Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững

Sẽ hợp lý hơn khi kinh tế, xã hội và môi trường được nhìn nhận như một chỉnh thể thống nhất, trong đó rộng nhất là môi trường và sinh thái, tiếp theo là xã hội và cuối cùng là kinh tế. Mọi hoạt động kinh tế đều nằm trong xã hội và mọi hoạt động xã hội đều nằm trong môi trường tự nhiên và hệ sinh thái. Môi trường và xã hội với con người là trung tâm phải là mục tiêu của sự phát triển kinh tế chứ không đơn thuần chỉ là đầu vào của phát triển. Mỗi phần trăm tăng trưởng đã phải hàm chứa trong đó sự bền vững của cả môi trường và xã hội. Điều này hàm ý tầm quan trọng của việc phân bổ và sự dụng hợp lý, hiệu quả cũng như bảo tồn sự đa dạng và bền vững của môi trường tự nhiên và hệ sinh thái cũng như đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu hơn và rộng hơn; sự phát triển nhanh, mạnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng với những cải cách mạnh mẽ về thể chế (đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường) và sự thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới, sáng tạo và khởi32 nghiệp là những cơ sở để có thể thực hiện được sự phát triển bền vững này ở Việt Nam. Nói cách khác, phát triển bền vững mà Việt Nam đang hướng tới cần phải là sự phát triển bền vững cao/mạnh. Đó là sự phát triển dựa trên lợi tức đưa lại từ các loại vốn chứ không phải tiêu dùng vốn; kinh tế là một cấu phần của xã hội và xã hội là một cấu phần của tự nhiên. Bản thân bền vững cao đã bao hàm phát triển toàn diện hay bao trùm với con người là trung tâm của sự phát triển và với sự bình đẳng trong cơ hội tham gia và chia sẻ thành quả của sự phát triển cho tất cả mọi người. Điều này cũng sẽ giúp hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội: “Kết h p chặt ch , h p lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, hội, thực hiện tiến bộ và công b ng hội ngay trong t ng bước và t ng chính sách”1 cũng như để thống nhất về nhận thức, tránh lặp lại những sai lầm trong tổ chức thực hiện và mở đường cho những giải pháp khả thi nhằm hiện thực hóa quan điểm này trên thực tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 ĐỔI MỚI TƢ DUY VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NHÌN TỪ HAI CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phát triển bền vững là xu thế chung của thế giới và khái niệm về phát triển bền vững được thừa nhận rộng rãi là khái niệm được đưa ra năm 1987 tại Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc, trong “Báo cáo tương lai chung của chúng ta”. Theo đó, phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Nội hàm của phát triển bền vững cũng được khẳng định bao gồm 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường1. Ở Việt Nam vấn đề phát triển bền vững luôn được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng. Điều này được thể hiện trong văn kiện các Đại hội của Đảng, đặc biệt là từ đại hội VIII đến nay. Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững đã và đang được thể chế hoá và cụ thể hóa thông qua việc ban hành các luật, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển2. Việt Nam đặt ra mục tiêu không chỉ phát triển bền vững mà còn phát triển nhanh: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”3 và “Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế-xã hội”4. Trong bối cảnh đó, có khá nhiều ý kiến thảo luận được đưa ra và đồng tình với quan điểm cho rằng Việt Nam cần phát triển nhanh để có thể có nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội cũng như tránh bị rơi vào “bẫy thu nhập trung bình thấp”. Thêm vào đó, có nhiều tranh luận xoay xung quanh vấn đề mức 1 Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future. United Nations, 1987. file:///D:/Data/My%20Documents/Downloads/our_common_futurebrundtlandreport1987%20(4).pdf. 2 Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. ment_id=157753. 