- Mục đí ch giải pháp:
+ Tăng tổng số giờ môn học GDTC,
giảm tải những nội dung cho giờ trực tiếp
mà giờ học trực tuyến có thể hỗ trợ tốt được.
+ Tạo không gian giúp giảng viên
có thể chủ động, thường xuyên trong kiểm
tra, đánh giá mức độ tiếp thu, mức độ hoàn
thành nhiệm vụ môn học của sinh viên.
+ Nâng cao tính thường xuyên trong
tập luyện; giúp sinh viên có thể xem lại,
hệ thống lại kiến thức, kỹ năng bất cứ khi
nào cần thiết; giúp sinh viên nắm bắt, hiểu
rõ hơn về môn học từ đó hình thành động
cơ tập luyện đúng đắn, bền vững.
+ Sinh viên kịp thời chia sẻ về
những thắc mắc, khó khăn trong quá trình
giải quyết nhiệm vụ môn học, qua đó giáo
viên có thể nắm bắt đặc điểm, tình hình
sinh viên nhằm tối ưu hiệu quả phương
pháp đối xử cá biệt.
- Hình thức tổ chức thực hiện:
+ Xây dựng bài giảng powerpoit,
video giảng dạy kỹ thuật động tác đăng tải
lên hệ thống.
+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy trực
tuến 1 buổi/tuần song song với giảng dạy
trực tiếp
+ Tổ chức tập huấn bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông
tin, phương pháp giảng dạy trực tuyến cho
giáo viên.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới công tác tổ chức đào tạo giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học mở Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
INNOVATION IN ORGANIZING PHYSICAL EDUCATION FOR
STUDENTS OF HANOI OPEN UNIVERSITY
Nguyễn Tiến Dũng*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/6/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/12/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/12/2020
Tóm tắt: Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không
thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng
cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước, cũng như để mỗi công dân,
nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức” [3] đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Chất lượng GDTC trong các bậc học, ngành học ở nước ta hiện
nay dù đã có những chuyển biến, đổi mới đáng ghi nhận, song vẫn còn thấp so với trình độ
phát triển của các nước trên thế giới. Hiện nay, GDTC và hoạt động thể thao trường học còn
gặp nhiều khó khăn; chất lượng GDTC trường học ở các cấp, trong đó có chất lượng GDTC
ở Trường Đại học Mở Hà Nội vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Căn cứ kết quả nghiên cứu
thực trạng GDTC, bài viết đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác tổ chức GDTC cho sinh
Trường Đại học Mở Hà Nội.
Từ khóa: Giải pháp đổi mới; Giáo dục thể chất; Trường Đại học Mở Hà Nội.
Abstract: Physical education in schools is an important and indispensable aspect of
education and training, contributing to accomplish goals: “Raising people’s knowledge,
fostering human resources, training talents” for the country, as well as for every citizen,
especially the young generation to have conditions to “Develop intellectually, have a strong
physical strength, have a rich spirit, have a clear morality” to meet the needs of innovation of
the country’s socio-economic development. The quality of physical education in all levels of
education and disciplines in our country today, despite remarkable changes and innovations,
is still low compared to the development level of countries in the world. Currently, physical
education and school sports are facing many diffi culties; The quality of physical education
in schools at all levels, including the quality of physical education at Hanoi Open University,
still has limitations and shortcomings. Based on the research results on the current situation
* Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 74 (12/2020) 77-84
78 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
of physical education, the article proposes some innovative solutions to the organization of
physical education for students at Hanoi Open University.
Keywords: Innovative solutions; Physical education; Hanoi Open University.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua đã có nhiều
công trình nghiên cứu cải tiến chương
trình GDTC nhằm tìm ra những giải pháp
tối ưu để nâng cao chất lượng công tác
này. Nhìn chung các công trình đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu, song đặc
thù của mỗi ngành nghề mà sinh viên ra
trường làm việc là hoàn toàn khác nhau.
Những công trình ấy chỉ có ý nghĩa với
một vài trường nhất định vì vậy mà các
đề tài chỉ có ý nghĩa tương đối với nhau.
