Đối chiếu chẩn đoán nội soi và giải phẫu bệnh 436 trường hợp nội soi đại trực tràng

KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang 436 trường hợp có tổn thương đại trực tràng qua nội soi tại BV Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh trong hai năm 2007 và 2008, chúng tôi có những nhận xét như sau: Tuổi mắc bệnh cao nhất trong khoản 60 – 80 và tổn thương ác tính cũng tập trung nhiều nhất ở độ tuổi này. Vị trí tổn thương chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma. Loại carcinôm tuyến chiếm đa số trong ung thư đại trực tràng. Xét về giới tính, chúng tôi ghi nhận là Tần xuất mắc bệnh polyp đại tràng ở nam cao hơn nữ 2,8 lần. Nguy cơ có u tuyến nghịch sản nặng không khác biệt ở hai giới Xuất độ mắc bệnh polyp đại tràng tập trung chủ yếu ở độ tuổi 60 – 69 với tuổi mắc bệnh trung bình cho cả 2 giới là 64,73. Các polyp tập trung chủ yếu ở đại tràng sigma và trực tràng (56,3%), thường hiện diện đơn độc (hơn 3/5 trường hợp ). Polyp thường có kích thước < 1 cm (82,5%), đa số là trơn láng, tỷ lệ có cuống gấp 2 lần không cuống. Về đặc điểm mô bệnh học, polyp chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%), u tuyến chiếm tỷ lệ là 30,6% và carcinôm tuyến chiếm tỷ lệ là 6,64%, có 1 trường hợp là melanôm. Polyp có kích thước < 1 cm, bề mặt trơn láng và có cuống thường là u tuyến ống, polyp có kích thước càng lớn, bề mặt càng chồi sùi và không cuống thì có khả năng là u tuyến có thành phần nhánh chiếm đa số. U tuyến dù kích thước to hay nhỏ, trơn láng hay chồi sùi, có cuống hay không có cuống thì vẫn có nguy cơ là nghịch sản nặng. Nguy cơ u tuyến nghịch sản nặng tăng rõ rệt ở những bệnh nhân sau 50 tuổi (6,5 lần). Độ nhạy của chẩn đoán nội soi trong các bệnh lý đại – trực tràng khá cao (87,7%), tuy nhiên có những trường hợp chẩn đoán nội soi là polyp (không thấy ghi chú là nghi ngờ ác tính) mà kết quả giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến đại tràng. Nội soi ra đời đã giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại – trực tràng, đặc biệt phát hiện các ung thư giai đoạn sớm khi nó còn khu trú mà chưa xâm lấn chiếm vào thành ruột, giúp bệnh nhân tránh được các phẫu thuật cắt đoạn ruột. Tuy nhiên nội soi cũng cần được sự hỗ trợ của giải phẫu bệnh để có chẩn đoán chính xác sau cùng.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu chẩn đoán nội soi và giải phẫu bệnh 436 trường hợp nội soi đại trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 297 ĐỐI CHIẾU CHẨN ĐOÁN NỘI SOI VÀ GIẢI PHẪU BỆNH 436 TRƯỜNG HỢP NỘI SOI ĐẠI TRỰC TRÀNG Nguyễn Văn Sung* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên hệ giữa đặc điểm nội soi và đặc điểm giải phẫu bệnh các tổn thương đại trực tràng được phát hiện qua nội soi đại tràng. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại BV Thống Nhất TP. HCM trên 436 bệnh nhân có bệnh lý đại trực tràng được nội soi sinh thiết từ ngày 01/01/2006 đến 01/4/2007. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tương hợp như sau: Viêm: 94,7%; Polyp: 89,37%; Ung thư: 91,38%. Kết luận: Qua 436 trường hợp, tổn thương gặp nhiều nhất l polyp, kế đó là u tuyến ống, đây là tổn thương tiền ung thư thường gặp ở bệnh nhân > 50 tuổi. Do có ít thay đổi về hình ảnh đại thể khi u tuyến bắt đầu có nghịch sản cho nên chẩn đoán nội soi có phần khó khăn. Chúng tôi đề nghị cần lấy sinh thiết nhiều mẫu ở các tổn thương polyp nghi ngờ ác tính để tránh bỏ sót các trường hợp ung thư. Từ khóa: U tuyến ống; nghịch sản, đại thế. ABSTRACT COMPARE DIAGNOSIS OF ENDOSCOPY AND ANATOMOPATHOLOGY IN 436 CASES OF COLORECTUM ENDOSCOPY Nguyen Van Sung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 297 - 303 Objecttives: Compare diagnosis of endoscopy and anatomopathology in colorectum lesions. Methods: Cross-sectional descriptive study on 436 cases of colorectum endoscopy compare with anatomopathological at Thong Nhat hospital. Results: The same diagnosis occur in: Inflamation: 94,7%; Polyp: 89,37%; Cancer: 91,38% Conclusion: With 436 cases, the most lesion is polyp and tubular adenoma is second, it is also a precancer lesion in patient over 50.There are not many clear changes in macroscopy when it begins dysplasia so the diagnosis of cancer by endoscopy may be difficult. We propose that all of polyps must be taken as much as samples are necessary. Key words: Tubular adenoma, Dysplasia, macroscopy. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu: Xác định mối liên hệ giữa đặc điểm nội soi và đặc điểm giải phẫu bệnh của các bệnh nhân có tổn thương đại trực tràng được phát hiện qua nội soi đại tràng. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện tại BV Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh trên 436 bệnh nhân có bệnh lý đại trực tràng được nội soi sinh thiết từ ngày 01/01/2006 đến 01/04/2007. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Phân bố giới tính 436 bệnh nhân Nam 314 người, nữ 122 Tỷ lệ nam: nữ = 2,57: 1 Tuổi mắc bệnh nhỏ nhất là 21, lớn nhất là 93. * Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Bs.Nguyễn Văn Sung, ĐT 01285696703 Email: sungbs03@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 298 Bệnh lý đại – trực tràng xuất hiện nhiều nhất ở nhóm tuổi 60 – 79 với tỉ lệ là 61,5%. Tuổi mắc bệnh trung bình của hai giới là 64,76 + 12,709. Kết quả chẩn đoán vi thể các tổn thương đại – trực tràng Theo tuổi bệnh nhân Bảng 1: Kết quả chẩn đoán của 499 mẫu vi thể theo tuổi trung bình bệnh nhân Viêm 63,67 Polyp 64,7 U tuyến 64,41 Ung thư 68,84 Theo giới bệnh nhân Bảng 2: Kết quả chẩn đoán 499 mẫu vi thể theo giới Giới Vi thể Nam Nữ Tổng Viêm 30 8,06% 16 12,6% 46 9,22% Polyp 195 52,42% 62 48,81% 257 51,51% U tuyến 100 26,89% 26 20,48% 126 25,25% Ung thư 47 12,63% 23 18,11% 70 14,02% Tổng 372 100% 127 100% 499 100% Theo vị trí Bảng 3: Kết quả chẩn đoán 499 mẫu vi thể theo vị trí GPB Vị trí Viêm Polyp U tuyến U ác Tổng Manh tràng 5 10,9% 12 4,67% 3 2,38% 1 1,43% 21 4,21% Đại tràng lên 4 8,7% 29 11,31% 17 13,5% 4 5,71% 54 10,82% Đại tràng góc gan 2 4,3% 14 5,45% 7 5,56% 1 1,43% 24 4,81% Đại tràng ngang 4 8,7% 23 8,96% 12 9,5% 1 1,43% 40 8,02% Đại tràng góc lách 0 0% 2 0,78% 5 3,98% 0 0% 7 1,40% Đại tràng xuống 3 6,53% 22 8,56% 16 12,7% 2 2,86% 43 8,62% Đại tràng sigma 8 17,4% 69 26,81% 34 26,99% 18 25,71% 129 25,85% Trực tràng 19 41,3% 77 29,96% 31 24,6% 43 61,43% 170 