Đổi mới thể chế thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí từ "gốc rễ" theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Với các nhận thức như vậy, xã hội dân sự sẽ bao gồm các tổ chức xã hội mang tính độc lập do Nhà nước quản lý theo pháp luật. Đồng thời với việc xây dựng xã hội dân sự, cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện các đạo luật có liên quan như Luật Biểu tình, Luật Báo chí, Bộ luật Dân sự, Luật Tiếp cận thông tin. phù hợp với thể chế chính trị pháp quyền, nhằm đảm bảo cho xã hội dân sự hoạt động. Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự được coi là hai mặt đối lập tồn tại một cách khách quan trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại. Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự được hình thành và phát triển từ hai mặt đối lập trước đó là nhà nước “thống trị” và xã hội “bị trị” hàng ngàn năm. Đây được coi là bước phát triển tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người vào thế kỷ thứ XVIII, khi mà nhiều nhà nước tư sản đã xây dựng nên những đạo luật, trong đó có đạo luật gốc là hiến pháp (thành văn hay bất thành văn). Chính nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự khi được xây dựng, hoàn chỉnh, sẽ là các thể chế phù hợp, có thể kiểm soát hữu hiệu các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, như ở nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã chứng minh thấy rõ. Như vậy, việc hình thành và xây dựng xã hội dân sự hoàn chỉnh, bảo đảm một cách trật tự, ổn định ở nước ta là rất cần thiết hiện nay. Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xã hội dân sự hoàn chỉnh có thể được ví như các “đôi cánh” hoàn hảo của chiếc máy bay Việt Nam, mà thân của nó là nền kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường hiện đại chỉ có thể phát triển nhanh, bền vững, cũng như Quốc gia Việt Nam chỉ có thể “cất cánh” vững vàng khi có các đôi cánh trước và sau “đều đặn” (cân bằng) là nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự hoàn chỉnh

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới thể chế thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí từ "gốc rễ" theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tham nhũng, lãng phí luôn gắn liền với nhau, tương tự như một cặp song sinh. Cũng có thể nói rằng, tham nhũng biểu hiện ở bên trong (nội dung), còn lãng phí biểu hiện ở bên ngoài (hình thức); tham nhũng thì kín đáo, còn lãng phí thì công khai. Tham nhũng, lãng phí được coi là các căn bệnh mãn tính, nguy hiểm của mọi quốc gia, bởi chúng không có loại thuốc nào đặc trị dứt điểm, có thể làm quốc gia phát triển trì trệ, bất công bằng xã hội, thậm chí làm sụp đổ chế độ. Sinh thời, Hồ Chí Minh nhìn nhận tệ nạn tham nhũng là loại kẻ thù cực kỳ nguy hiểm, kẻ thù ở bên trong - “nội xâm”, “kín đáo”; còn tệ nạn lãng phí cũng là kẻ thù nguy hiểm không kém, nhưng nó là kẻ thù ở bên ngoài - “ngoại xâm”, “công khai”, hay theo cách nói của Hồ Chí Minh, là kẻ thù “đàng hoàng”2. Người cho rằng, tham nhũng, lãng phí là “kẻ thù của nhân dân”3; rằng: “tham ô, lãng phí, quan liêu có hại cho dân cho nước”4. Theo Hồ Chí Minh, kẻ thù là những kẻ tham nhũng, lãng phí, thậm chí có khi còn “tệ hơn” so với kẻ thù là những kẻ “phản quốc”. Người đã nêu rõ: “Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hại hơn nữa”5. Theo Hồ Chí Minh, tham nhũng thực chất là “tham ô”, tức nói đến các hiện tượng “ăn cắp” tinh vi của những kẻ đã lợi dụng “cái ô” quyền lực để bòn rút công quỹ, hay nhũng nhiễu, vòi vĩnh nhân dân, những 3 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016 NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT ÀÖÍI MÚÁI THÏÍ CHÏË THÛÅC HIÏåN PHOÂNG, CHÖËNG THAM NHUÄNG, LAÄNG PHÑ TÛ “GÖËC RÏΔ THEO TÛ TÛÚÃNG HÖÌ CHÑ MINH NGUYỄN HỮU ĐỔNG* * PGS, TS. Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 573. 2 Hồ Chí Minh, Sđd, t.6, tr. 501. 3 Hồ Chí Minh, Sđd, t.6, tr. 490. 4 Hồ Chí Minh, Sđd, t.6, tr. 491. 5 Hồ Chí Minh, Sđd, t.6, tr. 501. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong giai đoạn hiện nay, được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Mặc dù tham nhũng, lãng phí được coi là căn bệnh phổ biến của mọi quốc gia, nhưng thực tế cũng cho thấy, quốc gia nào có thể chế được xây dựng theo đúng quy luật khách quan, phù hợp với thực tiễn, sẽ giảm thiểu được các căn bệnh này. Bài viết chủ yếu làm rõ, đề xuất các giải pháp đổi mới thể chế, nhằm thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí từ “gốc rễ”1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh. người dưới quyền, hòng ăn của “đút”, ăn “hối lộ”. Tham nhũng là hiện tượng tồn tại của con người, là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng khách quan trong xã hội. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có các mặt (các cặp) đối lập, nên hiện tượng tham nhũng cũng có các mặt đối lập. Các mặt đối lập chung, cơ bản của tham nhũng là “tham” và “nhũng”. Tham là muốn nói đến lòng tham của con người, sự “ham muốn một cách thái quá”6, không biết tự kiềm chế; nhũng là muốn nói đến sự nhũng nhiễu, “làm phiền hà” của người này đối với người khác, nhằm đòi hỏi, đạt được cái gì đó7. Con người sống trong các quốc gia, nhưng trong mỗi quốc gia lại diễn ra các tệ nạn tham nhũng, lãng phí ít nhiều khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa, để tìm hiểu nguyên nhân và phòng, chống từ gốc rễ tham nhũng, lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải nhìn nhận từ hai khía cạnh: hành vi của con người và thể chế của quốc gia. Xét về hành vi, không thể đổ lỗi cho con người ở quốc gia này vì có lòng tham, sự vô cảm hơn con người ở quốc gia khác, để rồi cho rằng ở quốc gia đó có nhiều tham nhũng, lãng phí. Do vậy, khi nhìn nhận nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng, lãng phí, chủ yếu phải xem xét đến những khiếm khuyết của thể chế quốc gia8. Thể chế được hiểu một cách cô đọng là “những nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa xã hội và các thành viên trong xã hội”9. Trong xã hội hiện đại, việc xác định và bảo đảm những nguyên tắc này được coi là cơ sở quan trọng để có thể kiểm soát được các mặt trái của kinh tế thị trường, trong đó có các tệ nạn tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí là thuộc tính bên trong, tức nói đến tính chất của thể chế; ngoài thuộc tính bên trong, còn có hình thức bên ngoài của thể chế. Xét về tính chất, trong mỗi thể chế quốc gia có các mặt đối lập chung, cơ bản là “chuyên chế” và “dân chủ”. Xét về hình thức, trong mỗi thể chế quốc gia có các thể chế chủ yếu là văn hóa, chính trị và kinh tế; tương ứng với chúng, có các mặt đối lập là “nhà nước” (văn hóa) và “xã hội” (chính trị và kinh tế). Nhà nước là muốn nói tới cá thể (cá nhân) - nhóm; còn xã hội là muốn nói tới nhiều cá thể (cộng đồng) - nhiều nhóm. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, hay giữa cá nhân và cộng đồng thường diễn ra các mâu thuẫn, thậm chí xung đột. Một trong các mâu thuẫn, xung đột cơ bản giữa nhà nước và xã hội là sự lạm quyền, độc đoán, thiếu dân chủ của các nhà cầm quyền trong bộ máy nhà nước. Do vậy, có thể thấy rằng, nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng, lãng phí ở mỗi quốc gia được nhìn nhận là xuất phát từ sự tha hóa quyền lực (quyền hạn) được trao của các nhà cầm quyền trong bộ máy nhà nước. Sự tha hóa này đã không được ngăn ngừa bởi một thể chế hiệu quả, tức thể chế bảo đảm sự công bằng về lợi ích giữa một số cá nhân cầm quyền trong bộ máy nhà nước và đông đảo người dân trong cộng đồng xã hội. Nói cách khác, tham nhũng, lãng phí thực chất là biểu hiện sự xung đột về lợi ích giữa đông đảo các công dân trong xã hội với một số công dân được ủy quyền thực thi quyền lực (quyền hạn) trong bộ máy nhà nước. 2. Ở nước ta hiện nay, tham nhũng, lãng phí là các tệ nạn đang gây nhiều bức xúc nhất trong xã hội. Đây được coi là các điểm “nóng” lớn, có thể dẫn tới nguy cơ tồn vong của chế độ như Đảng đã từng nêu ra. Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng đã từng cảnh báo về tệ tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên khi Đảng đã trở thành đảng cầm quyền. Người chỉ rõ rằng, tham nhũng, lãng phí là 4 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016 NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 6 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2005, tr. 910. 7 Viện Ngôn ngữ học, Sđd, tr. 727. 