Qua một số phân tích trên , Việt Nam là một quốc gia mà nền kinh tế còn sử dụng quá nhiều tiền mặt, việc này sẽ gây rất nhiều hạn chế trong định hướng trở thành một nước Công Nghiệp hiện đại vào năm 2010 .Bên cạnh đó Nghị quyết của Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá IX vừa qua cũng chỉ rõ : “ Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong cơ quan, doanh nghiệp và dân cư.” đây là một định hướng lớn nhằm tạo lập một thị trường tiền tệ, tín dụng lành mạnh, văn minh , hiện đại và phù hợp với tiến trình hội nhập. Từ định hướng đó, vấn đề tìm các giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là vấn đề trọng tâm.
Trước hết cần phải hoàn thiện khung pháp lý. Chính phủ cần ban hành nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở pháp lý để các tổ chức tuân thủ bằng những quy định cụ thể như: Xác lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Mọi khoản thanh toán giữa các tổ chức đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng, kho bạc. Khuyến khích cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng. Giới hạn thanh toán bằng tiền mặt giữa các tổ chức. Tiền bán hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức kinh tế phải nộp vào tài khoản tiền gửi, khi cần sử dụng số tiền mặt lớn cần phải báo trước cho ngân hàng, kho bạc để cung ứng đầy đủ, kịp thời. Cần phân định rõ trách nhiệm của các ngành liên quan trong việc kiểm tra , giám sát chấp hành các quy định của Nhà Nước về sử dụng tiền mặt. Ngân Hàng Nhà Nước cần ban hành các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với năng lực, điều kiện của người sử dụng, những chế tài để giám sát, xử lý , không gây thiệt hại cho các bên có liên quan. Cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như tiết kiệm Bưu diện, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cung ứng một số dịch vụ thanh toán nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt đến nông thôn, nơi không có điểm giao dịch hoặc không phù hợp thời gian giao dịch của ngân hàng thương mại.
Hai là , các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng mạng lưới giao dịch, tổ chức mạng thanh toán diện tử trong hệ thống, liên kết ngoài hệ thống đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Thực hiện giao dịch trực tuyến giữa ngân hàng và khách hàng thông qua mạng Internet, mở rộng phương tiện thanh toán bằng các loại thẻ, đặt máy đọc thẻ ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn.thẻ rút tiền tự động ATM trong hệ thống và kết nối các tổ chức phát hành thẻ; xây dựng văn hoá dùng doanh nghiệp nhất là tại các nơi giao dịch, giảm bớt thủ tục , giấy tờ không cần thiết, thái độ ứng xử tận tình với khách hàng theo phương châm đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt kịp thời, chính xác và tiện lợi nhằm lấy lại niềm tin khách hàng.
Nền tảng cơ sở của biện pháp này chính là phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động ngân hàng hiện đại đồng thời cần nhiều nỗ lực phối hợp giữa chính phủ, các Ngân hàng, các tổ chức tài chính các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính phủ và các ngân hàng cần có chính sách quảng bá rộng rãi để họ hiểu được những lợi ích của các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng ký thuật thuật vững chắc và tạo niềm tin cho họ về tính an toàn, tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Để làm được diều này, hệ thống thanh toán liên ngân hàng cần được củng cố hơn nữa cả về mặt tính năng cũng như an ninh bảo mật.
Ba là về chính sách, Nhà Nước có chính sách khuyến khích như giảm thuế VAT cho các tổ chức, cá nhân khi mua hàng hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt. Không thu thuế VAT tại các tổ chức tín dụng đối với các dịch thanh toán không dùng tiền mặt nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng được thu phí dịch vụ thu tiền mặt của các đơn vị khi sử dụng tiền mặt.
Bốn là , tăng cường tuyên truyền những quy định của Nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thanh toán không dùng tiền mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất và trao đổi phát triển cao hơn , việc thanh toán trực tiếp sử dụng tiền mặt đã bộc lộ nhiều hạn chế như: chi phí trong lưu thông tiền tệ, việc tổ chức lưu thông tiền tệ phức tạp, tốc độ luân chuyển vốn chậm... đòi hỏi phải có thêm hình thức thanh toán thuận lợi hơn . Bên cạnh đó, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình hình thức thanh toán thich hợp thanh cho tiền mặt. Chính vì vậy, thanh toán không dùng tiền mặt ra đời.
Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài quy luật phát triển.
Qua đề án môn học, em muốn nghiên cứu sâu hơn về thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua đó, tìm hiểu xem Việt Nam đã và đang phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở mức nào ? những hạn chế mắc phải nhằm đưa ra một số định hướng cơ bản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Lê Đức Lữ đã giúp em hoàn thành đề án môn học.
II. nội dung
1. Thanh toán tiền tệ
Thanh toán tiền tệ được thực hiện dưới hai hình thức :thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1. Thanh toán tiền mặt
Thanh toán tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trong các quan hệ thanh toán thu chi giữa nhân dân với nhau, giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước với nhân dân ...
Đặc điểm của mối quan hệ thanh toán này là người tham gia thanh toán là nhân dân hoặc một bên là xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước, một bên là nhân dân ( những người không có tài khoản mở tại ngân hàng),thanh toán bằng tiền mặt không có sự xuất hiện của nhân vật thứ ba.Thanh toán tiền mặt thích hợp với vai trò của tiền tệ làm vật môi giới trong quá trình lưu thông.Sau khi chuyển hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua, người bán sẽ nhận tiền ngay và qua trình thanh toán chấm dứt ở đó.
Đến giai đoạn phát triển cao hơn cuả nền kinh tế ,thì việc thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương thức duy nhất nữa do nó đã bộc lộ những hạn chế: khi muốn thực hiện mua bán một khối lượng lớn hàng hoá đòi hỏi một lượng tiền mặt lớn, điều đó làm chi phí về lưu thông tiền mặt tăng lên , việc tổ chức lưu thông tiền mặt thêm phức tạp, tốc độ lưu chuyển vốn chậm; ngược lại ,nếu vì một lý do nào đó không có tiền tệ, thì quá trình thanh toán không thể giải quyết được do đó quá trình tái sản xuất không thể tiếp tục được. Mặt khác, một nền kinh tế sử dụng tiền mặt làm nơi tạo điều kiện cho việc rửa tiền . “Tiền bẩn” được đưa vào quá trình lưu thông một cách dễ dàng mà không bị sự giám sát của hệ thống ngân hàng , ngân hàng trung ương sẽ không kiểm soát tổng cung tiền dẫn đến sự rối loạn trong việc điều tiết nền kinh tế.
Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêm những hình thức thanh toán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thích hợp thay cho thanh toán tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh từ đó và càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế .
1.2. Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác tại ngân hàng với sự kiểm soát của ngân hàng mà không dùng tiền mặt.
So sánh với thanh toán tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng có các những đặc trưng sau :
+ Trong thanh toán qua ngân hàng, sự vận động của vật tư, hàng hoá...độc lập với sự vận độngcủa tiền tệ về cả không gian và thời gian, thường thì không ăn khớp với nhau. Nếu như trong thanh toán tiền mặt vân động của hàng hoá gắn liền với sự vận động của tiền tệ, thì trong thanh toán không dùng tiền mặt người bán có thể thu tiền trước hoặc sau khi xuất chuyển hàng hoá cho người mua. Sự tách rời về mặt thời gian và không gian trong quá trình thanh toán đặt ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ chức hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là phải rút ngắn khoảng cách giữa tiền và hàng.
+Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi (tiền mặt) không xuất hiện như thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu hàng-tiền-hàng, mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách.