Không có một kết quả nghiên cứu nào
có thể áp dụng vào nhiều trường do có
những điều kiện cụ thể của từng trường
là khác nhau.
Từ thực tế trên, bài viết đề suất một
số giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác GDTC cho sinh viên nói chung
và sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội
nói riêng.
2. Phương pháp tiếp cận, nghiên
cứu
- Phương pháp phân tích và tổng
hợp tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp toán học thống kê.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Thực trạng công tác GDTC
trường Đại học Mở Hà Nội.
3.1.1. Thực trạng về chương trình
giảng dạy và cách thức tổ chức giờ học
- Về chương trì nh giảng dạy: với
thời lượng 150 tiế t đượ c chia thành hai
học phần đảm bảo phù hợp với chương
trì nh khung củ a Bộ Giá o dụ c và Đà o tạ o
ban hà nh (Điề u 4, Thông tư 25/2015/TT -
BGDĐT). Tuy nhiên, các môn học đượ c
trang bị trong chương trình còn đơn điệ u
vớ i 02 môn thể thao là Thể dụ c và Chạy
cự ly trung bình. Số lượng môn thể thao
lựa chọ n ở học phần II rấ t hạ n chế chỉ với
02 môn là Bóng chuyền, võ Taekwondo.
Điề u nà y chưa phù hợp với thực trạng nhu
cầu, sở thí ch tham gia tậ p luyệ n cá c môn
thể thao của sinh viên. Bên cạnh đó nội
dung lý thuyết chung (Lý luận và phương
pháp GDTC; y sinh học thể dục thể thao)
chưa được đưa vào giảng dạy cũng phần
nào hạn chế sự nhận thức của sinh viên
với môn học.
Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho sinh viên chưa thực sự hứng
thú tham gia các giờ học GDTC. Cụ thể
được trình bày ở bảng 3.1
- Về cấu trúc giờ học: Đã thực hiện
đầy đủ theo cấu trúc giờ học sư phạm gồm
3 phần: Phần chuẩn bị; Phần cơ bản; Phần
kết thúc. Tuy nhiên, việc bố trí thời gian
cho từng phần còn chưa hợp lý. Cụ thể là
phần chuẩn bị và phần kết thúc còn chiếm
quá nhiều thời gian của buổi học, trong
khi đó thời gian cho phần cơ bản là không
đủ để hoàn tất các nhiệm vụ của giáo án đề
ra. Cụ thể được trình bày ở bảng 3.2.
79Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Bảng 3.1: Nội dung chương trình môn GDTC trườ ng Đạ i họ c Mở Hà Nội
TT Nội dung Tổngsố giờ
Họ c phầ n
I II
1 Lý thuyế t môn thể thao 06 04 02
2 Thực hành 56
Thể dục 28
Chạy cự ly trung bình 28
3 Các môn thể thao lựa chọn:(Bóng chuyền, võ Taekwondo) 88 88
4 Ngoại khóa 0 0
Tổng số 150 60 90
Bảng 3.2: Cấu trúc giờ học GDTC nội khóa trường Đại học Mở Hà Nội
TT Phần Thời gian (phút) Tỉ lệ %
1 Chuẩn bị 20 22.22
2 Cơ bản 55 61.11
3 Kết thúc 15 16.67
Tổng cộng 90 100
3.1.2. Đội ngũ giảng viên thể dục
thể thao (TDTT)
Tổng số giả ng viên TDTT của Nhà
trường là 06 người, trong đó đề u có trì nh
độ họ c vấ n từ đạ i họ c trở lên đã đả m bả o
có thể á p dụ ng cá c kiế n thứ c lý luậ n kế t
hợ p thự c tiễ n chuyên môn để giảng dạy.
Đội ngũ giảng viên có thâm niên công tá c
và có kinh nghiệ m, với độ tuổ i từ 31 - 37
thì đây là độ tuổ i nhiệ t huyế t có thể tiế p
cậ n khoa họ c kỹ thuậ t và họ c tậ p nâng cao
trì nh độ để trở thà nh nhữ ng giả ng viên có
trì nh độ cao.
