Đồ án Thiết kế Trụ sở làm việc tỉnh Quảng Ninh

Giải pháp phòng cháy, chữa cháy phải tuân theo tiêu chuẩn phòng cháy-chữa cháy cho nhà cao tầng của Việt Nam hiện hành. Hệ thống phòng cháy – chữa cháy phải được trang bị các thiết bị sau: - Hộp đựng ống mềm và vòi phun nước được bố trí ở các vị trí thích hợp của từng tầng. - Máy bơm nước chữa cháy được đặt ở tầng kĩ thuật. - Bể chứa nước chữa cháy. - Hệ thống chống cháy tự động bằng hoá chất. - Hệ thống báo cháy gồm : đầu báo khói, hệ thống báo động.

doc5 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế Trụ sở làm việc tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. giới thiệu về công trình. Tên công trình : trụ sở làm việc tỉnh quảng ninh Địa điểm xây dựng: Công trình được xây dựng tại Quảng Ninh. Chức năng của công trình: - Đây là công trình có chức năng là nơi tiếp nhận, lưu trữ , ký gửi tài chính , với chiều cao là 7 tầng với diện sàn tầng 585 m2. Phần diện tích tầng 1 có thể bố trí được các phòng ban , quản lý, kỹ thuật ,còn phần tầng 2-7 có thể làm các phòng làm việc với chức năng khác nhau. Công trình được đặt tại Quảng Ninh nó sẽ phù hợp với sự phát triển của vùng. II.giải pháp kiến trúc Giải pháp mặt bằng: Mặt bằng của công trình gồm 1 khối. - Tầng 1 (cao 3,0m): gồm sảnh, cầu thang máy, cầu thang bộ, khu vệ sinh, khu quản lý hành chính, phòng kỹ thuật, phòng làm việc. - Tầng 2 đến tầng 7 (cao 3,9m) : Gồm các phòng ban với các chức năng khác nhau. 2. Giải pháp mặt đứng: Đặc điểm cơ cấu bên trong về bố cục mặt bằng, giải pháp kết cấu, tính năng vật liệu cũng như điều kiện qui hoạch kiến trúc quyết định vẻ ngoài của công trình. ở đây, ta chọn giải pháp đường nét kiến trúc thẳng kết hợp với vật liệu kính tạo nên nét kiến trúc hiện đại phù hợp với tổng thể cảnh quan xung quanh. 3. Giải pháp giao thông: -Theo phương ngang: Đó là các hành lang nối với các nút giao thông theo phương đứng (cầu thang).. -Theo phương đứng: Có 1 cầu thang bộ và 1 thang máy. 4. Quy mô của công trình: - Công trình cao 7 tầng, với chiều cao tầng 1 là 3,0m các tầng 2-7 cao 3,9m. - Dài 39 m, rộng 15 m. - Tổng chiều cao của công trình :28,9m. Công trình phải đảm bảo tiện nghi vi khí hậu, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Chú ý về giải pháp chống nóng cho mùa hè và chống lạnh cho mùa đông. iii.yêu cầu về kỹ thuật 1.Về mặt kiến trúc. - Công trình phải có qui mô diện tích sử dụng phù hợp,đáp ứng đúng, đủ nhu cầu cần thiết. - Công trình cần được thiết kế, qui hoạch phù hợp với qui hoạch chung của thành phố. Nội thất, thiết bị của công trình được trang bị phù hợp với tiêu chuẩn, nhu cầu sử dụng phải tuơng ứng với tính chất của công trình. 2.Về mặt kết cấu. - Công trình cần được thiết kế, tính toán để đảm bảo khả năng chịu lực trong thời gian sử dụng. Không có những biến dạng, mất ổn định quá lớn gây cảm giác lo lắng, khó chịu cho người sử dụng. 3.Về giải pháp cung cấp điện. - Dùng nguồn điện được cung cấp từ thành phố, công trình có trạm biến áp riêng, ngoài ra còn có máy phát điện dự phòng. - Hệ thống chiếu sáng đảm bảo . Đối với các phòng có thêm yêu cầu chiếu sáng đặc biệt thì được trang bị các