Doanh nghiệp và quyền con người - Một số vấn đề cơ bản

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, việc các doanh nghiệp đưa hối lộ cho các công chức nhà nước để được hưởng các đặc quyền, thậm chí là để đồng lõa với hành vi vi phạm pháp luật, là tương đối phổ biến. Điều này thường có các tác động tiêu cực đến nhiều quyền con người. Một số ảnh hưởng tiêu cực đối với các quyền con người liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thường thể hiện là: - Công chức, cơ quan nhà nước đồng lõa, móc ngoặc với các doanh nghiệp để có các hành vi trục lợi, gây tổn hại cho cộng đồng, gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm tổn hại đến quyền tự do kinh doanh và môi trường kinh doanh của quốc gia; - Công chức, cơ quan nhà nước im lặng trước sự vi phạm của các doanh nghiệp, không phản ứng, hoặc phản ứng chậm trễ khi có sự khiếu nại của người dân về các vi phạm của doanh nghiệp; - Cơ chế giải quyết tranh chấp thiên lệch, không khách quan, không bảo vệ quyền của các nạn nhân.

pdf81 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Doanh nghiệp và quyền con người - Một số vấn đề cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện và cơ chế liên quan đến vấn đề nhân quyền và doanh nghiệp sau: - Thỏa ước Toàn cầu (2000); - Dự thảo Quy tắc về trách nhiệm của các Tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác đối với quyền con người (2003); - Đại diện đặc biệt về quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác (2005-2011); DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 40 - Nhóm công tác về chủ đề quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác (2011); - Nhóm công tác mở liên chính phủ về xây dựng văn kiện quốc tế có tính ràng buộc quốc tế đối với vấn đề nhân quyền và doanh nghiệp (2014).1 Như vậy, có thể thấy là hiện nay LHQ vẫn chưa có một điều ước quốc tế có tính ràng buộc nào liên quan đến chủ đề này, mặc dù đang có những nỗ lực hướng đến xây dựng một Công ước. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), OECD, Tổ chức tài chính quốc tế, và các tổ chức của doanh nghiệp cũng đã có một số văn kiện đề cập đến các vấn đề liên quan đến trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của các văn kiện và vai trò của các tổ chức này đối với vấn đề trách nhiệm nhân quyền của doanh nghiệp sẽ được làm rõ hơn ở các câu hỏi tiếp theo. Thỏa ước Toàn cầu (Global Compact)2 là một thỏa thuận quốc tế được thông qua năm 2000 theo sáng kiến của Tổng 1 Nghị quyết thành lập Nhóm công tác mở này được sự ủng hộ của 20 quốc gia thành viên Hội đồng nhân quyền, trong đó có Việt Nam. 2 Xem nội dung Thỏa ước trong phụ lục 1. Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 41 thư ký LHQ nhằm mục đích kêu gọi lãnh đạo các công ty, các cơ quan LHQ, tổ chức xã hội dân sự cùng ủng hộ 10 nguyên tắc cơ bản về ba lĩnh vực là: quyền con người, lao động và bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.1 Hai nguyên tắc đầu tiên trong Thỏa ước này đề cập trực tiếp về quyền con người: 1. Doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng các quyền con người đã được quốc tế ghi nhận; 2. Doanh nghiệp cần đảm bảo không gây ra vi phạm quyền con người. Thỏa ước Toàn cầu mang lại một số lợi ích nhất định cho các bên tham gia như làm gia tăng cơ hội hợp tác và đối thoại ở cấp độ toàn cầu và địa phương giữa các doanh nghiệp, NGO và chính phủ về một số vấn đề cơ bản liên quan đến con người; tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về các chiến lược và giải pháp thực tiễn để giải quyết những vấn đề thách thức; tạo điều kiện để các công ty được tiếp cận với nguồn thông tin, kiến thức của LHQ về các vấn đề phát triển; góp phần nâng cao danh tiếng của các công ty với người tiêu dùng và nhà đầu tư. 1 Tại thời điểm được thông qua năm 2000, Thỏa ước Toàn cầu gồm 9 nguyên tắc. Đến năm 2004, nguyên tắc thứ 10 về chống tham nhũng được bổ sung thêm. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 42 Thỏa ước Toàn cầu được đánh giá là sáng kiến quốc tế lớn nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngay sau khi được thông qua, Thỏa ước này đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều công ty, kể các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới. Trên cơ sở đề xuất của nhóm chuyên gia về vấn đề doanh nghiệp và quyền con người, Tiểu ban Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (Sub - Commission on the Promotion and Protection of Human Rights) của LHQ đã soạn thảo Quy tắc về Trách nhiệm của tập đoàn xuyên quốc gia và doanh nghiệp khác đối với quyền con người (Norms on the Responsibilities of Transnational Corporations and Other Business Enterprises with Regard to Human Rights) vào năm 2003. Mục đích của Quy tắc là giúp cho các chính phủ xác định các loại quy định pháp lý cần áp dụng và cơ chế cần thực hiện để đảm bảo trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Quy tắc này chỉ dừng lại là một bản dự thảo do gặp phải sự phản đối của một số quốc gia và giới doanh nhân, với lý do là doanh nghiệp không muốn Quy tắc đặt ra Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 43 yêu cầu xây dựng một khuôn khổ trách nhiệm mang tính ràng buộc pháp lý.1 Mặc dù không được Ủy ban Quyền con người thông qua, nhưng Quy tắc là bước đi đầu tiên của quá trình xây dựng chuẩn mực quốc tế về quyền con người và trách nhiệm của doanh nghiệp. Sau khi bản Quy tắc về Trách nhiệm của các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác đối với quyền con người không được thông qua, năm 2005, Tổng thư ký LHQ đã quyết định bổ nhiệm chức danh Đại diện Đặc biệt của Tổng thư ký về vấn đề quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác (Special Representative of the Secretary-General on human rights and transnational corporations and other business enterprises) để tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Đại diện đặc biệt, ông John Ruggie, đã thực hiện nhiệm vụ của mình trong hai nhiệm kỳ kéo dài trong sáu năm (2005-2011). Trong thời gian thực hiện nhiệm 1 Xem Điều 1 của Quy tắc về trách nhiệm của các tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác về quyền con người. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 44 vụ của mình, ông John Ruggie đã có rất nhiều hoạt động nhằm làm rõ hơn các quy phạm, chuẩn mực quốc tế cũng như thúc đẩy vai trò của nhà nước và của chính giới doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền con người. Kết quả đáng ghi nhận là Đại diện đặc biệt đã xây dựng được một khuôn khổ về “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” năm 2008. Khuôn khổ về “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” đề cập ba vấn đề mang tính trụ cột: 1) Nghĩa vụ của nhà nước trong việc bảo vệ để bên thứ ba không vi phạm quyền con người; 2) Nghĩa vụ tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp; và 3) Bảo đảm để nạn nhân của các vụ vi phạm quyền con người do doanh nghiệp gây nên được tiếp cận với các cơ chế khắc phục, bồi thường. Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người (Guiding Principles for Business and Human Rights)1 do Đại diện đặc biệt về vấn đề quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác soạn thảo, sau đó được Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua theo nghị quyết 17/4 ngày 16/6/2011. 1 Xem nội dung của Nguyên tắc này trong Phụ lục 2. Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 45 Các Nguyên tắc Hướng dẫn gồm ba chương với 31 nguyên tắc xác định vai trò, trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo để các cá nhân, nhóm bị ảnh hưởng có thể tiếp cận được với các biện pháp khắc phục hiệu quả dựa trên khuôn khổ “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” của Liên Hợp Quốc. Các Nguyên tắc Hướng dẫn này là văn bản mang tính chuẩn mực quốc tế đầu tiên đưa ra các hướng dẫn cụ thể để quốc gia và doanh nghiệp có thể xây dựng chính sách, pháp luật, thủ tục, quy trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết những rủi ro, tác động về quyền con người khi các tập đoàn, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Có thể coi Các Nguyên tắc này là một cương lĩnh hành động dựa trên chuẩn mực quốc tế cho quốc gia và doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình về quyền con người Ngay sau khi ra đời, bản Hướng dẫn này đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các tổ chức quốc tế, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cả các doanh nghiệp. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã sửa đổi Hướng dẫn OECD về doanh nghiệp đa quốc gia để bổ sung thêm một chương về nhân quyền trên cơ sở tuân thủ theo nội dung của Nguyên tắc hướng dẫn 2011 của LHQ. Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng đã chủ động cam kết thúc đẩy và thực hiện các DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 46 Nguyên tắc Hướng dẫn bằng việc thông qua Kế hoạch hoặc Chương trình hành động quốc gia về doanh nghiệp và nhân quyền (Xem các câu hỏi đáp số 33, 34 và 35 về Kế hoạch hành động quốc gia). Tính đến tháng 8/2017 đã có 15 quốc gia trên thế giới xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và nhân quyền. Nhiều quốc gia khác cũng đang trong tiến trình chuẩn bị để thông qua kế hoạch này.1 Để tiếp tục công việc của Đại diện đặc biệt, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thành lập Nhóm công tác về chủ đề quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và doanh nghiệp (Working Group on the issue of human rights and transnational corporations and other business enterprises, hoặc Working Group on Business and Human Rights), theo nghị quyết số A/HRC/17/4 năm 2011. Nhóm công tác này gồm năm chuyên gia độc lập hoạt động theo nhiệm kỳ ba năm, có thể kéo dài thêm một nhiệm kỳ ba năm nữa và được phân bổ theo khu 1 Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ, Kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và nhân quyền, xem: Business/ Pages/NationalActionPlans.aspx Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 47 vực địa lý. Nhóm công tác này là một trong số các hình thức Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền. Nhóm công tác có trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện Các Nguyên tắc Hướng dẫn về kinh doanh và quyền con người, cũng như khung “bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” của LHQ; hỗ trợ nâng cao năng lực và cách áp dụng bản Hướng dẫn của LHQ trong hoạt động kinh doanh, đưa ra các khuyến nghị, tư vấn để chuyển hóa nội dung của các nguyên tắc này vào hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia. Nhóm công tác cũng có chức năng nhận khiếu nại của các nạn nhân bị doanh nghiệp vi phạm quyền, đưa ra khuyến nghị cả ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận với các biện pháp khắc phục, bồi thường cho các nạn nhân. Nhóm có thể tiến hành các hoạt động tham vấn với các bên liên quan, tìm kiếm và phổ biến các bài học, kinh nghiệm tốt để chia sẻ. Nhóm công tác cũng có chức năng tham gia hoạt động nâng cao năng lực, thực hiện các chuyến viếng thăm đến các quốc gia khi được quốc gia mời. Hàng năm, Nhóm công tác tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp và nhân quyền ở Geneva, và nộp báo cáo về các hoạt động của mình cho Hội đồng Nhân quyền và Đại Hội đồng LHQ. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 48 Để tiếp tục quá trình xây dựng chuẩn mực quốc tế về nhân quyền và doanh nghiệp, tại kỳ họp thứ 26 ngày 26/6/2014, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thông qua Nghị quyết số 26/9 về việc thành lập Nhóm công tác mở liên chính phủ (Open-ended intergovernmental working group) về nhân quyền với tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp khác.1 Khác với Nhóm công tác về quyền con người, tập đoàn xuyên quốc gia và các doanh nghiệp khác là một cơ chế gồm các chuyên gia hoạt động độc lập, Nhóm công tác mở là một cơ chế chính phủ. Mục đích chính của Nhóm công tác mở là chuẩn bị xây dựng một văn kiện có tính ràng buộc pháp lý điều chỉnh các hoạt động của tập đoàn xuyên quốc gia và các loại hình doanh nghiệp khác. Nhóm công tác mở đã tổ chức hai phiên họp đầu tiên (trong năm 2015 và 2016) để hỗ trợ Hội đồng Nhân quyền thực hiện tham vấn về nội dung, phạm vi, tính chất và hình thức của công ước quốc tế về vấn đề này trong tương lai. Chủ tịch của Nhóm công tác mở có nhiệm vụ chuẩn bị các yếu tố 1 Nghị quyết này đã được các Thành viên của Hội đồng Nhân quyền thông qua với 20 phiếu thuận, 14 chống và 13 phiếu trắng. Việt Nam là một trong số 20 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ cơ chế này. Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 49 cần thiết cho phiên thảo luận thứ 3, diễn ra vào tháng 10/2017, để chuẩn bị soạn thảo văn kiện pháp lý về vấn đề này. Diễn đàn Doanh nghiệp và nhân quyền (Forum on Business and Human Rights) được thành lập năm 2011, theo nghị quyết 17/4 của Đại Hội đồng LHQ. Diễn đàn là một cơ chế hoạt động thường niên, thường diễn ra trong hai ngày mỗi năm, do Nhóm công tác của LHQ về doanh nghiệp và nhân quyền chịu trách nhiệm hỗ trợ về nội dung. Diễn đàn có nhiệm vụ thảo luận các thách thức, thực trạng, xu hướng trên thế giới nhằm hỗ trợ việc thực hiện hướng dẫn của LHQ về doanh nghiệp và nhân quyền. Diễn đàn cũng là cơ hội để thúc đẩy đối thoại, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề trách nhiệm nhân quyền của doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoặc nhóm đối tượng nhất định. Diễn đàn có sự tham gia của tất cả các bên liên quan bao gồm tổ chức quốc tế, đại diện chính phủ, cơ quan nhân quyền quốc gia, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, công đoàn, nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 50 Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Cooperation and Development - OECD) được thành lập năm 1961, hiện nay gồm 35 quốc gia thành viên. OECD là diễn đàn để các chính phủ thành viên chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp nhằm cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người.1 OECD được đánh giá là tổ chức có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy và thực hiện trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp. Năm 1976, OECD đã thông qua Tuyên bố về đầu tư quốc tế và các doanh nghiệp đa quốc gia (Declaration on International Investment and Multinational Enterprises) nhằm tạo ra môi trường minh bạch, khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Tuyên bố bao gồm bốn cấu phần đi kèm, trong đó bao gồm Hướng dẫn cho các doanh nghiệp đa quốc gia (Guidelines for Multinational Enterprises). Trong nhiều năm tiếp theo, gần đây nhất là 2000 và 2011, các quốc gia thành viên OECD đã sửa đổi, cập nhật lại bản Hướng dẫn này. 1 Xem thông tin về OECD tại: Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 51 Hướng dẫn cho các doanh nghiệp đa quốc gia gồm chuẩn mực về các lĩnh vực lao động, chống tham nhũng, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, khoa học và công nghệ Hướng dẫn trực tiếp đề cập vấn đề nhân quyền bằng việc kêu gọi các tập đoàn xuyên quốc gia cần “tôn trọng quyền con người trong phạm vi các hoạt động của họ cho phù hợp với các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của chính phủ chủ nhà”.1 Hướng dẫn OECD cũng kêu gọi thực hiện một số sáng kiến liên quan đến các vấn đề nhân quyền cụ thể như thực hiện rà soát nhân quyền ở các lĩnh vực hoặc địa bàn có rủi ro cao về vi phạm nhân quyền. Đặc biệt, năm 2011, OECD tiếp tục sửa đổi thêm nội dung của Hướng dẫn, trong đó có bổ sung thêm nội dung mới về trách nhiệm quyền con người của các doanh nghiệp xuyên quốc gia như: - Khẳng định quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực hiện các quy định trong Hướng dẫn này vì nhiều nội dung của Hướng dẫn đã được đề cập trong các văn kiện pháp lý quốc tế và quốc gia; - Hướng dẫn bổ sung thêm một chương riêng về nhân quyền (Chương IV); 1 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Hướng dẫn dành cho tập đoàn xuyên quốc gia năm 2000, DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 52 - Khẳng định doanh nghiệp cần góp phần vào việc xóa bỏ lao động trẻ em và có “biện pháp hiệu quả và ngay lập tức” để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; - Đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả của Đầu mối quốc gia (National Contact Points) để thực hiện Hướng dẫn này. Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organisation - ILO) là cơ quan chuyên môn của LHQ có nhiệm vụ thúc đẩy việc thực hiện các quyền con người trên lĩnh vực lao động. Các công ước do ILO thông qua có giá trị ràng buộc pháp lý đối với quốc gia phê chuẩn. ILO cũng đóng vai trò thúc đẩy đối thoại của ba bên (chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động), hỗ trợ để thực hiện tốt hơn trách nhiệm về quyền con người của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động. Một số văn kiện của ILO có tính toàn diện và liên quan trực tiếp nhất đến trách nhiệm nhân quyền của doanh nghiệp là Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản và quyền ở nơi làm việc (1998) và Tuyên bố ba bên về các nguyên tắc tắc liên quan đến doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 53 (1977). Tuyên bố ba bên kêu gọi chính phủ thành viên của ILO, người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức của người lao động, các doanh nghiệp đa quốc gia cùng tôn trọng quyền lao động trên bốn lĩnh vực: việc làm, đào tạo, điều kiện làm việc và điều kiện sống, và quan hệ lao động. Trong lần sửa đổi năm 2000, Tuyên bố này bổ sung thêm nội dung kêu gọi doanh nghiệp quốc gia và đa quốc gia cùng tôn trọng yêu cầu về tuổi lao động tối thiểu khi tuyển dụng để đảm bảo việc xóa bỏ lao động trẻ em. Trong lần sửa đổi gần nhất (năm 2017), Tuyên bố này đã đưa ra nhiều điểm mới liên quan đến trách nhiệm quyền con người của doanh nghiệp đa quốc gia. Các điểm mới này bao gồm: - Tuyên bố xác định mục tiêu chính là hướng tới việc đạt được “công việc phù hợp” (decent work) cho tất cả mọi người; - Khuôn khổ “Bảo vệ, tôn trọng và khắc phục” trong Các Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về doanh nghiệp và nhân quyền đã được đưa vào phần Các chính sách chung của Tuyên bố; - Đề cập vai trò của doanh nghiệp đa quốc gia ở cả nước sở tại và nước chủ nhà; - Đưa ra một số nội dung hướng dẫn mới, chẳng hạn đối với các vấn đề về an sinh xã hội, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động bắt buộc, trả lương công bằng; DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 54 - Đưa ra quy định về tiếp cận các biện pháp khắc phục, trong đó kêu gọi doanh nghiệp đa quốc gia cần khuyến khích các đối tác của mình đưa ra các phương tiện hỗ trợ việc đền bù hiệu quả (đoạn 65 của Tuyên bố) đồng thời kêu gọi doanh nghiệp (trong nước và đa quốc gia) cần tôn trọng quyền của người lao động trong việc giải quyết các khiếu nại của họ mà không phải chịu bất kỳ định kiến nào. Tập đoàn Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC) là một công ty thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB) có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tài chính như đầu tư, tư vấn, quản lý tài sản cho các doanh nghiệp. Đây cũng là một thiết chế tài chính đã xây dựng và áp dụng được một số nguyên tắc, chuẩn mực về quyền con người. Tập đoàn này đã xây dựng được Khuôn khổ chính sách về phát triển bền vững áp dụng cho tất cả các khách hàng về đầu tư và tư vấn của Tập đoàn. Theo đó, khách hàng của IFC có trách nhiệm phải tuân thủ một số tiêu chuẩn liên quan đến quyền con người như yêu cầu về đánh giá và quản lý tác động môi trường và rủi ro xã hội; điều kiện lao động và việc làm và bảo vệ quyền của người bản địa. Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 55 Năm 2011, Khung chính sách này tiếp tục được điều chỉnh để bổ sung thêm một số nội dung mới để phù hợp với Các Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về doanh nghiệp và nhân quyền như biến đổi khí hậu và quyền con người, hay thực hiện trách nhiệm rà soát, đánh giá nhân quyền.1 Bên cạnh các quy định của tổ chức quốc tế, bản thân doanh nghiệp cũng đã phối hợp với các tổ chức, chính phủ hoặc tự mình đưa ra một số cơ chế tự quản theo lĩnh vực, ngành hoặc cho riêng doanh nghiệp mình. Các tập đoàn, công ty ngày càng nhận thức rằng nếu không tôn trọng quyền con người thì có thể dẫn tới rủi ro cho hoạt động của mình. Những nguy cơ rủi ro này có thể liên quan đến phản ứng tiêu cực của báo chí, truyền thông, các cuộc đình công, biểu tình, tẩy chay, gây ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp và thiệt hại về tài chính. Thực tế cho thấy nhiều tập đoàn xuyên quốc gia lớn đã từng 1 Nora Go ̈tzmann and Claire Methven O ́Brie, Business and human rights a guidebook for national human rights institution, nternational Coordinating Committee of National Human Rights Institutions (ICC) and Danish Institute for Human Rights (DIHR), 2013. tr. 113. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 56 bị liên đới đến các vụ kiện tụng về quyền con người như: Coca-cola, ExxonMobil, Shell, Riotin, v.v Chính vì vậy, trong những năm gần đây, một số hiệp hội nghề nghiệp, ngành công nghiệp và bản thân doanh nghiệp đã xây dựng nhiều quy tắc ứng xử, hướng dẫn hay tiêu chuẩn riêng cho từng lĩnh vực ngành nghề, trong đó có nội dung về trách nhiệm nhân quyền. Chẳng hạn, WRAP là chứng chỉ về trách nhiệm toàn cầu trong ngành may mặc; ISO 14001 là chứng chỉ về hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp; Chứng chỉ SA 8000 do tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (Social Accountability International - SAI) công bố xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung về quyền con người đã đưa ra các yêu cầu về điều kiện làm việc mà một tổ chức phải cung cấp cho các nhân viên của mình. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào các sáng kiến tự nguyện theo từng ngành, lĩnh vực khác nhau như: - Liên minh công dân công nghiệp ngành điện tử; - Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp chế xuất; - Sáng kiến của hội lao động công bằng; - Sáng kiến báo cáo toàn cầu; - Quy trình Kimberley. Ngoài ra, các tiêu chuẩn nhân quyền cũng đang được đưa vào bộ quy tắc hành nghề của nhiều doanh nghiệp. Các chuẩn mực và sáng kiến quốc tế... 57 Nhóm công tác về vấn đề nhân quyền và các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp khác được Hội đồng Nhân quyền LHQ thành lập vào tháng 6/2011, họp lần đầu tại Geneva vào ngày 20/1/2012; Tài liệu để chuẩn bị cho chuyến thăm quốc gia đến Canada (tháng 5/2017) của nhóm. NGHĨA VỤ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI DOANH NGHIỆP Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 61 Như đã nêu (tại câu hỏi đáp số 3), nhà nước có ba loại nghĩa vụ đối với các quyền con người là tôn trọng, bảo vệ và thực hiện/ hỗ trợ. Nghĩa vụ bảo vệ của nhà nước đối với quyền con người thường được hiểu là vai trò của nhà nước trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, có chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm của chủ thể thứ ba (bao gồm các doanh nghiệp) đối với các quyền con người. Trong khi nhà nước có cả ba loại nghĩa vụ (tôn trọng, bảo vệ và thực hiện) đối với các quyền con người, nghĩa vụ bảo vệ liên quan nhiều nhất đến bối cảnh các hoạt động của giới doanh nghiệp. Theo Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, bên cạnh các nguyên tắc chung, có bốn nguyên tắc về hành động cụ thể mà nhà nước cần thực hiện. Các nguyên tắc này liên quan đến phạm vi pháp luật và chính sách rộng lớn, được chia thành các nhóm: - Các chức năng chung của nhà nước về lập pháp và chính sách: bao gồm việc ban hành, thực thi pháp luật, hướng dẫn các doanh nghiệp...; DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 62 - Trong mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp: khi nhà nước sở hữu hoặc điều hành doanh nghiệp, hoặc giao kết hợp đồng với doanh nghiệp có tác động đến nhân quyền; - Hỗ trợ doanh nghiệp tôn trọng nhân quyền tại các khu vực chịu ảnh hưởng bởi xung đột: tại khu vực có xung đột, nguy cơ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng gia tăng, nhà nước cần hướng dẫn, hỗ trợ và thực thi các cơ chế để bảo đảm các doanh nghiệp không liên quan đến các vi phạm; - Đảm bảo sự nhất quán của chính sách: các chính sách là nhất quán giữa các nhánh quyền lực, cơ quan nhà nước, trong chính sách đối nội và đối ngoại, hợp tác quốc tế, tham gia các điều ước đều cần quan tâm đến các nghĩa vụ về nhân quyền của nhà nước. Là chủ thể chính, phải chịu trách nhiệm ngăn chặn, xử lý vi phạm quyền con người do mọi chủ thể gây ra đối với người sống trong lãnh thổ hoặc quyền tài phán của mình, các nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các quyền con người Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 63 trước sự vi phạm của bất kỳ chủ thể nào, bao gồm các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà nước, đặc biệt là trước xu hướng gia tăng ảnh hưởng của các tập đoàn lớn, cũng như sự xâm nhập, thao túng của giới doanh nhân vào chính trị và sự tác động đến các cơ quan nhà nước (gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp). Nhiều trường hợp không phải chỉ riêng doanh nghiệp vi phạm, mà đồng thời có cả sự vi phạm của nhà nước xen kẽ. Trong Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, theo Nguyên tắc 3, để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền con người, các nhà nước nên có các hoạt động sau: a) Thực thi pháp luật nhắm đến, hoặc có tác dụng, yêu cầu các doanh nghiệp phải tôn trọng nhân quyền, và định kỳ đánh giá sự phù hợp của pháp luật và giải quyết bất kỳ khoảng trống nào; b) Đảm bảo rằng luật pháp và chính sách chi phối việc thành lập và hoạt động liên tục của doanh nghiệp, chẳng hạn như luật công ty, không làm cản trở mà cho phép giới kinh doanh tôn trọng nhân quyền; c) Hướng dẫn hiệu quả cho các doanh nghiệp về cách tôn trọng nhân quyền trong mọi hoạt động của họ; DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 64 d) Khuyến khích, và yêu cầu khi thích hợp, các doanh nghiệp thông tin về tình hình họ giải quyết những tác động nhân quyền của mình. Gần đây, nhiều quốc gia đã tích cực thông qua các đạo luật buộc doanh nghiệp phải tôn trọng nhân quyền. Chẳng hạn như Luật Chống nô lệ hiện đại của Anh (Modern Slavery Act, 2015), Luật rà soát về nhân quyền của Pháp (Due Diligence Law, 2017)... Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, bên cạnh việc nêu lên các nghĩa vụ của nhà nước liên quan đến chính sách và pháp luật (Nguyên tắc 3 nêu trên), cũng lưu ý đến một số khía cạnh khi có sự tương tác giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, gồm cả trường hợp liên quan đến một doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc được nhà nước tài trợ. Theo Nguyên tắc 4, 5 và 6 của Các Nguyên tắc Hướng dẫn, trong mối quan hệ này, các nhà nước nên lưu ý đến các khía cạnh sau: - Bảo đảm không có sự vi phạm nhân quyền bởi các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của nhà nước, hoặc nhận hỗ trợ và dịch vụ đáng kể từ cơ quan nhà Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 65 nước, như là các cơ quan tín dụng xuất khẩu và các cơ quan bảo hiểm đầu tư hoặc bảo lãnh chính thức, yêu cầu có sự quan tâm thích đáng đến nhân quyền. - Thực thi đầy đủ việc giám sát nhằm đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của họ khi xây dựng pháp luật liên quan hoặc khi giao kết hợp đồng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể ảnh hưởng tới sự hưởng thụ các quyền con người. - Thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền bởi các doanh nghiệp mà cơ quan nhà nước tiến hành giao dịch cùng. Theo các nguyên tắc 8, 9 và 10 trong Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, để đảm bảo sự nhất quán của chính sách, các nhà nước cần phải: - Đảm bảo rằng chính phủ, các cơ quan, tổ chức nhà nước khác có vai trò ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh cần nhận thức đầy đủ và tôn trọng các nghĩa vụ nhân quyền của nhà nước khi thực hiện thẩm quyền, bao gồm việc cung cấp thông tin, đào tạo và hỗ trợ cho các doanh nghiệp; DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 66 - Duy trì không gian chính sách trong nước đủ để đáp ứng nghĩa vụ nhân quyền khi theo đuổi mục tiêu chính sách liên quan đến kinh doanh với các nhà nước khác hoặc các doanh nghiệp, ví dụ thông qua hiệp định hoặc hợp đồng đầu tư; - Với tư cách thành viên của các tổ chức đa phương, khi đối diện các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, cần đảm bảo rằng những tổ chức đó không cản trở khả năng của các quốc gia thành viên đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ hay cản trở các doanh nghiệp trong việc tôn trọng các quyền con người; khuyến khích các tổ chức thúc đẩy sự tôn trọng của giới doanh nghiệp đối với nhân quyền và, ở đâu có sự yêu cầu, giúp các nhà nước đáp ứng nhiệm vụ của họ bảo vệ chống lại sự vi phạm quyền con người của các doanh nghiệp; thúc đẩy hiểu biết chung và hợp tác quốc tế trong việc quản lý các thách thức giữa doanh nghiệp và nhân quyền. Nghĩa vụ của nhà nước ngoài lãnh thổ (Extraterritorial obligations - ETOs) là một chủ đề được cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm nhiều hơn, dù sự quan tâm này nổi lên Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 67 tương đối muộn. Mặc dù các nhà nước từ lâu đã cam kết thúc đẩy, bảo vệ các quyền của mọi người tại mọi nơi. Theo Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, trách nhiệm về quyền con người áp dụng cho “tất cả các doanh nghiệp, tập đoàn xuyên quốc gia và doanh nghiệp khác, bất kể quy mô, ngành nghề, địa điểm, quyền sở hữu và cấu trúc của chúng” (Lời mở đầu - Các Nguyên tắc chung). Gần đây, Bình luận chung số 24 của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa LHQ về nghĩa vụ của nhà nước theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh, thông qua năm 2017, đã dành hẳn một mục (mục C, Chương III) để làm rõ các nghĩa vụ bên ngoài lãnh thổ của nhà nước liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.1 Các đoạn 25- 27 của Bình luận chung chỉ ra rằng không có giới hạn nào về lãnh thổ hoặc thẩm quyền tài phán theo ICESCR. Đoạn 28 xác định “nghĩa vụ ngoài lãnh thổ phát sinh khi một nhà nước thành viên có thể gây ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ của mình, phù hợp với các giới hạn áp đặt bởi luật quốc tế, bằng cách kiểm soát các hoạt động của các tập đoàn cư trú trong lãnh thổ và / hoặc thẩm quyền tài phán của nó, và do 1 Xem Bình luận chung số 24 trong Phụ lục. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 68 đó có thể đóng góp vào sự hưởng thụ hiệu quả các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa bên ngoài lãnh thổ quốc gia”. Các nghĩa vụ ngoài lãnh thổ bao gồm cả các khía cạnh tôn trọng (đoạn 20), bảo vệ (đoạn 30-35) và thực thi (đoạn 37). Khi tham gia các hiệp định thương mại và đầu tư, để bảo vệ, tôn trọng các quyền con người, nhà nước cần lưu ý đến các khía cạnh sau: - Cần xem xét kỹ xem có mâu thuẫn giữa các nghĩa vụ theo các công ước về nhân quyền mà quốc gia đã tham gia với nghĩa vụ theo hiệp định thương mại hoặc đầu tư hay không, tránh tham gia vào hiệp định nếu có sự mâu thuẫn như vậy; - Cần thực hiện đánh giá tác động nhân quyền, xét đến cả tác động tích cực và tiêu cực lên các quyền con người do hiệp định có thể gây nên, trước khi ký kết hiệp định (đánh giá trước); - Nên bao gồm các điều khoản về quyền con người trong hiệp định. Những thỏa thuận về tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người trong hiệp định sẽ là căn cứ để nhà nước đưa ra những biện pháp tương ứng nhằm điều Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 69 chỉnh hoạt động của doanh nghiệp trong mối quan hệ với quyền con người bên cạnh việc thực hiện các cam kết khác về đảm bảo môi trường thương mại và đầu tư. - Trong quá trình thực thi hiệp định, cần thường xuyên đánh giá các tác động của hiệp định đối với quyền con người (đánh giá sau).1 Cơ quan nhân quyền quốc gia là các cơ quan chuyên trách với nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Vai trò của cơ quan nhân quyền quốc gia trong lĩnh vực doanh nghiệp và quyền con người đã được thảo luận và đề cập đến trong nhiều văn kiện, tài liệu. Chẳng hạn như Tuyên bố Edinburgh (năm 2000) của Ủy ban Điều phối quốc tế các cơ quan nhân quyền quốc gia (ICC) đã kêu gọi các cơ quan này thúc đẩy sự bảo vệ tốt hơn chống lại vi phạm quyền con người bởi các doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm giải trình, sự tôn trọng các quyền con người của các doanh 1 Xem thêm: Bình luận chung số 24 (2017) của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (CESCR) về nghĩa vụ của nhà nước theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh, đoạn 13 (trong Phụ lục sách này). DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 70 nghiệp. Ở quy mô toàn cầu, ICC đã thành lập Nhóm công tác về doanh nghiệp và nhân quyền vào năm 2009. Cơ quan nhân quyền quốc gia có thể thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ quyền con người bởi nhà nước bằng một số hình thức hoạt động như: - Tư vấn cho các cơ quan nhà nước về ảnh hưởng thực tế và tiềm năng đến các quyền con người liên quan đến doanh nghiệp, chẳng hạn như việc lưu ý nhà nước về ảnh hưởng tiêu cực của một ngành công nghiệp cụ thể; - Tư vấn cho các cơ quan nhà nước về pháp luật, chính sách liên quan đến chủ đề doanh nghiệp và nhân quyền, chẳng hạn như việc rà soát, sửa đổi pháp luật về doanh nghiệp, về môi trường, đất đai hoặc phòng chống tham nhũng...; - Bảo đảm pháp luật quy định phù hợp về nhân quyền liên quan đến doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát; - Tư vấn cho các cơ quan nhà nước về khả năng và vai trò bảo vệ của nhà nước liên quan đến các dịch vụ tài chính, như cung cấp tín dụng xuất khẩu hoặc trong việc tham gia vào các tổ chức tài chính đa phương; - Tham gia vào việc nghiên cứu cơ bản làm nền tảng về chủ đề doanh nghiệp và nhân quyền; thúc đẩy hoặc chủ trì việc soạn kế hoạch quốc gia (như trường hợp Ủy ban Nhân Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 71 quyền quốc gia - Komnas HAM - của Indonesia làm gần đây) và trong việc thực thi kế hoạch đó; - Làm việc với các cơ chế LHQ, tham gia vào tiến trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) và các tiến trình báo cáo định kỳ khác về các vấn đề liên quan đến chủ đề doanh nghiệp và nhân quyền; - Tư vấn và giám sát việc nhà nước thiết lập tiếp cận hiệu quả cơ chế, chẳng hạn như rà soát lại các quy định lập pháp và hành chính liên quan để bảo đảm cho các chủ thể bị vi phạm quyền bởi các doanh nghiệp có thể tiếp cận...1; - Tham gia hoặc tư vấn cho nhà nước tiến hành các rà soát nhân quyền và đánh giá tác động nhân quyền của doanh nghiệp hoặc của các thỏa thuận về thương mại và đầu tư; - Nâng cao nhận thức của cán bộ nhà nước về các vấn đề nhân quyền trong mối quan hệ với doanh nghiệp; - Với tư cách là một cơ quan nhà nước, hợp tác với các tổ chức quốc tế, các cơ quan nhân quyền quốc gia khác và các tổ chức xã hội dân sự để cùng giải quyết các vấn đề về quyền con người liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề 1 Xem: Business and Human Rights: A Guidebook for National Human Rights Institutions, ICC, 2013, trang 32-33. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 72 xuyên quốc gia hoặc liên quan đến doanh nghiệp xuyên quốc gia. Cơ quan nhân quyền quốc gia có thể thúc đẩy trách nhiệm tôn trọng nhân quyền của doanh nghiệp bằng một số phương thức sau: - Tham gia đối thoại trực tiếp với giới doanh nghiệp để thông tin cho họ về Các Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ, và tăng cường năng lực cho doanh nghiệp để giải quyết các tác động về nhân quyền (chẳng hạn qua đào tạo về nhân quyền, phổ biến các văn kiện nhân quyền...); tư vấn cho các chủ thể liên quan về phương thức phòng ngừa, cơ chế khắc phục các vi phạm nhân quyền bởi doanh nghiệp; - Tổ chức, điều phối đối thoại nhiều bên về Các Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ và các vấn đề cụ thể liên quan đến doanh nghiệp và nhân quyền; - Tham gia và thúc đẩy các tổ chức, mạng lưới làm việc về chủ đề doanh nghiệp và nhân quyền, chẳng hạn như Mạng lưới Thoả ước toàn cầu; Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 73 - Giám sát các hoạt động của doanh nghiệp về tác động nhân quyền, thực hiện hoạt động xác minh các tình huống vi phạm quyền con người liên quan đến doanh nghiệp; - Thực hiện việc xác định các vấn đề doanh nghiệp và nhân quyền, và xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết các rủi ro cơ bản; - Giáo dục nhân quyền cho người dân - chủ thể của quyền - để tăng cường kiến thức, hiểu biết của họ về khuôn khổ, cơ chế và tham gia vào quy trình thẩm định và các hoạt động liên quan (đánh giá tác động, giám sát, báo cáo...).1 Với vai trò là một cơ quan ngoài hệ thống tư pháp, các cơ quan nhân quyền quốc gia có thể cấu thành cơ chế ngoài tư pháp đã được đề cập đến trong Các Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ và Tuyên bố Edinburgh. Cơ quan này có thể sử dụng các chức năng giải quyết khiếu nại, điều tra và hòa giải của mình. Ở phạm vi rộng hơn, cơ quan nhân quyền quốc gia có thể thúc đẩy hiệu quả của cả cơ chế tư pháp và ngoài 1 Xem: Business and Human Rights: A Guidebook for National Human Rights Institutions, ICC, 2013, trang 54-55. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 74 tư pháp đối với các vi phạm nhân quyền liên quan đến doanh nghiệp. Các cơ quan này có thể: - Xác minh và tư vấn cho nhà nước về việc giải quyết các cản trở khi tiếp cận cơ quan tư pháp; - Hỗ trợ sự tiếp cận, tư vấn cho các nạn nhân của các vi phạm nhân quyền liên quan đến doanh nghiệp về phương thức tiếp cận cơ chế trong nước và ở nước ngoài; - Khuyến khích, thực hiện các hoạt động giáo dục, đào tạo cho các luật gia, nhân viên tư pháp về tiếp cận cơ chế tư pháp cho các vi phạm nhân quyền liên quan đến doanh nghiệp; - Đối thoại với nhà nước, cơ quan tư pháp, luật gia về các chủ đề liên quan đến cơ chế tư pháp, chẳng hạn như việc áp dụng pháp luật liên quan đến vi phạm nhân quyền của các doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia; - Hỗ trợ việc giải quyết các khiếu nại của cơ quan nhà nước thông qua việc chia sẻ thông tin về các vụ việc và các phương thức giải quyết tranh chấp; - Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp về phát triển và áp dụng các cơ chế giải quyết khiếu nại cấp dự án; - Áp dụng các chức năng giải quyết, điều tra khiếu nại và hòa giải đối với các vụ việc về doanh nghiệp và nhân quyền; Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 75 - Hỗ trợ các nạn nhân của các vi phạm nhân quyền liên quan đến doanh nghiệp tiếp cận các cơ chế ngoài tư pháp sẵn có bằng việc thông tin, giáo dục, hướng dẫn.1 Kế hoạch hành động quốc gia là các chính sách chiến lược của nhà nước đề ra các định hướng và các hoạt động cụ thể để giải quyết một vấn đề chính sách. Trong lĩnh vực doanh nghiệp và quyền con người, Nhóm công tác LHQ về quyền con người và doanh nghiệp xác định: Kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và quyền con người là một chính sách chiến lược được nhà nước xây dựng để bảo vệ chống lại các tác động tiêu cực đối với nhân quyền do doanh nghiệp gây nên, phù hợp với Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người. Năm 2016, nhóm Công tác đã giới thiệu một bản chỉ dẫn về Kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và quyền con người.2 1 Xem thêm: Business and Human Rights: A Guidebook for National Human Rights Institutions, ICC, 2013, trang 66-67. 