Tuy nhiên, số lượng sinh viên trung
bình mỗi khóa khoảng 3000 thì tỉ lệ giả ng
viên/sinh viên đang ở mức 01/500. Điều
này cho thấy số lượ ng giả ng viên TDTT
của nhà trường hiệ n tạ i là rất thiếu, giảng
viên đang phải chịu sức ép từ số giờ giảng
dạy, mật độ lên lớp. Đây là mộ t trong
nhữ ng nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng giờ học.
3.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và TDTT
Bảng 3.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và TDTT
TT Cơ sở vật chất Số lượng Chất liệ u Chấ t lượ ng
1 Sân bóng chuyền 02 Xi măng Trung bì nh
2 Xà đơn 02 Sắ t Trung bì nh
3 Xà kép 02 Sắ t Trung bì nh
4 Bà n bó ng bà n 02 Gỗ Tốt
5 Sân bóng đá 01 Đất Trung bì nh
6 Sân Cầu lông 02 Xi măng Khá
7 Đường chạy 800m và 1500m 01 Xi măng
Trung bì nh (Là lối đi lại
trong khuôn viên trường)
8 Sân bó ng rổ 01 Xi măng Trung bì nh
80 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi
dụng cụ phục vụ GDTC và TDTT hiện
nay còn thiế u về số lượ ng, chấ t lượ ng
chưa đạ t chuẩ n, chưa đáp ứng được yêu
cầu giả ng dạ y và họ c tậ p của môn học
cũ ng như nhu cầu tậ p luyệ n TDTT ngoạ i
khó a củ a sinh viên. Mặc khác, sân bãi
dụng cụ tập luyện đặt ở cơ sở 2 (Văn
Giang, Hưng Yên) cách xa các khoa đào
tạo chuyên ngành hơn 20km nên chỉ sinh
viên đang theo học môn GDTC và Giáo
dục quốc phòng an ninh (sinh viên năm
nhất và năm thứ hai) tại đây mới có điều
kiện sử dụng thuận tiện. Cụ thể được
trình bày ở bảng 3.3.
3.1.4. Thự c trạ ng kế t quả họ c tậ p
môn GDTC của sinh viên
Để có đánh giá rõ hơn về chất lượng
GDTC, bài viết tiến hành thống kê kết quả
học tập của sinh viên trong 3 năm học.
Qua tổ ng hợ p kế t quả họ c tậ p GDTC
củ a sinh viên trong 03 năm họ c thì tỷ lệ
sinh viên đạ t yêu cầ u môn họ c đạ t khoả ng
63%, tỷ lệ sinh viên không đạ t yêu cầ u
môn họ c cò n ở tỷ lệ cao 37%. Kế t quả
họ c tậ p có được so vớ i mụ c tiêu đặ t ra cò n
thấ p. Cụ thể được trình bày ở bảng 3.4
3.1.5. Thực trạng nhu cầu tập luyện
TDTT và các môn thể thao yêu thích của
sinh viên
Nhu cầ u tậ p luyệ n TDTT ngoại
khóa củ a sinh viên chưa đượ c coi trọ ng
đú ng mứ c và đang ở mứ c dướ i trung bì nh:
- Tỷ lệ sinh viên không tham gia tậ p
luyệ n thể thao chiế m tỷ lệ cao (nam chiế m
50%, nữ 49.17% ).
- Tỷ lệ sinh viên tậ p luyệ n thể thao
tố i thiể u 01 lầ n/tuầ n chiế m tỷ lệ thấ p (nam
27.78%, nữ 29/18%).