+Do đặc điểm thứ hai nói trên , mỗi bên tham gia thanh toán ( chủ yếu là người mua) phảI mở tài khoản tại ngân hàng (trừ một vài hình thức thanh toán như ngân phiếu thanh toán của Việt Nam).Vì một lẽ đơn giản, nếu không như vậy thì việc thanh toán sẽ không thể tiến hành.
+Khác với thanh toán tiền mặt chỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài ra chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Quá trình thanh toán không dùng tiền mặt được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng có vai trò to lớn và không thể “ vắng mặt” trong thanh toán qua ngân hàng, vừa là người tổ chức, vừa là người thực hiện các khoản thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi các chủ thể tham gia thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng, nên sự kiểm soát của ngân hàng trong tổ chức thanh toán là cần thiết để đảm bảo được sự công bằng, chính xác, tính đúng đắn của nội dung thanh toán , tính hợp lệ của chứng từ.Do việc mở tài khoản tại ngân hàng, nên ngân hàng là người quản lý các tài khoản tiền gửi của các đơn vị, chỉ ngân hàng mới được phép trích chuyển tài khoản của các đơn vị và coi đó như nghiệp vụ đặc biệt của mình. Ngân hàng với vai tròlà người thực hiện sẽ có ảnh hưởng đến quá trình thanh toán ( nhanh chóng, thuận lợi hay ngược lại) đồng thời ngân hàng là người kết thúc quá trình thanh toán.
Nghiệp cụ thanh toán không dùng tiền mặt
Trong mối quan hệ giữa các ngân hàng và khách hàng, ngoàinghiệp vụ tín dụng, nghiệp cụ thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò cực lý quan trọng. Khối lượng và chất lượng của nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng thương mại về phương diện vĩ mô góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ-tín dụng của nhà nước, còn về phương diện vi mô, nó tác động đến sự tăng giảm nguồn tài nguyên khả dụng của ngân hàng và sự khai thác tài nguyên đó.
Khi khách hàng thiết lập mối quan hệ với ngân hàng qua việc ký gửi tiền của mình tức là đã cung cấp cho ngân hàng một loại hàng hoá đặc biệt để được cung cấp-ngoài một số tiền lãi theo lãi suất quy định nếu có-một loại dịch vụ nhằm:
Đảm bảo an toàn việc cất giữ và chi, thu nhanh chóng và thuận lợi , tức là ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ: giữ gìn tiền cho khách hàng; cung cấp séc cho khách hàng sử dụng ngay thay vì dùng tiền mặt chi trả; chuyển tiền đi đến các địa phương khác ; trung gian đảm bảo cho các bên liên hệ mọi nghiệp vụ thanh toán , hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố rủi ro trong giao dịch kinh doanh.
Ngân hàng giúp cho kế toán ngân quỹ của khách hàng được dễ dàng, tức là trong mọi nghiệp vụ về mặt kế toán như chi trả, chuyển tiền, thu tiền, chuyển khoản, ...ngân hàng phải tổ chức như thế nào để có được những tiện ích như: thời gian nhanh chóng, không làm trễ , ứ đọng tiền của khách hàng; khả năng to lớn, thực hiện các nghiệp vụ có giá trị to lớn, trong một không gian rộng lớn mà bản thân khách hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn; kỹ thuật tiện lợi, bằng sô sách , rõ ràng và chính xác.
Ngân hàng làm luân chuyển tiền tệ trong không gian và thời gian để sinh lời: là nơi tập trung tiền thu góp và phân phát tiền vay mượn và trở thành “ chợ tiền”, ai muốn đến góp tiền hay rút tiền đều thuận tiện. Do đó, các khối tiền bất động,”tiền chết” trở thành sống động hơn, di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác để phục vụ kinh doanh.
Muốn đạt được các mục đích trên , ngân hàng cần phải sử dụng các công cụ thanh toán phục vụ khách hàng một cách thuận tiện, hữu hiệu và chính xác
Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt được phân làm hai loại:
Thanh toán ngay( hay thanh toán bằng bút tệ): tức là sự thanh toán có hiệu lực chi trả tức thời và dứt khoát một trái quyền trong giao dịch buôn bán hay dịch vụ.
Thanh toán trả chậm: tức là thanh toán một trái quyền không có hiệu lực ngay, mà chỉ được thực hiện trong thời hạn được thoả thuận giữa chủ nợ và người mắc nợ.
A. Thanh toán ngay .
Hình thức thanh toán này đã trở thành rất phổ biến tại các ngân hàng trên thế giới và chiếm một tỷ lệ ngày càng cao trong khối lượng điều động tài nguyên lý thác tại ngân hàng. Các hình thức thanh toán này còn được gọi là”thanh toán bằng bút tệ”,vì mọi điều động tài nguyên của khách hàng ký thác tại ngân hàng được thực hiện bằng các bút toán dưới các hình thức các chứng phiếu có giá trị tiền tệ thay vì tiền mặt. Ngoài séc (chi phiếu) là một loại chứng phiếu thông thường nhất , còn có lệnh chuyển khoản , thư tín dụng ...
Mỗi công cụ thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp ccho từng đối tượng và loại hình giao dịch thanh toán da dạng phong phú của các chủ thể kinh tế và dân cư. Đưa ra một danh mục chọn lựa công cụ thanh toán và phù hợp với tựng đối tượng sử dụng vừa là nhiệm vụ, vừa là mục đích kinh doanh và trọng điểm cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay.
Một trong những tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là giúp thanh toán các cuộc giao dịch mà không dùng đến tiền mặt. Trong nền kinh tế thị trường, các thể thức phát hành thanh toán trong hệ thống ngân hàng thật dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng: chỉ cần hai bên mua và bán kiểm soát việc giao nhận háng hoá bên ngoài ngân hàng và khi đã thấy phù hợp với sự thoả thuận của hai bên , người mua viết séc trả cho người bán và người này giao séc cho ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản của mình.Công việc của cá ngân hàng trong trường hợp này rất đơn giản : trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin hệ thống máy tính đảm bảo cho việc quản lý danh mục phát hành tài khoản và thực hiện lệnh trở nên nhanh chóng , kịp thời và chính xác.
1. Hình thức thanh toán bằng séc
1.1. Khái niệm
-Về mặt pháp lý : “ Séc là một chứng từ do người phát hành đưa cho người thụ hưởng để người này hay cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng, được đòi người thực hiện ( thông thường là một ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng tương đương) phải trả ngay một khoản tiền đã được lý thác cho người thụ hưởng sử dụng.”
-Về phương diện ngân hàng, có thể định nghĩa như sau : “ Séc là một chứng từ do một người có tiền dự trữ tại một ngân hàng( hay một tổ chức tín dụng được nhà nước công nhận theo pháp lệnh ngân hàng), phát chuyển về ngân hàng để ngân hàng trả ngay cho một khoản tiền cho chính mình, hay cho một người thụ hưởng được ghi trên séc, hay cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng” .
-Vậy hình thức thanh toán bằng séc là hình thức thanh toán sử dụng một loại chứng từ: một lệnh trả tiền tức thời , do đó người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trả một số tiền nhất định cho chính mình hay cho người thứ ba.
- Như vậy, có ba người liên hệ đến tờ séc:
+ Người phát hành: là người có tiền gửi tại ngân hàng, là chủ tài khoản hoặc được chủ tàI khoản uỷ quyền .
+Ngân hàng là nơi mở tài khoản và giữ tiền của người phát séc.
+Người thụ hưởng: là người có tên trên séc để lãnh tiền hoặc là người được chuyển nhượng quyền sử dụng séc .
Dự kim
Dự kim là số tiền mà người phát hành séc có quyền được sử dụng trong tay người thực hiện, theo sự thoả thuận với người này khi phát hành séc. Sự hiện hưũ của dự kim là một điều kiện cần thiết cho sự hữu hiệu cuả séc. Luật lệ các nước rất khắt khe trong quy định khoản dự kim về séc là một lệnh trả tiền tức thời , nên cần phải có sẵn dự kim để thi hành được lệnh trả tiền tức thời này. Do đó:
Dự kim phải có sẵn khi phát hành séc.
