Kết luận
Đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục phù hợp với nhu cầu của xã hội,
Chương trình giáo dục phổ thông mới nói
chung đã có những thay đổi tích cực, Chương
trình môn Giáo dục công dân cũng có những
điểm mới căn bản. Điều này đòi hỏi các
trường đại học đào tạo giáo viên nói chung và
trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên nói riêng phải có những đổi mới nhất
định về nội dung cũng như khung chương
trình đào tạo cử nhân Giáo dục Chính trị. Với
những điều chỉnh theo đề xuất như tác giả đã
trình bày ở trên, hy vọng trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên sẽ đào tạo được
đội ngũ cử nhân Giáo dục Chính trị hoàn toàn
đủ khả năng giảng dạy tốt môn Giáo dục kinh
tế và pháp luật theo nhu cầu của xã hội.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới dạy học các môn Kinh tế học trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục chính trị ở trường đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171
e-ISSN: 2615-9562
TNU Journal of Science and Technology 225(04): 92 - 97
92 Email: jst@tnu.edu.vn
ĐỔI MỚI DẠY HỌC CÁC MÔN KINH TẾ HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Nguyễn Thị Hạnh*, Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Ngày 28/7/2018 Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chính
thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với những thay đổi căn bản và toàn diện
về nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục công dân. Nội dung xuyên suốt từ giáo dục cơ
bản đến giáo dục định hướng nghề nghiệp đều có những điểm mới đáng kể, nhất là ở giai đoạn
định hướng nghề nghiệp. Bài viết phân tích những điểm thay đổi cơ bản trong Chương trình giáo
dục phổ thông mới môn Giáo dục công dân, từ đó làm rõ yêu cầu đổi mới dạy học các môn kinh tế
học trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục chính trị ở trường Đại học Sư phạm – Đại học
Thái Nguyên. Bằng các phương pháp phân tích logic kết hợp với lịch sử, thống kê, tổng hợp so
sánh, tác giả phân tích và đề xuất những đổi mới trong dạy học các môn kinh tế học nhằm đáp ứng
yêu cầu của tình hình mới ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Bài viết không chỉ
có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng nội dung
chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu mới của xã hội.
Từ khóa: Giáo dục phổ thông; giáo dục kinh tế; giáo dục chính trị; giáo dục công dân; nội dung
giáo dục.
Ngày nhận bài: 14/4/2020; Ngày hoàn thiện: 24/4/2020; Ngày đăng: 27/4/2020
INNOVATION OF TEACHING ECONOMICS SUBJECTS IN THE BACHEL
OR OF POLITICAL EDUCATION TRAINING PROGRAM AT THE UNIVERSITY
OF EDUCATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY MEETING THE
REQUIREMENTS OF THE NEW GENERAL EDUCATION CURRICULUM
Nguyen Thi Hanh*, Nguyen Thi Thu Hien
TNU - University of Education
ABSTRACT
In July 28, 2018, The Steering Committee renewed the curriculum of general education textbooks
officially through the general education program with fundamental and comprehensive changes in
educational content, in which content of citizen education. Content from basic education to career-
oriented education has significant new points, especially in the career-oriented orientation. The
article analyzes the basic changes in the new general education program subject Civics, thereby
clarifying the requirements of renovating teaching economics subjects in the Bachelor of Political
Education training program at the University of Education – Thai Nguyen University. By the
methods of logical analysis combined with history, statistics, aggregated comparisons, the author
analyzes and proposes innovations in teaching economics subjects to meet the requirements of the
new situation at the University of Education – Thai Nguyen University. The article is not only
theoretical meaning but also has great practical implications for improving the quality of the
curriculum to meet the new needs of society.
Keywords: General education; economic education; political education; civic education;
education content.
Received: 14/4/2020; Revised: 24/4/2020; Published: 27/4/2020
* Corresponding author. Email: hanhnt@tnue.edu.vn
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 92 - 97
Email: jst@tnu.edu.vn 93
1. Đặt vấn đề
Chương trình phổ thông tổng thể mới được
xem như một cuộc cải cách lớn về giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng
những nhu cầu mới của thời đại. Nội dung
toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông mới
đều được thay đổi, cập nhật và mới mẻ.
Chương trình môn Giáo dục công dân cũng
tất yếu có những thay đổi lớn, nhất là đối với
chương trình ở các lớp trung học phổ thông.