- Tỷ lệ sinh viên thườ ng xuyên tậ p
luyệ n thể thao từ 03 buổ i/tuầ n cò n rấ t
khiêm tố n (nam 8.33%, nữ 9.16%). Cụ
thể được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.4: Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên
Năm học Tổng số SV học tập Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu (%)Đạt (%) Khá giỏi (%)
2016 – 2017 2.984 45 18 37
2017 - 2018 2.893 43 22 35
2018 - 2019 2.909 46 16 38
Bình quân 8.786
44.67 18.67 36.66
63.34% 36.66%
Bảng 3.5: Thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT và các môn thể thao yêu thích
Đối
tượng
Số
Phiếu
phỏng
vấn
Thời gian dành cho tập
luyện TDTT trong tuần Các môn thể thao được yêu thích
1
buổi
2
buổi
> 3
buổi
Không
tập
Điền
kinh
Cầu
lông
Bó ng
chuyề n
Bó ng
rổ
Bóng
đá Võ
Cờ
vua
Nam
n = 180 50 25 15 90 10 15 10 20 60 60 5
% 27.78 13.89 8.33 50.0 5.55 8.33 5.55 11.11 33.33 33.33 2.78
Nữ
n = 120 35 15 11 59 21 10 30 8 10 6 35
% 29.17 12.5 9.16 49.17 17.5 8.33 25.0 6.67 8.33 5.00 29.16
81Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Sở thích của các em chỉ tập trung
vào các môn thể thao mang tính phổ cập
trong xã hội. Cá c sinh viên nam thích các
môn bóng đá, võ...tỷ lệ yêu chuộng bóng
đá 33.33, võ 33.33%, các môn còn lại chỉ
chiếm số ít từ 2,78% đến 11,11%. Đố i vớ i
sinh viên nữ thí ch tậ p luyệ n cá c môn cá c
môn vậ n độ ng nhẹ nhà ng như cờ vua, điề n
kinh... Tuy nhiên, cá c môn thể thao đượ c
cá c sinh viên yêu thí ch lự a chọ n để tậ p
luyệ n như Bóng rổ, Bó ng đá thì lạ i không
đượ c đưa và o chương trì nh môn học củ a
Nhà trườ ng.
Đây cũng là một trong những căn
cứ để Nhà trường có kế hoạch cải tiến nội
dung chương trình môn học, cũng như có
kế hoạch trang bị những cơ sở vật chất
trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm
đổi mới công tác tổ chức giáo dục thể
chất cho sinh viên trường Đại học Mở
Hà Nội.
3.2.1. Đầ u tư nâng cấ p về cơ sở vậ t
chấ t, sân bã i, dụ ng cụ phụ c vụ cho công
tá c giả ng dạ y, họ c tậ p, tậ p luyệ n củ a
giả ng viên, sinh viên.
- Mục đích giải pháp: Tạo môi
trường và điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn
phục vụ cho giảng dạy củ a giả ng viên, họ c
tậ p, tậ p luyệ n môn học thể dục nội khoá,
cũng như các hoạt động ngoại khoá và tự
tập luyện thể thao của sinh viên, nâng cao
chất lượng công tác GDTC và hoạt động
TDTT của sinh viên trong nhà trường.
- Nội dung và hình thức tổ chức
thực hiện:
+ Tận dụng tối đa cơ sở vật chất sẵn
có của nhà trường trong việc tập luyện các
môn thể thao.
+ Sắp xếp giờ học hoạt động ngoại
khóa hợp lý, đảm bảo không trùng lặp thời
gian và nội dung học để tận dụng được tối
đa cơ sở vật chất.
+ Có chế độ bảo quản phù hợp với mỗi
loại trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở vật chất
+ Có những biện pháp cất giữ, bảo
quản những dụng cụ tập luyện phù hợp
khi không sử dụng đến tránh hỏng hóc.
+ Hàng tháng, hàng tuần tiến hành
kiểm tra, bảo quản vệ sinh định kỳ sân bãi
dụng cụ
+ Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ
của công cho sinh viên, tăng cường phát động
các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Có kế hoạch nâng cấp, cải tạo, mở
rộng sân bãi để có thể tận dụng tối đa điều
kiện của nhà trường phục vụ giảng dạy và
tập luyện các môn thể thao phù hợp.
+ Tận dụng các thời gian không
sử dụng để cho thuê sân bãi, dụng cụ tập
luyện để lấy kinh phí phục vụ cho các hoạt
động phong trào TDTT của trường hoặc
nâng cấp sửa chữa sân bãi, mua sắm dụng
cụ mới.
