Đối chiếu các loại dị hình mũi xoang và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang

Dị hình cuốn giữa dạng đảo chiều chiếm 1/4 các trường hợp có biểu hiện hắt hơi, ¾ số bệnh nhân có chảy dịch mũi trong, cả 2 bệnh nhân đều có biểu hiện đau đầu và 1 trong số 4 bệnh nhân có dấu hiệu mất ngửi. Trường hợp dạng bóng hơi thấy có biểu hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy 2 trong số 5 trường hợp có triệu chứng hắt hơi, cả 5 bệnh nhân chảy dịch vàng, 4/5 bệnh nhân có biểu hiện đau đầu và 1/5% có mất ngửi. Với những bệnh nhân có cuốn giữa chẻ đôi thì 1/3 có biểu hiện hắt hơi và cả 3 bệnh nhân có chảy nước mũi trong [10]. Ở những bệnh nhân có dị hình mỏm móc thể đảo chiều đều thấy xuất hiện triệu chứng hắt hơi và chảy dịch vàng. Trong số các bệnh nhân có dị hình quá phát: cả 5 bệnh nhân có hắt hơi, dịch vàng và 2/5 mất ngửi. Cả 2 bệnh nhân có bóng hơi đều có hắt hơi và chảy dịch vàng, đầu và 1 trong tổng số 2 bệnh nhân bị mất ngửi. Ở những bệnh nhân có bóng sàng quá phát, cả 5 bệnh nhân đều có chảy dịch vàng. Trong đó chỉ có 3 bệnh nhân có ngạt mũi 2 bên, 4 trong số 5 bệnh nhân có đau đầu, 2/5 bệnh nhân bị mất ngửi. Ở những bệnh nhân có tế bào Haller: 2/2 bệnh nhân có chảy dịch vàng và chỉ có 1 bệnh nhân có biểu hiện đau đầu. Dị hình vùng khe giữa đều là những loại dị hình cần có chỉ định can thiệp phẫu thuật vì tỷ lệ viêm mũi xoang do dị hình loại này điều trị nội khoa thông thường không đem lại hiệu quả mong đợi [11]. Trong số các bệnh nhân bị dị hình xoang với dạng quá sản thì cả 2 bệnh nhân đều chảy dịch vàng, ngạt mũi 2 bên và đau đầu, ½ mất ngửi; Với dạng thiểu sản thì bệnh nhân chảy dịch vàng, ngạt mũi 2 bên và đau đầu. Trong khi đó dạng vách, cả 2 bệnh nhân có chảy dịch vàng và ngạt mũi 1 bên. Dị hình xoang ít khi được can thiệp phẫu thuật mặc dù triệu chứng lâm sàng đặc biệt là đau nhức rất nặng nề vì các phẫu thuật can thiệp xoang loại này không đem lại hiệu quả mà 60% các trường hợp thường dính sau mổ và triêu chứng lâm sàng trở nên nặng nề hơn [1]. Các dị hình phối hợp luôn đi kèm các triệu chứng điển hình của viêm xoang và trong trường hợp này phẫu thuật đem lại kết quả khả quan ở 81,5% các trường hợp [9].