34,07% Hậu môn 1 2,17% 9 3,5% 1 0,79% 0 0% 11 2,2% Tổng 46 100% 257 100% 126 100% 70 100% 499 100% Phân bố các loại polyp theo chẩn đoán vi thể Polyp tăng sản: 137 trường hợp Polyp viêm: 120 trường hợp U tuyến: 126 trường hợp Carcinom tuyến: 69 trường hợp Melanom: 01 trường hợp Chúng ta nghiên cứu tách riêng nhóm 353 bệnh nhân có nội soi chẩn đoán là polyp đại trực tràng với tổng số polyp được sinh thiết là 400. Đặc điểm chung của đối tượng có polyp đại trực tràng trên nội soi Phân bố giới tính 353 bệnh nhân: nam/nữ: 260/93 tỷ lệ 2,8. Phân bố tuổi 353 bệnh nhân Tuổi mắc bệnh nhỏ nhất là 21, lớn nhất là 93. Polyp xuất hiện nhiều nhất ở nhóm tuổi 60-69 với tỷ lệ là 31,4%. Tuổi mắc bệnh trung bình của 2 giới là 64,73 + 12,502. Tuổi mắc bệnh trung bình ở nam là 65,58 + 12,504. Tuổi mắc bệnh trung bình ở nữ là 62,344 + 13,460. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mắc bệnh trung bình của hai giới nam và nữ (p = 0,032, T-test). Phân bố polyp theo các đặc điểm nội soi Số lượng Polyp đơn độc có 250 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 72,5%. Có từ 2 polyp trở lên có 97 trường hợp chiếm tỷ lệ 27,5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 299 Vị trí 16 46 23 37 6 38 106 119 9 0 20 40 60 80 100 120 Manh traøng ĐT leân ĐT goùc gan ĐT ngang ĐT goùc laùch ĐT xuống ĐT sigma Tröïc traøng Haäu moân Biểu đồ 1: Phân bố 400 polyp theo vị trí khung đại tràng Nhận xét: Đa số polyp nằm ở đại tràng trái, trong đó trực tràng và đại tràng sigma chiếm hơn ½ trường hợp ((106+119)/400 = 56,25). Kích thước Polyp có kích thước < 1 cm chiếm hơn 4/5 các trường hợp. Polyp có kích thước từ 1 - < 2 cm chiếm gần 1/5 trường hợp còn lại. Loại Polyp có kích thước > 2 cm chiếm rất ít (3,5%). Tính chất bề mặt 83,5% polyp có tính chất bề mặt trơn láng, chỉ có một số ít là polyp chồi sùi và không có trường hợp nào ghi nhận là có bề mặt loét. Tính chất cuống Tỷ lệ polyp có cuống: không cuống = 1,92:1 Phân bố polyp theo kết quả mô bệnh học Trong 400 kết quả vi thể mà chúng tôi thu nhập được thì có 8 trường hợp được chẩn đoán là viêm và 392 trường hợp còn lại được chẩn đoán là polyp. Bảng 4: Phân bố mô bệnh học 392 trường hợp được chẩn đoán GPB là polyp Loại mô bệnh học Tần số Tỷ lệ % Polyp 245 62,5 Polyp tăng sản 134 Polyp viêm 111 U tuyến 120 30,6 U tuyến ống 92 U tuyến ống – nhánh 17 U tuyến nhánh 11 Carcinôm tuyến 26 6,64 Melanôm 1 0,25 Tổng 392 100 Nhận xét: Polyp chiếm tỷ lệ cao hơn với u tuyến (6,25% so với 30,6%). Trong các loại u tuyến thì u tuyến ống chiếm đa số (92/120 = 76,6%). 15 0 0 64 4 1 9 8 24 5 8 0 10 20 30 40 50 60 70 U tuyeán oáng U tuyeán oáng - nhaùnh U tuyeán nhaùnh Khoâng nghòch saûn Nghòch saûn nheï Nghòch saûn trung bình Nghòch saûn naëng Biểu đồ 2: Phân bố mức độ nghịch sản giữa các cấu trúc mô học của 120 u tuyến Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 300 Nhận xét: Chỉ có u tuyến ống là không có nghịch sản (15/92 = 16,3%), còn tuyến nhánh hoặc tuyến ống nhánh chưa có nghịch sản. Nghịch sản mức độ nhẹ là 69,6% (64/92) ở u tuyến ống và 23,5% (4/17) ở u tuyến ống – nhánh và 9,1% (1/11) ở u tuyến nhánh. Nghịch sản mức độ trung bình là 9,8% (9/92) ở u tuyến ống: 