Đối tượng giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão

Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy: đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL chủ yếu là nhóm những người sống trong TTDL và với những người làm công tác xã hội; hầu hết các TTDL được khảo sát đều chưa có các tổ chức, nhóm xã hội, câu lạc bộ dành cho NCT nên tỉ lệ NCT tham gia vào các nhóm này rất ít. Đối tượng giao tiếp của NCT hiện nay bị thu hẹp hơn so với trước khi vào sống trong TTDL và có sự khác nhau giữa nam và nữ; đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL tư nhân đa dạng, phong phú hơn đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các trung tâm của Nhà nước.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối tượng giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 59-63 59 Email: thuyngoc.tlgd57@gmail.com ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI CAO TUỔI SỐNG TRONG CÁC TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO Vũ Thúy Ngọc - Tạp chí Giáo dục Ngày nhận bài: 20/04/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 31/05/2018. Abstract: Improving the spiritual life in general and communicative efficiency for the elderly living in nursing homes is essential to help the elderly live happily, healthily and meaningfully. The paper presents the status of communicative agents of the elderly living in nursing homes. Survey results show that the elderly communicate mainly to the people living in the nursing home and social workers. They are less involved in organizations or social groups for the elderly. Communicative agents of the elderly are shrinking compared to before entering the nursing home and are different between men and women; between private nursing homes and state centers. Keywords: Communication, communicative object, elderly, nursing center. 1. Mở đầu Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu của con người. Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, cũng như quá trình hình thành và phát triển của từng nhân cách. Không một lĩnh vực hoạt động nào của đời sống xã hội lại không tồn tại giao tiếp. “Giao tiếp là hoạt động cần thiết với tất cả mọi người, giao tiếp giúp chúng ta tiếp nhận thông tin, cảm xúc, tình cảm của người khác, thay đổi thái độ và hành vi để đáp ứng yêu cầu của hoàn cảnh” [1; tr 129]. Đối với người cao tuổi (NCT) nói chung và NCT sống trong các trung tâm dưỡng lão (TTDL) nói riêng thì việc tham gia các hoạt động xã hội có xu hướng giảm mạnh do sự thay đổi căn bản của môi trường sống. Từ chỗ sống cùng gia đình, người thân, bà con, họ hàng, nay phải sống trong TTDL, tách biệt khỏi gia đình, người thân, quê hương, dòng họ, nên đã khiến cho đối tượng giao tiếp của NCT có nhiều thay đổi. Đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL là những người mà họ tiếp xúc trong khi thực hiện quá trình giao tiếp. Trong TTDL, NCT thường giao tiếp với ai và giao tiếp với đối tượng nào nhiều nhất? Tại sao? Đó là câu hỏi cần có lời giải đáp. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu đối tượng giao tiếp của những NCT sống trong TTDL là một việc làm cần thiết. Bài viết trình bày về thực trạng đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL. Kết quả khảo sát là cơ sở để đề xuất một số biện pháp tâm lí nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT sống trong các TTDL. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu thực trạng đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL, chúng tôi tiến hành khảo sát 337 NCT sống trong 4 TTDL ở Hà Nội là (Trung tâm chăm sóc NCT Nhân Ái, TTDL Diên Hồng, Trung tâm bảo trợ Xã hội 2 và Trung tâm bảo trợ Xã hội 3) từ tháng 8- 12/2017 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát và thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lí số liệu. Thang đo gồm 3 mức độ:Mức thấp: 1 ≤ ĐTB < 1,23; Mức trung bình: 1,23 ≤ ĐTB < 2,03; Mức cao: 2,03 ≤ ĐTB < 5,00. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng đối tượng giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão Trong nghiên cứu này, đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL được tìm hiểu qua mức độ giao tiếp của NCT với 5 nhóm đối tượng: Nhóm người thân trong gia đình (bố mẹ; vợ/chồng; các con cháu; anh, chị, em, bà con, họ hàng); nhóm bạn bè (bạn đồng học; đồng hương; đồng nghiệp; hàng xóm láng giềng; bạn cùng sinh hoạt trong các tổ chức xã hội); nhóm những người làm công tác xã hội (CTXH) (chuyên gia tâm lí; nhân viên CTXH, sinh viên thực tập, tình nguyện); nhóm những người trong TTDL (NCT, cán bộ quản lí, phục vụ trong TTDL); nhóm các tổ chức, xã hội dành cho NCT (Hội NCT; Hội cựu chiến binh; Câu lạc bộ thể dục thể thao, khiêu vũ, bóng chuyền hơi). Kết quả được thể hiện ở bảng 1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 59-63 60 Bảng 1. Đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL STT Đối tượng giao tiếp Mức độ thực hiện Điểm trung bình (ĐTB) Độ lệch chuẩn (ĐLC) Thứ bậc 1 Nhóm người thân trong gia đình 1,61 0,49 3 2 Nhóm bạn bè 1,50 0,57 4 3 Nhóm những người làm công tác xã hội 1,84 0,70 2 4 Nhóm những người trong TTDL 2,00 0,75 1 5 Các tổ chức, nhóm xã hội dành cho NCT 1,18 0,37 5 ĐTB chung 1,63 0,40 Ghi chú:Mức thấp: 1 ≤ ĐTB < 1,23; Mức trung bình: 1,23 ≤ ĐTB < 2,03; Mức cao: 2,03 ≤ ĐTB < 5,00 Với ĐTB = 1,63 và ĐLC = 0,40 cho thấy, NCT sống trong các TTDL được khảo sát giao tiếp với các đối tượng ở mức trung bình. Sở dĩ có kết quả này có thể do hoàn cảnh, điều kiện môi trường sống của TTDL gần như “khép kín”, cô lập với xã hội, nên NCT ít có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với mọi người bên ngoài; họ hiếm khi tham gia vào các tổ chức, nhóm xã hội dành cho NCT. Hàng ngày, họ chỉ sống và hoạt động trong khuôn viên của trung tâm, nên đối tượng mà NCT thường xuyên tiếp xúc chủ yếu là những người bạn cùng sống trong trung tâm, cán bộ quản lí, cán bộ phục vụ của trung tâm còn những người thân trong gia đình, họ hàng, bạn bè, sinh viên tình nguyện thì thỉnh thoảng mới gặp. Bên cạnh đó, khi bước vào giai đoạn tuổi già, sức khỏe ngày một suy giảm: mắt mờ hơn, tai nghe kém hơn, một số cụ không đủ sức khỏe, không còn minh mẫn, tỉnh táo nên chính họ đã chủ động giảm bớt các hoạt động giao tiếp. Qua phỏng vấn, ông Nguyễn Văn L. (87 tuổi, Trung tâm Chăm sóc NCT Nhân Ái, sống ở trung tâm 7 năm) cho biết: “Trước đây ở nhà còn có con cháu, hàng xóm, láng giềng, bạn bè để trò chuyện chứ ở đây quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài ba người thân thiết, nói mãi thì cũng hết chuyện, nhiều khi cũng chẳng biết nói chuyện gì. Thỉnh thoảng con cháu, người thân vào thăm thì cũng chỉ là vài lời hỏi thăm tình hình sức khỏe, ăn uống, sinh hoạt ra sao chứ cũng chẳng có nhiều thời gian. Ở đây tôi chỉ hay trò chuyện với mấy người cùng phòng, thỉnh thoảng tôi kể cho mọi người nghe về những chuyện hồi còn đi công tác hay những đặc trưng của các vùng miền mà tôi đã đi qua nhưng không phải lúc nào mình nói mọi người cũng thích nghe và đáp lại câu chuyện phải lúc nào họ vui, khỏe, có lúc tôi muốn nói chuyện thì họ bảo, thôi thôi ông đừng nói nữa để chúng tôi nghỉ ngơi thành ra cũng rất buồn”; hay bà Lê Thị H. (87 tuổi, TTDL Diên Hồng, sống ở trung tâm 3 năm) cũng cho biết: “Tai tôi giờ không nghe rõ, nói bé là không thấy, phải nói thật to, mà đa số các cụ thì yếu nói to làm sao được. Nhiều khi nói chuyện với mọi người tôi cứ hay phải hỏi đi hỏi lại, lắm lúc họ cũng chẳng muốn trả lời Vì thế, tôi rất ít khi trò chuyện với mọi người”. Trong các nhóm đối tượng thì NCT sống trong các TTDL giao tiếp nhiều nhất với nhóm những người trong TTDL, đó là những người bạn cùng sống trong trung tâm, cán bộ quản lí, cán bộ phục vụ của trung tâm (ĐTB = 2,00 và ĐLC = 0,75), tuy nhiên, cũng chỉ ở mức trung bình. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi đối tượng giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống và hoạt động. Hàng ngày, người NCT sống trong các TTDL hầu như chỉ giao tiếp với những người bạn cùng phòng, bạn cùng dãy, cùng tầng nhà, nhân viên phục vụ, còn với các cán bộ quản lí thì NCT ít có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện hơn nên mức độ giao tiếp cũng thấp hơn. Đối với người NCT nói chung và NCT sống trong các TTDL thì giao tiếp với những người bạn cùng sống trong TTDL là “chiếc cầu nối” giúp họ xích lại gần nhau; chia sẻ, bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng; động viên, an ủi lẫn nhau vượt qua những khó khăn, buồn tủi trong cuộc sống, nhất là những lúc bị ốm đau, bệnh tật. Giao tiếp của NCT với nhóm những người làm công tác xã hội ở vị trí thứ 2 với ĐTB =1,84 và ĐLC = 0,70. Đó là các chuyên gia tâm lí, nhân viên công tác xã hội, sinh viên kiến tập, thực tập, các tình nguyện viên. Tuy nhiên, những đối tượng này không phải lúc nào cũng có mặt ở trung tâm, hầu như họ chỉ đến các trung tâm khi có công việc, học tập Trong nhóm này, sinh viên kiến tập, thực tập, tình nguyện là đối tượng mà NCT sống trong các TTDL giao tiếp nhiều nhất trong những năm gần đây. Khi xuống trung tâm thì một trong những hoạt động không thể thiếu đối với sinh viên là giao tiếp với NCT, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của NCT, trợ giúp NCT trong khả năng của mình Kết quả nghiên cứu cho thấy, NCT sống trong các TTDL ít tham gia vào các tổ chức, các nhóm xã hội dành cho NCT (ĐTB = 1,18 và ĐLC = 0,37). Điều này có thể VJE Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 59-63 61 do: ở các TTDL mà chúng tôi khảo sát gần như không có các nhóm, hội dành cho NCT. Đối với người NCT, giao tiếp xã hội thông qua sinh hoạt trong các tổ chức XH có vai trò quan trọng, giúp NCT nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được phát biểu ý kiến và bày tỏ những băn khoăn, khúc mắc trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay ở các TTDL mới chỉ tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, chứ chưa có các tổ chức, nhóm, hội để NCT tham gia một cách thường xuyên. Ngay như Hội NCT là một tổ chức xã hội rất gần gũi, cần thiết với NCT nhưng trong các TTDL cũng không có, nhiều NCT muốn tham gia vào hội nhưng ở trung tâm lại không có. Ông Bạch Quang Ng. (78 tuổi, trung tâm Bảo trợ Xã hội 3, sống ở Trung tâm 5 năm) cho biết: “Trước đây, khi còn ở nhà, tôi tham gia vào nhiều Hội, nhóm, câu lạc bộ dành cho NCT đặc biệt là Hội NCT; Câu lạc bộ bóng chuyền hơi; Câu lạc bộ thơ Tôi cảm thấy rất vui và sức khỏe tốt hơn. Vào đây, không có Hội NCT, cũng không có câu lạc bộ để tham gia nên rất buồn, suốt ngày chỉ xem ti vi, thỉnh thoảng tôi vẫn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thơ của phường nhưng mỗi lần phải đi xa nên cũng ngại”. Xếp vị trí thứ 3 là nhóm người thân trong gia đình (ĐTB = 1,61 và ĐLC = 0,49) và nhóm bạn bè xếp thứ 4 (ĐTB =1,50 và ĐLC = 0,57). Kết quả nghiên cứu này cũng có nhiều điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng [1; tr 78]; đó là: NCT sống trong các TTDL giao tiếp nhiều nhất với những người bạn cùng sống trong trung tâm, với nhân viên phục vụ của trung tâm, họ ít giao tiếp với người thân của gia đình và những người bạn cũ. 2.2.2. So sánh thực trạng đối tượng giao tiếp của người cao tuổi trước khi vào sống trong trung tâm dưỡng lão và hiện nay NCT vào sống trong các TTDL là sự thay đổi rất lớn vềmôi trường sống, cách thức sinh hoạt, điều đó khiến cho đối tượng giao tiếp của họ cũng có nhiều thay đổi so với trước đây (xem bảng 2). Bảng 2 cho thấy, đối tượng giao tiếp của NCT trước khi vào sống trong TTDL và hiện nay có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể: đối tượng giao tiếp của NCT trước đây ởmức cao với ĐTB = 2,53 và ĐLC = 0,43, còn hiện nay thì ở mức trung bình (ĐTB = 1,63 và ĐLC = 0,40). Như vậy, đối tượng giao tiếp hiện nay của NCT sống trong các TTDL ít đa dạng và bị thu hẹp hơn so với trước đây. Trước khi vào sống trong TTDL thì NCT giao tiếp nhiều nhất với nhóm