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu các loại dị hình mũi xoang và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017 111 ĐỐI CHIẾU CÁC LOẠI DỊ HÌNH MŨI XOANG VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VIÊM MŨI XOANG Dương Đình Lương, Phạm Thị Bích Đào Trường Đại học Y Hà Nội Dị hình mũi xoang ảnh hưởng tới lưu thông không khí qua mũi và vận chuyển dịch trên vách mũi xoang do đó dị hình mũi xoang là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm xoang. Nghiên cứu nhằm đối chiếu các loại dị hình với các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi xoang. 200 bệnh nhân được nghiên cứu mô tả tiến cứu có theo dõi dọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị dị hình chiếm 71,3% những bệnh nhân viêm mũi xoang. Các hình thái dị hình bao gồm dị hình vách ngăn chiếm 54,1%, dị hình phức hợp lỗ ngách 21,9%, dị hình xoang 3,7%, dị hình phối hợp 20,3%. Dị hình cuốn giữa 38,7%, mỏm móc 29%, tế bào đê mũi 16,1%, bóng sàng 9,7%, tế bào Haller 6,5%. Loại dị hình tác động đến bệnh lý mũi xoang nhiều nhất là dị hình phức hợp lỗ ngách 82,4%. Vị trí dị hình gây viêm mũi xoang là tại vách ngăn tương ứng cuốn giữa chiếm 54,2%. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khóa: Viêm mũi xoang,dị hình, phức hợp lỗ ngách Dị hình mũi xoang là những thay đổi cấu trúc giải phẫu của các thành phần nằm trong hốc mũi và các xoang cạnh mũi [1]. Mức độ ảnh hưởng của dị hình tới bệnh lý viêm mũi xoang phụ thuộc vào sự ảnh hưởng tới lưu thông không khí qua mũi và vận chuyển dịch trên vách mũi xoang [2]. Xác định dị hình hiện nay dựa vào hai phương pháp: Nội soi xác định sự thay đổi cấu trúc giải phẫu thành ngoài hốc mũi, nhất là vùng phức hợp lỗ ngách vàchụp cắt lớp vi tính cho phép đánh giá cấu trúc xương của mũi và các xoang [3; 4]. Dị hình hốc mũi là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm xoang [5]. Trong nghiên cứu Nafi Aygun thấy cứ 100 bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang có 48 bệnh nhân được phát hiện dị hình vách ngăn và dị hình khe giữa [6]. Các loại dị hình vùng khe giữa có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý viêm nhiễm các xoang [7; 8]. Trong những trường hợp dị hình, nguyên nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn trực tiếp tác động mà ở phức hợp lỗ ngách do các hình thái dị hình cản trở đường dẫn lưu dịch [9]. Những dị hình phối hợp của cấu trúc giải phẫu ở vùng mũi xoang là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong điều trị nội khoa viêm mũi xoang mạn tính [10; 11]. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu: xác định tỷ lệ các loại dị hình ở những bệnh nhân viêm mũi xoang, đối chiếu giữa dị hình và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang mạn. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng - 200 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn, được khám nội soi tai mũi họng Địa chỉ liên hệ: Phạm Thị Bích Đào, bộ môn Tai mũi họng, Trường Đại học Y Hà Nội Email: daoent@yahoo.com Ngày nhận: 05/06/2017 Ngày được chấp nhận: 26/6/2017 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017112 và chụp cắt lớp vi tính mũi xoang với hai lát cắt Axial và Coronal tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2016. - Cỡ mẫu được tính theo công thức: Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả, với