Trước bối cảnh đó, để đáp ứng yêu cầu đổi
mới thiết yếu, là một trong những cơ sở đào
tạo giáo viên lớn của khu vực phía Bắc,
trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên (ĐHTN) cần có những thay đổi quan
trọng trong chương trình đào tạo cử nhân
Giáo dục Chính trị. Vậy những điểm mới cơ
bản trong Chương trình giáo dục phổ thông
mới môn Giáo dục công dân là gì? Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã
thay đổi chương trình đào tạo cử nhân Giáo
dục Chính trị như thế nào để đáp ứng yêu cầu
đổi mới? Bài báo sẽ cố gắng làm sáng tỏ
những vấn đề trên.
2. Nội dung
2.1. Những điểm mới trong Chương trình giáo
dục phổ thông mới môn Giáo dục công dân
Theo nội dung tài liệu Hướng dẫn thực hiện
điều chỉnh nội dung dạy học do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành kèm theo Công văn số
5842/BGDĐT-VP thì nội dung giáo dục kinh
tế trong chương trình môn Giáo dục công dân
ở trung học phổ thông được tập trung ở lớp
11. Nội dung cụ thể bao gồm các vấn đề như:
vai trò của phát triển kinh tế, các phạm trù cơ
bản của kinh tế thị trường, các quy luật kinh
tế cơ bản, các chính sách kinh tế vĩ mô... Các
nội dung này được giới thiệu ở mười bài học:
Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
Bài 2: Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu
thông hàng hoá
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông
hàng hoá
Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông
hàng hoá
Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần
và tăng cường quản lí kinh tế của Nhà nước
Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết
việc làm
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ
môi trường
Bài 15: Chính sách đối ngoại [1].
Ngoài ra, một số nội dung giáo dục kinh tế
khác được lồng ghép trong các tiết học thuộc
Chương trình Giáo dục công dân lớp 10 như
công dân với cộng đồng; công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công dân
với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông
qua năm 2017 môn Giáo dục công dân với
những thay đổi căn bản:
Thứ nhất, Nội dung chủ yếu của môn Giáo
dục công dân là giáo dục đạo đức, giá trị
sống, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế.
Trong định hướng về nội dung giáo dục,
Chương trình giáo dục phổ thông mới xác
định giáo dục công dân là một trong những
nội dung giáo dục quan trọng “Giáo dục công
dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục
cho học sinh ý thức và hành vi của người
công dân. Thông qua các bài học về lối sống,
đạo đức, pháp luật, kinh tế, giáo dục công dân
bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ
yếu và năng lực cần thiết của người công dân,
đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin của
cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức
và quy định của pháp luật, có kỹ năng sống và
bản lĩnh vững vàng để tiếp tục phát triển và
sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của công dân
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam và hội nhập quốc tế” [2].
Xuyên suốt chương trình đào tạo của 3 bậc
học, chương trình Giáo dục công dân bao
gồm môn Đạo đức ở tiểu học, môn Giáo dục
công dân ở trung học cơ sở, môn Giáo dục
kinh tế và pháp luật ở trung học phổ thông
giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh
hình thành, phát triển ý thức và hành vi của
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 92 - 97
Email: jst@tnu.edu.vn 94
người công dân. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản:
môn Đạo đức và Giáo dục công dân là môn
học bắt buộc. Nội dung môn học định hướng
chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia
đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành
cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết
trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều
chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức
và quy định của pháp luật. Ở giai đoạn giáo
dục định hướng nghề nghiệp: môn Giáo dục
kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn
theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp
của học sinh. Nội dung chủ yếu của môn học
là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp
luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với
đời sống và định hướng nghề nghiệp sau
trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với
nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kĩ
năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng
và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
công dân trong các quan hệ kinh tế và pháp
luật. Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học
sinh có định hướng theo học các ngành nghề
Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh
tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan
tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học
một số chuyên đề. Các chuyên đề này nhằm
tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp
ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề
nghiệp của học sinh.
Thứ hai, trong giai đoạn giáo dục định hướng
nghề nghiệp, ngoài những kỹ năng sống thiết
thực thì học sinh còn được cung cấp những
kiến thức kinh tế cơ bản, thiết yếu như: hoạt
động tiêu dùng (tiết kiệm, quản lý tiền, tiêu
dùng thông minh), hoạt động của nền kinh
tế (thị trường và cơ chế thị trường, cạnh tranh,
lạm phát, thất nghiệp), hoạt động kinh tế của
nhà nước (ngân sách và thuế, thị trường lao
động - việc làm, bảo hiểm và an sinh xã hội)
cùng các kiến thức về hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Với những nội dung kiến thức này, học
sinh không chỉ được giáo dục ý thức trân trọng
những thành quả của hoạt động lao động sản
xuất, kinh doanh; phân tích, đánh giá và xử lý
các hiện tượng, tình huống kinh tế đã và đang
diễn ra trong thực tiễn mà còn tạo hứng thú đối
với các hoạt động kinh doanh, hứng thú với
các hình thức khởi sự kinh doanh phù hợp với
lứa tuổi. Theo đó, so với Chương trình hiện
hành, trong Chương trình mới, các kiến thức
kinh tế hàn lâm bị lược bỏ, thay thế bằng các
kiến thức kinh tế thiết thực, gắn với đời sống
thực tiễn.
