370 2,644 2,651 3,217 30,429 Tổng chi 2,090 2,292 2,501 2,480 2,363 2,486 2,580 2,518 2,198 2,773 2,475 2,365 29,120 Thừa thiếu nội bộ tháng 51 -11 -82 35 104 21 30 87 173 -129 176 852 1,308 Dư đầu tháng 14,528 14,579 14,568 14,486 14,521 14,625 14,646 14,677 14,764 14,937 14,808 14,984 Dư cuối kỳ 14,579 14,568 14,486 14,521 14,625 14,646 14,677 14,764 14,937 14,808 14,984 15,836 Có thể thấy dòng ngân quỹ cuối kỳ của doanh nghiệp luôn dương và có giá trị lớn cho thấy lượng tiền dư khá dồi dào. Do doanh nghiệp không xây dựng mức tồn quỹ tối ưu cho các hoạt động của mình, để đọng một lượng tiền khá lớn trong ngân hàng dưới hình thức tài khoản tiền gửi không kỳ hạn điều này làm giảm hiệu quả sử dụng tiền của doanh nghiệp 3.3.4 Nội dung thực hiện của biện pháp: Sử dụng mô hình Baumol để xây dựng mức ngân quỹ an toàn cho doanh nghiệp Giả thiết của mô hình: Mức tiêu hao ngân quỹ là đều, tức là mức ngân quỹ sử dụng trong mỗi giai đoạn của thời kỳ xem xét sẽ là số trung bình cộng của NQat. Theo mô hình Baumol mức ngân quỹ an toàn được tính bằng: Các tham số trong mô hình Baumol : Co : Lãi suất đi vay trung bình trên thị trường tiền tệ Ct : Chi phí cho một lần điền đầy Nqat NQtk : Tổng ngân quỹ sử dụng NQat : Giá trị ngân quỹ sử dụng mục tiêu đảm bảo cân bằng tài chính với chi phi duy trì cực tiểu. Ứng dụng mô hình: Xây dựng mức ngân quỹ an toàn cho năm 2009 Các bước tiến hành: Bước 1: Dự báo doanh thu: Sau khi thực hiện các hợp đồng đã được khách hàng đặt trước từ năm 2008, các hợp đồng thương niên công ty dự tính tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2009 tăng 13% so với năm 2008. Vậy năm 2009 với tốc đô tăng trưởng doanh thu 13% so với năm 2008, em xây dựng được bảng dự kiến doanh thu năm 2009 như sau: Bảng 3.8: Dự kiến tình hình thu ngân quỹ năm 2009 ĐVT: Triệu đồng Tháng T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Tổng Doanh thu 2,425 2,660 2,772 2,880 2,738 2,884 2,986 2,921 2,548 3,225 2,872 2,743 33,654 + Thu tháng trước 850 850 + Thu tháng này (65%) 1,576 1,729 1,802 1,872 1,780 1,875 1,941 1,899 1,656 2,096 1,867 1,783 21,875 + Thu tháng sau (35%) 849 931 970 1,008 958 1,009 1,045 1,022 892 1,129 1,005 10,819 Doanh thu khác 847 Tổng số thực thu 2,426 2,578 2,733 2,842 2,788 2,833 2,950 2,944 2,679 2,988 2,995 3,635 34,391 Trong đó: Thu tháng trước chính là khoản phải thu mà công ty cho khách hàng nợ năm 2008 Doanh thu khác bao gồm: thu từ chênh lệch tỷ giá ngoại tê, thu do góp cổ phần vào công ty khác, thu lãi tiền gửi. Do có giá trị nhỏ so với doanh thu bán hàng nên để đơn giản ta tính tổng giá trị của chúng vào thời điểm cuối năm. Bước 2: Dự báo các khoản chi Với giả thiết cách thức quản lý vẫn được tiến hành như trước, tình hình sử dụng ngân quỹ sẽ giữ nguyên tỷ lệ giống năm 2008. Bảng dự toán các khoản chi được em trình bày ở trang sau Bảng 3.9: Dự kiến tình hình chi ngân quỹ năm 2009 ĐVT: Triệu đồng Tháng T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Tổng Chi hoạt động SXKD 2,181 2,391 2,539 2,586 2,465 2,593 2,583 2,626 2,292 2,892 2,581 2,466 30,197 + Chi mua sắm NVL 1,213 1,331 1,431 1,440 1,378 1,442 1,392 1,458 1,274 1,606 1,436 1,371 16,771 + Chi tiền lương 728 797 833 861 816 865 897 880 765 968 862 823 10,093 + Chi dịch vụ mua ngoài 241 264 275 285 272 285 295 288 253 318 284 272 3,333 Chi khác 408 199 303 216 205 231 332 219 205 242 215 218 2,995 + Chi trả lãi vay 17 15 14 13 58 + Chi khác 