Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem
lại cơ hội phát triển “nhảy vọt” cho mọi
quốc gia, doanh nghiệp, nhưng cũng cảnh
báo nguy cơ bị bỏ rơi xa hơn nếu quốc gia,
doanh nghiệp không có chiến lược hợp lý
để không “bị lỡ chuyến tàu” Cách mạng
công nghiệp 4.0. Để các doanh nghiệp
ngoài nhà nước tận dụng được các cơ hội,
khắc phục được các thách thức trong bối
cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, cần thiết
phải có sự hỗ trợ hiệu quả từ Chính phủ và
sự chủ động đổi mới của bản thân doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
phải có ý thức cao trong xây dựng lộ trình
chủ động tham gia vào cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0. Các doanh nhân cần thay
đổi mạnh mẽ về tư duy khởi nghiệp, lựa
chọn đầu tư sâu công nghệ vào công đoạn,
khâu sản xuất, lĩnh vực phù hợp với năng
lực tài chính và quản trị để tạo được lợi thế
khác biệt trong cạnh tranh. Chính phủ cần
có những chính sách hiệu quả hơn trong
khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp
thông qua các chính sách hỗ trợ tín dụng,
định hướng lĩnh vực hoạt động, hỗ trợ kết
nối với doanh nghiệp đối tác nước ngoài.
Việt Nam cần có chiến lược xây dựng
các thể chế vượt trội đối với các vùng kinh
tế trọng điểm, các đặc khu kinh tế - hành
chính cùng với “bộ lọc” hiệu quả để thu
hút được các tập đoàn kinh tế tầm cỡ của
thế giới đầu tư vào Việt Nam nhằm tạo ra
những đột phá trong tăng trưởng và phát
triển, hình thành các cực tăng trưởng thực
sự cho nền kinh tế, dẫn dắt chuyển đổi cơ
cấu kinh tế và phát triển doanh nghiệp trong
nước. Có như vậy thì khu vực kinh tế tư
nhân, với sự tham gia của các doanh nghiệp
ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI, mới
thực sự trở thành động lực quan trọng và cơ
bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp 4.0
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân sau 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 3
Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân
sau 10 năm Việt Nam gia nhập WTO
Vũ Hùng Cường(*)
Tóm tắt: Một trong những kết quả tích cực và quan trọng của sự kiện Việt Nam chính
thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 chính là sự lớn mạnh của
khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành lực lượng quan trọng đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, là một động lực quan trọng của
nền kinh tế Việt Nam. Bài viết tập trung đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp khu vực
kinh tế tư nhân sau 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, những vấn đề đặt ra dưới góc độ là
một động lực quan trọng và cơ bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân, Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, Doanh nghiệp ngoài
nhà nước, Doanh nghiệp FDI, WTO, Động lực tăng trưởng, Cách mạng công nghiệp 4.0
Abstract: One of the positive and important results of Vietnam’s offi cial accession to
the World Trade Organization (WTO) in 2007 is the growth of the private sector. It has
become a signifi cant force contributing to economic growth and international economic
integration, which is a major driving force of the Vietnamese economy. The paper
evaluates the development of private sector enterprises after 10 years of WTO accession
and their challenges as an important and fundamental engine of economic growth and
development in Vietnam, especially in the context of the fourth industrial revolution.
Keywords: Private Sector, Private Sector Enterprises, Non-state Enterprises, FDI
Enterprises, WTO, Engine of Growth, Industry 4.0
1. Mở đầu(*)
Sau 10 năm chính thức trở thành thành
viên của WTO, nền kinh tế Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng thể
hiện qua tăng tưởng kinh tế, thu hút đầu
tư nước ngoài, cán cân xuất - nhập khẩu,...
(*) PGS.TS., Viện Thông tin Khoa học xã hội,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email:
vuhungcuong07@gmail.com
Những nỗ lực thay đổi về thể chế, cải thiện
môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đã tạo cơ hội
cho khu vực kinh tế tư nhân(*) phát triển.
(*) Trong bài viết, tác giả sử dụng khái niệm khu vực
kinh tế tư nhân bao gồm khu vực kinh tế ngoài nhà
nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
(khu vực FDI).