người thân trong gia đình (ĐTB = 3,67 và ĐLC = 0,53), xếp thứ 1 và ởmức cao.Hiện nay, NCT giao tiếp nhiều nhất với nhóm những người sống trong TTDL, còn giao tiếp với những người thân trong gia đình ít hơn (ĐTB = 1,61). Như vậy, trước đây NCT giao tiếp với những người thân trong gia đình ởmức cao còn hiện nay ở mức trung bình. Thực trạng này có lẽ do sự thay đổi môi trường sống, sinh hoạt, NCT sống trong các TTDL không sống cùng gia đình, người thân nên giao tiếp không thường xuyên, liên tục, mặc dù gia đình, người thân có gọi điện, vào thăm nhưng mức độ không thể thường xuyên, liên tục như khi còn ở gia đình, một số khác thì không còn gia đình hoặc không liên lạc với gia đình, người thân nên mức độ giao tiếp với nhóm này cũng giảm đi đáng kể. Trước khi vào sống trong TTDL, ngoài giao tiếp với nhóm những người thân trong gia đình thì NCT còn tích cực tham gia vào các tổ chức, các nhóm xã hội dành cho NCT (ĐTB = 2,43 và ĐLC = 0,65) ở mức độ cao. Tuy nhiên, hiện nay hầu như NCT không tham gia vào các tổ chức này. Bảng 2. Đối tượng giao tiếp của NCT trước khi sống trong các TTDL và hiện nay STT Đối tượng giao tiếp Mức độ thực hiện Trước khi vào trung tâm Hiện nay ĐTB ĐLC Thứbậc ĐTB ĐLC Thứ bậc 1 Nhóm người thân trong gia đình 3,67 0,53 1 1,61 0,49 3 2 Nhóm bạn bè 2,38 0,59 3 1,50 0,57 4 3 Nhóm những người làm công tác xã hội 1,64 0,73 4 1,84 0,70 2 4 Nhóm những người trong TTDL 0,00 0,00 0 2,00 0,75 1 5 Các tổ chức, nhóm xã hội dành cho NCT 2,43 0,65 2 1,18 0,37 5 ĐTB chung 2,53 0,43 1,63 0,40 Ghi chú:Mức thấp: 1 ≤ ĐTB < 1,23; Mức trung bình: 1,23 ≤ ĐTB < 2,03; Mức cao: 2,03 ≤ ĐTB < 5,00 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 59-63 62 2.2.3. So sánh thực trạng đối tượng giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão theo giới tính (xem biểu đồ 1) Biểu đồ 1 cho thấy, đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL có sự khác nhau giữa nam và nữ, cụ thể: những NCT là nữ giới thì giao tiếp với nhóm những người sống trong các TTDL nhiều hơn nam giới (ĐTB lần lượt là 2,09 và 1,90); còn những NCT là nam giới thì giao tiếp với nhóm những người thân trong gia đình, nhóm bạn bè, nhóm những người làm công tác xã hội, tham gia vào các tổ chức, nhóm xã hội, câu lạc bộ dành cho NCT nhiều hơn nữ giới. 2.2.4. So sánh thực trạng đối tượng giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão tư nhân và Nhà nước (xem biểu đồ 2) Biểu đồ 2 cho thấy, đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL có sự khác nhau giữa trung tâm tư nhân và trung tâm của nhà nước, cụ thể: NCT sống trong các TTDL tư nhân giao tiếp với các nhóm đối tượng nhiều hơn NCT sống trong các TTDL của nhà nước. thực tiễn cho thấy: đa số NCT sống trong các trung tâm tư nhân thường có con cháu, người thân đến thăm còn ở các trung tâm của nhà nước thì ít hơn, bởi phần đông những NCT sống trong các TTDL của nhà nước không có con cái, con cái đã mất, hoặc từ lâu không liên lạc với gia đình; Biểu đồ 1. Đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL 1,65 1,55 1,85 1,90 1,21 1,58 1,47 1,83 2,09 1,16 0 0,5 1 1,5 2 2,5 Nhóm người thân trong gia đình Nhóm bạn bè Nhóm những người làm công tác xã hội Nhóm những người trong TTDL Các tổ chức, nhóm xã hội dành cho NCT Đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL theo giới tính Nam Nữ Biểu đồ 2. Đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL tư nhân và nhà nước 1,7 1,6 2,07 2,45 1,271,53 1,41 1,62 1,58 1,1 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 Nhóm người thân trong gia đình Nhóm bạn bè Nhóm những người làm công tác xã hội Nhóm những người trong TTDL Các tổ chức, nhóm xã hội dành cho NCT Đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL tư nhân và nhà nước Tư nhân Nhà nước VJE Tạp chí Giáo dục, Số 434 (Kì 2 - 7/2018), tr 59-63 63 ngoài ra tỉ lệ cán bộ, nhân viên phục vụ/ NCT ở các trung tâm tư nhân cũng nhiều hơn các trung tâm của nhà nước, nên họ có thời gian để giao tiếp với NCT. Qua phỏng