p là tỷ lệ phát hiện được tỷ lệ dị hình là 64,2%, độ chính xác mong muốn là 5%, tổng số mẫu cần thiết là 129 bệnh nhân. Phương pháp chọn mẫu sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu toàn bộ những đối tượng có đủ tiêu chuẩn dưới đây. Số bệnh nhân đạt tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu thực tế là 200 bệnh nhân. - Tiêu chuẩn chẩn đoán theo EPOS 2012 gồm: viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi được chẩn đoán khi: + Thời gian: các triệu chứng kéo dài > 12 tuần. + Triệu chứng cơ năng: Chảy mũi, ngạt tắc mũi, đau nhức sọ mặt, giảm hoặc mất ngửi. Tiêu chuẩn chẩn đoán: - Có ít nhất 2 triệu chứng, phải có 1 triệu chứng chính là ngạt tắc mũi hoặc chảy mũi. - Hoặc có 1 triệu chứng chính là ngạt mũi hoặc chảy mũi và kèm theo 2 triệu chứng phụ. Có thể có đau nhức sọ mặt, giảm hoặc mất ngửi. + Triệu chứng thực thể: khe giữa có mủ hoặc và phù nề niêm mạc và không có polyp. + Và / hoặc: chụp cắt lớp vi tính mũi xoang có mờ phức hợp lỗ ngách và / hoặc mờ các xoang. - Bệnh nhân phải đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp 2.1. Thiết kế: Nghiên cứu mô tả từng ca tiến cứu dọc, có đối chứng. 2.2.Các bước tiến hành Xây dựng bệnh án mẫu và thu thập số liệu theo các thông số nghiên cứu bao gồm: mô tả các triệu chứng và chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tính (theo mẫu), các loại dị hình mũi xoang – đối chiếu với triệu chứng lâm sàng và phân tích mức độ ảnh hưởng. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. 3. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được sự đồng ý của các đối tượng tham gia. Không vi phạm các quy định về đạo đức trong nghiên cứu y học. Các thông tin cá nhân của bệnh nhân được bảo mật theo quy định. Bệnh nhân được tư vấn chuyên môn trong quá trình khám và điều trị. III. KẾT QUẢ 1. Dị hình mũi xoang 1.1. Tỷ lệ dị hình mũi xoang ở những bệnh nhân viêm xoang mạn tính: Trong 200 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính của nghiên cứu, tỷ lệ bị dị hình khá cao chiếm 71,3% tổng số bệnh nhân. 1.2. Các hình thái dị hình mũi xoang Các hình thái dị hình: Dị hình vách ngăn chiếm 54,1%, dị hình phức hợp lỗ ngách 21,9%, dị hình xoang 3,7%, dị hình phối hợp 20,3%. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017 113 Biểu đồ 1. Các hình thái dị hình mũi xoang 1.3. Phân loại các dị hình 1.3.1. Dị hình vách ngăn Nghiên cứu đi sâu vào khảo sát tần suất xuất hiện và vị trí của các dạng dị hình vách ngăn. Bảng 1. Các dạng dị hình vách ngăn (n = 77) DHVN Lệch Mào Gai Dày chân Bóng hơi Đơn thuần 19 12 5 29 3 Phối hợp 5 4 Chú thích: DHVN: dị hình vách ngăn Dị hình vách ngăn gặp chủ yếu là dày chân chiếm 38%, trong khi dị hình bóng hơi là ít gặp nhất (3%). Bảng 2. Vị trí và các loại dị hình vách ngăn Lệch Mào Gai Dày chân Bóng hơi Phối hợp Lệch - mào Dày chân - gai Vùng 1 5 2 0 20 0 0 0 Vùng 2 12 8 3 9 0 2 0 Vùng 3 2 2 2 0 2 3 3 Vùng 4 0 0 0 0 1 0 1 Vùng 5 0 0 0 0 0 0 0 Dị hình vách ngăn đa số nằm ở vùng 1 và 2, chiếm 79,2%. Trong khi ở vùng 4 và vùng 5 rất hiếm gặp. 1.3.2. Dị hình phức hợp lỗ ngách Dị hình phức hợp lỗ ngách gặp là dị hình cuốn giữa 38,7%, mỏm móc 29%, tế bào đê mũi TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017114 16,1%, bóng sàng 9,7%, tế bào Haller 6,5%. Bảng 3. Dị hình phức hợp lỗ ngách Nhóm dị hình n = 31 % Cuốn giữa 12 38,7 Mỏm móc 9 29 Bóng sàng 3 9,7 Tế bào đê mũi 5 16,1 Tế bào Haller 2 6,5 1.3.3. Dị hình xoang Dị hình xoang 4/5 (80%) là dị hình xoang hàm, 1/5 (20%) là dị hình xoang trán. 1.3.4. Các loại dị hình phối hợp Phối hợp khe giữa – vách ngăn 18/29 (62,1%), khe giữa – cuốn giữa – vách ngăn 9/29 (31%), khe giữa – xoang – vách ngăn 2/29 (6,9%). 