Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn

Mặc dù Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, song công tác xây dựng Đảng chưa có nhiều chuyển biến cơ bản trong tình hình mới. Chưa có những giải pháp hiệu quả để ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực xã hội còn diễn ra nghiêm trọng. Công tác tư tưởng - lý luận, công tác tổ chức - cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, công tác dân vận còn nhiều bất cập. Những hạn chế kể trên làm cho Đảng chưa thật sự ngang tầm nhiệm vụ; từ đó, gây ảnh hưởng đến lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một bộ phận người dân chưa thấy rõ được vai trò đại diện cho quyền lợi và lợi ích của mình, từ đó, xuất hiện tâm lý thờ ơ với các hoạt động của Đảng và Nhà nước. Hạn chế về đổi mới kinh tế Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được sự tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và chưa hiện đại, cản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 121 Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam: Từ lý luận đến thực tiễn Economic and political reforms in Vietnam: From theory to practice ThS. Nguyễn Thị Hảo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyen Thi Hao, M.A., Vietnam Academy of Social Sciences Tóm tắt Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực trọng yếu nhất của đời sống xã hội, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cũng là những nội cốt lõi, xuyên suốt trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam, như: Thực chất của đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị ở Việt Nam; mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; thành tựu và hạn chế trong đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam. Từ khóa: đổi mới, đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, Việt Nam. Abstract Economy and politics are the two key areas of social life, having dialectical relationship with each other. Also, economic and political reforms are the core contents which have been relevant in the “Doi moi” (Reform) policy of the Vietnamese Communist Party. The article analyzes and clarifies some theoretical as well as practical issues of economic reform and political innovation in Viet Nam, such as: the nature of economic and political reforms in Vietnam; the relationship between economic reform and political reform; achievements and limitations of economic and political reforms in Vietnam. Keywords: reform, economic reform, political reform, Vietnam. Trong mỗi quốc gia, kinh tế phát triển là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho sự ổn định chính trị và ngược lại, sự ổn định chính trị lại là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Cho nên, thực hiện đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là yêu cầu tất yếu, khách quan của công cuộc đổi mới đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt tám mối quan hệ lớn, trong đó, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được coi là mối quan hệ cơ bản, cốt lõi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VI T NAM: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN 122 1. Thực chất đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam Xét đến cùng, kinh tế có vai trò quyết định chính trị; còn chính trị là sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Theo đó, về nguyên tắc, chính trị luôn phải tuân theo các quy luật kinh tế khách quan; nếu không, sự vận động của chính trị sẽ gặp những khó khăn, trở ngại, thậm chí là thất bại. Tuy nhiên, chính trị lại không phải là bản sao thụ động của kinh tế, mà chính trị có quy luật riêng, nhưng vẫn tác động trở lại kinh tế. Nếu chính trị tác động đến kinh tế phù hợp với quy luật, thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; còn ngược lại, nếu chính trị tác động không phù hợp, thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Trước thời kỳ đổi mới (trước 1986), do chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình chủ nghĩa xã hội Liên xô, nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh quá mức vai trò của kiến trúc thượng tầng, tuyệt đối hoá vai trò chi phối của chính trị đối với kinh tế và các mặt khác của đời sống xã hội, chưa đánh giá đúng vai trò của kinh tế trong quan hệ với chính trị. Cùng với đó, chúng ta xây dựng một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp với mục tiêu xác lập chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hóa bằng mệnh lệnh hành chính, nhấn mạnh và tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này đã kìm hãm dần và triệt tiêu động lực cho phát triển sản xuất, gây ách tắc lưu thông và rối loạn trong phân phối. Từ đổi mới đến nay (từ 1986 đến nay), Đảng ta đã chủ trương “kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”1. Đây là một chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong công cuổi đổi mới ở nước ta. Nhìn tổng thể, Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới bắt đầu từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Song, cùng với đổi mới tư duy chính trị, Đảng tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vật chất và tinh thần cho giữ vững ổn định chính trị, làm tiền đề cho đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội. Về đổi mới chính trị Đổi mới chính trị ở Việt Nam không có nghĩa là thay đổi hoặc từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, mà đổi mới chính trị chính là kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa, tiếp tục con đường bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đi tới chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là quá trình hoàn thiện tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị theo hướng tạo lập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất của đổi mới chính trị ở nước ta là đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội; đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị; tạo lập một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nội dung đổi mới chính trị chủ yếu tập trung vào đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; đổi mới hệ thống chính trị và hoàn thiện nề dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về đổi mới kinh tế Đổi mới kinh tế ở Việt Nam, thực chất là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập NGUYỄN THỊ HẢO 123 trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vừa vận động theo những quy luật của nền kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Nội dung chủ yếu của đổi mới kinh tế tập trung vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là biểu hiện của mối quan hệ giữa hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, đó là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị; liên quan mật thiết đến mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; giữa cái khách quan và cái chủ quan; giữa cái tất yếu và cái có thể Theo quan điểm biện chứng, kinh tế là yếu tố quyết định cuối cùng đối với chính trị và chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế cô đọng lại. Trong mỗi thời đại lịch sử, sự vận động của các chế độ chính trị - xã hội, suy cho cùng, đều phụ thuộc vào sự vận động của chế độ kinh tế - xã hội, trong đó phương thức sản xuất có vai trò, vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, chính trị lại không phải là bản sao thụ động của kinh tế, mà chính trị có quy luật vận động riêng, độc lập tương đối so với kinh tế và tác động trở lại kinh tế. Dưới sự tác động của chính trị, kinh tế có thể được thúc đẩy, hoặc bị kìm hãm, hoặc vừa được thúc đẩy, vừa bị kìm hãm. Ngay từ những năm đầu đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trương về giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, rằng phải “tập trung sứ làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị”2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”3. Từ Đại hội VI đến nay, Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại như một tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết phải có chính sách đúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, nhằm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đảng đã có những bước tiến trong tư duy về kinh tế, với chủ trương “phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”4, thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”5 tại các Đại hội lần thứ IX, X, XI, XII Đảng ta tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Một số thành tựu về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta Công cuộc đổi mới của nước ta suốt 30 năm qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt, trong đó có thành tựu ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VI T NAM: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN 124 đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Thành tựu về đổi mới chính trị Một là, đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ Đại hội lần thứ VI đến nay, Đảng ta đã không ngừng đổi mới phương pháp tư duy lý luận, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình hình thực tiễn thế giới và trong nước, từng bước tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, khắc phục những quan điểm giản đơn, giáo điều, cực đoan, duy ý chí và bảo thủ, mở ra bước chuyển biến quan trọng trong tư duy lý luận, từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện, nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Quá trình đổi mới cho chúng ta nhận thức được rằng, “xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”6. Nhờ sự giữ vững nền tảng tư tưởng của xã hội trong suốt tiến trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã tạo sự thống nhất tư tưởng chính trị trong toàn Đảng và toàn xã hội; giữ vững sự nhất quán về đường lối cách mạng của Đảng, đó là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hai là, đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị. Trọng tâm của đổi mới chính trị ở nước ta là đổi mới hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”. Trong thời kỳ đổi đi mới, Đảng ta luôn coi công tác xây dựng Đảng, có vai trò then chốt; chú trọng xử lý đúng đắn quan hệ giữa nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Đảng và Nhà nước chú trọng Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân”, có chức năng thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và quản lý đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã không ngừng đổi mới. Hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng được nâng cao, vai trò thực hiện phản biện, giám sát xã hội được củng cố, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, góp phần giữ vững được ổn định chính trị - xã hội. Ba là, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế (với nghĩa nhân dân là chủ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, chủ thể quản lý phân phối...) là cơ sở. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường sự đồng thuận xã hội; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội7. Nhờ đó, mối quan hệ giữa các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được gắn bó chặt chẽ và cụ thể hơn; tăng cường đoàn kết, gắn bó trong nhân dân, NGUYỄN THỊ HẢO 125 xây dựng cộng đồng, xã hội, tạo môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Thành tựu về đổi mới kinh tế Qua 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những quy luật kinh tế để xác định và xây dựng một nền kinh tế phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Chúng ta có được những bước tiến mới trong tư duy phát triển và thực tiễn hoạt động của nền kinh tế. Công cuộc đổi mới của Đảng bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Đảng xác định xóa bỏ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Thành tựu nổi bật trên lĩnh vực đổi mới kinh tế là đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng, được thế giới đánh giá cao. Sau 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1996), đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội1; sau 25 năm đổi mới (năm 2010) đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình8. Bình quân giai đoạn 2011- 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,9%, mặc dù thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 (7,26%/năm9), nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định cụ thể hơn, từng bước thực thi có hiệu quả và tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Các yếu tố thị trường được vận hành khá đồng bộ và gắn kết hiệu quả hơn với thị trường nước ngoài. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, cạnh tranh minh bạch, bình đẳng hơn. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên một bước. Vấn đề Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu, chủ trương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chiều sâu, nâng cao hiệu quả và sức mạnh. 3. Một số hạn chế về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta Đổi mới là một quá trình vận động của những mâu thuẫn đan xen giữa cái cũ và cái mới, giữa cái bảo thủ, trì trệ và cái tiến bộ, văn minh, giữa sự giáo điều và sự sáng tạo. Cho nên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đổi mới ở nước ta cũng mắc phải không ít hạn chế, yếu kém. Hạn chế về đổi mới chính trị Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận tuy đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn còn bất cập, chưa làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thực tế đổi mới vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi cần đi sâu nghiên cứu, làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn, như vấn đề: Định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VI T NAM: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN 126 trường; quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa ổn định và phát triển; quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội Việc đổi mới hệ thống chính trị còn chậm, chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị còn chồng chéo, chưa đủ cụ thể, chưa rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước còn nhiều bất cập. Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tuy có nhiều tiến bộ, song “chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước”10. Mặc dù Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, song công tác xây dựng Đảng chưa có nhiều chuyển biến cơ bản trong tình hình mới. Chưa có những giải pháp hiệu quả để ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực xã hội còn diễn ra nghiêm trọng. Công tác tư tưởng - lý luận, công tác tổ chức - cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, công tác dân vận còn nhiều bất cập. Những hạn chế kể trên làm cho Đảng chưa thật sự ngang tầm nhiệm vụ; từ đó, gây ảnh hưởng đến lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Một bộ phận người dân chưa thấy rõ được vai trò đại diện cho quyền lợi và lợi ích của mình, từ đó, xuất hiện tâm lý thờ ơ với các hoạt động của Đảng và Nhà nước. Hạn chế về đổi mới kinh tế Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được sự tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và chưa hiện đại, cản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong mục tiêu phấn đấu để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn (2011 - 2014) (5,64%) cho thấy, mức tăng trưởng kinh tế thực tế còn thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch, tốc độ phục hồi còn chậm; chất lượng tăng trưởng ở một số mặt còn thấp. Khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực còn lớn. Việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Mô hình tăng trưởng còn chưa đủ rõ; năng suất lao động còn thấp, phát triển kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào NGUYỄN THỊ HẢO 127 vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp. Có thể thấy, thời kỳ đổi mới, với tính chất đặc trưng là sự thay đổi, biến động không ngừng như ở Việt Nam hiện nay, nguy cơ bất ổn định và những tác động tiêu cực của nó tới sự phát triển vẫn đang tiềm ẩn. Để đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đỏi mới chính trị ở nước ta, cần xác định rõ những nhiệm vụ ngắn hạn trong tổng thể dài hạn, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Cần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế trên cơ sở đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa; gắn với dân chủ, công bằng xã hội, vì lợi ích của nhân dân. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là nội dung trọng yếu trong công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu phát triển bền, đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chú thích: 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.71. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, tr.17. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.54. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.54. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.86. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.85. 7. Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.79. 8. Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.20. 9. Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.20. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.171. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Doãn Hùng, Nguyễn Ngọc Hà, Đoàn Minh Tuấn (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam - Những tìm tòi và đổi mới trên con đường lên chủ nghĩa xã hội (1986 - 2006), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 2. GS.TS. Phùng Hữu Phú, GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, GS.TS. Vũ Văn Hiền, GS. TS. Nguyễn Viết Thông (đồng chủ biên, 2016), Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam - Thực tiễn và nhận thức lý luận, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Thắng, Vũ Văn Phúc, Phạm Văn Đức, Nguyễn Linh Khiếu (chủ biên, 2013). Văn kiện Đại hội XI của Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên, 2006), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên, 2011), Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngày nhận bài: 21/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_kinh_te_va_doi_moi_chinh_tri_o_viet_nam_tu_ly_luan_d.pdf
Tài liệu liên quan