8 Xem thêm: Nguyễn Hữu Đổng, “Phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí từ “gốc” theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày 24/3/2015. 9 Các thể chế hiện đại, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010. do cán bộ, đảng viên gây ra là chính, bởi vì khi họ có quyền hành nhưng lại không có cơ chế để kiểm soát quyền hành được trao đó; hơn nữa, việc chống tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước thường rất kém bởi do cán bộ, đảng viên hay xem thường pháp luật, coi việc giải quyết chúng như là công việc nội bộ. Người đã nêu rõ: “Một điều đáng chú ý: nhiều khi có người ngoài Đảng họ tiết kiệm của công hơn những đảng viên”; rằng, xử lý tệ tham ô, lãng phí không nghiêm là “vì đảng viên thường xem pháp luật, chính quyềnv.v.. là việc trong nhà”10. Do vậy, phòng, chống tham nhũng, lãng phí từ việc đổi mới thể chế cần phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Điều đó có nghĩa là, rất cần phải tiếp tục đổi mới các thể chế kinh tế, chính trị và văn hóa. Đổi mới các thể chế này phụ thuộc rất lớn vào việc sửa đổi những cách làm cũ, tư duy bảo thủ, giáo điều trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên, đặc biệt là những người có trọng trách cao. Tư duy cũ, bảo thủ, giáo điều được coi là một trong các nguyên nhân tạo ra các rào cản của quá trình đổi mới hiện nay. Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ: “Cán bộ ta chỉ biết khư khư giữ nếp cũ. Cái không hợp cũng không dám sửa bỏ, cái cần thiết cũng không dám đặt mới”11. Điều đó có nghĩa là, để đổi mới thể chế kinh tế, chính trị và văn hóa, trước hết, cần phải đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý (gọi chung là cán bộ lãnh đạo) trong hệ thống chính trị. Đảng và Nhà nước, mỗi cán bộ lãnh đạo cần phải đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo theo hướng “lãnh đạo khéo”12 như Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”13; hơn nữa: “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”14. 3. Để phòng, chống các tệ nạn tham nhũng, lãng phí có hiệu quả, tức thực hiện ngăn ngừa các tệ nạn này từ việc “phòng” là chính, rất cần phải đổi mới phương pháp trong lãnh đạo. Tức là cùng với việc tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, cần phải đẩy mạnh hơn nữa khâu đổi mới thể chế. Theo chúng tôi, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng ở nước ta hiện nay, cần phải tập trung vào đổi mới thể chế theo các hướng chủ yếu sau đây: Thứ nhất, cần tiếp tục đổi mới triệt để từ thể chế kinh tế “tập trung, quan liêu, bao cấp” với cơ chế “xin - cho” có nhiều bất cập, sang thể chế kinh tế thị trường hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay15. Thể chế kinh tế thị trường hiện đại phát triển theo xu hướng tiến bộ là biểu hiện trình độ văn minh của xã hội loài người trong quá trình lao động sản xuất vật chất, sản xuất hàng hóa. Đây chính là sự thể hiện quy luật kinh tế khách quan trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Không nên có cách nhìn thiển cận rằng, kinh tế thị trường thường gắn với cơ chế sản sinh ra các tệ nạn tiêu cực như tham nhũng, lãng phí để rồi không kiên quyết thực hiện đổi mới triệt để, và định hướng sự phát triển đất nước theo ý chí chủ quan, áp đặt. Việc duy trì công hữu hay tư hữu trong nền kinh tế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước cũng chỉ là các biện pháp để tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế, tạo ra các động lực để thúc đẩy tăng 10 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 6, tr. 500. 11 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 246. 12 Nguyễn Hữu Đổng, “Khéo lãnh đạo: nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa lãnh đạo, cầm quyền của Đảng”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 10/2014. 13 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 280. 14 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 10, tr. 74. 15 Xem thêm: Nguyễn Hữu Đổng, “Phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí nhìn từ công tác xây dựng Đảng”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 11/2015. 