Thông tin Khoa học xã hội, số 10.20184
Phù hợp với xu thế chung của thế giới, các
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đang
ngày càng lớn mạnh về số lượng, hoạt động
bao phủ hầu hết các lĩnh vực của nền kinh
tế, đóng góp ngày càng rõ rệt đối với tăng
trưởng kinh tế, đầu tư, tạo việc làm, xuất
khẩu,... trong tương quan so sánh với các
doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp khu vực kinh
tế tư nhân ở Việt Nam vẫn bộc lộ sự thiếu
bền vững trong phát triển cũng như trong
thể hiện vai trò động lực của nền kinh tế,
xét trên góc độ chất lượng phát triển doanh
nghiệp và khả năng đóng góp đối với tăng
trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời cũng
phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối
cảnh thế giới đang bước vào thời kỳ Cách
mạng công nghiệp 4.0.
2. Sự phát triển của doanh nghiệp khu vực
kinh tế tư nhân ở Việt Nam sau 10 năm
Việt Nam gia nhập WTO
Sự phát triển của doanh nghiệp khu
vực kinh tế tư nhân được đánh giá theo các
tiêu chí: số lượng doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế; số
lượng doanh nghiệp thành lập mới, rời bỏ
thị trường; quy mô doanh nghiệp theo tiêu
chí quy mô vốn và quy mô lao động.
i) Về số lượng doanh nghiệp
Nhìn vào số lượng doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam giai
đoạn 2007-2016 (bảng 1), có thể thấy rõ
tổng số doanh nghiệp không ngừng gia
tăng, ngay cả ở những thời điểm khó khăn
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
thế giới và bất ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt
là doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài
nhà nước. Sự gia tăng này được khích lệ
bởi nỗ lực đổi mới thể chế, Luật Doanh
nghiệp và Luật Đầu tư được cải cách năm
2005 đã tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi cho các nhà đầu tư, sự ra đời của thị
trường chứng khoán cùng với chương trình
cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đặc biệt là,
việc gia nhập WTO là nhân tố quan trọng
thúc đẩy Việt Nam phải nỗ lực đổi mới thể
chế, chính sách kinh tế, thương mại, đầu
tư phù hợp với thông lệ quốc tế và thực
thi cam kết WTO. Hàng loạt rào cản kinh
doanh được gỡ bỏ, doanh nghiệp khu vực
kinh tế tư nhân được quyền kinh doanh ở
tất cả những lĩnh vực mà pháp luật không
cấm. Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh, cơ chế chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt
Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh phân theo khu vực kinh
tế sở hữu giai đoạn 2007-2016
Năm
Khu vực
kinh
tế nhà
nước
Khu vực
kinh tế
ngoài nhà
nước
Khu
vực
FDI
Tổng số
doanh
nghiệp
2007 3.494 147.316 4.961 155.771
2008 3.286 196.779 5.625 205.690
2009 3.506 238.495 6.547 248.548
2010 3.281 268.831 7.248 279.360
2011 3.264 325.773 10.176 339.213
2012 3.174 346.419 8.966 358.559
2013 3.199 359.794 10.220 373.213
2014 3.048 388.232 11.046 402.326
2015 2.835 427.710 11.940 442.485
2016 2.662 488.395 14.002 505.059
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2010,
2015, 2016, 2017(*).
(*) Số liệu doanh nghiệp có sự khác biệt trong Niên
giám thống kê hàng năm do có điều chỉnh, tác giả sử
dụng số liệu của niên giám gần nhất.
Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 5
Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp
trong nước, và với bản chất nhanh nhạy vốn
có của khu vực kinh tế tư nhân, số lượng
các doanh nghiệp ngoài nhà nước thành
lập mới gia tăng nhanh chóng. Kết quả là
năm 2007 mở màn cho sự bùng nổ số lượng
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân với
kỷ lục 60 nghìn doanh nghiệp thành lập
mới trong năm (
vn/tin-tuc/viet-nam-sau-10-nam-gia-nhap-
wto-nhung-thanh-tuu-kha-quan), nhưng
kỷ lục này không duy trì được lâu qua các
năm. Trong năm 2017, số doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục gần
126,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,2% so
với năm 2016 (Tổng cục Thống kê, Niên
giám thống kê 2017: 13). Số lượng doanh
nghiệp ngoài nhà nước tại thời điểm ngày
31/12/2016 đã tăng gấp hơn 3 lần so với
thời điểm năm 2007. Số lượng doanh
nghiệp FDI tại thời điểm 31/12/2016 cũng
tăng gấp gần 3 lần so với năm 2007.