2. Đối chiếu giữa dị hình và triệu chứng lâm sàng Bảng 4. Đối chiếu giữa dị hình và triệu chứng lâm sàng viêm mũi xoang VT HTDH Lâm sàng Hắt hơi Chảy mũi Ngạt mũi Đau đầu Dịch KG MN DT DV 1 bên 2 bên Luân chuyển VN 77 Lệch 19 9 9 0 9 0 0 0 19 0 Mào 12 10 8 4 0 4 8 3 12 0 Gai 5 5 5 0 0 0 5 0 5 0 DC 29 8 12 17 0 29 0 0 29 3 BH 3 0 0 3 0 0 3 3 3 0 CG 12 ĐC 4 1 3 1 0 0 0 2 4 1 BH 5 2 0 5 0 0 0 4 5 1 CĐ 3 1 3 0 0 0 0 0 3 0 MM 9 ĐC 2 0 2 0 0 0 0 2 0 QP 5 0 5 0 0 0 0 5 2 BH 2 0 2 0 0 0 2 2 1 BSQP 5 0 0 5 0 3 0 4 5 2 Có TBH 2 0 0 2 0 0 0 1 2 0 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017 115 VT HTDH Lâm sàng Hắt hơi Chảy mũi Ngạt mũi Đau đầu Dịch KG MN DT DV 1 bên 2 bên Luân chuyển Xoang 5 QS 2 0 0 2 0 2 0 2 2 1 TS 1 0 0 1 0 1 0 1 1 0 Vách 2 0 0 2 0 2 0 0 2 0 Phối hợp 29 KG-VN 6 6 2 4 4 0 0 0 6 0 KG-CG-VN 19 7 1 18 7 12 0 19 KG-X_VN 4 1 1 3 0 3 0 4 4 1 Chú thích: Vị trí: VT; Hình thái dị hình: HTDH; Dịch trong: DT; Dịch vàng xanh: DV; Khe giữa: KG; Mất ngửi: MN; Vách ngăn: VN; Cuốn giữa: CG; Dày chân: DC; Đảo chiều: ĐC; Bóng hơi: BH; Chẻ đôi: CĐ; Quá phát: QP; Mỏm móc: MM; Bóng sàng quá phát: BSQP; Có tế bào Haller: Có TBH; Quá sản: QS; Thiểu sản: TS; Khe giữa - vách ngăn: KG-VN; Khe giữa – cuốn giữa – vách ngăn: KG- CG- VN; Khe giữa – xoang – vách ngăn: KG – X – VN. Dịch khe giữa có trong 100% các trường hợp nghiên cứu. Các biểu hiện khác có tỷ lệ biểu hiện khác nhau tùy theo loại dị hình: 77 trường hợp dị hình vách ngăn, lệch vách ngăn gây hắt hơi và chảy nước mũi trong 47,4%, 83,3% các trường hợp mào vách ngăn gây hắt hơi, 66,7% có chảy nước mũi trong và ngạt mũi luân chuyển bên, 25% gây đau đầu, gai vách ngăn 100% gây hắt hơi, chảy dịch mũi trong và ngạt mũi luân chuyển bên. Dày chân vách ngăn có triệu chứng hắt hơi là 27,6%, chảy dịch mũi trong là 41,4%, chảy dịch vàng 58,6%, 100% ngạt tắc mũi hai bên, 10,3% mất ngửi. Trường hợp có bóng hơi vách ngăn 100% gây ngạt mũi luân chuyển và đau đầu. Dị hình cuốn giữa: đảo chiều: 1/4 các trường hợp có biểu hiện hắt hơi, 3/4 có chảy dịch mũi trong, 2/2 gây đau đầu và 1/4 mất ngửi. Trường hợp dạng bóng hơi thấy có biểu hiện 2/5 trường hợp hắt hơi, 5/5 chảy dịch vàng, 4/5 đau đầu và 1/5% có mất ngửi. Cuốn giữa chẻ đôi 1/3 có biểu hiện hắt hơi và 3/3 chảy nước mũi trong. Dị hình mỏm móc: đảo chiều: 2/2 hắt hơi và dịch vàng. Quá phát: 5/5% hắt hơi, dịch vàng và 2/5 mất ngửi. Bóng hơi: 2/2 hắt hơi, dịch vàng, đầu và 1/2 mất ngửi. Bóng sàng quá phát: 5/5 chảy dịch vàng, 3/5 ngạt mũi 2 bên, 4/5 đau đầu, 2/5 mất ngửi. Có tế bào Haller: 2/2 chảy dịch vàng và 1/2 đau đầu Dị hình xoang: quá sản: 2/2 chảy dịch vàng, ngạt mũi 2 bên và đau đầu, ½ mất ngửi. Thiểu sản: 1/1 chảy dịch vàng, ngạt mũi 2 bên và đau đầu. Vách 2/2 chảy dịch vàng và ngạt mũi 1 bên. Các dị hình phối hợp bao gồm: Khe giữa – vách ngăn: 6/6 hắt hơi, 2/6 chảy dịch trong, 4/6 chảy dịch vàng, 4/6 ngạt mũi 1 bên. Dị hình khe giữa – cuốn giữa – vách ngăn: 7/19 hắt hơi, 1/19 chảy nước mũi trong, 18/19 chảy dịch