47,1% (8/17) ở u tuyến ống – nhánh là 18,2% (2/11) ở u tuyến nhánh. Nghịch sản mức độ nặng là 4,3% (4/92) ở u tuyến ống; 29,4% (5/17) ở u tuyến ống – nhánh và 72,7% (8/11) ở u tuyến nhánh. Mối liên hệ giữa đặc điểm nội soi và kết quả mô bệnh học u tuyến Trong số 353 bệnh nhân có nội soi chẩn đoán là polyp đại trực tràng thì có 111 bệnh nhân có u tuyến với tổng số 120 u tuyến, còn lại 242 trường hợp hoàn toàn không có u tuyến. Cho nên chúng tôi chỉ khảo sát 111 bệnh nhân và 120 u tuyến trong mối quan hệ giữa tuổi, giới và đặc điểm nội soi với tính chất nghịch sản nặng của u tuyến vì khả năng hoá ác của u tuyến là cao nhất so với các loại nghịch sản khác. Phân bố cấu trúc mô học của 120 u tuyến theo kích thước U có kích thước < 1cm đa số là u tuyến ống (83/91 = 91,2%). U có kích thước > 1cm đa số là u tuyến ống – nhánh và u tuyến nhánh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kích thước và cấu trúc mô học u tuyến (p = 0,04; phép kiểm X2 ). Phân bố cấu trúc mô học của 120 u tuyến theo tính chất bề mặt Polyp trơn láng có tỷ lệ u tuyến ống là 88,4% (84/95) so với u tuyến ống – nhánh là 8,4% (8/95) và cuối cùng là u tuyến nhánh 3,2% (3/95). Polyp chồi sùi có tỷ lệ u tuyến nhánh là 32% (8/25) so với 36% (9/25) của u tuyến ống – nhánh và cuối cùng là u tuyến ống là 32% (8/25). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.001 ; phép kiểm 2 ). Bảng 5: Phân bố cấu trúc mô học của 120 u tuyến theo tính chất cuống U tuyến ống U tuyến ống - nhánh U tuyến nhánh Tổng Không cuống 22 12 8 42 Có cuống 70 5 3 78 Tổng 92 17 11 120 Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tính chất cuống và cấu trúc mô học u tuyến (p < 0,001; phép kiểm 2). Mối liên hệ giữa đặc điểm nội soi và kết quả mô bệnh học u tuyến nghịch sản nặng Bảng 6: Phân bố tính chất nghịch sản nặng trên 111 bệnh nhân theo giới BN có u tuyến không nghịch sản nặng BN có u tuyến có nghịch sản nặng Tổng Nam 71 75,53% 15 88,23% 86 77,48% Nữ 23 24,47% 2 11,77% 25 25,52% Tổng 94 100% 17 100% 111 100% Nhận xét: Tỷ lệ nam có u tuyến có nghịch sản nặng cao hơn nữ (88,23% so với 11,77%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,249; phép kiểm X2). Phân bố tính chất nghịch sản nặng trên 111 bệnh nhân theo tuổi Tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên có u tuyến nghịch sản nặng là 19,3% (16/83). Tỷ lệ này ở người dưới 50 tuổi là 3,6% (1/28). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,046; RR = 6,5). Mối liên hệ giữa kích thước, số lượng, tính chất bề mặt, tính chất cuống, cấu trúc mô học với mức độ nghịch sản nặng của u tuyến Bảng 7: Phân bố mức độ nghịch sản nặng của 120 u tuyến theo kích thước U tuyến Không nghịch sản nặng Có nghịch sản nặng Tổng < 1 cm 83 91,21% 8 8,79% 91 100% 1- < 2 cm 15 78,95% 4 21,05% 19 100% > 2 cm 5 50% 5 50% 10 100% Tổng 103 85,83% 17 14,17% 120 100% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 301 Nhận xét: U tuyến < 1 cm có tỷ lệ nghịch sản nặng là 8,79%. U tuyến 1 - < 2 cm có tỷ lệ nghịch sản nặng là 21,05%. U tuyến > 2 cm có tỷ lệ nghịch sản nặng là 50%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kích thước u tuyến và mức độ nghịch sản nặng của u tuyến (p < 0.001; phép kiểm 2). Phân bố mức độ nghịch sản nặng của 111 bệnh nhân theo số lựơng polyp BN có > 2 polyp thì nguy cơ u tuyến có nghịch sản nặng là 25,7% (9/35) so với khi chỉ có 1 polyp là 9,5% (8/85). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p < 0,71 ; phép kiểm 2). Bảng 8: Phân bố mức độ nghịch sản nặng của 120 u tuyến theo tính chất bề mặt U tuyến Không có nghịch sản nặng Có nghịch sản nặng Tổng Trơn láng 91 95,79% 4 4,21% 95 100% Chồi sùi 12 48% 13 52% 25 100% Tổng 103 85,83% 17 14,17% 120 100% Nhận xét: U tuyến có bề mặt chồi sùi có tỷ lệ nghịch sản nặng là 52 % so với u tuyến có bề mặt trơn láng là 4,21% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,001; phép kiểm 2). Bảng 9: Phân bố mức độ nghịch sản nặng của 120 u tuyến theo tính chất cuống U tuyến Không có nghịch sản nặng Có nghịch sản nặng Tổng Không cuống 29 69% 13 31% 42 100% Có cuống 74 94,9% 4 5,1% 78 100% Tổng 103 85,8% 17 14,2% 120 100% Nhận xét: U tuyến có cuống có tỷ lệ nghịch sản nặng là 5,1 % so với u tuyến không cuống là 31%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,001; phép kiểm 2). Phân bố mức độ nghịch sản nặng của 120 u tuyến theo cấu trúc mô học. Tỷ lệ có nghịch sản nặng là 4,3 % (4/92) ở u tuyến ống lên 29,4% (5/17) ở u tuyến ống – nhánh và đến 72,7% (8/11) ở u tuyến nhánh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001; phép kiểm 2). Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán nội soi trong các bệnh lý đại – trực tràng Chúng tôi khảo sát độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán nội soi dựa trên 499 mẩu sinh thiết. Bảng 10: Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán nội soi trong các bệnh lý đại -trực tràng GPB Nội soi Viêm Polyp Ung thư Tổng Viêm 30 (65,22 %) 10 (2,61%) 0 (0%) 40 (8,02%) Polyp 8 (17,39%) 365 (95,3%) 27 (38,58%) 400 (80,2%) Ung thư 8 (17,39%) 8 (2,09%) 43 (61,42%) 59 (11,78%) Tổng 46 (100%) 383 (100%) 70 (100%) 499 (100%) Bảng 11: GPB Nội soi Viêm Không phải viêm Tổng Viêm 30 62,22% 10 2,3% 40 8% Không phải viêm 16 34,78% 443 97,7% 459 92% Tổng 46 100% 453 100% 499 100% Nhận xét: Tỷ lệ bệnh lý viêm: 46/499 = 9,21%. Độ nhạy của nội soi trong chẩn đoán bệnh lý viêm: 30/46 = 65,22%. Độ đặc hiệu của nội soi trong chẩn đoán bệnh lý viêm: 443/453 = 97,7%. Giá trị dự báo dương: 30/40 = 75%. Giá trị dự báo âm: 443/459 = 96,51%. Tỷ lệ chẩn đoán nội soi tương hợp với kết quả mô bệnh học trong bệnh lý viêm: (30+443)/499 = 94,7%. Bảng 12: GPB Nội soi Polyp Không phải Polyp Tổng Polyp 365 95,3% 35 30,2% 400 80,2% Không phải Polyp 18 4,7% 81 69,8% 99 19,8% Tổng 383 100% 116 100% 499 100% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 302 Nhận xét Tỷ lệ bệnh lý Polyp: 383/499 = 76,75%. Độ nhạy của nội soi trong chẩn đoán bệnh lý polyp: 365/383 = 95,3%. Độ đặc hiệu của nội soi trong chẩn đoán bệnh lý polyp: 81/116 = 69,8%. Giá trị dự báo dương: 365/400 = 91,25%. Giá trị dự báo âm: 81/99 = 81,81%. Tỷ lệ chẩn đoán nội soi tương hợp với kết quả mô bệnh học trong bệnh lý polyp: (365+81)/499 = 89,37%. Bảng 13: GPB Nội soi Ung thư Không phải ung thư Tổng Ung thư 43 61,43% 16 3,73% 59 11,82% Không phải ung thư 27 38,57% 413 96,27% 