3.2.2. Bồ i dưỡ ng thườ ng xuyên nâng
cao trì nh độ chuyên môn nghiệ p vụ cho
giả ng viên thể dục thể thao.
- Mụ c đí ch giải pháp: Tạo điều kiện,
cơ hội cho giả ng viên TDTT tham dự các
lớp tập huấn, bồ i dưỡ ng để nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệ p vụ , phương pháp
sư phạm. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
độ i ngũ giả ng viên để họ tiếp cận được
kiến thức mới theo nhu cầu và tiêu chuẩn
hoá giảng viên.
- Nội dung và hình thức tổ chức thực
hiện:
82 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
+ Tổ chứ c bồ i dưỡ ng nâng cao trì nh
độ chuyên môn nghiệ p vụ cho độ i ngũ
giả ng viên GDTC thông qua cá c lớ p bồ i
dưỡ ng kiế n thứ c do Bộ GD & ĐT phố i
hợ p vớ i Bộ văn hó a, thể thao và Du lị ch
tổ chứ c.
+ Lậ p kế hoạ ch bồ i dưỡ ng giả ng
viên tham gia cá c lớ p tậ p huấ n trọ ng tà i
cá c môn thể thao, bồ i dưỡ ng kiế n thứ c mở
và quả n lý cá c Câu lạ c bộ TDTT.
+ Tổ chứ c cá c hoạ t độ ng sinh hoạ t
chuyên môn nghiệ p vụ và cử cá n bộ tham
gia các khóa học nâng cao trình độ.
+ Xây dự ng kế hoạ ch bồ i dưỡ ng
giả ng viên có trì nh độ lý luậ n và phương
phá p giả ng dạ y phù hợ p, có ý thứ c trá ch
nhiệ m và có khả năng tổ chứ c cá c hoạ t
độ ng thể thao cộ ng đồ ng.
3.2.3. Tăng cườ ng công tá c tuyên
truyền vậ n độ ng, nâng cao nhậ n thứ c cho
sinh viên về ý nghĩ a và vai trò củ a công
tá c GDTC và rè n luyệ n thân thể .
- Mục đích giải pháp: Tuyên truyền,
giáo dục cho sinh viên hiểu được, ý nghĩa,
tác dụng của việc tập luyện TDTT đối với
sức khỏe; củng cố, bổ sung các kiến thức
đã học trên lớp; giáo dục nhân cách, đạo
đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú
đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao thành
tích học tập để từ đó có kế hoạch tập luyện
cho bản thân.
- Hình thức tổ chức thực hiện:
+ Phối hợp với phòng công tác chính
trị và sinh viên tuyên truyền, giáo dục thông
qua tuần lễ sinh hoạt đầu năm hay trong các
buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng.
+ Phối hợp với Công đoàn, Đoàn
thanh niên, Hội sinh viên tuyên truyền,
giáo dục cho sinh viên thông qua tổ chức
các hội thao, hội thi nhân các ngày lễ,
ngày truyền thống
+ Lậ p Zalo, Facebook trên mạ ng
xã hộ i chung cho cá c nhó m sinh viên để
đăng tả i cá c thông tin nộ i dung cầ n thiế t
và nhữ ng yêu cầ u về giá o dụ c thể chấ t
họ c đườ ng, chương trì nh môn họ c GDTC
á p dụ ng cho cá c sinh viên, quy đị nh tiêu
chuẩ n rè n luyệ n thân thể cũ ng như đá nh
giá đố i vớ i môn họ c để cá c sinh viên có
thể tiế p cậ n nhanh, đầ y đủ và nắ m đượ c
nộ i dung, xây dự ng kế hoạ ch họ c tậ p, rè n
luyệ n phù hợ p.
+ Triển khai kế hoạch, nội dung, tiêu
chuẩn xế p loạ i, đánh giá thể lực sinh viên
ngay từ đầu năm học để sinh viên xá c đị nh
tư tưở ng và có kế hoạch tập luyện.
+ Triển khai toàn bộ kế hoạch thi
đấu TDTT trong và ngoài trường cho sinh
viên ngay từ đầu năm để các lớp, các chi
đoàn, các em sinh viên có kế hoạch tập
luyện và tham gia thi đấu.