Xét về cơ cấu số lượng doanh nghiệp
hoạt động, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp
ngoài nhà nước không ngừng gia tăng,
chiếm từ 94% năm 2007 tăng lên 96,7%
năm 2016; tỷ trọng số lượng doanh nghiệp
FDI chiếm 3,1% năm 2007 giảm nhẹ xuống
còn 2,7% năm 2016. Chủ trương cổ phần
hóa DNNN là nguyên nhân chính gây ra
sự sụt giảm số lượng DNNN, tỷ trọng số
lượng DNNN giảm từ 2,2% năm 2007
xuống chỉ còn 0,5% năm 2016. Sự chênh
lệch lớn về tỷ trọng số lượng doanh nghiệp
giữa 3 khu vực kinh tế sở hữu sẽ được thảo
luận kỹ hơn khi phân tích về tỷ trọng trong
cơ cấu vốn đầu tư phát triển để thấy rõ hơn
về chất lượng phát triển doanh nghiệp khu
vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Bức tranh về số lượng doanh nghiệp
sẽ được thấy rõ hơn nếu phân tích sâu về
số liệu doanh nghiệp thành lập mới, ngừng
hoạt động và giải thể. Tuy nhiên, chỉ từ
sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết
số 14/NQ-CP ngày 18/3/2014 về Những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia và sau đó hàng năm Chính
phủ đều ban hành Nghị quyết liên quan
đến vấn đề này thì các số liệu thống kê về
doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại
hoạt động, ngừng hoạt động, giải thể mới
thực sự được quan tâm. Sự linh hoạt trong
việc thành lập mới, giải thể của các doanh
nghiệp khu vực kinh tế tư nhân là quá trình
sàng lọc tự nhiên trong quá trình phát triển.
Giai đoạn sau năm 2009, khi nền kinh tế
Việt Nam rơi vào trạng thái bất ổn, suy
thoái do tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới, các dấu hiệu bất thường
của nền kinh tế đã được phản ánh vào số
lượng doanh nghiệp còn tồn tại. Thứ nhất,
đó là tỷ lệ các doanh nghiệp mới đăng ký
kinh doanh nhưng ngừng hoạt động tăng
lên. Thứ hai, số lượng doanh nghiệp rút
khỏi thị trường ngày một tăng và vượt qua
con số 40 nghìn doanh nghiệp/năm (Vũ
Hùng Cường, 2016: 113-114). Mặc dù số
lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động từ
năm 2014 đến năm 2017 luôn duy trì ở mức
khá cao, từ hơn 58 nghìn doanh nghiệp lên
hơn 60 nghìn doanh nghiệp, nhưng bù lại
là số lượng doanh nghiệp thành lập mới
cũng gia tăng mạnh trong cùng giai đoạn.
Tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động so với
thành lập mới được cải thiện đáng kể, từ
77,9% năm 2014 giảm xuống còn 47,7%
năm 2017. Số lượng doanh nghiệp thành
lập mới năm 2017 đã tăng gấp gần 1,7 lần
Thông tin Khoa học xã hội, số 10.20186
so với năm 2014, đặc biệt là có sự gia tăng
mạnh trong các năm 2016-2017 (bảng 2).