3 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam. 4331201610454246/index-03312016104606468.html. 4 Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020. uoc_lan_thu_XII. 30 độ tăng trưởng cần đạt được để có thể giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội nảy sinh cũng như vấn đề làm thế nào để có thể vừa phát triển nhanh vừa đảm bảo được sự bền vững1. Bài viết sẽ góp phần làm rõ hơn về khái niệm phát triển bền vững thông qua việc phân tích hai cách tiếp cận khác nhau về phát triển bền vững và cho rằng tư duy về vấn đề này cần được đổi mới, để mở đường cho các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công mục tiêu được đặt ra. Hai cách tiếp cận về phát triển bền vững2 Như chúng ta đều biết, của cải trong xã hội được tạo ra từ quá trình sử dụng kết hợp 3 loại vốn: vốn tự nhiên; vốn con người và xã hội; vốn tài chính và vật chất. Sự kết hợp này tạo ra các hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người (có thể phân loại các loại các loại vốn được nêu chi tiết và cụ thể hơn, tuy nhiên bài viết chọn cách phân loại này để đơn giản và dễ hiểu). Phát triển bền vững đạt được khi tổng các loại vốn kể trên được duy trì hoặc tăng thêm nhằm đảm bảo rằng tiêu dùng của thế hệ hiện tại không ảnh hưởng đến tiêu dùng của thế hệ tương lai. Nếu gọi vốn con người và xã hội là (HC&SC); vốn tài chính và vật chất là FC và vốn tự nhiên là NC, chúng ta sẽ có công thức: (HC&SC) + FC + NC = không đổi hoặc tăng. Trên cơ sở đó, có 02 cách tiếp cận khác nhau về phát triển bền vững: phát triển bền vững yếu/thấp (Weak Sustainability) và phát triển bền vững mạnh/cao (Strong Sustainability). Theo cách tiếp cận bền vững yếu/thấp, phát triển bền vững đạt được khi tổng các loại vốn được duy trì không đổi trong điều kiện các loại vốn cấu thành có thể thay thế được cho nhau. Chẳng hạn như vốn tự nhiên có thể được thay thế bởi vốn con người và vốn xã hội trong giới hạn mức độ hoạt động kinh tế và nguồn lực sẵn có. Ví dụ điển hình về cách tiếp cận này là việc khai thác và sử dụng tài nguyên dầu khí của Nauy thông qua Quỹ Hưu trí Quốc gia Nauy, theo đó nguồn thu có được từ khai thác và xuất khẩu dầu khí được giữ lại ở nước ngoài và được đầu tư thông qua Quỹ Hưu trí Quốc gia Nauy với những quy định hết sức khoa học và chặt chẽ. Việc chi tiêu từ Quỹ chỉ được thực hiện từ số lợi nhuận thu được qua đầu tư và chủ yếu dành cho phát triển nguồn lực con người3. Trong trường hợp này, nguồn vốn tự nhiên đã được thay thế bằng nguồn vốn tài chính và phục vụ phát triển nguồn vốn 1 Tài liệu Diễn đàn tài chính Việt Nam 2018: Tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng đến phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Bộ Tài chính. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018. 2 Strong sustainability for New Zealand: Principles and Scenarios. Nakedize Limited publication. First edition, August 2009. 3 Báo cáo khảo sát thực tế Nauy và Đan Mạch do nhóm nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước KX01/04: “Phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: thực trạng, vấn đề và giải pháp” do PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm. Tháng 6 năm 2018. 31 con người nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc: tiêu dùng của thế hệ hiện tại không ảnh hưởng đến tiêu dùng của thế hệ tương lai. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng chỉ ra điểm yếu của cách tiếp cận này là tính không xác định, tính không thể thay thế của một số vốn tài nguyên, đặc biệt là hệ sinh thái cũng như rủi ro đối với nguồn lực được tích luỹ trong điều kiện thay đổi nhanh, mạnh và bất ngờ của thị trường tài chính. Theo cách tiếp cận bền vững mạnh/cao, phát triển bền vững đạt được khi tổng các loại vốn được duy trì không đổi, thậm chí tăng trong điều kiện các loại vốn cấu thành không thay thế được cho nhau mà bổ trợ lẫn nhau. Nói cách khác, theo cách tiếp cận này vốn con người và xã hội không thể thay thế được vốn tự nhiên bởi vì tính không tái tạo được, tính bất định và tính không thể thay thế được của nhiều loại tài nguyên và đặc biệt là hệ sinh thái. Điều này đồng nghĩa với việc vốn tự nhiên cần được liên tục duy trì, bảo tồn và thậm chí là phát triển thêm. Đổi mới tƣ duy về phát triển bền vững Với quan điểm phổ biến hiện nay là cần phát triển kinh tế nhanh để có nguồn lực giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường nếu không được