vàng, 7/19 ngạt tắc mũi 1 bên, 12/19 ngạt mũi 2 bên. Khe giữa – xoang – vách ngăn: 1/4 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017116 hắt hơi, 1/4 chảy dịch trong, 3/4 dịch vàng, 3/4 ngạt mũi 2 bên, 4/4 đau đầu và 1/4 mất ngửi. IV. BÀN LUẬN 200 bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán là viêm mũi xoang mạn tính theo tiêu chuẩn EPOS 2012, được tiến hành đánh giá sự hiện diện của các loại dị hình mũi xoang và so sánh từng loại dị hình với các triệu chứng lâm sàng bệnh nhân bị viêm mũi xoang để đưa ra những nhận xét về tỷ lệ dị hình và những loại dị hình nào thường tác động gây viêm mũi xoang. Tỷ lệ bị dị hình chiếm 71,3%, kết quả này tương đương với nghiên cứu của nhiều tác giả cũng đưa ra các tỷ lệ (72%) [9], (70,8%) [10] và (64,9%) [11], các Tác giả cũng đều nhận xét rằng viêm xoang do dị hình không thể điều trị ổn định nếu không phẫu thuật mở rộng lỗ thông xoang. Các hình thái dị hình: Dị hình vách ngăn chiếm 54,1%, gần giống kết quả của nghiên cứu trên 321 trường hợp 47,3% [4], thấp hơn kết quả nghiên cứu nhóm 71 bệnh nhân 61,1% [11], và cao hơn so với nghiên cứu có tỷ lệ 35,6% [9]. Trong dị hình vách ngăn thì chủ yếu là dày chân chiếm 38%. Một số tác giả đưa ra tỷ lệ các dị hình vách ngăn gặp tới trên 70% [10] nhưng chỉ khoảng 20% trong số này là yếu tố thuận lợi được xác định gây viêm mũi xoang dị ứng. Dị hình vách ngăn đa số nằm ở vùng 1 và 2, chiếm 79,2%, kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu 17% [9]. Dị hình phức hợp lỗ ngách tuy gặp 21,9% nhưng 100% trong số này gây viêm mũi xoang dị ứng. Nghiên cứu chỉ ra rằng dị hình phức hợp lỗ ngách cản trở trực tiếp lên quá trình vận chuyển dịch của niêm mạc mũi xoang vì vậy các biểu hiện viêm mũi xoang do các loại dị hình này gây ra thường rất sớm, tuổi thường gặp khi đi khám vì những triệu chứng của viêm mũi xoang 6-7 tuổi [11]. Dị hình xoang 3,7% thường là dị hình xoang 2 ngăn và gặp ở xoang hàm, loại dị hình này ít gây ra viêm mũi xoang. Với các loại dị hình phối hợp 20,3% có tới 97,1% gây viêm mũi xoang. Như vậy ở bệnh nhân có càng nhiều bất thường giải phẫu thì khả năng viêm xoang càng cao và thường phải phối hợp với can thiệp phẫu thuật mới đạt hiệu quả điều trị tối đa. Dị hình phức hợp lỗ ngách trong các nghiên cứu gặp thường là dị hình cuốn giữa từ 18% [9] đến 38,7% [11]. Dị hình mỏm móc chiếm 29%, một số nghiên cứu gặp dị hình mỏm móc 6,9% [11] đến 33,3% [10], dị hình mỏm móc là một trong những loại dị hình mà khi đã là yếu tố thuận lợi gây viêm mũi xoang sẽ có chỉ định phẫu thuật phối hợp với điều trị nội khoa. Trong nghiên cứu, dị hình tế bào đê mũi 16,1%, bóng sàng 9,7%, tế bào Haller 6,5%, kết quả gần giống với một số nghiên cứu của các tác giả khác: đê mũi 10%;bóng sàng 6,7%; tế bào Haller 3,3% và trong nghiên cứu này lại không gặp trường hợp dị hình đê mũi nào [9]. Một số nghiên cứu lại cho kết quả dị hình bóng sàng tới 22%, dị hình tế bào Haller 10% [10] hoặc tới 45,9% [11]. Từ những kết quả nghiên cứu thu được của nhiều chủng tộc, người ta cho rằng có thể do nguồn gốc từ hệ gene quy định cả dị hình trên người tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chứng minh [9]. Dị hình xoang 4/5 (80%) là dị hình xoang hàm, 1/5 (20%) là dị hình xoang trán. Hiện tại chúng tôi chưa thấy có tài liệu nào cung cấp về nhóm tỷ lệ dị hình các xoang