Đây là hệ quả của những nỗ lực ổn định
trở lại kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường
kinh doanh và chính sách khuyến khích
doanh nghiệp khởi nghiệp của Chính phủ.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng số lượng doanh
nghiệp ngừng hoạt động, giải thể khá lớn
cũng chứng tỏ khả năng cạnh tranh, chống
chọi với những cú sốc thị trường của các
doanh nghiệp ngoài nhà nước còn hạn chế,
chủ yếu từ nguyên nhân vốn ít và chiến
lược kinh doanh ngắn hạn.
ii) Về quy mô doanh nghiệp
Như trên đã phân tích, khu vực kinh tế
ngoài nhà nước có số lượng doanh nghiệp
vượt trội trong 3 khu vực kinh tế sở hữu,
chiếm tới 94-96% tổng số doanh nghiệp
hoạt động trong nền kinh tế trong giai đoạn
2007-2016, nhưng nếu xét theo chỉ tiêu tỷ
trọng đóng góp vào vốn đầu tư phát triển,
bảng 3 cho thấy khu vực kinh tế ngoài nhà
nước chiếm từ 38,5% năm 2007 tăng lên
40,6% năm 2017. Mặc dù vẫn là khu vực
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn
đầu tư phát triển nhưng so với tỷ trọng số
lượng doanh nghiệp thì rõ ràng khu vực
kinh tế ngoài nhà nước có vấn đề về chất
lượng phát triển doanh nghiệp với quy mô
vốn của doanh nghiệp thấp. Khu vực FDI
chiếm xấp xỉ 3% về tỷ trọng số lượng doanh
nghiệp nhưng đóng góp hơn 20% trong cơ
cấu vốn đầu tư phát triển. Khu vực kinh
tế nhà nước mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng số
lượng doanh nghiệp rất thấp nhưng tỷ trọng
trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển vẫn xấp
xỉ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, chứng
tỏ vẫn còn nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước
đang hoạt động với sự hiện diện của vốn
nhà nước, thể hiện sự thiếu hiệu quả trong
hoạt động cổ phần hóa DNNN khi đi vào
lõi của khó khăn thoái vốn nhà nước.
Xét theo quy mô vốn và lao động của
doanh nghiệp ngoài nhà nước, bảng 4 và 5
cho thấy chủ yếu các doanh nghiệp ngoài
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới,
quay trở lại hoạt động, ngừng hoạt động,
giải thể giai đoạn 2014-2017
Năm
Thành
lập mới
Quay trở
lại hoạt
động
Ngừng
hoạt
động
Giải
thể
2014 74.842 15.419 58.322 9.501
2015 94.754 21.506 71.391 9.467
2016 110.100 26.689 60.667 12.478
2017 126.859 26.448 60.553 12.299
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2014,
2015, 2016, 2017.
Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu
vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2007-2017
phân theo khu vực kinh tế sở hữu (%)
Năm
Khu vực
kinh tế
nhà nước
Khu vực
kinh tế
ngoài nhà
nước
Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
2007 37,2 38,5 24,3
2008 33,9 35,2 30,9
2009 40,5 33,9 25,6
2010 38,1 36,1 25,8
2011 37,0 38,5 24,5
2012 40,3 38,1 21,6
2013 40,4 37,7 21,9
2014 39,9 38,4 21,7
2015 38,0 38,7 23,3
2016 37,5 38,9 23,6
Sơ bộ
2017 35,7 40,6 23,7
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám
thống kê các năm.
Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 7
nhà nước có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Điều này khẳng định thêm nhận định về
chất lượng phát triển doanh nghiệp ngoài
nhà nước chưa được như mong muốn. Sự
thiếu vắng các doanh nghiệp có quy mô
lớn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng thực
hiện vai trò “động lực kéo” dẫn dắt nền
kinh tế. Đồng thời, số lượng các doanh
nghiệp có quy mô vừa còn ít cũng ảnh
hưởng lớn đến khả năng liên kết với các
doanh nghiệp quy mô lớn của khu vực
nhà nước và khu vực FDI, khó đảm đương
trọng trách là “động lực đẩy”, là nền tảng
gắn kết các chủ thể trong nền kinh tế.
Điều đáng lo ngại là tình trạng quy mô
doanh nghiệp ngoài nhà nước không được
cải thiện qua 10 năm Việt Nam gia nhập
WTO, dẫn đến các doanh nghiệp không
đủ vốn để đầu tư công nghệ hiện đại, khó
có chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh
dài hạn. Trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0, đây là một thách thức lớn đối
với các doanh nghiệp ngoài nhà nước
trong việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị
toàn cầu.
