Đồ án Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu và một số đặc điểm sinh học của đàn trâu ở xã Vân Hoà - Huyện Ba Vì - Hà Nội

5.2. Đề nghị 1. Cải tiến phương thức chăn nuôi trâu quảng canh hiện nay sang phương thức nuôi bán thâm canh (kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn thô tinh) 2. Tăng cường trồng cỏ có năng suất cao, phổ biến kỹ thuật bảo quản và chế biến phụ phẩm để tận dụng một cách có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp hiện nay. 3. Tăng cường theo dõi, phát hiện động dục và cho phối giống kịp thời cho trâu cái, cần quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc trâu cái sau đẻ để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. 4. Sử dụng những đực giống có ngoại hình to và chọn lọc đàn trâu cái nhằm cải tạo tầm vóc đàn trâu ở đây.

doc71 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu và một số đặc điểm sinh học của đàn trâu ở xã Vân Hoà - Huyện Ba Vì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thải nhiệt của gia súc, nhất là trâu thêm khó khăn, nên cần có biện pháp để chống nóng cho gia súc. Ngược lại vào mùa đông giá rét sẽ tăng nên khi độ ẩm không khí cao, lại thêm thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói rét đe dọa, nên công tác chống đói, rét cho gia súc là rất quan trọng. Trâu là loài gia súc có khả năng chịu nóng, chịu rét rất kém nên công tác này càng phải được chú trọng. Thực tế vào thời kì bao cấp do không làm tốt công tác này, đàn trâu đã bị đỗ ngã rất nhiều vào mùa Đông giá rét, gây nhiều thiện hại cho nền sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung Vân Hoà là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng trong đó có chăn nuôi đại gia súc và con trâu là một đối tượng nuôi chính. 4.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội Vân Hòa là vùng quê gắn liền với nông nghiệp từ lâu đời. Người dân ở đây cần cù, chịu khó và rất ham học hỏi, tìm tòi các tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Với nỗ lực của mình, sự giúp đỡ của chính quyền và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Xã Vân Hòa đã có sự biến đổi mạnh mẽ, mọi mặt đời sống của người dân được nâng cao, đặc biệt ngành chăn nuôi đang có sự phát triển rất tốt. Tình hình dân số, theo số liệu thống kê của ban dân số xã cho biết, cho đến năm 2008 có 2164 số hộ, và 8807 số khẩu, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 44,24%, trong đó có khoảng 97% lao động tham gia sản xuất trong ngành nông nghiệp. Với nguồn lao động dồi dào, mật độ dân số thưa (khoảng 373 người/km2), diện tích đất đai rộng lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng theo hướng hàng hoá có hiệu quả. Về cơ sở vật chất, Vân Hoà nằm trên địa bàn của khu du lịch Ba Vì, trên địa bàn có ba khu du lịch nổi tiếng là Thác Đa, Suối Tiên, Khoang Xanh, xung quanh lại có khu du lịch Ao Vua, Đồng Mô... Do đó mà cơ sở vật chất của xã được chú trọng đầu tư phát triển, hệ thống trường học khang trang, trạm xá đạt chuẩn quốc gia, 100% địa bàn xã có điện, hệ thống giao thông thuận lợi với tất cả những trục đường chính đã trải nhựa, tạo điều kiện lưu thông buôn bán hàng hoá với bên ngoài. Về trình độ dân trí, hiện xã không còn người dưới 50 tuổi mù chữ, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, toàn xã đã phổ cập trung học cơ sở. Đây chính là cơ sở, là nền tảng giúp người nông dân ở đây tiếp thu những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và áp dụng vào thực tế sản xuất, thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp của xã nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng. Về phía chính quyền thì thành phố cũng như huyện đã có một loạt các chủ trương chỉ đạo về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để thúc đẩy trồng trọt phát triển. Về chăn nuôi, thành phố và huyện cũng có chủ trương thúc đẩy chăn nuôi đại gia súc phát triển với các biện pháp như cho vay vốn, hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo, cải tạo đàn gia súc và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nông dân. Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp và ngành du lịch, đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Vân Hoà hiện không còn hộ đói, số hộ nghèo chỉ còn rất ít và Vân Hoà đang tiến tới xoá hộ nghèo trên toàn xã trong năm 2009. Như vậy Vân Hoà là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất, chăn nuôi. Con người ở đây cần cù, chịu khó, điều kiện giao thương thuận lợi... Tức là nơi đây đã hội tụ đầy đủ điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, trong đó ngành chăn nuôi cũng là bộ phận quan trọng. Việc phát triển nông nghiệp không thể tách rời việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, trong đó có con trâu. Con trâu sẽ là một trong những đối tượng nuôi theo hướng hàng hoá chính. 4.2. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp của xã Vân Hoà 4.2.1. Tình hình sử dụng đất ngành trồng trọt 4.2.1.1. Tình hình sử dụng đất ở Vân Hoà Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất của xã Vân Hoà (2008) Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3290,98 100% + Đất nông nghiệp 1004,46 30,52% + Đất trồng lúa 372,99 + Đất cỏ dùng chăn nuôi 123,77 + Đất trồng cây hàng năm khác 116,66 + Đất trồng cây lâu năm 391,04 2. Đất lâm nghiệp 1722,48 52,33% + Đất rừng sản xuất 511,18 + Đất rừng đặc dụng 1211,30 3. Đất nuôi trông thuỷ sản 22,67 0,70% 4. Đất phi nông nghiệp 541,37 16,45% + Đất ở 105,71 + Đất chuyên dùng 164,55 + Đất trụ sở cơ quan 6,33 + Đất sản xuất kinh doanh 20,77 + Đất có mục đích công cộng 137,45 + Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,13 + Đất nghĩa địa 18,89 + Đất suối mặt nước chuyên dùng 87,54 Qua bảng 4.2 cho thấy, Vân Hoà có tổng diện tích tự nhiên là 3290,98 ha. Trong đó đất dùng cho canh tác nông nghiệp là 1004,46 ha chiếm 30,52%, tăng so với các năm trước do người dân đã biết tận dụng đất chưa sử dụng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và trồng các giống cây trồng mới thích hợp với từng loại đất. Diện tích đất nông nghiệp được mở rộng không chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương mà còn có sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường khu vực khác, đồng thời tạo ra một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, thân cây ngô, dây lạc... Đây là là nguồn thức ăn trực tiếp và có thể chế biến dự trữ để dành cho thời kì khan hiếm thức ăn. Đất lâm nghiệp có 1722,48 ha chiếm tỉ lệ lớn nhất 52,33% cũng tăng so với các năm trước. Với diện tích rừng lớn như vậy, không chỉ giúp bảo vệ môi trường, chống xói mòn, lũ lụt mà còn được khai thác theo hướng du lịch và đã đem lại nguồn lợi không nhỏ cho xã. Đặc biệt cỏ tự nhiên ở trong rừng là nguồn thức ăn xanh dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển dàn gia súc ăn cỏ trong đó có trâu với quy mô lớn. 4.2.1.