3.2.4. Cải tiến phương pháp, cấu trúc
tổ chức giờ học, bổ sung cá c môn thể thao
lự a chọ n và o chương trì nh giả ng dạ y GDTC.
- Mục đích giải pháp:
+ Cải tiến phương pháp, cấu trúc tổ
chức giờ học hợp lý nhằm giải quyết tốt
nhiệm vụ giáo án buổi học.
+ Bổ sung cá c môn thể thao đượ c
nhiề u sinh viên lự a chọ n và o chương trì nh
nhằ m tạ o sự hứ ng thú và kí ch thí ch sinh
viên tham gia tậ p luyệ n cá c môn thể thao
mì nh yêu thí ch.
- Hình thức tổ chức thực hiện:
+ Cải tiến cấu trúc giờ học hợp lý
nhằm tăng thời gian dành cho phần Cơ
bản: Việc phân bổ thời gian cho các phần
83Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
trong một giáo án là rất quan trọng. Thời
gian dành cho phần Cơ bản phải đảm bảo
việc hoàn tất các nhiệm vụ giáo dục và
giáo dưỡng của buổi học.
+ Trong lớp tìm cán bộ TDTT cho
mỗi nhóm có nhiệm vụ giúp đỡ giảng viên
tổ chức và quản lý hoạt động tập luyện
trong nhóm của mình: Điều này nhằm
thúc đẩy tính tự giác, tính tập thể góp phần
không nhỏ vào việc nâng cao mật độ vận
động của buổi học.
+ Tổ chức giờ học với phương pháp
khởi động theo đội hình vòng tròn: Nhằm
phát huy tính tự giác tích cực trong sinh
viên, qua đó nâng cao hiệu quả phần chuẩn
bị, tạo trạng thái tốt nhất trước khi chuyển
sang phần cơ bản.
+ Khả o sá t mứ c độ yêu thí ch cá c
môn thể thao khá c ngoà i chương trì nh nhà
trườ ng đã quy đị nh là m căn cứ bổ sung và o
nộ i dung thể thao tự chọ n, là m phong phú
cá c môn thể thao giú p sinh viên lự a chọ n tậ p
luyệ n môn thể thao phù hợ p vớ i bả n thân.
+ Xây dự ng và tổ chứ c hướ ng dẫ n
tậ p luyệ n cá c môn thể thao đượ c lự a chọ n
mớ i theo quy đị nh.
+ Bổ sung kị p thờ i cá c môn thể thao
mà đa số sinh viên lự a chọ n.
3.2.5. Ứng dụng E.learning trong tổ
chức GDTC.
- Mụ c đí ch giải pháp:
+ Tăng tổng số giờ môn học GDTC,
giảm tải những nội dung cho giờ trực tiếp
mà giờ học trực tuyến có thể hỗ trợ tốt được.
+ Tạo không gian giúp giảng viên
có thể chủ động, thường xuyên trong kiểm
tra, đánh giá mức độ tiếp thu, mức độ hoàn
thành nhiệm vụ môn học của sinh viên.
+ Nâng cao tính thường xuyên trong
tập luyện; giúp sinh viên có thể xem lại,
hệ thống lại kiến thức, kỹ năng bất cứ khi
nào cần thiết; giúp sinh viên nắm bắt, hiểu
rõ hơn về môn học từ đó hình thành động
cơ tập luyện đúng đắn, bền vững.
+ Sinh viên kịp thời chia sẻ về
những thắc mắc, khó khăn trong quá trình
giải quyết nhiệm vụ môn học, qua đó giáo
viên có thể nắm bắt đặc điểm, tình hình
sinh viên nhằm tối ưu hiệu quả phương
pháp đối xử cá biệt.
- Hình thức tổ chức thực hiện:
+ Xây dựng bài giảng powerpoit,
video giảng dạy kỹ thuật động tác đăng tải
lên hệ thống.
+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy trực
tuến 1 buổi/tuần song song với giảng dạy
trực tiếp
+ Tổ chức tập huấn bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ về công nghệ thông
tin, phương pháp giảng dạy trực tuyến cho
giáo viên.