Xét theo quy mô vốn và lao động của
doanh nghiệp khu vực FDI, bảng 6 và 7
cho thấy, rõ ràng là các doanh nghiệp FDI
có lợi thế hơn về quy mô, với tỷ trọng
doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm khoảng
20% theo cả 2 tiêu chí, với sự góp mặt của
một số tập đoàn hàng đầu trên thế giới như
Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon,...
Với quy mô vốn lớn, các doanh nghiệp
FDI có tiềm lực tài chính mạnh hơn các
doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà
nước trong đầu tư vào công nghệ, mở rộng
sản xuất kinh doanh khi điều kiện thuận
lợi, chủ động vốn hơn, chưa kể các doanh
nghiệp FDI cũng thuận lợi trong tiếp cận
Bảng 4: Quy mô doanh nghiệp ngoài
nhà nước giai đoạn 2007-2016
theo tiêu chí quy mô vốn (%)
Bảng 5: Quy mô doanh nghiệp ngoài
nhà nước giai đoạn 2007-2016
theo tiêu chí quy mô lao động (%)
Năm
Quy mô
nhỏ
Quy mô
vừa
Quy mô
lớn
Năm
Quy mô
siêu nhỏ
Quy mô
nhỏ
Quy mô
vừa
Quy mô
lớn
2007 92,33 5,15 2,52 2007 63,98 32,21 1,99 1,82
2008 92,39 5,20 2,41 2008 63,81 32,93 1,73 1,54
2009 91,09 6,18 2,72 2009 67,33 29,70 1,55 1,42
2010 88,96 7,60 3,44 2010 67,74 29,18 1,62 1,47
2011 92,16 5,13 2,71 2011 67,68 29,15 1,72 1,46
2012 90,44 6,70 2,86 2012 69,43 27,62 1,61 1,35
2013 90,38 6,72 2,90 2013 71,32 25,85 1,56 1,27
2014 90,65 6,63 2,73 2014 72,48 24,76 1,53 1,23
2015 87,88 8,51 3,61 2015 73,62 23,70 1,48 1,20
2016 91,39 5,60 3,01 2016 74,81 22,61 1,38 1,20
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê các năm.
Thông tin Khoa học xã hội, số 10.20188
các nguồn tín dụng trong và ngoài nước.
Tỷ trọng các doanh nghiệp FDI có quy mô
vốn vừa và quy mô lao động vừa có sự
chênh lệch nhau khá lớn do các doanh
nghiệp FDI có quy mô vừa đã có sự đầu tư
về công nghệ hiện đại, hệ thống máy móc
tự động thay thế lao động của con người
nên không cần sử dụng nhiều lao động. Tỷ
trọng các doanh nghiệp FDI có quy mô
vốn nhỏ chiếm gần 50%, có quy mô lao
động nhỏ và siêu nhỏ chiếm hơn 70%
chứng tỏ đa số các doanh nghiệp FDI vẫn
đầu tư công nghệ thấp, chủ yếu phục vụ
công đoạn gia công để khai thác lao động
chi phí rẻ ở Việt Nam. Điểm đáng lưu ý là
tình trạng quy mô vốn và lao động của
doanh nghiệp FDI cũng không có sự thay
đổi đáng kể qua 10 năm Việt Nam gia nhập
WTO. Rõ ràng, việc thiếu các thể chế vượt
trội dẫn đến tình trạng khó thu hút được
những tập đoàn kinh tế tầm cỡ của thế giới
đầu tư vào Việt Nam.