440 88,18% Tổng 70 100% 429 100% 499 100% Nhận xét: Tỷ lệ bệnh lý ung thư: 70/499 = 14%. Độ nhạy của nội soi trong chẩn đoán bệnh lý ung thư: 43/70 = 61,43%. Độ đặc hiệu của nội soi trong chẩn đoán bệnh lý ung thư: 413/429 = 96,3%. Giá trị dự báo dương: 43/59 = 72,88%. Giá trị dự báo âm: 413/429 = 96,27%. Tỷ lệ chẩn đoán nội soi tương hợp với kết quả mô bệnh học trong bệnh lý ung thư: (43 + 413) /499 = 91,38%. BÀI LUẬN Khi đối chiếu giữa chẩn đoán nội soi và chẩn đoán giải phẫu bệnh, độ nhạy chung trong chẩn đoán các bệnh lý đại – trực tràng là 87,8%. Trong đó, độ nhạy trong chẩn đoán cao nhất thuộc về nhóm polyp (95,3%); kế đến là viêm (65,22%) và thấp nhất là ung thư (61,42%). Độ nhạy trong chẩn đoán bệnh lý viêm thấp có thể được giải thích là do trong một số trường hợp những tổn thương viêm nhô cao làm cho bác sĩ nội soi nhận định là polyp hay có những trường hợp viêm mạn tính làm toàn bộ đại tràng trở nên bị xơ hẹp và ngắn lại dẫn đến kết quả là một chẩn đoán ung thư biểu mô trên nội soi. Còn độ nhạy trong chẩn đoán ung thư chưa cao có thể được giải thích là do khi carcinôm vừa mới xuất hiện thì hình dáng đại thể đôi khi vẫn không có sự thay đổi nào, đây là lý do làm cho giá trị của nội soi trong chẩn đoán ung thư sớm không cao (72,88%). Với mục đích cung cấp thêm dữ liệu cho các bác sĩ nội soi về polyp có khả năng ác tính từ giai đoạn sớm (nghịch sản nặng), kết quả công trình nghiên cứu này cho thấy mọi u tuyến đều có thể nghịch sản nặng, nhưng khả năng hóa ác của các u tuyến có kích thước lớn, bề mặt chồi sùi và không cuống cao hơn một cách có ý nghĩa. Ngoài ra, việc nhận định polyp có khả năng hóa ác vẫn gặp khó khăn do có những polyp đã nghịch sản nặng nhưng đại thể vẫn không có sự thay đổi rõ. Vì lý do trên mà chúng tôi nghĩ việc thực hiện sinh thiết polyp có tổn thương tiêu biểu trong trường hợp bệnh nhân có nhiều polyp ở đại tràng không thể hoàn toàn chính xác. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng: người bác sĩ nội soi nên thực hiện sinh thiết polyp càng nhiều càng tốt ở những trường hợp có nhiều polyp và thực hiện sinh thiết nhiều mẫu trên cùng một polyp có hình ảnh đại thể nghi ngờ ác tính để phản ánh đúng bản chất của polyp, từ đó giúp chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời cho bệnh nhân. Ngoài ra, do bệnh lý viêm và ung thư trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối thấp (lần lượt là 9,2% và 14%) nên việc chẩn đoán hai bệnh này với độ đặc hiệu (lần lượt là 97,7% và 96,3%) và độ tương hợp (lần lượt là 94,7% và 91,38%) là rất cao. Do đó, chúng tôi cho rằng nên có thêm những nghiên cứu khác về sự tương quan giữa các đặc điểm đại thể và vi thể của các tổn thương đại – trực tràng nhằm giúp các bác sĩ nội soi đánh giá tổn thương tốt hơn. Trong khi đó, bệnh lý polyp đại trực tràng có độ đặc hiệu (69,8%) và độ tương hợp (89,3%) trong chẩn đoán của chúng tôi tương đối thấp. Điều này có thể giải thích là do số lượng người mắc bệnh lý polyp trong nghiên cứu của chúng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 303 tôi khá cao (76,75%). Bên cạnh đó, có những polyp qua nội soi có hình ảnh nghi ngờ là ác tính nhưng bản chất vẫn lành