Nội dung kiến thức giáo dục kinh tế trong giai
đoạn định hướng nghề nghiệp bao gồm: hoạt
động của nền kinh tế, hoạt động kinh tế của
Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động tiêu dùng. Cụ thể:
Lớp 10: Kiến thức về nền kinh tế và các chủ
thể của nền kinh tế; thị trường và cơ chế thị
trường; ngân sách nhà nước và thuế; sản xuất
kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh
doanh; tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ
tín dụng; lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Lớp 11: Kiến thức về cạnh tranh, cung, cầu
trong kinh tế thị trường; lạm phát, thất
nghiệp; thị trường lao động, việc làm; ý
tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần
thiết của người kinh doanh; đạo đức kinh
doanh; văn hóa tiêu dùng.
Lớp 12: Kiến thức về tăng trưởng và phát
triển kinh tế; hội nhập kinh tế quốc tế; bảo
hiểm và an sinh xã hội; lập kế hoạch kinh
doanh; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
quản lý thu chi trong gia đình.
Ngoài ra còn có các chuyên đề cụ thể đối với
từng năm học:
Chuyên đề 10.2: Mô hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nhỏ
Chuyên đề 11.1: Phát triển kinh tế và sự biến
đổi môi trường tự nhiên
Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về pháp luật
lao động
Chuyên đề 12.1: Phát triển kinh tế và sự biến
đổi văn hóa, xã hội
Chuyên đề 12.2: Một số vấn đề về Luật
Doanh nghiệp
Chuyên đề 12.3: Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế [3].
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 92 - 97
Email: jst@tnu.edu.vn 95
Như vậy, Chương trình giáo dục phổ thông
mới môn Giáo dục công dân đã có những
điểm mới căn bản so với Chương trình hiện
hành, đặc biệt là trong giai đoạn định hướng
nghề nghiệp. Chính điểm đổi mới này đang
đặt ra những thách thức cho các trường đại
học đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ
giáo viên giảng dạy môn học Giáo dục công
dân hiện nay, trong đó có Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
2.2. Một số đề xuất về đổi mới nội dung giáo
dục kinh tế trong chương trình đào tạo cử
nhân Giáo dục Chính trị nhằm đáp ứng yêu
cầu của giáo dục phổ thông mới môn Giáo
dục Kinh tế và Pháp luật
Theo Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo Giáo
dục Chính trị của trường Đại học Sư phạm,
Đại học Thái Nguyên: “một trong những yêu
cầu quan trọng về kiến thức là người tốt nghiệp
phải có kiến thức nền tảng để dạy các nội dung
có liên quan trong môn Giáo dục kinh tế và
pháp luật ở bậc phổ thông...” [4]. Phù hợp với
những nội dung giáo dục kinh tế, Chương
trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Chính
trị của trường Đại học Sư phạm – Đại học
Thái Nguyên đã sắp xếp các học phần thuộc
nội dung giáo dục kinh tế cho sinh viên ngay
từ các kỳ học thứ 2, 3, 4 và 5 với thời lượng
khác nhau. “Các học phần bổ sung, hỗ trợ
nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau, có cấu
trúc, có trình tự logic. Đóng góp của mỗi học
phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ
ràng, đảm bảo” [5]. Cụ thể, trong Chương
trình khung Giáo dục Đại học ngành Giáo dục
Chính trị mới nhất của Trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên, nội dung giáo
dục kinh tế được bố trí ở các học phần:
Một là, học phần Kinh tế chính trị học là học
phần bắt buộc thuộc nhóm kiến thức ngành với
thời lượng 3 tín chỉ. Nội dung của học phần
bao gồm 3 mảng kiến thức cụ thể: (i). Những
kiến thức cơ bản về kinh tế chính trị như: tăng
trưởng và phát triển kinh tế; kinh tế hàng hóa,
tiền tệ, các quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất
hàng hóa; sản xuất giá trị thặng dư; sự vận
động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản
xã hội; các hình thái tư bản và các hình thức
biểu hiện của giá trị thặng dư. (ii). Những kiến
thức cơ bản về chủ nghĩa tư bản độc quyền và
chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. (iii).