3. Một số vấn đề đặt ra cho khu vực kinh
tế tư nhân với vai trò động lực quan trọng
và cơ bản đối với tăng trưởng và phát triển
kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh Cách
mạng công nghiệp 4.0
i) Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà
nước
Từ phân tích ở trên, có thể nhận thấy
những tồn tại bên trong doanh nghiệp sau
10 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO
các doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn chưa
có cải thiện, khắc phục đáng kể, đó là vấn
đề quy mô. Với đặc điểm chủ yếu là doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, tình
trạng thiếu tiềm lực tài chính dẫn đến các
doanh nghiệp ngoài nhà nước khó có khả
năng đầu tư công nghệ và mô hình sản xuất
kinh doanh hiện đại, ảnh hưởng đến tư duy,
Bảng 6: Quy mô doanh nghiệp FDI
giai đoạn 2007-2016 theo tiêu chí
quy mô vốn (%)
Bảng 7: Quy mô doanh nghiệp khu vực FDI
giai đoạn 2007-2016 theo tiêu chí quy mô
lao động (%)
Năm
Quy mô
nhỏ
Quy mô
vừa
Quy mô
lớn
Năm
Quy mô
siêu nhỏ
Quy mô
nhỏ
Quy mô
vừa
Quy mô
lớn
2007 37,52 33,02 29,46 2007 11,85 54,15 9,35 24,64
2008 39,51 33,10 27,39 2008 12,13 54,75 9,69 23,43
2009 40,65 31,78 27,58 2009 15,68 53,79 9,00 21,52
2010 43,14 30,05 26,81 2010 18,42 51,47 8,99 21,13
2011 48,92 26,92 24,16 2011 23,90 48,21 8,22 19,67
2012 47,55 27,32 25,13 2012 22,29 48,29 8,58 20,84
2013 48,89 26,75 24,35 2013 23,93 47,34 8,38 20,34
2014 48,71 27,16 24,13 2014 24,99 46,06 8,51 20,44
2015 48,41 26,66 24,93 2015 24,97 46,51 8,18 20,34
2016 49,62 25,96 24,42 2016 27,89 45,26 7,89 18,96
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê các năm.
Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 9
tầm nhìn chiến lược và văn hóa kinh doanh,
khó liên kết với các tập đoàn kinh tế lớn
của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực
FDI. Tất cả các yếu điểm này làm hạn chế
khả năng đóng góp bền vững cũng như đảm
đương vai trò là động lực quan trọng và cơ
bản cho tăng trưởng và phát triển kinh tế ở
Việt Nam.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ
làm thay đổi đột phá trong tư duy phát
triển sản xuất và tư duy quản trị. Với sự
hội tụ của nhiều công nghệ mới, đó là công
nghệ số, in 3D, công nghệ Nano, vật liệu
mới, công nghệ sinh học (David Aikman,
2018), cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ
tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp ngoài
nhà nước “khởi nghiệp” trong những lĩnh
vực “thông minh” và tham gia sâu hơn vào
mạng sản xuất của khu vực và thế giới. Tuy
nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng và
bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và
khu vực, các doanh nghiệp ngoài nhà nước
sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày
càng xa về công nghệ, dư thừa lao động kỹ
năng thấp.
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở
Việt Nam với đặc trưng quy mô chủ yếu là
nhỏ và siêu nhỏ, với hạn chế cơ bản là thiếu
vốn nên khó khăn trong đầu tư công nghệ
hiện đại, cả hạ tầng cứng và mềm - điều
kiện tiên quyết để hình thành dây chuyền
sản xuất dựa trên nền tảng công nghệ số.
Việc thiếu tiềm lực tài chính để đầu tư đột
phá về công nghệ có khả năng sẽ khiến các
doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh
vực như may mặc, giày da, công nghiệp
chế biến, chế tạo, điện - điện tử sẽ mãi
mãi chỉ đảm nhận được vai trò gia công,
lắp ráp đơn giản, có giá trị gia tăng thấp,
sẽ ngày càng bị bỏ xa trong tiến trình phát
triển của chuỗi giá trị toàn cầu trong bối
cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0. Đổi lại, các doanh nghiệp ngoài nhà
nước lại có tính nhạy bén thị trường cao,
khả năng chuyển đổi mô hình nhanh, Cách
mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại cơ hội để
các doanh nghiệp ngoài nhà nước chuyển
đổi mô hình, lựa chọn “khởi nghiệp” trong
một số khâu của quá trình sản xuất dựa trên
thế mạnh và phù hợp năng lực tài chính của
mình, tập trung đầu tư sâu về công nghệ
nhằm xác lập vị thế trong chuỗi giá trị toàn
cầu như kinh nghiệm các doanh nghiệp nhỏ
và vừa Nhật Bản đã thực hiện thành công.