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ở xã Vân Hoà Kết quả sản xuất của một số cây trồng ở Vân Hòa được trình bày ở bảng 4.3 Bảng 4.3. Kết quả sản xuất một số cây trồng xã Vân Hoà năm 2008 Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Phụ phẩm (tấn) Lúa 500 5,30 2650,00 2120,00 Ngô 75 4.50 337,50 803,25 Đậu tương 14 1,10 15,40 119,00 Lạc 80 1,8 144,00 680,00 Sắn 65 1,62 105,30 635,40 Cỏ voi 40 200,00 8000,00 0 Tổng 774 214,32 11252,2 4357,65 Theo bảng 4.3, chúng ta nhận thấy lúa là loại cây lương thực chủ yếu. Tổng diện tích trồng lúa năm 2008 của xã là 500 ha, sản lượng thóc thu được trong năm là 2650 tấn. Theo Nguyễn Xuân Trạch khi nghiên cứu ở Đông Anh cho biết tỉ lệ rơm so với thóc là 0.8 vậy hàng năm vùng này có lượng rơm ước tính khoảng 2120 tấn. Đây là nguồn phụ phẩm lớn và quan trọng đối với trâu bò, đặc biệt là trong vụ Đông Xuân thời tiết khô hanh, nguồn thức ăn cho trâu bò cạn kiệt. Cây ngô được trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân, năm 2008 tổng diện tích trồng ngô của xã là 75 ha, sản lượng đạt 337,5 tấn. Theo Vũ Duy Giảng và Tôn Thất Sơn thì tỷ lệ thân, lá cây ngô sau thu bắp trên sản lượng ngô hạt là 2,38. Vậy với 337,5 tấn ngô hạt Vân Hoà sẽ có khoảng 803,25 tấn thân và lá ngô, đây cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho trâu bò trong thời vụ Đông Xuân thời kì khan hiếm thức ăn. Theo số liệu của trạm thống kê xã Vân Hoà năm 2008, tổng diện tích trồng đậu tương là 14 ha, sản lượng là 119 tấn, lạc là 80 ha, sản lượng đạt 144 tấn. Cũng theo Vũ Duy Giảng và Tôn Thất Sơn thì lượng phụ phẩm thu được từ lạc và đậu tương là 8 - 8,5 tấn/ha. Vậy ước tính toàn xã năm 2008 có khoảng 119 tấn thân đậu tương và 680 tấn thân lá lạc. Nếu biết các chế biến thì đây cũng là nguồn thức ăn giàu chất đạm cho trâu bò. Cây sắn ở đây được trồng khá nhiều 65 ha do tận dụng được diện tích triền đồi, sản lượng đạt 105,3 tấn, lượng phụ phẩm ước tính khoảng 635,4 tấn. Đây là nguồn thức ăn giàu năng lượng và đạm, tuy nhiên lại có độc tố HCN gây độc cho gia súc nếu sử dụng quá nhiều, nhưng nếu biết cách chế biến thì nó trở thành một nguồn thức ăn lớn cho trâu, bò. Đặc biệt với 40 ha cỏ voi và sản lượng 8000 tấn, đây là nguồn thức ăn dành riêng cho trâu bò, dễ trồng và sản lượng rất cao. Góp phần chủ yếu vào cung cấp thức ăn cho trâu bò. Như vậy, ngành trồng trọt xã Vân Hoà đã cung cấp nguồn phụ phẩm lớn, rẻ tiền, có thể chế biến và bảo quản làm thức ăn dự trữ. Với tiềm năng phụ phẩm như vậy Vân Hoà có đủ mọi thế mạnh để phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, trong đó có con trâu góp phần nâng cao đời sống của người dân. 4.2.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Với những biến động thất thường của thời tiết, dịch bệnh và giá cả thị trường mà đàn gia súc ở xã Vân Hòa có sự tăng giảm thất thường. Ta sẽ thấy rõ được điều đó qua bảng sau. Bảng 4.4. Diễn biến của đàn gia súc, gia cầm từ năm 2005 - 2008 Năm Gia súc 2005 2006 2007 2008 Trâu 1143 1104 932 985 Bò thịt 852 966 1189 1320 Bò sữa 147 153 140 320 Lợn 3392 4197 3376 2800 Gia cầm 40137 40300 60370 25000 Qua bảng 4.4, chúng tôi thấy duy chỉ có đàn bò của xã có tốc độ phát triển khá nhanh đặc biệt là đàn bò thịt. Năm 2005 cả xã 852 con bò thịt, đến năm 2008 tổng đàn bò của xã là 1320. Trung bình trong 4 năm từ 2005 đến 2008 đàn bò thịt của xã mỗi năm tăng 13,73%. Không chỉ có sự tăng trưởng về quy mô mà đàn bò thịt còn có sự phát triển về chất. Đàn bò đang có sự phát triển theo hướng nâng cao tầm vóc, tăng số bò cái sinh sản. Tỷ lệ bò Sind chiếm trên 70% và nó đang tăng dần hàng năm. Đàn bò sữa của xã có sự tăng trưởng khá tốt. Duy chỉ năm 2007 có giảm nhẹ so với mấy năm trước do thời kì này giá sữa giảm, nhưng đến năm 2008 đàn bò sữa lại tăng đột biến, toàn xã có 320 con bò sữa, so với năm 2007 có 140 con bò sữa thì đàn bò sữa đã tăng 128,6% và mức tăng trung bình trong 4 năm trở lại đây là 29,4%. Chăn nuôi bò sữa ở Vân Hoà đang có tốc độ phát triển nhanh như vậy do ở đây hội tụ đủ điều kiện thuận lợi như gần nơi cung cấp giống và kỹ thuật là Trung Tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trung Tâm Moncada, gần nơi thu nhận sữa là nhà máy sữa Nestley và diện tích đất trồng cỏ rất lớn. Vậy đâu là động lực thúc đẩy để đàn bò có tốc độ tăng trưởng cao như vậy. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy có nhiều nguyên nhân thúc đẩy để đàn bò có sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy. Trong đó yếu tố có tác động lớn nhất là hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò. ở thời điểm hiện nay một con bê đực lai Sind 6 - 7 tháng tuổi giá từ 5 đến 6 triệu đồng, nếu là bê cái có ngoại hình đẹp thì giá có thể lên tới 7 triệu. Thông thường bò có khoảng cách giữa hai lứa đẻ là từ 1 tới 1,5 năm và giá sữa hiện nay rất cao tầm 7500 đồng/lít. Dễ nhận thấy hiệu quả từ nuôi bò là rất lớn. Ngoài ra các chương trình khuyến nông của tỉnh như cho vay vốn, hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo... cho người nông dân cũng là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy đàn bò phát triển. Với người dân ở Vân Hoà con bò đã được xem là đối tượng nuôi chủ chốt và đang được chú trọng phát triển. Cũng qua bảng 4.4 chúng tôi thấy đàn lợn trên toàn xã có sự biến đổi thất thường. Nếu xét 4 năm gần đây đàn lợn có xu hướng giảm. Năm 2005 cả xã có 3392 con lợn, đến năm 2006 có 4197 con tăng 23,7% so vơi năm 2005. Năm 2007 Vân Hòa có 3376 con lợn, giảm 19,56% so vơi năm 2006. Đến năm 2008 cả xã có 2800 con lợn, giảm 17,06% so với năm 2007. Như vậy trong vòng 4 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm đàn lợn giảm 4,4%. Nguyên nhân là do mấy năm gần đây dịch nở mồm long móng, bệnh tai xanh xảy ra trên toàn quốc đặc biệt là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng nên người dân không dám mở rộng quy mô chăn nuôi. Mặc dù vậy với giá thịt lợn trên thị trường trong nước luôn ổn định và ở mức cao (12000 tới 14000 đồng một kg lợn hơn), với mức giá ấy người nuôi có lãi khá cao. Đây chính là động lực khuyến khích người nông dân đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, nhất là lợn thịt. Nhìn chung nghề nuôi lợn đang có được những điều kiện thuận lợi để phát triển và nó sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trở lại trong những năm gần đây. Gia cầm là đối tượng chăn nuôi đòi hỏi mức độ đầu tư thâm canh cao nhất trong các loài vật nuôi, khả năng chống chịu bệnh thấp đã vậy khả năng lây dịch cao. Chính vì thế mà hiệu quả chăn nuôi chưa cao, người dân chăn nuôi gia cầm chỉ mang tính tận dụng là chính, những hộ nuôi công nghiệp thì lại đang giảm xuống. Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy, năm 2005 và 2006 đàn gia cầm của xã có tầm 40000 con, đến năm 2007 đột ngột tăng cao cả xã có 60370 con, tăng 50% so với mấy năm trước. Nhưng đến năm 2008 đàn gia cầm của xã giảm mạnh chỉ còn 25000 con, giảm 58,59%. Sở dĩ đàn gia cầm của xã giảm mạnh như vậy, vì năm qua đại dịch cúm gia cầm xảy ra trên toàn quốc. Hàng vạn gia cầm bị tiêu huỷ, người dân không còn giám dùng thịt gia cầm và xã Vân Hoà không thoát khỏi điều đấy. Nhưng hiện nay do Cục Thú y đã phòng dịch kịp thời nên người dân đã có nhu cầu sử dụng thịt gia cầm trở lại, và trong nay mai đàn gia cầm của xã sẽ khôi phục được đà phát triển như trước đây. Nhìn chung trong những năm gần đây đàn gia súc, gia cầm của Vân Hoà có sự phát triển không ổn định, duy chỉ có đàn bò là có sự phát triển đều. Tuy nhiên cũng chỉ là bề nổi vì trong sự giảm sút ấy có sự phát triển mạnh mẽ về chất và do ảnh hưởng của dịch bệnh. Với nhu cầu về thịt gia súc và gia cầm lớn như hiện nay, cùng sự giúp đỡ của các trung tâm nghiên cứu ở xung quanh ngành chăn nuôi của Vân Hòa sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng trong năm tới. 4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu của xã Vân Hoà 4.3.1. Diễn biến đàn trâu qua các năm Đàn Trâu của xã Vân Hòa trong những năm gần đây có biến động thất thường, nhưng nhìn chung là có xu hướng giảm. Theo số liệu thống kê của xẫ chúng ta sẽ thấy rõ được điều đó qua bảng sau. Bảng 4.5. Biến động đàn trâu của xã Vân Hoà (con) Năm Cơ cấu 2005 2006 2007 2008 Trâu đực 95 79 66 69 Trâu cái 672 661 599 612 Trâu < 2 tuổi 376 364 307 335 Trâu cày kéo 670 641 522 503 Tổng đàn 1143 1104 932 985 Qua bảng 4.5 ta nhận thấy một vài năm gần đây đàn trâu của xã Vân Hoà có xu hướng giảm dần, năm 2005 toàn xã có 1143 con, đến năm 2008 cả xã còn 985, tốc độ giảm bình quân là 3,5% mỗi năm. Trong khi đó cả đàn trâu cả nước vẫn có xu hướng tăng, mấy năm gần đây tăng gần 1% mỗi năm. Mặc dù vậy số trâu của xã năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007, tăng 5,6%. Đây là dấu hiệu khả quan cho ngành chăn nuôi trâu ở xã Vân Hoà. Đàn trâu của xã mặc dù có xu hướng giảm nhưng lại tập trung giảm mạnh ở đàn trâu cày kéo còn trâu cái và trâu dưới 2 tuổi có xu hướng giảm ít, thậm chí tăng vào năm 2008. Năm 2005 tỉ lệ trâu cày kéo là 58,61%, đến năm 2008 xuống còn 51,1%. Năm 2005 tỉ lệ trâu cái là 58,79%, đến năm 2008 đã là 62,13%, dẫn đến tỷ lệ trâu dưới 2 tuổi cũng tăng theo từ 32,89% năm 2005 lên đến 34,01% năm 2008. So sánh với thông báo của Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) chúng tôi thấy đàn trâu cày kéo ở Vân Hoà là thấp hơn hẳn ở Hàm Yên - Tuyên Quang (là 65,21%) Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy tổng đàn trâu ở đây giảm do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do các nguyên nhân sau: Thứ nhất là do diện tích bãi chăn thả tự nhiên đang bị thu hẹp dần bởi vì trong những năm gần đây các khu du lịch trong địa bàn của xã luông mở rộng phạm vi làm cho diện tích chăn thả dưới tán rừng tự nhiên hầu như không còn. Mặt khác, nhiều hộ nông dân chuyển từ trồng cây lâm nghiệp sang trồng chè, cùng với sự khai thác các diện tích đất tự nhiên trước là bãi chăn thả sang canh tác nông nghiệp đã làm giảm đáng kể diện tích chăn thả của xã. Điều này ảnh hưởng lớn đến số lượng đàn trâu ở đây, những hộ trước đây chăn nuôi với quy mô lớn thường thả hoang trong rừng giờ đây phải bán bớt đi và chuyến sang chăn dắt tại các bãi cỏ tự nhiên gần rừng, dọc theo bờ suối. Một số hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả (thả vào buổi sáng, chiều cho ăn thêm rơm khô vào buổi tối) thì chuyển hẳn sang nuôi bò hoặc nuôi kết hợp giữa trâu và bò với lý do là trâu ăn nhiều hơn bò, cùng với một lượng rơm thì nuôi được nhiều bò hơn, mặt khác con bò lại sinh lợi nhanh hơn trâu. Hơn nữa do mấy năm gần đây giá trâu tăng cao người dân không muốn mua thêm trâu, cùng với quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp nên càng làm giảm đàn trâu ở đây. Mặc dù vậy đến năm 2008, số trâu của xã lại tăng lên so với năm 2007 do nuôi trâu giờ không chỉ để cầy kéo mà còn lấy thịt. Với điều kiện thuận lợi là có nhiều khu du lịch nổi tiếng, thịt trâu trở thành đặc sản với khách thăm quan. Người dân tăng cường nuôi trâu theo hướng hàng hoá, bán trâu lấy thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo xu hướng này, đàn trâu của xã sẽ không ngừng tăng trong một vài năm tới, đó là tín hiệu mừng mà xã và người dân cần phát huy. 4.3.2. Cơ cấu đàn trâu ở Vân Hoà Qua khảo sát chúng tôi thu thập được số liệu về cơ cấu đàn trâu ở Vân Hoà. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6 Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy trong số 985 con trâu điều tra thì còn 404 con trâu cái trong độ tuổi sinh sản (trên 3 năm tuổi), chiếm 40,91%. Trâu cái từ độ tuổi từ 12 - 36 tháng tuổi có 221 con, chiếm 22,43%. Như vậy đàn trâu hậu bị ở đây chiếm một tỷ lệ khá cao. Chỉ có 8 con trâu đực giống (trên 3 năm tuổi), chiếm 0,81%, thường thì một trâu đực có thể đảm nhiệm tốt việc phối giống cho khoảng 40 trâu cái một năm. Tỷ lệ trâu đực giống thấp đồng nghĩa với việc nông dân chăn nuôi trâu cái cày kéo kết hợp với sinh sản là chính. Nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho đàn trâu của xã tăng chậm. Bảng 4.6. Cơ cấu đàn trâu xã Vân Hoà năm 2008 (con) <12 TT 12 - 36 TT >36TT Tổng Đực Cái Đực Cái Đực giống Đực thiến Cái Số con 111 134 105 221 8 2 404 985 Tỉ lệ (%) theo loại trâu điều tra 11,33 13,55 10,76 22,43 0,81 0.21 40,91 100 Như vậy trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, tỷ lệ trâu đực và cái thế là chưa hợp lý để đàn trâu có năng suất sinh sản cao. Theo Tiến Hồng Phúc (2002) thì đàn trâu ở thị xã Sông Công - Thái Nguyên có tỷ lệ trâu cái sinh sản cao hơn ở Vân Hoà (53,70% so với 40,91%). Song đàn trâu đực ở thị xã Sông Công lại cao hơn hẳn (3,05% so với 0,81%). Qua đó chúng tôi thây Vân Hoà có tốc độ chuyển dịch phương thức chăn nuôi trâu từ cày kéo sang cày kéo kết hợp với sinh sản, lấy thịt nhanh hơn. Song kết quả đạt được lại chưa cao và điều này thể hiện ở chỗ tỷ lệ trâu non dưới 12 tháng tuổi thấp. So sánh với thông báo của Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) chúng tôi thấy tỉ lệ trâu cái sinh sản của đàn trâu ở Hàm Yên - Tuyên Quang cao hơn hẳn co với ở Vân Hoà (64,80% so với 40,91%). Nhưng đàn trâu từ 12 - 36 tháng tuổi ở Vân Hoà lại cao hơn hẳn (33,19% so với 24,78%) ở Hàm Yên - Tuyên