tính. Do đó, để có kết quả mô bệnh học chính xác nhất đòi hỏi các bác sĩ nội soi nên sinh thiết nhiều vị trí trên cùng một thương tổn. KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang 436 trường hợp có tổn thương đại trực tràng qua nội soi tại BV Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh trong hai năm 2007 và 2008, chúng tôi có những nhận xét như sau: Tuổi mắc bệnh cao nhất trong khoản 60 – 80 và tổn thương ác tính cũng tập trung nhiều nhất ở độ tuổi này. Vị trí tổn thương chủ yếu ở trực tràng và đại tràng sigma. Loại carcinôm tuyến chiếm đa số trong ung thư đại trực tràng. Xét về giới tính, chúng tôi ghi nhận là Tần xuất mắc bệnh polyp đại tràng ở nam cao hơn nữ 2,8 lần. Nguy cơ có u tuyến nghịch sản nặng không khác biệt ở hai giới Xuất độ mắc bệnh polyp đại tràng tập trung chủ yếu ở độ tuổi 60 – 69 với tuổi mắc bệnh trung bình cho cả 2 giới là 64,73. Các polyp tập trung chủ yếu ở đại tràng sigma và trực tràng (56,3%), thường hiện diện đơn độc (hơn 3/5 trường hợp ). Polyp thường có kích thước < 1 cm (82,5%), đa số là trơn láng, tỷ lệ có cuống gấp 2 lần không cuống. Về đặc điểm mô bệnh học, polyp chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%), u tuyến chiếm tỷ lệ là 30,6% và carcinôm tuyến chiếm tỷ lệ là 6,64%, có 1 trường hợp là melanôm. Polyp có kích thước < 1 cm, bề mặt trơn láng và có cuống thường là u tuyến ống, polyp có kích thước càng lớn, bề mặt càng chồi sùi và không cuống thì có khả năng là u tuyến có thành phần nhánh chiếm đa số. U tuyến dù kích thước to hay nhỏ, trơn láng hay chồi sùi, có cuống hay không có cuống thì vẫn có nguy cơ là nghịch sản nặng. Nguy cơ u tuyến nghịch sản nặng tăng rõ rệt ở những bệnh nhân sau 50 tuổi (6,5 lần). Độ nhạy của chẩn đoán nội soi trong các bệnh lý đại – trực tràng khá cao (87,7%), tuy nhiên có những trường hợp chẩn đoán nội soi là polyp (không thấy ghi chú là nghi ngờ ác tính) mà kết quả giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến đại tràng. Nội soi ra đời đã giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại – trực tràng, đặc biệt phát hiện các ung thư giai đoạn sớm khi nó còn khu trú mà chưa xâm lấn chiếm vào thành ruột, giúp bệnh nhân tránh được các phẫu thuật cắt đoạn ruột. Tuy nhiên nội soi cũng cần được sự hỗ trợ của giải phẫu bệnh để có chẩn đoán chính xác sau cùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Damjanov I, Linder J (2000), Pathology, a color atlas, page136- 140. 2. Đặng Công Thuận (2005): Nghiên cứu đặc điểm hình thái học và đối chiếu chẩn đoán nội soi – giải phẫu bệnh các khối u đại trực tràng tại bệnh viện Đại học Y Khoa Huế. Tạp chí Y học TPHCM, tập 9, phụ bản của số 4, 2005, 54 - 58. 3. Nguyễn Thị Lan Hương – Nguyễn Thiên Như Ý (2000): Nhận xét ung thư đại trực tràng qua nội soi đại tràng tại Bệnh viện Thống Nhất. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Thống Nhất, trang 196-172. 4. Vinay Kumar, Ramzi S. Cotran, Stanley L. Robbins. The oral cavity and gastrointestinal tract. Basic pathology, 6th edition, 1997, 504 – 513, W.B. Saunders copany.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_chieu_chan_doan_noi_soi_va_giai_phau_benh_436_truong_hop.pdf