5 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016 NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT trưởng kinh tế, phát triển đất nước nói chung. Trong thể chế kinh tế thị trường, Nhà nước không nên can thiệp quá nhiều, sâu vào thị trường, mà cần tôn trọng sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, có các biện pháp chống độc quyền và áp dụng đúng, đủ các cơ chế thị trường. Nhà nước có trách nhiệm chủ yếu là đưa ra những dự báo, xây dựng các chiến lược phát triển nói chung; nắm giữ một số lĩnh vực kinh tế công ích cần thiết, một số lĩnh vực mà tư nhân không muốn đầu tư; bảo đảm sự công bằng, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội. Tức là, trong nền kinh tế này, Nhà nước cần quan tâm và có trách nhiệm can thiệp vào thị trường khi thị trường bị “thất bại” để khắc phục các khuyết tật của nó. Xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo hướng hiện đại, cũng tức là thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường hướng tới các mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013 đã xác định. Đây cũng chính là các mục tiêu mà trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong bản Di chúc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”16. Thứ hai, cần đổi mới triệt để từ thể chế chính trị theo mô hình nhà nước “chuyên chính vô sản” có nhiều khiếm khuyết, và chủ yếu chỉ phù hợp với nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, sang thể chế chính trị theo mô hình nhà nước “pháp quyền” - nhà nước trong đó cần bảo đảm được địa vị lãnh đạo của Đảng17. Nhà nước pháp quyền thời hiện đại là nhà nước có bước phát triển tiến bộ rất lớn so với kiểu nhà nước “thống trị” hàng ngàn năm thời cổ đại và trung đại trước đây. Khi đề cập tới việc xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước do giai cấp những người lao động nắm giữ vào giai đoạn đầu, V.I.Lênin cũng đã từng chỉ rõ rằng, vẫn cần phải sử dụng thể chế chính trị pháp quyền và nhà nước “kiểu tư sản”18. Điều đó cho thấy, các nhà nước có tổ chức bộ máy đã được hoàn thiện ở một số nước phát triển hiện nay trên thế giới, cần phải được coi là các mô hình chính thể để chúng ta có thể tham khảo, học tập và vận dụng vào điều kiện có Đảng “của toàn dân”19 nắm chính quyền. Trong nhà nước pháp quyền như vậy, lẽ tất nhiên cũng phải đáp ứng được các yêu cầu chung mà Liên hợp quốc đã nêu ra: i) Bảo đảm các yếu tố pháp quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tức bảo đảm tính tối thượng của pháp luật trong thể chế chính trị pháp quyền dân chủ; loại bỏ các cơ hội cho sự chuyên quyền, độc đoán trong bộ máy công quyền; mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật; các quan tòa phải hoàn toàn độc lập khi xét xử cũng như trừng phạt những kẻ lạm quyền. ii) Bảo đảm các yêu cầu về trách nhiệm giải trình của các cơ quan, những người có chức trách trong bộ máy công quyền. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc, nhằm đảm bảo cho bộ máy công quyền hoạt động có hiệu quả. Bởi trách nhiệm giải trình sẽ buộc các cơ quan của chính phủ phải công khai chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện sự ủy thác và các chi tiêu ngân sách nhà nước. iii) Bảo đảm sự minh bạch, sự tham gia và sự dự phần của mọi người dân trong các hoạt động của bộ máy công quyền. Để bảo đảm sự minh bạch, mọi văn bản pháp luật và các chính sách đều phải được xây dựng, thực thi một cách công khai, có sự tranh luận, giám sát, phản biện của xã hội, bảo đảm tính công bằng; các nhân viên, cơ quan 6 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016 NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 16 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội - 1989, tr. 50. 17 Xem thêm: Nguyễn Hữu Đổng,“Phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí nhìn từ công tác xây dựng Đảng”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 11/2015. 18 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Vấn đề “nguyên tắc tập trung dân chủ” trong tổ chức, hoạt động của Đảng và Nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10, tháng 5/2015. 