Cụ thể, có thể tập trung vào một số lĩnh
vực Việt Nam có lợi thế như: sản xuất nông
nghiệp thông minh; sản xuất công nghiệp
thông minh; dịch vụ hậu cần thông minh
Vấn đề là các doanh nghiệp ngoài nhà nước
cần có đổi mới mạnh mẽ về tư duy chiến
lược đầu tư sản xuất kinh doanh để “bắt
kịp chuyến tàu” công nghiệp 4.0, có những
thay đổi đột phá trong công nghệ, trong
vai trò dẫn dắt (động lực kéo) và kết nối
các chủ thể của nền kinh tế (động lực đẩy),
cùng với các doanh nghiệp FDI khẳng định
vai trò là một động lực quan trọng và cơ
bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế ở Việt Nam.
ii) Đối với các doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Có thể dễ dàng nhận thấy, trong khi các
doanh nghiệp ngoài nhà nước với số lượng
vượt trội đầu tư bao phủ hầu hết các lĩnh
vực của nền kinh tế, thì xét theo số lượng
dự án và vốn đăng ký, các doanh nghiệp
FDI vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo (bảng 8) để
khai thác lợi thế chi phí lao động giá rẻ ở
Việt Nam, với 12.460 dự án (chiếm đến
Thông tin Khoa học xã hội, số 10.201810
50,2% tổng số dự án FDI tại Việt Nam) và
vốn đăng ký lên đến 186.514,2 triệu USD
(chiếm 58,3% tổng vốn đăng ký) tính đến
hết năm 2017. Tuy nhiên, công nghệ các
doanh nghiệp FDI đưa vào Việt Nam chủ
yếu vẫn là trình độ thấp để thực hiện các
công đoạn gia công, vì vậy giá trị gia tăng
đem lại thấp. Lĩnh vực thu hút số lượng dự
án không nhiều (chỉ với 639 dự án, chiếm
2,5% tổng số dự án FDI tại Việt Nam) nhưng
vốn đăng ký chiếm vị trí thứ hai (53.226
triệu USD, chiếm 16,6% tổng vốn đăng ký)
là hoạt động kinh doanh bất động sản, chủ
yếu nhằm khai thác những chính sách ưu
đãi về thuế đất dưới chính sách “trải thảm
đỏ” trong thu hút đầu tư nước ngoài của các
địa phương. Tình trạng các doanh nghiệp
FDI chủ yếu chỉ muốn khai thác lợi thế lao
động giá rẻ, ưu đãi thuế đất mà không đáp
ứng được những kỳ vọng về dẫn dắt chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ
vẫn không được cải thiện qua nhiều năm
Việt Nam thực hiện chủ trương thu hút đầu
tư nước ngoài.
Ngoài ra, mặc dù
các tập đoàn kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài
có quy mô lớn, có lợi
thế về vốn, công nghệ,
có sẵn mạng lưới sản
xuất có tính liên kết và
chuyên môn hóa, có lợi
thế về hội nhập kinh tế
quốc tế, nhưng số lượng
các tập đoàn kinh tế
tầm cỡ có thể giúp tạo
ra những thay đổi đột
phá, vượt trội về thể
chế quan tâm đầu tư vào
Việt Nam còn ít. Trong
khi Việt Nam đang chủ
trương hình thành các
cực tăng trưởng như các
vùng kinh tế trọng điểm,
các đặc khu kinh tế -
hành chính, việc thu hút
được các tập đoàn kinh
tế tầm cỡ của thế giới
có ý nghĩa quyết định.