408 199 287 216 205 216 332 219 191 242 215 206 2,936 Tổng chi 2,589 2,590 2,842 2,802 2,670 2,824 2,916 2,845 2,497 3,134 2,796 2,684 33,192 Từ hai bảng dự kiến thu, chi ngân quỹ năm 2009, ta tổng hợp được tình hình thu chi ngân quỹ năm 2009 và tính được lượng dư tiền mặt cuối mỗi tháng năm 2009 theo bảng sau: Bảng 3.10: Dự kiến thu chi ngân quỹ năm 2009 ĐVT: Triệu đồng Tháng T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Tổng Tổng số thực thu 2,426 2,578 2,733 2,842 2,788 2,833 2,950 2,944 2,679 2,988 2,995 3,635 34,391 Tổng chi 2,589 2,590 2,842 2,802 2,670 2,824 2,916 2,845 2,497 3,134 2,796 2,684 33,192 Thừa thiếu nội bộ tháng -163 -12 -109 40 117 9 34 98 181 -145 199 950 1,199 Dư đầu tháng 15,836 15,673 15,660 15,551 15,591 15,708 15,717 15,751 15,850 16,031 15,886 16,085 Dư cuối kỳ 15,673 15,660 15,551 15,591 15,708 15,717 15,751 15,850 16,031 15,886 16,085 17,035 Bước 3: Tính mức ngân quỹ an toàn Dựa trên kế hoạch sản xuất năm tới, kế hoạch mua sắm và chi tiền cho năm tới sẽ xây dựng được mức ngân quỹ an toàn cho doanh nghiệp. Mức ngân quỹ an toàn sẽ được tính toán dựa trên giả thiết của mô hình Baumol và kế hoạch sử dụng ngân quỹ dự kiến năm 2009 Bảng 3.11: Tính mức ngân quỹ an toàn năm 2009. Đơn vị: VNĐ Tham số 2009 Co/tháng 1.05% Ct 3,000,000 NQtk 33,191,767,275 Theo công thức: Vậy mức ngân quỹ an toàn tính toán được là 1,257 triệu, sẽ làm tròn thành 1,250 triệu. Với mức ngân quỹ an toàn năm 2009 là 1,250 triệu. Ta có bảng dòng tiền thu chi của doanh nghiệp sau khi đã điều chỉnh để đạt mức ngân quỹ tối ưu. Bảng 3.12: Ngân quỹ doanh nghiệp sau khi điều chỉnh năm 2009 ĐVT: Triệu đồng Tháng T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12 Tổng Tổng số thực thu 2,426 2,578 2,733 2,842 2,788 2,833 2,950 2,944 2,679 2,988 2,995 3,635 34,391 Tổng chi 2,589 2,590 2,842 2,802 2,670 2,824 2,916 2,845 2,497 3,134 2,796 2,684 33,192 Thừa thiếu nội bộ tháng -163 -12 -109 40 117 9 34 98 181 -145 199 950 1,199 Dư đầu tháng 15,836 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 Điều chỉnh -14,423 12 109 -40 -117 -9 -34 -98 -181 145 -199 -950 Dư cuối kỳ 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 1,250 Qua bảng trên ta quan tâm tới dòng ngân quỹ điều chỉnh. Dòng ngân quỹ điều chỉnh mang giá trị dương nghĩa là tháng đó ta phải bù thêm tiền để doanh nghiệp giữ được mức ngân quỹ an toàn. Dòng ngân quỹ điều chỉnh mang giá trị âm tức lượng tiền mặt tháng đó dư thừa so với mức ngân quỹ an toàn, ta có thể đem lượng tiền dư thừa đó đầu tư vào hoạt động kiếm lời khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua bảng trên ta thấy tại các tháng 2, 3, 10 doanh nghiệp phải bù thêm tiền để duy trì mức ngân quỹ an toàn. Các tháng còn lại có số dư tiền mặt, công ty có thể sử dụng số tiền này đầu tư vào các hoạt động khác. Bước 4: Xây dựng kế hoạch đầu tư Cách đơn giản và an toàn nhất là doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền lượng tiền nhàn rỗi để gửi có kỳ hạn với mức lãi suất tối ưu. Bảng 3.13: Lãi suất tiền gửi đối với tổ chức tính đến tháng 4/2009 Không kỳ hạn 2.40 %/ năm 1 tháng 6.50 %/năm 2 tháng 7.00 %/năm 3 tháng 7.20 %/năm 6 tháng 7.50 %/năm 9 tháng 7.70 %/ năm 12 tháng 7.80 %/năm (Nguồn: Ngân hàng BIDV-4/2009) Kết quả của biện pháp: Bảng 3.14: Phương án gửi tiền năm 2009 sau khi thưc hiện biện pháp Đơn vị: VNĐ Phương án Số tiền Tháng bắt đầu Tháng kết thúc Số tháng gửi Lãi suất Tiền lãi 