19 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 231. công quyền phải minh bạch về tài sản và thu nhập. Điều đó cũng có nghĩa là, mọi người dân đều có quyền tiếp cận các thông tin chính xác, kịp thời từ phía chính quyền, bao gồm các thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Để đổi mới thể chế chính trị theo hướng nêu trên, rất cần phải đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay20. Điều đó có nghĩa là Đảng phải thực sự “hóa thân”21 vào Nhà nước cả về mặt nhân sự và xây dựng đường lối, chính sách, để thực hiện vai trò cầm quyền của mình; đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng “lãnh đạo khéo” mà Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra: “Đảng và Chính phủ lãnh đạo khéo thì nhân dân ta nhất định đoàn kết đấu tranh trong hòa bình cũng như trong kháng chiến”22. Lãnh đạo khéo có nghĩa là các cán bộ, đảng viên, những người có chức trách của Đảng, các đoàn thể, Nhà nước phải biết vận dụng các tri thức khoa học lãnh đạo, đặc biệt là các phương pháp lãnh đạo dân chủ, sự thuyết phục để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, nhằm đạt hiệu quả cao các chính sách, mục tiêu đặt ra, thực hiện các mục tiêu chung của đất nước. Lãnh đạo khéo tức là phải thực hành dân chủ trong hoạt động lãnh đạo. Tức việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân cần phải được coi là phương pháp thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị, nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn ngừa các tệ nạn tham nhũng, lãng phí23. Thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị được hiểu là việc xây dựng và thực hiện nguyên tắc trong các đạo luật về các quyền tự do của người dân, các lực lượng, tổ chức chính trị, xã hội trong mọi hoạt động của đời sống chính trị. Đây được coi là sự điều chỉnh các hành vi của xã hội bằng pháp quyền dân chủ. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng cơ quan tư pháp độc lập. Ngoài ra, trong cơ quan hành pháp nên có một số vị trí chủ chốt (trong các chính quyền địa phương, cơ sở) có thể là người ngoài Đảng giữ vai trò lãnh đạo, nếu họ có đủ tài, đức và có uy tín trong nhân dân, cộng đồng xã hội. Thứ ba, cần đổi mới thể chế văn hóa đơn dạng, tức các tổ chức xã hội do Đảng lãnh đạo hiện nay, sang thể chế văn hóa đa dạng, tức hình thành các tổ chức xã hội độc lập (xã hội dân sự)24. Xã hội dân sự trong điều kiện có nhà nước pháp quyền, được hiểu là xã hội trong đó, mỗi người dân đều được đảm bảo các quyền của mình theo Hiến pháp, pháp luật. Xã hội dân sự được xây dựng hoàn chỉnh có thể gọi là xã hội công dân. Nếu nhìn nhận xây dựng Nhà nước pháp quyền là biểu hiện thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị, thì xây dựng xã hội dân sự được coi là biểu hiện thực hành dân chủ trong lĩnh vực văn hóa. Xây dựng xã hội dân sự, hay thực hành dân chủ trong lĩnh vực văn hóa được hiểu là việc xây dựng và thực hiện nguyên tắc trong các đạo luật về các quyền tự do của người dân, các nhóm, tổ chức xã hội trong mọi hoạt động của đời sống văn hóa như tôn giáo, văn học nghệ thuật, báo chí, y tế, giáo dục, thể thao, giới tính. Đây được coi là sự điều chỉnh các hành vi của xã hội bằng văn hóa dân chủ. Cùng với thực hành dân chủ trong lĩnh vực chính trị, thực hành dân chủ trong lĩnh vực văn hóa sẽ là các cơ sở đảm bảo thực hành dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội25. 7 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 10(314) T5/2016 NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 20 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 16, tháng 8/2014. 21 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng ta”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 17, tháng 9/2013. 22 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 317. 23 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Học tập phương pháp phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông số 5/2015. 24 Xem thêm: Nguyễn Hữu Đổng, “Phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí nhìn từ công tác xây dựng Đảng”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 11/2015. 