Bảng 3.6. Lịch giảng dạy trực tuyến môn GDTC
Thời gian
Nội dung
1 Lý thuyết chung x x x
2 Hướng dẫn, giao nhiệm vụ các bài tập phát triển tố chất thể lực
x x x x
3 Thảo luận chuyên đề, giải đáp thắc mắc x x x
4 Kiểm tra đánh giá x x x x x x x x x
TT GA 8 GA 9 GA 10 GA 11 GA 12GA 1 GA 2 GA 3 GA 5 GA 6 GA 7 GA 14GA 4 GA 13
84 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
+ Áp dụng giảng dạy nội dung Lý
thuyết chung (lý luận và phương pháp
TDTT; y sinh học TDTT)
Xây dựng nội dung, tổ chức thảo
luận chuyên đề về GDTC và TDTT trong
các lớp học.
4 . Kết luận
Qua đánh giá thực trạng công tác
GDTC trường Đạ i họ c Mở Hà Nội cho
thấy: Chương trì nh giảng dạy đang thực
hiện so với chương trình củ a Bộ GD&ĐT
ban hành mới chỉ đảm bảo về mặt thời
lượng tổ chức, nội dung môn học chưa
phong phú, chưa đáp ứng được vớ i nhu
cầ u và sở thí ch củ a sinh viên; cơ sở vậ t
chấ t, trang thiế t bị phụ c vụ GDTC còn
thiếu; tỉ lệ sinh viên/giảng viên đang ở
mức cao; cấu trúc giờ học chưa phù hợp;
nhậ n thứ c về môn họ c GDTC chưa đượ c
sinh viên coi trọ ng đú ng mứ c; kết quả học
tập của sinh viên còn chưa cao.
Để đổi mới công tác tổ chức GDTC
cho sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội,
bài viết đề xuất 5 giải pháp như đã nêu
trên. Các giải pháp này có mối quan hệ với
nhau, vì vậy cần được tiến hành đồng bộ
và song song cùng thời điểm.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 53/2008/
QĐBGDĐT ban hành ngày 18/9/2008 về các
chỉ tiêu để điều tra thể chất người Việt Nam
từ 6-60 tuổi.
[2]. Đồng Văn Triệu - Lê Anh Thơ ( 2000). Lí
luận và phương pháp Giáo dục thể chất trong
trường học. NXB Thể dục thể thao.
[3]. Ban chấ p hà nh Trung ương Đả ng khó a
VII (1993), Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW Hội
nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) về
tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào
tạo, ngày 14/01/1993
[4]. Lê Văn Lẫm (2000). Thực trạng phát triển
thể chất của sinh viên trước thềm thế kỉ XXI.
NXB Thể dục thể thao.
[5]. Lê Văn Lẫm (2008). Giáo trình thể dục
thể thao trường học. NXB Thể dục thể thao.
[6]. Nguyễn Xuân Sinh - Lê Văn Lẫm - Lưu
Quang Hiệp - Phạm Ngọc Viễn (1999). Giáo
trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể
dục thể thao. NXB Thể dục thể thao.
[7]. Nguyễn Thị Kim Thục - Hồ Đắc Sơn
(2006). Định hướng đổi mới phương pháp
thực hiện chương trình môn học thể dục nhằm
tích cực hoá người học ở các trường trung
học cơ sở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tuyển tập
nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, Y tế
trường học. NXB Thể dục thể thao.
[8]. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000). Lí
luận và phương pháp thể dục thể thao. NXB
Thể dục thể thao.
[9]. Nôvicôp A.D, Matveep L.P (1980), Lý
luận và phương pháp Giáo dục thể chất, Tập
2, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
[10]. Trịnh Văn Biều (2012), Một số vấn đề về
đào tạo trực tuyến (E.learning). Tạp chí Khoa
học Đại học Sư phạm TPHCM
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội
Email: tiendungpa1316@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_cong_tac_to_chuc_dao_tao_giao_duc_the_chat_cho_sinh.pdf