14,336,684,590 T1 T12 11 0.64% 1,011,930,987 39,584,750 T4 T12 8 0.63% 1,979,238 117,385,398 T5 T12 5 0.60% 3,521,562 8,908,135 T6 T12 4 0.60% 213,795 34,462,416 T7 T12 2 0.58% 402,062 98,488,648 T8 T12 1 0.54% 533,480 181,201,834 T9 T12 1 0.54% 981,510 71,759,769 T2 T8 2 0.58% 837,197 252,961,602 T8 T10 1 0.54% 1,370,209 Tổng 1,021,770,040 So sánh với áp dụng biện pháp năm hiện tại Bảng 3.15: Phương án gửi tiền năm 2009 khi thực hiện biện pháp hiện tại Đơn vị: VNĐ Tháng gửi Số tiền Lãi suất Tiền lãi 1 - 12 10,000,000,000 0.64% 705,833,333 1 5,672,678,778 0.20% 11,345,358 2 5,660,378,627 0.20% 11,320,757 3 5,550,936,562 0.20% 11,101,873 4 5,590,521,312 0.20% 11,181,043 5 5,707,906,710 0.20% 11,415,813 6 5,716,814,845 0.20% 11,433,630 7 5,751,277,261 0.20% 11,502,555 8 5,849,765,909 0.20% 11,699,532 9 6,030,967,742 0.20% 12,061,935 10 5,885,513,937 0.20% 11,771,028 11 6,084,629,594 0.20% 12,169,259 12 7,034,839,870 0.20% 14,069,680 Tổng 846,905,796 Nếu áp dụng biện pháp hiện tại thì năm 2009 doanh nghiệp chỉ được khoản lãi 847 triệu, trong khi áp dụng biện pháp xác định mức ngân quỹ tối ưu doanh nghiệp thu được khoản lãi 1,022 triệu đồng. Như vậy, so với trước khi thực hiện biện pháp doanh thu tài chính của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 175 triệu đồng. Khi thực hiện biện pháp này sẽ làm tăng doanh thu từ hoạt động tài chính mà không ảnh hưởng gì đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả của biện pháp này là làm tăng doanh thu tài chính và lợi nhuận trên bảng cân đối kế toán. Do đó em tổng hợp cả hai biện pháp để dự tính các báo cáo tài chính của doanh nghiệp 3.4 Kết quả tồng hợp thu được sau khi ứng dụng 2 biện pháp trên Bảng 3.16: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến sau 2 biện pháp Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Dự kiến 2009 Biến động Tăng giảm Tỷ lệ (%) 1 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 29,782,580,890 33,654,316,406 3,871,735,516 13.00% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 29,782,580,890 33,654,316,406 3,871,735,516 13.00% 4. Giá vốn hàng bán 26,757,196,918 30,235,632,517 3,478,435,599 13.00% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,025,383,972 3,418,683,888 393,299,916 13.00% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 815,473,656 1,021,770,040 206,296,384 25.30% 7. Chi phí tài chính 93,201,959 151,685,174 58,483,215 62.75% - Trong đó: chi phí lãi vay 58,483,215 58,483,215 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2,138,284,075 2,416,261,005 277,976,930 13.00% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,609,371,594 1,872,507,750 263,136,156 16.35% 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1,609,371,594 1,872,507,750 263,136,156 16.35% 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 450,624,046 468,126,937 17,502,891 3.88% 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 1,158,747,548 1,404,380,812 245,633,265 21.20% Bảng 3.17: Cân đối kế toán dự kiến sau hai biện pháp Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Dự kiến 2009 Tăng Tỷ lệ A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 19,830,106,242 20,586,754,118 756,647,876 3.82% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 15,836,074,552 16,073,498,308 237,423,756 1.50% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 849,575,536 960,020,356 110,444,820 13.00% IV. Hàng tồn kho 3,144,456,154 