Nếu lựa chọn và thu
hút đúng, các tập đoàn
kinh tế này sẽ giúp các
Bảng 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành
kinh tế tính đến hết năm 2017
STT Ngành nghề
Số
dự án
Vốn đăng ký
(triệu USD)
1 Công nghiệp chế biến, chế tạo 12.460 186.514,2
2 Hoạt động kinh doanh bất động sản 639 53.226,0
3 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 644 12.004,2
4 Xây dựng 1.481 10.846,5
5
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không
khí
115 20.820,9
6 Thông tin và truyền thông 1.653 3.336,5
7 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 133 2.781,6
8 Vận tải, kho bãi 666 4.646,7
9
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
2.805 6.200,0
10 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 511 3.521,2
11 Khai khoáng 105 4.876,0
12
Hoạt động chuyên môn, khoa học và
công nghệ
2.478 3.096,3
13
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
81 1.487,8
14 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 134 1.867,0
15
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và
xử lý rác thải, nước thải
68 2.338,5
16 Hoạt động dịch vụ khác 156 762,8
17 Giáo dục và đào tạo 376 759,9
18 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 298 527,1
Tổng số 24.803 319.613,2
Nguồn: Niên giám thống kê 2017.
Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân 11
doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham
gia sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá
trị toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh
và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tập đoàn
kinh tế với tiềm lực tài chính mạnh chắc
chắn sẽ chủ động tham gia vào nền kinh
tế số dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, vì
vậy có thể chuyển giao công nghệ cho các
doanh nghiệp trong nước cùng trong mạng
sản xuất. Đồng thời nếu lựa chọn đúng lĩnh
vực, các tập đoàn này sẽ dẫn dắt chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam phù hợp với
định hướng và lợi thế, sẽ cùng các doanh
nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước đảm
trách tốt vai trò là động lực kéo đối với tăng
trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
4. Kết luận
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem
lại cơ hội phát triển “nhảy vọt” cho mọi
quốc gia, doanh nghiệp, nhưng cũng cảnh
báo nguy cơ bị bỏ rơi xa hơn nếu quốc gia,
doanh nghiệp không có chiến lược hợp lý
để không “bị lỡ chuyến tàu” Cách mạng
công nghiệp 4.0. Để các doanh nghiệp
ngoài nhà nước tận dụng được các cơ hội,
khắc phục được các thách thức trong bối
cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, cần thiết
phải có sự hỗ trợ hiệu quả từ Chính phủ và
sự chủ động đổi mới của bản thân doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước
phải có ý thức cao trong xây dựng lộ trình
chủ động tham gia vào cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0. Các doanh nhân cần thay
đổi mạnh mẽ về tư duy khởi nghiệp, lựa
chọn đầu tư sâu công nghệ vào công đoạn,
khâu sản xuất, lĩnh vực phù hợp với năng
lực tài chính và quản trị để tạo được lợi thế
khác biệt trong cạnh tranh. Chính phủ cần
có những chính sách hiệu quả hơn trong
khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp
thông qua các chính sách hỗ trợ tín dụng,
định hướng lĩnh vực hoạt động, hỗ trợ kết
nối với doanh nghiệp đối tác nước ngoài.
Việt Nam cần có chiến lược xây dựng
các thể chế vượt trội đối với các vùng kinh
tế trọng điểm, các đặc khu kinh tế - hành
chính cùng với “bộ lọc” hiệu quả để thu
hút được các tập đoàn kinh tế tầm cỡ của
thế giới đầu tư vào Việt Nam nhằm tạo ra
những đột phá trong tăng trưởng và phát
triển, hình thành các cực tăng trưởng thực
sự cho nền kinh tế, dẫn dắt chuyển đổi cơ
cấu kinh tế và phát triển doanh nghiệp trong
nước. Có như vậy thì khu vực kinh tế tư
nhân, với sự tham gia của các doanh nghiệp
ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI, mới
thực sự trở thành động lực quan trọng và cơ
bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh
tế ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng
công nghiệp 4.0
Tài liệu tham khảo
1. Alistair Nolan (2018), “Tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
hàm ý chính sách đối với Việt Nam”,
trong: Kỷ yếu hội thảo Diễn đàn cấp
cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp
4.0, Hà Nội, ngày 12-13/7/2018.
2. Vũ Hùng Cường (chủ biên, 2016),
Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản
cho phát triển, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
3. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê
các năm từ 2007 đến 2017.
4. Các website:
vn;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doanh_nghiep_khu_vuc_kinh_te_tu_nhan_sau_10_nam_viet_nam_gia.pdf