2 Chỉ dẫn có tại trang web của Nhóm làm việc trên trang nhà của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ WGHRandtransnationalcorporationsandotherbusiness.aspx, truy cập ngày 2/8/2017. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 76 Kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và quyền con người nên được soạn thảo độc lập. Tuy nhiên, Kế hoạch này cũng có thể được lồng ghép trong các chiến lược lớn của nhà nước, chẳng hạn như kế hoạch hành động quốc gia về quyền con người, hay chiến lược chung thúc đẩy CSR. Ở khu vực châu Á, trong năm 2017, Indonesia là quốc gia đầu tiên ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và quyền con người. Theo Nhóm công tác LHQ về quyền con người và doanh nghiệp, Kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và quyền con người có thể mang lại một số giá trị sau: - Sự hợp tác và thông suốt giữa các cơ quan nhà nước về phạm vi chính sách công liên quan đến doanh nghiệp và nhân quyền; - Một tiến trình toàn diện để xác định các ưu tiên của quốc gia, các giải pháp chính sách và các hoạt động cụ thể; - Sự minh bạch và khả năng có thể dự đoán đối với các chủ thể trong nước và quốc tế có quan tâm; - Một tiến trình giám sát và đánh giá liên tục đối với việc thực thi; Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 77 - Một diễn đàn cho sự đối thoại liên tục với sự tham gia của nhiều chủ thể; - Một diễn đàn linh hoạt hỗ trợ hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và các bài học. Chu trình của một kế hoạch hành động quốc gia về doanh nghiệp và quyền con người thường bao gồm năm giai đoạn, mỗi giai đoạn lại gồm có các bước cụ thể. Các giai đoạn này là: - Khởi động: gồm các bước để thu hút sự quan tâm, cam kết của nhà nước về chủ đề; hình thành kênh đối thoại giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự; xây dựng kế hoạch làm việc, tìm kiếm thu xếp các nguồn lực tham gia; - Đánh giá và tham vấn: xây dựng các ưu tiên của việc thực thi Các Nguyên tắc Hướng dẫn trong bối cảnh quốc gia; tìm hiểu về các ảnh hưởng tiêu cực, xác định khoảng cách thực thi của nhà nước, doanh nghiệp với chuẩn mực nêu trong Các Nguyên tắc Hướng dẫn; - Soạn thảo: dự thảo sơ bộ Kế hoạch, tham vấn về dự thảo với các chủ thể liên quan; điều chỉnh, hoàn thiện Kế DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 78 hoạch, việc tổ chức công bố Kế hoạch có thể là một sự kiện có giá trị truyền thông quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức về chủ đề - Thực thi: triển khai các hoạt động đã được xác định trong kế hoạch; hợp tác với các cơ quan, ngành liên quan; thiết lập nhóm giám sát việc thực thi Kế hoạch; - Cập nhật: đánh giá tác động của Kế hoạch, xác định những khoảng trống cần hoàn thiện; tổ chức tham vấn các bên liên quan về hành động giải quyết các khoảng trống, xác định các ưu tiên chính sách; dự thảo sửa đổi, tham vấn và công bố Kế hoạch được sửa đổi. Một nghiên cứu về chủ đề doanh nghiệp và nhân quyền trong khu vực ASEAN của HRRC, năm 2013; Hội thảo thúc đẩy việc thực thi Các Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ tại Thái Lan, với sự tham gia của thủ tướng Prayut Chanocha, hoạt động nằm trong tuần lễ Doanh nghiệp và nhân quyền (31/5 - 8/6/2017) (NNT). Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 79 Quyền có cơ chế bảo vệ quyền là một quyền con người cơ bản mà các nhà nước có nghĩa vụ phải bảo đảm. Điều 8 Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát đã quy định rằng mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các cơ chế tài phán hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ. Cụ thể hơn, Khoản 3, Điều 2 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) quy định rằng các quốc gia bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả; bất kỳ người nào có yêu cầu về các biện pháp khắc phục sẽ được các cơ quan tư pháp, hành pháp hoặc lập pháp có thẩm quyền hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền do hệ thống pháp luật của quốc gia quy định, xác định quyền lợi cho họ; các cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành các biện pháp khắc phục đã được đề ra. Theo Nguyên tắc 25 của Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, để bảo vệ chống lại sự vi phạm các quyền con người liên quan đến kinh doanh, các nhà nước phải có các biện pháp tư pháp, hành chính, lập pháp hoặc các phương tiện thích hợp khác, để khi các vi DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 80 phạm xảy ra trong phạm vi lãnh thổ hoặc quyền tài phán của mình thì những người chịu ảnh hưởng có thể tiếp cận cơ chế khắc phục, bồi thường hiệu quả. Có nhiều loại cơ chế chế tài, bồi thường, khắc phục đối với các vi phạm quyền con người và cách phân loại chúng. Có thể chia thành các cơ chế của nhà nước hoặc cơ chế ngoài nhà nước; cơ chế tư pháp (tòa án) hoặc cơ chế ngoài tư pháp (không phải do tòa án thực hiện)... Nhìn chung, liên quan đến các xung đột mà một bên là doanh nghiệp, việc đối thoại, hòa giải nhiều bên thường được coi là cách lý tưởng giúp giải quyết thấu đáo, triệt để các vi phạm hoặc tranh chấp giữa các bên. Theo Các Nguyên tắc Hướng dẫn, có ba nhóm các cơ chế khắc phục chính là: - Cơ chế tư pháp của nhà nước; - Cơ chế ngoài tư pháp của nhà nước; - Cơ chế ngoài tư pháp của doanh nghiệp, hiệp hội và các tổ chức xã hội khác. Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 81 Tại mọi quốc gia, cơ chế tư pháp, với trung tâm là tòa án, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm công bằng, bảo vệ các quyền con người, bồi thường cho các nạn nhân bị xâm phạm quyền và áp dụng chế tài đối với kẻ vi phạm. Theo Nguyên tắc 26 của Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, nhà nước nên tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo hiệu quả của các cơ chế tư pháp trong nước khi giải quyết các vi phạm nhân quyền liên quan đến doanh nghiệp, bao gồm xem xét giảm các rào cản pháp lý, thực tiễn và các rào cản liên quan khác có thể dẫn đến việc từ chối tiếp cận với biện pháp khắc phục. Một số rào cản đối với cơ chế tư pháp thường gặp là: - Khó quy trách nhiệm giữa các doanh nghiệp thành viên trong một tập đoàn: vì công ty mẹ và các công ty con là các pháp nhân độc lập, nhiều khi có thể khó quy trách nhiệm cho công ty mẹ về các vi phạm nhân quyền bởi công ty con. Trong khi đó, lại khó buộc công ty con chịu trách nhiệm khi nó hoạt động ở những nước mà nền tư pháp thiếu độc lập, tham nhũng hoặc thiếu năng lực. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 82 - Thủ tục chậm và kéo dài: Khi tòa án thiếu nguồn lực, việc trì hoãn các thủ tục trở thành một rào cản đối với tiếp cận công lý. Hơn thế nữa, các thủ tục liên quan đến quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân quyền thường kéo dài nhiều năm, khiến cho nạn nhân bị chậm trễ đáng kể để nhận bồi thường. - Tham nhũng, áp lực kinh tế và chính trị: Cả các cơ quan nhà nước và giới kinh doanh có thể có hành vi tham nhũng, gây áp lực chính trị đối với nguyên đơn, luật sư, công tố viên và thẩm phán liên quan đến việc xét xử về nhân quyền và doanh nghiệp. - Chi phí cao: Tại nhiều quốc gia, các thủ tục tư pháp thường tốn kém, án phí, chi phí cho luật sư cao, gây khó khăn cho sự tiếp cận của các nạn nhân bị vi phạm quyền bởi giới doanh nghiệp.1 Các cơ chế “ngoài tư pháp” hay là “không có tính tư pháp” (non-judicial mechanisms) có thể được thực hiện bởi một 1 Xem thêm: Business and Human Rights: A Guidebook for National Human Rights Institutions, ICC, 2013, tr. 60-61. Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 83 cơ quan nhà nước mà không phải là tòa án (như Cơ quan nhân quyền quốc gia, Trọng tài...) hoặc bởi một chủ thể ngoài nhà nước như các tổ chức hiệp hội. Về các cơ chế ngoài tư pháp của nhà nước, Nguyên tắc 27 của Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người khuyến nghị các nhà nước nên cung cấp các cơ chế khắc phục ngoài tư pháp hiệu quả và thích hợp. Cơ chế này cùng với các cơ chế tư pháp hợp thành một hệ thống toàn diện của nhà nước để khắc phục các vi phạm nhân quyền liên quan đến kinh doanh. Về các cơ chế ngoài nhà nước, Nguyên tắc 28, 29 và 30 của Các Nguyên tắc Hướng dẫn khuyến nghị: - Các nhà nước nên xem xét các phương thức để tạo điều kiện tiếp cận cơ chế giải quyết khiếu nại có hiệu quả, ngoài nhà nước giải quyết các thiệt hại về nhân quyền liên quan đến kinh doanh; - Để có thể giải quyết khiếu nại sớm và khắc phục trực tiếp, các doanh nghiệp nên thành lập hoặc tham gia vào các cơ chế giải quyết khiếu nại có hiệu quả cho các cá nhân và cộng đồng có thể bị ảnh hưởng xấu; - Ngành công nghiệp, các bên liên quan và các sáng kiến hợp tác khác dựa trên sự tôn trọng các tiêu chuẩn liên quan đến quyền con người cần đảm bảo rằng các cơ chế khiếu nại hiệu quả có sẵn. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 84 Theo Nguyên tắc 31 của Các Nguyên tắc Hướng dẫn về doanh nghiệp và quyền con người, các cơ chế khắc phục ngoài tư pháp, của nhà nước và ngoài nhà nước, cần đáp ứng các tiêu chí sau đây: a) Tính chính đáng: tạo sự tin tưởng từ các bên liên quan cho những mục đích sử dụng chúng và chịu trách nhiệm thực hiện công bằng các thủ tục khiếu nại; b) Khả năng tiếp cận: được mọi người biết đến với tất cả các nhóm có liên quan về mục đích sử dụng chúng, và hỗ trợ đầy đủ cho những người có thể phải đối mặt với những rào cản cụ thể trong việc tiếp cận; c) Có thể dự đoán được: cung cấp một quy trình rõ ràng và được biết đến với khung thời gian cho mỗi giai đoạn và rõ ràng về các loại quy trình và kết quả sẵn có và phương tiện giám sát việc thực hiện; d) Công bằng: tìm cách đảm bảo rằng các bên bị vi phạm có quyền tiếp cận hợp lý các nguồn thông tin, tư vấn và chuyên môn cần thiết để tham gia vào quá trình khiếu nại về các điều khoản công bằng, được thông báo và tôn trọng; e) Minh bạch: cung cấp đầy đủ thông tin cho các bên tham gia khiếu nại về sự tiến triển và cung cấp đầy đủ thông Nghĩa vụ của nhà nước về quyền con người... 85 tin về hoạt động của cơ chế để tạo sự tin tưởng về hiệu quả và đáp ứng bất kỳ lợi ích công cộng nào; f) Tương thích về quyền: đảm bảo các kết quả và biện pháp khắc phục phù hợp với các quyền con người được quốc tế công nhận; g) Một nguồn học tập liên tục: rút ra các biện pháp thích hợp để xác định các bài học nhằm cải thiện cơ chế và ngăn ngừa những bất bình và những bất lợi trong tương lai; h) Dựa trên sự tham gia và đối thoại: tư vấn cho các nhóm, các bên liên quan về việc sử dụng chúng nhằm mục đích thiết kế và thực hiện, và tập trung vào đối thoại như là phương tiện và giải quyết những bất bình. Tham nhũng là những hành động lạm dụng chức vụ để làm giàu bất chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc những người thân cận của các nhân viên ở cả khu vực công hoặc tư, hoặc để tạo cơ hội cho những kẻ khác làm như vậy (định nghĩa của Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB). Tham nhũng có mối liên hệ chặt chẽ với quản trị tốt, bảo đảm minh bạch, trách nhiệm giải trình và việc thực thi các quyền con người. DOANH NGHIỆP VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 86 Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, việc các doanh nghiệp đưa hối lộ cho các công chức nhà nước để được hưởng các đặc quyền, thậm chí là để đồng lõa với hành vi vi phạm pháp luật, là tương đối phổ biến. Điều này thường có các tác động tiêu cực đến nhiều quyền con người. Một số ảnh hưởng tiêu cực đối với các quyền con người liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thường thể hiện là: - Công chức, cơ quan nhà nước đồng lõa, móc ngoặc với các doanh nghiệp để có các hành vi trục lợi, gây tổn hại cho cộng đồng, gây ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm tổn hại đến quyền tự do kinh doanh và môi trường kinh doanh của quốc gia; - Công chức, cơ quan nhà nước im lặng trước sự vi phạm của các doanh nghiệp, không phản ứng, hoặc phản ứng chậm trễ khi có sự khiếu nại của người dân về các vi phạm của doanh nghiệp; - Cơ chế giải quyết tranh chấp thiên lệch, không khách quan, không bảo vệ quyền của các nạn nhân...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoanh_nghiep_va_quyen_con_nguoi_mot_so_van_de_co_ban.pdf
Tài liệu liên quan