Bàn luận
Biểu đồ trên thể hiện mối tương quan thống
kê giữa mức độ nặng đánh giá trên CT Scan và
đánh giá bằng quan sát vi thể dưới kính hiển vi,
cho thấy mối tương quan thuận, ngưỡng ý nghĩa
trung bình (0,3< r <0,7). Các tổn thương trên CT
Scan trước mổ càng cao thì vi thể sẽ thấy niêm
mạc và xương tổn thương nhiều hơn.
Tương quan nội soi và mô học
Hệ số tương quan r = 0,63
Tương quan đại thể và vi thể
Điểm đánh giá đại thể
Điểm đánh giá vi thể
Biểu đồ 4.6. Tương quan độ nặng đánh giá khi phẫu
thuật nội soi và mô học.
Bàn luận
Biểu đồ trên thể hiện mối tương quan thống
kê giữa mức độ nặng đánh giá khi phẫu thuật
nội soi và đánh giá vi thể dưới kính hiển vi, cho
thấy mối tương quan thuận, ngưỡng ý nghĩa
trung bình (0,3< r <0,7). Các tổn thương bằng
quan sát mắt thường khi mổ càng cao thì vi thể
sẽ thấy niêm mạc và xương tổn thương nhiều
hơn. Một số trường hợp chỉ quan sát thấy phù
nề, dầy niêm mac, nhưng trên vi thể đã có biến
đổi polyp, do đó mà điểm mức độ nặng trên vi
thể luôn cao hơn điểm đánh giá khi trong lúc mổ
nội soi.
KẾT LUẬN
CT Scan và nội soi có sự tương quan cao,
khẳng định vai trò của CT Scan trong việc chẩn
đoán và hướng dẫn phẫu thuật nội soi mũi
xoang. CT Scan và mô học, nội soi và mô học có
sự tương quan trung bình, độ nặng trên CT Scan
và nội so cao thì mô học càng cao, tuy nhiên, có
những biến đổi chỉ thấy được ở mức độ vi thể,
mà chưa có sự biến đổi trên lâm sàng. Khẳng
định vai trò cao nhất đánh giá mô học.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối chiếu hình ảnh thu được trên phim CT Scan mũi xoang tối thiểu, tình trạng niêm mạc thực tế lúc mổ và hình ảnh mô học trong bệnh viêm mũi xoang mạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH THU ĐƯỢC TRÊN PHIM CTSCAN MŨI XOANG
TỐI THIỂU, TÌNH TRẠNG NIÊM MẠC THỰC TẾ LÚC MỔ
VÀ HÌNH ẢNH MÔ HỌC TRONG BỆNH VIÊM MŨI XOANG MẠN.
Nguyễn Phạm Trung Nghĩa*, Phạm Kiên Hữu**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát mối tương quan giữa hình ảnh CTscan tối thiểu, nội soi và giải phẫu bệnh trong lúc
mổ nội soi mũi xoang.
Phương pháp thực hiện: đánh giá theo thang điểm độ nặng hình ảnh CTscan, hình ảnh niêm mạc
trong lúc phẫu thuật nội soi mũi xoang và hình mô học của mô mũi xoang 82 trường hợp viêm mũi xoang mạn tính
dai dẳng hoặc viêm mũi xoang mạn tính tái phát có chỉ định mổ tai bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
Kết quả: giữa scan và nội soi có dự tương quan cao, giữa CTscan và mô học, nội soi và mô học có sự
tương quan ở mức độ trung bình.
Kết luận: qua kiểm chứng bằng giải phẫu bệnh niêm mạc xoang trogn lúvc mổ cho thấy: cùng với nội
soi mũi xoang chẩn đóan, chỉ định mổ và xây dựng kế họach cho phẫu thậut nội soi mũi xoang.
ABSTRACT
STUDY RECOMMENDATION ON INDICATION OF ESS TECHNIQUES
Nguyen Pham Trung Nghia, Pham Kien Huu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 28 - 34
Purpose: To investigate the correlation among the CT Scan endoscopic diagnostic findings, and
pathologic features during operations.
Method: An objective assessement according scoring systems on CT Scan, endoscopic diagnostic findings, and
pathologic feature of 82 surgical cases of FESS for relieve refractory CRS and recurrent CRS at UMC.
Result: There is a high level correlation between the CT Scan findigns and pathologic features, between
andoscopic and pathologic features is an moderate correlation.