Dự kim phải khả dụng, tức là phảI sử dụng ngay được để trả cho người thụ hưởng không gặp trở ngại nào.
Dự kim phải vô điều kiện vì tính chất của séc là phải được chi trả không điều kiện không rằng buộc nào.
Dự kim phải đủ để trả hết số tiền ghi trên séc. Nếu cần người phát hành séc có nhiệm vụ dẫn chứng về sự hiện hữu của dự kim, và không còn được sử dụng dự kim khi đã trao cho người thụ hưởng.
Nếu nhiều séc cùng phát hành mà tổng ngạch số vượt quá dự kim, dự kim này phải dùng thanh toán cho tuần tự trình lãnh , nếu các séc cùng trình lãnh một lượt, phải theo nhật ký phát hành, phải căn cứ vào số thứ tự in trên tờ séc, bắt đầu bằng số nhỏ nhất.
1.2. Vai trò kinh tế của séc :
Về mặt kinh tế séc có ba công dụng:
- Là một công cụ rút tiền, nghĩa là khách hàng phải có mở một tài khoản tại ngân hàng, séc này gọi là séc rút tiền.
- Là một công cụ cho trả, nó cho phép thanh toán một món nợ ở xa và có vai trò tiền tệ nhưng thuận lợi hơn tiền mặt vì an toàn hơn và tự nó có thể là một chứng từ giả tiền.
- Là một công cụ thanh toán bù trừ không phải dùng tiền giấy, giúp thanh toán tiền bạc không nặng nề và lưu hành tiền tệ gọn gàng, dễ kiểm soát.
Séc bản thân nó không phải là tiền, nhưng nó là một trái quyền đòi tiền trong ngân hàng và thường được chấp nhân như một phương tiện thanh toán.
-Như vậy , có ba người liên hệ đến tờ séc:
+ Người phát hành: là người có tiền gửi tại ngân hàng, là chủ tài khoản hoặc được chủ tài khoản uỷ quyền .
+Ngân hàng là nơi mở tài khoản và giữ tiền của người phát séc.
+Người thụ hưởng: là người có tên trên séc để lãnh tiền hoặc là người được chuyển nhượng quyền sử dụng séc.
a.Sơ đồ vận hành séc qua một ngân hàng:
Người phát hành
Người thụ hưởng
Ngân hàng
thụ lệnh
(3)
(2)
(1)
(1): Người phát hành ký phát séc và giao cho người thụ hưởng.
(2): Người thụ hưởng xuất trình giấy tờ cho ngân hàng thực hiện để đòi trả tiền.
(3): Ngân hàng thực hiện gửi giấy báo về tình trạng tài khoản cho người phát hành.
Ngân hàng
bên bán
Ngân hàng
bên mua
Người bán
Người mua
(1)
(2)
(3)
(6)
(7)
(4)
(5)
b.Lưu thông séc qua 2 ngân hàng:
Bán giao hàng cho người nua
Mua phát hành séc trao cho người bán.
Người bán nộp séc vào ngân hàng để nhờ thu hộ trên séc.
Ngân hàng bên bán thu hộ qua ngân hàng bên mua
Ngân hàng trả tiền cho người hưởng lợi qua ngân hàng bên bán.
Thanh toán tiền cho người bán.
Ngân hàng quyết toán séc với người mua .
Điều kiện áp dụng
Việc phát hành séc tạo mối liên quan pháp lý đối với ba người : người phát hành séc , người thụ hưởng và người thừa phó ; một người có thể vừa là người phát hành séc và người thụ hưởng; hoặc vừa là người thụ hưởng vừa là người thừa phó ; nhưng không thể là người phát séc đồng thời là người thừa phó trừ phi là của chính ngân hàng phát hành ra để lánh tại một chi nhánh của mình.
Người phát hành séc cần phát hành séc một cách hợp lý ( điều kiện về hình thức), có đủ dự kim và dự kim luôn sẵn sàng dành cho việc chi trả và sau cùng là có năng lực pháp lý theo luật định như khi làm thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng.
Người thừa phó séc phải được pháp luật cho phép; ngân hàng hay tổ chức tín dụng theo quy định của pháp lệnh về ngân hàng.
Người thụ hưởng là người được ghi tên nhận tiền trên séc, hoặc là người được nhượng quyền thụ hưởng séc, hoặc là người cầm séc trong trường hợp séc vô danh. Người thụ hưởng phải có năng lực pháp lý về dân sự khi nhận đủ số tiền được ghi trả trên séc.
1.3. Quy trình thanh toán séc
Ngay khi được xuất trình, nếu có dự kim, séc hợp lệ phải được chi trả ( bằng tiền mặt hoặc ghi Có vào tài khoản của khách hàng thụ hưởng) , trừ phi có phản kháng do người phát hành hoặc người cầm séc trong trường hợp thất lạc hay mất cắp.
Séc cần được trình lãnh trong thời hạn luật định ( thông thường từ 8 dến 18 ngày, tuỳ nơi trả tiền là tại cùng địa phương hay khác địa phương) và tại địa diểm được chỉ định là nơi trả tiền séc.
Trước khi chi trả, cần xem séc có hợp thức, dự kim có đủ, căn cước và tư cách của người nhận tiền ( nếu là tiền mặt) có đúng không.
Về mặt pháp lý, sự trả tiền hợp lệ sẽ giải kết ngân hàng thực hiện đối với người phát hành séc và người phát hành séc đối với người thụ hưởng.
Séc có thể được người thụ hưởng yêu cầu ngân hàng chi trả một phần của mệnh giá khi có dự kim nhỏ hơn ngạch của séc, nhưng bắt buộc phải lập chứng từ cự tuyệt về phần chưa trả của séc.
2. Hình thức thanh toán bằng lệnh chuyển khoản.
2.1. Lệnh chuyển khoản
a. Khái niệm
Lệnh chuyển khoản là ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định trong một tài khoản của mình để chuyển vào một tài khoản khác của một người thứ ba hay của chính mình tại cùng ngân hàng hay tại ngân hàng khác.
Lệnh chuyển khoản hay séc chuyển khoản là phương tiện trả tiền rất thuận lợi: tránh việc lưu hành tiền tệ, như vậy nghiệp vụ được an toàn hơn, không tốn kém vì được miễn thuế tem.
Đối với ngân hàng chuyển khoản là một nghiệp vụ mà ngân hàng thừa lệnh của khách hàng có tài khoản tại ngân hàng mình trích một số tiền tại tài khoản của khách hàng đó để trả vào tài khoản của người thứ ba.
Chuyển khoản giúp cho thanh toán thuận lợi và chắc chắn, không cần phảI chuyển vận tốn nhiều công sức và bất trắc trong chuyên trở tiền mặt
b. Điều kiện áp dụng
-Muốn chuyển khoản cần có lệnh chuyển khoản rồi mới thực hiện nghiệp vụ chuyển khoản.
-Lệnh chuyển khoản thường được ngân hàng giao cho chủ tài khoản để tiện việc sử dụng, nhưng cũng có thể lập dưới hình thức một chứng phiếu giap dịch được ( hình thức vô danh hay hình thức chiếu lệnh)
-Khi phát hành lệnh chuyển khoản mà tài khoản có đủ dự kim, ngân hàng không thể từ chối thi hành, nếu lệnh chuyển khoản được xét là hợp lệ và thành thật. Giao lệnh chuyển khoản mới chỉ là người ra lệnh ưng thuận trả tiệnm còn sự ưng thuận của ngân hàng và của người thụ hưởng nữa thì lệnh chuyển khoản mới có giá trị giải ngân.
