Đồ án Thiết kế tòa nhà Vinaconex khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính quận Thanh Xuân – Hà Nội

An toàn phòng cháy chữa cháy: Ở mỗi tầng đều được bố trí một chỗ đặt thiết bị chữa cháy (vòi chữa cháy dài khoảng 20m, bình xịt CO2,.). Bể chứa nước trên mái, khi cần được huy động để tham gia chữa cháy. Ngoài ra, ở mỗi phòng đều có lắp đặt thiết bị báo cháy tự động. Hệ thống thoát rác: Rác thải được chứa ở gian rác, bố trí ở tầng hầm, có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gaine rác được thiết kế kín đáo, tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm.

doc5 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế tòa nhà Vinaconex khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính quận Thanh Xuân – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I ( 0 % ) TỔNG QUAN KIẾN TRÚC SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu nhà ở, giao thông, cơ sở hạ tầngngày càng tăng. Đặc biệt, nhu cầu nhà ở không còn đơn thuần là nơi để ở, mà nó còn phải đáp ứng yêu cầu về sự tiện nghi, mỹ quan, môi trường, an toàn, cũng như các nhu cầu dịch vụ khác mang lại sự thoải mái cho người ở. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các chung cư, cao ốc văn phòng trong thành phố không những đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nơi ở cho một thành phố đông dân nhưng quỹ đất hạn hẹp như Hà Nội, mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nên một diện mạo mới của thành phố: một thành phố hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật hàng đầu của cả nước. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các toà cao ốc văn phòng cũng đã góp phần tích cực vào việc phát triển ngành xây dựng ở thành phố và cả nước thông qua việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong thiết kế, tính toán, thi công. Chính vì thế TÒA CAO ỐC VĂN PHÒNG VINACONEX ra đời đã góp phần làm nâng cao qui mô cho cơ sở hạ tầng cũng như cảnh quan đẹp của thành phố. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH Mặt bằng công trình hình chữ nhật, có tổng diện tích khoảng: 891.3 m2. Công trình có tổng chiều cao: 36,8m, gồm 1 tầng hầm + 9 tầng + tầng kĩ thuật + mái. Toàn bộ bề mặt chính diện công trình được lắp các cửa sổ bằng nhôm để lấy sáng xen kẽ với tường xây, các vách ngăn phòng bằng tường xây. GIẢI PHÁP MẶT BẰNG VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG Số tầng :1 tầng hầm + 9 tầng lầu + 1 tầng kỹ thuật. Phân khu chức năng : Công trình được chia khu chức năng từ dưới lên Tầng hầm : garage ôtô, kho, phòng phát điện Tầng 1- 9 : văn phòng Tầng kỹ thuật : các dịch vụ kỹ thuật phục vụ sự hoạt động và quản lý tòa nhà. GIẢI PHÁP LƯU THÔNG ĐI LẠI Giao thông đứng: Toàn công trình sử dụng 3 thang máy và 2 cầu thang bộ. Bề rộng cầu thang bộ là 1.3m được thiết kế đảm bảo yêu cầu thoát người nhanh, an toàn khi có sự cố xảy ra. Cầu thang máy, thang bộ này được đặt ở vị trí trung tâm nhằm đảm bảo khoảng cách xa nhất đến cầu thang < 20m để giải quyết việc phòng cháy chữa cháy. Giao thông ngang: Bao gồm các hành lang đi lại, sảnh, hiên. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU - KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN TẠI HÀ NỘI Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới giĩ mùa ấm, cĩ mùa hè nĩng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, mưa ít.  Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp cận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và cĩ nền nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 23,5oC . Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội cịn cĩ lượng ẩm và lượng mưa khá lớn. ở Hà Nội quanh năm khơng cĩ tháng nào độ ẩm tương đối của khơng khí xuống dưới 80%, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 81%. Lượng mưa trung bình hàng năm của Hà Nội là 1676 mm và mỗi năm cĩ khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nĩng lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nĩng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa lạnh và khơ ráo. Giữa hai mùa đĩ lại cĩ hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên nĩi rằng Hà Nội cĩ đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đơng thì cũng khơng ngoa chút nào. Khí hậu Hà Nội cũng cĩ sự biến đổi thất thường, chủ yếu là do sự tranh chấp ảnh hưởng hoạt động của hai mùa giĩ và các qúa trình thời tiết đặc biệt diễn ra trong mỗi mùa.Hà Nội cĩ năm rét sớm, cĩ năm rét muộn, cĩ năm mùa nĩng kéo dài, cĩ năm nhiệt độ cao nhất lên tới 42o8C (tháng 5 - 1926) lại cĩ năm nhiệt độ thấp xuống tới 2,7oC (tháng 1 - 1955). CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT Điện Công trình sử dụng điện được cung cấp từ hai nguồn: lưới điện thành phố và máy phát điện riêng được đặt dưới tầng hầm để tránh gây tiếng ồn và độ rung làm ảnh hưởng sinh hoạt. Toàn bộ đường dây điện được đi ngầm (được tiến hành lắp đặt đồng thời khi thi công). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật đặt ngầm trong tường và phải bảo đảm an toàn không đi qua các khu vực ẩm ướt, tạo điều kiện dễ dàng khi cần sửa chữa. Ở mỗi tầng đều có lắp đặt hệ thống an toàn điện: hệ thống ngắt điện tự động được bố trí theo tầng và theo khu vực (đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ). Hệ thống cung cấp nước Công trình sử dụng nguồn nước từ 2 nguồn: nước ngầm và nước máy; tất cả được chứa trong bể nước ngầm. Sau đó máy bơm sẽ đưa nước lên bể chứa nước đặt ở mái và từ đó sẽ phân phối đi xuống các tầng của công trình theo các đường ống dẫn nước chính. Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc trong hộp Gaine. Hệ thống cấp nước đi ngầm trong các hộp kỹ thuật. Các đường ống cứu hỏa chính được bố trí ở mỗi tầng. Hệ thống thoát nước Nước mưa từ mái sẽ được thoát theo các lỗ chảy ( bề mặt mái được tạo dốc ) và chảy vào các ống thoát nước mưa đi xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải sử dụng sẽ được bố trí đường ống riêng. Hệ thống thông gió, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy Chiếu sáng: Toàn bộ toà nhà được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên và bằng điện. Ở tại các lối đi lên xuống cầu thang, hành lang và nhất là tầng hầm đều có lắp đặt thêm đèn chiếu sáng. Thông gió: Ở các tầng đều có cửa sổ tạo sự thông thoáng tự nhiên. Ở tầng lửng có khoảng trống thông tầng nhằm tạo sự thông thoáng thêm cho tầng trệt là nơi có mật độ người tập trung cao nhất. Riêng tầng hầm có bố trí thêm các khe thông gió và chiếu sáng. An toàn phòng cháy chữa cháy: Ở mỗi tầng đều được bố trí một chỗ đặt thiết bị chữa cháy (vòi chữa cháy dài khoảng 20m, bình xịt CO2,..). Bể chứa nước trên mái, khi cần được huy động để tham gia chữa cháy. Ngoài ra, ở mỗi phòng đều có lắp đặt thiết bị báo cháy tự động. Hệ thống thoát rác: Rác thải được chứa ở gian rác, bố trí ở tầng hầm, có bộ phận đưa rác ra ngoài. Gaine rác được thiết kế kín đáo, tránh làm bốc mùi gây ô nhiễm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 0 _ kien truc.doc
  • rarban ve.rar
  • docBIA.doc
  • docchong 9_ coc ep.doc
  • docchuong 2_ san suon.doc
  • docchuong 3- dam truc dao.doc
  • docchuong 4_ cau thang bo.doc
  • docchuong 5_ ho nuoc ngam.doc
  • docxchuong 6_ khung.docx
  • docchuong 7_ xu ly so lieu nen mong.doc
  • docchuong 8 _ coc khoan nhoi.doc
  • docchuong 10 - So sanh lua chon phuong an mong.doc
  • docCHUONG~3.DOC
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.DOC
  • rarphu luc.rar
  • doctai lieu tham khoa.doc
Tài liệu liên quan