Conclusion: With the verifying of pathologic feature shown the important roles of CT Scan and
endoscopic in diagnosis, indication an build up the surgical plan.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm mũi xoang là một trong số các
bệnh thường gặp nhất tại các phòng khám tai
mũi họng; trong đó có một số trường hợp viêm
mũi xoang mạn tính hoặc tái phát không đáp
ứng với điều trị thuốc phải mổ(1,2,3).
Bệnh nhân bị viêm mũi xoang sẽ được đánh
giá qua hình ảnh CT Scan, trong lúc phẫu thuật
nội soi và mô mũi xoang được đánh giá dưới
kính hiển vi quang học.
Mức độ tương hợp giữa 3 cách đánh giá này
là như thế nào?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng
82 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh
viện Đại học Y Dược, cơ sở 1 từ 01.07.2005 đến
30.6.2006.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi ≥ 16t, không phân biệt giới tính, chủng
tộc, nghề nghiệp, nơi cư trú, được chẩn đoán và
* Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. HCM
** Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
điều trị viêm mũi xoang, có chỉ định phẫu thuật
nội soi mũi xoang: 1. Viêm mũi xoang mạn dai
dẳng; 2. Viêm mũi xoang mạn tái phát(9,11, 12).
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm xoang đơn độc như mucocele xoang
trán, nấm xoang bướm đơn độc; Viêm xoang thứ
phát sau chấn thương, do u, do răng; Bệnh nhân
có yếu tố làm bệnh khó trị trước đó; Bệnh nhân
đang bị bệnh nha chu, sâu răng; Bệnh nhân đã
được mổ xoang trước đây; Bệnh nhân có bệnh
mạn tính đường hô hấp như suyễn, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính.
Phương pháp nghiên cứu
+ CT Scan: theo thang điểm Lund và
Mackay 1993(8).
+ Phẫu thuật nội soi: theo thang điểm
Kennedy 1997(6,7).
- Phẫu thuật được tiến hành từ trước ra sau.
+ Mô bệnh phẩm được xử lý và đọc kết quả
mô học dưới kính hiển vi quang học, đánh giá
theo thang điểm của Beilingmaier 1996(4,5).
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft®
Office Excel 2003.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Lô nghiên cứu của chúng tôi có 82 bệnh
nhân, chẩn đoán trước phẫu thuật nằm trong 2
nhóm: viêm mũi xoang mạn tái phát và viêm
mũi xoang mạn dai dẳng.
Tuổi
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu: 35,39
± 10,9 tuổi.
Giới
Nam: 31/82 chiếm 38%; Nữ: 51/82 chiếm 62%.
CT Scan
Bảng 1: Bảng điểm mức độ nặng đánh giá qua CT
Scan theo thang điểm của Lund and Mackay 1993
CTScan Viêm mũi
xoang mạn tái
phát
Viêm mũi
xoang mạn
dai dẳng
OMC 1,56 1,82
Xoang hàm 0,69 1,205
Sàng trước 0,36 1,175
Sàng sau 0,045 0,87
CTScan Viêm mũi
xoang mạn tái
phát
Viêm mũi
xoang mạn
dai dẳng
Xoang bướm 0,045 0,27
Xoang trán 0,03 0,45
Bất thường giải phẫu
Không có xoang trán 0 0
Concha bullosa 0,385 0,115
Paradoxical cuốn giữa 0 0
Mỏm móc cong vào
trong, khí hoá mỏm móc 0,03 0
Tế bào Haller 0,11 0
Tế bào Agger nasi to 0,06 0
Vẹo vách ngăn 0,45 0,3
Phẫu thuật
Bảng 2: Điểm trung bình độ nặng niêm mạc mũi
xoang qua đánh giá đại thể
Viêm mũi
xoang mạn
mạn tái phát
Viêm mũi
xoang mạn dai
dẳng
Khe giữa 1,03 1,675
Xoang hàm 1,14 1,97
Sàng trước 0,885 2,015
Sàng sau 0,175 1,52
Ngách trán-xoang trán 0,03 0,35
Xoang bướm 0,03 0,46
Cuốn giữa 0,38 0,33
Bất thường giải phẫu
(chỉnh hình vách ngăn,
tế bào Haller, khí hoá
mỏm móc,...)