này. Phối hợp khe giữa – vách ngăn 18/29 (62,1%), khe giữa – cuốn giữa – vách ngăn 9/29 (31%), khe giữa – xoang – vách ngăn 2/29 (6,9%). Dịch khe giữa có trong 100% các trường hợp nghiên cứu. Điều này là do cách lấy chọn bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân có viêm mũi xoang. Các biểu hiện khác có tỷ lệ biểu hiện khác TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017 117 nhau tùy theo loại dị hình: 77 trường hợp dị hình vách ngăn, lệch vách ngăn gây hắt hơi và chảy nước mũi trong 47,4%, 83,3% các trường hợp mào vách ngăn gây hắt hơi, 66,7% có chảy nước mũi trong và ngạt mũi luân chuyển bên, 25% gây đau đầu, gai vách ngăn 100% gây hắt hơi, chảy dịch mũi trong và ngạt mũi luân chuyển bên. Dày chân vách ngăn có triệu chứng hắt hơi là 27,6%, chảy dịch mũi trong là 41,4%, chảy dịch vàng 58,6%, 100% ngạt tắc mũi hai bên, 10,3% mất ngửi. Trường hợp có bóng hơi vách ngăn 100% gây ngạt mũi luân chuyển và đau đầu. Dị hình cuốn giữa dạng đảo chiều chiếm 1/4 các trường hợp có biểu hiện hắt hơi, ¾ số bệnh nhân có chảy dịch mũi trong, cả 2 bệnh nhân đều có biểu hiện đau đầu và 1 trong số 4 bệnh nhân có dấu hiệu mất ngửi. Trường hợp dạng bóng hơi thấy có biểu hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy 2 trong số 5 trường hợp có triệu chứng hắt hơi, cả 5 bệnh nhân chảy dịch vàng, 4/5 bệnh nhân có biểu hiện đau đầu và 1/5% có mất ngửi. Với những bệnh nhân có cuốn giữa chẻ đôi thì 1/3 có biểu hiện hắt hơi và cả 3 bệnh nhân có chảy nước mũi trong [10]. Ở những bệnh nhân có dị hình mỏm móc thể đảo chiều đều thấy xuất hiện triệu chứng hắt hơi và chảy dịch vàng. Trong số các bệnh nhân có dị hình quá phát: cả 5 bệnh nhân có hắt hơi, dịch vàng và 2/5 mất ngửi. Cả 2 bệnh nhân có bóng hơi đều có hắt hơi và chảy dịch vàng, đầu và 1 trong tổng số 2 bệnh nhân bị mất ngửi. Ở những bệnh nhân có bóng sàng quá phát, cả 5 bệnh nhân đều có chảy dịch vàng. Trong đó chỉ có 3 bệnh nhân có ngạt mũi 2 bên, 4 trong số 5 bệnh nhân có đau đầu, 2/5 bệnh nhân bị mất ngửi. Ở những bệnh nhân có tế bào Haller: 2/2 bệnh nhân có chảy dịch vàng và chỉ có 1 bệnh nhân có biểu hiện đau đầu. Dị hình vùng khe giữa đều là những loại dị hình cần có chỉ định can thiệp phẫu thuật vì tỷ lệ viêm mũi xoang do dị hình loại này điều trị nội khoa thông thường không đem lại hiệu quả mong đợi [11]. Trong số các bệnh nhân bị dị hình xoang với dạng quá sản thì cả 2 bệnh nhân đều chảy dịch vàng, ngạt mũi 2 bên và đau đầu, ½ mất ngửi; Với dạng thiểu sản thì bệnh nhân chảy dịch vàng, ngạt mũi 2 bên và đau đầu. Trong khi đó dạng vách, cả 2 bệnh nhân có chảy dịch vàng và ngạt mũi 1 bên. Dị hình xoang ít khi được can thiệp phẫu thuật mặc dù triệu chứng lâm sàng đặc biệt là đau nhức rất nặng nề vì các phẫu thuật can thiệp xoang loại này không đem lại hiệu quả mà 60% các trường hợp thường dính sau mổ và triêu chứng lâm sàng trở nên nặng nề hơn [1]. Các dị hình phối hợp luôn đi kèm các triệu chứng điển hình của viêm xoang và trong trường hợp này phẫu thuật đem lại kết quả khả quan ở 81,5% các trường hợp [9]. V. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy 71,3% các bệnh nhân viêm mũi xoang bị dị hình mũi xoang; Dị hình ở phức hợp lỗ ngách có triệu chứng viêm xoang rõ rệt nhất trên lâm sàng. Lời cảm ơn Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bệnh nhân tham gia đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kennedy D.W (2001). Radiographic anatomy of the sinus. Diseases of the sinus. W.B Saunders company, Philadelphia, 10 - 26. 