vấn bà Lê Mai L. (82 tuổi, trung tâm chăm sóc NCT Nhân Ái (TTDL tư nhân) sống ở trung tâm 10 năm) cho biết: “Các cô, chú điều dưỡng ở đây quan tâm lắm thỉnh thoảng những lúc rảnh rỗi lại hỏi “Bà có chuyện gì hồi xưa hay hay kể cho con nghe” hay “Hôm nay sức khỏe bà thế nào? Chân bà còn đau không?” những lúc như vậy tôi vui lắm, vì có người quan tâm, hỏi han và trò chuyện”, nhưng ở trung tâm của nhà nước thì lại có sự khác biệt: “Ở đây chẳng mấy khi cán bộ, nhân viên phục vụ có thời gian nói chuyện với chúng tôi, vì họ rất bận, có việc gì cần mới nói, không thì thôi chứ cũng chẳng bao giờ hỏi thăm” (Bà Hoàng Thị Th., 77 tuổi, trung tâm Bảo trợ Xã hội 3, sống ở trung tâm 8 năm). 3. Kết luận Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy: đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL chủ yếu là nhóm những người sống trong TTDL và với những người làm công tác xã hội; hầu hết các TTDL được khảo sát đều chưa có các tổ chức, nhóm xã hội, câu lạc bộ dành cho NCT nên tỉ lệ NCT tham gia vào các nhóm này rất ít. Đối tượng giao tiếp của NCT hiện nay bị thu hẹp hơn so với trước khi vào sống trong TTDL và có sự khác nhau giữa nam và nữ; đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các TTDL tư nhân đa dạng, phong phú hơn đối tượng giao tiếp của NCT sống trong các trung tâm của Nhà nước. Tài liệu tham khảo [1] Vũ Dũng (2016). Đặc điểm tâm lí của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão. NXB Hồng Đức. [2] Bùi Thị Vân Anh (2013). Đối tượng giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội. Tạp chí Tâm lí học, số 5, tr 63-73. [3] Vũ Thúy Ngọc (2018). Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình, họ hàng đến giao tiếp của người cao tuổi sống trong các trung tâm dưỡng lão. Tạp chí Giáo dục, số 422, tr 12-14. [4] Đặng Vũ Cảnh Linh (2009). Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. NXB Dân trí. [5] Alan Walker - Catherine Hagan Hennessy (2004). Growing older - Quality of life in old age. Open University Press. [6] Nguyễn Quốc Anh (2007). Người cao tuổi Việt Nam. NXB Hồng Đức [7] Robert Feldman (2004). Tâm lí học căn bản. NXB Văn hóa - Thông tin. NHỮNG YẾU TỐẢNH HƯỞNG... (Tiếp theo trang 53) Với sự xem xét hài hòa các yếu tố cơ bản, cùng với nghiên cứu đặc thù về phong cách học của HS và các điều kiện khác, việc thiết kế HĐTN sẽ giúp ích trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Chúng tôi cho rằng các nội dung trên sẽ rất có ích cho GV trong tiến trình thực hiện đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. [2] David A. Kolb (2015). Experiential Learning: experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. [3] Scott D. Wurdinger (2005). Using Experiential Learning in the Classroom. Published by Rowman and Littlefield Education, America. [4] Vu Quoc Chung - Pham Thi Dieu Thuy (2018). Developing Emotional Intelligence of Primary Students in Teaching Mathematics through Experiential Activities in Vietnam. American Journal of Educational Research, Vol. 6, No. 5, pp. 578-585. [5] Tưởng Duy Hải (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học toán trung học cơ sở. NXB Giáo dục. [6] Nguyen Huu Tuyen (2018). Designing experiential activity themes in teaching maths to lower secondary students congruent with the new general education curriculum in Vietnam. American Journal of Educational Research, Vol. 6, No. 5, pp. 396-402. [7] Nguyễn Thị Liên - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [8] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014). Phương pháp. Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm. [9] A. N. Lêônchev (1972). Hoạt động - Ý thức - Nhân cách. NXB Giáo dục. [10]John Dewey (2012). Kinh nghiệm và Giáo dục (Bản dịch của Phạm Anh Tuấn). NXB Trẻ. [11]Cao Thị Hà (2006).Dạy học một số chủ đề hình học không gian (lớp 11) theo quan điểm kiến tạo. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoi_tuong_giao_tiep_cua_nguoi_cao_tuoi_song_trong_cac_trung.pdf