Những vấn đề kinh tế chính trị trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như:
vấn đề sở hữu và phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ;
vấn đề phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội; vấn đề toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, học phần Lịch sử các học thuyết kinh
tế là học phần bắt buộc thuộc nhóm kiến thức
cơ sở ngành với thời lượng 2 tín chỉ. Học phần
cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
hình thành các quan điểm, tư tưởng của mỗi
học thuyết kinh tế. Học phần đi vào nghiên
cứu tiến trình lịch sử hình thành và phát triển,
thay thế hay bổ sung các học thuyết kinh tế
trong lịch sử phát triển tư tưởng kinh tế của
nhân loại, nghiên cứu những học thuyết cơ
bản, có giá trị thực tiễn và lý luận từ thế kỷ XV
đến nay. Đồng thời học phần cũng tiếp cận
những học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế
học tư sản hiện đại với mục đích chỉ ra giá trị
thực tiễn trong hoạch định chính sách kinh tế
vi mô và vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam.
Ba là, kinh tế phát triển là học phần bắt buộc
thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành với thời
lượng 3 tín chỉ. Với ý nghĩa cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản về quá
trình phát triển kinh tế, các mô hình phát triển
kinh tế, các nguồn lực đầu vào cho quá trình
sản xuất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức kinh tế đang hoạt
động ở Việt Nam. Học phần này giúp cho
người học có thể hiểu về các nguyên tắc phát
triển kinh tế chung và những hoạt động sản
xuất – kinh doanh cá nhân, từ đó có thể tự tổ
chức các hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Bốn là, học phần Kinh tế học đại cương thuộc
nhóm kiến thức ngành với thời lượng 3 tín
chỉ. Học phần trang bị cho sinh viên những cơ
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 92 - 97
Email: jst@tnu.edu.vn 96
sở lý luận để nhận diện và giải quyết các hiện
tượng kinh tế đang diễn ra trong hiện thực. Nội
dung cụ thể của học phần bao gồm: (i). Những
kiến thức cơ bản của kinh tế học nói chung như:
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Chủ
thể kinh tế và ba vấn đề cơ bản của nền kinh
tế; Các yếu tố sản xuất, giới hạn khả nămg
sản xuất và lý thuyết lựa chọn kinh tế. (ii).
Những kiến thức cơ bản của kinh tế học vi mô
như: tính quy luật và xu hướng vận động của
quan hệ cung cầu và tác động của chính phủ;
lý thuyết về sản xuất, chi phí, lợi nhận và các
cấu trúc thị trường. (iii). Những kiến thức cơ
bản của kinh tế học vĩ mô: các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô; tổng cung, tổng cầu và chính sách tài
khoán của chính phủ; chính sách vĩ mô về
tiền tệ và nền kinh tế mở; những vấn đề thất
nghiệp và lạm phát [6].
Bốn học phần được sắp xếp, bố trí giảng dạy
cho sinh viên trải dài liên tiếp từ kỳ học thứ 2
đến kỳ học thứ 5 của chương trình đào tạo đã
trang bị tương đối đầy đủ hệ thống tri thức
cùng các kỹ năng để sinh viên khi tốt nghiệp
có thể giảng dạy các nội dung giáo dục kinh
tế ở trường phổ thông.
Từ những nghiên cứu và phân tích cho thấy
các học phần trong chương trình đào tạo cử
nhân Giáo dục Chính trị hiện hành của trường
Đại học Sư phạm – ĐHTN về cơ bản vẫn đáp
ứng được những nội dung giáo dục kinh tế
cần thiết như:
- Các nội dung về hoạt động của nền kinh tế:
chủ thể của nền kinh tế, thị trường, cơ chế thị
trường; cạnh tranh, cung – cầu trong kinh tế
thị trường; lạm phát, thất nghiệp; tăng trưởng
và phát triển kinh tế; hội nhập kinh tế quốc
tế... được trang bị cho sinh viên ngành Giáo
dục Chính trị trong môn Kinh tế chính trị học
và môn Kinh tế học đại cương.
- Các nội dung về hoạt động kinh tế của Nhà
nước: ngân sách nhà nước và thuế; thị trường
lao động và việc làm... được trình bày trong
nội dung môn Kinh tế chính trị học và môn
Kinh tế học đại cương.
- Các nội dung về hoạt động sản xuất kinh
doanh: các mô hình sản xuất kinh doanh; tín
dụng... được thể hiện đầy đủ trong nội dung
môn Kinh tế chính trị học và môn Kinh tế học
đại cương.