0,51 0,32
Vi thể niêm mạc, xương mũi xoang
Bảng 3: So sánh mức độ nặng giữa hai dạng lâm
sàng viêm mũi xoang mạn tính, đánh giá vi thể.
Viêm mũi
xoang mạn
tái phát
Viêm mũi
xoang mạn
dai dẳng
Niêm mạc 1,7 2,91 Mỏm móc-
xoang hàm Xương 1,19 1,605
Niêm mạc 1,27 2,695 Xoang sàng
trước Xương 0,8 1,37
Niêm mạc 0,465 2,205 Xoang sàng sau
Xương 0,27 1
Niêm mạc 0,45 0,455 Cuốn giữa
Xương 0,25 0,225
Ca lâm sàng 1
– Bệnh nhân nữ, 23 tuổi.
– Chẩn đoán: Viêm mũi xoang mạn tái phát.
– CT Scan: tắc OMC, Haller cell bên P.
– Đại thể: niêm mạc xoang hàm tốt.
- Vi thể: niêm mạc mỏm móc và xương mỏm
móc bình thường.
CT Scan
Nội soi
Vi thể niêm mạc
Vi thể xương
Hình 4.1. Ca lâm sàng 1
Ca lâm sàng 2
– Bệnh nhân nam, 28 tuổi.
– Chẩn đoán: Viêm mũi xoang mạn dai
dẳng.
– CT Scan: tắc OMC, mờ 1 phần xoang hàm
bên T, mờ 1 phần xoang sàng trước 2 bên, vẹo
vách ngăn bên T.
– Đại thể: phù nề khe giữa, quá phát mỏm
móc, bóng sàng, dầy niêm mạc xoang hàm và
sàng trước.
– Vi thể: niêm mạc mất lông chuyển, thấm
nhập tế bào viêm mạn (lympho bào) trong lớp
mô đệm. Dầy màng. xương
CT Scan
Nội soi
Vi thể niêm mạc
Vi thể xương
Vi thể niêm mạc
Vi thể xương
Ca lâm sàng 3
– Bệnh nhân nữ, 19 tuổi.
– Chẩn đoán: Viêm mũi xoang mạn dai dẳng.
– CT Scan: polyp mũi III, mờ hoàn toàn xoang
hàm bên T, mờ 1 phần xoang trán, xoang hàm bên
P, xoang sàng trước và sau, xoang bướm.
– Đại thể: polyp mũi III, polyp khe giữa,
niêm mạc các xoang thoái hoá polyp, trong lòng
xoang nhièu dịch nhầy đục.
– Vi thể: niêm mạc tăng số lượng tế bào đài
tiết nhầy (chuyển sản nhầy), thấm nhập tế bào
viêm mạn, có nhiều eosinophil trong lớp mô
đệm. Thấm nhập phù nề mô đệm (polyp). Dầy
màng xương.
CT Scan
Nội soi
Vi thể niêm mạc
Vi thể xương
Hình 4.3. Ca lâm sàng 3
Tương quan thống kê
Tương quan CT Scan và nội soi trong lúc mổ:
Hệ số tương quan pearson r = 0,72.
Tương quan giữa CT Scan và quan sát đại thể
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0 5 10 15 20 25
Điểm đánh giá bằng CT Scan
Đ
iể
m
qu
an
sá
t đ
ại
th
ể
Biểu đồ 4.4. Tương quan CT Scan và nội soi trong
lúc mổ
Bàn luận
Biểu đồ trên thể hiện mối tương quan thống
kê giữa mức độ nặng đánh giá trên CT Scan và
đánh giá trong lúc mổ nội soi, cho thấy mối
tương quan thuận, ngưỡng ý nghĩa cao (r >0,7).
Các tổn thương trên CT Scan trước mổ càng cao
thì khi mổ, nội soi trong lúc mổ sẽ thấy niêm
mạc tổn thương nhiều hơn với các mức độ dầy
niêm mạc, phù nề, thoái hoá, polyp. Một lần nữa
khẳng định vai trò quan trọng của CT Scan trong
việc đánh giá độ nặng trong viêm mũi xoang mạn
tính và hướng dẫn trước mổ cho phẫu thuật viên.