2. Krseski A., Tomaszewska E (2001). Anatomy Variation of the lateral Nasal wall in the computed Tomography Scans of patients with Chronic Rhinosinusitis. American of Journal of Rhinology. 15, 371 - 386. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 108 (3) - 2017118 3. Nguyễn Đăng Huy, Lâm Huyền Trân (2012). Các cấu trúc bất thường giải phẫu vùng mũi xoang trên hình ảnh nội soi, CT-Scan ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn từ 10 đến 16 tuổi. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16, 149 - 155. 4. Renuka Bradoo (2005). Anatomical Principles of Endoscopic Sinus Surgery: A Step by Step Approach. Riv ORL Aud Fon. 1 - 60. 5. Nafi Aygun, David M. Yousem (2009). Imaging of the Nasal Cavities, Paranasal Sinuses, Nasopharynx, Orbits, Infratemporal Fossa, Pterygomaxillary Fissure and Base of Skull. Ballenger’s Otorhinolaryngology Head and Neck Surgery. 17, 501 - 518. 6. Ameet Singh, Abtin Tabaee (2016). Anatomy of the Nose, Paranasal Sinuses, and Anterior Skull Base - Rhinology/Allergy and Immunology". Sataloff’S ComprehenSive textbook of Otolaryngology Head and Neck surgery. 53 - 71. 7. Nguyễn Hữu Dũng (2004). Hình ảnh xoang bướm trên CT Scan. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 8, 22 - 27. 8. Bolger W.E, Butzin C.A. et al (1991). Paranasal sinus bony anatomic variation and mucosal abnormalities: CT analysis for endoscopic sinus surgery. Laryngoscope. 101, 56 - 64. 9. Zinreich S.J., Kennedy D.W., et al (1987). Paranasal sinuses: CT imaging requirement for endoscopic surgery. Radiology. 163, 769 - 775. 10. Jeffrey Teixeira, Victor Certal, Edward T et al (2016). Nasal Septal Deviations: A Systematic Review of Classification Systems Plastic Surgery International. Laryngoscope . 2003, 1 - 8. 11. E. Egeli, L. Demirci, B. Yazyc´ y, and U. Harputluoglu (2004). Evaluation of the inferior turbinate in patients with deviated nasal septum by using computed tomography. Laryngoscope. 114, 113 – 117. Summary NASAL DEVIATION EFFECTS IN SINUS AND SYMPTOMS OF SINUSITIS Nasal deviation affecting air circulation through the nose and fluid transports over lateral nasal wall is one of the leading causes of sinusitis. This study is to evaluate the effect of different types of deformities on the sinus on the clinical symptoms of sinusitis. 200 patients were included in the prospective study with vertical tracking. The results showed that the rate of malformation accounted for 71.3% of patients with sinusitis. Deviations are 54.1% of the septal, 21.9% of the osteomeatal complexes, 3.7% of sinus deformity, and 20.3% of coordination deformity. Also included 38.7% of the middle turbinate, 29% of the uncinate process, 16.1% of the agger nasi, 9.7% of the ethmoidal bulla, and 60.5% of the Haller cells. The most common abnormalities affecting sinus disease were osteomeatal complexes at 82.4%. Sinusitis is also caused by location abnormality of the middle turbinate which accounted for 54.2%. Key words: nasal sinusitis, deviations, osteomeatal complexes

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_chieu_cac_loai_di_hinh_mui_xoang_va_trieu_chung_lam_sang.pdf
Tài liệu liên quan