-Muốn chuyển khoản , cần có lệnh của chủ tài khoản phát ra cho ngân hàng và ngân hàng sẽ ghi Nợ vào tài khoản của người ra lệnh, nếu thấy có đủ dự kim, đồng thời ghi Có số tiền chuyển khoản vào tài sản người thụ hưởng.
-Về nhật ký chuyển khoản, trường hợp có liên hệ đến một ngân hàng chung, chuyển khoản được coi là thực hiện vào lúc ngân hàng ghi Nợ tàI khoản người ra lệnh và và ghi Có tài khoản của người thụ hưởng. Trường hợp nghiệp vụ chuyển khoản liên quan đến nhiều ngân hàng khác nhau, việc chuyển khoản được coi là được thực hiện vào lúc có sự ưng thuận của ngân hàng của người thụ hưởng, tức là lúc ghi Có vào tài khoản của thụ hưởng mở tại ngân hàng của người này.
Có hai loại chuyển khoản: chuyển khoản trực tiếp và chuyển khoản gián tiếp
Chuyển khoản trực tiếp
Nếu người ra lệnh và người thụ hưởng đều có tài khoản tại cùng ngân hàng, có hai trường hợp có thể xảy ra:
+ Chuyển khoản giữa hai tài khoản của cùng một khách hàng mở tại ngân hàng.
+ Chuyển khoản giữa hai tài khoản của hai khách hàng khác nhau mở tại cùng một ngân hàng.
Chuyển khoản gián tiếp
Là trường hợp người ra lệnh có tài khoản ở ngân hàng này và người thụ hưởng có tài khoản mở tại ngân hàng khác. Có hai trường hợp có thể xảy ra:
+ Chuyển khoản giữa hai tài khoản của cùng một khách hàng mở tại hai ngân hàng khác nhau
+ Chuyển khoản giữa hai tài khoản của hai khách hàng mở tại hai ngân hàng khác nhau.
c. Quy trình thanh toán
Ơ ngân hàng quốc doanh Việt Nam hiện nay, lệnh chuyển khoản đang được áp dụng là uỷ nhiệm chi:
Sơ đồ thanh toán uỷ nhiệm chi
Trường hợp chủ tài khoản và người thụ hưởng mở tài khoản tại một ngân hàng:
Chủ tài khoản
Người thụ hưởng
Ngân hàng
(1)
(2)
(3)
(4)
Trường hợp chủ tài khoản và người thụ hưởng mở tài khoản tại hai ngân hàng:
Người mua
Người bán
Ngân hàng phục vụ người mua
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(1): Người thụ hưởng giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho chủ tài khoản ( người mua) theo hợp đồng ký kết
(2): Chủ tài khoản lập uỷ nhiệm chi gửi ngân hàng
(3): Ngân hàng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của uỷ nhiệm chi và số dư tài khoản đơn vị mua, ghi giảm tài khoản đơn vị mua và báo cho người mua biết.
(4):
Ngân hàng ghi tăng tài khoản người thụ hưởng và báo cho người thụ hưởng ( nếu chủ tài khoản và người thụ hưởn mở tài khoản tại một ngân hàng)
Ngân hàng bên chủ tài khoản ( bên mua) báo có về ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ( ngân hàng bên bán), nếu cả hai mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau.
(5): Ngân hàng bên bán ghi tăng tài khoản người bán và báo cho họ biết.
2.2. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng
a. Khái niệm
Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức thanh toán sử dụng chứng từ do ngân hàng phát hành yêu cầu một chi nhánh của mình hay một “ ngân hàng giao dịch” xuất trả một số tiền hay chấp thuận một khoản tín dụng cho người thụ hưởng có tên trong thư tín dụng.
Thư tín dụng có nhiều công dụng, như để cam kết trả các hối phiếu cho những người sẽ được khách hàng chỉ định trình lãnh, để dùng trang trảI các chi phí du lịch và mua sắm ở nước ngoài.
b. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ thư tín dụng thương mại:
Đơn vị bán
Đơn vị mua
Ngân hàng mở thư tín dụng
Ngân hàng thanh toán
(1)
(8)
(2)
(7)
(3)
(5)
(6)
(4)
(1): Bên mua lập giấy mở thư tín dụng gửi vào ngân hàng bên mua.
(2): Ngân hàng bên mua gửi giấy mở thư tín dụng cho ngân hàng bên bán
(3): Ngân hàng bên bán gửi thư tín dụng cho bên bán biết.
(4): Sau khi kiểm tra thư tín dụng hợp lệ bên bán giao hàng hoá cho bên mua.
(5): Ngay sau đó, bên bán lập hoá đơn giao hàng gửi ngân hàng bên bán.
(6): Ngân hàng bên bán sau khi kiểm tra hoá đơn giao hàng phù hợp với giấy mở thư tín dụng sẽ ghi tăng tàI khoản người bán và báo Có cho người bán biết.
(7): Ngân hàng bên bán Nợ ngân hàng bên mua.
(8): Ngân hàng bên mua hoàn tất thư tín dụng và báo cho bên mua biết.
c. Thư tín dụng thường có hai mục đích:
Thông thường thư tín dụng do khách hàng nhờ ngân hàng của mình cấp cho một người thứ ba để người này cấp cho khách hàng một dịch vụ hay một thương vụ. Đây là một phương thức thường được dùng trong tín dụng nhập khẩu.
Thư tín dụng cũng có thể được cấp cho một khách hàng để giúp người này nhận tiền hay được hưởng một khoản tín dụng ở một nơI khác mà ngân hàng có một chi nhánh hay một “ ngân hàng giao dịch”. Đây là hình thức thư tín dụng mà khách hàng sẽ dùng để mua hàng hoá ở nươch ngoàI hay cho một khách du lịch để sử dụng trong cuộc hành trinh. Nhưng thông thường thì người thu hưởng muốn lãnh tiền tại nhiều nơI do đó mà người ta cần một loại “ thư chung”.Loại thư chung này có dạng như một thư tín dụng thông tri bảo lãnh cho người cầm thư đối với các ngân hàng giao dịch và các chi nhành mà khách hàng đI qua. Hệ thống này giúp cho người thụ hưởng nhiều thuận lợi nhưng cũng đồng thời có nhiều rui ro cho chính người thụ hưởng cũng như ngân hàng trong trường hợp thư tín dụng lọt vào tay kẻ xấu.
Vì lý do đó mà trong trường hợp khách hàng có thể xác định trước các nơI mà mình sẽ dùng cần tiền, ngân hàng sẽ cấp cho người thụ hưởng một thư tín dụng có xác nhận hoặc báo trước. Như vậy thư tín dụng sẽ được xác nhận bằng một giấy báo tiền gửi cho một chi nhánh nơI mà khách hàng được phép lĩnh tiền. Giấy báo có thể kèm theo các chi tiết vè họ tên người thụ hưởng, số hiệu và số tiền của thư tín dụng, thời hạn hiệu lực và mẫu chữ ký của khách hàng.
Vì vậy, việc tạo lập cũng như việc thanh toán thư tín dụng cần hết sức cẩn trọng, như chỉ dành đối với khách hàng được sự tín nhiệm của ngân hàngm in ấn bắng một loại giấy tờ đặc biệt, số tiền và các chữ được ghi khắc theo một lỹ thuật tinh vi, việc lãnh tiền đòi hỏi phảI xuất trình một thẻ chứng nhận về chữ kýmẫu để khi trả tiền dễ dàng kiểm soát tính xác thưch của văn kiện, tư cách của người hưởng, số tiền phải xuất trả.
2.3. Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Khái niệm
Uỷ nhiệm thu là nghiệp vụ thu tiền, mà trong đó người bán uỷ thác cho người cho ngân hàng thu một khoản tiền của người mua theo hợp động người mua và người bán ký.
Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu là một chứng từ do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng thu một khoản tiền ở người mua trong trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau.
Sơ đồ thanh toán uỷ nhiệm thu ở Việt Nam
Trường hợp 2 bên mua ,bán có tài khoản ở một ngân hàng:
Ngân hàng
Đơn vị bán
( người thụ hưởng)
Đơn vị mua
(người trả tiền)
(1)
(2)
(4)
(3)
(1): Đơn vị bán giao hàng cho người mua
(2): Đơn vị bán lập uỷ nhiệm thu kèm theo các hoá đơn chứng từ gửi dến ngân hàng nhờ thu hộ.
(3): Ngân hàng ghi nợ tài khoản đơn vị mua và báo nợ cho bên mua biết.
(4): Ngân hàng ghi Có và báo Có cho bên bán biết.
Trường hợp 2 bên mua , bán có tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau:
Đơn vị bán
(người thụ hưởng)
Đơn vị mua
(người trả tiền)
Ngân hàng bên bán
Ngân hàng bên mua
(1)
(2)
(7)
(3)
(6)
(4)
(5)
(1): Đơn vị bán giao hàng cho người mua
(2): Đơn vị bán lập uỷ nhiệm thu kèm theo cá hoá đơn chứng từ gưỉ đến ngân hàng nhờ thu hộ
(3): Ngân hàng gửi uỷ nhiệm thu và hoá đơn chứng từ về ngân hàng bên mua.
(4): Ngân hàng bên mua báo cho ngươig mua biết bên bán có giấy đòi tiền.
(5): Bên mua chấp nhận hay từ chối báo cho ngân hàng biết
(6): Ngân hàng bên mua báo Có cho ngân hàng bên bán
(7): Ngân hàng bên bán ghi Có vào tài khoản cho đơn vị bán và báo Có cho họ biết
Đây là thể thức hết sức phức tạp, chậm chạp, rườm rà, không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong kinh tế thị trường chỉ phù hợp với kho bạc Nhà Nước hoặc thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài.
Việc thanh toán uỷ nhiệm thu được thực hiện khi hai bên mua và bán đã ký kết hợp đồng và quy định việc thanh toán theo hình thức này.
Người bán khi nhận được giấy báo của ngân hàng để thanh toán tiền , tiến hành xem xét giấy nhờ thu và các chứng từ kèm theo, trên cơ sở đó mà đồng ý hoặc từ chối việc thanh toán. Nếu toàn bộ chứng từ phù hợpvới hợp đồng đã ký thì tiến hành chấp nhận. Trong trường hợp chứng từ thanh toán gửi đến không phù hợp với hợp đồng đã ký, thì có quyền từ chối.
3.Hình thức thanh toán bằng thẻ.
a. Khái niệm
Hình thức thanh toán bằng thẻ là hình thức thanh toán sử dụng thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá , dịch vụ , các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền tự động.
Các chủ thể có liên quan dến việc phát hành và sử dụng thẻ:
Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật, mật mã, ký hiệu... cho các thẻ thanh toán được đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thẻ. Sau đó cung cấp hoặc bán cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho người bán bằng thẻ thanh toán.
Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ: ngân hàng đại lý có nhiệm vụ trả tiền cho cơ sở tiếp nhận thẻ khi nhận được biên lai thanh toán, trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ sở hữu thẻ , nhận chuyển tiếp số tiền thanh toán bằng thẻ đến bên bán.
Cơ sở tiếp nhận thẻ: là các đơn vị bán hàng cung ứng dịch vụ như cửa hàng, khách sạn... được trang bị kỹ thuật để nhận thẻ thanh toán tiền hàng, dịch vụ, trả nợ thay tiền mặt, khi thanh toán tiền các cơ sở tiếp nhận thẻ sử dụng máy đọc do ngân hàng đại lý trang bị để kiểm tra thẻ và biên lai thanh toán.
Chủ sở hữu thẻ: là các công ty, doanh nghiệp ,tổ chức , cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán và được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận cho sử dụng các loại thẻ nói trên, chủ sở hữu thẻ phảI trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ.
Điều kiện áp dụng
Thẻ thanh toán gồm các loại:
thẻ ghi nợ: áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dung thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng, do giám đốc ngân hàng phát hành thẻ xem xét quyết định. Mỗi thẻ có ghi hạn mức thanh toán tối đa do ngân hàng phát hành thẻ quy định, khách hàng chỉ được thanh toán trong phạm vị hạn mức thanh toán của thẻ.
Thẻ ký quỹ thanh toán: áp dụng rộng rãI cho mọi khách hàng muốn sử dụng loại thẻ này, khách hàng phảI lưu ký tiền vào một tàI khoản riêng tại ngân hàng và được sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ trong thẻ đã lưu ký.
Thẻ tín dụng: áp dụng đối với khách hàng có đủ diều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay tiền. Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp nhận bằng văn bản.
Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán hiện đại nhưng để sử dụng thẻ ngoài việc mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và lưu ký vào đó một số tiền tương đối lớn. Khi muốn thanh toán phải đưa thẻ vào một thiết bị chuyên dụng chỉ có ở điểm giao dịch có quan hệ đặt máy để thanh toán cho ngân hàng.
Thêm vào đó, sau một thời gian sử dụng nhất định, khách hàng phải mang thẻ đến ngân hàng để làm thủ tục cập nhật lại số dư mới và làm thủ tục gia hạn lại thẻ.
Cả người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ và người sử dụng thể đều phải trả phí cho ngân hàng phát hành thẻ.
Quy trình thanh toán
sơ đồ thanh toán bằng thẻ thanh toán:
Ngân hàng đại lý
Ngân hàng
phát hành
(6)
(7)
ATM
(1a) (1b) (8) (5) (4)
Cơ sở tiếp
nhận thẻ
Người sử dụng thẻ
(3)
(3) (2)
1a- Các đơn vị, cá nhân dến ngân hàng phát hành xin được sử dụng thẻ ( ký quỹ hoặc vay)
1b- Ngân hàng phát hành cung cấp thẻ cho người sử dụng và thông báo cho ngân hàng đại lý và cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ.
2- Người sử dụng thẻ mua hàng hoá, dịch vụ và giao thẻ cho cơ sở tiếp nhận.
3- Rút tiền hoặc ở ATM hoặc ở ngân hàng đại lý.
4- Trong vòng 10 ngày, cơ sở tiếp nhận nộp biên lai vào ngân hàng đại lý để lấy tiền.
5- Trong vòng 1 ngày, ngân hàng đại lý trả tiền cho cơ sở tiếp nhận.
6- Ngân hàng đại lý chuyển biên lai để thanh toán, lập bảng kê cho ngân hàng phát hành
7- Ngân hàng phát hành thẻ hoàn trả lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán.
người sử dụng thẻ muốn sử dụng nữa hoặc hết số tiền trên thẻ thì ngân hàng phát hành hoàn tất quá trình sử dụng thẻ.
Ưu nhược điểm của việc phát hành và thanh toán thẻ thanh toán
Ưu điểm:
Tạo điều kiệncho hoạtđộng tín dụng Ngân hàng tăng lên nhiều, vốn tín dụng lớn, việc cho vay này ít rủi ro .
Việc thanh toán bằng thẻ thanh toán rất an toàn, chính xác và tiết kiệm nhiều thời gian qua đó tạolập niềm tin của người dân đối với hẹ thống Ngân hàng. Đồng thời, Nhag Nước kiểm soát được các giao dịch thanh toán của dân cư ,của cả nền kinh tế, là tiền đề cho việc tính toán lượng cung ứng tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hơn.
Hạn chế được các hoạt động kinh tế ngầm, giảm thiểu tiêu cực, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.