thiết bị chiếu sáng cấp cao. - Trong công trình các thiết bị cần thiết phải sử dụng đến điện năng : 1. Các loại bóng đèn. - Đèn huỳnh quang. - Đèn sợi tóc. - Các thiết bị chuyên dùng 2.Các loại quạt trần, quạt treo tường, quạt thông gió. 4.Thiết bị phục vụ giao thông, cấp nước. - Đặt các đường cáp cấp điện cho trạm bơm nước, từ trạm biến áp đến chân công trình, cho các họng nước cứu hoả ở các tầng. - Các bảng điện, ổ cắm, công tắc được bố trí ở những nơi thuận tiện, an toàn cho người sử dụng, phòng tránh hoả hoạn trong quá trình sử dụng. Phương thức cấp điện: - Toàn công trình cần được bố trí một buồng phân phối điện ở vị trí thuận lợi cho việc đặt cáp điện ngoài vào và cáp điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện bên trong công trình. Buồng phân phối này được bố trí ở tầng kĩ thuật. - Từ trạm biến thế ngoài công trình cấp điện cho buồng phân phối trong công trình bằng cáp điện ngầm dưới đất. Từ buồng phân phối điện đến các tủ điện các tầng, các thiết bị phụ tải dùng cáp điện đặt ngầm trong tường hoặc trong sàn. - Trong buồng phân phối, bố trí các tủ điện phân phối riêng cho từng khối của công trình, như vậy để dễ quản lí, theo dõi sự sử dụng điện trong công trình. - Bố trí một tủ điện chung cho các thiết bị, phụ tải như: trạm bơm, điện cứu hoả tự động. - Dùng Aptomat để khống chế và bảo vệ cho từng đường dây, từng khu vực, từng phòng học sử dụng điện. 5.Hệ thống thông tin, tín hiệu. Công trình được lắp đặt một hệ thống tổng đài điện thoại phục vụ thông tin, liên lạc quốc tế và trong nước. Các phòng được trang bị các thiết bị chuyên dùng hiện đại phù hợp với chức năng của từng phòng - Lắp đặt các hệ thống cứu hoả tự động như : còi báo động, hệ thống xịt khí Cacbonic, các đường báo cứu ra trung tâm cứu hoả thành phố, các hệ thống thoát hiểm. 6.Hệ thống chống sét và nối đất. - Hệ thống chống sét gồm : kim thu lôi, hệ thống dây thu lôi, hệ thống dây dẫn bằng thép, cọc nối đất ,tất cả được thiết kế theo đúng qui phạm hiện hành. - Toàn bộ trạm biến thế, tủ điện, thiết bị dùng điện đặt cố định đều phải có hệ thống nối đất an toàn, hình thức tiếp đất : dùng thanh thép kết hợp với cọc tiếp đất. 7.Giải pháp cấp thoát nước. 1).Cấp nước: a.Nguồn nước: - Nước cung cấp cho công trình được lấy từ nguồn nước thành phố. b.Cấp nước bên trong công trình. Theo qui mô và tính chất của công trình, nhu cầu sử dụng nước như sau: - Nước dùng cho sinh hoạt. - Nước dùng cho phòng cháy, cứu hoả. - Nước dùng cho điều hoà không khí. b1.Nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt : b2.Nước dùng phòng chống cháy theo tiêu chuẩn hiện hành, nước dùng cho chữa cháy bên trong với 2 cột nước chữa cháy đồng thời, mỗi cột nước chữa cháy có lưu lượng 2,5l/s, như vậy: qcc = 2´2,5 = 5 (l/s). c.Giải pháp cấp nước bên trong công trình. Sơ đồ phân phối nước được thiết kế theo tính chất và điều kiện kĩ thuật của nhà cao tầng, hệ thống cấp nước có thể phân vùng tương ứng cho các khối .Đối với hệ thống cấp nước có thiết kế, tính toán các vị trí đặt bể chứa nước, két nước, trạm bơm trung chuyển để cấp nước đầy đủ cho toàn công trình. 