25 Xem: Ở nước ta hiện nay, các cá nhân với tư cách là đảng viên của Đảng dù đang hoạt động trong bộ máy nhà nước cũng như mọi đảng viên khác trong xã hội dân sự, đều là những người giữ vai trò “tiên phong”, “gương mẫu” về mặt “trí tuệ”, về hoạt động sản xuất kinh doanh, về đạo đức và lối sống... Sự tiên phong, gương mẫu về mọi mặt của cá nhân các đảng viên trong hệ thống chính trị và xã hội chính là hình thức biểu hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Việc đổi mới này rất cần thiết phải được tiến hành đồng thời với việc nhận thức lại các khái niệm “lãnh đạo”, “Đảng lãnh đạo” ở nước ta hiện nay. Với tư cách là một động từ, khái niệm lãnh đạo khác với khái niệm “chỉ đạo” (quản lý, điều hành)26. Khái niệm lãnh đạo là nói về các hoạt động, nhưng các hoạt động đó không sử dụng các công cụ quyền lực của chủ thể lãnh đạo. Không phải ngẫu nhiên, Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”27; rằng: “Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”28. Cần nhận thức rõ rằng, khái niệm Đảng lãnh đạo chỉ được hiểu là một danh từ, tức các tổ chức, mỗi đảng viên của Đảng cần phải làm sao trở thành như các cục nam châm “có sức hấp dẫn lớn”29 đối với những cục sắt nhỏ (quần chúng nhân dân). Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc viết năm 1947, Hồ Chí Minh cũng chỉ nói đến cách lãnh đạo (bao gồm cả chỉ đạo, quản lý, điều hành) của các cá nhân người lãnh đạo, đảng viên. Theo Người, tập thể lãnh đạo (cơ quan có nhiều người lãnh đạo) chỉ áp dụng cho các cơ quan bao gồm các “đại biểu”, như các đại hội của Đảng, các đoàn thể, cơ quan Quốc hội và các Hội đồng nhân dân30. Các cơ quan này là nơi chủ yếu xây dựng các cương lĩnh, đường lối, chính sách, pháp luật, phương hướng phát triển đất nước, các địa phương. Đây cũng chính là sự nhận thức và cách diễn đạt một cách thông dụng, phổ biến ở các nước trên thế giới hiện nay. Với các nhận thức như vậy, xã hội dân sự sẽ bao gồm các tổ chức xã hội mang tính độc lập do Nhà nước quản lý theo pháp luật. Đồng thời với việc xây dựng xã hội dân sự, cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện các đạo luật có liên quan như Luật Biểu tình, Luật Báo chí, Bộ luật Dân sự, Luật Tiếp cận thông tin... phù hợp với thể chế chính trị pháp quyền, nhằm đảm bảo cho xã hội dân sự hoạt động. Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự được coi là hai mặt đối lập tồn tại một cách khách quan trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại. Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự được hình thành và phát triển từ hai mặt đối lập trước đó là nhà nước “thống trị” và xã hội “bị trị” hàng ngàn năm. Đây được coi là bước phát triển tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người vào thế kỷ thứ XVIII, khi mà nhiều nhà nước tư sản đã xây dựng nên những đạo luật, trong đó có đạo luật gốc là hiến pháp (thành văn hay bất thành văn). Chính nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự khi được xây dựng, hoàn chỉnh, sẽ là các thể chế phù hợp, có thể kiểm soát hữu hiệu các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, như ở nhiều nước phát triển trên thế giới hiện nay đã chứng minh thấy rõ. Như vậy, việc hình thành và xây dựng xã hội dân sự hoàn chỉnh, bảo đảm một cách trật tự, ổn định ở nước ta là rất cần thiết hiện nay. Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xã hội dân sự hoàn chỉnh có thể được ví như các “đôi cánh” hoàn hảo của chiếc máy bay Việt Nam, mà thân của nó là nền kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế thị trường hiện đại chỉ có thể phát triển nhanh, bền vững, cũng như Quốc gia Việt Nam chỉ có thể “cất cánh” vững vàng khi có các đôi cánh trước và sau “đều đặn” (cân bằng) là nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự hoàn chỉnhn 8 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 10(314) T5/2016 NHA NÛÚÁC VA PHAÁP LUÊÅT 26 Xem: Nguyễn Hữu Đổng, “Quan điểm của V.I.Lênin về hoạt động lãnh đạo của người đảng viên cộng sản”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử ngày 27/5/2013. 27 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 12, tr. 222. 28 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 10, tr. 323. 29 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 12, tr. 557-558. 30 Hồ Chí Minh, Sđd, t. 5, tr. 504.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_the_che_thuc_hien_phong_chong_tham_nhung_lang_phi_tu.pdf
Tài liệu liên quan