Việc áp dụng công nghệ hiện đại cho việc phát hành và thanh toán thẻ thanh toán tạo điều kiện cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Nhược điểm:
Khi sử dụng thẻ thanh toán chủ thẻ phải trả thêm một khoản phí
Vốn đầu tư cho công nghệ này cao.
B. Thanh toán trả chậm
Thanh toán trả chậm là các sự thanh toán mà sự chi trả không có hiệu lực chấp hành tức thời và dứt khoát, mà chỉ có hiệu lực chi trả sau một thời gian thoả thuận giữa người chủ nợ và người mắc nợ. Đây là chứng phiếu sử dụng như những công cụ thanh toán toán trong nghiệp vụ tín dụng rất hữu hiệu.
Các công cụ thanh toán chậm trả gồm:
Các thương phiếu như hối phiếu, lệnh phiếu, biên lai được sử dụng rộng rãi trong các nghiệp vụ kinh doanh.
Các giá khoán động sản dùng trong các nghiệp vụ tài chính.
1.Hình thức thanh toán bằng thương phiếu
Khái niệm
Hình thức thanh toán bằng thương phiếu là hình thức thanh toán sử dụng một chứng từ thể hiện một món nợ thương mại ngắn hạn, có thể chuyển nhượng được, thương phiếu cũng là một công cụ thanh toán món nợ ấy.
-Thương phiếu có nhiều loại:
+ Hối phiếu là loại thương phiếu có tính chất thương mại với mọi người có liên hệ với nó.
+ Lệnh phiếu là thương phiếu chỉ có tính chất thương mại nếu do nhà doanh nghiệp đó phát hành
+ Là loại thương phiếu lấy hàng hoá cầm cố ra bảo đảm.
+ Séc cũng có tính chất thương phiếu chỉ khi nào nó được dùng làm phương tiện thanh toán giữa các nhà kinh doanh trong giao dịch sản xuất –kinh doanh với nhau. Công cụ này đã được trình bày ở trên.
Hiện nay, ngoại trừ séc là một phương tiện thanh toán , các loại thương phiếu thường được dùng vừa để làm công cụ thanh toán nhưng chủ yếu trở thành những công cụ tín dụng đặc biệt nhờ kỹ thuật chiết khấu áp dụng tại các ngân hàng thương mại.
-Những lợi ích khi sử dụng thương phiếu:
+ Đối với thương trường: khuyến khích tiêu thụ, làm tăng sức mua, tránh ứ đọng vốn kinh doanh.
+ Đối với các nhà doanh nghiệp: tiện dụng trong việc cấp tín dụng thương mại bằng phương pháp chiết khấu.
+ Đối với ngân hàng nhận chiết khấu: ít rủi ro vì có nhiều bảo đảm và có thể tái chiết khấu
1.1.Hình thức thanh toán bằng hối phiếu
Khái niệm
Hình thức thanh toán bằng hối phiếu là hình thức dùng một văn bản, chứng từ do chủ nợ tạo lập để ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc theo lệnh của người này khi món tiền đến hạn.
Đặc trưng
Hối phiếu là một trái quyền có giá trị bằng tiền ứng dụng trong một nghiệp vụ thương mại nhất định, khác với giấy bạc cũng là một trái quyền nhưng không biểu thị một nghiệp vụ nào cả.
Do đó , hối phiếu được coi là một công cụ thanh toán đặc biệt. Sự đặc trưng của hối phiếu:
Hối phiếu giúp cho nhà doanh nghiệp đã ưng thuận một tín dụng có phương cách giản dị để sử dụng được ngay số tiền đã xuất ra cho vay.
Số nợ ghi trong hối phiếu có thể được chuyển nhượng với thể thức dễ dàng với sự đảm bảo rất vững chắc về pháp lý.
Chủ nợ có thể sử dụng được số nợ đã cho vay nhưng chưa đòi được vì chưa đáo hạn, để trả những số nợ của chính mình còn thiếu .Chủ nợ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng để đổi lấy tiền mặt ngay được, bằng cách chiết khấu cho ngân hàng.
Khác với séc, dự kim không cần phải có ngay lúc lập hối phiếu; điều cần thiết là đến ngày trả tiền, dự kim phải có sẵn trong tay người thiếu nợ để trả cho chủ nợ.
Do đó , hối phiếu lúc đầu dùng để thanh toán nơi xa, và thường có sự hoán đổi giữa các loại tiền khác nhau, sau đó hối phiếu trở thành một công cụ chi phí có thể chuyển nhượng, được mọi người có liên hệ tới hối phiếu liên đới bảo đảm việc thanh toán; hiện nay hối phiếu được thông dụng như một công cụ tín dụng.
c. Hối phiếu được lập chỉ có giá trị :
Nếu người phát phiếu ưng thuận phát hành, chữ ký tên thể hiện sự ưng thuận.
Người phát phiếu phải có năng lực pháp lý hành nghề thương mại.
Người thiếu nợ phải có tư cách pháp lý của người thương gia, nếu không phải là thương gia thì phải ký tên xác nhận .
Nguyên nhân phát hành hối phiếu phải hợp pháp.
Hối phiêú phảI có dự kim mới có giá trị, nghĩa là vào ngày đáo hạn người phát hành hối phiếu phảI có một số tiền ít nhất bằng trị giá của hối phiếu trong tay người thiếu nợ.
d. Thanh toán hối phiếu
Đến kỳ hạn ấn định, hối phiếu hợp lệ được thanh toán.
Tuỳ theo loại hạn kỳ mà hối phiếu được thanh toán vào những ngày khác nhau: có hối phiếu được thanh toán tức thời trong thời hạn 1 năm; có hối phiếu buộc phải xuất trình và chỉ được thanh toán sau một thời hạn nào đó; cuối cùng là loại hối phiếu chỉ được lãnh vào một kỳ cố định hay sau một thời hạn nào đó, thì phải đúng thời hạn theo quy định của nơi trả tiền.
Muốn được thanh toán hối phiếu phải được xuất trình tại trụ sở của người thiếu nợ vào ngày đáo hạn hay một ngày trong hai ngày kế tiếp. Nếu qua hai ngày sau hạn kỳ, người cầm phiếu không xuất trình hối phiếu, chủ nợ có quyền ký thác số tiền đó vào quỹ uỷ thác của kho bạc Nhà nước và người cầm phiếu phải chịu mọi phí tổn nếu có.
Các hoạt động chi trả được coi là hợp lệ khi trả vào lúc đáo hạn hối phiếu và không gặp phải sự phản kháng hay ngay chặn nào. Sự phản kháng việc thanh toán hối phiếu rất hạn chế:
+ Chỉ khi người thiếu nợ bị phá sản, sự phản kháng của người chỉ định hợp pháp để thanh toán tài sản của đương sự mới có hiệu lực.
+ Chỉ trong trường hợp hối phiếu bị thất lạc hay mất cắp, người sở hữu mới có thể phản kháng sự trả tiền.
1.2.Hình thức thanh toán bằng lệnh phiếu
Khái niệm
Hình thức thanh toán bằng lệnh phiếu là hình thức thanh toán sử dụng một chứng từ theo đó, người ký phát cam kết trả vào một kỳ hạn nhất định một số tiền xác định cho chính người thụ hưởng hay theo lệnh của người này. Lệnh phiếu là lời hứa, lời cam kết của người ký phát.
Đối với lệnh phiếu, người ta không áp dụng thể thức chấp nhận bởi vì trong phương thức thanh toán này , người ký phát đồng thời là người trả tiền.
Ngoài ra, nếu xét trên phạm vi sử dụng, lệnh phiếu có thể được sử dụng đối với cả hành vi thương mại và hành vi dân sự( không có tính chất thương mại). Tuy nhiên , nếu chỉ xét trong phạm vi thương mại , thì lệnh phiếu ít được sử dụng hơn hối phiếu.