làm rõ hơn sẽ rất dễ bị hiểu là kinh tế phải luôn được đặt lên hàng đầu và bị rơi vào cách tiếp cận bền vững yếu thông qua việc đánh đổi giữa các cấu phần của phát triển bền vững với những hệ quả khó có thể lường trước được mặc dù sự đánh đổi này vẫn mang tính bền vững (tổng giá trị không đổi với việc các cấu phần có thể thay thế được cho nhau) như trường hợp điển hình tích cực của Nauy. Theo cách tiếp cận này, môi trường và xã hội dường như là hệ quả của sự phát triển kinh tế và là những vấn đề nảy sinh cần phải được xử lý. Sẽ hợp lý hơn khi kinh tế, xã hội và môi trường được nhìn nhận như một chỉnh thể thống nhất, trong đó rộng nhất là môi trường và sinh thái, tiếp theo là xã hội và cuối cùng là kinh tế. Mọi hoạt động kinh tế đều nằm trong xã hội và mọi hoạt động xã hội đều nằm trong môi trường tự nhiên và hệ sinh thái. Môi trường và xã hội với con người là trung tâm phải là mục tiêu của sự phát triển kinh tế chứ không đơn thuần chỉ là đầu vào của phát triển. Mỗi phần trăm tăng trưởng đã phải hàm chứa trong đó sự bền vững của cả môi trường và xã hội. Điều này hàm ý tầm quan trọng của việc phân bổ và sự dụng hợp lý, hiệu quả cũng như bảo tồn sự đa dạng và bền vững của môi trường tự nhiên và hệ sinh thái cũng như đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu hơn và rộng hơn; sự phát triển nhanh, mạnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng với những cải cách mạnh mẽ về thể chế (đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường) và sự thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới, sáng tạo và khởi 32 nghiệplà những cơ sở để có thể thực hiện được sự phát triển bền vững này ở Việt Nam. Nói cách khác, phát triển bền vững mà Việt Nam đang hướng tới cần phải là sự phát triển bền vững cao/mạnh. Đó là sự phát triển dựa trên lợi tức đưa lại từ các loại vốn chứ không phải tiêu dùng vốn; kinh tế là một cấu phần của xã hội và xã hội là một cấu phần của tự nhiên. Bản thân bền vững cao đã bao hàm phát triển toàn diện hay bao trùm với con người là trung tâm của sự phát triển và với sự bình đẳng trong cơ hội tham gia và chia sẻ thành quả của sự phát triển cho tất cả mọi người. Điều này cũng sẽ giúp hiểu rõ hơn quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội: “Kết h p chặt ch , h p lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, hội, thực hiện tiến bộ và công b ng hội ngay trong t ng bước và t ng chính sách”1 cũng như để thống nhất về nhận thức, tránh lặp lại những sai lầm trong tổ chức thực hiện và mở đường cho những giải pháp khả thi nhằm hiện thực hóa quan điểm này trên thực tế. Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh ây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội bổ sung phát triển năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam. tac-dang/books-4331201610454246/index-03312016104606468.html. 3. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020. n_Dai_hoi_dai_bieu_toan_quoc_lan_thu_XII. 4. Report of the World Commission on Environment and Development: Our Common Future. United Nations, 1987. file:///D:/Data/My%20Documents/Downloads/our_common_futurebrundtlan dreport1987%20(4).pdf. 5. Tài liệu Diễn đàn tài chính Việt Nam 2018: Tái cấu trúc nền tài chính quốc gia hướng đến phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Bộ Tài chính. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018. 6. Báo cáo khảo sát thực tế Nauy và Đan Mạch do nhóm nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước KX01/04: “Phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường định 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kz quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung phát triển năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33 hướng xã hội chủ nghĩa: thực trạng, vấn đề và giải pháp” do PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm. Tháng 6 năm 2018. 7. Strong sustainability for New Zealand: Principles and Scenarios. Nakedize Limited publication. First edition, August 2009. r%20NZ%20(2).pdf.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_moi_tu_duy_ve_phat_trien_ben_vung_nhin_tu_hai_cach_tiep.pdf
Tài liệu liên quan