Tương quan CT Scan và mô học
Hệ số tương quan r = 0,61
Tương quan giữa CT Scan và nghiên cứu vi thể
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
0 5 10 15 20 25
Điểm đánh giá bằng CT Scan
Đ
iể
m
đ
án
h
gi
á
v
i t
hể
Biểu đồ 4.5. Tương quan CT Scan và mô học
Bàn luận
Biểu đồ trên thể hiện mối tương quan thống
kê giữa mức độ nặng đánh giá trên CT Scan và
đánh giá bằng quan sát vi thể dưới kính hiển vi,
cho thấy mối tương quan thuận, ngưỡng ý nghĩa
trung bình (0,3< r <0,7). Các tổn thương trên CT
Scan trước mổ càng cao thì vi thể sẽ thấy niêm
mạc và xương tổn thương nhiều hơn.
Tương quan nội soi và mô học
Hệ số tương quan r = 0,63
Tương quan đại thể và vi thể
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Điểm đánh giá đại thể
Đ
iể
m
đ
án
h
gi
á
v
i t
hể
Biểu đồ 4.6. Tương quan độ nặng đánh giá khi phẫu
thuật nội soi và mô học.
Bàn luận
Biểu đồ trên thể hiện mối tương quan thống
kê giữa mức độ nặng đánh giá khi phẫu thuật
nội soi và đánh giá vi thể dưới kính hiển vi, cho
thấy mối tương quan thuận, ngưỡng ý nghĩa
trung bình (0,3< r <0,7). Các tổn thương bằng
quan sát mắt thường khi mổ càng cao thì vi thể
sẽ thấy niêm mạc và xương tổn thương nhiều
hơn. Một số trường hợp chỉ quan sát thấy phù
nề, dầy niêm mac, nhưng trên vi thể đã có biến
đổi polyp, do đó mà điểm mức độ nặng trên vi
thể luôn cao hơn điểm đánh giá khi trong lúc mổ
nội soi.
KẾT LUẬN
CT Scan và nội soi có sự tương quan cao,
khẳng định vai trò của CT Scan trong việc chẩn
đoán và hướng dẫn phẫu thuật nội soi mũi
xoang. CT Scan và mô học, nội soi và mô học có
sự tương quan trung bình, độ nặng trên CT Scan
và nội so cao thì mô học càng cao, tuy nhiên, có
những biến đổi chỉ thấy được ở mức độ vi thể,
mà chưa có sự biến đổi trên lâm sàng. Khẳng
định vai trò cao nhất đánh giá mô học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berger G; Kattan A; Bernheim J; Ophir D; Finkelstein, Y.
Acute Sinusitis: A Histopathological and
Immunohistochemical Study. American Laryngological
2000, 110: 2089-94.
2. Catalano JP. MIST: What is it? Should we consider it?. Current
Opinion in Otolaryngol Head Neck 2004, 12: 34-37.
3. Kennedy DW and others: Endoscopic sinus surgery for
mucoceles: a viable alternative, Laryngoscope 99:885, 1989.
4. Kennedy DW, Senior BA, Gannon FH, et al. Histology and
histomorphometry of ethmoid bone in chronic
rhinosinusitis. Laryngoscope 1998;108:502–7.
5. Kocak, Mehcet. Bone involvement in chronic
rhinosinusitis. Current Opinion in Otolaryngol Head Neck
2002, 10: 49-52.
6. Leopold D, Ferguson BJ, Piccirillo JF. Outcome
assessement. Otolaryngol Head Neck Surg Sept 1997; 117,
3(Part 2): s58-s68
7. Lund VJ, Kennedy DW. Staging for rhinosinusitis.
Otolaryngol Head Neck Surg Sept 1997; 117, 3(Part 2): S35-
40
8. Lund VJ, Mackay IS. Staging in rhinosinusitis. Rhinology
1993; 107: 183-4.
9. Rhinosinusitis: Establishing definitions for clinical
research and patient care. Otolaryngol Head Neck Surg
2004; 131, 6, supplement:S1–S62.
10. Setliff RC: MIST: Rationale and technique. Otolaryngol
Clin North Amer 1996, 29:115-129.
11. Stammberger H. Endoscopic endonasal surgery: concepts
in treatment of recurring rhinosinusitis. Part II. Surgical
technique. Otolaryngol Head Neck Surg 1986;94:147–56.
12. Stammberger., Heinz. Functional Endoscopic Surgery.
B.C.Decker 1991.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_chieu_hinh_anh_thu_duoc_tren_phim_ct_scan_mui_xoang_toi.pdf