Quang. Tỷ lệ trâu 12 - 36 tháng tuổi cao đây sẽ là tiềm năng phát triển trong những năm tiếp theo. Tác giả Nguyễn Đức Chuyên và Đặng Đình Hanh khi nghiên cứu đàn trâu ở huyện Định Hoá - Thái Nguyên cho kết quả đàn trâu cái chiếm tỉ lệ 44,0% nhưng nghé dưới 12 tháng tuổi chỉ có 19,30 % thấp hơn hẳn so với ở Vân Hoà. Như vậy đàn trâu ở các vùng khác nhau có cơ cấu đàn trâu khác nhau. Đàn trâu ở vùng trung du, miền núi có tỉ lệ trâu cày kéo cao, trâu sinh sản thấp hơn so với vùng đồng bằng. Tỷ lệ trâu đực ở vùng đồng bằng rất thấp và tỷ lệ trâu dưới 3 năm tuổi ở đó cũng chỉ luôn bằng hoặc thấp hơn ở các vùng khác. Thực tế nghề nuôi trâu ở Vân Hoà vẫn đang có sự phát triển nhưng không cao. 4.3.3. Quy mô chăn nuôi trâu ở xã Vân Hoà Trong vài năm trở lại đây đàn trâu của xã Vân Hoà không chỉ giảm về số lượng mà còn giảm về quy mô chăn nuôi. Số hộ nuôi 1 con đã tăng lên, số hộ nuôi 2 con giảm, còn số hộ nuôi 3 con và hơn 3 con thì có biến động rất ít, không còn hộ nuôi hàng chục con nữa. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Quy mô chăn nuôi trâu của xã Vân Hoà (2008) Số trâu/hộ (con) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 326 54,61 2 181 30,32 3 74 12,39 > 3 16 2,68 Tổng số 597 100 Theo kết quả trên, chúng tôi nhận thấy các hộ nuôi trâu của Vân Hoà được nuôi với quy mô chủ yếu là 1 con, chiếm 54,61% trong tổng số 597 hộ nuôi trâu. Số hộ nuôi 2 con chiếm 30,32%, số hộ nuôi 3 con chiếm 12,39% và số hộ nuôi hơn 3 con chiếm 2,68%. So với công bố của Vũ Duy Giảng (1999) điều tra ở Sóc Sơn - Hà Nội thì số hộ nuôi 1 trâu chiếm 81,5% số hộ nuôi 2 trâu chiếm 11,1%, không có hộ nuôi từ 3 trâu trở lên. Từ những kết quả trên chúng tôi thấy quy mô chăn nuôi trâu ở Vân Hoà cao hơn hẳn ở đồng bằng. Sự chênh lệch này theo chúng tôi là do mục đích chăn nuôi trâu ở từng vùng là khác nhau. ở đồng bằng con trâu được nuôi chủ yếu là cày kéo nên quy mô 1 hoặc 2 con là phù hợp với phương thức này. Còn ở Vân Hoà người nông dân nuôi trâu theo hướng cày kéo kết hợp với sinh sản và lấy thịt nên quy mô nuôi trâu ở đây cũng lớn hơn. Mặc dù vậy so với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều đồi núi và đồng cỏ, quy mô chăn nuôi trâu như ở đây là nhỏ không tương xứng với điều kiện vốn có. Qua đợt khảo sát với các thầy ở Viện Chăn Nuôi, ở xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cũng có điều kiện giống với Vân Hoà, chúng tôi nhận thấy đàn trâu ở đây được nuôi với quy mô rất lớn. Một gia đình ở đây có thể nuôi từ 40 đến 50 con trâu, cả một xã có hàng chục gia đình nuôi như vậy, việc này đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây chính là mô hình mà xã Vân Hoà cần học tập và phát triển. 4.3.4. Phương thức nuôi trâu Với đặc điểm tự nhiên có nhiều đồi núi, mặt khác đa phần các hộ nuôi trâu là người dân tộc thiểu số nên phương thức chăn nuôi trâu ở Vân Hoà vẫn mang đặc điểm truyền thống đó là quảng canh tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chủ yếu. Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi từ 1 - 3 con và các hộ ở phía Bắc củ xã trâu được nuôi theo phương thức bán quảng canh. Trâu được chăn thả vào 2 buổi sáng và chiều, còn buổi trưa và tối trâu được nhốt trong chuồng, cho ăn thêm thức ăn dự trữ chủ yếu là rơm khô. Về sinh sản thì trâu ở đây được người dân quan tâm chú ý phát hiện động dục và phối giống. Với các hộ ở phía Nam xã, nơi chủ yếu là đồi núi, ở đây trâu hầu như được thả tự do trong rừng. Trâu chỉ được lùa về nhà vào ngày mùa để cày kéo sau đó lại được thả lên rừng. Do không có được điều kiện theo dõi nên việc sinh sản của trâu vùng này hầu như là sinh sản tự nhiên. Với điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, kinh tế xã hội thuận lợi, tuy nhiên đàn trâu ở đây vẫn chưa được người dân quan tâm và đầu tư một cách hợp lý, chăn nuôi trâu ở đây vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của mình. 4.3.5. Hiện trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi trâu tại xã Vân Hoà 4.3.5.1 Một số loại phụ phẩm chủ yếu dùng cho chăn nuôi trâu ở xã Vân Hòa. ở Vân Hoà Hiện nay bãi cỏ tự nhiên và đất trồng cỏ ngày càng bị thu hẹp bởi sự gia tăng dân số, đô thị hoá và các hoạt động kinh tế khác. Đất nông nghiệp còn lại được giành ưu tiên chủ yếu để trồng cây lương thực và rau màu cho nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của con người. Do vậy trâu vốn và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào phụ phẩm trồng trọt. Điều này càng trở lên rõ ràng hơn khi mà gần đây giá xăng dầu tăng lên nhanh chóng làm cho giá thành sản xuất thức ăn tinh tăng theo. Dựa trên kết quả sản xuất nông nghiệp, chúng tôi nhận thấy Vân Hoà có một lượng phụ phẩm tương đối lớn và đa dạng. Như vậy hàng năm xã có 2120 tấn rơm, 803,25 tấn thân và lá ngô, 119 tấn thân đậu tương, 680 tấn dây lạc và 635,4 tấn ngọn lá sắn. Theo Vũ Duy Giảng và Tôn Thất Sơn (2001), phụ phẩm lúa có 90% vật chất khô (VCK), phụ phẩm ngô có 25% VCK, phụ phẩm lạc có 20% VCK, phụ phẩm đậu tương có 35% VCK. Nếu chúng ta quy đổi từ phụ phẩm nông nghiệp ra VCK thì hàng năm xã Vân Hoa sản xuất được khoảng 2486 tấn VCK. Mặt khác lượng VCK mà mỗi trâu có thể thu nhận được trong một ngày là khoảng 3% khối lượng cơ thể. Giả sử khối lượng trâu trung bình khoảng 320kg thì một ngày một con trâu sẽ ăn hết 10kg VCK, một năm sẽ ăn hết 3650kg VCK. Vậy chỉ tính riêng phụ phẩm nông nghiệp xã Vân Hoà có thể nuôi được 680 con trâu mà không cần sử dụng đến nguồn thức ăn khác. 4.3.5.2. Tỷ lệ và những hạn chế trong việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu ở Vân Hoà Qua điều tra 597 hộ nuôi trâu ở xã Vân Hoà chúng tôi nhận thấy tỷ lệ sử dụng phụ phẩm ở xã thấp, kết quả thể hiện rõ qua bảng sau. Bảng 4.8. Tỷ lệ sử dụng phụ phẩm cho chăn nuôi trâu tại xã Vân Hoà (%) Loại phụ phẩm Số hộ nuôi trâu Không sử dụng (%) Sử dụng không qua chế biến (%) Qua chế biến (%) Rơm lúa 14,73 85,27 0 Thân lá ngô 24,21 75,79 0 Thân lá lạc 93,02 6,98 0 Lá sắn 100 0 0 Thân, lá đỗ tương 100 0 0 Số liệu bảng 4.8 cho thấy rơm lúa và thân lá ngô là 2 loại được sử dụng chủ yếu ở đây, tỷ lệ các hộ sử dụng rơm là 85,27%, thân lá ngô chiếm 75,79%. Theo Trần Quang Khải (2003) thì tỷ lệ hộ sử dụng rơm trong chăn nuôi gia súc tại thành phố Buôn Ma Thuật là 34,7% thân lá ngô là 18,15%. So với kết quả này thì tỷ lệ sử dụng rơm và thân lá ngô ở Vân Hoà cao hơn rất nhiều so với thành phố Buôn Ma Thuật. Sở dĩ như vậy là do, Miền Bắc thường thiếu thức ăn thô xanh vào mùa đông, do đó trâu bò ở đây thường được người dân cho ăn thêm thức ăn mà chủ yếu là rơm khô. Còn các loại phụ phẩm còn lại hầu như không được sử dụng, chỉ có 6,98% số hộ nuôi trâu sử dụng lá lạc, còn lại không có hộ nào sử dụng lá sắn và lá đỗ tương. Nguyên nhân là do các hộ chưa quen sử dụng thân lạc, thân cây đỗ tương cho gia súc ăn. Mặt khác các loại phụ phẩm này lại có hàm lượng khá cao, nên gia súc ăn nhiều thường bị chướng hơi đầy bụng. Cũng từ bảng trên ta thấy tỷ lệ các hộ không sử dụng rơm cho chăn nuôi trâu là 14,73%. Qua điều tra chúng tôi được thấy đa phần các hộ này nằm ở phía Nam của xã đàn trâu của họ được thả tự do trong rừng và chỉ được lùa về nhà trong thời gian ngắn vào những ngày mùa. Còn với 35,21% số hộ không sử dụng thân lá ngô, bởi vì hầu hết các hộ không có thời gian để vận chuyển về nhà trong khi đó ruộng ngô lại cách xa và địa hình đi lại khó khăn, chỉ có một số hộ là trâu không ăn hoặc ăn rất ít. Nhìn chung người chăn nuôi trâu ở Vân Hoà đã tận dụng được một lượng phụ phẩm cho chăn nuôi trâu bò. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một lượng rất lớn phụ phẩm nông nghiệp chưa tận dụng và khai thác hoặc khai thác chưa triệt để mà nguyên nhân chính là do các hộ nông dân chưa nắm bắt được các kỹ thuật chế biến, bảo quản và sử dụng các phụ phảm này. Hằng năm người dân ở đây đã bỏ đi một lượng lớn ngọn lá sắn, thân lá lạc, thân lá đậu tương do không biết các chế biến và sử dụng. Đây đều là những loại phụ phẩm có hàm lượng đạm khá cao, thân lá lạc có Protein chiếm tới 4% VCK, lá sắn là 7% VCK. Tuy nhiên lại có các chất độc và làm cản trở quá trình tiêu hoá của gia súc như Saponine trong lá lạc, HCN trong lá sắn, nhưng nếu biết cách chế biến và sử dụng thì rất tốt cho trâu bò. 4.4. Đặc điểm sinh sản của đàn trâu ở Vân Hoà 4.4.1. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái Đây chỉ là chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của đàn trâu cái. Nó được tính bằng tuổi của trâu cái khi nó đẻ lứa đầu tiên. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: tuổi thành thục sinh học, khả năng phát hiện động dục, kỹ thuật phối giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng... Trong đó chỉ có yếu tố tuổi thành thục sinh học là ít chịu sự tác động của con người, còn các yếu tố khác con người đều có thể điều chỉnh theo mong muốn. Bảng 4.9. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái Tuổi của trâu (năm tuổi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 3 – 4 163 40,45 4 – 5 178 43,94 5 – 6 56 13,76 > 6 7 1,85 Tổng 404 100 Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuổi đẻ lứa đầu của trâu cái Qua bảng 4.9 và biểu đồ chúng tôi thấy đàn trâu ở đây có tuổi đẻ lứa đầu tập trung vào độ tuổi 3 - 5 năm tuổi với tỉ lệ 84,39% và số trâu đẻ sau 5 năm tuổi chiểm tỷ lệ 15,61%. Số trâu cái có tuổi đẻ lứa đầu vào khoảng 3 - 4 năm tuổi chiếm một lượng cũng khá lớn 40,45% và số trâu đẻ lứa đầu trước 3 năm tuổi hầu như là không có. Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Đức Thạc, Cao Xuân Thìn và cộng sự thì tuổi đẻ lứa đầu của trâu tập trung lớn nhất vào giai đoạn 4 - 5 năm tuổi với tỷ lệ 44,94%. Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) cũng cho biết tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu ở các tỉnh phía Bắc tập trung vào giai đoạn 4 - 5 năm tuổi nhiều nhất và chiếm tỷ lệ biến động từ 50% tới 68,20%. Vào giai đoạn 3 - 4 năm tuổi là 26,87%. Như vậy kết quả của chúng tôi cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu ở Vân Hoà là tương đương so với các tỉnh phía Bắc. Lê Viết Ly (1994) cũng công bố kết quả nghiên cứu của mình trên đàn trâu của Tuyên Quang cho biết tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu ở đó tập trung nhất là vào khoảng 4 - 5 năm với tỷ lệ 33,70%. Kết quả này thấp hơn kết quả của chúng tôi nghiên cứu trên đàn trâu ở Vân Hoà. Mai Văn Sánh (1996) khi nghiên cứu trên đàn trâu Murrah nuôi tại Sông Bé cho biết tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu ở đây là 45,21 tháng. Cũng trên đàn trâu Murrah nuôi tại trại Ngọc Thanh tác giả Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực (1985) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của đàn trâu ở đây là 43 tháng. Như vậy đàn trâu ở Vân Hoà có tuổi đẻ lứa đầu muộn và chỉ đạt mức trung bình so với toàn quốc. Đây là tình trạnh chung dẫn đến năng suất sinh sản thấp. Chúng tôi thấy nguyên nhân chính làm cho đàn trâu ở đây có tuổi đẻ lứa đầu muộn như vậy là do nông dân ta chưa có kinh nghiệm theo dõi, phát hiện động dục và phối giống cho trâu. Ngoài ra do phương thức chăn nuôi thường không chăn tập trung trâu cái và trâu đực nên cơ hội tiếp xúc giữa trâu đực với trâu cái là rất thấp và tỷ lệ đực cái ở đây quá thấp dẫn tới khả năng tự phát hiện và phối giống của đàn trâu là rất ít. Để rút ngắn tuổi đẻ lứa đầu của trâu chúng tôi thấy cần phải thực hiện các biện pháp dưới đây: Thứ nhất: Tổ chức những lớp học khuyến nông để phổ biến cho bà con nông dân nắm được kỹ thuật theo dõi, phát hiện động dục của trâu cái. Làm được như vậy chúng ta sẽ giúp nông dân phát hiện sớm, chính xá trâu cái động dục để tổ chức phối giống cho chúng và sẽ rút ngắn được tuổi đẻ lứa đầu củ trâu xuống. Thứ hai: đề ra chính sách hỗ trợ thoả đánh cho những hộ nuôi trâu đực giống về vốn, kỹ thuật... để họ tuyển chọn trâu đực giống và tổ chức phối giống cho đàn trâu cái. Đồng thời tổ chức chăn thả tập trung trâu cái và trâu đực trên đồng bãi. Thiết nghĩ khi chúng ta thực hiện tốt các biện pháp nêu trên tuổi đẻ lứa đầu của trâu sẽ được rút ngắn, hiệu quả kinh tế của nghề nuôi trâu sẽ tăng nên và nó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của đàn trâu. 4.4.2. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Đây là chỉ tiêu dùng đẻ đánh giá năng suất sinh sản của đàn gia súc. Nó được tính bằng khoảng thời gian kể từ lần đẻ trước tới lần đẻ sau của gia súc. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới sức sinh sản của đàn gia súc. Để nâng cao năng suất sinh sản của đàn gia súc thì việc rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ là có ý nghĩa nhất. Chỉ tiêu này của đàn trâu phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau: giống, tuổi của trâu, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác sử dụng... và đặc biệt là thời gian động dục lại sau khi đẻ cũng như khả năng phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu chỉ tiêu sinh sản này trên đàn trâu của Vân Hoà và kết quả được trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ của đàn trâu ở Vân Hoà Khoảng cách lứa đẻ (tháng tuổi) Số trâu theo dõi (con) Tỷ lệ (%) 12 - 15 75 18,62 16 - 18 188 47,43 19 - 24 105 26,12 > 24 36 8,83 Tổng 404 100 Biểu đồ 2. Tỷ lệ khoảng các giữa hai lứa đẻ của đàn trâu ở Vân Hoà Qua bảng 4.10 và biểu đồ chúng tôi thấy đàn trâu ở Vân Hoà có khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 16 - 18 là 47,43%, khoảng cách 12 - 15 tháng chỉ chiếm 18,62 còn số trâu có khoảng cách trên 24 tháng chiếm 8,83%. Qua đây chúng ta thấy 1àn trâu ở Vân Hoà có khoảng cách giữa 2 lứa đẻ vào loại trung bình, và qua đó cũng giải thích được sự tăng đàn hàng năm. Khi khảo sát chỉ tiêu này trên đàn trâu của Tuyên Quang, tác giả Lê Viết Ly, Đào Lan Nhi (1994) cho biết số trâu đẻ 3 năm 2 lứa là 23,80%, số trâu cái đẻ 2 năm 1 lứa chiếm 43,80% và có tới 32,20% trâu đẻ 3 năm 1 lứa. Như vậy đàn trâu ở Tuyên Quang có khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài hơn ở Vân Hoà. Nguyễn Đức Thạc, Cao Xuân Thìn, Nguyễn Văn Vực (1984) cũng cho biết tỷ lệ trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 12 - 15 tháng là 21,51%, số trâu có khoảng cách lứa đẻ từ 16 - 18 tháng có tỷ lệ là 37,13% và tỷ lệ trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ trên 19 tháng là 39,54%. Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực (1985) cũng cho biết đàn trâu Murrah nuôi tại trại Ngọc Thanh có khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 632 ngày. Tác giả Mai Văn Sánh (1996) công bố chỉ tiêu này trên đàn trâu Murrah nuôi tại Sông Bé là 521,48 ngày. Như vậy đàn trâu ở Vân Hoà có khoảng cách giữa hai lứa đẻ vẫn còn dài song ngắn hơn so với đàn trâu ở miền núi phía Bắc cũng như đàn trâu Murrah nuôi tại Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này trên đàn trâu ở đây không cao? Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có hai nguyên nhân chính tác động kéo dài chỉ tiêu này là do tập quán chăn nuôi của nông dân là thường để thời gian nghé con theo mẹ dài dẫn tới trâu mẹ động dục trở lại muộn và việc phát hiện động dục không kịp thời cũng như kỹ thuật phối giống cho trâu còn chưa tốt. Trên cơ sở ấy chúng tôi đề nghị các giải pháp sau: Thứ nhất: phải cải thiện chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc trâu cái, nhất là trong giai đoạn trâu nuôi con. Tức là ta cần đảm bảo cho trâu nguồn thức ăn thô xanh đầy đủ, có chế độ khai thác, sử dụng hợp lý, tránh khai thác trâu quá sức. Đặc biệt trong giai đoạn nuôi con ta phải đảm bảo cho trâu mẹ chế độ dinh dưỡng tốt, cho nghé tập ăn sớm để nghé sớm có thể ăn cỏ và ta có thể tách mẹ sợm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho trâu cái sớm hồi phục lại sau khi đẻ và sẽ động dục lại sớm hơn, tức là làm khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu được rút ngắn lại từ đó mà năng xuất sinh sản của trâu được tăng lên. Thứ hai: ta phải phổ biến cho nông dân kỹ thuật theo dõi, phát hiện trâu cái động dục cũng như kỹ thuất phối giống cho trâu. Khi nắm được kỹ thuật này nông dân sẽ có thể phát hiện được chính xác trâu cái động dục và sẽ phối giống kịp thời hơn. 4.4.3. Tỷ lệ đẻ Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa số trâu đẻ trong năm và số trâu cái trong độ tuổi sinh sản. Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sức sinh sản của đàn trâu. Nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau song quan trọng nhất vẫn là khả năng phát hiện động dục ở trâu cái và kỹ thuật phối giống cho trâu. Với các nhà chăn nuôi chỉ tiêu này có ý nghĩa rất qua trọng, vì nó là cơ sở để đánh giá sức sinh sản và để hoạch định kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng khai thác, sử dụng đàn trâu. Đồng thời nó cũng là cơ sở để dự đoán chiều hướng phát triển của đàn trâu trong những năm tới. Chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ đẻ hàng năm của đàn trâu ở Vân Hoà. Qua khảo sát 404 con trâu trong độ tuổi sinh sản, chúng tôi thấy tỷ lệ đẻ hàng năm của đàn trâu ở đây đạt 30,32%. Kết quả trên là phù hợp với công bố của Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) khi điều tra trên đàn trâu của các tỉnh phía Bắc. Đàn trâu ở đây có tỷ lệ đẻ biến động rất lớn từ 10,09% tới 49,53%. Nguyễn Đức Thạc, Cao Xuân Thìn, Nguyễn Văn Vực (1985) công bố tỷ lệ đẻ hàng năm của đàn trâu ở các tỉnh miền núi là 40% còn ở đồng bằng nó chỉ đạt 20% thậm chí chỉ là 10%. Tác giả Nguyễn Văn Thanh (1996) cũng cho biết tỷ lệ đẻ của trâu ở đồng bằng chỉ là 20% và có chỗ chỉ đạt 10%. Nghiên cứu trên đàn trâu Murrah nuôi tại Sông Bé tác giả Mai Văn Sánh (1996) thông báo tỷ lệ đẻ hàng năm của đàn trâu là 66,30%. Như vậy đàn trâu ở Vân Hoà có tỷ lệ đẻ hàng năm đạt mức trung bình so với cả nước, song nó đạt thấp hơn nhiều so với đàn trâu Murrah nuôi tại Việt Nam. Tỷ lệ đẻ hàng năm thấp đã làm giảm hiệu quả kinh tế của nghề nuôi trâu. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi và thúc đẩy sự tăng trưởng của đàn trâu thì cần nâng cao được tỷ lệ đẻ của đàn trâu. Hay nói một cách khác cần phải rút ngắn tuổi thành thục sinh dục, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa hai lứa đẻ. 4.4.4. Mùa sinh sản Khác với nhiều loài gia súc, trâu là loài có hoạt động sinh sản mang tính mùa vụ rõ rệt. Để nắm được tính mùa vụ trong sinh sản và ảnh hưởng của mùa vụ sinh sản tới số lượng đàn nghé sơ sinh của đàn trâu ở Vân Hoà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ đẻ của đàn trâu ở các tháng trong năm. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.11 Bảng 4.11. Tỷ lệ đẻ của đàn trâu ở các tháng trong năm Tháng trong năm Số lượng con Tỷ lệ (%) 1 11 10,00 2 12 11,53 3 6 5,38 4 3 3,07 5 2 2,30 6 2 2,30 7 5 4,61 8 7 6,92 9 13 12,32 10 16 14,61 11 15 13,87 12 14 13,09 Tổng 106 100 Biểu đồ 3: Tỷ lệ đẻ của đàn trâu của các tháng trong năm Qua bảng 4.11 và biểu đồ chúng tôi thấy đàn trâu ở đây động dục và đẻ quanh năm. Song chúng đẻ tập trung nhất là vào giai đoạn từ cuối tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau, tức là vào mùa Thu và Đông. Như vây trâu cái ở đây động dục tập trung vào mùa Đông và Xuân, thời gian có khí hậu mát mẻ. Thời gian trâu đẻ ít nhất trong năm là vào các tháng 4, 5 và 6. Trong vòng 3 tháng số trâu đẻ chỉ bằng 7,67% của cả năm. Điều này cũng có nghĩa là vào các tháng mùa hè nóng lực trâu cái ít được. Kết quả thu được của chúng tôi là phù hợp với công bố của tác giả Mai Văn Sánh (1996) trên đàn trâu tại Sông Bé. Theo tác giả đàn trâu ở đó đẻ tập trung nhất vào mùa Thu và Đông. Vũ Duy Giảng và cộng sự (1999) cũng cho biết đàn trâu ở Bắc Bộ, Bắc - Trung bộ có mùa sinh sản tập trung từ tháng 10 năm trước tới tháng 1 năm sau. Agabayli (1977) cũng cho biết đàn trâu cái thường đẻ nhiều vào các thágn nhiệt độ thấp trong năm. Vào các tháng nóng nực trâu cái thường rất ít động dục. Như vậy đàn trâu ở Vân Hoà có mùa vụ sinh sản là tương đương với đàn trâu trên toàn quốc. Nó thường động dục vào những tháng có khí hâu mát mẻ và đẻ tập trung vào mùa Thu, mùa Đông. Đây là thời gian khí hậu khô hanh, không thuận lợi cho cây cỏ phát triển, nguồn thức ăn của trâu trở lên khan hiểm. Đàn nghé sinh ra vào thời điểm này sẽ bị hạn chế tốc độ sinh trưởng và phát triển. Để khắc phục khó khăn trên chúng ta cần phải có kế hoạch dự trữ thức ăn thô xanh cho trâu ngay từ mùa mưa, đồng thời phải cho trâu cái nuôi con ăn bổ sung thức ăn tinh vào thời kỳ khan hiếm cỏ, rơm. Tóm lại đàn trâu ở Vân Hoà có tỷ lệ trâu cái vào loại cao so với cả nước, nhân dân ở đây đã có ý thức đầu tư chăn nuôi trâu theo hướng cày kéo kết hợp với sinh sản và lấy thịt, song năng suất sinh sản của đàn trâu còn chưa cao. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng ấy thì có nhiều, song quan trọng nhất vẫn là do tập quán chăn thả và sinh sản tự nhiên. * Từ thực trạng chăn nuôi ở xã Vân Hoà chúng tôi đưa ra một số biện pháp nâng cao sức sinh sản của đàn trâu ở xã như sau: - Thứ nhất: phát hiện động dục bằng quan sát Mặc dù trâu cái có biểu hiện động dục thầm lặng là chủ yếu, song trong quá trình động dục chúng vẫn có hàng loạt các biến đổi mà ta có thể nhận biết. Đó có thể là bỏ ăn, phá phách, theo đực, âm hộ sung huyết, niêm dịch tiết nhiều... Các biểu hiện trên xuất hiện một cách không đồng đều trên các trâu cái. Có thể nó chỉ có một biểu hiện hay có nhiều biểu hiện đồng thời. Song song với sự biến đổi về mầu sắc niêm mạc âm đạo, trong quá trình động dục còn có sự tăng cường hoạt động của các tuyến nhờn ở niêm mạc âm đạo. Vì vậy niêm dịch âm đạo trâu tiết nhiều hơn trong quá trình này. Có 91,9% trâu cái động dục tăng tiết niêm dịch và nó có thể chảy tràn ra ngoài âm hộ. Thường thì những trâu cái đó sẽ bị niêm dịch dính vào đuôi hay mông do trâu vẫy đuôi. Vì vậy chúng ta có thể quan sát thấy vào ban đêm hoặc sáng sớm. Tuy nhiên có những con hoạt động của các tuyến ấy không mạnh nên ngay cả khi quan sát bên trong cũng không phát hiện được. Đặc biệt có những con mặc dù đã chửa hoặc do làm việc quá sức vẫn có sự tăng tiết niêm dịch vào ban đêm, điều này dễ gây sự nhầm lẫn cho người theo dõi. Tuy nhiên tính chất niêm dịch trong trường hợp này có khác so với trường hợp trâu động dục. Khi không động dục niêm dịch tiết ít hơn, đặc hơn, mầu trắng hơn, ngoài ra niêm mạc âm đạo không sung huyết, âm hộ không căng mòng hơn so với bình thường. Khi động dục niêm dịch tiết ra sẽ loãng hơn, trong hơn và có sự biến đổi về trạng thái từ loãng tới đặc dần quánh dần rồi đứt vụn. Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt niêm dịch của trâu trong các trường hợp trên. Đây sẽ là yếu tố quan trọng để xác định trâu cái động dục. Ngoài hiện tượng sung huyết niêm mạc âm đạo, tăng tiết niêm dịch âm đạo thì hệ sinh dục của trâu còn có sự biến đổi về trạng thái của âm hộ như sung huyết, sưng mòng nên... Tuy nhiên niêm mạc âm hộ của trâu có mầu đen, trạng thái âm hộ lúc bình thường cũng khá to nên khi quan sát ta khó phân biệt trạng thái căng mòng, sung huyết. Theo tác giả Cao Xuân Thìn và cộng sự (trích thông tin khoa học kỹ thuật - Viện chăn nuôi 1982 trang 25) thì hiện tượng căng mòng âm hộ không thể hiện rõ và thường ta chỉ quan sát thấy âm hộ trơn, bóng láng do niêm dịch tiết nhiều khi động dục. Nguyễn Văn Vinh và cộng sự (báo cáo khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1980 - Viện chăn nuôi trang 185 - 186) cho biết tất cả các trường hợp trâu cái động dục đều thấy có âm hộ căng mòng, song ta khó phát hiện được. Chính vì thế độ căng mòng của âm đạo chỉ được xem là chỉ tiêu phụ để phát hiện trâu cái động dục. - Thứ hai: xác định thời điểm phối giống thích hợp cho trâu cái Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đàn trâu có năng suất sinh sản kém chủ yếu là do chưa làm tốt công tác phát hiện động dục và phối giống cho trâu. Vậy khi phát hiện trâu cái động dục thì phối giống vào thời điểm nào là có kết quả cao nhất? Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Theo công bố của R. P. Verma, N. N. Pathak, M. C. Sharma, Đỗ Quang Hoa, Cao Xuân Thìn trích “Nghiên cứu bước đầu về giống trâu Murrah nuôi tại Việt Nam” (1980), trang 12 - 13. Theo các tác giả thì tỷ lệ thụ thai khi phối giống vào giai đoạn 0 - 4 giờ trước khi kết thúc chịu đực đạt 58,82% và vào giai đoạn 0 - 4 giờ sau khi kết thúc chịu đực là 57,14%. Tỷ lệ thụ thai khi phối giống vào giai đoạn 12 - 16 giờ trước khi kết thúc chịu đực là 30,0% và sau khi kết thúc chịu đực 4 - 8 giờ có tỷ lệ thụ thai là 36,8%. Mai Văn Sánh 1996 cũng cho biết tỷ lệ thụ thai đạt cao nhất khi phối giống cho trâu vào giai đoạn trước và sau khi kết thúc chịu đực 0 - 4 giờ. Tỷ lệ thụ thai sẽ càng thấp khi thời điểm phối giống càng xa thời điểm kết thúc chịu đực. Thời gian thụ tinh thích hợp là sau khi kết thúc chịu đực 0 - 4 giờ vì trứng chỉ được thụ thai ở 1/3 phía trên của vòi dẫn trứng đồng thời khi găp nhau cả trứng và tinh trùng phải trong tình trạng khoẻ mạnh. Chính vì thé khi chúng ta phổi giống cho trâu quá sớm thì tinh trùng lên tới vị trí thụ tinh thuận lợi, trứng chưa rụng thì sau một thời gian chờ đợi sức sống của tinh trùng giảm dẫn tới khả năng thụ thai giảm. Ngược lại khi phối giống cho trâu cái quá muộn thì tinh trùng và trứng không gặp nhau đúng thời điểm thì khả năng thụ thai cũng giảm, nên tỷ lệ thụ thai đạt thấp là điều dễ hiểu. Như vậy kết quả thụ thai cao nhất ta cần phối giống cho trâu ngay sau khi kết thúc chịu đực từ 0 - 4 giờ. 4.4.5. Biểu hiện động dục của trâu cái Qua theo dõi 49 con trâu cái đang trong giai đoạn sinh sản (1 - 5lứa) ở xã Vân Hoà. Chúng tôi nhận thấy các biểu hiện động dục của trâu cái xảy ra không đồng đều, kết quả được trình bảy ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Dấu hiệu động dục của trâu cái Dấu hiệu động dục n % Âm hộ sưng mọng đỏ 23/49 46 Từ cổ tử cung chẩy ra dịch 22/49 44,8 Bồn chồn, mẫn cảm 17/49 34,6 Liếm và húc đầu lên những con khác 21/49 42,8 Nhẩy lên lưng các con khác 24/49 48,9 Hít và ngửi cơ quan sinh dục 25/49 51 Kêu rống 12/49 24,4 ăn kém ngon miệng 20/49 40,8 Niêm mạc âm đạo sung huyết 48/49 97.9 Sừng tử cung cong cứng 49/49 100 Đi tiểu nhiều lần 22/49 44.9 Dấu hiệu động dục của trâu cái phải kể đến các dấu hiệu bên trong cơ thể, theo quan sát của chúng tôi trâu có dấu hiệu động dục 97,9% niêm mạc âm đạo sung huyết, 100% sừng tử cung cong cứng. Trâu cái động dục kín, biểu hiện không rõ ràng nếu chỉ quan sát hiện tượng con cái nhẩy lên lưng con khác, âm hộ sưng mọng đỏ, niêm dịch ân đạo thì tỷ lệ phát hiện rất thấp lần lượt là 48,9; 46 và 44,8%. Người chăn nuôi ít chú ý và khó nhận ra dấu hiệu động dục của trâu cái. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với quan sát của Mamuad (2002) trâu cái động dục không rõ ràng: con cái nhẩy lên lưng con khác, âm hộ sưng mọng đỏ, niêm dịch âm đạo thì tỷ lệ phát hiện rất thấp lần lượt là 38,17; 36,10 và 27,3%. Phần thứ năm Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Từ những kết quả phân tích trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau 1. Xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó con trâu là một đối tượng nuôi chính. 2. Tình hình chăn nuôi của Vân Hoà nhìn chung phát triển khá tốt. Mặc dù đàn lợn và đàn gia cầm có giảm sút do xảy ra dịch bệnh, nhưng với nhu cầu tiêu dùng như hiện nay thì cả về chất lượng và số lượng đàn lợn, gia cầm sẽ tăng nhanh trong thời gian sắp tới. Riêng đàn bò có sự phát triển rất tốt, số lượng tăng không ngừng qua các năm, đặc biệt là đàn bò sữa. 3. Vân Hoà có một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp, khối lượng ước tính khoảng 4357,65 tấn với chủng loại phong phú, đa dạng. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong việc bảo quả, chế biến và sử dụng. 4. Tổng đàn trâu của Vân Hoà trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần, nhưng một hai năm gần đây có xu hướng tăng. Năm 2008 tổng đàn trâu của xã là 985 con, trong đó tỷ lệ đàn trâu sinh sản và trâu dưới hai năm tuổi chiếm tỉ lệ cao và tăng khá nhanh, còn đàn trâu cày kéo thì giảm. Đàn trâu sinh sản trên toàn xã chiếm 59,07%. Trâu ở đây có kích thước và khối lượng thuộc loại trung bình so với cả nước. Về phương thức chăn nuôi trâu ở đây vẫn chăn nuôi theo phương thức quảng canh. 5. Các chỉ tiêu sinh sản chỉ đạt trung bình so với miền Bắc. Tuổi đẻ lứa đầu muộn, chủ yếu là đẻ lứa đầu khi đã 3 - 5 tuổi (84,39%) và trên 5 năm tuổi (15,61%). Khoảng cách giữa hai lứa đẻ còn dài, số trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 12 - 15 tháng chỉ là 18,62%, 16 - 18 tháng là 47,43% và khoảng cách trên 24 tháng chiếm 8,38%. Tỷ lệ đẻ hàng năm đạt mức trung bình so với cả nước. Trâu cái đẻ tập trung chủ yếu vào các tháng mùa Thu và Đông. 5.2. Đề nghị 1. Cải tiến phương thức chăn nuôi trâu quảng canh hiện nay sang phương thức nuôi bán thâm canh (kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn thô tinh) 2. Tăng cường trồng cỏ có năng suất cao, phổ biến kỹ thuật bảo quản và chế biến phụ phẩm để tận dụng một cách có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp hiện nay. 3. Tăng cường theo dõi, phát hiện động dục và cho phối giống kịp thời cho trâu cái, cần quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc trâu cái sau đẻ để rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. 4. Sử dụng những đực giống có ngoại hình to và chọn lọc đàn trâu cái nhằm cải tạo tầm vóc đàn trâu ở đây. TàI LIệU THAM KHảO TàI LIệU TIếNG VIệT 1. Agabayli (1997), nuôi trâu, nhà xuất bản nông nghiệp-Hà Nội 2. Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001), kết quả nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng của một số phụ phẩm nông nghiệp quan trọng ở Việt Nam cho trâu, bò, Hội thảo về dinh dưỡng gia súc nhai lại ( Ruminant Nurtition ), Hội chăn nuôi Việt Nam, Chương trình Link ( BC ) và Viện Chăn Nuôi, Hà Nội, ngày 9-10 tháng 11 năm 2001.tr.31- 41. 3. Lê Xuân Cường (1965), Giống trâu Thái Nguyên. Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trang 209-306 4. Cù Xuân Dần, Nguyễn Bá Mùi, Tiết Thị Hồng Ngân, giáo trình sinh sản gia súc, Nhà xuất bản nông nghiệp -1996. 5. Vũ Duy Giảng, Tôn Thất Sơn (1998), Điều tra nguồn phụ phẩm của một số giống lúa và ngô làm thức ăn cho trâu bò, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi-thú y (1996-1998). 6. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn, Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản nông nghiệp-1999. 7. Trần Quang Khải (2004), “ Nghiên cứu tình hình sử dụng phụ phẩm trong chăn nuôi trâu bò tại Đak Lắc”, Luận văn thạc sỹ. 8. Dương Đình Long, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Thanh, Giáo trình sinh sản gia súc, Nhà xuất bản nông nghiệp. 9. Lê Viết Ly, Lê Tư, Đào Lan Nhi (1994) “ Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi trâu trong nông hộ ở một số xã miền núi tỉnh Tuyên Quang”, công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995. Nhà xuất bản nông nghiệp -Hà Nội 1995 trang 5 - 12. 10. Tiến Hồng Phúc (2002), Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi và một số đặc điểm sinh học của trâu ở thị xã Sông Công-tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ. 11. Mai Văn Sánh (1996), Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa cà cho thịt của trâu Murrah nuôi tại Sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội, luận án phó tiến sỹ. 12. Mai Văn Sánh (2000) “ Cẩm nang chăn nuôi trâu”, Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm tập 3, Nhà xuất bản nông nghiệp-Hà Nội, trang 141-197. 13. Mai Văn Sánh (2002) Chăn nuôi trâu thế giới, thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 3 năm 2002, trang 25-35. 14. Mai Văn Sánh (2002), Đặc điểm sinh sản của trâu, Tài liệu tập huấn- nâng cao năng suất sinh sản của gia súc, Viện Chăn Nuôi, trang 121-126. 15. Mai Văn Sánh, Lê Viết Ly (2004), sổ tay chăn nuôi bò cày kéo, Nhà xuất bản nông nghiệp. 16. Nguyễn Đức Thạc (1983), Một số đặc điểm cho thịt, cho sữa của loại hình trâu tại miền bắc và khả năng cải tạo với trâu Murrah, Luận án phó tiến sỹ. 17. Nguyễn Đức Thạc, Con trâu Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp 2006. 18. Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực, Cao Xuân Thìn (1984), Một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản của trâu Việt Nam và biện pháp cải tiến để nâng cao sức cày kéo, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969-1984)-Viện Chăn Nuôi, Nhà xuất bản nông nghiệp. 19. Nguyễn Đức Thạc, Nguyễn Văn Vực (1984), Khả năng nuôi trâu ở Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi-Viện Chăn Nuôi. 20. Nguyễn Văn Thanh (1995), một số chỉ tiêu sinh sản của đàn trâu nội đang được nuôi ở các tỉnh miền Bắc, Tạp trí khoa học, Trường ĐHNNI-Hà Nội. 21. Cao Xuân Thìn, Đỗ Quang Hoa (1983), thông tin khoa học kỹ thuật-VCN. 22. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban, Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nhà xuất bản nông nghiệp-2001. 23. Nguyễn Xuân Trạch, Bài giảng chăn nuôi trâu bò-2002. 24. Nguyễn Văn Vinh và cộng sự, báo cáo khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1980, Viện chăn nuôi. INTERNET – WESBSITE 1. Bộ Nông Nghiêp – Nông thôn Việt Nam htt://www.agroviet.gov.vn 2. Trường Đại Học Nông Nghiệp I htt://www.haul.edu.vn 3. Tổng Cục Thống Kê Việt Nam htt://gso.gov.Việt Nam 4. Viện Chăn Nuôi Quốc Gia Việt Nam htt://www.vcn.vnn.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.VuTungLam.doc
Tài liệu liên quan