Tuy nhiên, so với những thay đổi trong
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn
Giáo dục công dân, đặc biệt là với môn Giáo
dục kinh tế và pháp luật trong giai đoạn định
hướng nghề nghiệp mới được công bố thì nội
dung được trang bị từ những môn học trên là
chưa thực sự đầy đủ, các nội dung mới như
bảo hiểm và an sinh xã hội; đạo đức kinh
doanh; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
hay văn hóa tiêu dùng vẫn chưa được cập
nhật. Thêm nữa, yêu cầu của Chương trình
mới là trong nội dung kiến thức cần lược bỏ
bớt những kiến thức lý thuyết kinh tế hàn lâm
và bổ sung thêm những kiến thức kinh tế thiết
thực mang tính thời đại. Vì vậy, cần thiết phải
đổi mới nội dung giáo dục kinh tế trong
chương trình đào tạo cử nhân Giáo dục Chính
trị cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của
Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Một là, Cần phải có những thay đổi nhất định
trong nội dung giảng dạy các học phần về
giáo dục kinh tế cho sinh viên ngành Giáo
dục Chính trị. Tăng cường cập nhật những nội
dung kiến thức kinh tế thiết thực, giảm bớt
những nội dung kinh tế hàn lâm để đáp ứng
yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông
mới. Cụ thể, các học phần Lịch sử, các học
thuyết kinh tế và Giới thiệu tác phẩm kinh tế
chính trị nên chuyển từ học phần bắt buộc
thành học phần tự chọn. Thay vào đó, cần bổ
sung thêm những học phần mới trang bị
những kiến thức mới được bổ sung trong
Chương trình như: khởi sự kinh doanh, ý
tưởng và cơ hội kinh doanh, văn hóa kinh
doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa tiêu
dùng, các mô hình sản xuất...
Hai là, ngoài việc điều chỉnh nội dung giáo
dục kinh tế như trên thì trong quá trình đào
tạo cần tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế
nhiều hơn ngoài thị trường cũng như tại các
cơ sở sản xuất kinh doanh; cho sinh viên thực
Nguyễn Thị Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 92 - 97
Email: jst@tnu.edu.vn 97
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh như
tự tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh một mặt
hàng nào đó trên quy mô nhỏ...
Ba là, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ
sung kiến thức, kỹ năng một cách bài bản cho
đội ngũ giáo viên đang giảng dạy môn Giáo
dục công dân tại các trường trung học phổ
thông; nhất là những kiến thức chuyên môn
về nội dung và phương pháp dạy học kinh tế
để họ có thể đáp ứng được những yêu cầu
trong giảng dạy môn học mới.
3. Kết luận
Đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục phù hợp với nhu cầu của xã hội,
Chương trình giáo dục phổ thông mới nói
chung đã có những thay đổi tích cực, Chương
trình môn Giáo dục công dân cũng có những
điểm mới căn bản. Điều này đòi hỏi các
trường đại học đào tạo giáo viên nói chung và
trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên nói riêng phải có những đổi mới nhất
định về nội dung cũng như khung chương
trình đào tạo cử nhân Giáo dục Chính trị. Với
những điều chỉnh theo đề xuất như tác giả đã
trình bày ở trên, hy vọng trường Đại học Sư
phạm – Đại học Thái Nguyên sẽ đào tạo được
đội ngũ cử nhân Giáo dục Chính trị hoàn toàn
đủ khả năng giảng dạy tốt môn Giáo dục kinh
tế và pháp luật theo nhu cầu của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. Ministry of Education and Training, “Grade
11 curriculum of Civics Education,” 2017.
[Online]. Available: https: //hoc247.net/ chuong
-trinh/lop-11/gdcd/. [Accessed April 10, 2020].
[2]. Ministry of Education and Training,
Comprehensive general education program, 2017.
[3]. Ministry of Education and Training, Draft
General Education Curriculum for
Citizenship Education, 2018.
[4]. M. A. Nguyen, and T. H. L. Nguyen,
“Increase education content of Civil rights for
political students in Thai Nguyen university
of education meeting the new communication
education program,” TNU - Journal of Science
and Technology, vol. 198, no. 05 2019.
[5]. V. C. Tran, and P. C. Nguyen Phuc, “Hight
school curriculum development in the current
context,” TNU - Journal of Science and
Technology, vol. 198, no. 05, 2019.
[6]. Pedagogy University - Thai Nguyen
University, Decision No. 3322/QD-DHSP
promulgated the Program of higher education
framework of course 51, 2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_day_hoc_cac_mon_kinh_te_hoc_trong_chuong_trinh_dao_t.pdf