3,553,235,454 408,779,300 13.00% V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN 21,164,181,270 21,770,421,270 606,240,000 2.86% I. Tài sản cố định 17,794,472,251 18,400,712,251 606,240,000 3.41% II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,908,093,048 2,908,093,048 0.00% IV. Tài sản dài hạn khác 461,615,971 461,615,971 0.00% TỔNG TÀI SẢN 40,994,287,512 42,357,175,388 1,362,887,876 3.32% A. NỢ PHẢI TRẢ 383,764,597 937,729,125 553,964,528 144.35% I. Nợ ngắn hạn 239,266,277 262,770,805 23,504,528 9.82% II. Nợ dài hạn 144,498,320 674,958,320 530,460,000 367.10% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 40,610,522,915 41,419,446,263 808,923,348 1.99% I. Vốn chủ sở hữu 40,496,919,445 41,305,842,793 808,923,348 2.00% II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 113,603,470 113,603,470 0.00% TỔNG CỘNG NGUỒN 40,994,287,512 42,357,175,387 1,362,887,875 3.32% Bảng 3.18: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu sau hai biện pháp Chỉ số Công thức ĐVT Dự kiến Năm 2008 Chênh lệch Tỷ lệ Cơ cấu tài sản - nguồn vốn Tỷ trọng tài sản lưu động Tài sản lưu động % 48.60% 48.37% 0.23% 0.48% Tồng tài sản Tỷ trọng nợ phải trả Tổng nợ phải trả % 2.21% 0.94% 1.28% 136.49% Tổng nguồn vốn Quản lý rủi ro Khả năng thanh toán KN thanh toán hiện hành Tài sản lưu động Lần 78.34 82.88 -4.53 -5.47% Nợ ngắn hạn KN thanh toán nhanh TSLĐ - Hàng tồn kho Lần 64.82 69.74 -4.91 -7.05% Nợ ngắn hạn KN thanh toán tức thời Tiền Lần 61.17 66.19 -5.02 -7.58% Nợ ngắn hạn Khả năng quản lý nợ Chỉ số nợ Tổng nợ % 2.214% 0.936% 1.278% 136.49% Tổng tài sản KN thanh toán tổng quảt Tổng tài sản Lần 45.17 106.82 -61.65 -57.71% Nợ phải trả Hiệu quả tài chính Khả năng quản lý tài sản Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Vòng 0.81 0.73 0.08 10.81% Tổng tài sản bq Vòng quay tài sản cố đinh Doanh thu thuần Vòng 1.86 1.63 0.23 14.05% Tài sản cố định bq Vòng quay tài sản lưu động Doanh thu thuần Vòng 1.67 1.55 0.12 7.52% Tài sản lưu động bq Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Vòng 9.03 8.72 0.31 3.52% Hàng tồn kho bq Kỳ thu nợ bán chịu Khoản phải thu x 360 Ngày 10.27 10.27 0.00 0.00% Doanh thu thuần Khả năng sinh lời Lợi nhuận biên (ROS) Lọi nhuận sau thuế % 3.56% 3.89% -0.33% -8.38% Doanh thu thuần Sức sinh lợi cơ sở (BEP) LN trước thuế và lãi vay (EBIT) % 4.14% 3.94% 0.20% 5.09% Tổng tài sản bq Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế % 2.88% 2.84% 0.04% 1.53% Tổng tài sản bq Tỷ suất thu hồi vốn góp (ROE) Lợi nhuận sau thuế % 2.92% 2.86% 0.07% 2.38% Vốn CSH bq DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS. TS. Ngô Thế Chi Giáo trình: Phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB: Tài chính PGS. TS. Phạm Văn Dược Giáo trình: Kế toán quản trị. NXB: Thống kê PGS. TS. Phạm Thị Gái Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB: Thống kê Thạc sỹ. Vũ Việt Hùng Giáo trình: Quản lý tài chính. TS. Nghiêm Sỹ Thương Giáo trình: Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu CP : Chi phí KH : Khấu hao HTK : Hàng tồn kho LN : Lợi nhuận DN : Doanh nghiệp HĐKH : Hoạt động kinh doanh NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu KPT : Khoản phải thu TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn TSCĐ : Tài sản cố định TTS : Tổng tài sản VQHTK : Vòng quay hàng tồn kho VCSH : Vốn chủ sở hữu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21307.doc
Tài liệu liên quan