Ký phát một lệnh phiếu không nhất thiết là một hành vi thương mại, trừ phi nó tượng trưng cho một món nợ phát sinh từ một nghiệp vụ thương mại.
Lệnh phiếu vừa là một công cụ thanh toán đồng thời là một công cụ tín dụng như hối phiếu.
Hiệu lực của hối phiếu
Những điều kiện để một lệnh phiếu có hiệu lực pháp lý
Về hình thức:
- Có chữ ký cuả người ký phát
Xét về phương diện thanh toán, có hai loại lệnh phiếu: lệnh phiếu thanh toán ngay là một cam kết trả tiền khi nào người cầm phiếu yêu cầu người thiếu nợ thanh toán, lệnh phiếu có kỳ hạn là cam kết trả tiền vào một ngày nhất định hoặc một ngày có thể xác định trong tương lai.
Nếu lệnh phiếu không ghi nơI phát hành và nơI trả tiền thì ffịa chỉ của người thiếu nợ được xác định là nơI trả tiền.
Về nội dung:
PhảI đảm bảo các yêu cầu nội dung như: sự thoả thuận và năng lực của hai bên, về đối tượng và nguyên nhân phát hành, về thời gian có hiệu lực, sự bảo lãnh...
Lợi ích của lệnh phiếu
Lệnh phiếu có đầy đủ đặc tính của thương phiếu để đảm bảo việc thanh toán và chuyển nhượng dễ dàng.
1.3.Hình thức thanh toánbằng biên lai- kỳ hoá phiếu
Khái niệm
Hình thức thanh toán bằng biên lai- kỳ hoá phiếu là hình thức thanh toán sử dụng một thương phiếu có thể chuyển nhượng do kho hàng hoá cấp cho người có hàng hoá ký gửi tại đay để chứng thực sự ký thác số hàng hoá đó. Người này có thể dùng thương phiếu này để chuyển nhượng quyền sở hữu về hàng hoá hay để cầm cố hàng hoá đang ký thác.
Do đó biên lai-kỳ hoá phiếu vừa là phương tiện cầm cố hàng hoá vừa là công cụ tín dụng có thể chuyển nhượng và có đặc điểm chung của thương phiếu.
Sự chuyển nhượng Biên lai-kỳ hoá phiếu
Thể thức sử dụng Biên lai- kỳ hoá phiếu có thể quy vào bốn trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Người ký thác hàng hoá không vay mượn muốn rút hàng ra khỏi kho hàng, người này chỉ cần trao lại biên lai và kỳ hoá phiếu cho tổng kho sau khi ký nhận vào mặt sau của biên lai : “ đã giao đủ hang hoá mà chi tiết có nêu oẻ mặt trước biên lai này”...ngày...và ký tên
Trường hợp 2:
Người ký thác hàng hoá không có vay mượn và muốn bán lại số hàng hoá này
Trường hợp 3:
Người ký thác hàng hoá muốn vay mượn một số tiền trên trị giá hàng hoá ký thác
Trường hợp 4:
Người ký gửi hàng hoá sau khi vay mượn muốn bán hàng hoá trước ngày đáo hạn thế chấp.
Các hình thức tín dụng được áp dụng với biên lai-kỳ hoá phiếu
Chiết khấu kỳ hoá phiếu: khách hàng có hàng hoá ký gửi ở tổng kho có thể xin ngân hàng chiết khấu kỳ hoá phiếu
Cho vay có thế chấp biên lai: trong trường hợp đặc biệt sở hữu chủ hàng ký gửi muốn bán từng lô một vào lúc thuận tiện nhất , có thể xin ngân hàng cho ứng trước tiền có thế chấp biên lai.
2. Hình thức thanh toán bằng các giá khoán động sản.
a. Khái niệm
Giá khoán động sản là những chứng khoán, có thể chuyển nhượng được, tượng trưng các quyền của một thành viên hay một người cho vay có tác dụng mang lại lợi tức cho người sở hữu.
Hình thức thanh toán bằng các giá khoán động sản chính là hình thức sử dụng vốn thông qua phát hành các giá khoán động sản của các công ty và doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ nghiệp vụ ngân hàng và trong khung cảnh pháp lý hiện nay, giá khoán động sản bao gồm: cổ phiếu và trái phiếu
b. phân loại
Cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng từ do công ty phát hành xác nhận sô vốn góp vào vốn công ty của một cổ đông cùng quyền lợi của người này có thể có trong công ty.
Luật công ty cổ phần có quy định: “ vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần” theo tập tục các nước, mỗi đợt phát hành cổ phiếu của công ty, các cổ phiếu trước , sau phảI có cùng mệnh giá, mặc dù công ty có thể danh những quyền lợi đặc biệt cho một số loại cổ phiếu ưu tiên : ưu tiên hoàn vốn, ưu tiên quyền biểu quyết...
Đặc tính của cổ phần là tượng trưng cho một phần vốn của công ty vì vậy cổ đông không được quyền đòi hỏi công ty hoàn vốn sai một thời gian quy định trước. Theo nguyên tắc cổ phiếu không tồn tại trong suốt thời gian tồn tại của công ty trừ phi công ty có lãi tích dồi dào, đủ khả năng hoàn vốn lần lượt cho các cổ đông mà không nguy hại đến hoạt động của công ty.
Trái phiếu
TráI phiếu là các chứng từ do công ty phát hành khi mượn vốn giao cho người đã bằng lòng cho mượn để tượng trưng phần cho vay của người này.
TráI phiếu có thể lập dưới hình thức ghi danh hay vô danh nhưng phảI ghi rõ quyền lợi mà người mua được hưởng như : mệnh giá, lãI suất và thời hạn trả lãI, diều kiện hoàn vốn.
III. Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt.
1. Đặc điểm nổi bật về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng8 ngân hàng dùng đã xây dựng hệ thống kế toán tập trung tài khoản, 12 ngân hàng có hệ thống máy rút tiền tự động ATM, 20 ngân hàng đã phát hành thẻ thanh toán, 42 ngân hàng đã tham gia hệ thống thanh toán quốc tế và 3 ngân hàng đang triển khai ứng dụng Internet banking.
Ngày 24/9/2004 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Viêt Nam tổ chức buổi thuyết trình : “ sử dụng hiệu quả các phương tiên thanh toán không dùng tiền mặt”
Theo thống kê của ngành ngân hàng năm 2003 tỷ lệ thanh toán không dung tiền mặt trên tổng số thanh toán qua ngân hàng là khoảng 60 đến 65% đến năm 2004 tỷ lệ này đã lên tới 86% tăng 20% so với năm 2003. Số tài khoản thanh toán của các cá nhân tại các ngân hàng thương mại tăng từ 100.000 năm 2000 lên đến khoảng gần 1 triệu vào cuối năm 2003.
Tuy nhiên, khối lượng thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất lớn, đặc biệt khối lượng nằm ngoàI hệ thống ngân hàng. Hơn nứa các chi nhánh ngân hàng thương mại và chi cục kho bạc Nhà Nước, những tài khoản lĩnh tiền của các doanh nghiệp Nhà Nước, Của các tổ chức và các đơn vị thụ hưởng từ ngân sách Nhà Nước vẫn còn giá trị lớn và vẫn còn phải thanh toán bằng tiền mặt.
Một trong những nghiệp vụ không dùng tiền mặt đang được áp dụng rộng rãi nhất trong dân chúng chính là sử dụng thẻ thanh toán thông qua hệ thống máy rút tiền tự động ATM của các ngân hàng.
Hiện nay, đã có 10 ngân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, Master Card, American Express... với số lượng phát hành lên tới 125.000 thẻ thanh toán quốc tế , đạt tốc độ tăng trưởng 49%/năm.