2).Thoát nước bẩn. - Nước từ bể tự hoại, nước thải, được dẫn qua hệ thống đường ống thoát nước cùng với nước mưa đổ vào hệ thống thoát nước có sẵn của khu vực. - Lưu lượng thoát nước bẩn : 40 l/s. - Hệ thống thoát nước trên mái, yêu cầu đảm bảo thoát nước nhanh, không bị tắc nghẽn. - Bên trong công trình, hệ thống thoát nước bẩn được bố trí qua tất cả các phòng, là những ống nhựa đứng có hộp che. 3).Vật liệu chính của hệ thống cấp thoát nước. a.Thoát nước: - Để dễ dàng thoát nước bẩn, dùng ống nhựa PVC có đường kính 110mm hoặc lớn hơn, đối với những ống đi dưới đất dùng ống bê tông hoặc ống sành chịu áp lực. Thiết bị vệ sinh tuỳ theo điều kiện mà áp dụng các trang thiết bị cho phù hợp, có thể sử dụng thiết bị ngoại hoặc nội có chất lượng tốt, tính năng cao. b.Cấp nước: - Đặt một trạm bơm nước ở tầng kĩ thuật bơm có 1 máy bơm đủ đảm bảo cung cấp nước thường xuyên cho các phòng WC. - Những ống cấp nước : dùng ống sắt tráng kẽm có D =(15- 50)mm, nếu những ống có đường kính lớn hơn 50mm, dùng ống PVC áp lực cao. 8.Giải pháp thông gió, cấp nhiệt. - Công trình được đảm bảo thông gió tự nhiên nhờ hệ thống hành lang, cửa sổ có kích thước, vị trí hợp lí. - Công trình có hệ thống quạt đẩy, quạt trần, để điều tiết nhiệt độ và khí hậu đảm bảo yêu cầu thông thoáng . - Tại các buồng vệ sinh có hệ thống quạt thông gió. 9.Giải pháp phòng cháy chữa cháy. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy phải tuân theo tiêu chuẩn phòng cháy-chữa cháy cho nhà cao tầng của Việt Nam hiện hành. Hệ thống phòng cháy – chữa cháy phải được trang bị các thiết bị sau: - Hộp đựng ống mềm và vòi phun nước được bố trí ở các vị trí thích hợp của từng tầng. - Máy bơm nước chữa cháy được đặt ở tầng kĩ thuật. - Bể chứa nước chữa cháy. - Hệ thống chống cháy tự động bằng hoá chất. - Hệ thống báo cháy gồm : đầu báo khói, hệ thống báo động. 10.Sử dụng vật liệu hoàn thiện công trình. - Trần được cách âm. - Tường sơn bả matít. - Nền lát gạch ganito. - Phòng vệ sinh : lát gạch men xung quanh tường ,sàn lát gạch hoa phù hợp với khu vệ sinh, lắp đặt các thiết bị vệ sinh phổ biến hiện nay. 11.Giải pháp kết cấu. - Căn cứ vào hình dáng kiến trúc, giải pháp mặt bằng, tình trạng địa chất của khu vực xây dựng công trình, ta sơ bộ chọn giải pháp kết cấu cho công trình như sau: + Công trình khung bê tông cốt thép chịu lực. + Công trình dùng móng ....

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12,,. kien truc.doc
  • bakcau thang.- Tho.bak
  • bakkientruc-vinh.bak
  • bakMBKC+TRUYEN-TAIdwg.bak
  • bakmong-vinh.(ban in).bak
  • bakThep san.bak
  • bakTho-Kc.bak
  • dwgcau thang.- Tho.dwg
  • dwgcoc ep _ THO.dwg
  • dwgkientruc-vinh.dwg
  • dwgMBKC+TRUYEN-TAIdwg.dwg
  • dwgmong-vinh.(ban in).dwg
  • dwgPhan Than(Vinh).dwg
  • dwgThep san.dwg
  • dwgTho-Kc.dwg
  • dwgTien do A1_322 ngay.dwg
  • dwgTMB.dwg
  • xlsbang k l chay td-THO.xls
  • xlsDANG DINH THO XD904.xls
  • xlsTohopcot.xls
  • doc0.loi noi dau.doc
  • doc2bia kªt c©u.doc
  • doc3. San cua THO.doc
  • doc4.khung-kc1.doc
  • doc5.tho-kc2.doc
  • doc6.cau thang-Vinh.doc
  • doc7.mong coc-A6,B6-tho in.doc
  • doc8.TC-tho.doc
  • doc11,,,,tm ktruc.doc
  • logplot.log