Thị trường thẻ nội địa phát triển với tốc độ tăng trưởng cao 200%/ năm do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam. Đến nay đã có 760.000 thẻ nội địa của 15 ngân hàng phát hành. Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thu Hà,chủ tịch Hội thẻ Việt Nam ( thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc cũng như nội địa trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô của thị trường. Trong tổng số hơn 20 triệu dân cư thành thị, 10 triệu người có thể trở thành đối tượng sử dụng tiềm năng các loại thẻ . Song thực tế, số lượng 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ cùng với gần 800 máy rút tiền tự động còn quá ít để phục vụ các chủ thẻ người Việt. Chưa kể những điểm chấp nhận thẻ chỉ tập trung tại những thành phố lớn hoặc tại các địa điểm du lịch. Nhu cầu ngày một tăng cao, hạ tầng chưa kịp đáp ứng đã dẫn tới tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào giờ cao diểm. Việc tiếp quỹ thường xuyên cho máy, xử lý sự cố cũng là bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng. Đã vậy , các ngân hàng còn giẫm chân lên nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và lập điểm chấp nhận thẻ ở cùng một nơi.
Do nhu cầu thanh toán, các doanh nghiệp trên toàn quốc đã sử dụng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: Séc, hối phiếu, uỷ nhiiệm thu, thư tín dụng... tuy nhiên việc áp dụng này mới chỉ thực hiện trong việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, còn trongthanh toán nội bộ doanh nghiệp như chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức...chỉ được một số ít áp dụng. Thực tiễn đã chứng minh thanh toán thông qua ngân hàng đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp : tiết kiệm nhân công và chi phí...nhưng do quan niệm và thói quen nên còn nhiều hạn chế.
2.Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế về thanh toán không dùng tiền mặt.
Trở ngại lớn nhất khiến số lượng thẻ còn thấp so với tiềm năng thị trường, theo bà Hà và nhiều chuyên gia ngân hàng khác là do tập quán sử dụng tiền mặt trong chi tiêu của người Việt Nam vẫn còn phổ biến. Thống kê của tổ chức thẻ Visa International cho thấy, lượng cung tiền mặt trong lưu thông ở các nước phát triển chỉ có 10-25% trong khi các nước phát triển là 75-90%. Riêng trường hợp của Việt Nam, theo trưởng đại diện của Visa : Gordon Cooper, tiền mặt vẫn là vua với trên 99% chi tiêu dùng cá nhân được thực hiện theo phương thức này. Bản thân hệ thống ATM hiện nay ở Việt Nam hầu hết các giao dịch đều để rút tiền mặt, dù trên máy có nhiều tiện íc khác như chuyển khoản, thanh toán dịch vụ bảo hiểm, tiền diện, cước phí diện thoại...
Thứ hai, người dân chưa có đủ thông tin về các tiện ích khi sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế, các thông tin naỳ chỉ phổ biến trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp: tại thành phố lớn các ngân hàng chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng trong thành phố. Vấn đề chính là do hạ tầng kỹ thuật chưa cho phép các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động.
Thứ ba, thiếu cơ sở pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt. Luật ngân hàng Nhà Nước và luật các tổ chức tín dụng là hai văn bản pháp lý cao nhất quy định về các hoạt động không dùng tiền mặt. Do 2 văn bản trên chưa thể hiện được tính cập nhật với sự phát triển của nền kinh tế .
3. Định hướng cơ bản nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam.
Qua một số phân tích trên , Việt Nam là một quốc gia mà nền kinh tế còn sử dụng quá nhiều tiền mặt, việc này sẽ gây rất nhiều hạn chế trong định hướng trở thành một nước Công Nghiệp hiện đại vào năm 2010 .Bên cạnh đó Nghị quyết của Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá IX vừa qua cũng chỉ rõ : “ Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong cơ quan, doanh nghiệp và dân cư...” đây là một định hướng lớn nhằm tạo lập một thị trường tiền tệ, tín dụng lành mạnh, văn minh , hiện đại và phù hợp với tiến trình hội nhập. Từ định hướng đó, vấn đề tìm các giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là vấn đề trọng tâm.
Trước hết cần phải hoàn thiện khung pháp lý. Chính phủ cần ban hành nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở pháp lý để các tổ chức tuân thủ bằng những quy định cụ thể như: Xác lập vai trò ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Mọi khoản thanh toán giữa các tổ chức đều phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng, kho bạc. Khuyến khích cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng. Giới hạn thanh toán bằng tiền mặt giữa các tổ chức. Tiền bán hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức kinh tế phải nộp vào tài khoản tiền gửi, khi cần sử dụng số tiền mặt lớn cần phải báo trước cho ngân hàng, kho bạc để cung ứng đầy đủ, kịp thời. Cần phân định rõ trách nhiệm của các ngành liên quan trong việc kiểm tra , giám sát chấp hành các quy định của Nhà Nước về sử dụng tiền mặt. Ngân Hàng Nhà Nước cần ban hành các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với năng lực, điều kiện của người sử dụng, những chế tài để giám sát, xử lý , không gây thiệt hại cho các bên có liên quan. Cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như tiết kiệm Bưu diện, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cung ứng một số dịch vụ thanh toán nhằm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt đến nông thôn, nơi không có điểm giao dịch hoặc không phù hợp thời gian giao dịch của ngân hàng thương mại.
Hai là , các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng mạng lưới giao dịch, tổ chức mạng thanh toán diện tử trong hệ thống, liên kết ngoài hệ thống đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Thực hiện giao dịch trực tuyến giữa ngân hàng và khách hàng thông qua mạng Internet, mở rộng phương tiện thanh toán bằng các loại thẻ, đặt máy đọc thẻ ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn...thẻ rút tiền tự động ATM trong hệ thống và kết nối các tổ chức phát hành thẻ; xây dựng văn hoá dùng doanh nghiệp nhất là tại các nơi giao dịch, giảm bớt thủ tục , giấy tờ không cần thiết, thái độ ứng xử tận tình với khách hàng theo phương châm đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt kịp thời, chính xác và tiện lợi nhằm lấy lại niềm tin khách hàng.
Nền tảng cơ sở của biện pháp này chính là phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động ngân hàng hiện đại đồng thời cần nhiều nỗ lực phối hợp giữa chính phủ, các Ngân hàng, các tổ chức tài chính các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính phủ và các ngân hàng cần có chính sách quảng bá rộng rãi để họ hiểu được những lợi ích của các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng ký thuật thuật vững chắc và tạo niềm tin cho họ về tính an toàn, tiện dụng và tiết kiệm chi phí. Để làm được diều này, hệ thống thanh toán liên ngân hàng cần được củng cố hơn nữa cả về mặt tính năng cũng như an ninh bảo mật.
Ba là về chính sách, Nhà Nước có chính sách khuyến khích như giảm thuế VAT cho các tổ chức, cá nhân khi mua hàng hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt. Không thu thuế VAT tại các tổ chức tín dụng đối với các dịch thanh toán không dùng tiền mặt nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân thanh toán qua ngân hàng. Ngân hàng được thu phí dịch vụ thu tiền mặt của các đơn vị khi sử dụng tiền mặt.
Bốn là , tăng cường tuyên truyền những quy định của Nhà nước về thanh toán bằng tiền mặt nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt.
TàI liệu tham khảo
Giáo trình ngân hàng thương mại – tiến sĩ Lê Văn Tư
Giáo trình tàI chính doanh nghiệp- Lưu Thị Hương
Quản trị kinh doanh ngân hàng- Peter Rose
Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại- David Cox
Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính- Mishkin S. Frederic
Tạp chí ngân hàng
Thời báo Kinh tế Việt Nam
Websize của Việt Nam express , Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Tài Chính...
Mục lục
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0732.doc